Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ

160 705 1
Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... tài: Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải Nam Trung Bộ nhằm đưa kết luận khoa học khẳng định việc xây dựng Trung tâm nghề cá ngừ cho vùng Nam Trung Bộ đắn,...BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG BÙI HÒA THỊNH TIẾP CẬN LÝ THUYẾT CỤM (CLUSTER) CHO PHÁT TRIỂN NGHỀ CÁ KHU VỰC DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành:... hướng phát triển nước khu vực giới hình thành trung tâm nghề cá lớn vùng, khu vực trọng điểm, đáp ứng yêu cầu phát triển nghề cá cách bền vững Việt Nam nước có nghề cá phát triển nhanh, mạnh, đó,

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG BÙI HÒA THỊNH TIẾP CẬN LÝ THUYẾT CỤM (CLUSTER) CHO PHÁT TRIỂN NGHỀ CÁ KHU VỰC DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ Khánh Hòa – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG BÙI HÒA THỊNH TIẾP CẬN LÝ THUYẾT CỤM (CLUSTER) CHO PHÁT TRIỂN NGHỀ CÁ KHU VỰC DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA SAU ĐẠI HỌC TS. TRẦN ĐÌNH CHẤT Khánh Hòa - 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Bùi Hòa Thịnh ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của các giảng viên Đại học Nha Trang, các chuyên gia trong ngành thủy sản và các học viên cùng khóa. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh, Cô đã có những gợi ý, hướng dẫn rất quý giá để hoàn thiện luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cám ơn các thầy cô của Đại học Nha Trang đã cung cấp kiến thức, nền tảng cơ bản để tôi có thể ứng dụng vào luận văn. Tôi xin cám ơn các Ông/Bà là Giám đốc, lãnh đạo các cơ quan chức năng, Công ty, đơn vị hoạt động trong ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đã đưa ra các nhận định rất chuyên ngành để tôi vận dụng vào luận văn. Tôi cũng xin cám ơn các bạn học viên cùng khóa đã chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình làm bài. Tôi xin cám ơn cha mẹ, vợ và người thân đã động viên và tạo điều kiện để tôi nỗ lực hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cám ơn quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ đã có những góp ý quý báu để hoàn chỉnh luận văn này. Nha Trang, tháng 12 năm 2014 Tác giả Bùi Hòa Thịnh iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i LỜI CÁM ƠN .....................................................................................................ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ....................................................vii DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................3 5. Ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................................4 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................4 6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................4 6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..........................................................5 7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................7 CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP (INDUSTRIAL CLUSTER) ......................................................................................... 8 1.1. Lý thuyết về cụm .......................................................................................8 1.1.1. Khái niệm về cụm...............................................................................8 1.1.2. Mô hình kim cương các nhân tố hình thành khả năng cạnh tranh của cụm ........................................................................................................................12 1.1.3. Cụm trong hoạch định chính sách vùng ...........................................13 1.1.4. Hệ thống tiêu chí đánh giá sự thành công/hiệu quả của cụm ...........16 1.1.5. Hệ thống cơ chế chính sách để hình thành và phát triển cụm ..........17 1.2. Tiếp cận lý thuyết công nghiệp hỗ trợ và hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu cụm .........................................................................................................18 1.2.1. Lý thuyết về CNHT ..........................................................................18 1.2.2. Lý thuyết hệ sinh thái .......................................................................23 iv 1.3. Lý thuyết về phân tích và đánh giá hiệu quả đầu tư dự án ......................27 1.3.1. Định nghĩa dự án đầu tư: ..................................................................27 1.3.2. Nội dung chủ yếu của dự án khả thi .................................................27 1.3.3. Phân tích tài chính dự án ..................................................................28 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án: .........................28 1.3.3. Phân tích độ nhạy của dự án:............................................................29 1.4. Một số trường hợp về xây dựng cụm thủy sản dựa trên mô hình kim cương Porter của các quốc gia trên thế giới và vận dụng vào Việt Nam. .................29 1.4.1. Một số mô hình cụm thủy sản trên thế giới......................................29 1.4.2. Một số mô hình cụm tại Việt Nam ...................................................36 CHƯƠNG 2 - ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH TRUNG TÂM NGHỀ CÁ NGỪ VÙNG NAM TRUNG BỘ ĐẶT TẠI KHÁNH HÒA ................. 39 2.1. Phương pháp đánh giá .............................................................................39 2.1.1. Công cụ nghiên cứu ..........................................................................39 2.1.2. Phương pháp chuyên gia ..................................................................41 2.2. Đánh giá môi trường nội bộ của nghề đánh bắt cá ngừ tại vùng duyên hải Nam Trung bộ............................................................................................................42 2.2.1. Tình hình khai thác ...........................................................................43 2.2.2. Tình hình thu mua ............................................................................47 2.2.3. Tình hình chế biến ............................................................................49 2.2.4. Tình hình tiêu thụ .............................................................................52 2.2.5. Hoạt động hậu cần, dịch vụ và hỗ trợ khác ......................................56 2.2.6. Xác định các điểm mạnh và điểm yếu chính của nghề cá ngừ khu vực Nam Trung bộ: ...............................................................................................58 2.2.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của nghề cá ngừ Nam Trung bộ ................................................................................................................60 2.3. Đánh giá môi trường vĩ mô tác động đến sự phát triển của nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ ..................................................................................................61 2.3.1. Yếu tố kinh tế ...................................................................................61 2.3.2. Yếu tố chính trị - pháp luật...............................................................62 2.3.3. Yếu tố văn hóa - xã hội ....................................................................63 2.3.4. Yếu tố tự nhiên .................................................................................64 v 2.3.5. Yếu tố kỹ thuật - công nghệ .............................................................64 2.3.6. Xác định các cơ hội và nguy cơ chính của nghề cá ngừ vùng Nam Trung bộ: ...............................................................................................................65 2.3.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ..................................66 2.4. Ma trận SWOT nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ .................................68 2.5. Phân tích các điều kiện của nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ theo mô hình của M. Porter .....................................................................................................70 2.5.1. Nhân tố đầu vào ................................................................................70 2.5.2. Nhân tố cạnh tranh và chiến lược công ty ........................................70 2.5.3. CNHT và liên quan...........................................................................71 2.5.4. Điều kiện cầu ....................................................................................71 2.5.5. Hợp tác của tổ chức ..........................................................................72 2.6. Lựa chọn Khánh Hòa là hạt nhân khi quy hoạch trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung bộ...................................................................................................72 CHƯƠNG 3 - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TRUNG TÂM NGHỀ CÁ NGỪ VÙNG NAM TRUNG BỘ ĐẶT TẠI KHÁNH HÒA ................. 75 3.1. Sự cần thiết phải hình thành trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung bộ ...................................................................................................................................75 3.2. Khái quát về trung tâm nghề cá ...............................................................76 3.2.1. Khái niệm trung tâm nghề cá vùng ..................................................76 3.2.2. Chức năng trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ ........................77 3.3. Một số giả định đặt ra cho dự án .............................................................77 3.4. Mô tả dự án ..............................................................................................79 3.4.1. Giới thiệu dự án ................................................................................79 3.4.2. Cơ sở hạ tầng và hậu cần dịch vụ nghề cá ngừ đại đương đặt tại tỉnh Khánh Hòa .............................................................................................................79 3.4.3. Các bên liên quan đến dự án ............................................................80 3.5. Phân tích tài chính của dự án...................................................................80 3.5.1. Các thông số đầu vào của dự án .......................................................80 3.5.2. Kết quả phân tích tài chính ...............................................................83 3.5.3. Phân tích rủi ro về tài chính .............................................................84 3.5.4. Phân tích rủi ro khác .........................................................................86 vi CHƯƠNG 4 - ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH TRIỂN KHAI TRUNG TÂM NGHỀ CÁ NGỪ VÙNG NAM TRUNG BỘ ĐẶT TẠI KHÁNH HÒA ................. 89 4.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển của Thủ tướng Chính phủ đối với nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ ......................................................................................89 4.1.1. Quan điểm phát triển ........................................................................89 4.1.2. Phương án quy hoạch xây d ặ cá ngừ đại dươ ................................................................ 89 4.2. Đề xuất chính sách để triển khai trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ và chọn Khánh Hòa làm hạt nhân ........................................................................91 4.2.1. Một số cơ sở để đưa ra đề xuất .........................................................91 4.2.2. Đề xuất về cơ chế hoạt động ............................................................91 4.2.3. Đề xuất về chính sách .......................................................................91 4.2.4. Đề xuất về giải pháp để liên kết vùng Nam Trung bộ theo định hướng khai thác xa bờ ...........................................................................................93 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 97 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 100 vii DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT B/C : Benefit/Cost Ratio (Tỷ suất lợi ích - chi phí) Bộ NN&PTNT : Ministry of Agriculture & Rural Development (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) (Công nghiệp hỗ trợ) CNHT : Cụm : Industrial Cluster (Cụm công nghiệp) DN : EFE : External Factor Evaluation (Ma trận đánh giá các yếu tố bên (Doanh nghiệp) ngoài) IFE : Internal Factor Evaluation (Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong) IRR : Internal Rate of Return (Hệ số hoàn vốn nội tại) NPV : Net present value (Giá trị hiện tại ròng) SWOT : Strengths Weaknesses Opportunities Threats (Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa) XK : Export (Xuất khẩu) viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Danh sách chuyên gia .........................................................................42 Bảng 2.2 Số lượng tàu thuyền khai thác.............................................................43 Bảng 2.3 Sản lượng khai thác .............................................................................46 Bảng 2.4 Doanh thu xuất khẩu ...........................................................................53 Bảng 2.5 Danh sách 10 DN XK hàng đầu Việt Nam (2008-2013) ....................54 Bảng 2.6 Tổng hợp các điểm mạnh và yếu quan trọng của nghề cá ngừ Nam Trung bộ ........................................................................................................................59 Bảng 2.7 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) .....................................................60 Bảng 2.8 Tổng hợp các cơ hội và nguy cơ của nghề cá ngừ Nam Trung bộ .....66 Bảng 2.9 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) ...................................................67 Bảng 2.10 Bảng tổng hợp các vấn đề chủ yếu của nghề cá ngừ Nam Trung bộ 68 Bảng 3.1 Tỉ lệ lạm phát VND.............................................................................80 Bảng 3.2 Danh mục đầu tư trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ .................82 Bảng 3.3 Kết quả tài chính .................................................................................84 ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Mô hình năng lực cạnh tranh cụm .......................................................13 Hình 1.2 Phạm vi của CNHT theo MITI ............................................................19 Hình 1.3 Minh họa ba khái niệm về CNHT và các phạm vi tương ứng ............21 Hình 1.4 Sơ đồ cụm cá Uganda ..........................................................................30 Hình 1.5 Sơ đồ cụm nuôi tôm Columbia ............................................................33 Hình 1.6 Sơ đồ West Coast Fishery Cluster của Đan Mạch ..............................35 Hình 1.7 Cụm ngành cá tra & ba sa ...................................................................37 Hình 1.8 Cụm ngành dệt may.............................................................................38 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Theo báo cáo của Tổng cục Biển và Hải đảo (VASI) năm 2012, Việt Nam là quốc gia lớn ven biển Đông với chỉ số biển (khoảng 0,01) cao gấp 6 lần chỉ số biển trung bình toàn cầu. Ngành thủy sản và XK thủy sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Thống kê của Tổng cục Hải quan qua các năm cho thấy kim ngạch XK thủy sản của nước ta tăng đều qua các năm, năm 2004 đạt 2,4 tỉ USD, đến 2012 đạt 6 tỉ USD và xếp thứ 6 về kim ngạch và tỉ trọng của 10 nhóm hàng XK chủ lực của Việt Nam. Và bên cạnh đó, chiến lược phát triển kinh tế đất nước, đặt biển vào vị trí quan trọng đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết 09/2006/NQTW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Tuy nhiên trong những năm qua, ngành công nghiệp nghề cá ở nước ta vẫn chưa được quan tâm phát triển, hoạt động khai thác, XK thủy sản vẫn hoạt động rất manh mún và tự phát. Theo khảo sát của Hội Nghề cá Việt Nam, cá ngừ đại dương là loài cá nổi lớn và di cư rộng, trữ lượng đi qua vùng biển Việt Nam (chưa tính lượng cá ngừ bố mẹ sinh sản) khoảng hơn 45.000 tấn, tập trung chủ yếu ở ngoài khơi miền Trung, đó là chưa kể đến ngư trường quốc tế mà Việt Nam có thể được khai thác. Cá ngừ là sản phẩm được ưa chuộng trên thế giới. Theo Tổng cục thủy sản Việt Nam, năm 2012 Việt Nam là quốc gia XK cá ngừ lớn thứ 3 thế giới với hơn 90 thị trường tiêu thụ, và giá trị XK mặt hàng này đứng thứ 3 ở Việt Nam (sau tôm và cá tra). Nghề khai thác cá ngừ đại dương tập trung ở 3 tỉnh: Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa với đội tàu xấp xỉ 2.000 chiếc. Giữ một vị trí chiến lược trong việc phát triển ngành thủy sản của nước ta là khu vực Nam Trung Bộ với sản phẩm chủ lực là cá ngừ đại dương, chiếm 9,2% tổng kim ngạch XK thủy sản của cả nước năm 2012 theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP). Tuy nhiên ngành thủy sản vùng Nam Trung Bộ hiện tại vẫn phát triển một cách tự phát, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của các địa phương. Nguyên nhân chính là do hạ tầng hậu cần nghề cá và các ngành CNHT thủy sản chưa được quan tâm phát triển đúng mức, dẫn đến việc đầu tư dàn trải, không kiểm soát, tác động xấu đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên, làm suy giảm năng lực cạnh tranh, khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt trong thời gian gần đây, sản lượng khai thác cá ngừ giảm, chất lượng cá ngừ giảm sút đã làm giảm đáng kể kim ngạch XK mặt hàng này. Theo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành 2 phố Hồ Chí Minh, XK cá ngừ cả năm 2013 đạt 540 triệu USD, giảm khoảng 5% so với năm ngoái. Đứng trước tình hình khó khăn đó, việc hình thành một mô hình mới, một hướng đi mới để giữ vững và phát triển nghề cá ngừ đại dương tại khu vực Nam Trung bộ là cần thiết. Một trong những mô hình, công cụ chính sách quan trọng được các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng để xây dựng năng lực cạnh tranh là phát triển cụm (cluster) và hiện có rất nhiều quốc gia phát triển thành công. Mô hình này được xây dựng dựa trên lý thuyết về cụm của Michael Porter, phản ánh hiện tượng hình thành và phát triển cộng đồng các DN có hiệu năng cao trong một ngành, một lĩnh vực. Và mô hình cũng đã phân tích một cách khá đầy đủ các yếu tố nền tảng và quá trình hình thành lợi thế cạnh tranh khu vực trong một lĩnh vực sản xuất. Tại Hội thảo xây dựng trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ tại Khánh Hòa tổ chức ngày 17/9/2012, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cũng đã nhận định: “Xu hướng phát triển của các nước trong khu vực và thế giới là hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại các vùng, các khu vực trọng điểm, đáp ứng yêu cầu phát triển nghề cá một cách bền vững. Việt Nam là một nước có nghề cá đang phát triển nhanh, mạnh, do đó, nhu cầu hình thành các trung tâm nghề cá tập trung là một yêu cầu cấp thiết, là động lực thu hút đầu tư phát triển nghề cá trong giai đoạn tới”. Việc phát triển các cụm nghề cá sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và định vị thương hiệu sản phẩm cá ngừ đại dương của nước ta trong tâm trí của người tiêu dùng thế giới. Dù ứng dụng lý thuyết cụm tại nước ta còn mới mẻ nhưng tác giả nhận thấy mô hình cụm nghề cá gắn với việc phát triển CNHT tại khu vực này là một giải pháp tích cực nên đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải Nam Trung Bộ” nhằm đưa ra một kết luận khoa học khẳng định việc xây dựng một Trung tâm nghề cá ngừ cho vùng Nam Trung Bộ là đúng đắn, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế biển đảo của cả vùng và giữ vững chủ quyền trên biển Đông. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Vận dụng lý thuyết cụm (Industrial cluster) để xác định sự cần thiết và đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp triển khai trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ đặt tại Khánh Hòa. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cụm, CNHT và hệ sinh thái kinh doanh trên thế giới, lý thuyết về phân tích, đánh giá hiệu quả dự án đầu tư. - Đánh giá thực trạng nghề cá tại 3 tỉnh vùng Nam Trung Bộ, đối chiếu với các điều kiện kết hợp thành một cụm nghề cá để lựa chọn địa điểm Trung tâm phù hợp. - Tính toán hiệu quả dự án Trung tâm nghề cá ngừ đại dương tại tỉnh Khánh Hòa, đánh giá rủi ro về mặt tài chính, kinh tế, môi trường và xã hội. - Đề xuất các giải pháp nhằm triển khai và vận hành Trung tâm nghề cá ngừ đại dương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn này tập trung vào các vấn đề về lý thuyết và thực tiễn liên quan đến việc hình thành Trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ đặt tại Khánh Hòa. 4. Phương pháp nghiên cứu Nhằm đạt được mục tiêu của đề tài đã đề ra, đề tài sử dụng một số phương pháp sau đây: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cụm, CNHT và hệ sinh thái kinh doanh trên thế giới, lý thuyết về phân tích, đánh giá hiệu quả dự án đầu tư. - Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: + Phương pháp so sánh và phân tích đánh giá tổng hợp: Luận văn phân tích hệ thống số liệu theo thời gian về ngành của Việt Nam qua các giai đoạn, sử dụng kết quả nghiên cứu và số liệu thứ cấp từ các hiệp hội, tổ chức, đơn vị có liên quan và từ các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến cụm và các cụm thủy sản trên thế giới và Việt Nam để đánh giá thực trạng nghề cá tại 3 tỉnh vùng Nam Trung Bộ, đối chiếu với các điều kiện kết hợp thành một cụm nghề cá để lựa chọn địa điểm Trung tâm phù hợp. + Phương pháp nghiên cứu chuyên gia và ma trận SWOT nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của cụm nghề cá vùng Nam Trung Bộ. + Phương pháp thu thập số liệu (chọn mẫu và cơ cấu mẫu): Để đảm bảo chất lượng đánh giá của phương pháp nghiên cứu chuyên gia, luận văn tập hợp được nhóm chuyên gia gồm 7 người giữ các vị trí quan trọng trong nghề cá. Đó là các nhà lãnh đạo, cán bộ hoạch định chính sách phát triển thủy sản từ các 4 Sở, Ban ngành; những DN thành công trong lĩnh vực này. Các chuyên gia được yêu cầu cho biết ý kiến về sự phát triển của ngành cá ngừ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ được tác giả phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi. + Sử dụng phương pháp phân tích tài chính, thẩm định dự án đầu tư thông qua phần mềm excel để tính toán khái quát hiệu quả dự án Trung tâm nghề cá ngừ đại dương tại tỉnh Khánh Hòa, đánh giá rủi ro về mặt tài chính, kinh tế, môi trường và xã hội. - Kênh thu thập thông tin + Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách quan sát thực tế, phỏng vấn chuyên gia… thông qua bảng câu hỏi. + Các số liệu thứ cấp được tổng hợp thông qua tham khảo các tài liệu liên quan trên internet, sách, báo, tạp chí, các báo cáo tổng hợp từ các cơ quan quản lý ngành và kết quả các nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố. 5. Ý nghĩa của nghiên cứu - Về mặt lý luận: Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về lý thuyết cụm, CNHT và hệ sinh thái kinh doanh. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học và khách quan giúp các nhà hoạch định chính sách công nhận thức được lợi ích từ việc tạo cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy quá trình hình thành một Trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ đặt tại tỉnh Khánh Hòa, từ đó đưa ra được những giải pháp cần thiết để triển khai, kích thích cụm nghề cá này phát triển. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới - Trên thế giới, nhiều nỗ lực đã được thực hiện để biên dịch nhiều thông tin về các cụm. Một trong những kho dữ liệu quan trọng nhất về cụm được thực hiện bởi Viện Chiến lược và Cạnh tranh tại Trường Kinh doanh Harvard được gọi là cụm Meta - Study (www.isc.hbs.edu). Nghiên cứu này đã biên soạn thông tin về 833 cụm từ 49 quốc gia, trong đó 24 là nước đang phát triển. Nó xem xét một số tính năng của các cụm, lý do đằng sau khả năng cạnh tranh hoặc thiếu cạnh tranh của chúng, và các mô hình mẫu về sự tiến hóa theo thời gian. Kho dữ liệu này nghiên cứu về cụm trong các ngành như cụm máy bay (Brazil, Hamburg), các sản phẩm nông nghiệp như cụm dầu cọ (Malaysia), cụm rượu vang Nam Úc, cụm nông nghiệp khác ở châu Phi, cụm may 5 mặc (Ấn Độ, Nam Phi...), cụm ô tô ở Thái Lan, cụm chăm sóc sức khỏe ở Philipines và Thái Lan, rất nhiều cụm du lịch ở châu Âu, Ả rập, châu Phi, cụm công nghệ thông tin ở Nhật, Ireland, Mỹ, Đài Loan, cụm dược Bỉ, Ấn Độ, cụm tài chính ở Thụy Sĩ, Hongkong, cụm cá Uganda, cụm tôm ở Columbia và Madagascar ... - Một nỗ lực lớn khác về cụm là Cluster Initiative Greenbook (Sölvell et al., 2003), trong đó tập hợp lại thông tin từ hơn 250 sáng kiến cụm trên toàn cầu. Dựa trên việc phân tích các các dữ liệu rộng lớn thu thập được, Greenbook đã phát triển một công cụ hữu ích để phân tích các cụm: đó là Cluster Initiative Performance Model (CIPM), trong đó đánh giá bốn thành phần của cụm sáng tạo: thiết lập, mục tiêu, hiệu quả và quá trình phát triển. Cuốn sách này do nhà kiến trúc sư mô hình kim cương Giáo sư Michael Porter viết lời tựa. 6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển cụm nghề cá. Các nghiên cứu thường tập trung vào cụm - khu công nghiệp thuộc các lĩnh vực phi thủy sản hoặc liên quan đến các ngành công nghiệp nhẹ, thâm dụng lao động của Việt Nam như cơ khí, da giày, dệt may, điện – điện tử... Do đó, tác giả nhận thấy chỉ có một số nghiên cứu sau có liên quan đến đề tài, cụ thể: - Để phát huy thế mạnh và hạn chế điểm yếu của từng địa phương nhằm tạo sức bật cho cả vùng trong việc phát triển ngành thủy sản, trong một nghiên cứu liên quan đến khả năng hình thành cụm nghề cá tại vùng Nam Trung Bộ được công bố vào tháng 9/2012, nhóm tư vấn của Trường Đại học Nha Trang đã tiến hành nghiên cứu Lý thuyết Cụm ngành/Industrial Clusters và Lý thuyết Hệ sinh thái kinh doanh/Business Ecosystem trong phát triển kinh tế vùng, phân tích hiện trạng SWOT ngành thủy sản của các địa phương, phân tích SWOT ngành thủy sản của khu vực Nam Trung Bộ. Trên cơ sở đó đề xuất định hướng xây dựng trung tâm nghề cá khu vực Nam Trung Bộ; cũng như đề xuất một số chương trình, dự án ưu tiên cho tỉnh hạt nhân, tỉnh vệ tinh; và bước đầu dự thảo cơ chế, chính sách, giải pháp cho hoạt động của trung tâm nghề cá khu vực này. - Bài báo “Tiếp cận lý thuyết cụm và hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành CNHT ở Việt Nam” của GS. TS. Lê Thế Giới, đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 1(30), 2009. Trong bài báo này, tác giả đã hệ thống lại lý thuyết về cụm, hệ sinh thái kinh doanh và mối quan 6 hệ giữa CNHT với cụm và hệ sinh thái kinh doanh. Đồng thời, tác giả cũng đã nêu lên tầm quan trọng của việc phát triển CNHT tại Việt Nam. - Bài báo “Nghiên cứu phát triển cluster (cụm) ngành du lịch: Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Thanh Liêm và Nguyễn Văn Long đăng trên đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 5(40).2010. Nghiên cứu này nhằm cung cấp một cơ sở nền tảng để các nhà làm chính sách hiểu được bản chất và hoạt động của các cluster ngành trong nền kinh tế địa phương cũng như hoạt động kinh tế trong khu vực, xác định các mối liên kết vốn có cũng như các chính sách hỗ trợ các cluster ngành cạnh tranh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực. - Bài báo “Tiếp cận lý thuyết và thực tiễn cụm ngành cho phát triển kinh tế khu vực” của nhóm tác giả Trương Hồng Trình và Nguyễn Thanh Liêm đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 3 (26).2008. Trong bài viết này, tác giả đề cập cách tiếp cận phân tích cụm ngành cho phát triển kinh tế khu vực dựa trên thực tiễn và kinh nghiệm các nước trên thế giới. Mục đích của nghiên cứu là cung cấp cơ sở nền tảng để các nhà hoạch định hiểu được bản chất và hoạt động của các cụm trong nền kinh tế địa phương cũng như hoạt động kinh tế trong khu vực, và xác định các mối liên kết vốn có cũng như các chính sách hỗ trợ các cụm cạnh tranh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực. - Trong bài báo “Phát triển cụm liên kết sáng tạo ở Hàn Quốc – Một số bài học kinh nghiệm” của ThS.Vũ Văn Hòa - Trưởng ban Các vấn đề quốc tế, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đăng trên Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam ngày 29/8/2013 có nêu ra vấn đề phát triển các cụm liên kết sáng tạo (Innovative Clusters) ở Hàn Quốc được được xúc tiến mạnh mẽ kể từ khi Chiến lược phát triển cân đối quốc gia được thông qua với Đạo luật đặc biệt về phát triển cân đối quốc gia ngày 29/4/2004 nhằm để đạt được đồng thời sự gắn kết xã hội và khả năng cạnh tranh quốc gia. Tác giả bài viết đưa ra nhận định căn cứ tại nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc phát triển các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế riêng lẻ chưa thực sự phát huy hết hiệu quả mà phải dựa vào một mô hình hay tiếp cận mới đó là phát triển các cụm liên kết ngành (Cluster development) với những thế mạnh có thể giúp khai thác các tiềm năng phát triển, liên kết đa ngành, tăng sức mạnh tổng hợp, tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, của các vùng và cả quốc gia. 7 - Trong báo cáo khoa học mang tên “Một số định hướng chủ yếu của ngành cơ khí Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và hội nhập quốc tế” do PGS.TS. Phạm Ngọc Tuấn, Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm đề tài KC.03.03/11-15 có đề cập việc tư duy lại ngành chế tạo theo hướng hiện đại hóa và hội nhập với thế giới để cùng nhìn nhận ngành này đang nghiên cứu và sản xuất những gì, từ đó dự kiến một số định hướng chủ yếu của ngành cơ khí Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và hội nhập quốc tế. Một trong những kiến nghị về chiến lược và giải pháp để ngành cơ khí chế tạo phát triển thành công và bền vững là thúc đẩy phát triển các công nghiệp hỗ trợ và xây dựng điển hình Cluster công nghiệp chế tạo tại một số tỉnh, thành phố hoặc khu vực. Qua nghiên cứu cho thấy, các công trình nghiên cứu trên rất coi trọng và ủng hộ chính sách thiết lập liên kết ngành theo cụm để đối phó với những thay đổi của thế giới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho địa phương và DN, coi đây là xu hướng mới của thế giới để vận động và phát triển; đồng thời đưa ra những khuyến nghị, kết luận khi hoạch định một loại cụm cụ thể (du lịch, CNHT…). Như vậy, chưa có nghiên cứu nào ứng dụng lý thuyết cụm và CNHT vào thực tiễn để xây dựng một cụm chuyên về thủy sản, cũng như phân tích hiệu quả khi đầu tư một dự án công như Trung tâm nghề cá vùng. Dựa trên lý thuyết về cụm của M Porter và những cụm thành công trên thế giới, luận văn này đưa ra một mô hình cụm nghề cá với sản phẩm chính là cá ngừ đại dương nhằm xây dựng một Trung tâm nghề cá cấp vùng tại Nam Trung Bộ. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 4 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về cụm công nghiệp (Industrial cluster) Chương 2: Đánh giá khả năng hình thành trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ đặt tại Khánh Hòa Chương 3: Phân tích hiệu quả đầu tư đối với Trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ đặt tại Khánh Hòa Chương 4: Đề xuất chính sách triển khai Trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ đặt tại Khánh Hòa 8 CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP (INDUSTRIAL CLUSTER) 1.1. Lý thuyết về cụm 1.1.1. Khái niệm về cụm 1.1.1.1. Định nghĩa cụm Có nhiều định nghĩa khác nhau về cụm. Alfred Marshall (1890) đưa ra khái niệm cụm công nghiệp “district industriel” xuất phát từ việc nghiên cứu của ông về sự tập trung sản xuất công nghiệp ở miền bắc nước Anh. Sau đó, các nhà nghiên cứu theo trường phái Pháp như Courlet et Pecqueur, Colletis,… gọi là các hệ thống sản xuất địa phương SPL “Systèmes productifs localisés”, đó là hệ thống sản xuất đề cập nhiều đến khía cạnh lãnh thổ. Còn các nhà nghiên cứu theo trường phái Anh - Mỹ gọi là “cluster” hay “district industriel” với các tiếp cận của G. Becattini; M. Porter; Nadvi và Schmitz,… Cụm theo G. Becattini (1992), là một thực thể xã hội – lãnh thổ đặc trưng bởi sự có mặt hoạt động của một cộng đồng người và quần thể DN trong một không gian địa lý và lịch sử nhất định. Còn theo M. Porter (1998) cụm là sự tập trung về địa lý của các DN, của các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hóa, của những người được hưởng dịch vụ, của các ngành công nghiệp và các tổ chức có liên quan. Cụm phản ánh hiện tượng xuất hiện một quá trình tập trung lớn các ngành công nghiệp của một quốc gia trong một vùng địa lý mà các DN trong các ngành đó có mối quan hệ theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang với nhau. Các DN trong một cụm thường nằm trong cùng một thành phố hoặc một vùng của một quốc gia. Theo một số tác giả khác, đặc tính vùng chính là dấu hiệu đặc trưng của một cụm (Arbonies và Moso 2002, Scheel 2002, Tallman và những người khác 2004). Như vậy, cụm được định nghĩa như một nhóm các ngành công nghiệp tương tự nhau có cùng lợi thế ở một vùng địa lý nhằm tận dụng các cơ hội kinh doanh thông qua liên kết địa lý. 1.1.1.2. Đặc điểm cụm Trong lý thuyết về Lợi thế cạnh tranh, M Porter (1990) cho rằng các cụm thường có các đặc điểm sau: - Cạnh tranh: 9 Theo Porter, sức mạnh của một cụm gắn với mức độ cạnh tranh giữa các DN trong cụm và nó đòi hỏi mỗi một tổ chức muốn tồn tại được phải đạt được một mức hiệu năng nhất định. Mức độ cạnh tranh còn tùy thuộc vào quyền lực của khách hàng khi mà những người này có khả năng đàm phán một lúc với nhiều DN cung ứng trong cụm. Các liên kết giữa các DN sẽ thúc đẩy các dòng thông tin cũng như lan truyền các cải tiến. - Thu hút nguồn lực, DN, ngành công nghiệp đơn lẻ: Các cụm phát triển sẽ kéo theo các nguồn lực từ các DN và ngành công nghiệp đơn lẻ vì nó có khả năng khai thác các nguồn lực này một cách hiệu quả hơn. Sự gần gũi về địa lý của các đối thủ cạnh tranh mạnh sẽ là động lực của sự phát triển. Ngành công nghiệp là nhân tố trung tâm trong mô hình cụm (Dayasindhu 2002, Tallman và những người khác 2004). Thường một cụm sẽ tập trung xung quanh một hoặc một vài ngành chủ chốt, đóng vai trò như hạt nhân của cụm. Bên trong một cụm, các dòng thông tin liên quan đến nhu cầu, kỹ thuật và công nghệ được trao đổi giữa người mua, người cung cấp và giữa các ngành liên quan. - Sự đổi mới: Các DN trong cụm ngành thường có khả năng nhận biết nhu cầu khách hàng mới rõ hơn và nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh tách biệt. Cũng giống nhu cầu của người mua hiện tại, DN trong cụm ngành có lợi từ sự qui tụ các DN có kiến thức và quan hệ với bên mua, sự liền kề của các DN trong cùng ngành, sự tập trung các tổ chức kiến tạo thông tin chuyên môn, và sự tinh tế của bên mua hàng. Việc tăng cường những lợi thế đổi mới chính là áp lực trực tiếp, như áp lực cạnh tranh, áp lực đồng cấp, và sự so sánh liên tục, đang xảy ra ở những cụm ngành qui tụ theo địa lý. Sự tương đồng về hoàn cảnh cơ bản (ví dụ, chi phí lao động và tiện tích) kết hợp với sự hiện diện của nhiều đối thủ khác nhau đã buộc các DN tự phân biệt mình một cách sáng tạo. Áp lực phải đổi mới bị đẩy lên. - Sự hình thành các DN mới: Theo M Porter, đa số các DN mới (trụ sở chính, không phải văn phòng chi nhánh hay công ty trực thuộc) đều hình thành trong một cụm hiện hữu thay vì ở những địa điểm tách biệt. Bởi trong cụm có tất cả những yếu tố như rào cản gia nhập thấp, số đông người tiêu dùng địa phương tiềm năng, các mối quan hệ sẵn có, và cả những DN địa phương đang tồn tại và trụ được, đều làm giảm rủi ro gia nhập. Nhờ DN mới hình thành, nên các cụm thường phát triển sâu và rộng theo thời gian, và nâng cao hơn nữa 10 lợi thế của cụm ngành. Sự cạnh tranh gay gắt trong cụm ngành, cùng với rào cản gia nhập và rời bỏ thấp, đôi khi dẫn đến tỉ lệ gia nhập và rời bỏ cao ở những địa điểm này. Kết quả ròng là nhiều DN cầm cự được trong cụm ngành có vị thế tốt hơn so với những đối thủ ở địa điểm khác bên ngoài. 1.1.1.3. Phân loại cụm Ban đầu, Porter cung cấp các nguyên lý cụm cho các cụm quốc gia và quốc tế nhưng đã sớm nhận ra sự thích hợp cho các cụm cấp vùng. Theo ông, một cụm trông giống như chuỗi giá trị trong sản xuất hàng hóa hay dịch vụ. Trong mỗi cụm, các ngành công nghiệp được liên kết với nhau bởi dòng hàng hóa và dịch vụ, mạnh hơn dòng liên kết chúng với phần còn lại của nền kinh tế. Vì vậy, cụm có thể phân thành ba loại sau: (1) các mối quan hệ mua - bán bởi sự tập trung và hội nhập dọc giữa quá trình sản xuất chính với quá trình sản xuất các yếu tố đầu vào và phân phối hàng hóa và dịch vụ; (2) mối quan hệ giữa các đốì thủ cạnh tranh và các đối tác nhằm khai thác thông tin về sản phẩm và quy trình, mở rộng sự cải tiến và thực hiện các liên kết chiến lược; và (3) các mối quan hệ về thị phần và nguồn tài nguyên thông qua sự chia sẻ công nghệ, lực lượng lao động và thông tin. Theo A. Markusen (2000), có thể phân biệt các kiểu cụm sau: - Kiểu cụm của A. Marshall, là các cụm trong một vùng mà cơ cấu kinh tế do các DN nhỏ, do các doanh nhân địa phương quản lý, quyết định đầu tư và sản xuất được tiến hành ở địa phương. Quy mô DN nhỏ, trong cụm phần lớn buôn bán giữa người mua và bán bằng thỏa thuận dài hạn. Cụm mua nguyên liệu từ bên ngoài và bán sản phẩm ra ngoài. Các thành viên không hợp tác với nhau một cách chủ ý, nhưng có những cố gắng hợp tác để nâng cao tính cạnh tranh của cụm. Mô hình này phổ biến ở Italia và một số nước theo mô hình Italia. Các DN ở đây không bị động mà trao đổi nhiều và mạnh với khách hàng và nhà cung cấp, hợp tác với các DN cạnh tranh để chia sẻ rủi ro, ổn định thị trường và chia sẻ sáng chế. - Kiểu cải tiến mô hình Italia phổ biến ở nhiều nước tiên tiến như các cụm công nghệ cao như Thung lũng Silicon và Quận Oranges ở Mỹ khác nhiều với các cụm Italia. Các cụm Italia là do văn hóa hòa giải tạo ra trên cơ sở cộng đồng, công đoàn và Đảng Cộng sản Italia. Trái lại ở các cụm của Mỹ nếu có sự hợp tác thì chỉ giữa các chủ DN và DN. - Kiểu cụm trục nan hoa là một kiểu cụm phổ biến ở Mỹ và Nhật Bản gồm các 11 DN nhỏ và vừa hoạt động quanh một DN lớn chế tạo máy bay ở Seatle hay chế tạo xe hơi Toyota ở Nhật. Các DN nhỏ và vừa phụ thuộc vào các DN lớn. - Kiểu khu vệ tinh là các cụm do các DN lớn nằm ở xa xây dựng ở các vùng chậm phát triển. Các cụm này bao gồm nhiều DN vệ tinh của các DN lớn ở ngoài cụm. Các DN vệ tinh này là các nhà máy làm việc theo dây chuyền để tránh lương cao, tiền thuê nhà và thuế đô thị. Các nhà máy này được xây dựng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất. - Kiểu cụm nhà nước, là kiểu do nhà nước tổ chức quanh một căn cứ quân sự, phòng thí nghiệm vũ khí, trường đại học, nhà tù.... Nó giống với kiểu thứ 3. Ở Mỹ có nhiều cụm kiểu này. 1.1.1.4. Vai trò của cụm trong phát triển vùng Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và chính phủ trên khắp thế giới đang sử dụng ngày càng nhiều các mô hình cụm nhằm tìm kiếm các lợi thế cạnh tranh bên ngoài để hỗ trợ công nghiệp vùng và địa phương trong phát triển kinh tế. Được phát triển bởi Michael Porter, cụm được sử dụng một cách phổ biến trong việc hoạch định các chính sách công cộng và kinh tế. Trong mô hình kim cương của Porter, bốn yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh công nghiệp được kết hợp một cách sáng tạo để gia tăng tính cạnh tranh trong quá trình định hình công nghiệp bao gồm các điều kiện sản xuất; nhu cầu trong nước; các ngành CNHT và công nghiệp liên quan; chiến lược công nghiệp, cơ cấu và khả năng cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của một quốc gia hay một vùng thường dựa trên khả năng của nền công nghiệp. Cụm được tạo thành khi các lợi thế cạnh tranh kéo theo sự gia tăng, sự bố trí lại, sự phát triển các ngành công nghiệp tương tự vào trong một vùng. Đến lượt mình, các cụm sẽ tăng khả năng cạnh tranh bằng việc tăng năng suất, khuyến khích các công ty mới cải tiến, thậm chí giữa các đối thủ cạnh tranh, tạo ra những cơ hội cho các hoạt động kinh doanh. 1.1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cụm Điều kiện tiền đề để phát triển cụm: + Có một lượng đủ lớn các công ty (nội địa hoặc nước ngoài) đã vượt qua phép thử của thị trường. + Có một số lợi thế đặc biệt trong 4 yếu tố của mô hình kim cương. + Nhu cầu đặc thù (thiên thời), vị trí đắc địa (địa lợi), tài năng đặc biệt (nhân hòa). 12 + Có thế mạnh trong các cụm ngành liên quan gần gũi. 1.1.2. Mô hình kim cương các nhân tố hình thành khả năng cạnh tranh của cụm M. Porter (1990) giải thích sự thành công về công nghiệp bằng mô hình viên kim cương có 4 mặt của lợi thế cạnh tranh. Các cụm thành công phải đáp ứng 4 điều kiện về yếu tố sản xuất, điều kiện cầu của thị trường, các ngành công nghiệp có liên quan, sự phát triển thể chế và điều kiện quản lý khuyến khích cạnh tranh và hợp tác. Mô hình kim cương là một hệ thống tự củng cố lẫn nhau. Ảnh hưởng của yếu tố quyết định phụ thuộc vào trạng thái của các yếu tố khác. 1.1.2.1. Điều kiện yếu tố sản xuất Đây là các yếu tố đầu vào cần thiết để cạnh tranh trong bất cứ ngành sản xuất nào, bao gồm: Nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, kiến thức, vốn và cơ sở hạ tầng. 1.1.2.2. Điều kiện nhu cầu trong nước Điều kiện này bao gồm 3 thuộc tính là kết cấu; quy mô và hình mẫu tăng trưởng của nhu cầu địa phương về sản phẩm công nghiệp và dịch vụ; và cơ chế quốc tế hóa nhu cầu địa phương. 1.1.2.3. Các CNHT và liên quan Điều kiện này nói về sự tồn tại của các ngành công nghiệp phụ trợ hoặc liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế trong cụm. 1.1.2.4. Chiến lược, cấu trúc của công ty và cạnh tranh nội địa Điều kiện này nói về cách thức mà các công ty được hình thành, tổ chức và quản lý cũng như bản chất của cạnh tranh trong cụm. 1.1.2.5. Sự kiện lịch sử (ngẫu nhiên) và chính phủ - Sự kiện ngẫu nhiên: là những việc xảy ra không có liên quan gì tới cụm và nằm ngoài tầm kiểm soát của các công ty. - Chính phủ: vai trò thực tế của chính phủ trong lợi thế cạnh tranh của cụm thể hiện trong việc ảnh hưởng tới 4 nhân tố liệt kê trên. Chính phủ có thể tác động (và chịu tác động) bởi mỗi nhân tố trong 4 nhân tố quyết định theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Như vậy, mô hình viên kim cương về những nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh của cụm có thể được mô tả như dưới đây: 13 Hình 1.1 Mô hình năng lực cạnh tranh cụm Nguồn: Michael E Porter, Lợi thế cạnh tranh quốc gia, 2007 1.1.3. Cụm trong hoạch định chính sách vùng Việc sử dụng khái niệm cụm như là công cụ để hiểu được quá trình phát triển kinh tế ở cấp độ vùng và sự ảnh hưởng của khái niệm này trên phương thức định dạng và chuyển giao chính sách vùng. 1.1.3.1. Các quan điểm và lý thuyết về vùng kinh tế trọng điểm trên thế giới - Lý thuyết lợi thế cạnh tranh Một trong những lý thuyết quan trọng luận cứ cho việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là lý thuyết về lợi thế cạnh tranh vùng hay quốc gia. M. Porter đã phát triển khá đầy đủ quan niệm về lợi thế cạnh tranh. Theo ông, lợi thế cạnh tranh, (i) trước hết phải được thể hiện từ những dấu hiệu lợi thế của đất nước; (ii) nhưng từ lợi thế đó, phải làm thế nào để duy trì lợi thế, biến những lợi thế đó thành những thế mạnh cụ thể để tạo ra giá trị kinh tế và tạo sự hấp dẫn đối với bên ngoài (các nhà đầu tư, khách hàng, đối tác) nhằm phát triển kinh tế từ các lợi thế này. - Các lý thuyết về sự phát triển các lãnh thổ trọng điểm Lý thuyết định vị công nghiệp của nhà kinh tế học A.Weber (1909) được vận dụng trong việc lựa chọn các lãnh thổ trọng điểm cho phát triển: nhờ các lợi ích ngoại ứng mà những lãnh thổ/vùng hội tụ được nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển sẽ trở 14 nên hấp dẫn đối với các hoạt động kinh tế, đặc biệt là công nghiệp; mặt khác sự tập trung phát triển của công nghiệp lại dẫn tới tăng cường tiềm lực kinh tế cho những lãnh thổ/vùng này. Lý thuyết vị trí trung tâm của W. Christaller và A. Losch (1933), hai nhà bác học người Đức, là sự khám phá quy luật phân bố không gian, nghiên cứu các hệ thống không gian cơ sở để xác định các nút trọng điểm. Theo quan niệm của Christaller, các thành phố là cực hút, là hạt nhân của sự phát triển, là đối tượng để đầu tư có trọng điểm trên cơ sở nghiên cứu mức độ thu hút và mức độ ảnh hưởng của các vị trí trung tâm. Lý thuyết cực tăng trưởng do nhà kinh tế học người Pháp Francois Perrous đề xướng vào năm 1950, sau đó được Albert Hirshman, Myrdal, Friedman và Harry Richardson tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Lý thuyết này chú trọng vào những lãnh thổ làm phát sinh sự tăng trưởng kinh tế. Theo lý thuyết này, trong mỗi thời kỳ khác nhau, có vùng có mức tăng trưởng cao hơn nhờ vào sự phát triển của các ngành chủ đạo/mũi nhọn với năng lực đổi mới và khả năng mang lại lợi nhuận cao. Các ngành này thường tập trung tại một số thành phố lớn và được ưu tiên phát triển, trở thành “cực tăng trưởng”. Tập trung hóa về lãnh thổ đạt tới một mức nhất định và sau đó hiệu ứng lan tỏa sẽ làm cho các cơ hội phát triển mới bắt đầu xuất hiện ở nhiều địa phương khác. Kết quả là sự phát triển của một cực như là một lãnh thổ trọng điểm sẽ có tác dụng như những “đầu tàu” lôi kéo theo sự phát triển của các vùng lãnh thổ khác, tạo điều kiện cho nền kinh tế cả nước phát triển nhanh và mạnh hơn. - Quan điểm địa kinh tế mới của Nguyễn Văn Nam (2010) là: “Phát triển kinh tế cần phải tập trung (mất cân đối); còn xã hội thì tiến đến hội tụ (phát triển đồng đều)”. Một số vấn đề từ quan điểm địa kinh tế mới có liên quan đến vấn đề phát triển vùng trọng điểm như sau: Muốn toàn bộ quốc gia trở nên phồn thịnh thì nhất quyết phải có một số vùng giàu lên trước những vùng khác. Khi một nước công nghiệp hóa, nó cần phải tập trung nguồn lực có giới hạn vào các vùng dẫn đầu, nơi có tiềm năng tăng trưởng cao. Để thực hiện quá trình trên, vai trò của hệ thống chính sách của Chính phủ là rất cần thiết bởi các chính sách này phải nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho các vùng động lực. 15 1.1.3.2. Sự cần thiết của việc liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng Việc hợp tác phát triển giữa các địa phương xảy ra do một số nguyên nhân sau: - Dân số suy giảm và già đi làm xuất hiện những nguy cơ giảm tiềm lực kinh tế, giảm nguồn thu ngân sách ở nhiều địa phương. - Hạn chế nguồn lực tài chính đòi hỏi việc sử dụng nguồn lực này một cách có ý nghĩa và hiệu quả nhằm đảm bảo và duy trì một cách dài hạn năng lực hoạt động của chính quyền địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. - Sự gia tăng cạnh tranh giữa các vùng, nhất là cạnh tranh thông qua đổi mới công nghệ, một mặt tạo điều kiện liên kết giữa các địa phương, mặt khác đòi hỏi các địa phương phải cải thiện cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại hóa, dẫn đến các vùng buộc phải hình thành một mô hình mới, liên kết không chỉ giữa các địa phương trong vùng mà cả liên kết với ngoài vùng. - Việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cũng như tính phức tạp của khuôn khổ pháp luật ngày một gia tăng đòi hỏi chính quyền địa phương phải có những kiến thức chuyên sâu hơn (mà không phải địa phương nào cũng sẵn có cán bộ cho việc này). - Người dân chờ đợi hoạt động của chính quyền địa phương được cải thiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cá nhân và tổ chức trong xã hội. Việc này đòi hỏi chính quyền phải tốn thêm nhiều chi phí mà sự kết hợp giữa các địa phương có thể làm giảm đáng kể những chi phí này. Tất cả những vấn đề trên đều có thể dẫn đến một nhận định là việc hợp tác giữa các chính quyền địa phương sẽ hiệu quả hơn và đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của quá trình phát triển hiện nay. 1.1.3.3. Sự phát triển vùng và cách tiếp cận cụm Theo M Porter (1990), cách tiếp cận cụm ngày càng được đa dạng hóa khi khái niệm cụm trở nên phổ biến, từ các mạng lưới kinh doanh theo cụm nhỏ, nguồn lực hạn chế mà không có sự tập trung vào một lĩnh vực đặc biệt nào đến các chương trình phức tạp, cỡ lớn có sự phối hợp và hướng đích cho một ngành công nghiệp cụ thể ở một vùng nhất định. Chính sách theo cụm ở cấp quốc gia do các cơ quan của chính quyền có trách nhiệm phát triển kinh tế vùng. Ở cấp vùng, các chính sách phát triển cụm được hỗ trợ bởi các cơ quan phát triển vùng và gắn với các chiến lược phát triển địa phương. Trong trường hợp khác, sự tiếp cận cụm về nguyên tắc được sử dụng như 16 là công cụ phát triển về không gian. 1.1.3.4. Mối quan hệ giữa cụm và chính sách phát triển vùng Theo M Porter (1990), chính sách cụm có quan hệ với chính sách phát triển vùng trong các mặt sau: - Chính sách cụm hỗ trợ mạng lưới hơn là vào từng DN, khuyến khích sự liên kết giữa các DN và các nhà nghiên cứu. - Chính sách cụm nói chung có liên quan với các mạng lưới được lựa chọn, cơ cấu công nghiệp nào của vùng có thể đem lại lợi ích to lớn nhất và dành sự ưu tiên đối với sự phát triển một số lĩnh vực công nghiệp đáng quan tâm. Qua việc tăng cường cạnh tranh của các lĩnh vực này, hình thái “trụ cột cho sự phát triển” sẽ được khuyến khích thực hiện một cách có hiệu quả. - Khi chính sách cụm trở thành yếu tố đặc trưng của việc điều hành từ cấp độ quốc gia đến cấp độ quốc tế, nó cũng sẽ được áp dụng cho các tổ chức ở cấp độ vùng. 1.1.4. Hệ thống tiêu chí đánh giá sự thành công/hiệu quả của cụm Để đánh giá hiệu quả hoạt động của một cụm, M Porter (1990) đưa 4 tiêu chí đánh giá như sau: 1.1.4.1. Về kinh tế - Khai thác tiềm năng, điều kiện tự nhiên thuận lợi của vùng, lao động và cơ sở hạ tầng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. - Đóng góp tích cực trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Nâng cao giá trị XK và sức cạnh tranh của nền kinh tế. 1.1.4.2. Về xã hội - Thắt chặt quan hệ giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức nghiên cứu. - Giảm thiểu tính cục bộ, địa phương trong quy hoạch và phát triển các cụm, đặt ra vấn đề yêu cầu phải có sự liên kết vùng, liên kết ngành, khắc phục trùng lặp, chồng chéo. - Nâng cao vai trò của địa phương và công ty tư nhân trong việc thiết kế và thực thi các chính sách về cụm ngành công nghiệp và hạn chế tối đa những can thiệp thiếu thực tế từ trên xuống bởi điều đó có thể “bóp chết” tính sáng tạo và sức mạnh của DN 17 1.1.4.3. Phát triển CNHT - Thực thi được chiến lược phát triển công nghiệp, trong đó có ngành chủ đạo và các ngành vệ tinh, kỹ thuật và công nghệ liên quan. Từ đó, xây dựng mối quan hệ với các DN và tập đoàn trong và ngoài nước. - Các DN nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực CNHT có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn vốn đầu tư; thị trường đầu ra; dây chuyền công nghệ hiện đại. - Thành lập được chuỗi liên kết nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng sản xuất - công nghệ, tồn trữ - chế biến - tiêu thụ (XK và thị trường nội địa). 1.1.4.4. Năng lực cạnh tranh Cụm là một trong những công cụ then chốt để củng cố hoặc tăng cường năng lực cạnh tranh ở cấp kinh tế vi mô bởi chúng tạo nên những điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt cho việc chia sẻ ý tưởng và cơ hội kinh doanh mới. Chuyên môn hóa trong sản xuất, rút ngắn khoảng cách năng suất và năng lực cạnh tranh, góp phần hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị XK. 1.1.5. Hệ thống cơ chế chính sách để hình thành và phát triển cụm Theo M Porter (1990), cơ chế chính sách của chính phủ rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lên các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia, ảnh hưởng đến cạnh tranh theo nhiều cách khác nhau, thông qua đó tác động đến quá trình nâng cấp nền kinh tế cũng như quá trình hình thành, tổ hợp và thúc đẩy các ngành có khả năng cạnh tranh. 1.1.5.1. Các chính sách tác động đến các điều kiện yếu tố sản xuất Một trong những vai trò quan trọng và truyền thống nhất của chính phủ là tạo ra và nâng cấp các yếu tố sản xuất, dù đó là nguồn nhân lực có kỹ năng, những kiến thức khoa học cơ bản, thông tin kinh tế hay cơ sở hạ tầng. Chính phủ thường được coi là động cơ chủ yếu tạo ra yếu tố sản xuất. Nó có trách nhiệm quan trọng trong những khu vực quan trọng như hệ thống giáo dục, cơ sở hạ tầng cơ bản và nghiên cứu trong những lĩnh vực lớn như y tế, tạo ra những yếu tố sản xuất có thể sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. 1.1.5.2. Các chính sách đối với điều kiện cầu Để nâng cấp lợi thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp một nước đòi hỏi nhu cầu trong nước cao cấp và tinh vi. Mục tiêu chính của những chính sách về mặt cầu phải là cải thiện chất lượng của cầu nội địa, thể hiện thông qua các chính sách như 18 mua hàng của chính phủ, quy định về sản phẩm và quy trình sản xuất, kích thích nhu cầu sớm hoặc khắt khe, quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật. 1.1.5.3. Các chính sách liên quan đến các ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ Chính sách của chính phủ có vai trò định hình bề rộng và sự thành công quốc tế của những ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan ở một quốc gia, những ngành không thể thiếu đối với quá trình nâng cấp khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp khác. Chính sách tốt nhất phải xác định những cốt lõi của sức mạnh công nghiệp và dựng trên chúng, nhằm khuyến khích các tổ hợp tập trung về địa lý. Một ngành công nghiệp sẽ tạo ra cầu tinh vi hay đầu vào cho các ngành khác. 1.1.5.4. Các chính sách ảnh hưởng đến chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa Chính sách của chính phủ có nhiều tác động lên cách hình thành, tổ chức và quản lý DN, mục tiêu của DN và các cách DN cạnh tranh nhằm thúc đẩy các DN trong nước phải thực thi một chiến lược toàn cầu nhằm duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh đồng thời duy trì cạnh tranh nội địa mạnh mẽ. Chính sách của chính phủ đóng một vai trò trong quá trình này thông qua các cơ chế như qui định về đầu tư nước ngoài, quản lý nhập khẩu, ngoại hối, mở cửa thị trường. Do đó, chính sách này nên tích cực khuyến khích XK và tầm nhìn quốc tế. Chính sách đầu tư lâu dài của chính phủ các cấp vào các trường kỹ thuật và các trường đại học, cao đẳng cũng như vào những nghiên cứu tại các trường có thể đóng một vai trò quan trọng, gieo hạt giống cho những DN và ngành mới. 1.2. Tiếp cận lý thuyết công nghiệp hỗ trợ và hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu cụm 1.2.1. Lý thuyết về CNHT 1.2.1.1. Khái niệm về CNHT - Khái niệm về CNHT và các ngành CNHT: Theo Lê Thế Giới (2009), thuật ngữ “CNHT” là một từ tiếng Anh - Nhật được các DN Nhật Bản sử dụng từ lâu trước khi trở thành một thuật ngữ chính thức và sau đó được sử dụng rộng rãi ở các nước châu Á. Ngày nay, ý tưởng về CNHT thường được đề cập trong các cuộc họp khu vực về phát triển các DN nhỏ và vừa, hay trong các hội nghị thu hút đầu tư, bàn về vấn đề nội địa hóa. Thuật ngữ chính thức được sử 19 dụng ở Việt Nam tương đối muộn, từ năm 2003, khi Sáng kiến chung Việt Nam Nhật Bản giai đoạn 1 (2003-2005) đề xuất việc soạn thảo quy hoạch tổng thể về phát triển CNHT như là một giải pháp cấp bách để xúc tiến đầu tư nước ngoài. Theo Ratana (1999), Thái Lan định nghĩa CNHT là các DN sản xuất linh phụ kiện được sử dụng trong các công đoạn lắp ráp cuối cùng của các ngành công nghiệp sản xuất ôtô, máy móc, và điện tử. Trong khi đó, Bộ Năng lượng Mỹ (2005) lại định nghĩa CNHT là những ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu và quy trình cần thiết để sản xuất ra sản phẩm trước khi chúng được đưa ra thị trường. Chương trình Phát triển CNHT châu Á ra đời năm 1993 nhằm giải quyết các vấn đề về thâm hụt thương mại, nút cổ chai của cơ sở hạ tầng, và thiếu hụt lực lượng lao động chuyên nghiệp ở các nước ASEAN 4- 4, và thúc đẩy hợp tác công nghiệp giữa Nhật Bản với các nước này. Định nghĩa chính thức CNHT là “các ngành công nghiệp cung cấp những gì cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh phụ kiện và hàng hóa tư bản, cho các ngành công nghiệp lắp ráp (trích lại từ Hiệp hội các DN hải ngoại Nhật Bản - JOEA, 1994). Trong định nghĩa này, phạm vi của CNHT được mở rộng cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa trung gian và hàng hóa tư bản cho công nghiệp lắp ráp mà không phân biệt quy mô DN (Hình 1.1). Hình 1.2 Phạm vi của CNHT theo MITI Nguồn: Hiệp hội các DN hải ngoại Nhật Bản, JOEA, 1994 20 Định nghĩa của Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) cho chính sách CNHT Việt Nam: “CNHT gồm một nhóm các hoạt động công nghiệp cung cấp các đầu vào trung gian (gồm linh kiện, phụ tùng và công cụ để sản xuất ra các linh kiện phụ tùng) cho các ngành công nghiệp lắp ráp và chế biến”. Theo Lê Thế Giới (2009), “CNHT” có thể được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ các DN sản xuất công nghiệp cung cấp đầu vào cho các DN khác. Theo nghĩa hẹp, CNHT bao gồm các tổ chức công nghiệp chỉ cung cấp linh kiện, phụ tùng, dịch vụ và công cụ cho một số ngành công nghiệp nhất định. Như vậy, ở nghĩa rộng nhất, CNHT có thể được nhìn nhận như toàn bộ các DN tham gia vào bên cung của thị trường phục vụ các DN sản xuất công nghiệp, nó bao gồm cả các DN công nghiệp cũng như các DN cung cấp các dịch vụ công nghiệp. Cũng theo Lê Thế Giới (2009), ở Việt Nam, “Ngành CNHT bao gồm một nhóm các DN thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghiệp (linh kiện, phụ tùng, công cụ, nguyên vật liệu đã qua chế biến, dịch vụ sản xuất) cho các ngành công nghiệp lắp ráp, chế tạo và chế biến”. Như vậy, có thể thấy, ngành CNHT là một ngành công nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ, phục vụ đầu vào cho một ngành công nghiệp khác có liên quan. - Sự hình thành các ngành CNHT Theo Lê Thế Giới (2009), sự hình thành các ngành CNHT xuất hiện khi xuất hiện các nhân tố mới làm thay đổi cách phân loại truyền thống hệ thống ngành công nghiệp. Hai tác nhân chính của quá trình này là (1) sự phân mảnh quá trình sản xuất công nghiệp hiện đại (diversification of the modern- manufacturing production process) và (2) sự thay đổi chiến lược kinh doanh của các DN công nghiệp. Sự phân mảnh quá trình sản xuất diễn ra ở hầu hết các công đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm như là một xu hướng phổ biến trong kinh doanh với nhiều DN tham gia nhiều công đoạn nhỏ để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Với sự phân mảnh như vậy, hệ thống phân loại các ngành công nghiệp theo kiểu truyền thống khó phản ánh được đặc trưng của các khu vực kinh tế và không có ranh giới rõ ràng. Cùng với sự phân mảnh quá trình sản xuất, các DN sản xuất lớn giảm các chi phí trung gian và kiểm soát tốt hoạt động cũng như chia sẻ rủi ro bằng cách chuyển đổi chiến lược kinh doanh thông qua tái cơ cấu lại hoạt động, giảm quy mô sản xuất, thực hiện thuê ngoài các công đoạn không phải then chốt và chỉ tập trung vào các hoạt 21 động cốt lõi. Chính các chuyển hướng chiến lược này cho phép các DN có quy mô nhỏ hơn có cơ hội chuyên môn hóa vào thị trường kinh doanh các hoạt động hỗ trợ, trở thành các DN “hỗ trợ”. Như vậy, xét trên góc độ tổng quát nhất, sự phân chia lại cấu trúc hoạt động sản xuất công nghiệp đã hình thành một tập hợp các DN làm nhiệm vụ hỗ trợ cho các DN khác, thường là các DN ở các khâu cuối của chuỗi sản xuất - cung ứng. Các DN hỗ trợ này hoạt động như một hệ thống cơ sở nền tảng cho sự vận hành của toàn bộ nền công nghiệp sản xuất, chế tạo và lắp ráp. Và với mục tiêu xây dựng các tiền đề cho hoạch định chiến lược kinh doanh và các chính sách công nghiệp, nhóm các DN này thường được xếp thành một khu vực được gọi với cái tên “các ngành CNHT” để phân biệt với các khu vực khác. - Phạm vi và đặc điểm của CNHT Hình 1.3 Minh họa ba khái niệm về CNHT và các phạm vi tương ứng Nguồn: Lê Thế Giới, Phát triển CNHT ở Việt Nam, 2009 Theo Lê Thế Giới (2009), ngành CNHT được xác định trên phạm vi rộng về các yếu tố đầu vào, bao gồm cả sản xuất linh kiện phụ tùng, các công cụ cũng như việc cung ứng các nguyên vật liệu đã qua chế biến và các dịch vụ sản xuất. Mặc dù 22 không có giới hạn nào về quy mô của các DN hỗ trợ, nhưng các hoạt động đặc thù này thường dành cho các DN nhỏ và vừa. Số lượng các DN tham gia vào ngành CNHT sẽ rất lớn và có thể bao gồm phần lớn hoạt động công nghiệp của một địa phương. Các DN hỗ trợ này đa dạng về hình thức sở hữu, có DN trong nước lẫn nước ngoài. 1.2.1.2. Vai trò của CNHT Theo Lê Thế Giới (2009), CNHT đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của một quốc gia hay một vùng. Nó góp phần gia tăng khả năng sản xuất công nghiệp của vùng, tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển các ngành công nghiệp có giá trị và công nghệ cao, thu hút nhiều lao động, tạo bộ đệm cho nền kinh tế cũng như gia tăng năng lực cạnh tranh của một quốc gia trong chuỗi phân công lao động toàn cầu. - CNHT như là một khu vực kinh tế Các ngành CNHT sẽ chiếm một phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Sự phát triển của CNHT sẽ tạo ra các hoạt động kinh doanh theo kiểu liên kết, phối hợp, làm thay đổi phương thức sản xuất công nghiệp, hướng các DN đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí trung gian. Sự phát triển của các ngành CNHT sẽ tạo ra một thị trường quan trọng cho các DN sản xuất nguyên vật liệu thô, hạn chế việc xuất các nguyên vật liệu thô. - CNHT như cơ sở hạ tầng cho sự phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn: Với các ngành công nghiệp được chọn làm mũi nhọn, việc xây dựng một hệ thống các DN vệ tinh làm nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất chính sẽ tạo cho các DN khả năng cắt giảm chi phí, tăng cường hiệu quả kinh doanh và tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, với vai trò chia sẻ rủi ro và nguồn lực với các DN trong các ngành mũi nhọn, khu vực CNHT sẽ góp phần tạo ra sức sản xuất cao hơn trong các ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao sức cạnh tranh nói chung của các ngành này. - CNHT với thu hút vốn đầu tư nước ngoài Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, “cú hích từ bên ngoài” do các nguồn vốn và công nghệ từ hoạt động đầu tư trực tiếp đem lại là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc có được sức cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài so với các quốc gia khác là vấn đề khá nan giải, nếu không có sự phát triển mạnh của các ngành CNHT. Thêm vào đó, các ngành CNHT còn đóng vai trò như bộ đệm giúp nền kinh tế có khả năng thẩm thấu các nguồn vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. 23 - CNHT với năng lực cạnh tranh vùng Vai trò của CNHT trong việc nâng cao sức cạnh tranh của một vùng thể hiện trong yếu tố liên kết, chuyên môn hóa và tác động lên chi phí của nó. Trong mô hình kim cương về lợi thế cạnh tranh quốc gia, M. Porter (1990) cho rằng CNHT tạo ra lợi thế cho các ngành công nghiệp hạ nguồn vì chúng sản xuất ra những đầu vào được sử dụng rộng rãi và có tầm quan trọng trong việc cải tiến và quốc tế hóa. Đây là một trong bốn yếu tố cơ bản để tăng cường năng lực cạnh tranh của một quốc gia, vùng thông qua quá trình liên kết và tập trung giữa các DN trong một vùng địa lý. 1.2.2. Lý thuyết hệ sinh thái 1.2.2.1. Định nghĩa Rotschild (1990) đã nhận ra rằng “một nền kinh tế tư bản có thể được hiểu một cách rõ ràng nhất nếu so sánh với một hệ sinh thái học”. Những hiện tượng cơ bản có thể quan sát được trong tự nhiên như đấu tranh sinh tồn, chuyên môn hóa, hợp tác cộng sinh, khai thác, học tập, phát triển,... đều là những vấn đề cơ bản của đời sống kinh doanh. Ý tưởng về hệ sinh thái kinh doanh cho rằng một DN là một thực thể sống của một hệ sinh thái (với đầy đủ dấu hiệu và các hoạt động đặc thù của một hệ sinh thái) - một môi trường kinh doanh gắn với một vùng địa lý nhất định. Theo Moore (1993), các thành viên của một hệ sinh thái kinh doanh “hoạt động một cách hợp tác để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, và thậm chí còn liên kết chặt chẽ trong các vòng đời của sự cải tiến”. Như vậy, hệ sinh thái kinh doanh đặt nền tảng thành công của mình trên sự song hành của cạnh tranh và hợp tác. Ý tưởng về hệ sinh thái kinh doanh phản bác các lập luận về sự chia cắt và cô lập các DN trong một vùng địa lý hay một ngành. Theo Moore (1996), công nghệ thông tin phát triển và sự cạnh tranh toàn cầu đã giảm bớt mức độ quan trọng của các yếu tố địa lý. Ông định nghĩa hệ sinh thái kinh doanh như “một cộng đồng kinh tế được hỗ trợ bởi nền tảng, là sự tương tác giữa các tổ chức và các cá nhân - các thực thể của thế giới kinh doanh. Chính cộng đồng này sẽ sản sinh ra các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cho khách hàng mà những người này lại chính là một bộ phận của hệ sinh thái đó”. Cũng theo Moore (1998), “hệ sinh thái kinh doanh là một hệ thống mở rộng các tổ chức hỗ trợ và phụ thuộc lẫn nhau: cộng đồng khách hàng, các nhà cung cấp, các nhà sản xuất, hệ thống tài chính, tổ chức thị trường, hiệp hội, công đoàn, chính phủ và các tổ chức xã hội”. Ý tưởng về một hệ sinh thái kinh doanh phản ánh những gì diễn 24 ra trong tự nhiên. Đó là một hệ thống mà các thành viên của nó có thể đảm bảo sự tồn tại bên trong mà không cần có sự can thiệp của các đối tượng bên ngoài. Đối tượng trung tâm của một hệ sinh thái kinh doanh là một hoặc một vài DN chủ chốt đóng vai trò lãnh đạo gọi là các “thực thể chủ chốt”. Các đối tượng này có ảnh hưởng rất mạnh đến quá trình cùng phát triển của các đối tượng khác. Các thành viên của hệ sinh thái này phải có tính đáp ứng rất cao với những thay đổi của môi trường, để không bị loại thải theo luật cạnh tranh sinh tồn. Các DN và cá nhân trong hệ sinh thái phải cạnh tranh, đồng thời cũng phải hợp tác với nhau để cùng tồn tại. Theo nhận xét của Darwin “thực thể sống sót không phải là loài thông minh nhất hay mạnh nhất, mà là loài có khả năng thích nghi tốt nhất”. Theo Iansiti và Levien (2004), hệ sinh thái kinh doanh là một khái niệm cho phép hiểu rõ bản chất của hệ thống mạng kinh doanh. Cũng như một hệ sinh thái sinh vật, một hệ sinh thái kinh doanh sẽ bao gồm các thực thể cùng cạnh tranh và hợp tác với mục tiêu sinh tồn. Các yếu tố của một hệ sinh thái kinh doanh bao gồm sự phân mảnh, sự liên kết nội tại, hợp tác và cạnh tranh. Có ba nhân tố chính tạo nên sự thành công của một hệ sinh thái kinh doanh. Đó là năng suất, sức mạnh nội tại của hệ sinh thái và điều kiện và cơ hội cho sự ra đời những DN mới. Năng suất giúp cho các DN có thể tồn tại được trong cạnh tranh sinh tồn. Sức mạnh của các DN giúp nó không bị hủy hoại với các tác nhân bất lợi từ bên trong hay bên ngoài và sự hình thành các DN mới sẽ thay thế các DN không có khả năng tồn tại, giúp cân bằng cho hệ sinh thái kinh doanh. Như vậy, hệ sinh thái kinh doanh là một khái niệm quan trọng có thể giúp hiểu rõ và phân tích sự phát triển và tồn tại của một nền kinh tế trong một vùng địa lý. Nó phản ảnh hiện tượng một cộng đồng các DN cộng sinh trong một vùng với các hoạt động tương tác, cạnh tranh và hợp tác để cùng phát triển. 1.2.2.2. Đặc điểm Theo Lê Thế Giới (2009), các dấu hiệu xuất hiện của một hệ sinh thái kinh doanh có thể được nhận biết với các đặc điểm của một hệ thống phức tạp có tổ chức bao gồm sự hỗn độn phức tạp, sự tự tổ chức, sự nảy sinh, cùng phát triển và sự thích nghi. - Sự hỗn độn phức tạp: Một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều phần tương đối độc lập với nhau và giữa chúng có sự liên kết chặt chẽ cũng như tương tác lẫn nhau 25 mạnh mẽ. Một hệ sinh thái kinh doanh được hình thành từ một cộng đồng đa dạng các DN với tất cả sự phức tạp trong sự liên kết và cạnh tranh giữa các DN này. - Tự tổ chức: Khi một cộng đồng các DN tồn tại chung với nhau theo thời gian, nó sẽ tự tạo ra một trật tự cũng như một sự phù hợp tương đốỉ cho hệ thống của nó. Quá trình này diễn ra một cách tự nhiên và nó sẽ tạo được các trật tự và các nguyên tắc vận hành giữa các thành viên tham gia một cách tự nguyện mà không chịu sự dẫn dắt hay áp đặt của bất cứ một đối tượng nào bên trong hay bên ngoài. Khi cộng đồng các DN đủ lớn và đa dạng, sự hợp tác và liên kết phụ thuộc đã chặt chẽ, một trật tự sẽ được thiết lập. Các DN có thể tồn tại trong một sự vận hành tương đối khép kín như một hệ sinh thái. - Sự nảy sinh: Khi một cộng đồng các DN đã thiết lập được trật tự và sự liên kết mạnh mẽ, nó sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp của hệ sinh thái. Sự nảy sinh được hiểu là những yếu tố mới được hình thành từ sự vận động của các DN trong quá trình tự thiết lập trật tự. Những nảy sinh mới này làm cho một hệ sinh thái kinh doanh không đơn giản là số cộng của các thành viên, nó tạo ra các kết quả vượt trội nhờ các liên kết tương hỗ trong hệ thống. - Sự cùng tiến hóa: Các DN với mức độ phụ thuộc lẫn nhau sẽ cùng phát triển. Sự cải tiến và thay đổi của một DN sẽ tác động đến các DN khác. Ví dụ như sự cải tiến của các thế hệ chíp vi mạch sẽ kéo theo sự cải tiến và thay đổi của các công ty phần mềm và phần cứng khác. - Sự thích nghi: Sự thích nghi, theo thuyết tiến hóa của Darwin được hiểu là quá trình mà một thực thể sinh học tự thay đổi mình cho phù hợp với môi trường sống của nó. Một hệ sinh thái kinh doanh sẽ thích nghi với những điều kiện hạn chế của môi trường xung quanh nó như các quy định của chính phủ, thuế hay các cản trở khác. Khi các điều kiện thay đổi, một hệ sinh thái kinh doanh sẽ đáp ứng bằng cách nảy sinh các yếu tố mới, cùng tiến hóa và tự tổ chức lại theo một trật tự mới. Như vậy có thể thấy, nếu nghiên cứu một cộng đồng các DN cùng tồn tại trong một vùng, một lĩnh vực nào đó, chúng ta có thể quan sát dưới lăng kính sinh học. Một nền kinh tế như là một hệ sinh thái trong đó các DN và các đốì tượng liên quan cùng cạnh tranh và hợp tác để tồn tại. Các tổ chức của hệ sinh thái kinh doanh sẽ có sự phụ thuộc với nhau rất lớn, tạo ra một sức mạnh tổng hợp cũng như sức ỳ hệ thống. Nếu một cộng đồng DN có thể hình thành và vận động như một hệ sinh thái kinh doanh, 26 nó có khả năng tự thích nghi với môi trường thay đổi và đảm bảo sự tồn tại và cạnh tranh của các thành viên trong hệ sinh thái đó. 1.2.2.3. Hệ sinh thái kinh doanh và ngành công nghiệp Theo Lê Thế Giới (2009), các tác giả của lý thuyết hệ sinh thái kinh doanh, bằng những phân tích thực tế của mình, cho rằng cách định nghĩa và phân chia ngành công nghiệp truyền thống không còn phản ánh được thực tế kinh doanh. Ranh giới giữa các ngành công nghiệp truyền thống bị xóa dần bởi sự năng động của các DN và sự phân mảnh cũng như sự sáp nhập của các thị trường. Các sản phẩm có khuynh hướng tích hợp các công nghệ từ nhiều ngành sản xuất và các nhu cầu thì gần như được đáp ứng bởi nhiều sản phẩm khác nhau. Theo các tác giả này, khái niệm ngành công nghiệp chỉ còn mang tính tương đối và phải xem xét sự vận động và phát triển của các DN trong một hệ thống mạng lưới liên kết chặt chẽ với nhau như một hệ sinh thái kinh doanh. 1.2.2.4. Hệ sinh thái kinh doanh trong mối quan hệ với CNHT và cụm Theo Lê Thế Giới (2009), sự hình thành các cụm hay sự vận hành của một hệ sinh thái kinh doanh đều có mối liên hệ mật thiết với sự hình thành và phát triển của các ngành CNHT. - Cụm và CNHT Các cụm được hình thành từ sự tập trung cao độ các DN trong một số ngành và lĩnh vực có liên quan khá chặt chẽ với nhau, trong đó không thể không tính đến vai trò của các DN hỗ trợ. Sự lớn mạnh của một cụm thường kéo theo sự gia tăng và phát triển bền vững của các DN trong ngành CNHT. Mối quan hệ tương hỗ giữa CNHT và cụm có thể được lý giải như sau: + Việc hình thành và phát triển CNHT đòi hỏi phải có các yếu tố điều kiện và các yếu tố nhu cầu thị trường. Sự tập trung một số lượng lớn các DN trong một vùng địa lý tạo ra những điều kiện lý tưởng về vốn, công nghệ, nhân lực cho sự hình thành các DN nhỏ và vừa. Và sẽ thuận lợi hơn khi trong vùng đã xuất hiện sẵn những thị trường có triển vọng cho các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ. Sự liên kết và cạnh tranh trong một vùng sẽ làm cho các DN hỗ trợ có động lực để phát triển hơn. Như vậy, chính sự tập trung của các DN trong một vùng địa lý sẽ tạo ra điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của các DN vệ tinh, hình thành ngành CNHT trong vùng. + Ngược lại, để hình thành các cụm, phải xuất hiện mức độ tập trung lớn các 27 điều kiện về số lượng DN, điều kiện thị trường, nguồn nhân lực, các thể chế và các đơn vị nghiên cứu, và đặc biệt là sự phát triển của hệ thống các ngành hỗ trợ và công nghiệp có liên quan. Các DN hỗ trợ là điều không thể thiếu cho sự hình thành và phát triển của một cụm. - Hệ sinh thái kinh doanh và CNHT Sự tồn tại và phát triển của các DN hỗ trợ gắn chặt với sự phát triển của các ngành mà nó hỗ trợ. Nói một cách cụ thể hơn, các DN hỗ trợ có mối quan hệ tương hỗ, cộng sinh và phụ thuộc lẫn nhau với các DN chế biến và lắp ráp lớn trong ngành mà chúng hỗ trợ. Các DN lớn này thường là hạt nhân của sự phát triển của một vùng mà các DN hỗ trợ đóng vai trò là các vệ tinh phụ cận. Sự liên kết và tương tác giữa các DN này với nhau tạo ra một hệ thống liên kết chặt chẽ các DN trong một mạng lưới công nghiệp. Các DN sẽ phải hợp tác và cạnh tranh (xét trên một góc độ rộng) để cùng tồn tại và phát triển. Cộng đồng các DN hỗ trợ, các DN được hỗ trợ, các DN liên quan, hệ thống các tổ chức, các trường đại học... tạo ra một hệ sinh thái kinh doanh. Như vậy, sự tồn tại và phát triển của CNHT không thể tách rời các cá thể chủ đạo (các DN then chốt) của hệ sinh thái kinh doanh mà nó tham gia. Nếu chúng ta chỉ quan tâm đến các DN hỗ trợ mà không có các chính sách khuyến khích đối với các DN then chốt này thì kết quả có thể bị hạn chế. 1.3. Lý thuyết về phân tích và đánh giá hiệu quả đầu tư dự án 1.3.1. Định nghĩa dự án đầu tư: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nào đó trong một thời hạn xác định. 1.3.2. Nội dung chủ yếu của dự án khả thi Để thiết lập một dự án khả thi, chủ yếu bao gồm các nội dung sau: - Sự cần thiết phải đầu tư dự án. - Lựa chọn hình thức đầu tư, công suất của dự án, địa điểm đầu tư, công nghệ, thiết bị, xây dựng. - Phương án sản xuất kinh doanh, nhu cầu và cung ứng các yếu tố đầu vào, bố trí lao động. - Phân tích tài chính. - Phân tích kinh tế xã hội. 28 1.3.3. Phân tích tài chính dự án Để xem xét một dự án có hiệu quả hay không, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp, chỉ tiêu khác nhau, trong đó người ta sẽ tìm cách xác định giá trị bằng tiền cho mỗi một đầu vào cũng như đầu ra của dự án. Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và các đầu ra, nếu lợi ích mà dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai. Việc tính toán, phân tích, đánh giá tài chính được tiến hành theo những nội dung và trình tự sau: - Dự trù vốn đầu tư, cơ cấu các loại nguồn vốn, nguồn tài trợ. - Dự kiến các khoản thu, chi, lợi nhuận. - Xây dựng dòng tiền của dự án. - Tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính, độ nhạy của dự án. 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án: - Giá trị hiện tại ròng (Net present value - NPV) Giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu tư nghĩa là toàn bộ thu nhập và chi phí của dự án trong suốt thời kỳ phân tích được quy đổi thành một giá trị tương đương ở hiện tại được chiết khấu bằng tỷ suất sinh lợi cần thiết. Với tiêu chí giá trị hiện tại ròng, dự án được xem là có ý nghĩa kinh tế nếu NPV > 0, dự án bị từ chối nếu NPV < 0 và tiêu chuẩn hiệu quả là NPV → Max. - Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR – Internal Rate of Return) Hệ số hoàn vốn nội tại IRR được định nghĩa như là hệ số mà qua đó giá trị hiện thời của lợi ích và chi phí là bằng nhau Một dự án được xem là đáng giá về mặt kinh tế khi tỷ suất sinh lời nội tại của dự án lớn hơn hoặc bằng suất thu lợi hấp dẫn tối thiểu chấp nhận được: IRR ≥ MARR Đối với các phương án loại trừ nhau, tiêu chuẩn hiệu quả là IRR ≥ MARR và IRR → Max. 29 - Tỷ suất lợi ích – chi phí (B/C - Benefit Cost Ratio) Tỷ lệ này so sánh lợi ích và chi phí đã được chiết khấu. Thông qua chỉ tiêu này người ta xác định một đồng vốn bỏ ra so với lợi ích thu về chiếm tỉ lệ là bao nhiêu. Một dự án được xem là đáng giá theo tiêu chí B/C là: B/C > 1 Tiêu chuẩn hiệu quả là: B/C → Max Tóm lại, phân tích để đưa ra quyết định đầu tư dự án là một quá trình phức tạp và là nghệ thuật. Cũng từ đó, đòi hỏi các nhà đầu tư cần có đủ thông tin để làm quyết định đúng, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư công, vì tác động của chúng thường có phạm vi rộng lớn, liên quan tới nhiều nhóm người trong xã hội. Quyết định chính sách đầu tư dựa trên những phân tích logic, khoa học là điều hết sức cần thiết để tránh những thiệt hại kinh tế, cải thiện phúc lợi xã hội. 1.3.3. Phân tích độ nhạy của dự án: Độ nhạy của dự án cho thấy được tính ổn định của dự án trước các biến động khách quan, các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Phân tích độ nhạy của dự án bằng cách dự kiến những tình huống thay đổi ảnh hưởng đến các yếu tố đầu vào, đầu ra của dự án, từ đó tính lại chỉ tiêu lợi nhuận và các chỉ tiêu hiệu quả. Nếu tính lại các chỉ tiêu đó vẫn đạt được mức kỳ vọng thì dự án được xem là ổn định và sẽ được chấp nhận. Mức tăng giảm dùng trong phân tích độ nhạy có thể lớn hơn 10% so với ban đầu. 1.4. Một số trường hợp về xây dựng cụm thủy sản dựa trên mô hình kim cương Porter của các quốc gia trên thế giới và vận dụng vào Việt Nam. 1.4.1. Một số mô hình cụm thủy sản trên thế giới 1.4.1.1. Mô hình cụm cá ở Uganda Uganda là một quốc gia nhỏ ở Đông Trung Phi, là một trong những quốc gia nghèo và bất bình đẳng nhất trên thế giới. Uganda phải đối mặt với nhiều thách thức cho khả năng cạnh tranh quốc gia. Theo GDP bình quân đầu người, Uganda đứng thứ 20 trong nhóm quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Bộ Tài chính Uganda ước tính dữ liệu lĩnh vực thủy sản làm tăng 2,6% GDP của Uganda và là ngành XK lớn thứ 2 Uganda (sau nông sản) nhưng chỉ chiếm 1% thị 30 trường cá fillet toàn cầu. Cụm thủy sản của Uganda nằm ven hồ Victoria, nơi sản xuất một nửa sản lượng thủy sản của Uganda và ngư dân đánh bắt cá hoàn toàn thủ công. Ở đây có các chuỗi cung ứng khác nhau cho thủy sản XK và tiêu thụ nội địa. Cá chất lượng cao sẽ được bán cho người trung gian ngay tại bến và được đưa đi đông lạnh, fillet và chuyển ra nước ngoài. Các nhà máy chế biến không tham gia vào phân phối hay marketing khi cá đã ra nước ngoài. Cá kém chất lượng được bán tươi, khô hoặc muối tại thị trường nội địa. Có hơn 350 loài cá trong hồ Victoria và cá rô sông Nile chiếm tới 95% giá trị XK. Uganda đã tận dụng lợi thế tài nguyên thiên nhiên, chính phủ ổn định, giá đất đai và lao động rẻ để cung cấp phi lê cá trắng, sạch, chất lượng cao sang các thị trường XK. Thị trường tiêu dùng nội địa tiêu thụ cá chất lượng thấp và các bộ phận cá không XK, giảm thiểu chất thải. Điều này là không bền vững cho những thách thức về sự cạn kiệt hiện nay. Hình 1.4 Sơ đồ cụm cá Uganda Nguồn: Melissa Hammerle, Havard Business school, 2010 Cụm thủy sản Uganda hình thành từ năm 1986, tuy nhiên mãi đến năm 1991 sau lệnh cấm XK cá nguyên con đến Kenya thì các nhà đầu tư từ Kenya đổ bộ vào 31 Uganda và đầu tư nhà máy chế biến để khai thác nguồn thủy sản tại đây cho XK, chủ yếu sang châu Âu. Giá trị XK tăng tới 75% từ năm 1991 đến 1996. Tuy nhiên do không tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng XK vào EU nên cụm thủy sản này bị cấm XK vào EU đến 3 lần từ năm 1997 đến 2000. Nhờ đó, các tiêu chuẩn cao hơn được thiết lập. Sau lệnh cấm, XK cá tăng trở lại đến 30% từ năm 2000 đến 2006, tập trung 80% vào cá fillet vào EU. Tuy nhiên, những năm gần đây mức độ XK đã giảm đến 46% từ 141 triệu USD năm 2006 xuống còn 75 triệu USD năm 2009 do nhiều nguyên nhân trong đó có cạn kiệt nguồn lợi làm tăng chi phí, cạnh tranh gia tăng tại EU và thị phần XK của Việt Nam tại đây tăng 30% từ 2007-2009. Trong thập niên trước, cụm thủy sản Uganda đã trở nên đông đúc hơn. Lực lượng ngư dân tăng 52% từ 129.305 năm 2000 lên 196.426 năm 2006. Số tàu đánh cá tăng 63% từ 42.493 năm 2000 lên 69.160 năm 2006, trong đó đã có nhiều thuyền trang bị động cơ. 15 nhà máy chế biến cá chính của Uganda đóng góp 90% tổng sản lượng cá XK từ Uganda và có trụ sở đặt tại Kampala, Masaka, Entebbe và Jinja rất gần bờ hồ. Các công ty đóng gói 20-80 tấn cá/ngày. Một số công ty đầu tư hệ thống kho lạnh và xe tải lạnh để vận chuyển nguyên liệu thô từ khắp mọi nơi. + Các nhân tố cạnh tranh của cụm (cluster diamond): Uganda phong phú về nguồn lợi thủy sản, có lợi cho đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản. Uganda có ba loài cá thương mại lớn: cá rô sông Nile, Rastrinabola và cá rô phi được đánh bắt chủ yếu tại hồ Victoria và Kyoga. So với các nước láng giềng, Uganda có chi phí đất đai, xây dựng và nhân công rẻ, đây là các yếu tố đầu vào quan trọng cho nuôi trồng, chế biến và CNHT nghề cá. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng là nhược điểm nổi bật nhất trong điều kiện yếu tố như hệ thống lạnh, sân bay, năng lượng và hậu cần. Các ngư dân cạnh tranh nhau để đánh bắt cá và các nhà máy cũng cạnh tranh nhau để thu mua. Uganda không áp đặt hạn ngạch nhưng giới hạn kích thước tối thiểu nhằm ngăn chặn bắt cá chưa trưởng thành và hạn chế sự suy giảm. Uganda cũng phát triển 355 đơn vị quản lý bãi biển (BMUs) vào năm 2003, một giám sát dựa vào cộng đồng hạn chế suy thoái môi trường, cạn kiệt cá. Ngư dân Uganda mua nhiều tàu sản xuất trong nước, bánh răng, và lưới, các thiết bị tinh vi hơn như tủ lạnh được nhập 32 khẩu từ Châu Âu. Uganda bắt đầu nuôi tôm nhưng sản lượng hạn chế, trồng hoa và du lịch. Họ hy vọng ngành thủy sản sẽ được hưởng lợi từ việc phát triển các ngành này. + Điều kiện cầu: Uganda có nhu cầu cao về sản lượng cá nước ngọt nội địa với tiêu chuẩn thấp, không thể XK. + Hợp tác: Uganda đã tham gia chia sẻ lợi ích hồ Victoria với các nước láng giềng, các học viện nghiên cứu nông nghiệp thủy sản trong nước tương tác với cộng đồng trong nuôi trồng, khai thác, chế biến… 1.4.1.2. Mô hình cụm nuôi tôm ở Columbia Columbia là nước lớn thứ 3 ở Mỹ La tinh với dân số 44 triệu cư dân, tiếp giáp 2 đại dương nhiều tài nguyên, có nền kinh tế lớn thứ 2 khu vực nhưng chính trị và xã hội không ổn định do xung đột nội bộ kéo dài hơn 40 năm. Đây là một nền kinh tế Mỹ La tinh khá điển hình với cụm lớn nhất là khai thác mỏ, nông nghiệp và dầu mỏ, thông tin liên lạc và dược sinh học nhưng không có cụm nào thống trị thế giới. Columbia là một quốc gia có hệ thống luật tương đối cạnh tranh nhưng vẫn chưa giải quyết có hiệu quả các vấn đề chính và còn thiếu quyền sở hữu. Những thách thức của quốc gia này bao gồm cơ sở hạ tầng yếu kém, không có bề dày sáng tạo và R&D, hạn chế trong tiếp cận nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay Columbia đã cải cách và những thay đổi đó đã làm giảm xung đột nội bộ, được xếp hạng 65/127 quốc gia về năng lực cạnh tranh (BCI). Năm 1982, nuôi tôm được xem là hoạt động tiềm năng cao cho Columbia nhằm tăng việc làm, tăng XK, tăng hiệu quả sử dụng những vùng đất bị bỏ hoang. Chính phủ đã tìm cách thúc đẩy sự phát triển của tôm và các hình thức nuôi trồng thủy sản cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Một tổ chức chuyên nghiên cứu nuôi trồng thủy sản tên Ceniacua đã ra đời nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực kỹ thuật, cải thiện năng suất, kiểm soát chất lượng và phòng chống dịch bệnh. Chỉ một năm sau, trang trại nuôi tôm của Columbia đã tăng năng suất gấp 3 lần năng suất của Ecuador, một trong những nước sản xuất tôm hàng đầu thời bấy giờ. Đầu tư vào Ceniacua tỏ ra hiệu quả khi Columbia đứng thứ 9 thế giới về nuôi tôm với sản lượng tăng đều đặn 17% năm từ 1996-2004. Nuôi tôm rất quan trọng với kinh tế và xã hội của Columbia, bởi dù XK tôm chiếm dưới 1% tổng giá trị XK nhưng lại chiếm 50% giá trị XK của ngành thủy sản. Hoạt động này tạo ra hơn 15.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp trong năm 2003, thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, 33 nhà ở, y tế, các trung tâm xã hội... ở các khu vực xa xôi, nghèo khó mà đất đai không canh tác được gì. Hình 1.5 Sơ đồ cụm nuôi tôm Columbia Nguồn: Francisco Campos, Havard Business school, 2008 Sau 25 năm, cụm nuôi tôm đã phát triển rất mạnh. Trung tâm của cụm, nơi mà tôm phát triển từ con giống đến khi thu hoạch được bao quanh bởi một môi trường rất phong phú các ngành CNHT và liên quan, các tổ chức hợp tác công và tư, hợp tác nghiên cứu, nhà đầu tư và thị trường tiêu thụ. - Các nhân tố cạnh tranh của cụm (cluster diamond): + Yếu tố điều kiện: Columbia có đủ điều kiện lý tưởng để nuôi tôm, gần thị trường Mỹ và gần nước cung cấp thức ăn tôm Peru làm giảm chi phí giao dịch, có Trung tâm nghiên cứu đào tạo kỹ thuật nuôi tôm bài bản (như Ceniacua). Tuy nhiên, Columbia đang đối mặt với việc khan hiếm đất nuôi tôm gần biển, địa hình bằng phẳng, chi phí lao động cao hơn các nước khác, cơ sở hạ tầng không ổn định làm tăng chi phí phân phối. + Chiến lược công ty và sự cạnh tranh: 34 Chính phủ không hạn chế nuôi tôm, có sự hỗ trợ tài chính ngay từ ban đầu và giảm dần về sau. Ngoài ra nhà nước còn đặt ra quy định kiểm soát tôm nhập khẩu, làm giảm sự cạnh tranh đối với các nhà nuôi tôm trong nước. Hợp tác giữa các viện và DN tại Columbia rất mạnh mẽ, nâng cao khả năng cạnh tranh của các thành viên trong cụm. Lao động được đối xử tốt. Ngành công nghiệp tôm ở Columbia chỉ cạnh tranh tại một số đoạn của chuỗi giá trị. Giai đoạn sản xuất ấu trùng ít cạnh tranh, giai đoạn ươm nuôi cạnh tranh rất mạnh, giai đoạn chế biến tiêu thụ lại có rất ít cạnh tranh. Do đặc điểm kinh doanh theo chuỗi nên một số đại công ty sản xuất từ đầu đến cuối, điều này có thể làm giảm cạnh tranh của ngành công nghiệp, tuy nhiên các công ty này chủ yếu cạnh tranh quốc tế hơn là địa phương, vì vậy họ cần phải tích hợp các hoạt động trên toàn chuỗi. Và điều cuối cùng là Columbia kiểm soát tham nhũng khá tốt, hơn hẳn Trung Quốc, Thái Lan, Ecuador và Việt Nam. Trở ngại lớn nhất là trang trại nhỏ, khó đảm bảo vệ sinh, giá tôm giảm làm ngành này kém hấp dẫn. + Nhu cầu: Thị trường nội địa nhỏ nên Columbia vẫn phải phụ thuộc vào thị trường XK. + CNHT và liên quan: Columbia chủ yếu sản xuất thức ăn gia súc nên phải nhập khẩu phần lớn thức ăn thủy sản từ Peru, từ đó khiến cho ngành này kém cạnh tranh. Cơ sở hạ tầng như cảng và đường sá, hậu cần là điểm yếu của Columbia. Chính phủ cấp vốn ưu đãi đầu tiên cho một số ngành liên quan đến nông nghiệp trong đó có nuôi tôm. 1.4.1.3. Mô hình cụm thủy sản ở Đan Mạch Trước áp lực cạnh tranh trong ngành công nghiệp đánh bắt cá trong khu vực biển Bắc, thủy sản nhập khẩu từ châu Á và châu Phi và từ lĩnh vực nuôi trồng, 3 tổ chức lớn nhất đại diện cho ngư dân, nhà đấu giá và cảng ở Đan Mạch là Thyboron Fishermen's Organisation, Thyboron Fish Auction và Thyboron Port đã tiến đến một thỏa thuận thành lập một cụm nghề cá ở phía Tây Đan Mạch. Ngoài ra còn có các công ty dịch vụ cũng như người mua tại 3 cảng. Du lịch cũng là một phần trong cụm này. 35 Hình 1.6 Sơ đồ West Coast Fishery Cluster của Đan Mạch Nguồn: Havard Business school, 2009 Có khoảng 239 Công ty chủ chốt khác nhau trong cụm: 3 cảng, 1 nhà bán đấu giá (tại 3 cảng), 144 tàu, 16 người mua, 75 Công ty dịch vụ, tạo ra hơn 1.000 việc làm, có tác động đáng kể đến sự tồn tại và phát triển của bờ biển phía Tây. - Điểm mạnh, điểm yếu, khả năng và các mối đe dọa: + Đặc trưng của cụm thủy sản này đến từ các thành phần trong cụm, 3 cảng là các thành viên cơ bản của cụm và cũng là đối thủ của nhau. Các đối thủ này cạnh tranh nhau nhờ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực hậu cần, đào tạo, chất lượng và công nghệ của cụm lên tầm quốc tế. Nhờ hình thức đấu giá trực tuyến, cánh cửa vào châu Âu đã được mở và thách thức hình mẫu kinh doanh truyền thống. + Một dịch vụ thương mại tầm cỡ thế giới được cung cấp tại 3 cảng làm nền tảng cho mọi hợp tác tại đây. Ngư dân rất quan tâm đến công nghệ thông tin giúp liên lạc giữa họ, cảng, nhà đấu giá được thông suốt và hiệu quả. + Sự hợp tác đem lại nhiều cơ hội phát triển và tăng trưởng cho cụm. Hợp tác trong cụm nhằm tìm ra giải pháp đối với với giá cá giảm thông qua việc tăng tập trung vào chất lượng và đóng gói cá biển, dây chuyền làm mát không gián đoạn, hậu cần 36 nhanh chóng đến người tiêu dùng. .. Ngoài ra, cụm này cũng đã đạt được chứng nhận phát triển nghề cá bền vững MSC, tạo ra mối liên hệ gần gũi giữa ngư dân và ngành công nghiệp để cung cấp ở mức độ cao về chất lượng và khối lượng cho nhu cầu của thị trường. + Thách thức lớn nhất cho sự hợp tác trong cụm sẽ là không có thành viên nào trong cụm đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của cụm. + Ngoài ra, do hợp tác trong cụm nên tàu cá ngày càng ít đi về số lượng nhưng lại gia tăng về kích thước và vì thế việc cảng có duy trì được độ sâu cần thiết để phục vụ cho đội tàu này cũng là một thách thức lớn. Như vậy, qua một số mô hình xây dựng và thiết lập cụm thủy sản ở nhiều nước trên thế giới, có thể thấy rằng, mô hình cụm theo hướng đa ngành xoay quanh hạt nhân là ngành chế biến đem lại hiệu quả cao cho ngành thủy sản địa phương và khu vực, thể hiện ở các tiêu chí công suất khai thác, chế biến, hậu cần và chất lượng sản phẩm, tận dụng được lợi thế về nguồn lực. 1.4.2. Một số mô hình cụm tại Việt Nam - Cụm cá tra và cá ba sa (khu vực đồng bằng sông Cửu Long): Trong vòng 5 năm, từ 2003 đến 2008, số nhà máy chế biến thủy sản trong vùng tăng 2,3 lần, công suất thiết kế tăng 2,7 lần, số nhà máy chế biến thức ăn tăng gấp 3,5 lần về số lượng và công suất. Hàng loạt dịch vụ phục vụ cho ngành cá ra đời hình thành nên cụm ngành thủy sản chuyên về cá ở ĐBSCL cung ứng cho XK trên 1 tỉ USD mỗi năm và sử dụng hàng triệu lao động chỉ trong một thời gian chưa đầy 10 năm. Trong thời gian ngắn ngành cá này đã có sự phát triển vượt bậc nhờ sự hình thành được cụm cá hoạt động hữu hiệu, tập trung 2 bên bờ sông Tiền và sông Hậu đi từ các tỉnh thượng nguồn lan dần đến các tỉnh ở cuối nguồn 2 con sông. Hạt nhân của cụm ngành cá là các nhà máy chế biến và cũng là các nhà XK gắn liền với vùng nuôi. Các thành phần khác trong cụm như nhà máy chế biến thức ăn, các cơ sở dịch vụ cũng phân bố gần trong vùng nên tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch. Điều này giải thích vì sao ngành cá đã có một sự gia tăng đáng kinh ngạc như vậy trong khi giá cả liên tiếp giảm xuống. - Những năm gần đây, DN vừa và nhỏ Nhật Bản đầu tư mạnh vào lĩnh vực CNHT tại Việt Nam. Điều này đã tác động tới quy hoạch phát triển của một số địa phương. Chẳng hạn, thay vì quy hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của DN theo mô 37 hình đa ngành nghề như hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang tập trung vào phát triển sản xuất theo chuỗi ngành hàng liên kết với nhau trong một KCN, cụm như ngành cơ khí, nhựa hay điện tử... Tỉnh Hưng Yên hiện có KCN chuyên doanh dệt may Phố Nối. Đây có thể là một hình mẫu cần nhân rộng. - Tại Hà Nội, hiện nay đã có một số KCN, cụm công nghiệp có tính liên kết ngành ở mức độ nhất định. Chẳng hạn như KCN Bắc Thăng Long liên kết giữa các DN lắp ráp cơ điện tử lớn đến từ Nhật Bản như Canon, Panasonic với các DN cung cấp phụ tùng linh kiện cũng đến từ Nhật Bản như Nissei, Santomas, Yasufuku… - Một số mô hình cụm đặc trưng theo ngành đang hoạt động tại Việt Nam: Hình 1.7 Cụm ngành cá tra & ba sa Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, Fullbright, 2014 38 Hình 1.8 Cụm ngành dệt may Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, Fullbright, 2014 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trong chương này, luận văn đã hệ thống lại và làm rõ các khái niệm cơ bản có liên quan đến cụm công nghiệp và phương pháp phân tích tài chính dự án. Bên cạnh đó, đã tiếp cận lý thuyết về mô hình kim cương các nhân tố hình thành khả năng cạnh tranh của cụm, CNHT và hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu cụm. Đây là cơ sở để tác giả phân tích, đánh giá khả năng hình thành trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ đặt tại tỉnh Khánh Hòa trong chương 2 và tiến hành phương pháp phân tích tài chính đối với Trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ đặt tại tỉnh Khánh Hòa trong chương 3. Ngoài ra, trong chương này, tác giả cũng đã tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng cụm thủy sản dựa trên mô hình kim cương Porter của các quốc gia trên thế giới để từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng cụm nghề cá tại Việt Nam. 39 CHƯƠNG 2 - ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH TRUNG TÂM NGHỀ CÁ NGỪ VÙNG NAM TRUNG BỘ ĐẶT TẠI KHÁNH HÒA 2.1. Phương pháp đánh giá 2.1.1. Công cụ nghiên cứu 2.1.1.1. Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) Ma trận IFE tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản của địa phương/DN. Ma trận cho thấy những điểm mạnh mà địa phương/DN cần phát huy và những điểm yếu địa phương/DN cần cải thiện. Xây dựng ma trận IFE gồm 5 bước: Bước 1: Lập một danh mục từ 10 đến 20 yếu tố, gồm những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản của địa phương/DN. Bước 2: Phân loại tầm quan trọng của từng yếu tố. Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến sự phát triển của địa phương/DN. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,0. Bước 3: Xác định hệ số phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, hệ số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ mạnh yếu của địa phương/DN, trong đó: 4 - Rất mạnh; 3 Khá mạnh; 2 - Khá yếu; 1 - Rất yếu. Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với hệ số của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng. Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng của địa phương/DN. Tổng số điểm cao nhất bằng 4 và thấp nhất là 1, trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng là 4 cho thấy địa phương/DN rất mạnh về môi trường bên trong. Ngược lại tổng số điểm là 1 cho thấy địa phương yếu về nội bộ. 2.1.1.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Ma trận EFE tóm tắt và đánh giá những cơ hội, nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương/DN. Ma trận EFE giúp các nhà lãnh đạo đánh giá được mức độ phản ứng của địa phương/DN đối với những cơ hội và nguy cơ, đưa ra những nhận định môi trường bên ngoài tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho địa phương/DN. Xây dựng ma trận EFE gồm 5 bước: 40 Bước 1: Lập một danh mục từ 10 đến 20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của địa phương/DN. Bước 2: Phân loại tầm quan trọng của từng yếu tố. Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến sự phát triển của địa phương/DN. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,0. Bước 3: Xác định hệ số phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, hệ số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của mỗi địa phương/DN đối với yếu tố đó, trong đó: 4 - phản ứng tốt; 3 - phản ứng trên trung bình; 2 - phản ứng trung bình; 1 - phản ứng yếu. Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với hệ số của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng. Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng của địa phương/DN. Tổng số điểm lớn nhất là 4 và thấp nhất là 1, trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng là 4 cho thấy địa phương/DN đang phản ứng rất tốt với các cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài, điều đó có nghĩa là hiện tại địa phương đã tận dụng một cách có hiệu quả những cơ hội và né tránh, giảm thiểu một cách có hiệu quả những nguy cơ từ môi trường bên ngoài. Ngược lại, tổng số điểm bằng 1 cho thấy địa phương/DN đã phản ứng lại tác động của môi trường bên ngoài rất yếu kém, không tận dụng được các cơ hội và cũng không né tránh được nguy cơ từ môi trường bên ngoài. 2.1.1.3. Ma trận SWOT (Strengths Weaknesses Opportunities Threats) Ma trận SWOT là công cụ kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài, có thể giúp các nhà quản trị đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nghề, DN; từ đó hoạch định, đề ra chiến lược phát triển phù hợp. Theo Fred R. David xây dựng một ma trận SWOT gồm có 8 bước sau: Bước 1: Liệt kê các cơ hội chủ yếu từ môi trường bên ngoài của địa phương/DN (O1, O2,...) Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa chủ yếu từ môi trường bên ngoài của địa phương/DN (T1, T2,...) Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu của địa phương/DN (S1, S2,...) Bước 4: Liệt kê các điểm yếu chủ yếu của địa phương/DN (W1, W2,...) 41 Bước 5: Kết hợp các điểm mạnh bên trong với các cơ hội bên ngoài để hình thành các chiến lược SO Bước 6: Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài để hình thành các chiến lược WO Bước 7: Kết hợp những điểm mạnh bên trong với các mối đe dọa bên ngoài để hình thành các chiến lược ST Bước 8: Kết hợp những điểm yếu bên trong với các mối đe dọa bên ngoài để hình thành các chiến lược WT 2.1.2. Phương pháp chuyên gia 2.1.2.1. Giới thiệu phương pháp Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia để thu thập thông tin làm cơ sở cho việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thành lập một trung tâm nghề cá ngừ của vùng Nam Trung Bộ tại Khánh Hòa và ma trận SWOT nhằm có cơ sở khẳng định cho lập luận về việc thành lập cụm công nghiệp cá ngừ này là cấp thiết và hiệu quả trong thời gian tới; ngoài ra tác giả còn sử dụng một số kết quả nghiên cứu chuyên gia mà nhóm tư vấn trường Đại học Nha Trang đã thực hiện. Quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia được chia thành ba bước như sau: (1) Lựa chọn chuyên gia; (2) Trưng cầu ý kiến chuyên gia; (3) Thu thập và xử lý các đánh giá dự báo. Phương pháp chuyên gia là phương pháp tổng hợp nhiều phương pháp mang tính kinh nghiệm cao của các chuyên gia. Trong đó, phương pháp Delphi là một trong những phương pháp phổ biến và được sử dụng nhiều nhất. Phương pháp Delphi là phương pháp gần giống với phương pháp chuyên gia, nhưng khác biệt ở hình thức tham vấn. Thay vì việc lấy ý kiến công khai thông qua toạ đàm, hội thảo, nhà quản lý sử dụng phiếu kín để các chuyên gia biểu thị tính độc lập của mình trong việc đưa ra các ý kiến. Chính vì vậy, những quan điểm mà các chuyên gia đưa ra thường không bị ảnh hưởng bởi quan hệ với các đồng nghiệp nên mang tính khoa học, khách quan và có giá trị tham khảo cao. Phương pháp Delphi được nhà khoa học Olaf Helmer và các cộng sự đề xuất và lấy tên một thành phố cổ Hy Lạp năm 1969. Đây là phương pháp dự báo định tính theo đó ý kiến của các chuyên gia được kết hợp trong một loạt số lần lặp lại. Kết quả của 42 mỗi lần lặp lại được sử dụng cho lần lặp tiếp theo để thu thập được ý kiến chung của các chuyên gia. Nghiên cứu của Taylor và Ryder (2003) cho rằng trong tình huống quản lý nguồn lợi tự nhiên, nó cho phép nhiều yêu cầu cùng được cân nhắc như nhau và đưa ra ý kiến của nhà chuyên môn trong khi tiến tới sự thống nhất hơn. Còn khi nghiên cứu về tương lai, nó được sử dụng như một công cụ để dự báo sự xuất hiện của nhân tố mới. Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp Delphi để phân tích các yếu tố ảnh hưởng và xây dựng mô hình SWOT cho nghề cá ngừ của vùng Nam Trung Bộ. 2.1.2.2. Lựa chọn chuyên gia đánh giá Để đảm bảo chất lượng đánh giá của phương pháp này, nhóm chuyên gia tối thiểu được chọn gồm 5 chuyên gia giữ các vị trí quan trọng trong nghề cá. Đó là các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách phát triển thủy sản từ các Sở, Ban ngành; những DN thành công trong lĩnh vực này. Các chuyên gia được yêu cầu cho biết ý kiến về sự phát triển trong tương lai của ngành cá ngừ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Kết quả được tác giả tổng hợp và đưa ra nhận định về việc thành lâp trung tâm nghề cá ngừ tại Khánh Hòa. Bảng 2.1 Danh sách chuyên gia STT 1 Họ và tên chuyên gia Võ Khắc Én 2 Trần Như Cường 3 4 Võ Thị Kim Châu Đào Công Thiên 5 6 Lê Văn Toàn Hà Thị Thanh Hoa 7 Võ Thiên Lăng Chức vụ Chi cục phó Đơn vị công tác Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi TS KH Phó phòng nghiệp vụ Sở NN và PT NT tổng hợp Giám đốc Tài chính Công ty Hải Vương Nguyên giám đốc Sở Thủy sản và Sở NN và PT NT Khánh Hòa Vựa cá Tám Đuộng Cảng cá Hòn Rớ Vựa cá Mười Hạnh - Cảng cá Hòn Rớ Công ty Lê Trứ Chủ tịch Hội nghề cá Hội nghề cá tỉnh Khánh Hòa tỉnh Khánh Hòa 2.2. Đánh giá môi trường nội bộ của nghề đánh bắt cá ngừ tại vùng duyên hải Nam Trung bộ 43 2.2.1. Tình hình khai thác 2.2.1.1. Số lượng tàu Bảng 2.2 Số lượng tàu thuyền khai thác Đvt: chiếc Địa phương Việt Nam Bình Định Phú Yên Khánh Hòa 2009 4.057 2.288 800 332 2010 2011 2012 Tháng 7/2013 4.065 3.690 3.700 3.556 2.296 1.816 1.985 1.727 833 866 698 768 302 436 460 506 Nguồn: Vụ Kế hoạch - Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013 Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, đến tháng 7/2013, số lượng tàu khai thác cá ngừ 3.556 chiếc, trong đó: Nghề câu vàng và câu tay có 1.760 tàu (Bình Định: 1.034 tàu câu tay, Phú Yên: 550 tàu câu vàng và 18 tàu câu tay, Khánh Hòa có 133 tàu câu tay), nghề lưới vây có 592 chiếc, nghề lưới rê có 1.104 chiếc. Như vậy, Khánh Hòa có số lượng tàu câu cá ngừ ít hơn nhiều so với các tỉnh bạn. Số lượng tàu thuyền khai thác cá ngừ của cả nước tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. 2.2.1.2. Lao động trong khai thác cá ngừ Theo Tổng cục Thủy sản, từ xa xưa, người dân Việt Nam đã gắn bó mật thiết với biển. Nghề cá là nghề có truyền thống lâu đời, gần gũi không chỉ với người dân ở vùng nông thôn ven biển, mà cả với cộng đồng dân cư trên đất liền nơi có nhiều thủy vực tự nhiên. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tổng số lao động khai thác cá ngừ khoảng 35.000 người. Số lao động trên tàu khai thác cá ngừ được bố trí theo từng loại nghề, dao động khoảng 5 – 6 người/tàu đối với nghề câu tay, khoảng 9 – 10 người/tàu đối với tàu câu vàng, tàu lưới rê, 14 – 16 người/tàu lưới vây. Trên tàu, chủ tàu và thuyền trưởng là người có kinh nghiệm quản lý, điều hành khai thác và bảo quản sản phẩm, được đào tạo và cấp bằng thuyền, máy trưởng. Đối với thuyền viên, hầu như chưa được đào tạo, tập huấn về kỹ thuật khai thác và bảo quản sản phẩm, kiến thức và hiểu biết chủ yếu tích lũy qua thực tiễn sản xuất và học tập lẫn nhau, nên tay nghề khai thác và bảo quản sản phẩm rất thấp. 2.2.1.3. Công nghệ khai thác và bảo quản sản phẩm Theo khảo sát của Bộ NN&PTNT, có các loại nghề đánh bắt cá ngừ sau: 44 + Nghề lưới vây Chiều dài và chiều cao vàng lưới vây tùy thuộc vào ngư trường, phương pháp khai thác, công suất tàu và không tuân thủ theo một hệ số điều chỉnh nào mà chủ yếu theo kinh nghiệm. Phương thức khai thác có 02 loại vây ngày và vây đêm kết hợp phương pháp dẫn dụ bằng ánh sáng. Hầu hết đều không sử dụng chà, chủ yếu khai thác theo kinh nghiệm. Tất cả các tàu lưới vây đều trang bị tời kéo lưới, thiết bị định vị. Hiện nhiều tàu đã trang bị thiết bị tầm ngư, khoảng trên 50% tàu có trang bị máy thu lưới. + Nghề lưới rê Kết câu vàng lưới tùy thuộc vào công suất tàu và ngư trường. Thao tác và kỹ thuật thả lưới bằng thủ công, công đoạn thu lưới được trang bị máy thu lưới truyền động bằng thủy lực. Thời gian thả, ngâm, thu lưới tùy thuộc vào chiều dài vàng lưới, tập quán sản xuất của từng địa phương và tốc độ thả thu lưới và chiều dài vàng lưới. + Nghề câu cá ngừ Có 02 loại: câu vàng và câu tay kết hợp với ánh sáng. Hầu hết các tàu đều được trang bị máy thu dây câu chính, máy định vị vệ tinh, la bàn, thông tin liên lạc... Đối với nghề câu vàng: Kết cấu, kích thước vàng câu phụ thuộc vào quy mô tàu thuyền và trang thiết bị kỹ thuật cho nghề (chiều dài vàng câu từ 40 – 60km, với số dây câu và lưỡi câu khoảng từ 700 – 1.000 lưỡi); sử dụng là lưỡi câu J hoặc lưỡi câu vòng; thời gian thả, ngâm và thu câu tùy thuộc số lượng lưỡi câu thả của mỗi tàu. Đối với nghề câu tay: Xuất hiện từ cuối năm 2011 đến nay, tàu được trang bị máy phát điện, đèn cao áp, cần, dây câu, mỗi tàu với 4 – 6 cần câu. Thời gian chuyến biển được rút ngắn bằng khoảng 2/3 thời gian so với câu vàng. Nghề câu tay đạt sản lượng khai thác đạt khá cao. Tuy nhiên, chất lượng cá ngừ câu tay thấp, tỷ lệ cá ngừ câu tay đạt tiêu chuẩn sashimi chỉ đạt 5 – 6 % lô sản phẩm khai thác được. Nhưng do giảm chi phí di chuyển thu thả câu, giảm chi phí mồi và thời gian chuyến biển nên hiệu quả của nghề này thường cao hơn nhiều so với nghề câu vàng truyền thống. Ngoài ra, theo điều tra của Bộ NN&PTNT, cách thức bảo quản hải sản sau khai thác của ngư dân còn lạc hậu, đa số hầm bảo quản sản phẩm sử dụng vật liệu với chất liệu là xốp ghép (styrofor), một số tàu còn sử dụng bạt và những tấm xốp rời lót trong hầm nên khả năng giữ lạnh thấp, mức tiêu hao đá lớn, chất lượng sản phẩm giảm nhanh, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số tàu đã tiến hành lắp đặt hầm 45 bảo quản bằng công nghệ xốp thổi (Polyurethane), đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm, xong chưa nhiều. Đối với tàu câu, quy trình xử lý, sơ chế và bảo quản không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hầu hết không thực hiện công đoạn ngâm hạ nhiệt, nước đá chất lượng không đạt, thời gian bảo quản kéo dài (25- 30 ngày), tỷ lệ cá đạt yêu cầu chất lượng ăn tươi (sashimi) thấp, nhất là câu tay kết hợp với ánh sáng. Đối với tàu lưới vây, phương thức bảo quản cá ngừ chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; nhiều tàu thời gian bảo quản cá trên tàu dài từ 2 – 3 tuần, ảnh hưởng đến chất lượng và tổn thất sau thu hoạch cao. Công tác vệ sinh trên tàu đã được chú trọng và quan tâm; song do kết cấu vật liệu hầm bảo quản không đạt yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm. Một số tàu lắp đặt hầm bảo quản bằng công nghệ xốp thổi (Polyurethane), vách Inox đáp ứng về điều kiện bảo quản sản phẩm, chất lượng cá được đảm bảo và và đáp ứng về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhìn chung, cơ sở vật chất, kỹ thuật, chất lượng hầm bảo quản, tay nghề và kỹ thuật xử lý, sơ chế, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch của tất cả các tàu khai thác cá ngừ hiện nay chưa đạt yêu cầu, nên chất lượng cá giảm sút, gây tổn thất sau thu hoạch còn lớn. 2.2.1.4. Mối quan hệ và các hình thức tổ chức sản xuất - Tổ chức sản xuất trên biển Theo điều tra của Bộ NN&PTNT, đối với đội tàu khai thác cá ngừ nói chung, khoảng 60% tàu hoạt động theo mô hình sản xuất độc lập, không theo hình thức tổ đội. Một số tàu bán sản phẩm trên biển, một số tàu gửi sản phẩm cho tàu khác về bờ tiêu thụ, như một số mô hình tàu câu vàng của Tam Quan, Bình Định. Những tàu khai thác từ 15 ngày trở lên thường được tổ chức dưới dạng tổ đội sản xuất hoặc có mối liên hệ chặt chẽ với các tàu khác trong địa phương giúp nhau trong việc vận chuyển sản phẩm về bờ hoặc cung ứng nguyên, nhiên vật liệu từ bờ ra; đặc biệt giữa nghề lưới vây đêm có mối quan hệ với các tàu câu để kết nối khi gặp cây trôi (chà nổi) trên biển. Có khoảng 10% tàu khai thác nghề lưới vây khai thác trong ngày, nhóm tàu này thường ở gần ngư trường vùng lộng và vùng bờ khi cá áp lộng. Hiện nay sản phẩm khai thác của nhiều tàu lưới vây được bán ngay cho các tàu dịch vụ thu mua trên biển, 46 nên thời gian bám biển thường đến hết mùa trăng mới về bờ. Tuy nhiên, do ý thức cộng đồng chưa cao, nên việc hình thức sản xuất theo tổ đội và tổ chức liên kết sản xuất trên biển còn ở tỷ lệ thấp. - Liên kết khai thác với dịch vụ thu mua trên biển Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, vào cuối năm 2013, ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có khoảng 295 tàu hoạt động dịch vụ thu mua sản phẩm khai thác trên biển; trong đó: Bình Định có 02 tàu, Phú Yên có 08 tàu, Khánh Hòa có 285 tàu. Riêng tỉnh Khánh Hòa có 25 tàu thu mua tại vùng lộng và vùng khơi. Nhiều tàu lưới vây được bán ngay cho các tàu dịch vụ thu mua này, như các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Các tàu của Bình Định bằng nghề lưới vây hoạt động ở các ngư trường các tỉnh phía Nam bán sản phẩm cho các tàu dịch vụ thu mua của các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và các tàu thu mua các tỉnh phía Nam. Mô hình tàu dịch vụ thu mua trên biển ngoài việc mua sản phẩm còn hỗ trợ thao tác trong quá trình thả lưới, cung ứng nhiên vật liệu và thực phẩm cho tàu khai thác...Hiện nay các mô hình tàu dịch vụ thu mua trên biển của ngư dân phát huy hiệu quả, tạo điều kiện để tàu khai thác và bám biển dài ngày, chi phí thấp, hiệu quả được nâng cao rõ rệt, cá được bán và chuyển về bờ nhanh, chất lượng sản phẩm tốt, giảm tổn thất sau thu hoạch. Như vậy, Khánh Hòa có đội tàu thu mua cá ngừ đông nhất vùng Nam Trung bộ. 2.2.1.5. Sản lượng và năng suất khai thác Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT: - Sản lượng khai thác cá ngừ Bảng 2.3 Sản lượng khai thác Đvt: tấn 2009 Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Cộng 3.794 4.330 3.211 11.335 2010 3.996 4.920 3.500 12.416 2011 2012 2013 4.694 8.389 8.500 5.648 6.100 4.526 2.698 3.500 2.916 13.040 17.989 15.942 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014 Sản lượng khai thác cá ngừ vây vàng và mắt to năm 2013 giảm so với năm 2012; do ảnh hưởng của chi phí cho chuyến biển cao, sản lượng đánh bắt thấp, đồng thời giá bán cá ngừ đại dương giảm mạnh nên nhiều tàu bị lỗ vốn. 47 Do có lượng tàu khai thác ít nên sản lượng cá ngừ của Khánh Hòa cũng thấp hơn so với 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên. - Năng suất khai thác cá ngừ Đối với nghề lưới vây, năng suất bình quân 300 – 500 kg/ mẻ lưới, cá biệt có tàu khai thác đạt 30 – 40 tấn/mẻ lưới; chuyến biển từ 7 – 10 ngày, sản lượng khai thác bình quân 5- 10 tấn/chuyến biển. Đối với nghề lưới rê, năng suất bình quân từ 300 – 500 kg/ mẻ lưới; chuyến biển từ 15 – 20 ngày, sản lượng khai thác bình quân 5- 10 tấn/chuyến biển. Đối với nghề câu vàng, năng suất bình quân từ 1 – 3 con/vàng câu; chuyến biển từ 20 – 25 ngày, có tàu 25 – 30 ngày, sản lượng khai thác bình quân 20 - 40 con/chuyến biển (1.000 – 2.000 kg/chuyến biển). Đối với nghề câu tay kết hợp với ánh sáng, chuyến biển từ 15 – 20 ngày, năng suất bình quân từ 3 – 5 con/đêm, sản lượng bình quân đạt từ 3 – 5 tấn/tàu/chuyến; cá biệt có tàu trên 100 con, sản lượng trên 7 tấn/tàu/chuyến. Tuy nhiên, từ tháng 3/2013 đến nay, năng suất và sản lượng khai thác giảm sút rõ rệt, đa số khai thác không hiệu quả, hiện nhiều tàu đã nghỉ khai thác hoặc chuyển sang nghề khác hoặc khai thác kiêm nghề. 2.2.2. Tình hình thu mua 2.2.2.1. Năng lực thu mua Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có 36 cơ sở thu mua và 15 DN chế biến XK thu mua trực tiếp cá ngừ, trong đó có 4 DN nằm trong danh sách DN xuất khẩu cá ngừ hàng đầu Việt Nam có trụ sở chính tại Khánh Hòa là Hải Vương, Tín Thịnh, Thịnh Hưng và Hải Long. Phú Yên có DN Hồng Ngọc và Bình Định có Bidifisco. Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, Khánh Hòa là trung tâm thương mại nghề cá có tầm cỡ ở khu vực Nam Trung bộ; là căn cứ hậu cần của các tàu đánh bắt trong tỉnh và các vùng lân cận; nơi tiếp nhận, phân phối nguyên liệu thủy sản số lượng lớn cho các nhà máy chế biến và tiêu thụ nội địa; cung ứng đầy đủ các dịch vụ hậu cần nghề cá đảm bảo chất lượng, uy tín cho tàu thuyền và hoạt động của ngư dân trong vùng. Đặc biệt, chợ thủy sản Nam Trung bộ đã và đang thu hút một lượng thủy sản không nhỏ về Khánh Hòa. 48 Tại các cảng cá, bến cá: Các công đoạn vận chuyển từ tàu lên bờ và đến cơ sở thu mua đều được thực hiện thủ công; cầu cảng xa, không có mái che, chủ yếu cá mua vào ban ngày nên hầu hết cá tiếp xúc trực tiếp với nắng. Nhiều cơ sở mới chỉ chấp hành đăng ký kinh doanh, không đáp ứng yêu cầu về điều kiện kinh doanh như: cơ sở vật chất- kỹ thuật không đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, thu mua nguyên liệu hải sản; vị trí, mặt bằng nằm trong khu dân cư; nhiều cơ sở xây dựng nhà xưởng sơ sài, tạm bợ; đội ngũ quản lý và nhân viên chưa được đào tạo, tập huấn chuyên môn. Chất lượng nguyên liệu bị giảm và tổn thất sau thu hoạch lớn. 2.2.2.2. Cách thức tổ chức, phương thức thu mua và giá cả Theo khảo sát của Bộ NN&PTNT, với cách thức tổ chức thu mua hiện nay, ngư dân không thể bán cá trực tiếp cho các DN chế biến thủy sản xuất khẩu mà phải bán thông qua trung gian là đại lý hoặc nậu vựa. Việc thiếu vắng các chợ cá ngừ tại các bến cảng đã không cho ngư dân cơ hội được lựa chọn bạn hàng, cơ hội có được thông tin minh bạch về giá cá ngừ theo phẩm cấp trên thị trường. Đối với tàu có sự ràng buộc do vay vốn của chủ nậu vựa thì chủ tàu phải bán sản phẩm cho chủ vay, đối với tàu không có sự ràng buộc vốn vay thì sau khi khảo sát và thỏa thuận giá, phương thức nhận hàng thì bán cho cơ sở nào có giá cao và phương thức nhận hàng phù hợp, chưa có phương thức bán đấu giá cá ngừ. Hiện nay phương thức mua bán sản phẩm cá ngừ, nhất là cá ngừ đại dương không phù hợp, tình trạng mua xô, ép cấp, ép giá gây bất lợi lớn cho ngư dân, không khuyến khích và nâng cao trách nhiệm cho ngư dân trong việc bảo quản sản phẩm, nâng cao chất lượng dẫn đến tổn thất sau thu hoạch lớn cả về chất lượng cũng như giá trị. Bản thân các DN, các đại lý, nậu vựa phải lo ứng phó với các rủi ro, biến động thị trường nên luôn đưa ra mức giá dự phòng, thấp hơn so mặt bằng giá trị sản phẩm. Đây là mâu thuẫn đang tồn tại giữa ngư dân với các nậu vựa thu mua tiêu thụ cá ngừ. Mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết được thông qua việc tổ chức quản lý đồng bộ hệ thống sản xuất kinh doanh cá ngừ từ khai thác bảo quản, chế biến đến tiêu thụ và XK, đặc biệt chú trọng hình thành cơ sở hạ tầng chợ đấu giá cá ngừ đại dương để công khai minh bạch các thông tin thị trường, giá cả. 49 Tại Phú Yên và Khánh Hòa các tổ chức, cá nhân đã mạnh dạn đầu tư cho những con tàu thực hiện hoạt động thu mua, cung ứng dịch vụ nhiên liệu, nước đá trên biển. Sản phẩm thu mua chủ yếu là cá ngừ vằn, giá thường thấp hơn giá trong bờ. Tuy nhiên phương thức này vẫn phù hợp bởi ngư dân không phải chi phí nhiên liệu để ra ngư trường và vận chuyển sản phẩm vào bờ, giảm chi phí nước đá bảo quản sản phẩm, nâng cao hiệu suất khai thác và năng suất chuyến biển. Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, giá cá ngừ của các năm 2011 trở về trước tương đối ổn định, cá ngừ câu vàng dao động từ 140.000 – 160.000 đồng/kg, có thời điểm giá đạt 190.000 – 200.000 đồng/kg; tuy nhiên từ 2012 trở lại đây, do xuất hiện nghề câu tay kết hợp với ánh sáng, chất lượng cá giảm không đạt sản phẩm sashimi nên giá cá câu tay chỉ còn trên dưới 50.000 đồng/kg, đồng thời kéo theo giá cá câu vàng chỉ còn trên dưới 120.000 đồng/kg. Nhìn chung, giá bán sản phẩm tại cảng là do chủ cơ sở thu mua quyết định mà không phải là do thị trường quy định, dẫn đến tình trạng ép cấp, ép giá hoặc tranh mua, tranh bán. Ngoài ra, còn có tình trạng thỏa thuận giá bán được thực hiện trước khi mở hầm cá, nghĩa là cả thuyền trưởng và người thu mua không biết hiện trạng sản phẩm khi giao dịch. Giá cá ngừ vằn và các loại ngừ khác giá tương đối ổn định, từ 25.000 – 32.000 đồng/kg thùy theo từng cỡ; những thời điểm giảm chủ yếu do ảnh hưởng bởi giá giảm của các thị trường XK. 2.2.3. Tình hình chế biến 2.2.3.1. Năng lực chế biến Theo khảo sát của Bộ NN&PTNT: - Công nghệ máy móc thiết bị Các nhà máy chế biến đều đầu tư trang bị máy móc, thiết bị cấp đông tiếp xúc (CF), đông gió và hầm đông lạnh, đông rời (IQF) đang được các nhà máy chế biến cá ngừ sử dụng để cấp đông sản phẩm. Thiết bị cấp đông tiếp xúc (CF) chủ yếu cấp đông các sản phẩm cá ngừ block như thăn cá ngừ vằn hấp chín, một số nhà máy chưa trang bị thiết bị cấp đông rời (IQF) sử dụng thiết bị này để đông các loại sản phẩm Steaks, Saku, Cube; thiết bị đông gió chủ yếu cấp đông các sản phẩm cá ngừ nguyên con và bỏ đầu; một số nhà máy có trang bị hầm đông lạnh, đông rời (IQF) cấp đông sản phẩm Steaks, Saku, Cube. Hiện có nhà máy đã trang bị thiết bị cấp đông sâu (- 60°C) cấp đông các sản phẩm có chất lượng cao và có hàm lượng giá trị gia tăng cao. 50 Các nhà máy đều trang bị các thiết bị và dụng cụ chế biến đảm bảo điều kiện về công nghệ chế biến và an toàn vệ sinh thực phẩm; một số nhà máy đã trang bị thiết bị cắt, máy dán bao bì hút chân không, thiết bị băng chuyền vận chuyển bán thành phẩm, xe nâng và vận chuyển thành phẩm. Đối với các nhà máy chế biến đồ hộp đều trang bị thiết bị hấp và nồi hơi, thiết bị ghép mí và thiết bị thanh trùng đảm bảo chế biến các sản phẩm đồ hộp đạt tiêu chuẩn XK sang các thị trưởng EU, Mỹ, Nhật...Một số nhà máy đã tự trang bị thiết bị và sản xuất hộp và bao bì đóng hộp. Các nhà máy chế biến đều trang bị kho lạnh đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để bảo quản sản phẩm và kho mát để bảo quản nguyên liệu để chủ động nguyên liệu cho chế biến, bảo quản bán sản phẩm trong quá trình sản xuất. Chất lượng máy móc trang thiết bị đều được đảm bảo để sản xuất, thường xuyên được kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng để phục vụ sản xuất; nhiều nhà máy được trang bị thiết bị mới để nâng cao năng lực và công suất sản xuất của nhà máy; - Công tác quản lý chất lượng Trong lĩnh vực chế biến cá ngừ, hầu hết các nhà máy chế biến đều áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam, các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến như GMP, SSOP, HACCP, ISO; chương trình sản xuất sạch hơn; chương trình tiết kiệm năng lượng, xử lý nước thải... Công tác đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm được coi trọng. Các nhà máy thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra và được kiểm soát bởi Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản (NAFIQAD), đảm bảo đủ điều kiện xuất các sản phẩm cá ngừ vào các thị trường EU, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản... Các nhà máy đã thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo HACCP và được cấp Code Châu Âu đều thành lập Ban kiểm soát HACCP và trang bị hệ thống phòng thí nghiệm để kiểm soát chất lượng sản phẩm, nhất là kiểm soát các chỉ tiêu vi sinh và Histamin. - Trình độ tay nghề công nhân Hầu hết công nhân chế biến đều được các nhà máy tổ chức đào tạo tại chỗ; trong quá trình sản xuất được các chuyên gia của các khách hàng tập huấn, hướng dẫn, nên trình độ tay nghề công nhân được nâng cao, đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, thao tác chế biến các sản phẩm theo tiêu chuẩn của khách hàng yêu cầu; định kỳ các 51 nhà máy tổ chức kiểm tra tay nghề để phân loại trình độ tay nghề để và bố trí cho phù hợp theo mức độ phức tạp của từng công đoạn trong quy trình sản xuất. - Sản phẩm cá ngừ chế biến Đối với sản phẩm cá ngừ được chế biến bởi nhu cầu về chủng loại, quy cách, chất lượng của các thị trường và khách hàng đặt hàng; nên quy trình, công nghệ chế biến cá ngừ được thay đổi tùy theo chất lượng sản phẩm, nguồn nguyên liệu, chất lượng sản phẩm và chủng loại sản phẩm chế biến mà khách hàng yêu cầu. Hiện các dòng sản phẩm cá ngừ gồm: + Nguyên con, bỏ đầu, bỏ nội tạng đông lạnh; + Thăn cá ngừ (loin) có và không xông CO đông lạnh; + Cắt lát (steaks) có và không xông CO đông lạnh; + Cắt miếng (saku, cube) có và không xông CO đông lạnh; + Thăn cá ngừ hấp. + Cá ngừ hộp. - Tiêu chuẩn, định mức Tiêu chuẩn nguyên liệu và sản phẩm cá ngừ chế biến đều đáp ứng theo các tiêu chuẩn Việt Nam, đồng thời đáp ứng theo các tiêu chuẩn của khách hàng và các nước nhập khẩu; các tiêu chuẩn sản phẩm đều phải đảm bảo về chỉ tiêu vi sinh, hóa lý, đồng thời kiểm soát nghiêm về chỉ tiêu histamin. Ngoài các loại cá ngừ vây vàng, mắt to tươi đủ tiêu chuẩn xuất theo đường hàng không, cá ngừ có chất lượng thấp hơn nhưng đủ tiêu chuẩn chế biến làm sản phẩm sashimi chất lượng thấp, được chế biến đông lạnh để XK; cá có chất lượng thấp chủ yếu chế biến theo các dòng sản phẩm phục vụ cho các nhà hàng, siêu thị và người tiêu dùng để nấu, nướng. Đối với cá ngừ vằn chủ yếu chế biến các sản phẩm phục vụ sản xuất đồ hộp. Hiện các nhà máy chế biến rất quan tâm và kiểm soát đối với định mức sản phẩm cá ngừ, nhằm nâng cao tỷ lệ thu hồi sản phẩm, giảm giá thành, nâng cao lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh. Định mức sản phẩm tùy thuộc vào chủng loại cá và sản phẩm chế biến. 2.2.3.2. Vai trò của hoạt động chế biến Theo khảo sát của Bộ NN&PTNT cho thấy, các DN chế biến cá ngừ đều gắn với kinh doanh xuất nhập khẩu, nhiều DN đã tập trung trong việc đầu tư cơ sở vật 52 chất, kỹ thuật, đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân và quản lý, nâng cao công tác quản lý chất lượng, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện các Chương trình quản lý chất lượng tiên tiến (GMP, SSOP, HACCP, ISO) ...; đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học, quy trình công nghệ tiên tiến của các nước để tổ chức sản xuất các sản phẩm cá ngừ đạt tiêu chuẩn chất lượng XK sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật bản…, các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng ngày càng tăng; đặc biệt là việc gắn kết giữa khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ nên hoạt động thu mua, chế biến, tiêu thụ, XK cá ngừ phát triển ổn định trong những năm vừa qua. Hiện nay, một số DN đang thực hiện mô hình kinh doanh có hiệu quả cao với phương thức: đầu tư - thu mua - chế biến - tiêu thụ - XK; mô hình này đã tạo được sự liên kết chuỗi toàn diện và đang phát huy hiệu quả. Xu thế này đang được các DN chế biến rất quan tâm và khả năng phát triển trong thời gian đến. 2.2.4. Tình hình tiêu thụ 2.2.4.1. Tình hình tiêu thụ nội địa Đối với cá ngừ vây vàng, mắt to nguyên liệu hầu như không được tiêu thụ nội địa mà chủ yếu phục vụ cho XK. Cá ngừ vằn tươi ướp lạnh được các cơ sở thu mua, đại lý mua bán, kinh doanh tổ chức mạng lưới cung ứng tiêu thụ trên toàn quốc; mạng lưới này căn cứ mối quan hệ cung cầu, liên kết thông tin cho nhau về nguồn cung và tiêu thụ để bảo quản, vận chuyển đến các địa phương có nhu cầu để tiêu thụ. Cá ngừ vằn chủ yếu được tiêu thụ mạnh ở các tỉnh Miền Trung và Miền Nam do thị hiếu tiêu dùng của người dân đối với loại cá ngừ này. Đối với sản phẩm cá ngừ đông lạnh có tỷ lệ tiêu thụ rất nhỏ, do người tiêu dùng chưa biết cách thức chế biến; các DN chế biến, kinh doanh sản phẩm cá ngừ chế biến đông lạnh chưa tổ chức các hoạt động quảng bá để tiêu thụ đối với dòng sản phẩm này. Đối với cá ngừ hộp cũng ít được tiêu thụ và ít được ưa chuộng. 2.2.4.2. Tình hình xuất khẩu - Doanh thu và sản lượng XK: 53 Bảng 2.4 Doanh thu xuất khẩu Đvt: triệu USD Địa phương 2009 Cả nước Trong đó: Khánh Hòa Chiếm tỷ lệ 181 2010 2011 2012 2013 294 380 569 520 150,2 255,3 97 147,9 50% 40% 45% 19% Nguồn: VASEP, 2014 - DN XK cá ngừ. Theo số liệu điều tra của Bộ NN&PTNT, các DN XK cá ngừ tập trung ở các tỉnh phía Nam, phát triển liên tục từ hơn 70 DN năm 2008, đến nay có hơn 100 DN XK cá ngừ sang 96 thị trường trên thế giới. Từ năm 2008 đến 7 tháng đầu năm 2013, trong 10 DN XK với mức tăng trưởng liên tục có 06 DN XK cá ngừ tươi, đông lạnh tập trung ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và 04 DN chế biến, XK đồ hộp, 10 DN hàng đầu XK cá ngừ được thể hiện trong Bảng. 54 Bảng 2.5 Danh sách 10 DN XK hàng đầu Việt Nam (2008-2013) 2008 STT DN 1 YUEH CHYANG 2 HAVUCO 3 Cty TNHH Thịnh Hưng 4 Cty TNHH Foodtech 5 Cty TNHH Tín Thịnh 6 Cty TNHH Thủy sản Hải Long Nha Trang 7 HIGHLAND DRAGON 8 Cty TNHH Toàn Thắng 9 DNTN Hồng Ngọc 10 BIDIFISCO Tổng số DN XK cá ngừ KL (tấn) 5.291 4.447 182 8.723 1.550 4.491 2009 GT KL (USD) (tấn) 15.859.618 7.895 17.381.211 1.845 675.854 502 24.999.027 10.089 4.711.331 2.513 22.810.808 3.993 6.855 21.739.193 6.038 17.403.914 14 141.860 1.282 7.507.759 HƠN 70 DN 6.757 5.814 511 1.472 2010 2011 2012 7 tháng 2013 GT KL (USD) (tấn) 19.211.365 11.595 7.544.233 4.873 2.987.947 1.784 25.275.464 12.292 12.070.786 8.097 15.783.313 4.004 GT (USD) 31.878.012 20.617.470 11.300.689 29.431.097 24.571.046 6.466.415 GT (USD) 55.979.730 40.478.578 32.009.900 36.614.005 47.621.561 29.432.986 GT (USD) 68.671.685 60.962.464 56.346.623 56.146.212 54.628.316 43.952.107 GT (USD) 35.942.633 33.066.246 28.647.501 38.461.712 20.799.284 26.287.135 17.614.892 15.003.003 6.680.884 7.457.395 16.770.777 23.547.011 17.138.268 11.052.425 31.201.001 21.971.562 31.716.921 22.767.706 39.202.176 37.525.952 35.928.105 31.154.089 23.786.706 15.636.892 23.465.944 20.466.250 7.658 8.547 1.321 2.150 HƠN 100 DN Nguồn: Vasep, 2014 55 - Sản lượng, giá trị kim ngạch và thị trường XK Theo Tổng cục Hải quan, XK cá ngừ trong những năm qua tăng trưởng liên tục, nhất là năm 2012. Hiện cá ngừ Việt Nam đã XK sang 99 thị trường. Sản lượng và giá trị kim ngạch XK cá ngừ của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong những năm qua. Hiện nay, 10 thị trường XK cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong những năm qua bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Israel, Canada, Tunisia, Iran và Mexico. Kim ngạch XK sang 10 thị trường này năm 2012 đã đạt 421,8 triệu USD, chiếm 74% tổng giá trị XK cá ngừ, 7 tháng 2013 đạt 241,2 triệu USD, chiếm 72 % tổng giá trị XK cá ngừ. Như vậy, Khánh Hòa có nhiều DN thu mua, chế biến và xuất khẩu cá ngừ hàng đầu Việt Nam. Đây là các DN góp phần phát triển thị trường tiêu thụ cá ngừ mang thương hiệu Việt Nam. Do vậy Khánh Hòa có khả năng thu mua và xuất khẩu cá ngừ số lượng lớn, giải quyết đầu ra cho ngư dân đánh bắt cá ngừ tại vùng Nam Trung bộ. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một thương hiệu mạnh cho mặt hàng cá ngừ. 2.2.4.3. Dự báo xu thế tiêu thụ sản phẩm - Thị trường Mỹ Theo VASEP, dự báo XK cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ có xu hướng giảm trong thời gian tới trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Thái Lan cùng với sự không ổn định về chất lượng và thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong nước. Mặc dù Việt Nam vẫn có cơ hội XK sang Mỹ các sản phẩm cá ngừ vây vàng và cá ngừ vằn đông lạnh nhưng tỷ trọng của những sản phẩm này không đáng kể, khó làm thay đổi chiều hướng sụt giảm hiện tại. - Châu Âu Do giá tăng nên các nước EU giảm nhập khẩu từ các nguồn cung cấp Châu Á truyền thống như Thái Lan, Philippin,….mà tăng nhập khẩu từ các nước Châu Phi do không phải chịu thuế. - Nhật Bản Theo Globefish, tiêu thụ cá ngừ vây vàng, mắt to có xu hướng tăng, nhưng giá bán trung bình vẫn ở mức thấp. Nhu cầu cá ngừ phẩm cấp sashimi không ổn định, nên thị trường Nhật cần nhiều loại sản phẩm cá ngừ đông lạnh, nhất là thăn cá ngừ, do đó nhập khẩu thăn cá ngừ đông lạnh loại thịt đỏ tăng trong thời gian tới. 56 - ASEAN Theo VASEP, Thái Lan nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm này của Việt Nam, tiếp đến là nước Philippines và Singapore. Các nước ASEAN đang trở thành thị trường mục tiêu trong chiến dịch mở rộng thị trường XK cá ngừ của các nhà sản xuất cá ngừ trong khu vực. XK cá ngừ của Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước láng giềng. 2.2.5. Hoạt động hậu cần, dịch vụ và hỗ trợ khác 2.2.5.1. Cảng cá, bến cá Theo số liệu điều tra của Bộ NN&PTNT, tàu khai thác cá ngừ đại dương tập trung tại 10 cảng cá, bến cá ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Trong đó, do gần ngư trường quần đảo Trường Sa nên cảng Hòn Rớ của Khánh Hòa được nhiều ngư dân lựa chọn để bán cá, lấy nhiên liệu, thực phẩm cho chuyến biển kế tiếp. Hệ thống dịch vụ hậu cần cảng cá, bến cá chất lượng rất kém, không đáp ứng yêu cầu, hiện chưa có chợ cá nào được xây dựng. Hiện chưa có sự đầu tư thích đáng cơ sở hạ tầng, chưa có biện pháp tổ chức quản lý tập trung đối với hoạt động dịch vụ hậu cần ở cảng cá, bến cá. Cơ sở hạ tầng một số cảng, bến cá xuống cấp nghiêm trọng, luồng lạch bị bồi lắng nhưng không được duy tu, bảo dưỡng, hệ thống trang thiết bị không đảm bảo an toàn hàng hải, cầu cảng cầu cảng không có mái che, xa khu tiếp nhận, bị tận dụng làm nơi tiếp nhận, phân loại, giao dịch, một số cảng không đầu tư hạng mục dịch vụ hậu cần, các cơ sở thu mua không đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường, nhiều cơ sở thu mua cá ngừ tự lập bến, cầu cập tàu và nhà xưởng ngoài khu vực cảng cá, bến cá. 2.2.5.2. Cơ sở đóng sửa tàu thuyền Theo số liệu điều tra của Bộ NN&PTNT, các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có 34 cơ sở đóng sửa tàu cá vỏ gỗ, 03 cơ sở đóng sửa tàu vỏ thép; 5 cơ sở đóng sửa tàu composite với khả năng đóng mới 700 chiếc/năm và sửa chữa khoảng hơn 12 nghìn chiếc/ năm. Các cơ sở đóng, sửa tàu cá ở các địa phương chưa được quy hoạch, còn manh mún, chưa phân cấp quản lý, quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và yếu, năng lực quản lý nhiều hạn chế, tay nghề chưa được đào tạo, chủ yếu đóng tàu nhỏ vỏ gỗ theo mẫu và kinh nghiệm dân gian. Hầu hết đều chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đóng sửa tàu cá. 57 Riêng tại Khánh Hòa còn có Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy thuộc Trường Đại học Nha Trang chuyên ngành cơ khí tàu thuyền và ứng dụng vật liệu mới (vật liệu composite) mà dự án "Nâng cao thu nhập cho ngư dân và phát triển ngành khai thác cá ngừ Việt Nam bền vững” của Công ty Yanmar đã liên kết để chế tạo 180 tàu composite. 2.2.5.3. Sản xuất, kinh doanh nước đá Theo số liệu báo cáo của các tỉnh, số cơ sở sản xuất nước đá phục vụ cho khai thác thủy sản như sau: Bình Định có 125 cơ sở, tổng công suất 1.125 tấn/ ngày; Phú Yên có 87 cơ sở, tổng công suất 783 tấn/ ngày; Khánh Hòa có 57 cơ sở, tổng công suất 1.455 tấn/ ngày. Vào mùa vụ, lượng nước đá không đảm bảo cung ứng; một số nơi ở các tỉnh Bình Định và Phú Yên, chất lượng nước đá không đảm bảo. 2.2.5.4. Công tác dự báo ngư trường Công tác dự báo ngư trường khai thác cá ngừ được thực hiện trong những năm gần đây; Tuy nhiên, phương pháp dự báo còn đơn giản, tỷ lệ bản đồ sử dụng trong dự báo nhỏ, chất lượng dự báo ngư trường không cao. Các kênh thông tin hiện tại sử dụng còn hạn chế dẫn đến ngư dân khó tiếp nhận và chậm nhận được thông tin. 2.2.5.5. Đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tàu cá Theo Bộ NN&PTNT, công tác đảm bảo an toàn cho người và phương tiện đã được các cấp, các ngành và ngư dân quan tâm; Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ trang bị thiết bị máy thông tin liên lạc có gắn thiết bị vệ tinh để theo dõi tình hình tàu cá hoạt động trên biển, hầu hết tàu khai thác cá ngừ đều trang bị thiết bị thông tin liên lạc tầm xa, máy radio để nắm bắt thông tin về thời tiết cũng như liên lạc với các cơ quan chức năng và gia đình khi có bão hoặc thời tiết nguy hiểm. Cơ sở đóng tàu cá chưa được quản lý, giám sát chặt chẽ về mặt kỹ thuật. Tàu khai thác cá ngừ được đóng theo kinh nghiệm dân gian, trang thiết bị an toàn trên tàu còn thiếu về số lượng và chất lượng; nhiều tàu cá hoạt động khai thác vượt quá tiêu chuẩn an toàn cho phép. Hàng năm còn xảy ra những vụ hỏng máy, tàu bị phá nước. Chất lượng công tác đăng kiểm còn nhiều hạn chế, đội ngũ đăng kiểm viên còn thiếu về số lượng và chất lượng; hiện 03 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có 20 đăng kiểm viên; trong đó có 16 đăng kiểm viên hạng 2, 4 đăng kiểm viên hạng 3, trong khi phải thực hiện kiểm tra, giám sát, đăng kiểm cho hơn 11.800 tàu cá từ 20 CV trở lên. 58 2.2.5.6. Hoạt động khoa học, công nghệ và khuyến ngư Khánh Hòa có nhiều viện, trường nghiên cứu biển, nuôi trồng hoạt động trên địa bàn như Viện Hải dương học, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, Trường Đại học Nha Trang, Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga. Đây là các cơ sở đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho nghề cá cũng như cung cấp các thông tin vể thủy hải sản nhưng thời gian qua vẫn chưa phát huy hiệu quả. Trong thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã triển khai các Dự án Điều tra thực trạng bảo quản sản phẩm trên tàu khai thác xa bờ và đề xuất giải pháp, bổ sung nội dung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá ngừ câu tay kết hợp với ánh sáng; Dự án Điều tra nguồn lợi cá nổi lớn (thuộc Đề án 47). Đã có các nghiên cứu khoa học liên quan đến chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa; công nghệ bảo quản cá ngừ trên tàu đánh cá xa bờ; Bể hạ nhiệt trên tàu câu cá ngừ... Hiện nay, đang triển khai Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ khai thác cá ngừ bằng lưới vây đuôi ở vùng biển Việt Nam”, mã số KC.06.23/11-15; năm 2014, Bộ NN&PTNT triển khai thực hiện Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương trên tàu câu tay”. Từ năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Trung ương và các tỉnh đã và đang triển khai các mô hình hầm bảo quản cho tàu cá bằng công nghệ xốp thổi (polyurethan). Tuy nhiên, triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công tác khuyến ngư đối với khai thác cá ngừ vẫn chưa được quan tâm đúng mức. 2.2.6. Xác định các điểm mạnh và điểm yếu chính của nghề cá ngừ khu vực Nam Trung bộ: Để đảm bảo các nhận định trên là cơ sở để kết luận mô hình đầu tư một cụm nghề cá ngừ tại khu vực Nam Trung bộ góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến của các chuyên gia theo Phụ lục 01 (đính kèm). Từ các phân tích đánh giá về môi trường nội bộ của nghề đánh bắt cá ngừ tại khu vực duyên hải Nam Trung bộ của các chuyên gia, tác giả đã liệt kê được các điểm mạnh điểm yếu chính như sau: Điểm mạnh: - Chương trình khai thác thủy sản xa bờ đã có từ 1997 - Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm về đánh bắt hải sản xa bờ - Năng lực, chất lượng các nhà máy chế biến sản phẩm cá ngừ cao 59 - Có nhiều trường, viện nghiên cứu ... trong lĩnh vực thủy sản Điểm yếu: - Năng lực tàu thuyền phục vụ đánh bắt xa bờ thấp - Trang thiết bị trên tàu thiếu đồng bộ - Quy trình và công nghệ bảo quản sau thu hoạch lạc hậu - Chất lượng cá ngừ từ nghề câu đèn thấp - Sự liên kết giữa các hình thức tổ chức sản xuất trên biển thiếu chặt chẽ - Chưa xây dựng thương hiệu cá ngừ của Việt Nam - Công tác điều tra, đánh giá và dự báo ngư trường nguồn lợi chưa thường xuyên - Quy mô, hạ tầng nghề cá nhỏ, manh mún - Dịch vụ hậu cần nghề cá phân tán, không được kiểm soát - Năng lực cán bộ quản lý thủy sản yếu Kết quả tổng hợp từ phiếu lấy ý kiến chuyên gia được trình bày cụ thể ở Phụ lục 1 cho phép xác định được các điểm mạnh và yếu quan trọng của nghề cá ngừ Nam Trung bộ tại Bảng 2.6: Bảng 2.6 Tổng hợp các điểm mạnh và yếu quan trọng của nghề cá ngừ Nam Trung bộ Điểm mạnh Điểm yếu - Chương trình khai thác thủy sản xa bờ đã có từ 1997 - Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm về đánh bắt hải sản xa bờ - Năng lực, chất lượng các nhà máy chế biến sản phẩm cá ngừ cao - Có nhiều trường, viện nghiên cứu ... trong lĩnh vực thủy sản - Năng lực tàu thuyền phục vụ đánh bắt xa bờ thấp - Trang thiết bị trên tàu thiếu đồng bộ - Quy trình và công nghệ bảo quản sau thu hoạch lạc hậu - Chất lượng cá ngừ từ nghề câu đèn thấp - Sự liên kết giữa các hình thức tổ chức sản xuất trên biển thiếu chặt chẽ - Chưa xây dựng thương hiệu cá ngừ của Việt Nam - Công tác điều tra, đánh giá và dự báo ngư trường nguồn lợi chưa thường xuyên - Quy mô, hạ tầng nghề cá nhỏ, manh mún - Dịch vụ hậu cần nghề cá phân tán, không được kiểm soát - Năng lực cán bộ quản lý thủy sản yếu 60 2.2.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của nghề cá ngừ Nam Trung bộ Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) tổng hợp, phân tích và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản của nghề cá ngừ khu vực Nam Trung Bộ. Thông qua ma trận, ta xác định được những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần cải thiện của nghề cá ngừ khu vực Nam Trung Bộ. Ma trận được thiết lập dựa trên các yếu tố của môi trường bên trong có ảnh hưởng quan trọng đến nghề cá ngừ khu vực Nam Trung Bộ. Các điểm mạnh, điểm yếu được phân loại cụ thể là: ở mức 4 là điểm rất mạnh, 3 là điểm khá mạnh, 2 là điểm yếu và 1 là điểm rất yếu, từ đó ta tính được tổng điểm quan trọng và so sánh với mức trung bình là 2,5. Bảng 2.7 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) Chỉ tiêu Mức độ quan trọng Điểm Kết quả Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm về đánh bắt hải sản xa bờ Năng lực, chất lượng các nhà máy chế biến sản phẩm cá ngừ cao Có nhiều trường, viện nghiên cứu ... trong lĩnh vực thủy sản Hoạt động khai thác thủy sản khai thác xa bờ đã có từ lâu đời Quy trình và công nghệ bảo quản sau thu hoạch lạc hậu Dịch vụ hậu cần nghề cá phân tán, không được kiểm soát Năng lực cán bộ quản lý thủy sản yếu Quy mô, hạ tầng nghề cá nhỏ, manh mún Năng lực tàu thuyền phục vụ đánh bắt xa bờ thấp 0,0811 3,0000 0,2432 0,0703 3,4286 0,2409 0,0676 2,8571 0,1931 0,0676 2,7143 0,1834 0,0919 2,7143 0,2494 0,0703 3,4286 0,2409 0,0703 0,0676 0,0703 3,4286 3,4286 2,7143 0,2409 0,2317 0,1907 Sự liên kết giữa các hình thức tổ chức sản xuất trên biển thiếu chặt chẽ Trang thiết bị trên tàu thiếu đồng bộ 0,0784 2,2857 0,1792 0,0757 2,1429 0,1622 Chưa xây dựng thương hiệu cá ngừ của Việt Nam Công tác điều tra, đánh giá và dự báo ngư trường nguồn lợi chưa thường xuyên Chất lượng cá ngừ từ nghề câu đèn thấp 0,0595 2,5714 0,1529 0,0703 2,1429 0,1506 0,0595 2,0000 0,1189 TỔNG 1,0000 2,7780 61 Nguồn: Tổng hợp của tác giả Với tổng số điểm đạt 2,778 cho thấy sức mạnh nội tại của nghề cá ngừ khu vực Nam Trung Bộ chỉ ở mức trên trung bình. Do đó, cần tìm kiếm, xây dựng một mô hình tiên tiến cho nghề cá ngừ vùng Nam Trung bộ là rất cần thiết nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của nghề cá ngừ tại đây. - Những điểm mạnh (S) nghề cá ngừ khu vực Nam Trung Bộ cần tiếp tục phát huy đó là: (1) Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nghề cá xa bờ. (2) Đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn bị lực lượng lao động kế thừa những kinh nghiệm quý báu của thế hệ đi trước. (3) Tiếp tục hỗ trợ, đẩy mạnh tốc độ phát triển trong lĩnh vực kinh doanh cá ngừ của các DN. (4) Phát huy trí tuệ, năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học của các Trường, Viện về thủy sản trên địa bàn vùng. - Những điểm yếu (W) nghề cá ngừ khu vực Nam Trung Bộ cần khắc phục đó là: (1) Năng lực khai thác và chất lượng cá ngừ đánh bắt thấp, trình độ khai thác, công nghệ bảo quản còn lạc hậu. (2) Cơ sở hạ tầng, hậu cần nghề cá, công tác dự báo ngư trường ... còn thiếu và yếu. (3) Năng lực cán bộ quản lý thủy sản chưa đảm bảo. 2.3. Đánh giá môi trường vĩ mô tác động đến sự phát triển của nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô có thể tạo ra cơ hội nhưng cũng có thể biến thành nguy cơ đối với địa phương/DN trong quá trình phát triển. Môi trường này được xác lập bởi các yếu tố: kinh tế; chính trị - pháp luật; văn hóa - xã hội - giáo dục; tự nhiên; kỹ thuật - công nghệ. 2.3.1. Yếu tố kinh tế Việt Nam đang đối mặt với sự giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh tế sau một thời gian dài tăng trưởng cao, dự kiến năm 2014 chỉ 5,5% theo Tổng cục thống kê, kéo theo sự suy giảm hàng loạt ngành kinh tế, khu vực năng động nhất hiện nay là xuất khẩu cũng đang có dấu hiệu chững lại. Lãi suất ngân hàng của Việt Nam sau một thời gian 62 dài tăng phi mã thì đang ở mức thấp kỷ lục tương đương năm 2009, kỳ vọng kích thích tiêu dùng, tăng sản xuất và giảm tiết kiệm. Lạm phát cũng được giữ ở mức thấp dưới một con số trong những năm gần đây khiến niềm tin vào tiền đồng tăng lên. Tỷ giá đoái bị khống chế, mức trượt giá so với USD các năm gần đây tăng không quá 2% cũng là cơ hội tốt để các DN hoạch định kế hoạch kinh doanh dài hạn. Kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi cuộc suy thoái bắt nguồn từ năm 2008, nhiều quốc gia trên thế giới lâm vào cảnh nợ nần, thu nhập người dân giảm sút dẫn đến xu hướng thắt chặt chi tiêu, thất nghiệp tăng cao, hàng tồn kho lớn. Theo VASEP, do tình hình kinh tế tại các thị trường nhập khẩu chính vẫn chưa được cải thiện đáng kể, nên nhu cầu tiêu thụ đối với các sản phẩm cá ngừ có giá trị thấp cũng vẫn sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ và giá cả lại có xu hướng tăng giảm khó lường. Ngoài ra, do nguồn lợi khai thác cá ngừ ngày càng cạn kiệt, nên thời gian gần đây người tiêu dùng tại một số thị trường lớn trên thế giới như EU, Mỹ… đang ngày càng quan tâm hơn đến các sản phẩm cá ngừ được khai thác bền vững. Trong bối cảnh sản lượng khai thác cá ngừ của Việt Nam đang có xu hướng giảm thì nguồn cung cá ngừ thế giới lại tăng sau khi các lệnh cấm được dỡ bỏ. Các sản phẩm cá ngừ đại dương được tiêu thụ trên thế giới chủ yếu là cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to và vây xanh. Các loài này có thể thay thế lẫn nhau nên sự cạnh tranh giữa các nguồn cung trên thế giới sẽ ngày càng cao. Vì phần lớn nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu từ các nước, điều này đã tạo ra một hạn chế rất lớn cho ngành cá ngừ Việt Nam trong thời gian tới. Khó khăn về nguồn nguyên liệu, xu hướng tiêu thụ trên thế giới ngày càng chặt chẽ, đang ảnh hưởng mạnh đến XK cá ngừ của Việt Nam. 2.3.2. Yếu tố chính trị - pháp luật 2.3.2.1 Về chính trị: Việt Nam được đánh giá là một trong số ít nước có nền chính trị ổn định, các tổ chức, cá nhân sinh sống, làm ăn tại Việt Nam luôn an tâm về thể chế chính trị tại đây. Quá trình hội nhập đã khiến môi trường pháp luật Việt Nam dần hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cho các ngành, các lĩnh vực hoạt động, nhất là ngành thủy sản. Nhiều chính sách, chiến lược được xây dựng cho ngành thủy sản nhằm phát triển bền vững ngành này như chiến lược phát triển kinh tế đất nước, đặt biển vào vị trí quan trọng đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết 09/2006/NQ-TW về Chiến lược biển Việt Nam đến 63 năm 2020, gần đây nhất có Đề án tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi là dấu hiệu chứng minh mạnh mẽ quan điểm này. Ngoài ra, để kích thích ngư dân vươn khơi, bám biển khẳng định chủ quyền quốc gia, bên cạnh cơ chế chính sách hợp lý, Nhà nước cũng đã có kế hoạch, chiến lược đầu tư hoặc hợp tác xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá đủ mạnh để ngư dân yên tâm đánh bắt và tiêu thụ thủy sản, tăng thu nhập. 2.3.2.2. Hợp tác quốc tế Trong thời gian qua, các hoạt động hợp tác quốc tế cấp Chính phủ với các nước và các tổ chức quốc tế lĩnh vực khai thác thủy sản đã được quan tâm và triển khai tích cực. Ngành thủy sản đã triển khai các hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết trong lĩnh vực: đào tạo cán bộ quản lý, ứng dụng công nghệ mới khai thác, chế biến, thương mại thủy sản với các nước trong khu vực và quốc tế, tham gia tích cực trong việc thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; là thành viên không chính thức nhưng có hợp tác với Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC). Bộ NN&PTNT đã tích cực triển khai các hoạt động hợp tác liên quan đến đối tượng cá ngừ với các tổ chức trong và ngoài khu vực như SEAFDEC, WCPFC. Seafdec đã hỗ trợ Việt Nam tổ chức nhiều Hội thảo chuyên đề về cá ngừ, hỗ trợ tổ chức tập huấn kỹ thuật khai thác, xử lý, sơ chế bảo quản cá ngừ cho các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Tổ chức WCPFC đã tài trợ cho Việt Nam dự án “Quản lý nghề khai thác cá ngừ đại dương ở Việt Nam (WPEA-OFM)”, hiện đã thực hiện xong giai đoạn I và đang tiến hành các thủ tục tiến hành thực hiện giai đoạn II dự án vào năm 2014. Ngoài ra, Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho Việt Nam về công tác bảo tồn rùa biển thông qua sử dụng lưỡi câu vòng để khai thác cá ngừ. Hiện WWF đang hỗ trợ Việt Nam triển khai Dự án Cải thiện nghề câu vàng và câu tay trong khai thác cá ngừ vây vàng tại Việt Nam (FIP). 2.3.3. Yếu tố văn hóa - xã hội Theo thông tin từ Tổng cục thống kê, các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận có dân số năm 2011 vào khoảng 5 triệu người, một bộ phận dân cư thạo nghề biển, chế biến thủy hải sản. Đây là điều kiện thuận lợi để cung cấp nguồn lao động cho nghề khai thác, chế biến thủy hải sản vốn cần nhiều lao động. 64 2.3.4. Yếu tố tự nhiên Vùng Nam Trung bộ có bờ biển trải dài từ Bình Định đến Bình Thuận, nhiều đầm phá, vịnh đẹp, kín gió, do vậy kinh tế biển được xác định là mũi nhọn tại đây. Ngoài ra, vùng này cũng có tiềm năng du lịch lớn thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Hải sản, đã phát hiện được 09 loài cá ngừ phân bố ở các vùng biển Việt Nam, bao gồm: Cá ngừ lớn - Cá ngừ nhỏ - Phân bố ở vùng biển xa bờ Phân bố ở các nước gần bờ hơn: - Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus); - Cá ngừ bò (Thunnus tonggol); - Cá ngừ vây vàng (T. albacares); - Cá ngừ phương đông (Sarda orientalis); - Cá ngừ vây ngực dài (T. alalunga); - Cá ngừ chù (Auxis thazard); - Cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis) - Cá ngừ ồ (A. rochei); - Cá ngừ chấm (Euthynnus affinis) Cá ngừ xuất hiện quanh năm ở vùng biển ngoài khơi miền Trung nước ta, mùa vụ khai thác chính từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa phụ từ tháng 5 đến tháng 10. Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương (cá ngừ vây vàng, mắt to và ngừ vằn) chủ yếu ở vùng lộng và vùng khơi của vùng biển miền Trung và vùng giữa biển Đông Bộ. Trữ lượng ước tính khoảng hơn 600 nghìn tấn; trong đó cá ngừ vằn có trữ lượng chiếm ưu thế, ước tính chiếm hơn 50% tổng trữ lượng cá nổi lớn, khả năng khai thác cho phép khoảng hơn 200 nghìn tấn/năm; nhóm cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to có trữ lượng trung bình ước tính khoảng hơn 45 nghìn, khả năng khai thác cho phép khai thác khoảng từ 17 đến 21 nghìn tấn/năm. Thời vụ khai thác đối với cá ngừ vây vàng, mắt to từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau; cá ngừ vằn khai thác quanh năm. 2.3.5. Yếu tố kỹ thuật - công nghệ Bên cạnh nghề câu vàng truyền thống, ngư dân các tỉnh Nam Trung bộ gần đây đã du nhập kỹ thuật dùng đèn kết hợp câu tay, dẫn đến sản lượng đánh bắt cá ngừ tăng cao nhưng chất lượng giảm sút, dẫn đến không đảm bảo hiệu quả kinh tế, lãng phí tài nguyên. Năm 2014, Nhật Bản đã chuyển giao công nghệ đánh bắt cá ngừ cho ngư dân Bình Định, mở ra một hướng mới để hiện đại hóa nghề khai thác cá ngừ tại Việt Nam, tăng sản lượng đánh bắt, đem lại nhiều giá trị gia tăng cho cá ngừ Việt Nam. 65 Ngoài ra, về mô hình sản xuất – kinh doanh tốt có thể kể đến một số mô hình cụm thủy sản trên thế giới rất thành công như cụm cá Uganda giúp cải thiện năng suất, tăng giá trị con cá rô sông Nin, cụm tôm Columbia giúp đưa con tôm của Columbia thành mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất ngành thủy sản nước này và cụm 3 cảng hải sản của Đan Mạch giúp liên kết ngư dân, cảng biển và công ty dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực hậu cần, đào tạo, chất lượng và công nghệ của cụm lên tầm quốc tế. 2.3.6. Xác định các cơ hội và nguy cơ chính của nghề cá ngừ vùng Nam Trung bộ: Từ các phân tích đánh giá về môi trường bên ngoài của nghề đánh bắt cá ngừ tại vùng Nam Trung bộ, tác giả đã rút ra được các cơ hội và nguy cơ có ảnh hưởng lớn đến nghề cá ngừ vùng Nam Trung bộ sau: Cơ hội: - Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ có xu hướng tăng - Kinh tế biển được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư phát triển - Hợp tác chặt chẽ với nghề cá các nước trong khu vực. Khi nghề khai thác cá ngừ phát triển, Việt Nam có thể đi khai thác tại các vùng biển quốc tế - Sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức quốc tế - Có trữ lượng cá ngừ, nhất là nguồn lợi cá ngừ vằn - Thị trường tiêu thụ sản phẩm cá ngừ của Việt Nam rộng khắp trên thế giới - Ứng dụng rộng rãi công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong khai thác thủy sản, bảo quản và chế biến thủy sản - Các mô hình cụm thủy sản trên thế giới rất thành công Nguy cơ: - Nhu cầu nhập khẩu của thế giới có xu hướng chỉ đối với các sản phẩm đạt chứng nhận khai thác bền vững - Khả năng và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực và trên thế giới - Các quy định của thế giới về phương pháp khai thác cá ngừ bền vững ngày càng chặt chẽ hơn 66 Để đảm bảo các nhận định trên là cơ sở để xác định cơ hội và nguy cơ chính đối với nghề cá ngừ tại khu vực Nam Trung bộ, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến của các chuyên gia theo Phụ lục 1 (đính kèm). Kết quả tổng hợp từ phiếu lấy ý kiến chuyên gia được trình bày cụ thể ở phụ lục 1 cho thấy được các cơ hội và nguy cơ quan trọng của nghề cá ngừ Nam Trung bộ như sau: Bảng 2.8 Tổng hợp các cơ hội và nguy cơ của nghề cá ngừ Nam Trung bộ Cơ hội Nguy cơ - Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ có - Nhu cầu nhập khẩu của thế giới có xu xu hướng tăng hướng chỉ đối với các sản phẩm đạt chứng - Kinh tế biển được Đảng và Nhà nước nhận khai thác bền vững quan tâm, đầu tư phát triển - Khả năng và lợi thế cạnh tranh của Việt - Hợp tác chặt chẽ với nghề cá các nước Nam còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực. Khi nghề khai thác cá ngừ trong khu vực và trên thế giới phát triển, Việt Nam có thể đi khai thác - Các quy định của thế giới về phương tại các vùng biển quốc tế pháp khai thác cá ngừ bền vững ngày - Sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức quốc càng chặt chẽ hơn tế - Có trữ lượng cá ngừ, nhất là nguồn lợi cá ngừ vằn - Thị trường tiêu thụ sản phẩm cá ngừ của Việt Nam rộng khắp trên thế giới - Ứng dụng rộng rãi công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong khai thác thủy sản, bảo quản và chế biến thủy sản - Các mô hình cụm thủy sản trên thế giới rất thành công 2.3.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Ma trận được thiết lập dựa trên các yếu tố của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghề cá ngừ khu vực Nam Trung Bộ. Các cơ 67 hội và nguy cơ được phân loại cụ thể là: ở mức 4 là cơ hội nhiều nhất, 3 là cơ hội ít nhất, 2 là đe dọa ít nhất và 1 là đe dọa nhiều nhất, từ đó tính được tổng điểm quan trọng và so sánh với mức trung bình là 2,5. Bảng 2.9 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) Mức độ quan trọng 0,1026 3,5714 Kết quả 0,3666 0,0960 3,0000 0,2881 Thị trường tiêu thụ sản phẩm cá ngừ của Việt Nam rộng khắp trên thế giới 0,0927 3,1429 0,2914 Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ có xu 0,0828 2,7143 0,2247 Ứng dụng rộng rãi công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong khai thác thủy sản, bảo quản và chế biến thủy sản 0,0861 2,4286 0,2091 Sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức quốc tế 0,0861 2,2857 0,1968 Các mô hình cụm thủy sản trên thế giới rất thành công 0,0728 2,5714 0,1873 Hợp tác chặt chẽ với nghề cá các nước trong khu vực. Khi nghề khai thác cá ngừ phát triển, Việt Nam có thể đi khai thác tại các vùng biển quốc tế 0,0762 2,1429 0,1632 Khả năng và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực và 0,1026 3.7143 0,3813 Nhu cầu nhập khẩu của thế giới có xu hướng chỉ đối với các sản phẩm đạt chứng nhận khai thác bền vững 0,0993 3,5714 0,3548 Các quy định của thế giới về phương pháp khai thác cá ngừ bền vững ngày càng chặt chẽ hơn 0,1026 3,4286 0,3519 Chỉ tiêu Kinh tế biển được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư phát triển Có trữ lượng cá ngừ, nhất là nguồn lợi cá ngừ Điểm vằn hướng tăng trên thế giới TỔNG 1,0000 3,0151 Nguồn: Tổng hợp của tác giả Từ kết quả của ma trận EFE cho thấy khả năng phản ứng của nghề cá ngừ khu vực Nam Trung bộ đối với các cơ hội và nguy cơ từ bên ngoài đang ở mức trung bình 68 khá. Điều này càng cho thấy cần phải tìm kiếm và xây dựng một mô hình mới cho nghề cá ngừ ở đây nhằm tận dụng tốt các cơ hội và giảm thiểu nguy cơ từ bên ngoài. Qua ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (Bảng 2.9), có thể rút ra một số cơ hội có thể tận dụng và nguy cơ phải đối mặt của nghề cá ngừ khu vực Nam Trung Bộ trong thời gian tới như sau: - Cơ hội: (1) Có trữ lượng cá ngừ, nhất là nguồn lợi cá ngừ vằn (2) Nhu cầu tiêu thụ cá ngừ vẫn được duy trì. (3) Nhiều tiến bộ trong kỹ thuật khai thác, chế biến. (4) Nhiều mô hình cụm thủy sản tiên tiến có thể ứng dụng cho nghề cá ngừ Nam Trung bộ. - Nguy cơ: (1) Yêu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm khai thác bền vững. (2) Cần phải tuân thủ chặt chẽ những tiêu chuẩn trong khai thác, chế biến cá ngừ của thế giới. 2.4. Ma trận SWOT nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ Bảng 2.10 là Ma trận SWOT được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu (điểm mạnh, điểm yếu; cơ hội, nguy cơ) trong các ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) và ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE). Bảng 2.10 Bảng tổng hợp các vấn đề chủ yếu của nghề cá ngừ Nam Trung bộ Điểm mạnh Điểm yếu - Chương trình khai thác thủy sản xa bờ - Năng lực tàu thuyền phục vụ đánh bắt xa bờ thấp đã có từ năm 1997 - Trang thiết bị trên tàu thiếu đồng bộ - Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm - Quy trình và công nghệ bảo quản sau thu về đánh bắt hải sản xa bờ - Năng lực, chất lượng các nhà máy chế hoạch lạc hậu - Chất lượng cá ngừ từ nghề câu đèn thấp biến sản phẩm cá ngừ cao - Sự liên kết giữa các hình thức tổ chức - Có nhiều trường, viện nghiên cứu ... sản xuất trên biển thiếu chặt chẽ trong lĩnh vực thủy sản - Chưa xây dựng thương hiệu cá ngừ của Việt Nam - Công tác điều tra, đánh giá và dự báo ngư trường nguồn lợi chưa thường xuyên - Quy mô, hạ tầng nghề cá nhỏ, manh mún 69 Cơ hội - Dịch vụ hậu cần nghề cá phân tán, không được kiểm soát - Năng lực cán bộ quản lý thủy sản yếu Nguy cơ - Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ có - Nhu cầu nhập khẩu của thế giới có xu xu hướng tăng hướng chỉ đối với các sản phẩm đạt chứng - Kinh tế biển được Đảng và Nhà nước nhận khai thác bền vững quan tâm, đầu tư phát triển - Khả năng và lợi thế cạnh tranh của Việt - Hợp tác chặt chẽ với nghề cá các nước Nam còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực. Khi nghề khai thác cá ngừ trong khu vực và trên thế giới phát triển, Việt Nam có thể đi khai thác - Các quy định của thế giới về phương tại các vùng biển quốc tế pháp khai thác cá ngừ bền vững ngày - Sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức quốc càng chặt chẽ hơn tế - Có trữ lượng cá ngừ, nhất là nguồn lợi cá ngừ vằn - Thị trường tiêu thụ sản phẩm cá ngừ của Việt Nam rộng khắp trên thế giới - Ứng dụng rộng rãi công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong khai thác thủy sản, bảo quản và chế biến thủy sản - Các mô hình cụm thủy sản trên thế giới rất thành công Nguồn: Tổng hợp của tác giả Thông qua ma trận SWOT, ta có thể xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của nghề cá ngừ khu vực Nam Trung Bộ; cũng như những cơ hội và thách thức mà nghề cá ngừ sẽ phải đối mặt trong thời gian tới. Trong đó, môi trường nội bộ chưa mạnh, cần phải nhanh chóng được cải thiện mới có thể tăng năng lực sản xuất, cạnh tranh, còn các điều kiện của môi trường bên ngoài đủ đảm bảo cho nghề cá ngừ tại vùng Nam Trung bộ tiếp tục phát triển thành một nghề cá lớn, quy mô, hiện đại và chuyên nghiệp. Như vậy, việc xây dựng một trung tâm hậu cần nghề cá ngừ với mô 70 hình tiên tiến, quy mô hiện đại là cần thiết nhằm hỗ trợ, nâng đỡ cho nghề cá ngừ tiếp tục phát triển lên một tầm cao mới, tăng năng lực cạnh tranh, giữ vững thị phần, khẳng định chủ quyền biển đảo. 2.5. Phân tích các điều kiện của nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ theo mô hình của M. Porter 2.5.1. Nhân tố đầu vào - Vùng Nam Trung Bộ có bờ biển dài hơn 1.000km với hơn 500 loài thủy sản, nhiều ngư trường với trữ lượng cá xa bờ dồi dào. - Trữ lượng cá ngừ đủ lớn, có khả năng cho phép khai thác định kỳ hàng năm. Theo Bộ NN&PTNT, ngư trường khai thác Cá ngừ đại dương (cá ngừ vây vàng, mắt to và ngừ vằn) chủ yếu ở vùng lộng và vùng khơi của vùng biển miền Trung và vùng giữa biển Đông Bộ. Trữ lượng ước tính khoảng hơn 600 nghìn tấn; trong đó cá ngừ vằn có trữ lượng chiếm ưu thế, ước tính chiếm hơn 50% tổng trữ lượng cá nổi lớn, khả năng khai thác cho phép khoảng hơn 200 nghìn tấn/năm; nhóm cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to có trữ lượng trung bình ước tính khoảng hơn 45 nghìn, khả năng khai thác cho phép khai thác khoảng từ 17 đến 21 nghìn tấn/năm. - Mặc dù còn trữ lượng khai thác cá ngừ nhưng khả năng khai thác của ngư dân Việt Nam rất hạn chế, nguyên nhân cơ bản là do công nghệ, kỹ thuật áp dụng trong khai thác, bảo quản, nhất là khâu tổ chức thu mua còn nhiều bất cập. 2.5.2. Nhân tố cạnh tranh và chiến lược công ty - Môi trường cạnh tranh rất phức tạp, giá cả bấp bênh phụ thuộc nhu cầu người mua. Theo điều tra của Bộ NN&PTNT năm 2013, với 6 tác nhân chính tham gia kinh doanh cá ngừ, có 03 kênh mà lượng cá ngừ được tiêu thụ nhiều nhất là: (1) “Chủ tàu Cơ sở thu mua - Bán buôn - Bán lẻ - Tiêu dùng nội địa” đối với cá ngừ tiêu thụ sử dụng cho tiêu dùng nội địa; (2) “Chủ tàu - Cơ sở thu mua - DN chế biến, kinh doanh XK - Thị trường nhập khẩu” đối với cá ngừ chế biến XK; (3) Thị trường XK cá ngừ DN kinh doanh nhập khẩu - Chế biến - DN kinh doanh XK - Thị trường nhập khẩu”. Như vậy, chủ tàu không thể bán trực tiếp cho DN chế biến mà phải qua trung gian do sự ràng buộc về nợ, DN chế biến không đủ nguồn lực để thu mua trực tiếp, không có chợ đấu giá cá ngừ, đại lý nậu vựa sợ rủi ro về giá. 71 - Mức độ cạnh tranh giữa các DN chế biến cao: Các công ty trong vùng cạnh tranh nhau trong việc mua nguyên liệu đầu vào cho chế biến, tuy nhiên do cần mua nguyên liệu đầu vào với khối lượng lớn mà sản phẩm đầu ra ít được chế biến chuyên sâu nên mức độ cạnh tranh khá khốc liệt, chưa kể phải tranh mua với các đối thủ ngoài vùng. 2.5.3. CNHT và liên quan - Năng lực cung cấp hậu cần cho nghề đánh bắt cá ngừ vùng Nam Trung Bộ không đáp ứng đủ nhu cầu lên cá khi vào vụ: Hệ thống cảng cá, bến cá xuống cấp, không an toàn. Cơ sở đóng tàu thuyền theo kinh nghiệm dân gian, chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đóng sửa tàu cá. Vào mùa vụ, lượng nước đá không đảm bảo cung ứng; một số nơi ở các tỉnh Bình Định và Phú Yên, chất lượng nước đá không đảm bảo. Công tác dự báo ngư trường khai thác cá ngừ còn đơn giản, tỷ lệ bản đồ sử dụng trong dự báo nhỏ, chất lượng dự báo ngư trường không cao. - Vùng Nam Trung Bộ có nhiều viện, trường nghiên cứu biển, nuôi trồng hoạt động trên địa bàn như Viện Hải dương học, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, Trường Đại học Nha Trang, Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga. Tuy nhiên, vấn đề triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công tác khuyến ngư đối với khai thác thủy sản vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. 2.5.4. Điều kiện cầu - Nội địa Các tỉnh Miền Trung và Miền Nam chỉ tiêu thụ cá ngừ vằn do thị hiếu tiêu dùng của người dân đối với loại cá ngừ này. Ngoài ra, Việt Nam ít tiêu thụ cá ngừ đông lạnh và cá ngừ hộp. - Thế giới + Sản lượng và giá trị kim ngạch XK cá ngừ của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong những năm qua. Theo Bộ Công thương, XK cá ngừ trong những năm qua tăng trưởng liên tục, nhất là năm 2013 với 112 quốc gia tiêu thụ. Hiện nay, kim ngạch XK sang 10 thị trường này năm 2012 đã đạt 421,8 triệu USD, chiếm 74% tổng giá trị XK cá ngừ, 7 tháng 2013 đạt 241,2 triệu USD, chiếm 72 % tổng giá trị XK cá ngừ. Toàn quốc có hơn 100 DN XK cá ngừ sang 99 thị trường trên thế giới. Từ năm 2008 đến 7 tháng 72 đầu năm 2013, trong 10 DN XK với mức tăng trưởng liên tục có 06 DN XK cá ngừ tươi, đông lạnh tập trung ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và 04 DN chế biến, XK đồ hộp. + Dự báo XK cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường Mỹ, Nhật, châu Âu và nội vùng ASEAN có xu hướng giảm trong thời gian tới do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước Đông Nam Á và châu Phi cùng với sự không ổn định về chất lượng và thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong nước. 2.5.5. Hợp tác của tổ chức - Do ý thức cộng đồng chưa cao, nên việc hình thức sản xuất theo tổ đội và tổ chức liên kết sản xuất trên biển của ngư dân còn ở tỷ lệ thấp. Các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đã tổ chức được gần 300 tàu hoạt động thu mua hải sản trên biển. Đội tàu này còn hỗ trợ thao tác trong quá trình thả lưới, cung ứng nhiên vật liệu và thực phẩm cho tàu khai thác...Hiện nay các mô hình tàu dịch vụ thu mua trên biển của ngư dân phát huy hiệu quả, tạo điều kiện để tàu khai thác và bám biển dài ngày, chi phí thấp, hiệu quả được nâng cao rõ rệt, cá được bán và chuyển về bờ nhanh, chất lượng sản phẩm tốt, giảm tổn thất sau thu hoạch. - Khâu thu mua và tiêu thụ nguyên liệu cá ngừ còn thông qua nhiều khâu trung gian do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, định mức chế biến, tăng chi phí lưu thông. - Mối liên hệ giữa chính phủ, trường học, DN và ngư dân còn lỏng lẻo, không rõ ràng, ít ràng buộc với nhau về lợi ích. 2.5.6. Kết luận: Từ các phân tích theo mô hình cluster của M Porter, nghề cá ngừ vùng Nam Trung bộ có 2 nhân tố Điều kiện (trữ lượng) và Nhu cầu (của thế giới) là thế mạnh để có thể hình thành một trung tâm nghề cá ở đây theo mô hình cluster. Đây cũng là những điều kiện phổ biến để hình thành các cluster ở các nước đang phát triển, những vùng chỉ có thế mạnh là tài nguyên thiên nhiên còn công nghệ, kỹ thuật còn lạc hậu. 2.6. Lựa chọn Khánh Hòa là hạt nhân khi quy hoạch trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung bộ Thủy sản được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Khánh Hòa. Là tỉnh có truyền thống lâu đời gắn bó với nghề cá do vậy nghề cá Khánh Hòa 73 phát triển khá toàn diện, mạnh cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản XK, mức đóng góp cho GDP của tỉnh chiếm tỉ trọng cao, đứng thứ 5 toàn quốc về kim ngạch XK. Ngành thủy sản phát triển đã đem lại nguồn thu ngân sách cho tỉnh, tạo việc làm và thu nhập cho người dân. Sự phát triển ngành thủy sản cũng tạo tiền đề cho phát triển ngành du lịch - một thế mạnh của Khánh Hòa, thương mại thủy sản phục vụ cho du lịch khá phát triển. Khánh Hòa cũng có thế mạnh trong lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu thuyền. Như vậy, sự phát triển của ngành thủy sản tạo động lực cho nhiều ngành kinh tế khác cùng phát triển. Phát triển kinh tế thủy sản tạo sự phát triển đồng bộ cho nền kinh tế địa phương. Khánh Hòa chú trọng đầu tư các dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội kết nối với các địa phương lân cận, thể hiện được vai trò là trung tâm trong khu vực, góp phần tạo nên diện mạo mới về kết cấu hạ tầng cho địa phương. Khánh Hòa với điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, có thể xem là tỉnh phát triển toàn diện về hoạt động nghề cá trong vùng. Tại Khánh Hòa, có nhiều Trường, Viện nghiên cứu thủy sản, đóng tàu nên điều kiện tiếp cận và chuyển giao công nghệ tiên tiến sẽ rất thuận lợi. Hoạt động chế biến XK vùng Nam Trung Bộ chủ yếu tập trung tại Khánh Hòa. Khánh Hòa có 44 nhà máy chế biến, trong đó có những Công ty XK cá ngừ lớn như Tín Thịnh, Vịnh Nha Trang, Hải Vương, Hải Long … Việc quy hoạch trung tâm nghề cá ngừ tại vùng Nam Trung Bộ sẽ tạo điều kiện cho các tỉnh mà trong đó Khánh Hòa là hạt nhân để có thể chuyên môn hóa, gia tăng số lượng và chất lượng đánh bắt kết hợp với công nghệ chế biến hiện đại, có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thủy sản ngày càng gia tăng trên thế giới. Đặc biệt, với sản phẩm chủ lực cá ngừ, việc hiện đại hóa khai thác và chế biến sẽ góp phần nâng cao giá trị XK và xây dựng được thương hiệu cá ngừ Việt Nam trên thị trường quốc tế. Như vậy, Khánh Hòa với vị trí trung tâm vùng Nam Trung Bộ có đủ các yếu tố hình thành nên cụm nghề cá như khai thác, chế biến, XK, dịch vụ hậu cần nghề cá, khoa học kỹ thuật..; ngoài ra có thể coi Khánh Hòa là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị thủy sản trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, từ đó giúp các tỉnh lân cận dễ dàng tiếp xúc với mạng lưới khách hàng, các nhà cung cấp, các nhà đầu tư và sở hữu các thông tin chuyên biệt hơn so với bên ngoài. 74 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Trong chương 2, luận văn đã đánh giá khả năng hình thành Trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ thông qua việc đánh giá môi trường nội bộ và môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến nghề cá ngừ của vùng, từ đó xây dựng ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ. Bên cạnh đó, trong chương này luận văn cũng đã tiến hành đánh giá năng lực cạnh tranh của nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ đây là cơ sở ban đầu để khẳng định sự cần thiết phải xây dựng Trung tâm hậu cần nghề cá khu vực Nam Trung Bộ. Ngoài ra, luận văn cũng đã phân tích thủy sản Khánh Hòa trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác của tỉnh và trong khu vực để khẳng định vị trí chiến lược của Khánh Hòa để xây dựng Trung tâm nghề cá ngừ cho vùng Nam Trung Bộ. Những số liệu và đánh giá sơ bộ trong chương này sẽ là nền tảng cho việc phân tích hiệu quả đầu tư đối với Trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ đặt tại Khánh Hòa trong chương 3. Đồng thời, cũng chính là cơ sở để đưa ra những phương hướng và giải pháp để để thực hiện và triển khai Trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ đặt tại Khánh Hòa trong chương 4. 75 CHƯƠNG 3 - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TRUNG TÂM NGHỀ CÁ NGỪ VÙNG NAM TRUNG BỘ ĐẶT TẠI KHÁNH HÒA 3.1. Sự cần thiết phải hình thành trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung bộ Cá ngừ đại dương được Bộ Công Thương xác định là một trong 3 mặt hàng thủy sản XK chủ lực của Việt Nam. Dự báo, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, song do việc áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác cá ngừ tại một số vùng biển trên thế giới nên mặt hàng này hiện đang và sẽ tiếp tục ở trong tình trạng cầu cao hơn cung. Đây sẽ là cơ hội cho sản phẩm cá ngừ Việt Nam. Thêm một điều kiện thuận lợi khác cho ngành cá ngừ Việt Nam, đó là, trong khi các nước láng giềng do mất mùa đang bị sụt giảm về sản lượng khai thác, thì Việt Nam lại đang được mùa, đặc biệt là về cá ngừ mắt to và vây vàng. Tuy nhiên, ngành thủy sản vùng Nam Trung Bộ hiện tại vẫn phát triển một cách manh mún, chưa xứng tầm với tiềm năng và thế mạnh của các địa phương. Vùng Nam Trung Bộ có thế mạnh trong hoạt động khai thác, với một trong những sản phẩm chủ lực là cá ngừ. Hầu hết, các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận đều có thế mạnh trong hoạt động khai thác cá ngừ. Tuy vậy, hạ tầng hậu cần nghề cá được đầu tư dàn trải, chủ yếu đầu tư ở góc độ từng tỉnh. Số lượng cảng cá nhiều nhưng chưa có cảng lớn để phục vụ tốt yêu cầu của hoạt động khai thác xa bờ. Bên cạnh đó, tàu thuyền khai thác phần lớn với công suất nhỏ, dưới 90 CV nên vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của vùng. Mặt khác, để đẩy mạnh hoạt động khai thác xa bờ, đòi hỏi dịch vụ hậu cần nghề cá cần phát triển một cách chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu bám biển dài ngày của ngư dân. Thực tế, dịch vụ hậu cần nghề cá vẫn chưa được chú trọng. Các ngành CNHT cho ngành thủy sản (khai thác, nuôi trồng và chế biến) chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến việc phát triển manh mún, không kiểm soát, tác động xấu đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên, làm suy giảm năng lực cạnh tranh, khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hệ quả là mối quan hệ trong nghề cá ngừ của vùng yếu ớt, ít có các hoạt động tương tác, cạnh tranh và hợp tác để cùng phát triển. Chính những nguyên nhân trên, đã kéo theo sự mất ổn định trong hoạt động chế biến của các DN ở khu vực này trong khi chế biến thủy sản được xác định là động lực phát triển cho các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần trong ngành thủy sản. Giá trị từ ngành thủy sản chủ yếu có được do khai thác thuần về tài nguyên mà 76 chưa đầu tư đúng mức để có thể tạo ra giá trị gia tăng cho ngành. Yếu tố thương hiệu thủy sản vùng vẫn chưa được định vị trong tâm trí của người tiêu dùng thế giới. Trong khi đó đầu tư cho nghề cá đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Vì vậy, nếu đầu tư riêng cho từng tỉnh thì số tiền đầu tư sẽ không đủ để có thể xây dựng nghề cá theo hướng hiện đại hóa. Ngoài ra, chính sách thu hút đầu tư mỗi địa phương hiện nay có thể đem lại lợi ích và nguồn thu trong ngắn hạn, mà bỏ qua các lợi ích và tổng sản phẩm trong dài hạn do phân tán nguồn lực. Do đó, việc tập trung đầu tư theo vùng sẽ là hướng đi đúng đắn căn cứ trên thực tiễn nghề cá của các nước trên thế giới. Xu hướng phát triển theo vùng hay cụm đã thể hiện tính ưu việt trong xu thế phát triển kinh tế vùng trên thế giới. Như vậy, dựa theo cách tiếp cận lý thuyết cụm thì cần quy hoạch nghề cá vùng Nam Trung Bộ theo mô hình cụm để tạo lập lợi thế cạnh tranh bền vững, đưa ra chiến lược phát triển mới cho ngành công nghiệp cá ngừ tại đây. Quy hoạch kinh tế theo vùng là cách giúp cho một nền kinh tế ở tầm bậc trung vươn lên trở thành nền kinh tế tiên tiến, hiện đại, có sự đầu tư tập trung, tránh việc đầu tư dàn trải, nhỏ lẻ. Đồng thời việc phân bố cơ cấu kinh tế theo cụm hay vùng sẽ giúp các địa phương hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển và sử dụng nguồn lực của vùng một cách hiệu quả nhất. Với những lợi ích như phân tích ở trên, việc phát triển nghề cá cho khu vực Nam Trung Bộ sẽ tạo được giá trị gia tăng cho ngành khi ngành thủy sản được tổ chức theo cụm, theo chuỗi giá trị. Các tỉnh có cơ hội được khai thác cơ sở vật chất hiện đại, có thể học hỏi và tận dụng tối đa tiềm năng của địa phương, tạo sự phát triển đồng đều, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các tỉnh. Ở khía cạnh khác, sự phát triển kinh tế theo vùng, sẽ góp phần tạo động lực xây dựng được thương hiệu cá ngừ của Việt Nam nói riêng và thương hiệu ngành thủy sản Việt Nam nói chung, từ đó gia tăng việc thu hút đầu tư trong khu vực này. 3.2. Khái quát về trung tâm nghề cá 3.2.1. Khái niệm trung tâm nghề cá vùng Theo Báo cáo Đề xuất quy hoạch trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ của Nhóm tư vấn Trường Đại học Nha Trang, Trung tâm nghề cá vùng là một không gian mở, vận hành theo cơ chế: vừa định chuẩn vừa linh hoạt nhằm khai thác, thu hút nguồn lực và phát huy những tiềm năng, lợi thế của vùng để phát triển ngành thủy sản theo hướng năng động, có khả năng cạnh tranh cao và bền vững. Xây dựng trung tâm nghề 77 cá vùng cần phải căn cứ vào những điểm quan trọng sau đây: Chính sách của Nhà nước, Yếu tố thị trường, Yếu tố vùng, Sự định hướng của chính quyền địa phương. 3.2.2. Chức năng trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ Để tạo ra chuỗi giá trị nghề cá hiệu quả và phù hợp với điều kiện, yêu cầu của vùng Nam Trung Bộ, một trung tâm nghề cá vùng cần đảm bảo thực hiện các chức năng sau đây căn cứ trên mô hình liên kết vùng trong lĩnh vực thủy sản. - Chức năng phát triển khai thác hải sản xa bờ: gồm các chức năng như nghiên cứu nguồn lợi, xây dựng chuỗi khai thác cá ngừ, xây dựng cơ sở dữ liệu tàu cá và hệ thống truy xuất nguồn gốc, xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá trọng điểm, phát triển cơ khí đóng sửa tàu thuyền công nghệ cao, xây dựng chợ đấu giá cá ngừ đại dương, chức năng phát triển chế biến thủy sản XK và nội địa. - Chức năng tìm kiếm cứu nạn trên biển gắn với an ninh quốc phòng. - Chức năng đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. - Chức năng xúc tiến thương mại nghề cá kết hợp với du lịch. 3.3. Một số giả định đặt ra cho dự án Để tính toán hiệu quả khi thành lập trung tâm nghề cá vùng Nam Trung bộ đặt tại Khánh Hòa, luận văn dự kiến đưa ra một số điều kiện cho các thông số đầu vào của dự án như sau (dựa trên số liệu thực tế của một số cảng cá tại Việt Nam): - Đối với tỉnh Khánh Hòa: Đây là nơi đặt cảng cá có quy mô lớn, tầm cỡ quốc tế, với đầy đủ cơ sở hạ tầng, kho lạnh, nhà chế biến, nhà đấu giá đạt tiêu chuẩn. Nơi đây sẽ là nơi tập trung lên cá của ngư dân, cung ứng các dịch vụ hậu cần nghề cá như ngư lưới cụ, nước đá, xăng dầu, tạp phẩm đi biển, sửa chữa máy móc. Cá ngừ cập cảng sẽ được phân loại và đưa vào kho lạnh để chuẩn bị đấu giá. Như vậy, tại đây sẽ được đầu tư nhiều hạng mục nhất như cảng biển, nhà máy hải sản, các chương trình xúc tiến thương mại... Do phần thu nhập, chi phí tại tỉnh Khánh Hòa chiếm phần lớn trong đầu tư trung tâm nghề cá nên phần tính toán chủ yếu của luận văn sẽ tập trung vào đây. Các DN tham gia đấu giá sẽ tập trung tại một khu nhất định gọi là chợ đấu giá. Luận văn sử dụng mô hình quản lý thống kê của Hiệp hội nghề cá (FA- Fisheries Association) trong thống kê sản lượng khai thác tại Nhật Bản như sau: 78 Ban quản lý chợ đấu giá sẽ thu lại tiền bán cá từ người mua hàng và trả lại cho ngư dân sau đó, do đó, thông tin về sản lượng, giá bán, doanh thu của mỗi ngư dân hoặc chủ tàu sẽ được ghi chép, thống kê lại đầy đủ. Chợ đấu giá sẽ có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan thẩm quyền địa phương về các thông tin này. Tại sao ngư dân lại muốn đưa cá đến các chợ bán đấu giá? Có một số lý do như: nhận được tiền thanh toán bán cá nhanh và đảm bảo hơn, bán cá được giá tốt hơn, có thể giảm lao động bao gói và vận chuyển cá, không phải tìm kiếm khách hàng và sản lượng khai thác có thể được phân loại ngay tại chợ cá với các hạ tầng sẵn có (điện, nước sạch…). Đối với nhóm người mua cá như chủ nậu vựa, việc đến chợ đấu giá cá cũng đem lại cho họ những tiện ích, thuận lợi nhất định, trong đó có một số ưu điểm điển hình như: có thể mua nhiều loại sản phẩm ở cùng một địa điểm, có thể mua nhiều kích cỡ và sản lượng cá ở một nơi, mua sản phẩm khai thác với giá đúng, có uy tín và gây dựng niềm tin trên thị trường, dễ dàng chia sẻ và thu thập thông tin liên quan đến công việc kinh doanh tại chợ cá. Bên cạnh đó, chợ cá đấu giá thường có một số lợi thế như: điều kiện vệ sinh an toàn được đảm bảo, điều kiện hạ tầng vật chất tốt hơn, ngư dân có thể vào chợ và lên cá dễ dàng, thuận tiện. Như vậy, thông tin từ chợ đấu giá cá có thể cung cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan hữu quan một số thông tin như: Giá và sản lượng khai thác của từng loại sản phẩm, tên ngư dân, theo ngày, tháng; ngoài ra, thông tin sản lượng và giá có thể chia theo kích thước khai thác, sản lượng và giá trị tương ứng của nhiều loài cá khai thác khác nhau cũng được thống kê. Với mục đích bổ sung, cung cấp thêm thông tin liên quan khác cho các nhà quản lý, các cuộc điều tra, nghiên cứu về nghề cá, điều tra đánh giá nguồn lợi và sinh học nghề cá… sẽ được bổ sung, nhằm mục tiêu cải thiện thu nhập cho cộng đồng ngư dân ven biển sống phụ thuộc vào nguồn lợi hải sản bền vững. Những nghiên cứu này có thể được thực hiện tại các chợ cá. Kết quả nghiên cứu, đánh giá được sử dụng cho mục đích tham vấn, tư vấn cho nhà quản lý nghề cá về việc kiểm soát kích thước mắt lưới, thời gian (mùa vụ) khai thác, quy định kích cỡ cá khai thác. - Đối với các tỉnh vệ tinh: Dựa trên kết quả thống kê doanh thu của các tàu cá của tỉnh mà chính quyền địa phương các tỉnh sẽ thu các loại thuế thu nhập (DN, cá nhân) và các loại phí khác... Tuy nhiên, luận văn chỉ dựa trên nguồn thu từ khai thác và sẽ được chia làm 3 phần, 79 phí tham gia chợ đấu giá để lại Khánh Hòa, thuế thu nhập và phí khác sẽ nộp tại địa phương có tàu cá, số còn lại là thu nhập của ngư dân. Các tỉnh sẽ đầu tư khu tránh trú bão, khu tiếp nhận và sơ chế cá ngừ và một số tỉnh sẽ được đầu tư các chương trình quảng bá, thương mại thông qua các kênh như du lịch, bán hàng nội địa... Do có giới hạn về dữ liệu nên luận văn không đưa vào phần tính toán thu nhập chi phí tại các tỉnh này. Tuy vậy, dựa theo lý thuyết về hệ sinh thái, phần lợi ích đạt được vô hình và hữu hình của các tỉnh vẫn được đánh giá cao khi tham gia cụm nghề cá tại Khánh Hòa. 3.4. Mô tả dự án 3.4.1. Giới thiệu dự án Quy hoạch trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ là thực hiện Quyết định 1445/QĐ-TTg phê duyệt ngày 16/8/2013 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó có nội dung hình thành các trung tâm nghề cá lớn ở Vịnh Bắc bộ, duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ gắn với các ngư trường trọng điểm. Do vậy, tái cấu trúc nghề cá (hình thành nên các trung tâm nghề cá vùng) nhằm tạo nền tảng vững chắc cho bước chuyển quyết định từ một nghề cá nhỏ, thủ công, mang tính tự phát sang nghề cá công nghiệp, nghề cá thương mại. Quy hoạch cơ sở hạ tầng và hậu cần dịch vụ nghề cá nhằm tiến tới các công trình cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, có thể phát huy được hiệu quả của các công trình trong sản xuất, phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản, khai thác xa bờ bền vững và hiệu quả. 3.4.2. Cơ sở hạ tầng và hậu cần dịch vụ nghề cá ngừ đại đương đặt tại tỉnh Khánh Hòa Nhằm tạo nên một trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá lớn trong tương lai lâu dài, hình thành một nền công nghiệp khai thác hải sản ở vùng trọng điểm có tổ chức chặt chẽ thích hợp với từng vùng biển, một yêu cầu đặt ra là hình thành các tụ điểm nghề cá làm hạt nhân nòng cốt trong việc tổ chức khai thác, phát triển công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá, định hình vùng dân cư sinh sống, căn cứ vào sự hình thành nghề cá trên các vùng biển, căn cứ năng lực khai thác, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên để xây dựng các tụ điểm nghề cá phục vụ khai thác hải sản xa bờ, đồng thời phục vụ đội tàu khai thác hải sản liên vùng. Như vậy, Trung tâm hậu cần cá ngừ 80 đại dương đặt tại Khánh Hòa có hai chức năng lớn là phục vụ cho khai thác hải sản vùng khơi và đồng thời phục vụ cho nghề khai thác hải sản chung của cả vùng Nam Trung Bộ. 3.4.3. Các bên liên quan đến dự án Đây là một dự án với nhiều công trình, hạng mục có tính chất công cộng nên để đơn giản hóa trong tính toán, các công trình trong dự án này có thể sẽ do Chính phủ đầu tư bằng nguồn vốn Trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên, trong thực tế có thể đa dạng hóa nguồn vốn bằng cách mở rộng ra các thành phần khác thì chỉ cần thay đổi các tham số đầu vào liên quan đến nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn (tuy nhiên do giới hạn của đề tài nên không tính toán phần mở rộng này). 3.5. Phân tích tài chính của dự án 3.5.1. Các thông số đầu vào của dự án 3.5.1.1. Lạm phát VND Trong những năm qua, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, lạm phát VND có những diễn biến khó lường. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới, tỉ lệ lạm phát bình quân từ năm 1998 đến nay của Việt Nam là khoảng 6%/năm. Bảng 3.1 Tỉ lệ lạm phát VND Năm Lạm phát VND 2009 2010 2011 2012 2013 6,88% 11,75% 18,58% 6,81% 6,03% Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2014 Theo Dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-xã hội Quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng tỉ lệ lạm phát hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 là 7,1%/năm. Để có cơ sở áp dụng phương pháp giá trị tiền tệ theo thời gian và đơn giản hóa việc tính toán, luận văn đề xuất áp dụng mức lạm phát VND 7%/năm cho toàn bộ vòng đời của dự án. 3.5.1.2. Chi phí vốn chủ đầu tư Trong dự án đầu tư công này, chủ đầu tư là nhà nước, vì vậy, luận văn đề nghị chọn suất chiết khấu tài chính danh nghĩa của vốn chủ sở hữu là chi phí vốn của ngân sách với giá trị xác định bằng lãi suất Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Việt Nam tháng 5/2014 là 8,7%/năm. Mức lãi suất này tương đương năm 2013. 81 3.5.1.3. Danh mục đầu tư - Theo Đề án Tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi của Bộ NN&PTNT năm 2013, có các dự án sau: + Dự án thí điểm xây dựng cảng cá ngừ chuyên dụng Có hệ thống kho lạnh để lưu giữ sản phẩn bốc dỡ từ tàu lên trước khi đưa ra sàn đấu giá, có nhà lạnh, có mặt bằng đủ rộng để thực hiện bán đấu giá, có khả năng tiếp nhận tàu cá nước ngoài. Thời gian thực hiện: 02 năm (2014 – 2015). Dự kiến kinh phí: 150 tỷ đồng. + Dự án thí điểm đóng tàu khai thác cá ngừ Phát triển đội tàu khai thác tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa 60 tàu. Trong đó: 30 tàu làm nghề câu (150 tỷ đồng), 30 tàu làm nghề vây (360 tỷ đồng). + Dự án quan sát viên trên tàu cá Xây dựng bộ máy quan sát viên trên tàu cá, thiết lập bộ máy tiếp nhận, lưu trữ, xử lý thông tin thu thập được lấy từ các quan sát viên. Dự kiến kinh phí: 12 tỷ đồng. Đề án này chỉ thí điểm tại tỉnh Bình Định, sau đó mới nhân rộng ra Phú Yên, Khánh Hòa. - Còn theo công văn số 923/BNN-HTQT về việc Đăng ký danh mục các dự án sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản thời kỳ 2013 – 2015 của Bộ NN&PTNT gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư ngày 18/3/2013 thì Tổng mức đầu tư dự án đề xuất chi tiết như sau: 82 Bảng 3.2 Danh mục đầu tư trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ STT Hạng mục I Trung tâm dịch vụ nghề cá tại Khánh Hòa 1 Quy hoạch chi tiết Trung tâm phát triển nghề cá vùng Nam Trung Bộ tại tỉnh Khánh Hòa. - Điều tra, đánh giá tổng thể hiện trạng nghề cá vùng Nam Trung Bộ; - Xây dựng quy hoạch chi tiết Trung tâm nghề cá lớn vùng Nam Trung Bộ; 2 Xây dựng cảng cá quốc tế tại Khánh Hòa - Thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu cảng cá quốc tế. Kinh phí Ghi chú 1,9 triệu USD Tỷ giá (tương đương 22.000đ/USD 42 tỉ đồng) 30 triệu USD (tương đương 660 tỉ đồng) 3 Thiết lập các hạng mục kinh doanh dịch vụ trong 5 triệu USD khu vực cảng: (tương đương - Xây dựng hạ tầng cơ sở chung phục vụ kinh 110 tỉ đồng) doanh dịch vụ: điện, giao thông, chợ đấu giá thủy sản… - Thiết lập hoạt động của các trung tâm xúc tiến thương mại, cung cấp và trao đổi thông tin, các ban quản lý, an ninh, kiểm hóa, kiểm tra, giám sát, kiểm soát và chứng nhận về thủy sản; - Đầu tư các cơ sở kinh doanh, cung cấp các hàng hóa, dịch vụ hậu cần nghề cá như: kho lạnh, nước đá, nhiên liệu, dịch vụ sửa chữa tàu thuyền và cung cấp ngư cụ, chế biến thủy sản… 36,9 triệu USD Tổng cộng (tương đương 812 tỉ đồng) Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2013 Như vậy, so sánh giữa 2 phương án đầu tư nói trên, luận văn chọn tính toán theo số liệu phương án sau bởi dự án đầu tư này có đầy đủ chức năng nhiệm vụ của một trung tâm nghề cá quy mô cấp vùng, công suất phục vụ lớn, tập trung. Với sản lượng khai thác năm 2012 vào khoảng 18.043 tấn trên trữ lượng đầu năm của quần thể cá ngừ (vây vàng và mắt to) là trên dưới 165.699 tấn (Đoàn Bộ, Nguyễn Hoàng Minh, 2013) tương ứng chỉ khai thác 11% trữ lượng là còn thấp (còn sản lượng cá ngừ vằn năm 2012 cũng chỉ đạt 45.000 tấn/220.000 tấn). Dựa trên tổng sản lượng khai thác hàng năm của 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa vào khoảng 15.000 tấn/năm, để thuận tiện cho công tác tính toán luận văn ước tính công suất ban đầu để trung tâm nghề cá đi vào hoạt động khoảng 10.000 tấn/năm, bằng 67% sản lượng khai thác trong các năm gần đây của vùng Nam Trung Bộ đối với cá ngừ cỡ lớn (vây vàng, mắt to). Sau những năm đầu đưa vào khai thác, khi đi vào hoạt động ổn 83 định sẽ thu hút ngư dân các tỉnh lân cận, thậm chí cả ngư dân các nước đến Khánh Hòa để bán cá ngừ do giá tốt, bán được ngay, hậu cần đảm bảo…. 3.5.1.4. Xác định doanh thu Doanh thu của Trung tâm nghề cá đến từ 2 mảng chính: - Thứ nhất, cho thuê đất và hạ tầng cụm: Dự kiến cụm có tổng diện tích 50ha, trong đó 40ha dành để cho thuê làm đất sản xuất kinh doanh. - Thứ hai, thu phí hậu cần nghề cá: Công suất của cảng cá được thiết kế bằng tổng sản lượng khai thác cá ngừ bền vững tại vùng Nam Trung Bộ là 20.000 tấn/năm. Do vậy, toàn bộ doanh thu từ mảng hậu cần sẽ được tính theo sản lượng cá ngừ cập cảng. Có thể liệt kê một số loại phí như: phí sử dụng cảng cá, bến bãi, nước sạch và xử lý nước thải, điện... Ngoài ra, luận văn đưa vào một loại phí mới là phí tham gia chợ đấu giá hải sản. Theo trang tin điện tử của Tổng cục Thủy sản dẫn nguồn từ trang www.seafdec.or.th, chợ cá Tsukiji ở Nhật Bản thu khoảng 2 - 5% giá trị cá bán của ngư dân, còn theo VASEP, chợ sỉ trung tâm Sapporo cũng ở Nhật Bản thu phí 8% đối với hải sản đấu giá tại chợ. Để đơn giản trong khâu tính toán, Luận văn chọn mức phí trung bình là 5% trên tổng giá trị cá ngừ đem ra đấu giá. Đây là một trong những nguồn thu chính của cụm nghề cá trong dịch vụ hậu cần. 3.5.1.5. Xác định chi phí hoạt động Sau khi dự án hoàn thành, cần phải duy trì bộ máy thực hiện việc duy tu bảo dưỡng cho hệ thống cảng cá quốc tế, và chi phí thiết lập hoạt động của các trung tâm xúc tiến thương mại, cung cấp và trao đổi thông tin, các ban quản lý, an ninh, kiểm hóa, kiểm tra, giám sát, kiểm soát và chứng nhận về thủy sản. Do đó chi phí hoạt động gồm: - Chi phí bảo trì, duy tu bảo dưỡng cho hệ thống cảng cá. Đặc biệt, luận văn đã đưa vào thêm một loại chi phí liên quan đến sự an toàn của toàn bộ dự án là chi phí bảo hiểm tài sản, tính trên giá trị còn lại. Như vậy, dự án luôn được bảo đảm về mặt tài chính trong suốt quá trình hoạt động. - Chi phí hoạt động thường xuyên của Trung tâm dịch vụ cảng cá quốc tế, chi phí hoạt động hậu cần, xúc tiến thương mại … Chi phí duy trì hoạt động các ban quản lý, trung tâm xúc tiến thương mại. 3.5.2. Kết quả phân tích tài chính 84 Bảng 3.3 Kết quả tài chính Đvt: tỉ đồng, % Ngân lưu danh nghĩa NPV dự án IRR dự án NPV ngân sách Ngân lưu thực NPV dự án IRR dự án (thực) NPV ngân sách Min DSCR Số năm có DSCR < 1 BCR 26 16.86% 202 26 9.21% 149 0,33 6 3,31 Nguồn: Ước tính của tác giả Nội dung tính toán cụ thể kết quả tài chính được thể hiện tại các phụ lục từ 6 đến 15. 3.5.3. Phân tích rủi ro về tài chính 3.5.3.1. Phân tích độ nhạy một chiều - Lạm phát tăng từ 7% đến 10% thì NPV danh nghĩa của dự án giảm từ 25,67 tỉ đồng xuống còn 19,68 tỉ đồng, như vậy lạm phát tăng làm thu nhập của dự án giảm. Tuy nhiên, IRR của dự án lại tăng từ 16,86% lên 20,04%, cho thấy khả năng sinh lời của dự án lại tốt trong trường hợp lạm phát tăng. Đặc biệt, NPV ngân sách trong trường hợp lạm phát tăng thì lại càng cao, từ 202 tỉ đồng lên 231 tỉ. Chỉ số BCR giảm từ 1,03 xuống 1,02. Như vậy, trong trường hợp lạm phát càng tăng thì các chỉ số tài chính chủ yếu của dự án cũng tăng, hiệu quả dự án có thể chấp nhận được. - Do doanh thu cho thuê đất và hạ tầng cụm chỉ chiếm khoảng 7% tổng doanh thu cụm nhưng tốc độ cho thuê đất cụm đạt thấp cũng làm cho NPV giảm dần về 0, các chỉ tiêu IRR và BCR nằm ở mức vừa đủ đạt yêu cầu lựa chọn dự án. Tuy nhiên, NPV ngân sách vẫn nằm ở mức cao, xấp xỉ 200 tỉ đồng có nghĩa là trong tình huống này ít ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách. - Như trên đã phân tích, doanh thu cho thuê đất và hạ tầng cụm chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu của cụm nên dù tốc độ điều chỉnh đơn giá cho thuê đất thấp hơn 15%/5 năm cũng không làm cho các chỉ số tài chính chủ yếu của dự án kém hấp dẫn. Ví dụ, nếu dự án giữ nguyên giá đất cho thuê ban đầu thì sau 50 năm NPV vẫn lớn hơn 0, IRR>WACC, ngân sách vẫn đạt mức 201 tỉ và BCR đạt 1,02 lần. 85 - Nếu tốc độ cá ngừ cập cảng hàng năm ít hơn 8% thì NPV của dự án < 0, IRR< WACC, BCR < 1 và NPV ngân sách vẫn đạt ở mức cao (188 tỉ). Điều này có nghĩa là cá ngừ cập cảng càng ít, thì hiệu quả hoạt động của cảng càng giảm. Để làm được điều này cần có mức độ quyết tâm rất lớn của các tỉnh trong khu vực Nam Trung Bộ khi coi Khánh Hòa là trung tâm của cụm cá ngừ đại dương, qua đó giảm đầu tư trùng lắp ở từng tỉnh, từ đó khuyến khích tàu thuyền địa phương cập cảng cá ở Khánh Hòa và đem lại lợi ích cho cả chủ tàu lẫn kinh tế địa phương thông qua thu nhập và đóng thuế. - Nếu giá cá ngừ giảm thấp hơn 100.000đ/ký thì dự án không có hiệu quả. Như vậy, để đảm bảo chất lượng, giá cả thì các khâu trong chuỗi khai thác và kinh doanh cá ngừ phải phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng tạo ra giá trị cao nhất. 3.5.3.2. Phân tích độ nhạy hai chiều - Nếu lạm phát tăng đến 10%/năm và tỷ lệ cá ngừ cập cảng giảm xuống 9% thì NPV dự án dương. Tuy nhiên, vượt quá khung này thì NPV < 0 và dự án khó lòng được chấp nhận. - Nếu tỷ lệ cá ngừ cập cảng không tăng thì dù ở mức lạm phát nào IRRWACC. - Nếu giá cá ngừ giảm so với kịch bản ban đầu thì trong mọi tình huống về lạm phát đều làm cho NPV WACC, còn lại dự án sẽ có IRR< WACC. 3.5.3.3 Kết luận NPV dự án > 0; IRR dự án > WACC (thực lẫn danh nghĩa), BCR>1 trong đa số các tình huống. Trên quan điểm tổng đầu tư, dự án khả thi về mặt tài chính. NPV ngân sách trong khi tính theo ngân lưu thực hay danh nghĩa đều lớn hơn NPV dự án, có nghĩa là nguồn thu của ngân sách khi tiến hành dự án này đều dương: điều này sẽ hấp dẫn chính quyền địa phương nơi đặt dự án và cả những tỉnh vệ tinh. Tính đặc thù trong cơ chế huy động vốn cho dự án là từ phát hành trái phiếu chính phủ, thời hạn 50 năm. Vì đây là công trình trọng điểm, nằm ở khu vực trung tâm của cả vùng, có sẵn cơ sở hạ tầng về kinh tế và xã hội, kết nối với các tỉnh vệ tinh nên lượng tàu thuyền 86 câu cá ngừ đại đương sẽ lớn và tăng dần theo thời gian mặc dù mức phí thu cao. Đó là cơ sở tạo ra nguồn thu tài chính cho dự án DSCR có 6 năm 90 cv Tỷ lệ Tổng công suất CS đội tàu > 90 cv Đvt Chiếc Chiếc % Chiếc % Chiếc % cv cv 2001 2010 2011 Tốc độ tăng bình quân (%/năm) 6,2% 9,1% 74.495 128.449 126.458 29.586 64.802 62.031 39,7 50,4 49,1 38.904 45.584 39.457 1,8% 52,2 35,5 31,2 6.005 18.063 24.970 13,0% 8,1 14,1 19,7 3.497.457 6.500.000 6.449.358 7,1% 1.613.300 3.215.214 4.444.660 8,0% Nguồn: Cục KT&BVNLTS-Tổng Cục Thủy Sản Bảng 3. Cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản theo vùng biển năm 2010 TT 1 2 3 4 Vùng biển Vịnh Bắc Bộ Trung Bộ Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ Cả nước Tổng số tàu 40.339 54.111 17.300 16.699 128.449 < 20 cv 20 - 90 cv > 90 cv Chiếc % Chiếc % Chiếc % 28.493 44,0 8.954 19,6 2.892 16,0 31.379 48,4 17.489 38,4 5.243 29,0 3.805 5,9 8.060 17,7 5.435 30,1 1.125 1,7 11.081 24,3 4.493 24,9 64.802 100 45.584 100 18.063 100 Nguồn: Cục KT&BVNLTS-Tổng Cục Thủy Sản Bảng 4. Hiện trạng cơ cấu nghề khai thác hải sản giai đoạn 2001-2010 TT Hạng mục Họ lưới kéo Họ lưới rê Họ lưới vây Họ nghề câu Họ lưới vó, mành Họ nghề cố định Họ nghề khác Tổng cộng 1 2 3 4 5 6 7 Đơn vị Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc Năm Tỷ lệ Năm Tỷ lệ TĐTBQ (%) (%) (%/năm) 2001 2010 16.761 22,5 22.554 17,6 3,4% 18.251 24,5 47.312 36,8 11,2% 5.736 7,7 6.188 4,8 0,8% 14.676 19,7 21.896 17,0 4,5% 5.811 7,8 9.872 7,7 6,1% 5.587 7,5 4.240 3,3 -3,0% 7.673 10,3 16.387 12,8 8,8% 74.495 100 128.449 100 6,2% Nguồn: Cục KT&BVNLTS- Tổng Cục Thủy Sản Bảng 5. Hiện trạng cơ cấu nghề khai thác hải sản theo công suất năm 2010 TT 1 2 3 4 5 6 7 Họ nghề Lưới kéo Lưới rê Lưới vây Nghề câu Lưới vó, mành Nghề cố định Nghề khác Tổng cộng Tổng số 22.554 47.312 6.188 21.896 9.872 4.240 16.387 128.449 < 20 cv 20 - 90 cv > 90 cv Chiếc % Chiếc % Chiếc % 3.024 4,7 11.088 24,3 8.442 46,7 35.053 54,1 10.476 23,0 1.783 9,9 119 0,2 3.670 8,1 2.399 13,3 8.865 13,7 10.508 23,1 2.523 14,0 4.613 7,1 3.793 8,3 1.466 8,1 2.568 4,0 1.455 3,2 217 1,2 10.560 16,3 4.594 10,1 1.233 6,8 64.802 100 45.584 100 18.063 100 Nguồn: Cục KT&BVNLTS- Tổng Cục Thủy Sản Bảng 6. Hiện trạng sản lượng khai thác thủy sản ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010 TT Sản lượng Đvt I 1 2 Tổng sản lượng Sản lượng nội địa Sản lượng hải sản Sản lượng cá biển SLHS tuyến biển Sản lượng xa bờ Sản lượng ven bờ tấn tấn tấn tấn tấn tấn tấn II 3 4 Năm Tỷ lệ Tỷ lệ TĐTBQ Năm 2010 (%) (%) (%/năm) 2001 1.724.800 100 2.420.800 100 3,8% 243.600 14,1 194.200 8,0 -2,5% 1.481.200 85,9 2.226.600 92,0 4,6% 1.120.500 75,6 1.648.200 74,0 4,4% 1.481.200 100 2.226.600 100 4,6% 456.000 30,8 1.100.000 49,4 10,3% 1.025.200 69,2 1.126.600 50,6 1,1% Nguồn: Tổng Cục thống kê qua các năm Bảng 7. Hiện trạng cơ cấu sản lượng khai thác hải sản theo vùng biển TT Vùng biển Đvt 1 2 3 4 Vịnh Bắc Bộ Trung Bộ Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ Cả nước tấn tấn tấn tấn tấn Năm Tỷ lệ (%) 2001 211.500 14,3 473.400 32,0 429.000 29,0 367.300 24,8 1.481.200 100 Năm Tỷ lệ TĐTBQ (%) (%/năm) 2010 387.535 17,4 7,0% 710.341 31,9 4,6% 640.884 28,8 4,6% 487.841 21,9 3,2% 2.226.600 100 4,6% Nguồn: Cục KT&BVNLTS- Tổng Cục Thủy Sản Bảng 8. Sản lượng KTTS nội địa qua các năm Năm 2001 2005 2010 TĐTBQ Sản lượng (1.000 tấn) 243,6 196,8 194,2 -2,5% Nguồn: Tổng cục thống kê qua các năm B. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản: Bảng 9. Diện tích NTTS toàn quốc giai đoạn 2001-2010 Đvt: Ha TT Vùng 2001 2003 2005 2007 2008 2009 2010 TĐTBQ %/năm 1 ĐBSH 85.600 97.900 107.800 117.200 121.200 124.900 127.571 4,5% 2 TDMNPB 20.900 22.400 31.100 36.200 37.900 40.000 44.640 8,8% 3 BTB&DHMT 54.800 66.200 73.600 78.900 77.900 79.600 80.529 4,4% 5.700 6.200 8.300 9.300 10.700 11.100 19.150 14,4% 41.500 47.400 51.800 53.400 52.700 51.500 54.680 3,1% 546.800 621.300 679.900 723.800 752.206 737.600 769.048 3,9% 755.300 861.400 952.500 1.018.800 1.052.606 1.044.700 1.095.618 4,2% 4 Tây nguyên 5 ĐNB 6 ĐBSCL Tổng cộng Nguồn: Tổng cục Thống kê, Sở NN&PTNT các tỉnh năm 2011 Bảng 10. Sản lượng NTTS toàn quốc giai đoạn 2001-2010 Đvt: Tấn TT Vùng TĐTBQ (%/năm) 2001 2003 2005 2007 2009 2010 131.950 180.666 234.267 304.200 363.384 392.277 12,9% 1 DBSH 2 TDMNPB 20.953 29.487 37.005 48.849 55.374 78.913 15,9% 3 BYB&DHMT 59.323 84.810 114.422 141.245 174.238 201.961 14,6% 4 Tây nguyên 8.012 10.958 11.344 13.017 16.122 18.864 10,0% 5 ĐNB 45.259 62.376 78.138 89.412 91.308 104.943 9,8% 6 ĐBSCL 444.394 634.798 1.002.805 1.526.557 1.869.484 1.945.930 17,8% Tổng cộng 709.891 1.003.095 1.477.981 2.123.280 2.569.910 2.742.888 16,2% Nguồn: Tổng cục Thống kê, Sở NN & PTNT các tỉnh 2011 Bảng 11. Diện tích mặt nước mặn, lợ NTTS theo đối tượng năm 2010 Đvt: ha Tổng Tôm Hải diện Cá Nhuyễn Rong sản TT Vùng Tôm sú chân tích biển thể biển trắng khác vùng 1 Vùng ĐBSH 21.666 2.756 3.078 7.018 3.220 3.402 37.920 2 BTB&DHMT 10.630 12.674 398 1.389 740 3.462 29.293 3 ĐNB 10.537 2.188 256 1.183 2.671 16.835 4 ĐBSCL 579.285 4.574 71 14.340 23.206 621.476 Tổng cộng 622.118 22.192 3.803 23.930 3.960 32.741 705.524 Nguồn: Sở NN&PTNT các tỉnh/thành phố, 2011 Bảng 12. Sản lượng NTTS vùng nước mặn lợ theo đối tượng năm 2010 Đvt: Tấn Tổng Tôm Cá Nhuyễn Rong Hải Lồng TT Vùng Tôm sú DT CT biển thể biển sản bè vùng khác 1 Vùng ĐBSH 5.840 7.847 6129 59.984 11.960 10.366 8.378 110.504 2 BTB&DHMT 9.482 78.140 1.029 13.657 7.296 3.639 8.836 122.079 3 ĐNB 15.330 8.680 820 6080 1435 3.992 36.337 4 ĐBSCL 308.821 29.648 298 55.290 28.527 1.400 422.584 Tổng cộng 339.473 12.4315 8.276 13.5011 19.256 43.967 22.606 691.504 Nguồn: Sở NN&PTNT các tỉnh/thành phố, 2011 Bảng 13. Năng suất NTTS vùng nước mặn, lợ theo đối tượng năm 2010 Đvt: Tấn/ha TT 1 2 3 4 Tôm Tôm Cá Nhuyễn Rong Hải sản B/q năng sú CT biển thể biển khác suất vùng Vùng ĐBSH 0,3 2,8 2,0 8,5 3,7 3,0 2,9 BTB&DHMT 0,9 6,2 2,6 9,8 9,9 1,1 4,1 ĐNB 1,5 4,0 3,2 5,1 0,5 2,2 ĐBSCL 0,5 6,5 4,2 3,9 1,2 0,7 NS Trung bình 0,5 5,6 2,2 5,6 4,9 1,3 1,0 toàn quốc Vùng Nguồn: Sở NN&PTNT các tỉnh/thành phố, 2011 Bảng 14. Diện tích NTTS nước ngọt theo đối tượng năm 2010 TT 1 2 3 4 5 6 TT 1 2 3 4 5 6 Cá rô phi Vùng ĐBSH 5.105 TDMNPB 449 BTB&DHMT 1.480 Tây nguyên 0 ĐNB 40 1.165 ĐBSCL 5.394 63 Tổng cộng 5.434 8.262 Vùng Cá tra Đvt: Ha Tôm càng Cá truyền Thủy sản Tổng DT xanh thống khác vùng 596 79.984 3.966 89.651 65 44.081 45 44.640 0 45.163 4.593 51.236 28 19.002 120 19.150 63 2.300 34.277 37.845 7.437 31.970 102.708 147.572 8.189 222.500 145.709 390.094 Nguồn: Sở NN&PTNT các tỉnh/thành phố, 2011 Bảng 15. Sản lượng NTTS nước ngọt theo đối tượng năm 2010 Đvt: Tấn Tôm Tổng SL Cá rô Cá truyền Thủy sản Lồng càng theo Vùng Cá tra phi thống khác bè xanh vùng Vùng ĐBSH 27.78 81 242.96 9.95 25 281.52 01.45 8 671.98 9 59 5.30 0 TDMNPB 10 378.91 1 6 8 9 BTB&DHM 7.09 0 63.49 8.71 58 3 79.88 T nguyên 6 0 1 1 20 44 Tây 41 18.61 2 18.86 16.20 8 ĐNB 4.20 3.10 10 54.87 12 4 68.60 0 0 6 0 9 1 1.523.34 ĐBSCL 1.034.05 1.52 5.45 41.63 402.54 36.72 6 6 8 5 9 4 4 6 Tổng cộng 1.038.25 40.95 6.52 444.89 47.636 42.99 2.051.38 6 5 6 Sở NN&PTNT 5 2 phố,42011 Nguồn: các0tỉnh/thành Bảng 16. Năng suất NTTS nước ngọt năm 2010 TT 1 2 3 4 5 6 Vùng Vùng ĐBSH TDMNPB BTB&DHMT Tây nguyên ĐNB ĐBSCL Trung bình Cá tra 105,0 191,7 191,1 Cá rô phi 5,4 3,2 5,8 2,7 24,3 5,0 Tôm càng xanh 1,4 1,6 1,5 1,7 0,7 0,8 Cá truyền thống 3,0 1,6 1,4 1,0 2,7 1,3 2,0 Đvt: Tấn/ha Thủy sản khác 2,5 1,3 2,9 2,7 1,6 3,9 3,3 C. Hiện trạng chế biến thủy sản: Bảng 17. Các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu Loại hình nghiệp 1. Loại hình doanh ĐBSH BTB&DHMT ĐNB ĐBSCL Tổng Doanh nghiệp nhà nước 6 33 30 22 91 Công ty cổ phần 9 30 47 73 159 Doanh nghiệp tư nhân 3 71 114 104 292 Doanh nghiệp liên doanh 4 0 4 1 9 Doanh nghiệp 100% nước ngoài 0 3 4 6 13 2. Loại sản phẩm chế biến Đông lạnh 20 93 131 188 429 Hàng khô 1 41 54 5 104 Đồ hộp 1 3 5 8 17 Nước mắm 0 0 9 3 12 Bánh phồng tôm 0 0 0 2 2 Tổng số cơ sở CBXK 22 137 199 206 564 Nguồn: NAFIQAD, 2008 và tổng hợp của Viện KT & QHTS, 2011 Bảng 18. Năng lực thiết bị công nghệ trong các nhà máy CBTS TT Chỉ tiêu I 1.1 1.2 1.3 Chế biến thủy sản đông lạnh Số cơ sở CBTS Tổng CS thiết bị cấp đông,tấn/ngày Số thiết bị cấp đông, chiếc Tủ đông tiếp xúc, chiếc Tủ đông gió, chiếc Tủ đông IQF , chiếc 1.4 II 2.1 2.2 2.3 Năm 2007 2002 TĐTBQ (%/năm) 2010 211 3.150 836 517 193 126 320 4.262 1.318 681 355 282 429 7.870 1.378 694 376 317 10,7% 12,3% 7,4% 4,3% 10,0% 14,1% Số cơ sở đạt QCVN 02 60 82 199 18,7% Số cơ sở có code EU 62 235 284 24,3% Chế biến thủy sản khô Số cơ sở Số cơ sở đạt QCVN 02 Số cơ sở có code EU 62 7 2 70 39 3 104 54 5 7,7% 33,9% 14,0% Bảng 19. Số lượng và loại thiết bị cấp đông năm 2011 Loại TB Số lượng (chiếc) CF 694 AB 367 IQF 317 Tổng 1.378 CS TK, tấn/ngày CSTK tấn/năm SL chế biến, tấn Mức huy động CSTB, % ĐBSH BTB&DHMT ĐNB ĐBSCL Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) 58 8,36 202 29,11 152 21,90 282 40,63 23 6,27 128 34,88 83 22,62 133 36,24 12 3,79 81 25,55 58 18,30 166 52,37 93 18,41 411 29,83 293 21,26 581 42,16 310 900 1.510 5.150 68.600 197.300 332.300 1.134.000 17.610 115.850 263.200 808.000 25,7 58,7 79,7 71,2 Nguồn: Viện Nghiên cứu Hải sản và kết quả khảo sát của Viện KT&QHTS năm 2011. Bảng 20. Cơ cấu sản phẩm thủy sản XK Việt Nam giai đoạn 2001-2011 Tên sản phẩm Tôm ĐL Sản lượng, 1.000 tấn Giá trị, 1.000 USD Giá BQ USD/kg Cá tươi/ĐL Sản lượng, 1.000 tấn Giá trị, 1.000 USD Giá BQ USD/kg Trong đó: Cá da trơn Sản lượng, 1.000 tấn Giá trị, 1.000 USD Giá BQ USD/kg Cá Ngừ Sản lượng, 1.000 tấn Giá trị, 1.000 USD Giá BQ USD/kg Mực và bạch tuộc ĐL lượng, 1.000 tấn Sản Giá trị, 1.000 USD Giá BQ USD/kg Hải sản khác ĐL Sản lượng, 1.000 tấn Giá trị, 1.000 USD Giá BQ USD/kg Hàng khô Sản lượng, 1.000 tấn Giá trị, 1.000 USD Giá BQ USD/kg Tổng cộng Sản lượng, 1.000 tấn Giá trị, 1.000 USD Giá BQ USD/kg 2001 2005 2008 2009 209,57 2010 2011 TĐTBQ 20012011 87,26 159,19 191,55 780.218 1.371.556 1.625.707 8,94 8,62 8,49 7,99 9,07 9,80 0,92 88,57 274,73 818,44 795,61 971,20 1.124,31 28,93 280.541 687.659 2.024.551 2,50 2,47 1.869.496 2.326.187 2.916.959 2,35 2,40 2,59 26,38 3,17 1,74 140,71 640,83 5.051 328.153 1.453.098 2,90 2,33 2,27 244,53 10,85 1.675.142 1.853.854 2.396.095 11,87 607,67 204,33 772,30 83,96 1.342.917 1.427.494 1.805.658 80,02 2,21 659,40 -1,98 2,16 2,34 -2,14 14,48 29,76 52,82 55,81 83,87 96,91 20,94 58.593 81.199 188.694 180.906 293.119 379.364 20,54 4,05 2,73 3,57 3,24 3,50 3,91 -0,33 41,65 61,94 86,7 77,31 79,86 117,75 10,95 115.892 182.253 318.235 274.368 326.739 520.297 16,20 2,78 2,94 3,67 3,55 4,09 4,42 4,73 123,73 95,21 99,9 90,03 52,62 11,87 -20,90 404.011 367.178 362.381 268.557 364.825 190.250 -7,25 3,27 3,86 3,63 2,98 6,93 16,03 17,25 34,28 35,91 39,74 43,6 45,15 24,32 -3,37 196.825 130.354 178.544 163.751 3,63 4,49 3,76 94.303 3,88 -7,09 5,74 162.121 3,59 375,49 626,99 1.236,34 1.216,11 1.353,16 1.522,78 1.777.486 2.739.000 4.509.418 4.251.313 4,73 4,37 3,65 3,50 5.033.726 6.117.904 3,72 4,02 -3,85 15,03 13,16 -1,63 Nguồn: VASEP qua các năm giai đoạn 2001-2011 Bảng 21. Sản phẩm thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa toàn quốc qua các năm Chỉ tiêu ĐVT Nước mắm: SL 1.000 lit Giá trị Tr.đ Mắm các loại: SL Tấn Giá trị Tr.đ Cá khô:SL Tấn Giá trị Tr.đ Tôm khô:SL Tấn Giá trị Tr.đ Mực khô:SL Tấn Giá trị Tr.đ Bột cá: SL Tấn Giá trị Tr.đ Đồ hộp: SL Tấn Giá trị Tr.đ Thủy sản ĐL: SL Tấn Giá trị Tr.đ Tổng SL Tấn Tổng GT Tr.đ 2001 2005 139.130 755.600 11.410 213.030 31.390 373.600 2.370 188.830 1.740 170.160 54.720 251.980 890 39.900 35.760 427.160 277.390 2.420.270 186.170 1.508.240 16.750 441.330 48.150 777.730 3.010 334.450 3.810 457.360 122.300 791.130 1.630 94.600 73.390 .223.280 455.200 5.628.120 2009 227.430 2.470.880 19.720 656.160 48.710 1.039.420 3.980 564.480 6.510 1.130.970 155.270 1.448.610 176.810 3.916.390 640.270 11.358.070 2010 234.860 2.666.250 19.300 705.850 50.190 1.112.730 4.160 613.830 7.160 1.289.370 166.380 1.616.630 2.030 141.990 192.180 4.389.480 676.260 12.536.130 2011 231.145 2.568.565 19.510 681.005 49.450 1.076.075 4.070 589.155 6.835 1.210.170 160.825 1.532.620 2.030 141.990 184.495 4.152.935 658.265 11.947.100 TĐTBQ (%/năm) 5,21 13,02 5,51 12,32 4,65 11,16 5,56 12,05 14,66 21,67 11,38 19,79 8,60 13,53 17,83 25,54 9,03 17,31 Nguồn: Báo cáo sở NN&PTNT các tỉnh/thành phố trên cả nước năm 2011 PHỤ LỤC 5. KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN CÁ NGỪ Bảng 1. Cơ cấu tàu và nghề khai thác cá ngừ CÔNG SUẤT/ NGHỀ NGHỀ CÂU VÀNG/CÂU TAY CÁ NGỪ Dải công suất (CV) Năm 2010 Chiếc % 50- < 90 90 - < 150 150 - < 250 250 - < 400 > = 400 Tổng 2008 Chiếc % 609 325 317 81 31 1,363 44,68 23,84 23,26 5,94 2,27 2009 Chiếc % 271 214 326 22 31 864 31,37 24,77 37,73 2,55 3,59 280 99 382 209 7 977 2011 Chiếc % 28,66 10,13 39,10 21,39 0,72 161 97 326 227 54 714 22,55 13,59 45,66 31,79 7,56 2012 Chiếc % 122 513 738 251 54 1,678 7,27 30,57 43,98 14,96 3,22 NGHỀ RÊ CÁ NGỪ 50- < 90 90 - < 150 150 - < 250 250 - < 400 > = 400 Tổng 693 145 77 255 14 1184 58,53 12,25 6,50 21,54 1,18 819 210 152 249 23 1453 50- < 90 90 - < 150 150 - < 250 250 - < 400 > = 400 205 199 79 101 3 34,92 33,9 13,46 17,21 0,51 80 106 130 108 0 Tổng 587 424 56,37 14,45 10,46 17,14 1,58 709 51,79 627 245 17,9 261 160 11,69 184 222 16,22 216 33 2,41 24 1369 1312 NGHỀ VÂY CÁ NGỪ 18,87 139 27,42 134 0,25 115 22,68 184 30,66 117 23,08 44 25,47 131 25,84 233 0 5 0,99 20 507 595 47,79 19,89 14,02 16,46 1,83 605 200 174 204 21 1204 50,25 16,61 14,45 16,94 1,74 22,52 30,92 7,4 39,16 3,36 136 194 56 206 0 22,97 32,77 9,46 34,8 0 592 (Nguồn: Cục KT&BVNLTS 2012) Bảng 2: Số cơ sở thu mua các loại cá ngừ Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thu mua trực tiếp Cơ sở thu mua Tỉnh Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Tổng cộng Tổng số TM vây vàng, mắt to % TM ngừ vằn, ngừ bò 18 17 8 76,47 15 9 6 18 10 51 36 Tổng % TM ngừ vằn, ngừ bò % 1 100 - 0 (1) 6 5 83,33 1 16,67 (2) 50 8 8 100 - 0 (3) 47,42 15 14 93,33 1 0,67 % Tổng số TM vây vàng, mắt to 9 23,53 1 66,67 3 33,33 5 50 5 19 52,78 17 Ghi chú Ghi chú: (1) – Có 06 cơ sở vừa thu mua cá ngừ vây vàng mắt to, vừa thu mua cá ngừ vằn, ngừ bò; (2) – Trong đó: có 02 DN vừa thu mua cá ngừ vây vàng mắt to, vừa thu mua cá ngừ vằn, ngừ bò; 02 DN xuất khẩu trực tiếp cá ngừ tươi bằng đường hàng không đã nghỉ kinh doanh; (3) – Có 04 cơ sở vừa thu mua cá ngừ vây vàng mắt to, vừa thu mua cá ngừ vằn, ngừ bò; Bảng 3: Tổng hợp số cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thu mua trực tiếp Cơ sở thu mua, nậu vựa Tỉnh Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Tổng cộng % Không đạt SSOP % 9 52,94 8 9 1 11,11 10 10 36 20 Tổng số Đạt SSOP 17 Ghi chú % Không đạt SSOP % 1 100 - 0 (1) 6 4 66,67 2 33,33 (2) 0 8 8 100 - 0 (3) 44,44 15 13 86,67 2 13,33 Tổng số Đạt SSOP 47,06 1 8 88,89 100 - 55,56 16 Ghi chú: (1) - 5 Cơ sở tổ chức thu mua tại cảng cá (được kiểm tra điều kiện ATVSTP); (2) - 04 DN xuất khẩu trực tiếp cá tươi bằng đường hàng không, trong đó 02 đã ngừng hoạt động; (3) - 10 Cơ sở tổ chức thu mua tại cảng cá (được kiểm tra điều kiện ATVSTP); 04 DN xuất khẩu trực tiếp cá tươi bằng đường hàng không; Bảng 4: Danh sách 10 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu Việt Nam DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ NGỪ (2008 – 2013) Nguồn: Vasep (Theo số liệu Hải quan Việt Nam) 2008 STT 2009 2010 2011 2012 7 tháng 2013 DOANH NGHIỆP KL (tấn) GT (USD) KL (tấn) GT (USD) KL (tấn) GT (USD) GT (USD) GT (USD) GT (USD) 1 YUEH CHYANG 5.291 15.859.618 7.895 19.211.365 11.595 31.878.012 55.979.730 68.671.685 35.942.633 2 HAVUCO 4.447 17.381.211 1.845 7.544.233 4.873 20.617.470 40.478.578 60.962.464 33.066.246 3 Cty TNHH Thịnh Hưng 182 675.854 502 2.987.947 1.784 11.300.689 32.009.900 56.346.623 28.647.501 4 Cty TNHH Foodtech 8.723 24.999.027 10.089 25.275.464 12.292 29.431.097 36.614.005 56.146.212 38.461.712 5 Cty TNHH Tín Thịnh 1.550 4.711.331 2.513 12.070.786 8.097 24.571.046 47.621.561 54.628.316 20.799.284 6 Cty TNHH Thủy sản Hải Long Nha Trang 4.491 22.810.808 3.993 15.783.313 4.004 16.466.415 29.432.986 43.952.107 26.287.135 7 HIGHLAND DRAGON 6.855 21.739.193 6.757 17.614.892 7.658 16.770.777 31.201.001 39.202.176 23.786.706 8 Cty TNHH Toàn Thắng 6.038 17.403.914 5.814 15.003.003 8.547 23.547.011 21.971.562 37.525.952 15.636.892 9 DNTN Hồng Ngọc 14 141.860 511 6.680.884 1.321 17.138.268 31.716.921 35.928.105 23.465.944 1.282 7.507.759 1.472 7.457.395 2.150 11.052.425 22.767.706 31.154.089 20.466.250 10 BIDIFISCO Tổng số doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ HƠN 70 DN HƠN 100 DN Nguồn: Vasep (Theo số liệu Hải quan Việt Nam) Bảng 5: Tăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu cá ngừ từ 2008 đến nay 2008 So với cùng kỳ (%) 188,694 + 25,01 GT 2009 GT 180,906 So với cùng kỳ (%) - 4,1 2010 GT 293,119 So với cùng kỳ (%) + 62,02 2011 So với cùng kỳ (%) 379.365 + 29,42 GT 2012 GT 569.406 So với cùng kỳ (%) + 50,1 7 tháng 2013 GT 336.329 So với cùng kỳ (%) - 2,04 Bảng 6: Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam trên các thị trường từ 2008 đến nay THỊ TRƯỜNG 2008 GT %GT Mỹ EU Nhật Bản ASEAN TQ & HK Ixraen Canađa 54,784 62,790 23,397 2,923 3,165 6,462 2,498 29,0 33,3 12,4 1,5 1,7 3,4 1,3 Tunisia Iran Hàn Quốc Mêhicô 2,226 0,724 0,621 5,331 23,772 188,694 1,2 0,4 0,3 2,8 Các TT khác Tổng 12,6 100,0 THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CÁ NGỪ VIỆT NAM 2009 2010 2011 2012 7 tháng 2013 GT %GT GT %GT GT %GT GT %GT GT %GT 45,17 42,98 244,734 121,491 36,12 37,2 130,017 44,36 171,370 67,362 65,879 31,5 22,48 79,528 20,96 113,831 19,99 83,488 24,82 57,032 9,53 33,380 9,92 22,103 9,2 7,54 44,066 11,62 54,238 16,669 5,34 38,015 6,68 20,798 6,18 17,490 3,3 5,97 20,246 5,926 1,36 2,41 2,00 3,428 5,175 13,729 6,711 1,2 1,17 2,101 1,47 12,868 2,26 11,140 3,31 6,183 5,592 3,4 2,11 6,219 2,13 10,132 1,78 2,26 5,844 8,086 7,606 1,8 1,99 3,171 1,19 10,116 1,78 2,56 1,496 4,497 8,620 0,3 0,51 0,477 2,56 1,60 0,49 9,034 9,720 9,099 1,646 3,08 0,14 1,31 0,13 1,831 0,541 7,440 0,421 0,3 0,62 0,488 0,40 1,17 1,43 1,591 1,508 6,662 4,820 0,4 0,54 0,661 20,799 180,906 11,5 100,0 28,224 293,119 7,65 48,542 8,52 36,209 10,77 9,63 29,035 100,00 379,364 100,00 569,406 100,00 336,329 100,00 Bảng 7: Tổng sản lượng ước tính theo loài của nghề câu vàng trong vùng biển của Việt Nam Tổng SL cá ngừ và cá cờ, kiếm Sản lượng cá kiếm, cờ (tấn) Sản lượng cá ngừ được ước tính (tấn) Tỉnh % Tổng SL cá ngừ B U M % B L M % M L S S % W O K % há c 7,603 70% 2,097 19% 23 - 9,723 30 0% 43 0% 0 0% 20 0% 1,120 10% 10,936 3,780 70% 1,020 19% 0 - 4,800 76 1% 76 1% 0 0% 76 1% 356 7% 5,385 0 - 1,338 21 1% 23 2% 0 0% 25 2% 120 8% 1,527 Tổng sản lượng từ các 12,165 tỉnh thu số liệu dự án 68% 3,673 21% 23 - 15,861 127 1% 142 1% 0 0% 121 1% 1,596 9% 17,848 Ninh Thuận 14 68% 4 21% 0 - 18 0 1% 0 1% 0 0% 0 1% 2 9% 20 Binh Thuận 0 68% 0 21% 0 - 0 0 1% 0 1% 0 0% 0 1% 0 9% 0 Bà Rịa –V. Tàu 34 68% 10 21% 0 - 44 0 1% 0 1% 0 0% 0 1% 4 9% 50 Quảng Ngãi 245 68% 74 21% 0 - 320 3 1% 3 1% 0 0% 2 1% 32 9% 360 Đà Nẵng 0 68% 0 21% 0 - 0 0 1% 0 1% 0 0% 0 1% 0 9% 0 Quảng Nam 0 68% 0 21% 0 - 0 0 1% 0 1% 0 0% 0 1% 0 9% 0 Tỉnh khác 0 68% 0 21% 0 - 0 0 1% 0 1% 0 0% 0 1% 0 9% 0 Tổng sản lượng từ các tỉnh không thu số liệu dự án 293 68% 88 21% 1 - 382 3 1% 3 1% 0 0% 3 1% 38 9% 430 12,458 68% 3,761 21% 24 013% 16,243 130 1% 146 1% 0 0% 124 1% 1,634 9% YF T Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Tổng cộng 782 % B E T % 51% 556 36% A L B % 18,278 Ghi chú: YFT: ngừ vây vàng, BET: ngừ mắt to, ALB: ngừ vây ngực dài, BUM: cá cờ xanh, BLM: cá cờ đen, MLS: cá cờ buồm, SWO: cá kiếm Nguồn: Cục KT&BVNLTS 2012 Bảng 8: Tổng sản lượng ước tính theo loài của nghề rê cá ngừ trong vùng biển của Việt Nam Sản lượng cá ngừ được ước tính (tấn) Tỉnh Bình Định Ngừ vằn % Vây vàng % % Loài khác 0 0% 0 % 15 88% 173 54% 12 4% Khánh Hòa 9.266 66% 543 4% 259 2% 4.044 29% 14.112 10.068 Tổng sản lượng từ các tỉnh thu số liệu dự án 9.454 65% 557 4% 269 2% 4.169 29% 14.449 10.280 Ninh Thuận 3.200 100% 0 0% 0 0% 0 0% 3.200 3.200 Binh Thuận 662 100% 0 0% 0 0% 0 0% 662 662 Phú Yên 2 12% Mắt to 10 3% 0% Tổng cá Tổng ngừ đại dương 17 17 125 39% 320 195 Bà Rịa - Vũng Tàu 2.213 75% 177 6% 0 0% 550 19% 2.940 2.390 Quảng Ngãi 4.000 80% 150 3% 0 0% 850 17% 5.000 4.150 Đà Nẵng 1.404 60% 140 6% 94 4% 702 30% 2.340 1.638 55 30% 0 0% 0 0% 128 70% 183 55 0 100% 0 0% 0 0% 0 0 Quảng Nam Tinh khác Tổng sản lượng từ các tỉnh không thu số liệu dự án Tổng SL của Việt Nam 0 0% 11.534 81% 467 3% 94 1% 2.230 16% 14.325 12.095 20.988 73% 1.024 4% 363 1% 6.399 22% 28.774 22.375 Nguồn: Cục KT&BVNLTS 2012 Bảng 9: Tổng sản lượng ước tính theo loài của nghề vây cá ngừ trong vùng EEZ của Việt Nam Sản lượng cá ngừ được ước tính (tấn) Tỉnh Bình Định Phú Yên Khánh Hoà Tổng sản lượng từ các tỉnh thu số liệu dự án Ninh Thuận Ngừ vằn % Vây vàng 6,615 69% 226 87% 13 65% 1 6,854 69% 0 100% Tổng cá ngừ đại dương % Mắt to % Loài khác % Tổng 9% 456 5% 1,693 18% 9,655 7,962 30 11% 5 2% 0 0% 261 261 5% 1 5% 5 25% 20 15 922 9% 462 5% 1,698 17% 9,936 8,238 0 0% 0 0% 0 0% 0 0 891 Binh Thuận 2,600 65% 200 5% 200 5% 1,000 25% 4,000 3,000 Bà Rịa - Vũng Tàu 5,787 45% 772 6% 0 0% 6,300 49% 12,859 6,559 Quảng Ngãi 3,500 70% 500 10% 0 0% 1,000 20% 5,000 4,000 Đà Nẵng 2,379 55% 822 19% 303 7% 822 19% 4,326 3,504 Quảng Nam 1,518 93% 120 7% 0 0% 0 0% 1,638 1,638 0 100% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0 15,784 57% 2,414 9% 503 2% 9,122 22,638 60% 3,336 9% 965 3% 10,820 29% 37,759 26,939 Tỉnh khác Tổng sản lượng từ các tỉnh không thu số liệu dự án Tổng SL của Việt Nam 33% 27,823 18,701 Nguồn: Cục KT&BVNLTS 2012 Bảng 10: Danh sách các cơ sở chế biến cá ngừ được công nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và được phép chế biến thủy sản xuất khẩu vào các thị trường có yêu cầu chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQUAD) (Theo công văn số 33/QLCL-CL1 ngày 10/01/2012của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) TT 1 2 3 4 5 6 7 8 Tên cơ sở Công ty Cổ phần thực phẩm xuất nhập khẩu Lam Sơn Nhà máy CBTSXK An Hải Công ty cổ phần TS Bình Định Nhà máy Chế biến Thủy sản Công ty TNHH Bá Hải Nhà máy chế biến thủy hải sản đông lạnh xuất khẩu - Doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc Công ty TNHH Nguyễn Hưng Công ty Cổ phần Nhatrang Seafoods - F. 17 - Nhà máy Chế biến Thủy sản F.17 Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Sakura Nhà máy đông lạnh, Công ty Xuất Cơ sở được Thị trường được phép chế biến thủy sản xuất khẩu công nhận đủ Các thị trường điều kiện bảo Liên khác có yêu cầu đảm ATTP Hàn Trung EU Bang Braxin kiểm tra, chứng theo quy Quốc Quốc Nga nhận CL, ATTP định của của NAFIQAD Việt Nam CHẾ BIẾN ĐÔNG LẠNH Mã số doanh nghiệp khẩu cá ngừ DL 100 x x x x x DL 57 x x x x x DL 481 x x x x x DL 609 x x x x x x x(Add) x DL 17 x x x x x x DL 315 x x x x x x DL 245 x x x x x x TT 9 10 11 12 13 14 15 Tên cơ sở TNHH Sao Đại Hùng Nhà máy 1 - Công ty TNHH Trúc An Công ty TNHH Hải Vương Công ty TNHH Thủy sản Hải Long Nha Trang Công ty TNHH Tín Thịnh Phân xưởng chế biến hải sản đông lạnh - Chi nhánh Lương Sơn - Công ty Cổ phần Đại Thuận Công ty TNHH Thịnh Hưng Công ty TNHH hải sản Bền Vững Mã số doanh nghiệp Xuất khẩu cá ngừ Cơ sở được công nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định của Việt Nam DL 153 x DL 318 Thị trường được phép chế biến thủy sản xuất khẩu Liên Bang Nga Các thị trường khác có yêu cầu kiểm tra, chứng nhận CL, ATTP của NAFIQAD EU Hàn Quốc Trung Quốc x x x x x x x x x x x DL 314 x x x x x x x DL 385 x x x x x x DL 448 x x x x x DL 526 x x x x x DL 607 x x x Braxin x x(Add) CHẾ BIẾN ĐỒ HỘP 1 2 3 4 Công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long Phân xưởng đồ hộp - Công ty TNHH HIGHLAND Dragon Xí nghiệp đồ hộp - Công ty TNHH MTV TP Bình Chánh – Công ty Cổ phần Thủy đặc sản Phân xưởng chế biến đồ hộp, Công ty TNHH Toàn Thắng (Everwin) DH 40 x x x x x DH 149 x x x x x DH 137 x x x x x x DH 226 x x x x x x x x x [...]... nhưng tác giả nhận thấy mô hình cụm nghề cá gắn với việc phát triển CNHT tại khu vực này là một giải pháp tích cực nên đã mạnh dạn chọn đề tài: Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải Nam Trung Bộ nhằm đưa ra một kết luận khoa học khẳng định việc xây dựng một Trung tâm nghề cá ngừ cho vùng Nam Trung Bộ là đúng đắn, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế biển đảo của cả... cạnh tranh khu vực trong một lĩnh vực sản xuất Tại Hội thảo xây dựng trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ tại Khánh Hòa tổ chức ngày 17/9/2012, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cũng đã nhận định: “Xu hướng phát triển của các nước trong khu vực và thế giới là hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại các vùng, các khu vực trọng điểm, đáp ứng yêu cầu phát triển nghề cá một cách bền vững Việt Nam là... thành trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ đặt tại Khánh Hòa Chương 3: Phân tích hiệu quả đầu tư đối với Trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ đặt tại Khánh Hòa Chương 4: Đề xuất chính sách triển khai Trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ đặt tại Khánh Hòa 8 CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP (INDUSTRIAL CLUSTER) 1.1 Lý thuyết về cụm 1.1.1 Khái niệm về cụm 1.1.1.1 Định nghĩa cụm Có... một nước có nghề cá đang phát triển nhanh, mạnh, do đó, nhu cầu hình thành các trung tâm nghề cá tập trung là một yêu cầu cấp thiết, là động lực thu hút đầu tư phát triển nghề cá trong giai đoạn tới” Việc phát triển các cụm nghề cá sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và định vị thương hiệu sản phẩm cá ngừ đại dương của nước ta trong tâm trí của người tiêu dùng thế giới Dù ứng dụng lý thuyết cụm tại nước... nhiệm phát triển kinh tế vùng Ở cấp vùng, các chính sách phát triển cụm được hỗ trợ bởi các cơ quan phát triển vùng và gắn với các chiến lược phát triển địa phương Trong trường hợp khác, sự tiếp cận cụm về nguyên tắc được sử dụng như 16 là công cụ phát triển về không gian 1.1.3.4 Mối quan hệ giữa cụm và chính sách phát triển vùng Theo M Porter (1990), chính sách cụm có quan hệ với chính sách phát triển. .. hành nghiên cứu Lý thuyết Cụm ngành/Industrial Clusters và Lý thuyết Hệ sinh thái kinh doanh/Business Ecosystem trong phát triển kinh tế vùng, phân tích hiện trạng SWOT ngành thủy sản của các địa phương, phân tích SWOT ngành thủy sản của khu vực Nam Trung Bộ Trên cơ sở đó đề xuất định hướng xây dựng trung tâm nghề cá khu vực Nam Trung Bộ; cũng như đề xuất một số chương trình, dự án ưu tiên cho tỉnh hạt... trong khu vực, xác định các mối liên kết vốn có cũng như các chính sách hỗ trợ các cluster ngành cạnh tranh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực - Bài báo Tiếp cận lý thuyết và thực tiễn cụm ngành cho phát triển kinh tế khu vực của nhóm tác giả Trương Hồng Trình và Nguyễn Thanh Liêm đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 3 (26).2008 Trong bài viết này, tác giả đề cập cách tiếp. .. với bên ngoài (các nhà đầu tư, khách hàng, đối tác) nhằm phát triển kinh tế từ các lợi thế này - Các lý thuyết về sự phát triển các lãnh thổ trọng điểm Lý thuyết định vị công nghiệp của nhà kinh tế học A.Weber (1909) được vận dụng trong việc lựa chọn các lãnh thổ trọng điểm cho phát triển: nhờ các lợi ích ngoại ứng mà những lãnh thổ/vùng hội tụ được nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển sẽ trở 14... dự án công như Trung tâm nghề cá vùng Dựa trên lý thuyết về cụm của M Porter và những cụm thành công trên thế giới, luận văn này đưa ra một mô hình cụm nghề cá với sản phẩm chính là cá ngừ đại dương nhằm xây dựng một Trung tâm nghề cá cấp vùng tại Nam Trung Bộ 7 Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 4 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về cụm công nghiệp... dụng lý thuyết cụm (Industrial cluster) để xác định sự cần thiết và đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp triển khai trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ đặt tại Khánh Hòa 3 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cụm, CNHT và hệ sinh thái kinh doanh trên thế giới, lý thuyết về phân tích, đánh giá hiệu quả dự án đầu tư - Đánh giá thực trạng nghề cá tại 3 tỉnh vùng Nam Trung Bộ,

Ngày đăng: 30/09/2015, 15:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LVTN-BHT-2.pdf

  • PL1 B?ng câu h?i và k?t qu? ph?ng v?n chuyên gia.pdf

  • PL2 U?c tính hi?u qu? d? án.pdf

  • PL3 Khai thac, CBTS cua mien Trung.pdf

  • PL4 Hien trang nganh TS.pdf

  • PL5 Khai thac va che bien ca ngu.pdf

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan