1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty xăng dầu tây nam bộ

138 739 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 1,89 MB

Nội dung

... giá công tác kế toán vốn tiền khoản phải thu Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ; - Phân tích khoản vốn tiền khoản phải thu Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ; - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán, ... giá công tác quản lý kế toán vốn tiền khoản phải thu Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ; từ đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kế toán, quản lý vốn tiền khoản phải thu Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ. .. triển thời gian tới 41 CHƢƠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ 4.1 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 42 4.1.1 Kế toán tiền mặt quỹ 42 4.1.1.1

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QTKD

NGUYỄN PHAN THU TRANG

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU

TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành: KẾ TOÁN

Mã số ngành: 52340301

Cần Thơ, tháng 12/2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QTKD

NGUYỄN PHAN THU TRANG

MSSV: C1200392

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU

TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH: KẾ TOÁN

Mã số ngành: 52340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts.NGUYỄN HỮU ĐẶNG

Cần Thơ, tháng 12/2014

Trang 3

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc công ty Xăng dầu Tây Nam

Bộ, em cũng xin cảm ơn các anh chị phòng tài chính kế toán Công ty đã hướng dẫn, giới thiệu và giúp đỡ em rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu ở Công ty

Tuy nhiên, do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp chân tình của quý Thầy Cô, cơ quan thực tập và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn

Em kính chúc quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên trong Công ty dồi dào sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Phan Thu Trang

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả

nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

Người thực hiện

Nguyễn Phan Thu Trang

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Ngày … tháng… năm 2014

Thủ trưởng đơn vị

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Phạm vi về không gian 2

1.3.2 Phạm vi về thời gian 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CỞ SỞ LÝ LUẬN 3

2.1.1 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 3

2.1.1.1 KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 3

2.1.1.2 PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 4

2.1.2 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU 10

2.1.2.1 Khái niệm, nội dung và nguyên tắc hạch toán các khoản phải thu 10

2.1.2.2 Kế toán các khoản phải thu khách hàng 12

2.1.2.3 Kế toán thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 14

2.1.2.4 Kế toán các khoản phải thu nội bộ 16

2.1.2.5 Kế toán các khoản phải thu khác 18

2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 20

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 21

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 21

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 26

Trang 7

3.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA

CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ 27

3.2.1 Chức năng 27

3.2.2 Nhiệm vụ 28

3.2.3 Lĩnh vực hoạt động 28

3.3 CÔNG TÁC TỔ CHỨC 30

3.3.1 Công tác tổ chức quản lý 30

3.3.2 Quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận 31

3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 34

3.4.1 Bộ máy kế toán 34

3.4.2 Chế độ kế toán, hình thức kế toán và sổ sách báo cáo kế toán 35

3.4.3 Phương pháp kế toán 39

3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 40

3.5.1 Thuận lợi 40

3.5.2 Khó khăn 40

3.5.3 Phương hướng phát triển trong thời gian tới 41

CHƯƠNG 4 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ 4.1 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 42

4.1.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ 42

4.1.1.1 Chứng từ và sổ sách 42

4.1.1.2 Luân chuyển chứng từ 43

4.1.1.3 Các nghiệp vụ phát sinh 44

4.1.1.4 Thực hiện kế toán chi tiết 46

4.1.1.5 Thực hiện kế toán tổng hợp 46

4.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng 47

4.1.2.1 Chứng từ và sổ sách 47

Trang 8

4.1.2.2 Luân chuyển chứng từ 48

4.1.2.3 Các nghiệp vụ phát sinh 49

4.1.2.4 Thực hiện kế toán chi tiết 50

4.1.2.5 Thực hiện kế toán tổng hợp 50

4.1.3 Kế toán tiền đang chuyển 51

4.1.3.1 Chứng từ và sổ sách 51

4.1.3.2 Luân chuyển chứng từ 52

4.1.3.3 Các nghiệp vụ phát sinh 53

4.1.3.4 Thực hiện kế toán chi tiết 53

4.1.3.5 Thực hiện kế toán tổng hợp 53

4.2 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU 54

4.2.1 Kế toán phải thu khách hàng 54

4.2.1.1 Chứng từ và sổ sách 54

4.2.1.2 Luân chuyển chứng từ 55

4.2.1.3 Các nghiệp vụ phát sinh 56

4.2.1.4 Thực hiện kế toán chi tiết 56

4.2.1.5 Thực hiện kế toán tổng hợp 56

4.2.2 Kế toán thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ 58

4.2.2.1 Chứng từ và sổ sách 58

4.2.2.2 Luân chuyển chứng từ 59

4.2.2.3 Các nghiệp vụ phát sinh 60

4.2.2.4 Thực hiện kế toán chi tiết 60

4.2.2.5 Thực hiện kế toán tổng hợp 60

4.2.3 Kế toán phải thu nội bộ 62

4.2.3.1 Chứng từ và sổ sách 62

4.2.3.2 Luân chuyển chứng từ 63

4.2.3.3 Các nghiệp vụ phát sinh 64

4.2.3.4 Thực hiện kế toán chi tiết 64

4.2.3.5 Thực hiện kế toán tổng hợp 64

Trang 9

4.2.4 Kế toán phải thu khác 65

4.2.4.1 Chứng từ và sổ sách 65

4.2.4.2 Luân chuyển chứng từ 66

4.2.4.3 Các nghiệp vụ phát sinh 67

4.2.4.4 Thực hiện kế toán chi tiết 67

4.2.4.5 Thực hiện kế toán tổng hợp 67

4.3 PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN VỐN BẰNG TIỀN VÀCÁC KHOẢN PHẢI THU 69

4.3.1 Phân tích tình hình biến động vốn bằng tiền và các khoản phải thu 69

4.3.2 Đánh giá khả năng thanh toán 71

4.3.3 Đánh giá tình hình quản lý dòng tiền 74

CHƯƠNG 5 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN, QUẢN LÝ VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU 5.1 NHẬN XÉT CHUNG 78

5.1.1 Nhận xét về công tác kế toán 78

5.1.1.1 Về thực hiện chế độ kế toán 78

5.1.1.2 Về tổ chức công tác kế toán 79

5.1.2 Nhận xét về công tác quản lý vốn bằng tiền và các khoản phải thu 80

5.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN 81

5.3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU 82

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN 83

6.2 KIẾN NGHỊ 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC 86

Trang 10

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 4.1: Phân tích biến động và tỷ trọng vốn bằng tiền và các khoản phải thu trong giai đoạn 2011 – 2013 69 Bảng 4.2: Đánh giá các hệ số thanh toán trong giai đoạn 2011- 2013 71 Bảng 4.3: Đánh giá các chỉ tiêu phải thu trong giai đoạn 2011 – 2013 74 Bảng 4.4: Đánh giá khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng tiền trong giai đoạn

2011 – 2013 76 Bảng 4.5: Đánh giá khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng tiền 6 tháng 2014 so với 6 tháng 2013 77

Trang 11

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1: Sơ đồ hạch toán tiền mặt tại quỹ 5

Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán tiền giử ngân hàng 7

Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán tiền đang chuyển 9

Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán khoản phải thu khách hàng 13

Hình 2.5: Sơ đồ hạch toán thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ 15

Hình 2.6: Sơ đồ hạch toán khoản phải thu nội bộ 17

Hình 2.7: Sơ đồ hạch toán khoản phải thu khác 19

Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý tại công ty 31

Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty 34

Hình 3.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy vi tính 36

Hình 3.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung………37

Hình 4.1: Luân chuyển chứng từ tiền mặt tại quỹ 43

Hình 4.2: Luân chuyển chứng từ tiền giử ngân hàng 48

Hình 4.3: Luân chuyển chứng từ tiền đang chuyển 52

Hình 4.4: Luân chuyển chứng từ khoản phải thu khách hàng 55

Hình 4.5: Luân chuyển chứng từ thuế giá trị gia tăng khấu trừ 59

Hình 4.6: Luân chuyển chứng từ khoản phải thu nội bộ 63

Hình 4.7: Luân chuyển chứng từ khoản phải thu khác 66

Trang 12

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 13

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước kế toán là một công cụ quan trọng phục vụ cho việc hạch toán và quản lý kinh tế, nó còn có vai trò tích cực đối với việc quản lý các tài sản và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Với xu thế ngày càng phát triển và hoàn thiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta thì hệ thống kế toán cũng phải dần hoàn thiện để đáp ứng kịp nhu cầu quản lý, cung cấp thông tin

Để có được những số liệu phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng ta không thể không nhắc đến vai trò to lớn của bộ phận kế toán Thông qua các số liệu kế toán cung cấp, nhà quản lý sẽ hiểu rõ được thực trạng nguồn vốn của doanh nghiệp, từ đó sẽ có những quyết định đầu tư đúng đắn hay những cơ hội kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận Vì vậy việc quản lý vốn bằng tiền và theo dõi các khoản phải thu sao cho mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là vấn đề rất đáng quan tâm Vốn bằng tiền và các khoản phải thu là một phần của vốn lưu động, là một yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Sử dụng hợp lý vốn bằng tiền và theo dõi các khoản phải thu giúp cho tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh và ngày càng kinh doanh

có hiệu quả Mặt khác, doanh nghiệp cũng phải tìm mọi cách để làm giảm đến mức tối thiểu các khoản nợ của khách hàng và tránh tình trạng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp

Trong hoạt động kế toán của các doanh nghiệp nói chung và Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ nói riêng thì kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị Bởi vì việc quản lý vốn bằng tiền và theo dõi các khoản phải thu có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mặt khác mọi chi phí phát sinh của doanh nghiệp đều xuất phát từ nguồn gốc vốn bằng tiền và khả năng phải thu của doanh nghiệp, đảm bảo chi phí đầu vào, vốn bỏ ra vừa

đủ để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất

Thực tế ở nước ta trong thời gian qua cho thấy ở các doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nói chung và vốn bằng tiền nói riêng cũng như việc theo dõi thu hồi lại các khoản nợ phải thu còn rất thấp, chưa khai thác được hiểu quả và tiềm năng sử dụng chúng trong nền kinh tế thị trường để phục vụ sản xuất kinh doanh

Trang 14

Dựa vào các cơ sở quan trọng đƣợc nêu ở trên về công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu cũng nhƣ để củng cố kiến thức đã học đƣợc và

đem áp dụng vào thực tế, em đã thực hiện đề tài “Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ” cho luận văn tốt

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Công

ty xăng dầu Tây Nam Bộ;

- Phân tích các khoản vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ; và

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán, quản lý vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi về không gian

Đề tài đƣợc thực hiện tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ Cần Thơ

1.3.2 Phạm vi về thời gian

- Thời gian số liệu nghiên cứu trong đề tài thu thập từ năm 2011 đến năm

2013 và 6 tháng đầu năm 2014 đƣợc cung cấp từ phòng kế toán tại Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ

- Thời gian của số liệu về kế toán: đề tài sử dụng số liệu từ các chứng từ

kế toán phát sinh trong tháng 4/2014

- Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 11/08/2014 đến ngày 17/11/2014

1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài chủ yếu nghiên cứu về chế độ kế toán

và tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Trang 15

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

(Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính về

việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp)

- Cuối niên độ kế toán, số dư cuối kỳ của các tài khoản vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

- Đối với vàng, bạc, đá quý phản ánh ở nhóm tài khoản vốn bằng tiền chỉ

áp dụng cho các đơn vị không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý Khi tính giá xuất có thể áp dụng một trong những phương pháp tính giá hàng xuất kho như: Giá thực tế đích danh, Giá bình quân gia quyền, Giá nhập trước xuất trước, Giá nhập sau xuất trước

Trang 16

b) Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền

- Phản ánh kịp thời các khoản thu, chi bằng tiền tại doanh nghiệp; khóa

sổ kế toán tiền mặt cuối mỗi ngày để có số liệu đối chiếu với thủ quỹ

- Tổ chức thực hiện đầy đủ, thống nhất các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán nhằm thực hiện chức năng kiểm soát và phát hiện kịp thời các trường hợp chi tiêu lãng phí…

- So sánh, đối chiếu thường xuyên, kịp thời số liệu giữa sổ quỹ tiền mặt,

sổ kế toán tiền mặt với số kiểm kê thực tế nhằm kiểm tra, phát hiện kịp thời các trường hợp sai lệch để kiến nghị các biện pháp xử lý

2.1.1.2 PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN

a) Kế toán tiền mặt

- Tiền mặt tại quỹ

Tiền tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam (kể cả ngân phiếu), ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý Mọi nghiệp vụ thu, chi bằng tiền mặt và việc bảo quản tiền mặt tại quỹ do thủ quỹ của doanh nghiệp thực hiện

- Chứng từ sổ sách

 Phiếu thu, phiếu chi;

 Phiếu xuất, phiếu nhập kho vàng, bạc, đá quý;

 Biên lai thu tiền, Bảng kê vàng, bạc, đá quý;

 Biên bản kiểm kê quỹ…

- Tài khoản sử dụng

Kế toán tổng hợp sử dụng tài khoản 111 “Tiền mặt” để phản ánh số hiện

có và tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ Tài khoản 111 có 3 tài khoản cấp 2:

 TK 1111: Tiền Việt Nam;

 TK 1112: Ngoại tệ;

 TK 1113: Vàng bạc, kim khí quý, đá quý

Trang 17

Chi tạm ứng và các chi phí phát sinh bằng tiền mặt

TK 133

Thuế GTGT đầu vào

Vay ngắn hạn, dài hạn bằng

tiền mặt về nhập quỹ tiền mặt

Tiền mặt thừa phát hiện qua kiểm kê

Doanh thu, thu nhập khác bằng

tiền mặt nhập quỹ tiền mặt

Tiền mặt thiếu phát hiện qua kiểm kê

Thanh toán nợ phải trả bằng tiền mặt

Thu hồi nợ phải thu, các khoản

ký quỹ, ký cƣợc bằng tiền mặt

Gửi tiền mặt vào ngân hàng

Đầu tƣ ngắn hạn, dài hạn bằng tiền mặt

Mua vật tƣ, hàng hóa, công

cụ, TSCĐ… bằng tiền mặt

Trang 18

b) Kế toán tiền gửi ngân hàng

- Tiền gửi ngân hàng

Tiền của doanh nghiệp phần lớn được gởi ngân hàng, Kho bạc, công ty tài chính để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt Lãi từ khoản tiền gửi ngân hàng được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp

Kế toán sử dụng tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” để theo dõi số hiện

có và tình hình biến động tăng, giảm của tiền gửi ngân hàng (Kho bạc nhà nước hay công ty tài chính)

Trang 19

Thanh toán khoản chiết khấu thương mại, giảm giá, hàng bán bị trả lại bằng tiền gửi

TK 411

Thuế GTGT đầu vào

Nhận vốn góp liên doanh, liên

Thanh toán nợ phải trả,

nợ vay bằng tiền gửi

Thu các khoản nợ phải thu bằng tiền gửi

Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt

Đầu tư ngắn hạn, dài hạn bằng TGNH

Mua vật tư, hàng hóa, công cụ,… bằng tiền

gửi

Gửi tiền mặt vào ngân hàng

Thu hồi vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn bằng tiền gửi

nhuận cho các bên góp vốn, chi các quỹ bằng tiền gửi

Trang 20

c) Kế toán tiền đang chuyển

- Tiền đang chuyển

Tiền đang chuyển bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ của doanh nghiệp

đã nộp vào ngân hàng, kho bạc nhưng chưa nhận được giấy báo có của ngân hàng, kho bạc hoặc đã làm thủ tục chuyển tiền qua bưu điện để thanh toán nhưng chưa nhận được giấy báo của đơn vị được thụ hưởng

- Chứng từ sổ sách

Chứng từ sử dụng làm căn cứ hạch toán tiền đang chuyển gồm: Phiếu chi, Giấy nộp tiền, Biên lai thu tiền, Phiếu chuyển tiền, Phiếu kế toán…

Tài khoản 113 có 2 tài khoản cấp 2:

 TK 1131: Tiền Việt Nam;

 TK 1132: Ngoại tệ

Trang 21

Thu tiền nợ của khách hàng nộp

thẳng vào ngân hàng nhưng chưa

nhận được giấy báo Có của ngân

hàng

TK 331 Nhận được giấy báo Nợ

của ngân hàng về số tiền

đã trả người bán

Thuế GTGT

Cuối kỳ đánh giá lại số dư ngoại

tệ cuối kỳ của ngoại tệ đang

chuyển (chênh lệch tỷ giá tăng)

Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số tiền

đã gửi vào ngân hàng

Cuối kỳ đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ của ngoại

tệ đang chuyển (chênh lệch tỷ giá giảm)

Thu tiền bán hàng hoặc các khoản thu nhập khác nộp thẳng

vào ngân hàng nhưng chưa nhận

được giấy báo Có của ngân hàng

Chuyển tiền gửi vào ngân hàng

nhưng chưa nhận được giấy báo Có

Trang 22

2.1.2 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU

2.1.2.1 Khái niệm, nội dung và nguyên tắc hạch toán các khoản phải thu

- Khái niệm

Nhóm các khoản phải thu dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Nội dung các khoản phải thu

Các khoản phải thu bao gồm nợ phải thu của khách hàng, của cấp trên hoặc cấp dưới trong nội bộ doanh nghiệp của cá nhân, tập thể và ngoài doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ…

- Nguyên tắc hạch toán các khoản phải thu

Khi theo dõi và hạch toán các khoản phải thu cần tôn trọng một số nguyên tắc sau:

 Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, từng khoản nợ và từng lần thanh toán Kế toán phải theo dõi chặt từng khoản

nợ phải thu và thường xuyên kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn hoặc nợ dây dưa

 Những đối tượng có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có số dư

nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối tháng kế toán cần tiến hành kiểm tra, đối chiếu từng khoản nợ đã phát sinh, đã thu hồi và số còn nợ Nếu cần có thể yêu cầu các đối tượng xác nhận số nợ phải thu bằng văn bản

 Các đối tượng không thanh toán các khoản nợ phải thu cho doanh nghiệp bằng tiền mà thanh toán bằng hàng (trường hợp đổi hàng) hoặc bù trừ giữa nợ phải thu và nợ phải trả hoặc phải xử lý khoản nợ khó đòi cần có đủ các chứng từ hợp pháp, hợp lệ liên quan như biên bản đối chiếu công nợ, biên bản bù trừ công nợ, biên bản xóa nợ…

 Trên Bảng cân đối kế toán các khoản phải thu được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

 Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng các khoản nợ phải thu phân ngắn hạn và dài hạn như sau:

 Các khoản nợ phải thu hồi trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại nợ phải thu ngắn hạn

Trang 23

 Các khoản nợ phải thu được thu hồi sau 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được sắp xếp vào loại nợ dài hạn

 Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng các khoản nợ phải thu được phân thành ngắn hạn và dài hạn như sau:

 Các khoản nợ phải thu được thu hồi trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại nợ phải thu ngắn hạn

 Các khoản nợ phải thu hồi trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại nợ phải thu dài hạn

 Đối với doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu

kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn thì các khoản nợ phải thu được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần

 Phải xác định tại chỗ hoặc yêu cầu xác nhận bằng văn bản đối với các khoản nợ tồn đọng lâu ngày chưa và khó khả năng thu hồi được để làm căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi về các khoản phải thu này

 Các tài khoản phải thu chủ yếu có số dư bên nợ, nhưng trong quan hệ với từng đối tượng phải thu có thể xuất hiện số dư bên có (trong trường hợp nhận tiền ứng trước, trả trước của khách hàng hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu) Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính, khi tính toán các tiêu chí phải thu, phải trả cho phép lấy số dư chi tiết của các đối tượng nợ phải thu để lên hai tiêu chí bên “Tài sản” và “Nguồn vốn” của Bảng cân đối kế toán

 Đối với các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ cần phải được ghi sổ

kế toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch (tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ), đồng thời theo dõi theo nguyên tệ Cuối niên độ kế toán, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ được trình bày trên Bảng cân đối kế toán theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khóa sổ lập Báo cáo tài chính Chênh lệch tỷ giá hối đoái: đánh giá lại các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ sau khi bù trừ giữa

lỗ và lãi tỷ giá hối đoái được ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh

Trang 24

2.1.2.2 Kế toán các khoản phải thu khách hàng

- Nội dung

Các khoản phải thu của khách hàng là những khoản cần phải thu do doanh nghiệp bán chịu hàng hoá, thành phẩm hoặc cung cấp dịch vụ Trong điều kiện sản xuất thị trường và lưu thông hàng hoá càng phát triển thì việc bán chịu ngày càng tăng để đẩy mạnh bán ra Do vậy mà các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu và có xu hướng tăng lên trong các khoản phải thu của doanh nghiệp

- Chứng từ sổ sách

Chứng từ căn cứ hạch toán tài khoản phải thu khách hàng:

 Hóa đơn bán hàng;

 Hóa đơn thuế giá trị gia tăng;

 Phiếu thu, phiếu chi;

 Giấy báo có ngân hàng;

 Biên bản bù trừ công nợ,…

Trang 25

Tổng số tiền khách hàng phải thanh toán

Các khoản chi hộ khách hàng

Chênh lệch tỷ giá tăng khi cuối

kỳ đánh giá các khoản phải thu

của khách hàng bằng ngoại tệ

Chênh lệch tỷ giá giảm khi cuối kỳ

đánh giá các khoản phải thu của

khách hàng bằng ngoại tệ

Chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thương mại, giảm giá, hàng bán bị

trả lại

Khách hàng ứng trước hoặc thanh toán tiền

Khách hàng thanh toán bằng hàng

Thuế GTGT (nếu có)

Trang 26

2.1.2.3 Kế toán thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (GTGT)

- Nội dung

Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ chỉ phát sinh ở những đơn vị kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Thuế GTGT được khấu trừ là số thuế GTGT đầu vào của những hàng hoá, dịch vụ, tài sản cố định mà cơ sở kinh doanh mua vào để dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT Chứng từ sử dụng để hạch toán thuế GTGT được khấu trừ phải là hoá đơn GTGT do bên bán lập khi cơ sở mua hàng hoá, dịch

Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp hai:

 TK 1331: “Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ”: dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào của vật tư hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ;

 TK 1332: “Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định”: phản ánh số thuế GTGT đầu vào của quá trình mua sắm tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT

Trang 27

- Sơ đồ hạch toán

Hình 2.5: Sơ đồ hạch toán tài khoản 133

TK 111, 112

TK 152, 153,156, 211…

Khi mua vật tư, hàng hóa, tài sản, dịch vụ, TCSĐ trong nước

Thuế GTGT của hàng nhập khẩu

phải nộp NSNN nếu được khấu trừ

Hàng mua trả lại người bán hoặc giảm giá

Trang 28

2.1.2.4 Kế toán phải thu nội bộ

- Nội dung

Khoản phải thu nội bộ là các khoản công nợ phải thu của doanh nghiệp với cấp trên hoặc đơn vị trực thuộc, phụ thuộc hoặc các đơn vị khác trong một doanh nghiệp độc lập, một tổng công ty về các khoản đã chi hộ, trả hộ, thu hộ, các khoản mà các đơn vị cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới

- Chứng từ sổ sách

 Hóa đơn thuế giá trị gia tăng; hóa đơn thông thường;

 Hóa đơn vận chuyển kiêm phiếu xuất kho nội bộ;

 Phiếu thu, phiếu chi;

 Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho nội bộ;

 Biên bản bù trừ công nợ nội bộ;

 Sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ nội bộ

Tài khoản 136 – phải thu nội bộ có 2 tài khoản cấp hai:

 Tài khoản 1361: vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc;

 Tài khoản 1362: phải thu nội bộ khác

Trang 29

TK 411

Các khoản làm tăng vốn kinh doanh ở

Các đơn vị trực thuộc do nhà nước cấp trực

tiếp, do nhận viện trợ, do tăng TSCĐ được

đài thọ từ nguồn vốn đầu tư XDCB, quỹ phát

triển kinh doanh, do bổ sung từ kết quả

Nhận lại vốn do đơn

vị trực thuộc hoàn trả

Khoản vốn kinh doanh nộp cho nhà nước do đơnvị trực thuộc hiện theo

ủy quyền

TK 111, 112, 152

Cấp vốn kinh doanh cho đơn vị cấp

dưới bằng tiền, bằng vật liệu

TK 411

TK 211 (213)

TK 214 Giá trị còn lại

Trang 30

2.1.2.5 Kế toán các khoản phải thu khác

- Nội dung

Phải thu khác là các khoản phải thu ngoài những nội dung đã đề cập ở trên bao gồm:

 Giá trị tài sản thiếu chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý

 Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do tập thể hoặc cá nhân trong và ngoài đơn vị gây ra như gây mất mát, hư hỏng tài sản, vật tư hàng hoá hay tiền bạc được xử lý bắt bồi thường

 Các khoản đã vay mượn tài sản, tiền bạc có tính chất tạm thời

 Các khoản phải thu về cho thuê tài sản cố định, lãi về đầu tư tài chính

 Các khoản chi cho hoạt động sự nghiệp, cho đầu tư xây dựng cơ bản nhưng không được cấp trên phê duyệt phải thu hồi hoặc chờ xử lý

 Các khoản gửi vào tài khoản chuyển thu, chuyển chi để nhờ đơn vị nhận uỷ thác xuất nhập khẩu hoặc nhận đại lý bán hàng nộp hộ thuế

 Các khoản phải thu khác (phí, lệ phí, các khoản nộp phạt, bồi thường )

 Kế toán các khoản phải thu khác phải mở sổ theo dõi chi tiết cho từng đối trường hợp thiếu tài sản, về số lượng, giá trị, người chịu trách nhiệm vật chất và tình hình xử lý Đồng thời phải theo dõi cho từng khoản, từng đối tượng phải thu, số đã thu, số còn phải thu

- Chứng từ sổ sách

 Phiếu thu, phiếu chi;

 Giấy báo nợ, giấy báo có;

 Biên bản kiểm kê quỹ;

 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hóa;

 Biên bản xử lý tài sản thiếu,

Tài khoản 138 - phải thu khác có 3 tài khoản cấp hai:

 Tài khoản 1381: tài sản thiếu chờ xử lý;

 Tài khoản 1385: thu về cổ phần hóa;

 Tài khoản 1388: phải thu khác

Trang 31

Khi cho vay, cho mượn vật tư, tiền

vốn tạm thời, các khoản chi hộ khách

hàng và các khoản phải thu khác

Số tiền phải thu bồi thường của đơn vị, cá nhân về tài sản thiếu theo quyết định xử lý

Định kỳ khi xác định tiền lãi phải thu

và số cổ tức, lợi nhuận được chia

Các khoản chi hoạt động sử nghiệp, dự án, chi đầu tư XDCB chi phí SXKD, nhưng không được

cấp thẩm quyền phê duyệt phải thu

lý nợ phải thu khác không

có khả năng thu hồi

Nếu phải thu bồi thường

Nếu được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu

Trang 32

2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Nguyễn Minh Xuân An (2011) nghiên cứu “Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty TNHH TMDV giao nhận Thế Kỷ Mới”, báo cáo thực tập trong giai đoạn 2009 - 2011 Tác giả đã thu thập được số liệu thứ cấp, quan sát được quy trình luân chuyển chứng từ và một số thông tin được tác giả hỏi nhân viên kế toán Kế toán xử lý số liệu đa phần trên phần mềm, phương pháp ghi chép phù hợp với quy mô của công ty, luôn kịp thời và khớp nhau Chứng từ luân chuyển nhanh gọn, lập rõ ràng đầy đủ chữ ký.Tuy nhiên trong quá trình quản lý việc thu hồi nợ của công ty vẫn có những khoản nợ mà khách hàng đã nợ quá hạn mà chưa có biện pháp xử lý hợp lý mà công ty không có khoản dự phòng khó đòi

Nguyễn Khánh Ngân (2012) nghiên cứu “Kế toán các khoản phải thu tại Công ty TNHH Nielsen”, đề tài thực tập tốt nghiệp, Đại học Hoa Sen Tác giả

đã thu thập số liệu thứ cấp từ công ty, kết hợp hỏi kế toán viên và quan sát quy trình luân chuyển chứng từ để đánh giá tổ chức kế toán Bên cạnh đó tác giả còn tiến hành hạch toán một số nghiệp vụ, ghi sổ, phân tích báo cáo tài chính bằng cách so sánh tương đối và tuyệt đối thông qua giai đoạn 2009 - 2011, đánh giá các chỉ số thông qua tỷ lệ và hệ số Kết quả nghiên cứu cho thấy, bên cạnh những ưu điểm về cơ cấu bộ máy, sổ sách, chứng từ, kiểm soát nội bộ, quản lý công nợ thì còn có một số nhược điểm như kế toán phải thu chưa theo dõi thật sát sao việc thu thập số liệu từ các phòng ban liên quan để làm cơ sở cập nhật số liệu chính xác, kịp thời Kế toán gặp khó khăn trong việc bù trừ công nợ cho khách hàng và dễ gây ra hiểu lầm khi ban giám đốc chưa có chế

độ cụ thể bằng văn bản dành cho khách hàng được hưởng chế độ chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán mà chỉ hứa hẹn với khách hàng bằng miệng Qua lược khảo tài liệu cho thấy, các nghiên cứu trước đây đa phần phân tích dựa trên tài liệu thứ cấp của công ty, quy trình ghi sổ cũng dựa vào quá trình phỏng vấn kế toán và quan sát quá trình luân chuyển chứng từ trong thực tế tại đơn vị Từ đó tác giả thực hiện hạch toán một số nghiệp vụ thực tế phát sinh để tiến hành ghi sổ và phân tích thông qua các chỉ số để có giải pháp tốt trong kinh doanh Do vậy, nghiên cứu này kế thừa phương pháp nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khánh Ngân (2012) và Nguyễn Xuân Minh

An (2011) để thực hiện phân tích quy trình hạch toán và luân chuyển chứng

từ đưa ra giải pháp nhằm giảm bớt khoản phải thu và trong công ty

Trang 33

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu sơ cấp: đề tài có sử dụng một số thông tin sơ cấp về thực hiện

chế độ kế toán và tổ chức công tác kế toán bằng phương pháp quan sát và trao đổi trực tiếp với Kế toán trưởng và các nhân viên kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp tại Phòng kế toán của Công ty Bên cạnh đó, các chứng từ kế toán được thu thập trực tiếp từ Phòng kế toán của Công ty

- Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp của đề tài bao gồm số liệu về kết quả

hoạt động kinh doanh, các khoản vốn bằng tiền và các khoản phải thu được thu thập từ các báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng 2014

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp kế toán

a) Phương pháp chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải lập chứng từ là giấy tờ hoặc vật chứng đựng thông tin, làm bằng chứng xác nhận sự phát sinh

và hoàn thành các nghiệp vụ kinh tế

Phương pháp chứng từ kế toán nhằm sao chụp nguyên tình trạng và sự vận động, được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và được hoàn thành theo thời gian, địa điểm phát sinh và các bản chứng từ kế toán

Hệ thống chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản và xác minh tính hợp pháp trong việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế pháp lý thuộc đối tượng hạch toán kế toán, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh b) Phương pháp tính giá

Tính giá là phương pháp thông tin và kiểm tra về chi phí trực tiếp và gián tiếp cho từng loại hoạt động, từng loại tài sản như: tài sản cố định, hàng hóa, vật tư, sản phẩm,

Phương pháp tính giá sử dụng thước đo tiền tệ để tính toán, xác định giá trị của từng loại tài sản của đơn vị thông qua việc mua vào, nhận góp vốn, được cấp, được tài trợ hoặc sản xuất ra theo những nguyên tắc nhất định c) Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán

Tổng hợp và cân đối kế toán là phương pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hạch toán qua từng thời kỳ nhất định bằng cách lập các báo cáo có tình tổng hợp và cân đối

Trang 34

như: bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

- Phương pháp so sánh

a) Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối

Là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế

0

1 y y

 : Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không để trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục b) Phương pháp so sánh bằng số tương đối

Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế

%y: Biểu hiện tốc độ tăng hay giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này dùng làm rõ tốc độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó Trên cơ sở đó so sánh tốc độ biến động giữa các chỉ tiêu Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục

- Phương pháp tỷ số

Phân tích các chỉ số tài chính giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất và khuynh hướng tài chính của doanh nghiệp Sau đây là nhóm các chỉ số tài chính được sử dụng:

%100

(2.1)

Trang 35

a) Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán

Nguyên tắc cơ bản cho thấy tỷ số này là 2:1, tức là tỷ số này bằng 2 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính bình thường Tuy nhiên sự biến động của tỷ số này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau như: loại hình kinh doanh chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp

Một tỷ số thanh toán ngắn hạn quá thấp sẽ là gánh nặng cho việc trả các khoản nợ ngắn hạn, lúc này doanh nghiệp không đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn, tình trạng mất khả năng thanh toán có thể xảy ra

Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý loại trừ những tài sản khó hoán chuyển thành tiền: nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hàng tồn kho kém phẩm chất, các thiệt hại chờ xử lý,

 Tỷ số thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa tiền và các khoản tương đương tiền so với các khoản nợ ngắn hạn Các khoản tương đương tiền được xem là những tài sản có tốc độ luân chuyển thành tiền nhanh: đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn khác

Cần lưu ý khi tính đến chỉ tiêu này cần nên loại bỏ những tài sản tồn kho,

vì đây là bộ phận phải dự trữ thường xuyên đảm bảo cho quá trình kinh doanh

mà giá trị cũng như thời gian hoán chuyển thành tiền của nó không chắc chắn

𝑇ỷ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛ℎ𝑎𝑛ℎ =𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔 ắ𝑛 ℎạ𝑛−𝑇ổ𝑛𝑔 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛𝑔 ắ𝑛 ℎạ𝑛

(2.3)

(2.4)

Trang 36

Tỷ số này thể hiện khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, tỷ số này cho thấy có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn cho một đồng nợ ngắn hạn và đánh giá xem có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có đủ khả năng thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không Nếu tỷ số ngày nhỏ hơn 1 và dưới 0,5 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản

nợ ngắn hạn, và nếu tỷ số nhà nhỏ hơn hẳn tỷ số thanh toán ngắn hạn thì điều

đó có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho

 Tỷ số thanh toán tức thời

Tỷ số thanh toán tức thời chỉ tính đến các tài sản có khă năng hoán

chuyển thành tiền nhanh nhất, đó là vốn bằng tiền

𝑇ỷ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡ứ𝑐 𝑡ℎờ𝑖 =𝑇𝑖ề𝑛 𝑣à 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑡ươ𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛𝑔 ắ𝑛 ℎạ𝑛𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛

Tử số trong chỉ tiêu này có thể bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, nếu sự chuyển hóa thành tiền của các khoản đầu tư chứng khoán là thuận lợi và nhanh chóng Các hệ số trên đây có ý nghĩa riêng biệt của nó, nhưng nó không cung cấp được đầy đủ thông tin cần thiết, trong nhiều trường hợp chỉ tiêu này không còn ý nghĩa, vì việc xác định thời gian cấp thiết để trả

nợ cũng như khả năng hoán chuyển thành tiền không rõ ràng, không chắc chắn

Chỉ tiêu này đòi hỏi phải có sẵn tiền để thanh toán các khoản nợ bất kỳ thời điểm nào xem doanh nghiệp của đủ nguồn lực sẵn có để thanh toán khoản

nợ hay không Nếu hệ số này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối không khả quan do dự trữ quá nhiều tiền dẫn đến vòng quay tiền chậm lại giảm hiệu quả sử dụng vốn, nếu hệ số này nhỏ hơn 0,1 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ

b) Nhóm tỷ số giữa các khoản phải thu so với tổng các khoản phải trả

𝑇ỷ 𝑠ố 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑠𝑜 𝑣ớ𝑖 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả= 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả

Tỷ số này cũng để đánh giá xem các khoản phải thu có ảnh hưởng gì đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Tỷ lệ này càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn và ngược lại

Trang 37

Số vòng quay các khoản phải thu cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi nợ phải thu Nếu số vòng quay của khoản phải thu lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít chiếm dụng vốn

về khă năng thanh toán nợ của công ty, đơn giản là vì thông thường các hóa đơn được thanh toán bằng tiền mặt

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

(2.8)

(2.9)

Trang 38

VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ là một trong những đơn vị trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam – Bộ Thương Mại

- Tên công ty: Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

- Tên giao dịch quốc tế: Petrolimex TÂY NAM BỘ

- Trụ sở: Số 21, đường cách mạng tháng 8, Phường Thới Bình, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ

 Tại ngân hàng Công thương TP Cần Thơ: 10201000285209

 Tại ngân hàng Ngoại Thương TP Cần Thơ (USD): 011.137.000791.8

 Tại ngân hàng Ngoại Thương TP Cần Thơ (VND): 011.1.00.000047.4

Trước ngày 30/4/1975, thị trường xăng dầu ở phía nam cũng như ở Thành phố Hồ Chí Minh đều do 3 hãng lớn là: Catlex (Mỹ), Esso (Anh), Shell (Hà Lan) chiếm lĩnh toàn bộ thị trường Sau ngày niềm Nam hoàn toàn giải phóng Ban quân quản tiếp quản toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật của 3 hãng trên và thành lập Công ty xăng dầu Miền Nam trực thuộc Tổng cục Vật tư Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ được thành lập vào tháng 5/1975 từ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật (kho, bồn bể, đường ống, ) do các hãng của tư bản như hãng Catlex, Esso, Shell để lại với tên gọi ban đầu là Công ty xăng dầu cấp I khu vực Tây Nam Bộ Ngày 07/01/1976, Tổng cục Vật tư bằng văn bản số 03/VH-KH quyết định thành lập Tổng kho xăng dầu Khu vực Tây Nam

Bộ, trực thuộc Công ty xăng dầu Miền Nam (Công ty xăng dầu Khu vực II ngày nay)

Tháng 7/1977, Tổng Công ty xăng dầu có quyết định số 221/XD – QĐ đổi tên “Tổng kho xăng dầu Khu vực Tây Nam Bộ” thành “Tổng kho xăng dầu Cần Thơ” trực thuộc Công ty xăng dầu Khu vực II

Trang 39

Ngày 11/9/1984, Giám đốc Công ty xăng dầu Khu vực II ban hành quyết định số 134/TC – QĐ đổi tên “Tổng kho xăng dầu Cần Thơ” thành “Xí nghiệp xăng dầu Hậu Giang

Ngày 26/12/1988, Tổng giám đốc Công ty xăng dầu Việt Nam ban hành quyết định số 2209/ XD – QĐ đổi tên “Xí nghiệp xăng dầu Hậu Giang” thành

“Công ty xăng dầu Hậu Giang” và trực thuộc Petrolimex Việt Nam

Ngày 01/01/2004, theo quyết định số 1680/2003/QĐ – BTM ngày 08/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại, đổi tên “Công ty xăng dầu Hậu Giang” thành “Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ” trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam

Từ ngày 01/7/2012 Công ty chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công

ty TNHH Một thành viên thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam

Từ khi thành lập đến nay, Công ty không ngừng lớn mạnh, ngoài trụ sở chính tại Thành phố Cần Thơ, Công ty còn có 03 chi nhánh trực thuộc ở 03 tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu cùng hệ thống kho bể với sức chứa trên 120.000 m3/ tấn Với những đóng góp cho sự phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng Công ty đã được Nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng Ba, huân chương lao động hạng Nhì và nhiều danh hiệu cá nhân khác

3.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ

3.2.1 Chức năng

Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ hoạt động trong lĩnh vực thương mại, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam Công ty có chức năng chính là kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đảm bảo cho nhu cầu của an ninh quốc phòng và yêu cầu phát triển kinh tế trong địa bàn được phân công Ngoài mặt hàng chủ yếu và xăng dầu Công ty còn tổ chức kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ như: kinh doanh kho bể (giữ hộ hàng hóa, cấp lẻ, nhập ủy thác, ), vận tải xăng dầu, dịch vụ hàng dự trữ quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn cho khách hàng Bên cạnh đó Công ty còn có chức năng thực hiện hợp đồng tái xuất sang Campuchia theo sự ủy nhiệm của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam

3.2.2 Nhiệm vụ

Cung cấp xăng dầu cho các tỉnh Miền Tây ngoài ra còn tham gia xuất sang thị trường Campuchia

Trang 40

Phát huy nguồn lực, tổ chức kinh doanh có hiệu quả để hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch mà Tổng Công ty giao Ngày càng mở rộng thêm các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh nhằm gia tăng thị phần Bên cạnh đó, phải khai thác một cách có hiệu quả tài sản, nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp, đồng thời chống lãng phí gây thất thoát nhầm mang lại lợi ích cho Công

ty và xã hội

Trong công tác kinh doanh tạo cho được khả năng nguồn hàng có lợi thế hơn, xây dựng một thị trường bán buôn, bán lẻ vững chắc và ổn định Phấn đấu cho Công ty là trung tâm phân phối nguồn hàng xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong vùng, đồng thời đẩy mạnh trình độ phát triển các điểm bán lẻ, tổ chức và kinh doanh có hiệu quả nhằm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên và nguồn thu cho ngân sách Nhà nước góp phần đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Ngoài ra, Công ty còn có nhiệm vụ dự trữ xăng dầu Quốc gia đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, tiêu dùng xã hội và an ninh quốc phòng khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long

3.2.3 Lĩnh vực hoạt động

a) Lĩnh vực hoạt động của Công ty bao gồm:

- Kinh doanh xăng dầu;

- Các sản phẩm hóa dầu và khí hóa lỏng;

- Kinh doanh kho, cảng (giữ hộ, cấp lẻ, ủy thác);

- Vận chuyển xăng dầu;

- Vật tư, thiết bị phục vụ ngành xăng dầu;

- Cung ứng tàu biển;

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:23

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w