TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠ

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật của doanh nghiệp trong nước của nông hộ tại tỉnh vĩnh long (Trang 37)

đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh.

3.2 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI TỈNH VĨNH LONG TỈNH VĨNH LONG

3.2.1 Khái quát về hoạt động sản xuất – kinh doanh thuốc BVTV tại tỉnh Vĩnh Long

3.2.1.1 Khái quát về hoạt động sản xuất – kinh doanh thuốc BVTV tại thị trường Việt Nam

Ngành sản xuất thuốc BVTV trong nước có tốc độ tăng trưởng khoảng 5%/năm về sản lượng trong giai đoạn 2001 – 2008. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng về sản lượng của ngành thuốc BVTV chỉ đạt khoảng 0,87%/năm. Nguyên nhân giải thích cho việc sản lượng thuốc BVTV tăng trưởng chậm trong những năm gần đây là do việc sử dụng thuốc BVTV phụ thuộc rất nhiều vào diện tích đất nông nghiệp, vì diện tích đất nông nghiệp không tăng lên, đặc biệt là trong những năm gần đây đã đưa tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, sử dụng giống kháng bệnh,… nên đã giảm sử dụng thuốc BVTV. Nhu cầu về thuốc BVTV của cả nước hiện khoảng 50.000 tấn/năm, tương đương với giá trị khoảng 500 triệu USD, trong đó bao gồm 3 loại chính là thuốc trừ sâu và côn trùng; thuốc diệt nấm; thuốc diệt cỏ. Cơ cấu nhu cầu tiêu dùng thuốc BVTV trong các năm qua được duy trì khá ổn định, trong đó tỷ lệ thuốc trừ sâu và côn trùng chiếm khoảng 60% về giá trị. Nguồn cung chính cho thị trường thuốc BVTV trong nước hiện nay chủ yếu là từ nhập khẩu. Do ngành sản xuất các loại hoá chất tổng hợp dùng cho BVTV trong nước chưa phát triển nên các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thuốc BVTV ở Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu.

Theo thông tin của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, khoảng 90% thuốc bảo vệ thực vật đang bán trên thị trường là sử dụng nguyên liệu ngoại nhập. Năm 2011 giá trị nhập khẩu những

nguyên liệu này vào khoảng 631 triệu đô la Mỹ, tăng 15% so với năm 2010. Giá trị thị trường của lượng nguyên liệu thuốc trừ sâu nhập khẩu và sau đó đóng gói bán ra thị trường vào khoảng gần 1,1 tỉ đô la Mỹ, tương đương khoảng 23.000 tỉ đồng. Trong 4 tháng đầu năm 2011, giá trị nhập khẩu thuốc BVTV và nguyên liệu đạt gần 211 triệu đô la Mỹ.

Năm 2013, tổng giá trị dành cho nhập khẩu thuốc BVTV là 702 triệu USD. Về sản lượng, năm 2013, nước ta đã nhập 112.000 tấn thuốc BVTV, trong đó có tới 91.000 tấn nhập khẩu từ Trung Quốc. Riêng 7 tháng năm 2014, nước ta phải bỏ ra tới 475 triệu USD để nhập khẩu thuốc BVTV, trong đó 57% là nhập khẩu từ Trung Quốc. Đó chỉ là con số nhập khẩu chính ngạch, còn con số nhập lậu thì không thể thống kê hết được.

Một trong những nguyên nhân là do các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV trong nước có những chương trình quảng cáo công dụng thuốc quá sự thật khiến nông dân mất lòng tin vào sản phẩm nội địa. Các doanh nghiệp trong nước thường áp dụng phương thức cho nhân viên đến từng địa phương phát tờ rơi quảng cáo sản phẩm, trong đó, nêu những công dụng như diệt được rầy nâu đến 90%, nhưng thực tế không phải vậy. Ngoài ra, việc mở một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc BVTV ở Việt Nam khá dễ dàng, vì chỉ cần nhập khẩu nguyên liệu rồi đóng gói, đăng ký thương hiệu rồi bán ra thị trường nên nhiều doanh nghiệp chỉ muốn thu được lợi nhuận trong một thời gian ngắn bằng cách bán ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng mà không chú ý đến uy tín với người nông dân.

Ngoài việc chất lượng thuốc BVTV do các doanh nghiệp trong nước sản xuất không đồng đều thì một nguyên nhân khác là doanh nghiệp trong nước không có vốn đề quảng cáo trên truyền hình. Theo nguồn tin từ Hội doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV Việt Nam: Để quảng cáo một sản phẩm mới trên một kênh truyền hình trong thời gian một năm, doanh nghiệp phải bỏ ra 3 tỉ đồng. Đây là số tiền quá lớn và chỉ có những doanh nghiệp FDI mới có thể làm thường xuyên chứ doanh nghiệp trong nước thì rất khó.

Bên cạnh đó, nhờ có tiềm lực tài chính, doanh nghiệp FDI có hẳn một đội ngũ những kỹ sư phụ trách đến tận địa bàn các xã để quảng cáo, giới thiệu kỹ thuật cho người nông dân. Một hình thức khác là trích một khoản tiền hoa hồng khá lớn để hội nông dân tại các xã tư vấn với người nông dân mua sản phẩm của doanh nghiệp FDI. Đó cũng là những lý do khiến người nông dân quay lưng lại với sản phẩm thuốc BVTV của doanh nghiệp trong nước. Vì thế, chỉ có 7 doanh nghiệp FDI nhưng lại chiếm 50% thị phần thuốc bảo vệ thực

Thị trường thuốc BVTV Việt Nam có 307 doanh ngiệp trong đó có 7 doanh nghiệp FDI và 300 doanh nghiệp nội địa, thêm vào đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các sản phẩm xuất xứ Trung Quốc. Trong đó, doanh nghiệp đang nắm thị phần lớn nhất trong ngành, thuộc khu vực FDI là Công ty TNHH Syngenta Việt Nam, công ty con của Tập đoàn Syngenta của Thuỵ sĩ, công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thuốc BVTV và giống cây trồng. Đối với khu vực doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp dẫn đầu ngành là Công ty cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang với thị phần khoảng 26%. (Cục Bảo vệ thực vật – Bộ NN-PTNT)

Thực trạng thị trường thuốc BVTV hiện nay đang bị phụ thuộc vào thuốc BVTV nhập ngoại, có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Sản xuất trong nước chiếm tỷ trọng nhỏ. Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu ở khâu phân phối các sản phẩm nhập khẩu.

+ Người tiêu dùng mất lòng tin vào sản phẩm nội địa do các doanh nghiệp trong nước quảng cáo quá sự thật.

+ Các doanh nghiệp FDI mạnh hơn doanh nghiệp trong nước ở các hoạt động marketing bán hàng – yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh trong ngành và quyết định doanh thu của doanh nghiệp.

+ Khoảng 90% thuốc BVTV đang bán trên thị trường là sử dụng nguyên liệu ngoại nhập do đó biến động tỷ giá có tác động mạnh tới ngành.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp kinh doanh thuốc BVTV trong nước đang chịu thêm sức ép giảm thị phần khi những doanh nghiệp lớn của nước ngoài bán sản phẩm trực tiếp đến tay người nông dân thay vì qua nhà phân phối. Năm 2013, Tập đoàn hóa chất BASF (Đức) đã chính thức bán trực tiếp các loại thuốc BVTV do tập đoàn này sản xuất đến người nông dân thay vì phải thông qua các nhà phân phối trong nước. Việc tập đoàn BASF bán hàng trực tiếp thì các doanh ngiệp kinh doanh thuốc BVTV trong nước đứng trước nguy cơ mất thị phần chỉ là vấn đề thời gian.

3.2.1.2 Hoạt động kinh doanh thuốc BVTV tại tỉnh Vĩnh Long

Với lợi thế là vị trí địa lý tỉnh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại được phù sa của dòng sông Cửu Long bồi đắp nên có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là việc phát triển diện tích cây trồng hàng năm. Năm 2011, năng suất lúa bình quân của tỉnh đạt 5-6 tấn/ha, sản lượng gạo xuất khẩu đạt gần 438.000 tấn. Năm 2012, diện tích vườn cây ăn trái của tỉnh trên 47.000 ha, trong đó hơn 40.000 ha đang cho sản phẩm, sản lượng thu hoạch cả năm đạt trên 493 ngàn tấn. Cùng với đó là nhu sử dụng

thuốc BVTV cũng tăng cao, tỷ lệ với diện tích cây trồng, loại cây trồng, mức độ thâm canh tăng vụ, và mức độ dịch bệnh. Tuy nhiên, mức độ tiêu thụ thuốc

BVTV khó có thể tăng do diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm và người nông dân đã bắt đầu đưa áp dụng những tiến bộ khoa học vào phục vụ hoạt động sản xuất nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí và nhất là hạn chế sử dụng các sản phẩm thuốc BVTV vì sức khỏe người tiêu dùng các loại nông sản cũng như góp phần bảo vệ môi trường đang ngày càng ô nhiễm.

Nhìn vào thị trường thuốc BVTV hiện nay, với chỉ một số loại sâu bệnh nhất định nhưng có tới hơn 3.000 loại thuốc BVTV, trong đó có rất nhiều sản phẩm cùng hoạt chất, tên thuốc na ná nhau. Giữa một ma trận tốt xấu lẫn lộn, người nông dân thực sự không thể nào phân biệt được đâu là tốt, đâu là xấu. Phân bón và thuốc BVTV là một trong những loại vật tư thiết yếu tác động trực tiếp đến hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Vào thời điểm chính vụ giá cả phân bón luôn bị biến động, không chỉ ảnh hưởng lớn đến sự xáo trộn của thị trường chung mà còn có tác động bất lợi đến người nông dân. Vì vậy, đòi hỏi cần phải có những giải pháp đồng bộ để quản lý và kiểm soát tình hình, kiềm chế hiệu quả những cơn biến động về giá cả, cung - cầu, ổn định vĩ mô, đáp ứng các nhu cầu của người sản xuất.

Sự xuất hiện và hoạt động cùng lúc của nhiều doanh nghiệp thuốc BVTV càng làm cho tình hình cạnh tranh mãnh liệt hơn. Người nông dân như rơi vào ma trận khi đứng trước quyết định lựa chọn sản phẩm thuốc BVTV loại nào, của doanh nghiệp nào,… Trên thị trường có đến hơn 1.100 sản phẩm thuốc

BVTV với nhãn hiệu, công dụng tương tự nhau. Không loại trừ trong đó là những sản phẩm giả, nhái, kém chất lượng càng làm cho những doanh nghiệp khó khăn hơn trong việc đưa sản phẩm chất lượng của doanh nghiệp mình đến tay người nông dân.

Hàng rào gia nhập ngành thấp khiến cho số lượng doanh nghiệp trong ngành tăng và ở mức cao trong những năm qua, khiến cạnh tranh trong ngành ngày càng gia tăng. Do số lượng doanh nghiệp đông đảo, dòng sản phẩm và đối tượng khách hàng trong ngành là tương đồng nhau (người nông dân). Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành rất mãnh liệt. Các doanh nghiệp trong ngành đều đầu tư mạnh cho việc phủ rộng kênh phân phối, gia tăng mật độ các nhà phân phối (đại lý) cấp 1, cấp 2, các hoạt động marketing và các chương trình hỗ trợ người nông dân. Cũng giống như bất cứ ngành nghề nào khác. Nhà phân phối là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp thuốc BVTV trên thị trường. Hiện nay, kênh phân phối của ngành thuốc BVTV được triển khai như sau:

Nhà phân phối cấp 1: Đây là những nhà phân phối lớn, có tiềm lực mạnh về tài chính, phân phối sĩ lại cho các nhà phân phối cấp 2. Đối với những thị trường lớn, thường thì mỗi huyện sẽ có 1 nhà phân phối cấp 1, đối với những thị trường nhỏ, mỗi tỉnh sẽ có 1 – 3 nhà phân phối cấp 1. Nhà phân phối cấp 1 sẽ là nhà phân phối độc quyền cho một hoặc nhiều doanh nghiệp cùng lúc tại một khu vực thị trường nhất định. Nhà phân phối cấp 1 có mối quan hệ rộng và quản lý một hệ thống nhà phân phối cấp 2 phía dưới.

Nhà phân phối cấp 2: Đây là nhà bán lẻ, bán sản phẩm trực tiếp cho người nông dân. Số lượng nhà phân phối cấp 2 hiện nay rất lớn, mức độ bao phủ rộng. Nhà phân phối cấp 2 bán nhiều sản phẩm của nhiều doanh nghiệp phân bón, thuốc BVTV khác nhau. Đây là đối tượng có mối quan hệ rộng, thân thiết với người nông dân, hiểu người nông dân và tư vấn cho người nông dân trong quá trình bán hàng.

Một thực tế hiện nay là hầu hết các doanh nghiệp thuốc BVTV đều quan tâm đến lợi ích của nhà phân phối cấp 1 nhiều hơn là đại lý cấp 2. Tuy nhiên, đại lý cấp 2 mới chính là đối tượng ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp:

+ Đại lý cấp 2 hiểu người nông dân hơn. Đại lý cấp 2 thường có mối quan hệ thân thiết với người nông dân mua hàng, do đó hiểu được mong muốn, xu hướng lựa chọn sản phẩm của người nông dân.

+ Đại lý cấp 2 là một đại diện bán hàng cho doanh nghiệp. Hiện nay xu hướng lựa chọn sản phẩm thuốc BVTV của người nông dân là theo kinh nghiệm sử dụng hoặc theo tư vấn của người bán hàng. Trong đó tư vấn của người bán hàng là rất quan trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đại lý cấp 2 hiểu rộng về thị trường. Vì phân phối cùng lúc nhiều sản phẩm nên đại lý cấp 2 sẽ hiểu được sản phẩm nào tốt, sản phẩm nào được người nông dân ưa chuộng.

3.2.2 Một số doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thuốc BVTV trong nước hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

3.2.2.1 Công ty Cổ phần BVTV An Giang

Công ty Cổ phần BVTV An Giang (AGPPS) là nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp dẫn đầu tại Việt Nam. Với sứ mạng cùng nông dân phát triển bền vững, AGPPS là công ty tiên phong tại Việt Nam xây dựng thành công mô hình chuỗi sản xuất lúa gạo bền vững giúp thay đổi cuộc sống của người nông dân và cung cấp sản phẩm gạo chất lượng cao trên khắp toàn cầu.

Được thành lập vào năm 1993, với số vốn khiêm tốn và qui mô 23 người. Năm 2004, AGPPS được cổ phần hóa. Đến năm 2013, AGPPS đã trở thành nhà sản xuất và phân phối dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và hoạt động trong nhiều ngành nghề: giống cây trồng, thuốc BVTV, sản xuất và chế biến gạo xuất khẩu, bao bì giấy, du lịch với đội ngũ nhân viên trên 3.000 người. Công ty hiện đang có hệ thống phân phối trên toàn quốc với hơn 500 đại lý cấp 1, hơn 4.000 đại lý cấp 2, đang mở rộng sang thị trường Campuchia. Bên cạnh đó, AGPPS là công ty tư nhân đầu tiên tại Việt Nam sở hữu một trung tâm nghiên cứu nông nghiệp với qui mô lớn và hiện đại đặt tại Định Thành, An Giang. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, AGPPS có mối quan hệ hợp tác chiến lược với tập đoàn Syngenta toàn cầu (Thụy Sỹ) và tập đoàn Satake.

Từ năm 2006, AGPPS bắt đầu triển khai chương trình “Cùng nông dân ra đồng”. Chương trình này được thực hiện nhằm mục tiêu mang tiến bộ khoa học kỹ thuật đến tận tay người nông dân Việt Nam. Điểm đặc biệt của chương trình này là lực lượng kỹ sư nông nghiệp 3 Cùng, nay đã lên đến con số 1000 kỹ sư nông nghiệp có mặt trực tiếp trên đồng ruộng để hướng dẫn, giúp đỡ người nông dân nâng cao kỹ thuật trồng lúa cho năng suất và chất lượng vượt trội. Bắt đầu từ năm 2010, AGPPS đã bắt đầu thực hiện chiến lược hoàn thiện “Chuỗi sản xuất lúa gạo theo quy trình bền vững”. AGPPS xây dựng những vùng nguyên liệu trồng lúa chất lượng cao khắp vùng đồng bằng Sông Cửu Long với sự tham gia của hàng chục ngàn nông dân và sự hướng dẫn kỹ thuật trực tiếp của 1000 kỹ sư 3 Cùng.

3.2.2.2 Công Ty TNHH Thương mại Tân Thành

Được hình thành và phát triển từ năm 1996 với chuyên ngành kinh doanh và sản xuất phân bón, thuốc BVTV. Những năm gần đây Công Ty TNHH Thương mại Tân Thànhđã tập trung đầu tư phát triển cácsản phẩm sinh học thân thiện với môi trường và con người, đã và đang thay thế dần các sản phẩm hóa học độc hại. Các chế phẩm sinh học với chất lượng vượt trội đã nhanh chóng chinh phục bà con nông dân khắp các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, các tỉnh miền Đông, miền Trung và Cao Nguyên,… góp phần khá lớn vào công cuộc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hướng đến việc xây dựng Nông Nghiệp Việt Nam phát triển một cách bền vững. Với khẩu hiệu: "Chinh phục năng suất, chất lượng cao với chi phí thấp bằng sức mạnh sinh học".

3.2.2.3 Công ty Cổ phần Nông dược HAI

Ngày 30/8/2004, Công ty Cổ phần Nông dược HAI đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động, tiền thân là Công ty Vật tư bảo vệ thực vật 2

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật của doanh nghiệp trong nước của nông hộ tại tỉnh vĩnh long (Trang 37)