Điều này đã tạo sự thông thoáng cho sản phẩm thuốc BVTV lSưu thông, người nông dân có nhiều sự lựa chọn hơn khi sử dụng chủng loại thuốc BVTV nhưng cũng gây nên tình trạng cạnh tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ THANH VÂN
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC CỦA NÔNG HỘ TẠI TỈNH
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ THANH VÂN MSSV: S1200383
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC CỦA NÔNG HỘ TẠI TỈNH
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Để thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi chân thành cám ơn sự giúp đỡ và
hỗ trợ nhiệt tình của các tổ chức và cá nhâu sau:
Kính dâng!
Cha mẹ lòng biết ơn, thương yêu vô hạn, Người đã suốt đời tận tụy vì
sự nghiệp và tương lai của con
Tỏ lòng biết ơn sâu sắc
Thầy Thạch Keo Sa Ráte đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, chỉnh sửa,
truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thành đề tài
tốt nghiệp này
Chân thành cảm ơn
Toàn thể quý thầy cô khoa Kinh tế & QTKD đã truyền đạt những kiến
thức cho em trong suốt thời gian học tại trường
Các anh (chị) đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức,
kinh nghiệm quý báo cho em thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp
Trang 4TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Người thực hiện
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang tựa………
LỜI CẢM TẠ i
CAM KẾT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH SÁCH HÌNH vii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT viii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.2.4 Giả thuyết nghiên cứu 3
1.3 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 3
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1 Hành vi người tiêu dùng 4
2.1.2 Mô hình hành vi người tiêu dùng 4
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng 5
2.1.4 Quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng 8
2.1.5 Lý thuyết Marketing 10
2.1.6 Khái quát về sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật 12
2.1.7 Mô hình nghiên cứu lý thuyết 15
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 18
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 19
2.3 TIẾN TRÌNH PHÂN TÍCH 23
Trang 6CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG THỊ
TRƯỜNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH LONG 24
3.1 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 24
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 24
3.1.2 Kinh tế xã hội 25
3.1.3 Dân cư 26
3.1.4 Y tế và giáo dục 26
3.2 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI TỈNH VĨNH LONG 27
3.2.1 Khái quát về hoạt động sản xuất – kinh doanh thuốc BVTV tại thị trường Việt Nam 27
3.2.2 Một số doanh nghiệp thuốc BVTV trong nước hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long 31
3.2.3 Đặc điểm về sản phẩm và khách hàng của ngành 34
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC CỦA NÔNG HỘ TẠI TỈNH VĨNH LONG 36
4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐÁP VIÊN 36
4.1.1 Đặc điểm các nhân của đáp viên 36
4.1.2 Đặc điểm xã hội của đáp viên 38
4.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT QUA KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRÊN ĐỊA BÀN 39
4.2.1 Tình hình nhận biết thương hiệu 39
4.2.2 Tình hình sử dụng sản phẩm thuốc BVTV 43
4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN SẢN PHẨM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC CỦA NÔNG HỘ 44
4.3.1 Hiệu chỉnh hệ biến đo lường 44
Trang 74.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật của doanh nghiệp trong nước của nông hộ tại tỉnh
Vĩnh Long 59
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CHO DOANH NGHIỆP NÔNG DƯỢC TRONG NƯỚC 61
5.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN 61
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CHO DOANH NGHIỆP NÔNG DƯỢC TRONG NƯỚC 62
5.2.1 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm 62
5.2.2 Đầu tư cho kênh thông tin 64
5.2.3 Xây dựng hệ thống phân phối 65
5.2.4 Chiến lược giá cả 65
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
6.1 KẾT LUẬN 67
6.2 ĐỀ NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 1 70
PHỤ LỤC 2 79
Trang 8DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Thang đo các khái niệm 17
Bảng 2.2: Bảng phân bố điều tại tỉnh Vĩnh Long 19
Bảng 4.1: Đặc điểm cá nhân của đáp viên 36
Bảng 4.2: Đặc điểm xã hội của đáp viên 38
Bảng 4.3: Thương hiệu sản phẩm thuốc BVTV nông hộ nhớ đến đầu tiên 39
Bảng 4.4: Thương hiệu sản phẩm thuốc BVTV nông hộ sử dụng gần đây 40
Bảng 4.5: Tình hình thay đổi thương hiệu thuốc BVTV tại tỉnh Vĩnh Long năm 2014 41
Bảng 4.6: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông hộ tại tỉnh Vĩnh Long năm 2014 43
Bảng 4.7: Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha lần 1 45
Bảng 4.8: Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha lần 2 47
Bảng 4.9: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn của nông hộ 48
Bảng 4.10: Kiểm định KMO 53
Bảng 4.11: Kết quả phân tích nhân tố EFA 53
Bảng 4.12: Kết quả ma trận hệ số nhân tố 54
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy logistic 59
Trang 9DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Mô hình hành vi của người mua (Philip Kotler, 2005) 5
Hình 2.2: Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng 5
Hình 2.3: Mô hình 5 giai đoạn của quá trình ra quyết định mua hàng 9
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất 16
Hình 2.5: Tiến trình thực hiện nghiên cứu 23
Hình 3.1: Địa bàn thu thập số liệu tại tỉnh Vĩnh Long 24
Hình 4.1: Mô hình hiệu chỉnh 58
Trang 10DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
NN-PTNT: Nông nghiệp – Phát triển nông thôn
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 11tế phát triển Nhiều tỉnh, số tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tăng lên nhanh chóng Điều này đã tạo sự thông thoáng cho sản phẩm thuốc BVTV lSưu thông, người nông dân có nhiều sự lựa chọn hơn khi sử dụng chủng loại thuốc BVTV nhưng cũng gây nên tình trạng cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh mặt hàng này
Mặc dù là một nước sản xuất nông nghiệp với nhiều loại cây trồng có sản lượng xuất khẩu lớn, nhưng đáng buồn là hàng năm nước ta phải nhập khẩu tới 75% thuốc hoặc nguyên liệu để sản xuất thuốc BVTV Từ đó, dẫn tới việc không kiểm soát được cả về chất lượng, tính an toàn cho môi trường và giá cả… Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn, tổng giá trị dành cho nhập khẩu thuốc BVTV của Việt Nam trong năm 2013 là 702 triệu USD (không kể hương muỗi, các hóa chất xử lý nước và các ngành khác), trong đó, giá trị nhập trực tiếp từ Trung Quốc là 431 triệu USD (không kể xuất xứ từ Trung Quốc qua các nước thứ 3) Về sản lượng, năm 2013, nước ta đã nhập 112.000 tấn thuốc BVTV, trong đó có tới 91.000 tấn nhập khẩu từ Trung Quốc, chưa kể sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng nhập về từ nước thứ
3 Riêng 7 tháng năm 2014, nước ta phải bỏ ra tới 475 triệu USD để nhập khẩu thuốc BVTV, trong đó 57% là nhập khẩu từ Trung Quốc Đó chỉ là con
số nhập khẩu chính ngạch, còn con số nhập lậu thì không thể thống kê hết được
Thị trường thuốc BVTV Việt Nam hiện nay có khoảng 307 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng thuốc BVTV (Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, 2012) Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm là chỉ có 7 doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đã chiếm khoảng 50% thị phần
Thêm nữa, hiện sản phẩm thuốc BVTV trên thị trường nước ta vô cùng phong phú về chủng loại và giá cả Chỉ cần khảo sát tại các đại lý bán thuốc BVTV, đã thấy có khá nhiều các loại thuốc được bày bán với nhãn hiệu và công dụng ghi trên sản phẩm tương tụ nhau Nếu không phải là giới chuyên môn thì khó ai có thể phân định được nên dùng thuốc gì và lựa chọn mức giá
Trang 12bao nhiêu? Trên thực tế, các mức giá khác nhau của thuốc BVTV phần lớn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, phần nữa phụ thuộc vào tính độc quyền của sản phẩm
Theo đại diện của Hội Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc BVTV Việt Nam, nếu mặt hàng thuốc BVTV phụ thuộc hầu hết vào các công ty đa quốc gia với các chi phí cao ngất ngưởng, chắc chắn khi đó, giá thuốc sẽ cao, giá thành nông sản tăng lên; lợi nhuận về kinh doanh thuốc được chuyển về công ty mẹ ở nước ngoài Điều đó sẽ có tác động không nhỏ đối với xã hội Đây đang là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp gia công – sản xuất – kinh doanh mặt hàng phân bón và thuốc BVTV trong nước bức xúc, trăn trở
Do đó, đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật của doanh nghiệp trong nước của nông hộ tại tỉnh Vĩnh Long” nhằm tìm hiểu những nhân tố nào tác động đến quyết định
lựa chọn sản phẩm thuốc BVTV tại địa bàn này Cơ sở để đề xuất một số giải pháp để các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm thuốc BVTV có thể nâng cao khả năng tiếp cận thị trường
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật của doanh nghiệp trong nước của nông hộ tại tỉnh Vĩnh Long Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp giải pháp để các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm thuốc BVTV có thể nâng cao khả năng tiếp cận thị trường
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng thị trường thuốc BVTV tại Vĩnh Long hiện nay?
- Nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm thuốc BVTV
Trang 13- Giải pháp nào để các doanh nghiệp thuốc BVTV trong có thể nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và thỏa mãn nhiều hơn nhu cầu của khách hàng?
1.2.4 Giả thuyết nghiên cứu
Để xác định những yếu tố nào trong số các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm thuốc BVTV của doanh nghiệp trong nước của nông hộ tại tỉnh Vĩnh Long:
H1: Có ảnh hưởng của thương hiệu, giá cả, chất lượng,… đến quyết định lựa chọn sản phẩm thuốc BVTV của doanh nghiệp trong nước của nông hộ tại tỉnh Vĩnh Long
1.3 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu về việc nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm thuốc BVTV của doanh nghiệp trong nước của nông hộ tại tỉnh
Vĩnh Long
Trang 14CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Hành vi người tiêu dùng
2.1.1.1 Khái niệm
Hành vi người tiêu dùng là hành động của một người tiến hành mua và
sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ, bao gồm cả quá trình tâm lý và xã hội xảy ra trước và sau khi xảy ra hành dộng này
Hành vi người tiêu dùng được hiểu là những phản ứng mà các cá nhân biểu lộ trong quá trình mua hàng hóa và dịch vụ Nhà Marketing nghiên cứu hành vi người tiêu dùng với mục đích nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen của người mua
2.1.1.2 Tại sao phải nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng?
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cần phải nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng để lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp trước khi quyết
định kinh doanh một sản phẩm nào đó
Khi nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, các doanh nghiệp dần dần khám phá ra những vấn đề sau: (1) Người tiêu dùng là những cá nhân rất phức tạp với những nhu cầu khác nhau; (2) Nhu cầu của người tiêu dùng rất khác nhau giữa các xã hội, giữa các khu vực địa lý, giữa các nền văn hóa, tuổi tác và giới tính
2.1.2 Mô hình hành vi của người tiêu dùng
Theo Philip Kotler, nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của khách hàng là một nhiệm vụ khá quan trọng có ảnh hưởng rất lớn trong quy trình các quyết định về tiếp thị của các doanh nghiệp Ngày nay, các doanh nghiệp nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng với mục đích nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen của họ Cụ thể là xem xét những vấn đề: Những ai tạo nên thị trường đó? Người tiêu dùng muốn mua gì? Tại sao họ lại mua sản phẩm, dịch vụ đó? Tại sao họ lại mua nhãn hiệu đó? Họ mua như thế nào? Mua ở đâu? Khi nào? Mức
độ mua ra sao? Để xây dựng các chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm sản phẩm, dịch vụ của mình
Điểm xuất phát để hiểu được người mua là mô hình tác nhân phản ứng
Trang 15thức của người mua Những đặc điểm và quá trình quyết định của người mua dẫn đến những quyết định mua sắm nhất định
Các yếu tố bên ngoài Các yếu tố bên trong Quyết định của
người mua Tác nhân
tiếp thị
Tác nhân
khác
Đặc điểm người mua
Quá trình quyết định mua
Lựa chọn sản phẩm Sản phẩm Kinh tế Văn hóa Nhận thức vấn đề Lựa chọn nhãn hiệu Giá Công nghệ Xã hội Tìm kiếm thông tin Lựa chọn đại lý
Hình 2.1: Mô hình hành vi của người mua (Philip Kotler, 2005) Nhiệm vụ của người làm tiếp thị là hiểu được điều gì xảy ra trong ý thức của người mua giữa lúc các tác nhân bên ngoài bắt đầu tác động và lúc quyết định mua Ta sẽ tập trung vào hai câu hỏi sau: (1) Những đặc điểm nào của người mua ảnh hưởng đến hành vi mua? (2) Người mua thông qua quyết định mua sắm như thế nào?
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
Theo Arnmstrong, quá trình mua hàng của khách hàng bị tác động bởi một số nhân tố mà những nhà quản trị tiếp thị không thể kiểm soát được như yếu tố văn hóa, yếu tố xã hội, yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lý
Hình 2.2: Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng Tuy vậy những nhân tố này phải được đưa vào để xem xét một cách đúng mức nhằm đạt được hiểu quả về mục tiêu khách hàng
Người mua
Trang 162.1.3.1 Các yếu tố văn hóa
Các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến hành vi của người tiêu dùng Trong đó nền văn hóa, nhánh văn hóa và tầng lớp xã hội của người mua được xem là ba yếu tố có ảnh hưởng nhất đến hành vi tiêu dùng của bất
kỳ người mua nào đó
Nền văn hóa: Trước hết nền văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất
những mong muốn và hành vi của một người
Nhánh văn hóa: Các nhánh văn hóa tạo nên những khúc thị trường quan
trọng Hành vi mua sắm của một người sẽ chịu ảnh hưởng của những đặc điểm của nhánh văn hóa của chính người đó
Tầng lớp xã hội: Hầu như tất cả các xã hội loài người đều thể hiện rõ sự
phân tầng xã hội Mỗi tầng lớp này đều có nhu cầu và hành vi tiêu dùng về một loại sản phẩm nào đó hoàn toàn khác nhau Các tầng lớp xã hội có một số đặc điểm:
2.1.3.2 Các yếu tố xã hội
Hành vi của người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố xã hội như các nhóm tham khảo, gia đình và vai trò của địa vị xã hội
Nhóm tham khảo: Nhiều nhóm có ảnh hưởng đến hành vi của một
người Nhóm tham khảo của một người bao gồm những người có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thái độ hay hành vi của người đó Có những nhóm là nhóm sơ cấp như gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng, và đồng nghiệp, mà người đó có quan hệ giao tiếp thường xuyên
Gia đình: Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo quan trọng
có ảnh hưởng lớn nhất Gia đình là một tổ chức mua hàng tiêu dùng quan trọng nhất trong xã hội và nó đã được nghiên cứu rất nhiều năm
Vai trò và địa vị: trong đời mình, một người tham gia vào rất nhiều
nhóm – gia đình, các câu lạc bộ, các tổ chức Mỗi vai trò đều gắn với một địa
vị Người ta lựa chọn những sản phẩm thể hiện được vai trò và địa vị của mình trong xã hội Tuy nhiên, biểu tượng của địa vị thay đổi theo các tầng lớp xã hội và theo cả vùng địa lý nữa
2.1.3.3 Các yếu tố cá nhân
Những quyết định của người mua cũng chịu ảnh hưởng của những đặc điểm cá nhân, nổi bật nhất là tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống của người mua, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống, nhân cách và tự ý niệm của
Trang 17Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống: Người ta mua những hàng hóa
và dịch vụ khác nhau trong suốt đời mình Thị hiếu của người ta về quần áo,
đồ gỗ, thức ăn và cách giải trí cũng khác nhau tùy theo tuổi tác
Nghề nghiệp: Nghề nghiệp của một người cũng ảnh hưởng đến cách
thức tiêu dùng của họ
Hoàn cảnh kinh tế: Việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ
hoàn cảnh kinh tế của người đó Hoàn cảnh kinh tế của người ta gồm thu nhập
có thể chi tiêu của họ (mức thu nhập, mức ổn định và cách sắp xếp thời gian), tiền tiết kiệm và tài sản (bao gồm cả tỷ lệ phần trăm tài sản lưu động), nợ, khả năng vay mượn, thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm
Lối sống: Lối sống của một người là một cách sống trên thế giới của họ
được thể hiện ra trong hoạt động, sự quan tâm và ý kiến của người đó Lối sống miêu tả sinh động toàn diện một con người trong quan hệ với môi trường của mình
Nhân cách và ý niệm về bản thân: Mỗi người đều có một nhân cách
khác biệt có ảnh hưởng đến hành vi của người đó Nhân cách có thể là một biến hữu ích trong việc phân tích hành vi của người tiêu dùng, vì rằng có thể phân loại các kiểu nhân cách và có mối tương quan chặt chẽ giữa các kiểu nhân cách nhất định với các lựa chọn sản phẩm và nhãn hiệu
2.1.3.4 Các yếu tố về tâm lý
Việc lựa chọn mua sắm của một người còn chịu ảnh hưởng của bốn yếu
tố tâm lý là động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ
Động cơ: Là sức mạnh gây ra hành vi làm thõa mãn nhu cầu Các nhà
tâm lý đã phát triển những lý thuyết về động cơ của con người
Lý thuyết động cơ của Maslow: A.Maslow đã tìm cách giải thích tại sao
những thời điểm khác nhau, người ta lại bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau Tại sao có người đã dành ra nhiều thời gian và sức lực để đảm bảo an toàn cá nhân và có người ngược lại cố gắng giàng được sự kính trọng của người xung quang? Ông cho rằng nhu cầu của con người được sắp xếp trật tự theo thứ bậc, từ cấp thiết nhất đến ít cấp thiết nhất Theo thứ tự tầm quan trọng các nhu cầu đó được sắp xếp như sau: Nhu cầu sinh lý; Nhu cầu an toàn; Nhu cầu xã hội; Nhu cầu được tôn trọng; Nhu cầu tự khẳng định Con người sẽ cố gắng thỏa mãn trước hết là những nhu cầu quan trọng nhất Khi người ta đã thỏa mãn được một nhu cầu quan trọng nào đó thì nó sẽ không còn là động cơ hiện thời nữa, và người ta lại cố gắng thỏa mãn nhu cầu quan trọng nhất tiếp theo
Trang 18Lý thuyết của Maslow đã giúp người làm Marketing hiểu được các sản phẩm khác nhau phù hợp như thế nào với các ý đồ, mục đích và đời sống của những người tiêu dùng tiềm ẩn
Nhận thức: Một người có động cơ luôn sẵn sàng hành động Vấn đề
người có động cơ đó sẽ hành động như thế nào trong thực tế còn chịu ảnh hưởng từ sự nhận thức của người đó về tình huống lúc đó Người ta có thể có những nhận thức khác nhau về cùng một khách thể do có ba quá trình nhận thức: Sự quan tâm có chọn lọc, sự bóp méo có chọn lọc và sự ghi nhớ có chọn lọc
Tri thức: Khi người ta hành động cũng đồng thời lĩnh hội được tri thức
Tri thức mô tả những thay đổi trong hành vi của cá thể bắt nguồn từ kinh nghiệm Hầu hết hành vi của con người đều được lĩnh hội
Niềm tin và thái độ: Thông qua hoạt động và tri thức, người ta có được
niềm tin và thái độ Những yếu tố này lại có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của con người Thái độ làm cho người ta xử sự khá nhất quán đối với những sự vật tương tự Thái độ cho phép tiết kiệm sức lực và trí óc Vì thế mà rất khó thay đổi được thái độ
2.1.4 Quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng
Quá trình ra quyết định mua là một chuỗi các giai đoạn mà người tiêu dùng trải qua trong việc ra quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ Trước hết là người tiêu dùng có được ý thức và nhu cầu dùng sản phẩm, kế đó họ sẽ tìm kiếm thông tin thông qua các hình thức khác nhau như tìm kiếm trên phương tiện thông tin đại chúng, tìm hiểu bạn bề, đồng nghiệp đã từng sử dụng sản phẩm đang đề cập, quảng cáo của nhà sản xuất,… qua quá trình nhận thông tin họ có thể biết được đồng thời có nhiều sản phẩm cùng loại có thể đáp ứng nhu cầu của họ và chúng có những đặc điểm khác nhau về chất lượng, giá cả, phương thức mua bán,… Do vậy bước tiếp theo là họ phải đưa ra những phương án tiêu dùng khác nhau và tiến hành đánh giá lợi ích của việc sử dụng từng loại sản phẩm, giá cả, thời gian sử dụng, tính tiện lợi, khả năng tài chính của người mua Sau khi đánh giá, họ sẽ đưa ra quyết định mua sắm một trong những loại sản phẩm sẽ mang lại cho họ lợi ích cao nhất Tuy nhiên trong quá trình mua hàng không phải chấm dứt tại đây, mà bao giờ người tiêu dùng sau khi quyết định mua sắm một sản phẩm nào đó cũng có nhu cầu dịch vụ hậu mãi của người bán (thời gian bảo hành, chế độ bảo trì)
Trang 19Theo mô hình của Engel- Blackwell-Minard quá trình ra quyết định mua hàng gồm 5 giai đoạn:
Nghệ thuật bán và quan
hệ với khách hàng
Đánh giá các giải pháp
Quyết định mua hàng
Hình 2.3: Mô hình 5 giai đoạn của quá trình ra quyết định mua hàng
2.1.4.1 Nhận thức vấn đề
Tiến trình mua khởi đầu với việc người mua nhận thức được nhu cầu Người mua cảm thấy có sự khác biệt giữa trạng thái thực tế và trạng thái mong muốn Nhu cầu có thể bắt nguồn từ các tác nhân kích thích bên trong và bên ngoài của chủ thể Trong trường hợp các tác nhân bên trong, do kinh nghiệm
có trước đó, người ta hiểu được cách thức giải quyết sự thôi thúc này và động
cơ của nó sẽ hướng đến những phương tiện có thể thỏa mãn được sự thôi thúc Hoặc một nhu cầu có thể phát sinh từ một tác nhân kích thích từ bên ngoài, chẳng hạn từ báo chí, quảng cáo, bạn bè, xã hội,… Tất cả những tác nhân kích thích đó có thể gợi mở một vấn đề hay nhu cầu
2.1.4.2 Tìm kiếm thông tin
Một người tiêu dùng đã có nhu cầu, thì bắt đầu tìm kiếm thông tin Nếu sự thôi thúc của người tiêu dùng mạnh, và sản phẩm vừa ý nằm trong tầm tay, người tiêu dùng rất có thể sẽ mua ngay Nếu không, người tiêu dùng đơn giản chỉ lưu giữ nhu cầu trong tiềm thức Trong trường hợp họ muốn tìm kiếm các
thông tin, các nguồn thông tin bên ngoài chủ yếu: (1) Nguồn thông tin cá
nhân: thu nhận được từ gia đình, bạn bè, hàng xóm và người quen; (2) Nguồn thông tin công cộng: thu nhận được từ các phương tiện truyền thông đại chúng
và các tổ chức
2.1.4.3 Đánh giá các lựa chọn
Khi người tiêu dùng quyết định họ thường có thích phương án đã chọn hay không Giai đoạn đánh giá các lựa chọn bắt đầu bằng việc khảo sát tiêu chuẩn đánh giá của người tiêu dùng – cả đặc tính khách quan của một nhãn hiệu và những yếu tố chủ quan mà người tiêu dùng cho là quan trọng Những tiêu chuẩn này hình thành từ những hồi ức được gợi lên trong người tiêu dùng
Trang 20– nhóm các nhãn hiệu người tiêu dùng xem xét khi mua trong số những nhãn hiệu cùng loại mà họ đã từng biết đến
2.1.4.4 Đánh giá các phương án lựa chọn
Nhà quảng cáo giúp người tiêu dùng trong quá trình chọn lựa bằng cách gợi các tiêu chuẩn cho người tiêu dùng sử dụng Nhà quảng cáo nên diễn đạt hoặc diễn dịch tiêu chuẩn đánh giá theo những lợi ích của người tiêu dùng – đặc biệt khi những lợi ích này không rõ ràng Lợi ích là kết quả sử dụng
2.1.4.5 Quyết định mua
Quyết định mua là quyết định có nhận thức theo một cách nào đó Quyết định mua liên quan đến việc đánh giá các lựa chọn và thường bị ảnh hưởng bởi đặc điểm và những khích lệ của người bán tại thời điểm mua
2.1.4.6 Mua và hành vi sau mua
Hành vi sau mua là sự nối tiếp của quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng sau khi đã thực hiện chọn mua sản phẩm
Sự hài lòng sau khi mua: Điều gì quyết định trạng thái hài lòng hay
không hài lòng của người mua đối với sản phẩm đã mua? Câu trả lời nằm trong mối quan hệ giữa những kỳ vọng (expectations) của người tiêu dùng và tính năng sử dụng của sản phẩm mà họ cảm nhận được (perceived performance) Nếu những tính năng sử dụng của sản phẩm không tương xứng với những kỳ vọng của người mua thì người mua đó sẽ không hài lòng Nếu sản phẩm thỏa mãn được các kỳ vọng đó của người mua thì họ cảm thấy hài lòng, và nếu nó đáp ứng được nhiều hơn thế nữa, người mua sẽ rất hài lòng
Những việc làm sau khi mua: Sự hài lòng hay không hài lòng về sản
phẩm sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua sau này Một người tiêu dùng đã hài lòng thì rất có thể mua sản phẩm đó trong lần tới, và sẽ nói tốt sản phẩm đó với những người khác Người tiêu dùng bất mãn về sản phẩm có những thái độ đáp ứng lại khác nhau và có nhiều cách để xử lý trường hợp không hài lòng của mình Họ có thể khiếu nại trực tiếp với công ty hay các tổ chức khác hoặc người mua có thể đơn giản là thôi không mua sản phẩm đó nữa, hoặc thông báo cho bạn bè và những người khác về những hạn chế của sản phẩm
2.1.5 Lý thuyết Marketing
2.1.5.1 Khái niệm về Marketing
Theo định nghĩa của Uỷ ban hiệp hội Marketing Mỹ (AMA): “Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng vận
Trang 21Định nghĩa của Học viện Marketing Anh: “Marketing là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể đến việc đưa hàng hoá đó đến người tiêu thụ cuối cùng nhằm bảo đảm cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến”
Định nghĩa của Philip Kotler: “Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác’’
Định nghĩa của một nhóm trong Hiệp hội Marketing thế giới năm 1999: “Marketing là một triết lý kinh doanh cốt lõi nhằm vào quy trình nhận biết và thực hiện những nhu cầu của các cá nhân, tổ chức thông qua việc trao đổi tạo nên những giá trị lớn nhất có thể cho các bên tham gia trao đổi”
Quan điểm hiện đại: “Marketing là thiết lập, duy trì và củng cố các mối quan hệ với khách hàng và các đối tác có liên quan để làm thoả mãn mục tiêu của các thành viên”
Marketing được định nghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau nhưng tóm
lại bản chất của Marketing là quá trình làm thoả mãn nhu cầu của khách
hàng, được thực hiện bằng cách:
+ Phối hợp các bộ phận chức năng khác nhau trong doanh nghiệp
+ Nhằm trọng tâm vào “Khách hàng mục tiêu”
+ Thông qua việc sử dụng “các mục tiêu, chiến lược và kế hoạch Marketing” được thực hiện bằng “Marketing Hỗn hợp 4P”
2.1.5.2 Các công cụ Marketing
Marketing Hỗn hợp 4P là gì?
Đó là bốn công cụ Marketing trong tầm tay mà một doanh nghiệp có thể
sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được mục tiêu đặt ra Marketing Hỗn hợp 4P gồm 4 thành tố:
Sản phẩm (Product): là phương tiện mà công ty dùng để thoả mãn nhu
cầu của khách hàng Sản phẩm có thể là hàng hoá hữu hình, dịch vụ vô hình,
có thể là một địa điểm Để khách hàng phân biệt được, sản phẩm phải có
nhãn hiệu và phải được đóng gói
Giá cả (Price): là số tiền khách hàng phải bỏ ra để có được sản phầm
Khách hàng mua nhiều có thể được giảm giá Khách quen có thể được giá ưu
Trang 22đãi Phương thức thanh toán tiện lợi, linh hoạt cũng giúp cho khách hàng mua nhiều
Phân phối (Place): là các hoạt động nhằm chuyển sản phẩm đến tay
khách hàng mục tiêu Nếu doanh nghiệp tổ chức kênh phân phối tốt sẽ tăng khả năng tiêu thụ, đồng thời tiết kiệm được chi phí, và như vậy tăng được khả năng cạnh tranh
Chiêu thị hay truyền thông Marketing (Promotion): lại là một hỗn hợp
bao gồm các thành tố cấu thành là quảng cáo, quan hệ với công chúng, tuyên truyền, khuyến mãi và bán hàng trực tiếp Chiêu thị có vai trò cung cấp thông
tin, khuyến khích và thuyết phục công chúng tin tưởng vào công ty, vào sản phẩm và tiêu dùng sản phẩm của công ty
Ngoài bốn công cụ cơ bản kể trên, năm 1990, giáo sư Dick Berry – Đại học Wisconsin-Madison đã công bố thêm ba yếu tố mới không kém phần quan trọng cho hoạt động marketing Kết quả cuộc khảo sát và phân tích cho thấy cảm nhận của khách hàng, sự tiện lợi cho khách hàng, và dịch vụ trước và sau bán hàng cùng với 4P truyền thống là những gì mà một doanh nghiệp nên thực hiện và phục vụ khách hàng của họ
Cảm nhận của khách hàng – thái độ của nhân viên, cung cách cư xử
với khách hàng và sự đáp ứng với khách hàng
Sự tiện lợi cho khách hàng – sẵn có, tiện ích, và bán hàng
Dịch vụ trước và sau khi bán hàng, và mức độ tiện lợi cho khách hàng
khi cần đến dịch vụ
2.1.6 Khái quát về sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật
2.1.6.1 Khái niệm thuốc BVTV
Thuốc BVTV hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác
2.1.6.2 Các nhóm thuốc BVTV
Thuốc BVTV bao gồm các nhóm chính: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ dại, chế phẩm điều hoà sinh trưởng, phân bón lá và thuốc trừ động vật gây hại
Trang 232.1.6.3 Cách tác động của thuốc BVTV
Thuốc trừ sâu:
+ Tiếp xúc: thuốc tác động qua da;
+ Vị độc: thuốc tác động qua miệng;
+ Xông hơi: thuốc tác động qua đường hô hấp;
+ Nội hấp hay lưu dẫn: thuốc thấm vào trong tế bào và xâm nhập vào hệ thống mạch dẫn trong cây, sâu chích hút hoặc ăn phần vỏ cây có phun thuốc rồi chết;
+ Thấm sâu: thuốc thấm vào mô cây và diệt những côn trùng sống ẩn dưới những phần phun thuốc;
+ Ngoài ra còn có một số thuốc có tính xua đuổi hoặc gây ngán ăn đối với côn trùng
+ Chọn lọc: diệt cỏ dại nhưng không hại đến nhóm cỏ khác hoặc cây trồng
+ Không chọn lọc: diệt tất cả các loài cỏ kể cả cây trồng
+ Tiền nẩy mầm: thuốc có tác dụng diệt cỏ trước khi hạt cỏ sắp nẩy mầm hay ngay khi cỏ đang nẩy mầm Điều kiện thành công của biện pháp này là đất phải bằng phẳng, đủ ẩm độ Thuốc xâm nhập vào cây cỏ qua rễ mầm và lá mầm
+ Hậu nẩy mầm sớm: diệt cỏ từ khi cây cỏ đang mọc và đã mọc (được hai lá trở lại)
+ Hậu nẩy mầm: thuốc có tác dụng diệt cỏ sau khi cỏ và cây trồng đã mọc Thuốc xâm nhập vào cây cỏ qua lá và một phần qua rễ
Trang 242.1.6.4 Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV
Sử dụng theo 4 đúng:
Đúng thuốc: Căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc
nông sản cần được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng Việc xác định tác nhân gây hại cần sự trợ giúp của cán bộ kỹ thuật BVTV hoặc khuyến nông
Đúng lúc: Dùng thuốc khi sinh vật còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn dễ
mẫn cảm với thuốc, thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện, trước khi bùng phát thành dịch Phun trễ sẽ kém hiệu quả và không kinh tế
Đúng liều lượng, nồng độ: Đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc, đảm bảo
đúng liều lượng hoặc nồng độ pha loãng và lượng nước cần thiết cho một đơn
vị diện tích Phun nồng độ thấp làm sâu hại quen thuốc, hoặc phun quá liều sẽ gây ngộ độc đối với cây trồng và làm tăng tính chịu đựng, tính kháng thuốc
Đúng cách: Tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kỹ
thuật cũng như nơi xuất hiện dịch hại mà sử dụng cho đúng cách Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát Nếu phun vào buổi trưa, do nhiệt độ cao, tia tử ngoại nhiều làm thuốc nhanh mất tác dụng, thuốc bốc hơi mạnh dể gây ngộ độc cho người phun thuốc Nên đi trên gió hoặc ngang chiều gió Nếu phun ở đồng xa nên đi hai người để có thể cứu giúp nhau khi gặp nạn trong quá trình phun thuốc
Hỗn hợp thuốc
Là pha hai hay nhiều loại thuốc nhằm trừ cùng một lúc được nhiều dịch hại Tuy nhiên cần lưu ý các điểm sau: Chỉ nên pha các loại thuốc theo sự hướng dẫn ghi trong nhãn thuốc, bảng hướng dẫn pha thuốc hoặc sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật biết rõ về đặc tính của thuốc Nên hỗn hợp tối đa hai loại thuốc khác nhóm gốc hóa học, khác cách tác động, hoặc khác đối tượng
phòng trừ trong cùng một bình phun
Hỗn hợp thuốc nhằm một trong những mục đích sau:
+ Mở rộng phổ tác dụng
+ Sử dụng sự tương tác có lợi
+ Hạn chế sự mất hiệu lực nhanh của một số hoạt chất
+ Gia tăng sự an toàn trong sử dụng
+ Tiết kiệm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế
Trang 25Tuy nhiên khi hỗn hợp cần tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất vì
có những hoạt chất không thể hỗn hợp với nhau Không phối hợp thuốc có tính acid với tính kiềm
2.1.6.5 Nguồn nguyên liệu
Phần lớn các hoá chất dùng để sản xuất thuốc BVTV trong nước chưa
sản xuất được nên chủ yếu nguyên liệu phải nhập khẩu Các nhà cung cấp của
ngành rất đa dạng, phần lớn là những tập đoàn có uy tín trên thế giới trong lĩnh vực hoá chất như: DuPont Việt Nam (Công ty con của Tập đoàn Dupont – Hoa kỳ), Syngenta (Thuỵ sĩ), Itochu (Nhật Bản), Sumitomo (Nhật Bản), Starland (HongKong), Changzhou (Trung Quốc),…
Năm 2013, cả nước phải chi 702 triệu USD nhập khẩu thuốc BVTV, riêng 7 tháng đầu năm 2014 đã nhập khẩu hết 475 triệu USD, trong đó 57% nhập khẩu từ Trung Quốc (Cục Bảo vệ thực vật – Bộ NN-PTNT)
2.1.7 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Để đề tài thực hiện đúng hướng, giải quyết đúng mục tiêu đề ra ban đầu và rút ngắn thời gian cần phải chọn biến phù hợp để đưa vào mô hình Trên cơ
sở ứng dụng các kiến thức về các nghiên cứu trước đó và tham khác các tài liệu có liên, đồng thời kết hợp với mối quan hệ nhân quả khách quan từ đó đưa
ra mô hình nghiên cứu đề xuất và các biến độc lập có liên quan với biến phụ thuộc (Bảng 2.1)
Khi xác định các biến có mối quan hệ với nhau tiến hành xử lý thống kê
số liệu các biến có từ việc điều tra (mẫu phụ lục 2) để xem xét mức độ phù hợp của các biến có liên quan với nhau Tiến hành loại dần các biến độc lập có quan hệ nhưng không có ý nghĩa về mặt tống kê ở mức ý nghĩa 5%
Trang 26Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất Y: Biến phụ thuộc (quyết định lựa chọn thuốc BVTV của doanh nghiệp trong nước của nông hộ) nhận hai giá trị 0 và 1, với 0 là không lựa chọn sản phẩm và 1 là có lựa chọn
α i: Hệ số ước lượng
Xi: Biến độc lập (các nhân tố ảnh hưởng)
X1: Thương hiệu
X2: Sản phẩm
X3: Giá cả - dịch vụ hậu mãi
X4: Thiết kế mẫu mã
X5: Hình thức tiếp nhận thông tin
X6: Sự thuận tiện cho khách hàng
vụ hậu mãi Quyết định lựa chọn thuốc BVTV của
doanh nghiệp trong nước của nông hộ
Trang 27Bảng 2.1: Thang đo các khái niệm
Thương hiệu
Có chương trình khuyến mãi Berry, 1990
Thiết kế mẫu mã
Hình thức tiếp
nhận thông tin
Tham gia mô hình trình diễn Quan hệ nhân quả Tham gia hội thảo nông dân Quan hệ nhân quả Nhân viên kỹ thuật doanh nghiệp
trực tiếp hướng dẫn
Quan hệ nhân quả
Nhân viên đại lý giới thiệu Quan hệ nhân quả Hướng dẫn của chuyên gia Quan hệ nhân quả Quảng cáo trên truyền hình Quan hệ nhân quả Quảng cáo trên truyền thanh Quan hệ nhân quả Quảng cáo trên báo chí Quan hệ nhân quả Hàng xóm đã sử dụng Quan hệ nhân quả
Sự thuận tiện
cho khách hàng
Hàng hoá trưng bày đẹp Berry, 1990
Thái độ của người bán Berry, 1990 Cung cách cư xử với khách hàng Berry, 1990 Sự đáp ứng cho khách hàng Berry, 1990
Trang 282.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp
Được thu thập từ báo cáo của các cơ quan ban ngành liên quan; niên giám thống kê, các nghiên cứu, các bài báo, và bài viết có liên quan đến thực trạng sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình sử dụng sản phẩm thuốc BVTV của nông hộ
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp
Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp với phương pháp thu thập số liệu thuận tiện dựa vào tiêu chí nông hộ sản xuất hàng hoá (diện tích canh tác cây trồng lớn hơn 1.000 m2) tại tỉnh Vĩnh Long Số liệu sơ cấp sẽ được thu thập bằng cách thiết kế
01 mẫu để phỏng vấn trực tiếp nông hộ (Người nông dân)
Cỡ mẫu
Trong phương pháp phân tích nhân tố, kích thước mẫu phụ thuộc vào số lượng biến đưa trong mô hình Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhiều phương pháp cho cỡ mẫu khác nhau cho phù hợp với từng nghiên cứu Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), cho rằng mỗi biến đo lường cần có tối thiểu 5 quan sát và kích thước mẫu tối thiểu phải là 50 Mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài có
36 biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố nên cỡ mẫu nhỏ nhất là 5 x
36 = 180 Để đảm bảo đủ số quan sát cho nghiên cứu nên cỡ mẫu dự kiến là
Trang 29Bảng 2.2: Bảng phân bố điều tại tỉnh Vĩnh Long
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế Sau đó rút ra kết luận dựa trên
số liệu và thông tin thu thập được
2.2.2.2 Đánh giá độ tin cậy của phép đo lường bằng phương pháp tính
hệ số Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê được sử dụng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số cả toàn bộ các biến của mỗi người trả lời
Phương pháp này cho phép loại bỏ các biến quan sát không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu Theo đó chỉ những biến có hệ
số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến-tổng lớn hơn 0,3 mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo (Nguyễn Đình Thọ, 2011) Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu, nếu hệ
số Cronbach’s alpha đạt từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo là tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được và mức độ tương quan sẽ càng cao hơn
Trang 302.2.2.3 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắ các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu Quan hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số các nhân tố cơ bản Mỗi biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là hệ số tải nhân tố (factor loading) Hệ số này cho biết mỗi biến đo lường sẽ thuộc về nhân tố nào
Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết là hệ số KMO Olkin) – một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố, phải
(Kaiser-Meyer-có giá trị trong khoảng 0,5 đến 1 thì việc thể hiện phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu hệ số KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp đối với các dữ liệu
Phương pháp trích hệ số được sử dụng là phương pháp thành phần chính (principal components) với phép quay cho phương sai tối đa (varimax) và điểm dừng khi các yếu tố có phương sai tổng hợp của từng yếu tố có eigenvalue bằng 1 (Eigenvalue: đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố so với biến thiên toàn bộ, nếu phần biến thiên được giải thích này lớn hơn 1 thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt) Các biến quan sát có trọng số tải nhân tố nhỏ hơn 0,4 sẽ tiếp tục bị loại và thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50 (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
Các biến còn lại sau khi đã xử lý bằng phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA là những biến có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm thuốc BVTV của doanh nghiệp trong nước của nông hộ
Phương trình tính điểm nhân tố:
k ik i
Trang 31Số lượng các nhân tố tùy thuộc vào mô hình nghiên cứu, trong đó chúng ràng buộc nhau bằng cách xoay các vector trực giao để không xảy ra hiện tượng tương quan
2.2.2.4 Mô hình hồi quy nhị biến
Mô hình hồi quy nhị biến, hay gọi đơn giản là hồi quy logistic Đây là
mô hình hay gặp nhất và hay sử dụng nhất trong các nghiên cứu Mô hình này
có biến phụ thuộc là biến nhị phân, có nghĩa là biến chỉ có 2 giá trị mà thôi Ví
dụ như sống hay chết, có bệnh hay không có bệnh, thành công hay thất bại
Mô hình hàm logistic regression như sau:
X Y
P
X Y
+ Biến phụ thuộc Y: Ở dạng nhị phân nhận hai giá trị là 0 và 1 (là 0 nếu
nông hộ không lựa chọn sử dụng thuốc BVTV của doanh nghiệp trong nước, là 1 nếu nông hộ lựa chọn sử dụng thuốc BVTV của doanh nghiệp trong nước)
+ βk: Hệ số ước lượng
+ Biến độc lập X k : Bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn sử dụng thuốc BVTV của doanh nghiệp trong nước của nông hộ được đưa vào mô hình sau khi thực hiện phân tích nhân tố EFA
+ pi,wk là xác suất biến phụ thuộc thứ k có giá trị 1 và được xác định theo công thức:
k w
w k
e P
e P
Trang 32Ý nghĩa của kết quả
Hồi quy logistic regression cũng đòi hỏi phải đánh giá độ phù hợp của
mô hình Mô hình được đánh giá là phù hợp với mô hình tổng thể khi giá trị sig < 0,05 và giá trị -2 Log Likelihood thấp Ngoài ra, ý nghĩa của các hệ số hồi quy tổng thể của các biến độc lập có mức khác biệt nhỏ hơn 5% là biến có
ý nghĩa
Những kết quả trong phân tích trên sẽ là cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thuốc BVTV trong nước
Trang 33- Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha
- Phân tích nhân tố EFA
-Mô hình hiệu chỉnh
Giải pháp
Phân tích hồi quy logistic
Trang 34CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
3.1 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu Tỉnh lỵ Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh
135 km về phía nam theo quốc lộ 1, cách thành phố Cần Thơ 33 km về phía bắc theo quốc lộ 1 Nằm trong tọa độ từ 9052’40’’ đến 10019’48’’ độ vĩ bắc và
105041’18’’ đến 106017’03’’ độ kinh đông Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long, phía đông giáp tỉnh Bến Tre và đông nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Cần Thơ, phía tây bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang
(Nguồn: Map data Google , 2014)
Hình 3.1: Địa bàn thu thập số liệu tại tỉnh Vĩnh Long Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2
độ, có cao trình khá thấp so với mực nước biển Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của Tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm Tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn Tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.400 – 1.450 mm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, chiếm 85% lượng
Trang 35mưa cả năm, nhiệt độ tương đối cao, ổn định, nhiệt độ trung bình là 27oC, biên
độ nhiệt trung bình năm nhỏ, độ ẩm trung bình 79,8%, số giờ nắng trung bình năm lên tới 2.400 giờ
Vĩnh Long là tỉnh đặc biệt nghèo về tài nguyên khoáng sản, cả về số lượng lẫn chất lượng Tỉnh chỉ có nguồn cát và đất sét làm vật liệu xây dựng, đây là nguồn thu có ưu thế lớn nhất của tỉnh Vĩnh Long so với các tỉnh trong vùng về giao lưu kinh tế và phát triển thương mại - du lịch Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa 2 con sông lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long, nên có nguồn nước ngọt quanh năm, đó là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng Vĩnh Long có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, hình thành hệ thống phân phối nước tự nhiên khá hoàn chỉnh, cùng với lượng mưa trung bình năm lớn đã tạo điều kiện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân
3.1.2 Kinh tế xã hội
Năm 2011, GDP tỉnh Vĩnh Long tăng trưởng hơn 10% và cao hơn bình quân cả nước, GDP bình quân đầu người của tỉnh đạt gần 24 triệu đồng Lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt mức cao nhất từ trước đến nay với gần 390 triệu USD, tăng 50% so kế hoạch năm Các ngành hàng nông sản tiếp tục khẳng định là thế mạnh chủ lực của tỉnh như: nấm rơm, trứng vịt muối, thủy sản đông lạnh, … Trong đó lúa gạo là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu Lần đầu tiên sau nhiều năm Vĩnh Long có sản lúa vượt trên 1 triệu tấn Năng suất lúa bình quân 5-6 tấn/ha, theo định hướng của chính phủ và đưa Vĩnh Long trở thành một trong những tỉnh xuất khẩu gạo lớn của
cả nước với sản lượng xuất khẩu đạt gần 438.000 tấn
Trong năm 2011, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu tiêu dùng xã hội ước thực hiện đạt 21.000 tỷ đồng Vĩnh Long đã đón 750.000 lượt khách đến tham quan Giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 6.500 tỷ đồng Tổng dư nợ cho vay năm 2011 là 13.350 tỷ đồng, nguồn vốn huy động ước đạt 12.000
tỷ đồng, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh đạt hơn 1.500 tỷ đồng Tổng thu ngân sách ước đạt hơn 2.200 tỷ đồng Tổng chi ngân sách ước thực hiện được trên 3.600 tỷ đồng
Năm 2012, mặc dù gặp nhiều khó khăn như lạm phát tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh xuất hiện nhiều, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 vẫn đạt khá, ước đạt 10,2% Tỉnh Vĩnh Long thực hiện đạt và vượt 17/23 chỉ tiêu đề ra Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt 9.255 tỷ đồng, tăng gần 8% so với năm 2011, GDP bình quân đầu người đạt gần 32 triệu đồng trên năm Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn khá lạc quan, với mức tăng trên 15% Tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện gần
Trang 36400 triệu USD Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cơ cấu nội bộ ngành tiếp tục chuyển dịch đúng hướng và hiệu quả Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 6.552 tỷ đồng, tăng hơn 3% so với năm 2011 Diện tích vườn cây ăn trái của tỉnh hiện có trên 47.000 ha, trong đó hơn 40.000 ha đang cho sản phẩm Sản lượng thu hoạch cả năm đạt trên 493 ngàn tấn
Vĩnh Long có quốc lộ 1A đi ngang qua, cùng với các quốc lộ khác như quốc lộ 53, quốc lộ 54, quốc lộ 57 và quốc lộ 80 Các tuyến giao thông đường thuỷ của tỉnh cũng khá thuận lợi, các tuyến giao thông này nối liền tỉnh Vĩnh Long với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, tạo cho Vĩnh Long một vị thế rất quan trọng trong chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế với cả vùng
3.1.3 Dân cư
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Vĩnh Long đạt gần 1.028.600 người (xếp thứ 10 trong tổng số 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long), mật độ dân số đạt 687 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 159.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 869.400 người Dân số nam đạt 833.700 người, trong khi đó nữ đạt 521.900 người
Nhóm tuổi từ 15 đến 59 tuổi chiếm 69,83 % dân số Vĩnh Long, hai nhóm tuổi còm lại là từ 0 đến 14 tuổi và trên 60 tuổi lần lượt chiếm 9,09 % và 21,08 % dân số toàn tỉnh
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng
4 năm 2009, toàn tỉnh Vĩnh Long có 20 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống Trong đó dân tộc kinh có 997.792 người, người kh’mer có 21.820 người, người hoa có 4.987 người, còn lại là những dân tộc khác như Tày, Thái, Chăm, Mường
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Toàn tỉnh Vĩnh Long có 11 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Phật giáo có 155.580 người, Phật Giáo Hòa Hảo có 34.921 người, Công giáo có 34.005 người, đạo Cao Đài có 22.872 người, các tôn giáo khác như Tinh Lành có 6.641 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1.842 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 327 người, Hồi giáo 56 người, Minh Sư Đạo có 22 người, Bửu sơn kỳ hương có 16 người, còn lại là đạo Bà la môn có 1 người
3.1.4 Y tế và giáo dục
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, tỉnh Vĩnh Long có 116
cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế Trong đó có 9 bệnh viện, 101 trạm
Trang 37sĩ, 500 y tá, 623 y sĩ, 51 dược sĩ cao cấp, 192 dược sĩ trung cấp và 80 dược tá Các địa phương có trạm y tế đạt chuẩn đặt biệt là tại thành phố Vĩnh Long, thị
xã Bình Minh,, các huyện Mang Thít và Trà Ôn
Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Long có 362 trường học ở cấp phổ trong đó cóTrung học phổ thông có
22 trường, Trung học cơ sở có 92 trường, Tiểu học có 239 trường, trung học
có 9 trường, bến cạnh đó còn có 124 trường mẫu giáo Tỉ lệ người lớn biết chữ là 94,6%, cao hơn mức trung bình của khu vực và cả nước Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Vĩnh Long cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh
3.2 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI TỈNH VĨNH LONG
3.2.1 Khái quát về hoạt động sản xuất – kinh doanh thuốc BVTV tại tỉnh Vĩnh Long
3.2.1.1 Khái quát về hoạt động sản xuất – kinh doanh thuốc BVTV tại thị trường Việt Nam
Ngành sản xuất thuốc BVTV trong nước có tốc độ tăng trưởng khoảng 5%/năm về sản lượng trong giai đoạn 2001 – 2008 Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng về sản lượng của ngành thuốc BVTV chỉ đạt khoảng 0,87%/năm Nguyên nhân giải thích cho việc sản lượng thuốc BVTV tăng trưởng chậm trong những năm gần đây là do việc sử dụng thuốc BVTV phụ thuộc rất nhiều vào diện tích đất nông nghiệp, vì diện tích đất nông nghiệp không tăng lên, đặc biệt là trong những năm gần đây đã đưa tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, sử dụng giống kháng bệnh,… nên đã giảm sử dụng thuốc BVTV Nhu cầu về thuốc BVTV của cả nước hiện khoảng 50.000 tấn/năm, tương đương với giá trị khoảng 500 triệu USD, trong đó bao gồm 3 loại chính là thuốc trừ sâu và côn trùng; thuốc diệt nấm; thuốc diệt cỏ Cơ cấu nhu cầu tiêu dùng thuốc BVTV trong các năm qua được duy trì khá ổn định, trong đó tỷ lệ thuốc trừ sâu và côn trùng chiếm khoảng 60% về giá trị Nguồn cung chính cho thị trường thuốc BVTV trong nước hiện nay chủ yếu là từ nhập khẩu Do ngành sản xuất các loại hoá chất tổng hợp dùng cho BVTV trong nước chưa phát triển nên các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thuốc BVTV ở Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu
Theo thông tin của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, khoảng 90% thuốc bảo vệ thực vật đang bán trên thị trường là sử dụng nguyên liệu ngoại nhập Năm 2011 giá trị nhập khẩu những
Trang 38nguyên liệu này vào khoảng 631 triệu đô la Mỹ, tăng 15% so với năm 2010 Giá trị thị trường của lượng nguyên liệu thuốc trừ sâu nhập khẩu và sau đó đóng gói bán ra thị trường vào khoảng gần 1,1 tỉ đô la Mỹ, tương đương khoảng 23.000 tỉ đồng Trong 4 tháng đầu năm 2011, giá trị nhập khẩu thuốc BVTV và nguyên liệu đạt gần 211 triệu đô la Mỹ
Năm 2013, tổng giá trị dành cho nhập khẩu thuốc BVTV là 702 triệu USD Về sản lượng, năm 2013, nước ta đã nhập 112.000 tấn thuốc BVTV, trong đó có tới 91.000 tấn nhập khẩu từ Trung Quốc Riêng 7 tháng năm 2014, nước ta phải bỏ ra tới 475 triệu USD để nhập khẩu thuốc BVTV, trong đó 57% là nhập khẩu từ Trung Quốc Đó chỉ là con số nhập khẩu chính ngạch, còn con số nhập lậu thì không thể thống kê hết được
Một trong những nguyên nhân là do các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV trong nước có những chương trình quảng cáo công dụng thuốc quá sự thật khiến nông dân mất lòng tin vào sản phẩm nội địa Các doanh nghiệp trong nước thường áp dụng phương thức cho nhân viên đến từng địa phương phát tờ rơi quảng cáo sản phẩm, trong đó, nêu những công dụng như diệt được rầy nâu đến 90%, nhưng thực tế không phải vậy Ngoài ra, việc
mở một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc BVTV ở Việt Nam khá dễ dàng, vì chỉ cần nhập khẩu nguyên liệu rồi đóng gói, đăng ký thương hiệu rồi bán ra thị trường nên nhiều doanh nghiệp chỉ muốn thu được lợi nhuận trong một thời gian ngắn bằng cách bán ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng mà không chú ý đến uy tín với người nông dân
Ngoài việc chất lượng thuốc BVTV do các doanh nghiệp trong nước sản xuất không đồng đều thì một nguyên nhân khác là doanh nghiệp trong nước không có vốn đề quảng cáo trên truyền hình Theo nguồn tin từ Hội doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV Việt Nam: Để quảng cáo một sản phẩm mới trên một kênh truyền hình trong thời gian một năm, doanh nghiệp phải bỏ ra 3 tỉ đồng Đây là số tiền quá lớn và chỉ có những doanh nghiệp FDI mới có thể làm thường xuyên chứ doanh nghiệp trong nước thì rất khó
Bên cạnh đó, nhờ có tiềm lực tài chính, doanh nghiệp FDI có hẳn một đội ngũ những kỹ sư phụ trách đến tận địa bàn các xã để quảng cáo, giới thiệu
kỹ thuật cho người nông dân Một hình thức khác là trích một khoản tiền hoa hồng khá lớn để hội nông dân tại các xã tư vấn với người nông dân mua sản phẩm của doanh nghiệp FDI Đó cũng là những lý do khiến người nông dân quay lưng lại với sản phẩm thuốc BVTV của doanh nghiệp trong nước Vì thế, chỉ có 7 doanh nghiệp FDI nhưng lại chiếm 50% thị phần thuốc bảo vệ thực vật
Trang 39Thị trường thuốc BVTV Việt Nam có 307 doanh ngiệp trong đó có 7 doanh nghiệp FDI và 300 doanh nghiệp nội địa, thêm vào đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các sản phẩm xuất xứ Trung Quốc Trong đó, doanh nghiệp đang nắm thị phần lớn nhất trong ngành, thuộc khu vực FDI là Công ty TNHH Syngenta Việt Nam, công ty con của Tập đoàn Syngenta của Thuỵ sĩ, công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thuốc BVTV và giống cây trồng Đối với khu vực doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp dẫn đầu ngành là Công ty cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang với thị phần khoảng 26% (Cục Bảo vệ thực vật –
+ Khoảng 90% thuốc BVTV đang bán trên thị trường là sử dụng nguyên liệu ngoại nhập do đó biến động tỷ giá có tác động mạnh tới ngành
Bên cạnh đó các doanh nghiệp kinh doanh thuốc BVTV trong nước đang chịu thêm sức ép giảm thị phần khi những doanh nghiệp lớn của nước ngoài bán sản phẩm trực tiếp đến tay người nông dân thay vì qua nhà phân phối Năm 2013, Tập đoàn hóa chất BASF (Đức) đã chính thức bán trực tiếp các loại thuốc BVTV do tập đoàn này sản xuất đến người nông dân thay vì phải thông qua các nhà phân phối trong nước Việc tập đoàn BASF bán hàng trực tiếp thì các doanh ngiệp kinh doanh thuốc BVTV trong nước đứng trước nguy
cơ mất thị phần chỉ là vấn đề thời gian
3.2.1.2 Hoạt động kinh doanh thuốc BVTV tại tỉnh Vĩnh Long
Với lợi thế là vị trí địa lý tỉnh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại được phù sa của dòng sông Cửu Long bồi đắp nên có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là việc phát triển diện tích cây trồng hàng năm Năm 2011, năng suất lúa bình quân của tỉnh đạt 5-6 tấn/ha, sản lượng gạo xuất khẩu đạt gần 438.000 tấn Năm 2012, diện tích vườn cây
ăn trái của tỉnh trên 47.000 ha, trong đó hơn 40.000 ha đang cho sản phẩm, sản lượng thu hoạch cả năm đạt trên 493 ngàn tấn Cùng với đó là nhu sử dụng
Trang 40thuốc BVTV cũng tăng cao, tỷ lệ với diện tích cây trồng, loại cây trồng, mức
độ thâm canh tăng vụ, và mức độ dịch bệnh Tuy nhiên, mức độ tiêu thụ thuốcBVTV khó có thể tăng do diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm và người nông dân đã bắt đầu đưa áp dụng những tiến bộ khoa học vào phục
vụ hoạt động sản xuất nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí và nhất là hạn chế sử dụng các sản phẩm thuốc BVTV vì sức khỏe người tiêu dùng các loại nông sản cũng như góp phần bảo vệ môi trường đang ngày càng ô nhiễm Nhìn vào thị trường thuốc BVTV hiện nay, với chỉ một số loại sâu bệnh nhất định nhưng có tới hơn 3.000 loại thuốc BVTV, trong đó có rất nhiều sản phẩm cùng hoạt chất, tên thuốc na ná nhau Giữa một ma trận tốt xấu lẫn lộn, người nông dân thực sự không thể nào phân biệt được đâu là tốt, đâu là xấu Phân bón và thuốc BVTV là một trong những loại vật tư thiết yếu tác động trực tiếp đến hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp Vào thời điểm chính vụ giá
cả phân bón luôn bị biến động, không chỉ ảnh hưởng lớn đến sự xáo trộn của thị trường chung mà còn có tác động bất lợi đến người nông dân Vì vậy, đòi hỏi cần phải có những giải pháp đồng bộ để quản lý và kiểm soát tình hình, kiềm chế hiệu quả những cơn biến động về giá cả, cung - cầu, ổn định vĩ mô, đáp ứng các nhu cầu của người sản xuất
Sự xuất hiện và hoạt động cùng lúc của nhiều doanh nghiệp thuốc BVTV càng làm cho tình hình cạnh tranh mãnh liệt hơn Người nông dân như rơi vào
ma trận khi đứng trước quyết định lựa chọn sản phẩm thuốc BVTV loại nào, của doanh nghiệp nào,… Trên thị trường có đến hơn 1.100 sản phẩm thuốcBVTV với nhãn hiệu, công dụng tương tự nhau Không loại trừ trong đó là những sản phẩm giả, nhái, kém chất lượng càng làm cho những doanh nghiệp khó khăn hơn trong việc đưa sản phẩm chất lượng của doanh nghiệp mình đến tay người nông dân
Hàng rào gia nhập ngành thấp khiến cho số lượng doanh nghiệp trong ngành tăng và ở mức cao trong những năm qua, khiến cạnh tranh trong ngành ngày càng gia tăng Do số lượng doanh nghiệp đông đảo, dòng sản phẩm và đối tượng khách hàng trong ngành là tương đồng nhau (người nông dân) Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành rất mãnh liệt Các doanh nghiệp trong ngành đều đầu tư mạnh cho việc phủ rộng kênh phân phối, gia tăng mật độ các nhà phân phối (đại lý) cấp 1, cấp 2, các hoạt động marketing và các chương trình hỗ trợ người nông dân Cũng giống như bất cứ ngành nghề nào khác Nhà phân phối là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp thuốc BVTV trên thị trường Hiện nay, kênh phân phối của ngành thuốc BVTV được triển khai như sau: