QUẢ KHẢO SÁT TRÊN ĐỊA BÀN
4.2.1 Tình hình nhận biết thương hiệu thuốc BVTV
4.2.1.1 Thương hiệu thuốc BVTV nhớ đầu tiên
Bảng 4.3: Thương hiệu sản phẩm thuốc BVTV nông hộ nhớ đến đầu tiên
Phân loại Thương hiệu Tần số Tỷ trọng (%)
Doanh nghiệp trong nước
BVTV An Giang 46 23,0
Tân Thành 42 21,0
Nông dược HAI 27 13,5
Lúa Vàng 26 13,0
ADC 7 3,5
Không nhớ 52 26,0
Doanh nghiệp FDI
Sygenta Việt Nam 79 39,5
Bayer Việt Nam 58 29,0
DuPont Việt Nam 27 13,5
Khác 2 1,0
Không nhớ 34 17,0
(Nguồn: Số liệu điều tra tại tỉnh Vĩnh Long năm 2014)
Kết quả điều tra (bảng 4.2) cho thấy, có đến 26,0% đáp viên không nhớ đến thương hiệu của doanh nghiệp trong nước, trong khi chỉ có 17,0% không trả lời tên thương hiệu của doanh nghiệp nước ngoài. Điều này cũng phần nào phản ảnh được thực trạng thị trường thuốc BVTV hiện nay. Các doanh nghiệp FDI mạnh hơn doanh nghiệp trong nước ở các hoạt động marketing bán hàng – yếu tố quyết định vị thế trong tâm trí khách hàng so với doanh nghiệp khác.
Trong số những người nhớ đến thương hiệu của doanh nghiệp nước ngoài thì có đến 39,5% nhớ đến thương hiệu Sygenta Việt Nam, chiếm gần một nửa so với các thương hiệu của doanh nghiệp nước ngoài. Điều này khá phù hợp với tình hình thị phần hiện nay của các doanh nghiệp thuốc BVTV thuộc khu vực FDI. Sygenta Việt Nam cũng là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bảo vệ cây trồng trên thị trường Việt Nam trong nhiều năm liền.
Đối với thương hiệu của các doanh nghiệp trong nước, tỷ lệ người nhớ đến có phần tương đồng nhau. Thương hiệu của BVTV An Giang chiếm 23,0% và thương hiệu Tân Thành chiếm 21,0%, tiếp theo là Nông dược HAI và Lúa Vàng lần lượt chiếm 13,0% và 13,5%. Đây là những doanh nghiệp có
hoạt động nghiên cứu và sản xuất sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp tương đối mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Những chiến lược mà các doanh nghiệp này hướng đến đa phần là giảm chi phí và tăng cao khả năng bảo vệ cây trồng, tăng năng suất hiệu quả cho người nông dân. Hướng đến các sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường và đồng hành cùng với người nông dân trong việc nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa nông sản. Trong những doanh nghiệp này, BVTV An Giang là doanh nghiệp lâu đời nhất cũng là một lý do làm cho nhiều người nhớ đến.
4.2.1.2 Thương hiệu thuốc BVTV đang sử dụng
Bảng 4.4: Thương hiệu sản phẩm thuốc BVTV nông hộ sử dụng gần đây
Phân loại Thương hiệu Tần số Tỷ trọng (%)
Doanh nghiệp trong nước
BVTV An Giang 54 27,0
Tân Thành 49 24,5
Nông dược HAI 28 14,0
Lúa Vàng 19 9,5 ADC 14 7,0 Khác 1 0,5 Không sử dụng 35 17,5 Doanh nghiệp FDI
Sygenta Việt Nam 71 35,5
Bayer Việt Nam 66 33,0
DuPont Việt Nam 35 17,5
Khác 0 0,0
Không sử dụng 28 14,0
(Nguồn: Số liệu điều tra tại tỉnh Vĩnh Long năm 2014)
Kết quả điều tra cho thấy, trong cùng một mùa vụ hầu hết người nông dân sử dụng nhiều loại sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhau, cả trong nước và ngoài nước. Nếu như tỷ lệ người nhớ đến thương hiệu của doanh nghiệp nước ngoài là khá cao so với thương hiệu của doanh nghiệp trong nước thì tình hình sử dụng sản phẩm của người nông dân lại có sự chệnh lệch khá thấp. Tình hình sử dụng sản phẩm thuốc BVTV của những người được phỏng vấn cho thấy trong có 14,0% không sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài trong khi chỉ có 17,5% không lựa chọn sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp trong nước. Đây là một thực tế đã tồn tại từ rất lâu, người nông dân vẫn có xu hướng lựa chọn hàng ngoại dù cho giá cả có cao hơn hàng trong nước. Một phần là do tâm lý sính ngoại của hầu hết người tiêu dùng Việt Nam chứ không riêng gì nông dân. Tuy nhiên điều đáng mừng là phần chênh lệch này tương đối thấp cũng cho thấy người nông dân đã quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp trong nước nhiều hơn. Kết quả cũng cho thấy, không phải tất cả
Những thương hiệu đang được sử dụng nhưng không phải là thương hiệu gây ấn tượng mạnh với họ, khắc sâu trong trí nhớ của họ.
Việc người nông dân nhớ đến thương hiệu này nhưng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp khác là tình hình khá phổ biến. Thực tế này có nhiều cách lý giải khác nhau. Một vài người cho rằng sản phẩm của thương hiệu khác tốt hơn, rẻ hơn, phù hợp với mục đích sử dụng lúc bấy giờ. Một số lại có ý kiến là vì sản phẩm cần mua lại hết hàng nên đành sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp khác. Một số nhớ đến thương hiệu chỉ đơn giản vì họ thấy nó được quảng cáo rất nhiều lần nhưng họ vẫn tin vào sản phẩm đang sử dụng hơn.
4.2.1.3 Tình hình thay đổi thương hiệu thuốc BVTV
Vấn đề được xem xét tiếp theo là tình hình thay đổi lựa chọn sản phẩm thuộc thương hiệu này sang sản phẩm của một thương hiệu khác có cùng tính năng, công dụng tương tự.
Bảng 4.5: Tình hình thay đổi thương hiệu thuốc BVTV tại tỉnh Vĩnh Long năm 2014 Chỉ tiêu Thành phần Tần số Tỷ trọng (%) Tình hình thay đổi thương hiệu Thường xuyên 39 19,5
Ít khi thay đổi 69 34,5
Tùy thuộc vào đối tượng cần phòng trừ
78 39,0
Khác 14 7,0
Lý do thay đổi
Không còn hiệu quả 75 37,5
Chuyên gia hướng dẫn thuốc mới
57 28,5
Người bán giới thiệu thuốc mới
68 34,0
(Nguồn: Số liệu điều tra tại tỉnh Vĩnh Long năm 2014)
Kết quả cho thấy có 34,5% nông hộ cho biết ít khi thay đổi thương hiệu thuốc BVTV đã và đang sử dụng. Họ tin tưởng vào chất lượng cũng như hiệu quả của sản phẩm của thương hiệu đã và đang sử dụng. Tỷ lệ người nông dân có thói quen sử dụng thuốc BVTV theo kinh nghiệm vẫn còn cao. Những người này tin tưởng vào loại sản phẩm đã sử dụng trước đây và họ luôn sử dụng đúng loại sản phẩm đó cho những lần sử dụng tiếp theo. Theo cách lý giải của người nông dân này là để vừa tiết kiệm thời gian lựa chọn và vừa tiết kiệm được chi phí khi chuyển đổi sang sản phẩm khác nhưng không phù hợp. Khi chuyển sang một sản phẩm khác nhưng hiệu quả không tốt sẽ tốn kém hơn rất nhiều.
Có 19,5% người này thường xuyên sử dụng những loại sản phẩm khác nhau của những thương hiệu khác nhau cho một đối tượng sâu bệnh hại vào những thời điểm khác nhau. Cùng một loài sâu bệnh hại, ở mùa vụ này họ sử dụng sản phẩm này, mùa vụ khác họ lại sử dụng sản phẩm của thương hiệu khác. Đôi khi cùng một vụ mùa, việc chuyển sang sử dụng sản phẩm của thương hiệu khác cũng thường xuyên xảy ra nếu sản phẩm hiện tại không đạt hiệu quả như mong đợi. Đối với các doanh nghiệp mới, các sản phẩm mới thì đây là những khách hàng mục tiêu cần nhắm đến.
Những người nông dân thay đổi sản phẩm của các thương hiệu thuốc BVTV tùy thuộc vào đối tượng phòng trừ và tùy vào điều kiện thời tiết khác nhau chiếm 39,0%. Tùy thuộc vào những mùa vụ khác nhau, có những loài sâu bệnh hại khác nhau mà lựa chọn sản phẩm theo cảm tính của họ là phù hợp và hiệu quả nhất. Họ ít khi quan tâm đến việc sản phẩm đó thuộc thương hiệu của doanh nghiệp nào, họ chỉ quan tâm đến hiệu quả của sản phẩm và đôi khi là giá cả. Phần lớn những người này chịu tác động bởi sự tư vấn của người bán. Thực tế cho thấy, không ít người nông dân sử dụng sản phẩm thuôc BVTV nhưng không hiểu rõ về sản phẩm, do đó họ thương nghe theo chỉ dẫn của người bán. Khi phân phối cùng lúc nhiều sản phẩm thì người bán hàng sẽ hiểu được sản phẩm nào tốt, sản phẩm nào được nhiều người nông dân đang sử dụng. Đây cũng là một hình thức của việc sử dụng sản phẩm theo kinh nghiệm nhưng ở đây là kinh nghiệm của người bán hàng.
Về lý do dẫn đến sự thay đổi, có 37,5% nông dân cho rằng sản phẩm không còn hiệu quả, 28,5% do chuyên gia hướng dẫn thuốc mới và 34,0% do được người bán giới thiệu thuốc mới. Thực tế sản xuất cho thấy, khi hiệu quả của một loại sản phẩm thuốc BVTV nào đó giảm xuống không còn tác dụng với đối tượng phòng trừ thì người nông dân có xu hướng tìm kiếm sản phẩm khác tốt hơn, phù hợp hơn để tăng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, giúp giảm chi phí. Những nguồn thông tin về sản phẩm mới thường do chuyên gia hoặc người bán giới thiệu. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng hình thức mời chuyên gia đầu ngành giới thiệu sản phẩm mới của doanh nghiệp đến với người nông dân. Nhưng thực tế, ý kiến của các chuyên gia ít khi được người nông dân tiếp cận kịp thời. Phần lớn, những thông tin về sản phẩm mới người nông dân đều tìm hiểu thông qua người bán hàng tại đại lý. Điều này cũng có những hạn chế của nó. Không ít đại lý vì lợi nhuận trước mắt mà giới thiệu những loại sản phẩm đem lại lợi nhuận cao cho họ nhưng chất lượng không đảm bảo. Không loại trừ đó là những sản phẩm giả nhái, kém chất lượng, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của các thương hiệu khác.
4.2.2 Tình hình sử dụng sản phẩm thuốc BVTV
Bảng 4.6: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông hộ
Chỉ tiêu Thành phần Tần số Tỷ trọng (%) Người ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Bản thân 78 39,0 Vợ/chồng 12 6,0 Cha mẹ 10 5,0
Người bán hàng 20 10,0
Hàng xóm 78 39,0
Khác 2 1,0
Lý do sử dụng Hướng dẫn của chuyên gia 21 10,5
Người bán giới thiệu 25 12,5
Đã từng sử dụng 64 32,0
Xem quảng cáo 48 24,0
Hàng xóm đã sử dụng 42 21,0 Hình thức thanh toán Trả tiền mặt 12 6,0 Trả khi hết vụ mùa 188 94,0 Chi phí trung bình vụ mùa cho sản phẩm thuốc BVTV (1.000 đồng) Dưới 1.000 14 7,0 Từ 1.000 – 2.000 90 45,0 Từ 2.000 – 3.000 75 37,5 Từ 3.000 – 4.000 17 8,5 Trên 4.000 4 2,0
(Nguồn: Số liệu điều tra tại tỉnh Vĩnh Long năm 2014)
Kết quả điều tra cho thấy người có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết đinh lựa chọn sản phẩm thuốc BVTV đang sử dụng là bản thân người sử dụng (39,0%) và người hàng xóm của gia đình (39,0%). Và lý do họ sử dụng những sản phẩm thuốc BVTV đang sử dụng chủ yếu là do trước đó họ đã sử dụng (32,0%) và người hàng xóm của họ đã sử dụng (21,0%). Đây là kết quả do tập quán sản xuất nông nghiệp cũng như thói quen khi sử dụng thuốc BVTV trong canh tác cây trồng là dựa vào kinh nghiệm. Kinh nghiệm giúp người nông dân tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, và tăng lợi nhuận. Những sản phẩm mà bản thân họ hay người hàng xóm đã biết được hiệu quả cũng như tác dụng khi sử dụng trên cây trồng thường được họ ưu tiên lựa chọn.
Bên cạnh đó cũng có 24,0% người cho biết lý do họ chọn sản phẩm thuốc BVTV đang dùng là do xem quảng cáo về sản phẩm đó. Khi mà có quá nhiều sản phẩm trên thị trường mà có quá ít thông tin, và không biết nên lựa chọn sản phẩm nào cho phù hợp thì người nông dân lựa chọn tin tưởng vào quảng cáo của doanh nghiệp. Những quảng cáo gây được ấn tượng về hiệu quả sản phẩm thường được lựa chọn sử dụng. Khi sản phẩm đang sử dụng không đạt hiệu quả như mong đợi, người nông dân thường kỳ vọng sẽ có sản phẩm
tốt hơn, phù hợp hơn, do đó họ dễ bị thu hút bởi những quảng cáo của doanh nghiệp. Điều này có thể giúp ích cho các doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Hầu hết các doanh nghiệp, các đại lý phân phối thuốc BVTV hiện nay đều thực hiện hình thức bán hàng trả chậm cho nông dân. Đa phần người nông dân cũng lựa chọn hình thức thanh toán sau khi đã thu hoạch nông sản (cuối vụ mùa) này làm hình thúc thanh toán khi mua hàng là 94,0%. Đây là hình thức phù hợp với khả năng về thu nhập cũng như thuận tiện cho người nông dân có ít vốn có thể đầu tư sản xuất. Tùy vào tài chính của mỗi đại lý lại có những hình thức khác nhau về việc trả chậm này. Nhưng nhìn chung, các hình thức này đều được người nông dân chấp nhận.
Kết quả cho thấy chi phí bình quân mỗi vụ mùa (3-4 tháng) của mỗi hộ gia đình cho sản phẩm thuốc BVTV là trên 1,8 triệu đồng. Chi phí trung bình của các nông hộ cho sản phẩm thuốc BVTV tập trung vào khoảng 1-2 triệu và 2-3 triệu với tỷ lệ cao lần lượt là 45,0% và 37,5%. Có những hộ gia đình chi phí rất thấp chỉ 500 nghìn đồng mùa vụ. Đồng thời cũng có hộ chi phí rất cao cho việc sử dụng sản phẩm thuốc BVTV khoảng 5 triệu đồng trên mùa. Lý do có sự khác biệt này là do diện tích sản xuất, quy mô canh tác và phương thức sản xuất của mỗi hộ gia đình khác nhau. Thói quen sử dụng thuốc BVTV không tuân thủ nguyên tắc 4 đúng cũng làm cho chi phí mua sản phẩm này khá cao, dẫn đến lãng phí, gây thiệt hại cho kinh tế của hộ gia đình và nguy cơ ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng sức khỏe khá cao. Ngược lại, có những hộ gia đình có diện tích canh tác tương đối cao nhưng nhờ áp dụng những kiến thức khoa học tiến bộ vào sản xuất đã tiết kiệm được khá nhiều chi phí, tăng thu nhập cho hộ.
4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN SẢN PHẨM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA DOANH CHỌN SẢN PHẨM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC CỦA NÔNG HỘ
4.3.1 Hiệu chỉnh hệ biến đo lường
4.3.1.1 Đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha
Phương pháp Cronbach’s alpha dùng để loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế biến rác trong quá trình nghiên cứu. Những biến có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach’s alpha đạt từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo là tốt, hệ số Cronbach’s alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được.
Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s alpha lần 1 các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm thuốc BVTV của doanh nghiệp trong nước của nông hộ tại tỉnh Vĩnh Long được trình bày trong bảng 4.6.
Bảng 4.7: Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha lần 1
Nhân tố Biến quan sát
Tương quan biến-tổng Cronbach alpha nếu loại biến
Thương hiệu (alpha = 0,804)
TH1 Nhà phân phối 0,788 0,667
TH2 Nơi sản xuất 0,165 0,935
TH3 Thương hiệu nổi tiếng 0,797 0,661
TH4 Thương hiệu uy tín 0,814 0,652
Sản phẩm (alpha = 0,755)
SP1 Sản phẩm có nhiều chủng loại 0,760 0,625
SP2 Nhãn hiệu, tên gọi 0,728 0,636
SP3 Công dụng của sản phẩm 0,563 0,697
SP4 Chất lượng sau khi đã sử dụng 0,580 0,691
SP5 Độ tin cậy 0,112 0,859
Thiết kế mẫu mã sản phẩm (alpha = 0,671)
MM1 Bao bì tiện dụng 0,742 0,407
MM2 Hình dáng sản phẩm nổi bật 0,731 0,417
MM3 Bao bì ấn tượng -0,017 0,927
MM4 Ghi rõ công dụng, hiệu quả 0,632 0,498
Giá cả - dịch vụ hậu mãi (alpha = 0,745)
GC1 Giá cả cạnh tranh 0,564 0,673
GC2 Có nhiều mức giá để lựa chọn 0,621 0,643
GC3 Có chương trình khuyến mãi 0,555 0,679
GC4 Có quà tặng kèm theo 0,428 0,745
Hình thức tiếp nhận thông tin (alpha = 0,808)
TT1 Có tham gia mô hình trình diễn 0,689 0,765
TT2 Có tham gia hội thảo nông dân 0,618 0,774
TT3 Nhân viên kỹ thuật doanh
nghiệp trực tiếp hướng dẫn 0,611 0,776
TT4 Nhân viên đại lý giới thiệu 0,619 0,775
TT5 Hướng dẫn của chuyên gia 0,656 0,770
TT6 Quảng cáo trên truyền hình 0,657 0,770
TT7 Quảng cáo trên truyền thanh 0,067 0,841
TT8 Quảng cáo trên báo chí 0,150 0,834
TT9 Hàng xóm đã sử dụng 0,563 0,782
Sự thuận tiện cho khách hàng (alpha = 0,605)
Nhân tố Biến quan sát Tương quan biến-tổng Cronbach alpha nếu loại biến
STT2 Trả vào cuối vụ mùa 0,364 0,559
STT3 Trả góp 0,112 0,616
STT4 Đại lý gần nhà 0,455 0,537
STT5 Hàng hoá trưng bày đẹp 0,253 0,586
STT6 Không gian thoáng 0,203 0,604