0
Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 29 -31 )

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật

Việc đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp và tổ chức thực hiện pháp luật là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, một trong những yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay là tiếp tục đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để phát huy tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật với chất lượng tốt sẽ tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng, thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tồn tại và phát triển, đồng thời thực hiện được các chủ trương của Đảng về phát huy nội lực, tăng nhanh vồn đầu tư trong nước và nước ngoài; nâng mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân. Mặt khác, hệ thống luật pháp hoàn chỉnh còn có vai trò bảo đảm phát triển bền vững nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Pháp luật sẽ hạn chế và tiến tới loại bỏ các yếu tố tự phát, tuỳ tiện, góp phần ngăn ngừa mặt tiêu cực của kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phù hợp với yêu cầu Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Để hoàn thiện hệ thống pháp luật cần theo những định hướng sau:

Một là, cần tập trung mọi nguồn lực, đề cao trách nhiệm của các ngành, các

tất cả các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội đều được điều chỉnh bằng các bộ luật, luật, phấn đấu để đến năm 2020, hệ thống luật pháp về cơ bản tương đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, phát huy mạnh mẽ vai trò là phương tiện đầy hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, trong chủ động hội nhập và mở cửa, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ở nước ta.

Hai là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, bao quát

mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại. Cùng với nhiệm vụ xây dựng mới các đạo luật, bổ sung và hoàn thiện các bộ luật, luật hiện có, cần tiến hành pháp điển hoá để tiến tới trong tất cả các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội đều có các bộ luật lớn điều chỉnh như thuế, đất đai, bảo vệ môi trường, xử lý vị phạm hành chính, thi hành án, ...

Ba là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, bảo đảm tính

thống nhất nội tại, rõ ràng, minh bạch và có tính khả thi cao. Các luật phải cụ thể để sau khi được ban hành có thể đi vào cuộc sống, không phải chờ văn bản hướng dẫn; chỉ những nội dung nào chưa định hình cần giao Chính phủ hướng dẫn thì quy định ngay trong luật

Bốn là, tiếp tục nghiên cứu cải cách quy trình xây dựng và ban hành văn bản

pháp luật, bảo đảm vừa tăng về số lượng, vừa nâng cao chất lượng văn bản, phát huy dân chủ, huy động rộng rãi trí tuệ của nhân dân, của các chuyên gia, những người trực tiếp thi hành pháp luật.

Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp theo định hướng nói trên, cần đẩy mạnh công tác tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm cho hệ thống luật pháp đi vào cuộc sống và phát huy hiệu lực, hiệu quả. Theo hướng đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong tình cảm, tôn trọng và ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, hình thành thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước và mọi tầng lớp nhân dân.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 29 -31 )

×