PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật của doanh nghiệp trong nước của nông hộ tại tỉnh vĩnh long (Trang 28)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Được thu thập từ báo cáo của các cơ quan ban ngành liên quan; niên giám thống kê, các nghiên cứu, các bài báo, và bài viết có liên quan đến thực trạng sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình sử dụng sản phẩm thuốc BVTV của nông hộ.

2.2.1.2 Số liệu sơ cấp

Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp với phương pháp thu thập số liệu thuận tiện dựa vào tiêu chí nông hộ sản xuất hàng hoá (diện tích canh tác cây trồng lớn hơn 1.000 m2) tại tỉnh Vĩnh Long. Số liệu sơ cấp sẽ được thu thập bằng cách thiết kế 01 mẫu để phỏng vấn trực tiếp nông hộ (Người nông dân).

Cỡ mẫu

Trong phương pháp phân tích nhân tố, kích thước mẫu phụ thuộc vào số lượng biến đưa trong mô hình. Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhiều phương pháp cho cỡ mẫu khác nhau cho phù hợp với từng nghiên cứu. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), cho rằng mỗi biến đo lường cần có tối thiểu 5 quan sát và kích thước mẫu tối thiểu phải là 50. Mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài có 36 biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố nên cỡ mẫu nhỏ nhất là 5 x 36 = 180. Để đảm bảo đủ số quan sát cho nghiên cứu nên cỡ mẫu dự kiến là 200 quan sát.

Phương pháp chọn mẫu

Dựa vào bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long, kết hợp với mục tiêu nghiên cứu và các yếu tố có liên quan đưa ra tiêu chí chọn vùng nghiên cứu sau:

- Các huyện được chọn theo tiêu chí là huyện có vùng sản xuất nông nghiệp theo quy mô sản xuất hàng hóa.

- Trong mỗi huyện chọn ra 3 xã và các xã được chọn nằm phân bố đều trên địa bàn nghiên cứu.

- Các xã được chọn thuộc vùng nông thôn, có diện tích nông nghiệp lớn. Mỗi xã trong huyện có đặc điểm đại diện cho địa bàn nghiên cứu.

- Nông hộ được chọn có diện tích canh tác cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (diện tích trên 1.000m2).

Bảng 2.2: Bảng phân bố điều tại tỉnh Vĩnh Long

Huyện/Thị xã Xã/Phường Số mẫu (n)

Bình Tân Tân Quới 15 Thành Trung 15 Tân Lược 15 Bình Minh Đông Bình 15 Đông Thành 20 Mỹ Hòa 20 Tam Bình Ngãi Tứ 15 Loan Mỹ 20 Bình Ninh 15 Trà Ôn Tân Mỹ 20 Hựu Thành 15 Hòa Bình 15 Tổng 200

Sau khi tiến hành lựa chọn các điểm nghiên cứu đại diện cho từng khu vực. Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp chọn mẫu liệu ngẫu nhiên phân tầng dựa vào tiêu chí nông hộ sản xuất hàng hoá (diện tích canh tác cây trồng trên 1.000 m2).

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1 Thống kê mô tả

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế. Sau đó rút ra kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập được.

2.2.2.2 Đánh giá độ tin cậy của phép đo lường bằng phương pháp tính hệ số Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê được sử dụng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số cả toàn bộ các biến của mỗi người trả lời.

Phương pháp này cho phép loại bỏ các biến quan sát không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu. Theo đó chỉ những biến có hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến-tổng lớn hơn 0,3 mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu, nếu hệ số Cronbach’s alpha đạt từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo là tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được và mức độ tương quan sẽ càng cao hơn.

2.2.2.3 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắ các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Quan hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số các nhân tố cơ bản. Mỗi biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là hệ số tải nhân tố (factor loading). Hệ số này cho biết mỗi biến đo lường sẽ thuộc về nhân tố nào.

Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết là hệ số KMO (Kaiser-Meyer- Olkin) – một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố, phải có giá trị trong khoảng 0,5 đến 1 thì việc thể hiện phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu hệ số KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp đối với các dữ liệu.

Phương pháp trích hệ số được sử dụng là phương pháp thành phần chính (principal components) với phép quay cho phương sai tối đa (varimax) và điểm dừng khi các yếu tố có phương sai tổng hợp của từng yếu tố có eigenvalue bằng 1 (Eigenvalue: đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố so với biến thiên toàn bộ, nếu phần biến thiên được giải thích này lớn hơn 1 thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt). Các biến quan sát có trọng số tải nhân tố nhỏ hơn 0,4 sẽ tiếp tục bị loại và thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50. (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

Các biến còn lại sau khi đã xử lý bằng phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA là những biến có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm thuốc BVTV của doanh nghiệp trong nước của nông hộ.

Phương trình tính điểm nhân tố:

k ik i i i w X w X w X F  1 1  2 2 ... Trong đó:

Fi: ước lượng trị số của nhân tố thứ i wi: trọng số nhân tố thứ i

k: số biến

Số lượng các nhân tố tùy thuộc vào mô hình nghiên cứu, trong đó chúng ràng buộc nhau bằng cách xoay các vector trực giao để không xảy ra hiện tượng tương quan.

2.2.2.4 Mô hình hồi quy nhị biến

Mô hình hồi quy nhị biến, hay gọi đơn giản là hồi quy logistic. Đây là mô hình hay gặp nhất và hay sử dụng nhất trong các nghiên cứu. Mô hình này có biến phụ thuộc là biến nhị phân, có nghĩa là biến chỉ có 2 giá trị mà thôi. Ví dụ như sống hay chết, có bệnh hay không có bệnh, thành công hay thất bại.

Mô hình hàm logistic regression như sau:

    k k k k X X X Y P X Y P Y                   ... 0 1 ln 0 1 1 Trong đó:

+ Biến phụ thuộc Y: Ở dạng nhị phân nhận hai giá trị là 0 và 1 (là 0 nếu nông hộ không lựa chọn sử dụng thuốc BVTV của doanh nghiệp trong nước, là 1 nếu nông hộ lựa chọn sử dụng thuốc BVTV của doanh nghiệp trong nước).

+ βk: Hệ số ước lượng

+ Biến độc lập Xk: Bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng thuốc BVTV của doanh nghiệp trong nước của nông hộ được đưa vào mô hình sau khi thực hiện phân tích nhân tố EFA.

+ pi,wk là xác suất biến phụ thuộc thứ k có giá trị 1 và được xác định theo công thức:  kk w w k e P e P P        1 1 0 0 , 1

Khi cố định các yếu tố khác, giả sử xác suất ban đầu để nông hộ lựa chọn sản phẩm thuốc BVTV của doanh nghiệp trong nước là P0 thì khi biến độc lập Xk tăng 1 đơn vị, xác suất mới để nông hộ lựa chọn sản phẩm thuốc BVTV của doanh nghiệp trong nước là P1.

Công thức trên có ý nghĩa rằng khi cố định các yếu tố khác, nếu biến độc lập Xk tăng 1 đơn vị thì xác suất nông hộ lựa chọn sản phẩm thuốc BVTV của doanh nghiệp trong nước sẽ dịch chuyển từ P0 sang P1.

Ý nghĩa của kết quả

Hồi quy logistic regression cũng đòi hỏi phải đánh giá độ phù hợp của mô hình. Mô hình được đánh giá là phù hợp với mô hình tổng thể khi giá trị sig. < 0,05 và giá trị -2 Log Likelihood thấp. Ngoài ra, ý nghĩa của các hệ số hồi quy tổng thể của các biến độc lập có mức khác biệt nhỏ hơn 5% là biến có ý nghĩa.

Những kết quả trong phân tích trên sẽ là cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thuốc BVTV trong nước.

2.3 TIẾN TRÌNH PHÂN TÍCH

Hình 2.5: Tiến trình thực hiện nghiên cứu

Số liệu thứ cấp Bộ số liệu

Một số doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thuốc

BVTV trong nước

- Thông tin chung về đáp viên

- Thực trạng sử dụng sản phẩm

- Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha - Phân tích nhân tố EFA

-Mô hình hiệu chỉnh

Giải pháp

Phân tích hồi quy logistic

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

3.1 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu. Tỉnh lỵ Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh 135 km về phía nam theo quốc lộ 1, cách thành phố Cần Thơ 33 km về phía bắc theo quốc lộ 1. Nằm trong tọa độ từ 9052’40’’ đến 10019’48’’ độ vĩ bắc và 105041’18’’ đến 106017’03’’ độ kinh đông. Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long, phía đông giáp tỉnh Bến Tre và đông nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Cần Thơ, phía tây bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang.

(Nguồn: Map data Google , 2014)

Hình 3.1: Địa bàn thu thập số liệu tại tỉnh Vĩnh Long

Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, có cao trình khá thấp so với mực nước biển. Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của Tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm Tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.400 – 1.450 mm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, chiếm 85% lượng

mưa cả năm, nhiệt độ tương đối cao, ổn định, nhiệt độ trung bình là 27oC, biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ, độ ẩm trung bình 79,8%, số giờ nắng trung bình năm lên tới 2.400 giờ.

Vĩnh Long là tỉnh đặc biệt nghèo về tài nguyên khoáng sản, cả về số lượng lẫn chất lượng. Tỉnh chỉ có nguồn cát và đất sét làm vật liệu xây dựng, đây là nguồn thu có ưu thế lớn nhất của tỉnh Vĩnh Long so với các tỉnh trong vùng về giao lưu kinh tế và phát triển thương mại - du lịch. Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa 2 con sông lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long, nên có nguồn nước ngọt quanh năm, đó là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng. Vĩnh Long có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, hình thành hệ thống phân phối nước tự nhiên khá hoàn chỉnh, cùng với lượng mưa trung bình năm lớn đã tạo điều kiện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

3.1.2 Kinh tế xã hội

Năm 2011, GDP tỉnh Vĩnh Long tăng trưởng hơn 10% và cao hơn bình quân cả nước, GDP bình quân đầu người của tỉnh đạt gần 24 triệu đồng. Lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt mức cao nhất từ trước đến nay với gần 390 triệu USD, tăng 50% so kế hoạch năm. Các ngành hàng nông sản tiếp tục khẳng định là thế mạnh chủ lực của tỉnh như: nấm rơm, trứng vịt muối, thủy sản đông lạnh, … Trong đó lúa gạo là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu. Lần đầu tiên sau nhiều năm Vĩnh Long có sản lúa vượt trên 1 triệu tấn. Năng suất lúa bình quân 5-6 tấn/ha, theo định hướng của chính phủ và đưa Vĩnh Long trở thành một trong những tỉnh xuất khẩu gạo lớn của cả nước với sản lượng xuất khẩu đạt gần 438.000 tấn.

Trong năm 2011, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu tiêu dùng xã hội ước thực hiện đạt 21.000 tỷ đồng. Vĩnh Long đã đón 750.000 lượt khách đến tham quan. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 6.500 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay năm 2011 là 13.350 tỷ đồng, nguồn vốn huy động ước đạt 12.000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh đạt hơn 1.500 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách ước đạt hơn 2.200 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách ước thực hiện được trên 3.600 tỷ đồng.

Năm 2012, mặc dù gặp nhiều khó khăn như lạm phát tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh xuất hiện nhiều, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 vẫn đạt khá, ước đạt 10,2%. Tỉnh Vĩnh Long thực hiện đạt và vượt 17/23 chỉ tiêu đề ra. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt 9.255 tỷ đồng, tăng gần 8% so với năm 2011, GDP bình quân đầu người đạt gần 32 triệu đồng trên năm. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn khá lạc quan, với mức tăng trên 15%. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện gần

400 triệu USD. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cơ cấu nội bộ ngành tiếp tục chuyển dịch đúng hướng và hiệu quả. Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 6.552 tỷ đồng, tăng hơn 3% so với năm 2011. Diện tích vườn cây ăn trái của tỉnh hiện có trên 47.000 ha, trong đó hơn 40.000 ha đang cho sản phẩm. Sản lượng thu hoạch cả năm đạt trên 493 ngàn tấn.

Vĩnh Long có quốc lộ 1A đi ngang qua, cùng với các quốc lộ khác như quốc lộ 53, quốc lộ 54, quốc lộ 57 và quốc lộ 80. Các tuyến giao thông đường thuỷ của tỉnh cũng khá thuận lợi, các tuyến giao thông này nối liền tỉnh Vĩnh Long với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, tạo cho Vĩnh Long một vị thế rất quan trọng trong chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế với cả vùng.

3.1.3 Dân cư

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Vĩnh Long đạt gần 1.028.600 người (xếp thứ 10 trong tổng số 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long), mật độ dân số đạt 687 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 159.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 869.400 người. Dân số nam đạt 833.700 người, trong khi đó nữ đạt 521.900 người.

Nhóm tuổi từ 15 đến 59 tuổi chiếm 69,83 % dân số Vĩnh Long, hai nhóm tuổi còm lại là từ 0 đến 14 tuổi và trên 60 tuổi lần lượt chiếm 9,09 % và 21,08 % dân số toàn tỉnh.

Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Vĩnh Long có 20 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 997.792 người, người kh’mer có 21.820 người, người hoa có 4.987 người, còn lại là những dân tộc khác như Tày, Thái, Chăm, Mường.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Toàn tỉnh Vĩnh Long có 11 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Phật giáo có 155.580 người, Phật Giáo Hòa Hảo có 34.921 người, Công giáo có 34.005 người, đạo Cao Đài có 22.872 người, các tôn giáo khác như Tinh Lành có 6.641 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1.842 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 327 người, Hồi giáo 56 người, Minh Sư Đạo có 22 người, Bửu sơn kỳ hương có 16 người, còn

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật của doanh nghiệp trong nước của nông hộ tại tỉnh vĩnh long (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)