Để huy động tốt hơn mọi nguồn lực trong và ngoài nước cũng như nộilực của tỉnh, nhất là nguồn vốn của các doanh nghiệp, doanh nhân và nhândân, để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiê
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN VĂN TRUNG
HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGHỆ AN - 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN VĂN TRUNG
HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS ĐINH TRUNG THÀNH
NGHỆ AN - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi Các
số liệu trong luận văn là trung thực Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác./.
Tác giả
Nguyễn Văn Trung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô giáo, gia đình, bạn bè vàđồng nghiệp
Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơnchân thành đến Ban Giám hiệu, Khoa Kinh tế, Phòng Đào tạo Sau đại học,Hội đồng Khoa học & Đào tạo chuyên ngành Kinh tế chính trị - Trường Đạihọc Vinh; đặc biệt xin chân thành cảm ơn TS Đinh Trung Thành đã trực tiếphướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và và hoàn thành Luận văncủa mình
Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình,người thân và bạn bè, đồng nghiệp; đặc biệt là Lãnh đạo Sở Tài chính Nghệ
An, Phòng Hành chính Sự nghiệp, các đơn vị liên quan đã quan tâm, độngviên, tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu để hoànthành Luận văn này
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng Luận văn tốt nghiệp chắc chắn khôngtránh khỏi thiếu sót Với tinh thần nghiêm túc và cầu thị, rất mong nhận được
sự đóng góp của quý Thầy, Cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Văn Trung
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 5
7 Kết cấu của luận văn 5
B NỘI DUNG
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1 Vai trò của vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội 6
1.1.1 Khái niệm và những đặc trưng của vốn đầu tư
1.1.2 Đầu tư vốn
1.1.3 Các nguồn vốn đầu tư
1.1.4 Vai trò của vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
1.2 Kinh nghiệm của Đà Nẵng về huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội 30
Kết luận chương 1 38
Chương 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM QUA
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An 40
2.1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2 Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An thời gian qua 49
Trang 62.2.1 Những kết quả đạt được trong việc huy động vốn đầu tư phát triển kinh
tế - xã hội ở tỉnh Nghệ An
2.2.2 Những vấn đề còn hạn chế trong quá trình huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An những năm qua
2.2.3 Nguyên nhân của những thành công và các vấn đề còn hạn chế trong huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An thời gian qua
Kết luận chương 2 73
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NGHỆ AN HIỆN NAY
3.1 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An đến năm 2020 75
3.1.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020
3.1.2 Chính sách huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020
3.2 Quan điểm và giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Nghệ An hiện nay 92
3.2.1 Quan điểm huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An hiện nay
3.2.2 Các giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước
3.2.3 Các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài
3.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An 112
3.3.1 Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
3.3.2 Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý
3.3.3 Đổi mới và hoàn thiện cơ chế tài chính
3.3.4 Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức
Kết luận chương 3 116
C KẾT LUẬN
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông nam Á
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CTMT Chương trình mục tiêu
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm Quốc nội (Tổng sản phẩm nội địa)GTSX Giá trị sản xuất
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
TrangBảng 1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế và xã hội chủ yếu của tỉnh Nghệ An
(năm 2012 - 2020) Nguồn: Cổng thông tin Điện tử Nghệ An Bảng 2.2 Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ
2006 - 2014 Bảng 2.3 Thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn Bảng 3.1 Kế hoạch vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2016 - 2020 theo nguồn vốn
Trang 10A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, công tác thu hút vốn đầu tư trên địa bàn của tỉnhNghệ An đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vàoviệc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra của nhiệm kỳ 2010-2015
Công tác thu hút vốn đầu tư đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh
tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiệnđời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Từng bước đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý vànhận thức cho người dân về công tác xúc tiến đầu tư
Để huy động tốt hơn mọi nguồn lực trong và ngoài nước cũng như nộilực của tỉnh, nhất là nguồn vốn của các doanh nghiệp, doanh nhân và nhândân, để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020 và các năm tiếp theo, Nghệ An cầntập trung đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư trên địa bàn, khai thác tốt các tiềmnăng, thế mạnh của tỉnh Thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên nguyêntắc bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa tài nguyên thiên nhiên, phát huylợi thế so sánh, bảo vệ tốt môi trường, đảm bảo phát triển lâu dài và bền vững
Đi đôi với việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, phải đảm bảo giữ vững trật
tự an toàn xã hội, quốc phòng - an ninh Trên cơ sở đó tập trung thu hút và sửdụng có hiệu quả vốn đầu tư vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, pháttriển kinh tế và đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống củanhân dân, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa Tập trung thu hút vốn đầu tưcủa các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào các ngành kinh tế mà Nghệ An
có tiềm năng, thế mạnh như: phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủysản; trồng dược liệu; xây dựng thủy điện vừa và nhỏ; phát triển du lịch, sản
Trang 11xuất chế biến nông lâm sản, khoáng sản, vật liệu xây dựng nhằm mục tiêuphát triển kinh tế xã hội, tăng nguồn thu cho ngân sách
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị vềphương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020 cũng nêurõ: “Từ nay đến năm 2020, trên cơ sở vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội
XI của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, các nghịquyết của Trung ương gắn với việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hộiXVII của Đảng bộ tỉnh, Nghệ An cần tăng cường đoàn kết, thống nhất, pháthuy nội lực, tận dụng, thu hút mọi nguồn lực cả trong, ngoài tỉnh và nướcngoài, phấn đấu xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phíaBắc vào năm 2015, tạo cơ sở để đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh côngnghiệp; là trung tâm về tài chính, thương mại, du lịch, giáo dục - đào tạo,khoa học - công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, công nghiệp công nghệ caocủa vùng Bắc Trung Bộ”
Để thực hiện được mục tiêu trên, tỉnh Nghệ An cần phải có một nguồnvốn đầu tư phát triển rất lớn Trong khi khả năng tích lũy vốn nội bộ của địaphương còn hạn chế và nguồn vốn trung ương cấp hàng năm không thể hỗtrợ đủ nhu cầu Nghệ An cần phải đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trong
và ngoài nước từ khu vực dân doanh; Trong thời gian qua ở Nghệ An nguồnvốn huy động chưa ổn định, còn thấp so với điều kiện, tiềm năng và nhu cầuđầu tư phát triển của tỉnh Việc thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triểncác ngành, lĩnh vực, sản phẩm lợi thế của tỉnh còn hạn chế Vì sao lại nhưvậy? Thực trạng tình hình huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xãhội như thế nào? Và các giải pháp cho vấn đề này Đó là những vấn đề cấp
bách đang đặt ra Cũng từ những yêu cầu đó, tác giả chọn đề tài “ Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An” làm luận văn tốt
nghiệp của mình
Trang 122 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đã được nhiều tác giảnghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Ở nước ta có một số công trìnhnghiên cứu khoa học đã công bố liên quan đến huy động vốn đầu tư pháttriển như:
Nguyễn Huy Thám (1999), Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước
ngoài ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam Luận án tiến sĩ kinh tế.
Đinh Văn Cường (2004), Thu hút đầu tư trực tiếp từ các nước trong
khu vực nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Đỗ Hải Hồ (2011), Cải thiện môi trường đầu tư ở các tỉnh vùng trung
du, miền núi phía Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHKTQD Hà Nội
Hồ Ngọc Hy (2007), "Hiệu quả vốn đầu tư phát triển ở tỉnh Quảng Trị",
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 7, tr.57-63.
Trần Thị Tố Linh (2013), Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư
nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường
ĐHKTQD Hà Nội
Ngô Doãn Vịnh (2011), Đầu tư phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Những công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến việc thu hút vốnđầu tư phát triển kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước ở nước ta và một số nước trong khu vực hiện nay
Mặt khác, việc nghiên cứu của những công trình khoa học này chỉ đềcập đến một khía cạnh nào đó trong chính sách thu hút vốn đầu tư cho pháttriển kinh tế - xã hội Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu có hệthống tập trung vào vấn đề thu hút vốn đầu tư phát triển phát triển kinh tế - xãhội ở tỉnh Nghệ An hiện nay Đề tài nghiên cứu của tác giả không trùng lắpvới các công trình khoa học đã công bố
Trang 133 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Trên sơ sở nghiên cứu các mô hình phát triển kinh tế, cơ sở lý luận huyđộng vốn, mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế, kinh nghiệm củamột số địa phương trong việc huy động vốn đầu tư, luận văn đi sâu phân tích
và đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư trên địa bàn Nghệ An giai đoạn2010-2014 Đây là giai đoạn quan trọng, giai đoạn mà tỉnh có những bướckhởi sắc rõ rệt trong phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết 26của Bộ Chính trị
Dựa theo mục tiêu phát triển và các chỉ tiêu theo quy hoạch phát triểnkinh tế-xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020, dự báo nhu cầu vốn đầu tư giaiđoạn 2015 - 2020, luận văn đề xuất các giải pháp cụ thể, đồng bộ và phù hợpvới điều kiện thực tế của tỉnh Nghệ An
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng và những giải pháp cơbản nhằm huy động các nguồn vốn đầu tư, đáp ứng được nhu cầu đầu tư pháttriển - xã hội ở tỉnh Nghệ An trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước
- Thời gian nghiên cứu chỉ tập trung vào giai đoạn từ năm 2011 - 2014trong bối cảnh Nghệ An triển khai thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xãhội của Đảng và Nhà nước, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lầnthứ XVII và Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị
5 Phương pháp nghiên cứu
Cách nghiên cứu dựa trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng tổng hợpmột số phương pháp như: phân tích, thống kê, so sánh, dựa trên cơ sở vậndụng và quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luậtcủa Nhà nước Đồng thời, kế thừa các công trình nghiên cứu có liên quan đã
Trang 14được công bố của một số tác giả viết về cơ sở lý luận và thực tiễn hiện naythu hút vốn đầu tư phát triển của một số địa phương trong nước và của một sốnước trên thế giới.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về huy động vốn đầu tư cho pháttriển kinh tế - xã hội vùng; dựa trên các lý thuyết của kinh tế học và kinh tếchính trị, chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình huy động vốn đầu tưcho phát triển kinh tế- xã hội vùng
- Nhận diện đúng thực trạng tình hình huy động vốn đầu tư cho pháttriển kinh tế- xã hội Nghệ An; chỉ ra các mặt còn hạn chế cần sớm khắc phục
để đẩy mạnh hơn nữa huy động vốn đầu tư
- Đề ra phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp huy động vốn đầu tưxuất phát từ chiến lược phát triển mạnh mẽ Nghệ An theo tinh thần Nghịquyết 26 của Bộ Chính trị
- Xác định đúng vị trí vai trò của từng nguồn vốn đầu tư trong mối quan
hệ với đối tượng đầu tư, trên cơ sở đó lựa chọn, huy động ưu tiên từng nguồnvốn đối với từng lĩnh vực cụ thể cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội tỉnhNghệ An
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dungluận văn được kết cấu thành 3 chương, 7 tiết
Trang 15B NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1 Vai trò của vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
1.1.1 Khái niệm và những đặc trưng của vốn đầu tư
Vốn là yếu tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh
tế của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển và đặc biệtđối với nền kinh tế nước ta hiện nay
Cho đến nay chưa có một định nghĩa bằng văn bản chính thức của Nhànước về vốn Tuy nhiên, trong nhiều sách, giáo trình của các học viện, cáctrường đại học thuộc khối kinh tế có rất nhiều khái niệm về vốn dưới góc độphân loại thành vốn cố định, vốn lưu động và vốn đầu tư tài chính
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang kinh tế thị trường có sựquản lý vĩ mô của Nhà nước, đó là môi trường thuận lợi để vốn bộc lộ bảnchất và vai trò của mình Việc tìm hiểu, nhận thức lại khái niệm và những đặctrưng cơ bản của vốn đầu tư là công việc cần thiết, trước khi đi tìm các giảipháp để thu hút vốn cho đầu tư phát triển
Vốn đầu tư là một bộ phận của nguồn lực biểu hiện dưới dạng giá trị của các tài sản quốc gia được thể hiện bằng các tài sản hữu hình và vô hình nhằm sử dụng vào mục đích đầu tư để sinh lời.
Cần chú ý rằng, nguồn lực trên phải nằm trong một dự án đầu tư thìmới được gọi là nguồn vốn đầu tư Nếu không chúng mới chỉ là nguồn lựctích lũy và dự trữ dưới dạng tiềm năng Nói cách khác, vốn đầu tư phải lànguồn lực trong trạng thái "động"
Để làm rõ khái niệm về vốn đầu tư, cần đi sâu phân tích những đặctrưng cơ bản của vốn đầu tư dưới đây:
Trang 16Thứ nhất, vốn phải được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản, điều
này có nghĩa là vốn phải đại diện cho một lượng giá trị có thực của tài sản (tàisản hữu hình và vô hình) Tài sản hữu hình là những tài sản có hình thái vậtchất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên vậtliệu Tài sản vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể Đặcbiệt trong nền kinh tế thị trường, tài sản vô hình rất phong phú và đa dạngnhư: vị trí kinh doanh, bản quyền, phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa,
uy tín trong kinh doanh Như vậy một lượng tiền phát hành không vào lưuthông, không có giá trị đảm bảo hoặc các khoản nợ không có khả năng thanhtoán cũng không thể được gọi là vốn
Thứ hai, vốn phải được vận động nhằm mục đích sinh lời Vốn là tiền
nhưng không phải mọi đồng tiền đều là vốn Tiền chỉ là vốn ở dạng tiềmnăng, khi nào chúng được dùng vào đầu tư kinh doanh thì chúng mới biếnthành vốn Tiền là phương tiện để trao đổi, lưu thông hàng hóa còn vốn là đểsinh lời, nó luôn chu chuyển và tuần hoàn Quá trình đầu tư là một quá trìnhvận động của vốn đầu tư Cách vận động và phương thức vận động của tiềnvốn lại do phương thức đầu tư kinh doanh quyết định Các phương thức đầu
tư có thể mô phỏng theo sơ đồ sau:
- Trường hợp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
Ngoài sự phân biệt giữa vốn và tiền, cần phân biệt sự khác nhau giữa vốn
và tài sản Vốn là biểu hiện bằng tiền của một bộ phận tài sản, nhưng không phải
Trang 17mọi tài sản đều được gọi là vốn Tài sản có nhiều loại: có loại do thiên nhiên bantặng, có loại do thành quả lao động của con người sáng tạo ra; có loại là hữuhình, có loại là vô hình Những tài sản đó nếu được giá trị hóa thành tiền và đưavào đầu tư thì đều được gọi là vốn đầu tư Những tài sản này được gọi là tàisản hoạt động (để phân biệt với tài sản bất động, tức là tài sản ở dạng tiềm năng).
Thứ ba, vốn bao giờ cũng gắn liền với một chủ sở hữu nhất định, không
có khái niệm vốn vô chủ Chủ sở hữu vốn có thể là một chủ như Nhà nước làchủ sở hữu vốn duy nhất trong các doanh nghiệp nhà nước, nhưng cũng có thể
là nhiều chủ như các cổ đông là chủ sở hữu vốn trong các công ty cổ phần.Tùy theo hình thức đầu tư mà người chủ sở hữu có thể đồng nhất hoặc khôngđồng nhất với người sử dụng vốn Ở đâu không xác định được rõ chủ sở hữucủa vốn và tài sản thì ở đó việc quản lý, sử dụng vốn sẽ kém hiệu quả, gây ralãng phí và tiêu cực
Thứ tư, trong nền kinh tế thị trường vốn là một loại hàng hóa đặc biệt.
Sở dĩ coi vốn là một loại hàng hóa, vì nó cũng có giá trị và giá trị sử dụng nhưmọi loại hàng hóa khác Giá trị sử dụng của vốn là để sinh lời Nhưng vốn làmột loại hàng hóa đặc biệt khác với hàng hóa thông thường, ở chỗ người bánvốn không mất đi quyền sở hữu mà chỉ bán quyền sử dụng vốn mà thôi.Người mua nhận được quyền sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhấtđịnh và phải trả cho người bán vốn một tỷ lệ nhất định tính trên số vốn đó, gọi
là lãi suất Như vậy, lãi suất chính là giá cả của quyền sử dụng vốn
Việc mua bán quyền sử dụng vốn được diễn ra trên thị trường tài chính.Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng cácnguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và các công cụ tàichính nhất định, là tổng hòa các quan hệ cung và cầu về vốn Thị trường tàichính bao gồm hai bộ phận:
- Thị trường tiền tệ: là thị trường vốn ngắn hạn, nơi diễn ra các hoạt
động mua bán quyền sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn Thị trường tiền tệ diễn
Trang 18ra chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Vì cácngân hàng thương mại là chủ thể quan trọng nhất trong việc thu hút và cungcấp các nguồn vốn ngắn hạn.
- Thị trường vốn: là nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng
các nguồn vốn dài hạn Thị trường vốn cung cấp tài chính cho các khoản đầu
tư dài hạn của Chính phủ, chính quyền địa phương, của các doanh nghiệp, các
hộ gia đình và các cá nhân Thị trường vốn gồm có thị trường vay nợ dài hạn
và thị trường chứng khoán
Chỉ khi nào có lợi tức thỏa đáng thì người sở hữu vốn mới bán quyền
sử dụng vốn của mình Đây là một nguyên lý có tính chất nguyên tắc để thuhút, huy động vốn trong cơ chế thị trường
Thứ năm, đồng vốn có giá trị về mặt thời gian Ở các thời điểm khác
nhau thì giá trị của vốn cũng khác nhau Bởi lẽ, đồng tiền càng trải dài theothời gian thì nó càng bị mất giá và độ an toàn càng giảm Vì vậy, một vấn đềđặt ra là phải hiện tại hóa hoặc tương lai hóa giá trị của vốn để làm cơ sở tínhtoán và phân tích hiệu quả đầu tư
Thứ sáu, vốn phải được tích tụ và tập trung Tích tụ vốn là việc tăng số
vốn cá biệt của từng doanh nghiệp, từng hộ sản xuất Tập trung vốn là làmtăng quy mô vốn đơn vị toàn xã hội Có tích tụ vốn mới có tập trung vốn Tậptrung vốn sẽ biến những tác dụng nhỏ bé của từng khoản vốn tích tụ cá biệtthành sức mạnh của nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội C.Mác đã khẳng định,nếu không có tích tụ và tập trung tư bản thì đến nay trên thế giới chưa cóđược hệ thống đường sắt
Thiếu vốn là căn bệnh kinh niên của nền kinh tế Việt Nam Để điều trịcăn bệnh này không còn cách nào ưu việt hơn là phải tăng cường thu hút, huyđộng vốn, khơi thông các dòng chảy của vốn và hướng chúng vào đầu tư pháttriển kinh tế Đó chính là tiền đề cơ bản cho sự tăng trưởng và phát triển kinh
tế của đất nước Vốn chính là tiền đề của mọi quá trình đầu tư
Trang 19độ rủi ro về vốn càng lớn Do đó, các nhà đầu tư trước khi đầu tư vào một dự
án nào đó thường phải cân nhắc, lựa chọn hướng đầu tư và phương án đầu tưthích hợp, sao cho lợi nhuận thu được là nhiều nhất nhưng độ rủi ro về vốn làthấp nhất
Theo phạm vi đầu tư, thì đầu tư được chia ra thành đầu tư vào bên trong
và đầu tư ra bên ngoài Đứng trên phương diện đầu tư của Chính phủ đối vớinền kinh tế, thì đầu tư vào bên trong là sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹthuật, đầu tư cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư để hình thành nhữnglĩnh vực, ngành mũi nhọn Còn đầu tư ra bên ngoài của Chính phủ chính làđầu tư tài chính quốc tế dưới các hình thức viện trợ phát triển chính thức(ODA), tín dụng thương mại quốc tế Nếu xét trên góc độ đầu tư của doanhnghiệp, thì đầu tư vào bên trong doanh nghiệp được chia làm hai loại: đầu tưxây dựng cơ bản và đầu tư vốn lưu động Đầu tư xây dựng cơ bản là đầu tưvốn nhằm tạo ra tài sản cố định (tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vôhình) của doanh nghiệp Đầu tư vốn lưu động là việc doanh nghiệp cần dự trữthường xuyên về nguyên vật liệu, bán thành phẩm, công cụ dụng cụ tươngứng với quy mô sản xuất kinh doanh để đảm bảo cho hoạt động của doanhnghiệp được thực hiện liên tục Doanh nghiệp cần phải có một số vốn lưuđộng nằm trong khâu sản xuất dưới dạng sản phẩm đang chế tạo, chi phí chờ
Trang 20phân bổ và vốn lưu động ở khâu lưu thông như thành phẩm, vốn trong thanhtoán Ngoài ra, doanh nghiệp phải có một số vốn lưu động bằng tiền mặt,tiền gửi ngân hàng Còn đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp là góp vốn liêndoanh với doanh nghiệp khác, mua cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệpkhác hoặc của Nhà nước Trong nền kinh tế thị trường, để bảo toàn và pháttriển vốn phòng ngừa rủi ro, các doanh nghiệp thường dành một tỷ lệ vốn đầu
tư nhất định để đầu tư tài chính ra bên ngoài doanh nghiệp
Nghiên cứu vấn đề này giúp ta thấy rõ sự khác nhau cơ bản của haikhái niệm vốn đầu tư và đầu tư vốn, để từ đó chọn lựa được phương án đầu tưvốn đạt hiệu quả nhất
1.1.3 Các nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư phát triển của xã hội được hình thành trên cơ sởđộng viên các nguồn lực trong nước và ngoài nước, thông qua các công cụchính sách, cơ chế, luật pháp Nguồn vốn trong nước bao gồm: nguồn vốn từngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng (tín dụng nhà nước và tín dụng ngânhàng), các nguồn vốn khác (vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức vàdân cư) Nguồn vốn ngoài nước gồm có: đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồnvốn vay, viện trợ và các nguồn vốn khác
1.1.3.1 Nguồn vốn trong nước
* Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước:
Ngân sách nhà nước được đặc trưng bằng sự vận động của các nguồntài chính gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung củaNhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định
Nó phản ánh các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong xãhội, phát sinh khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc giatheo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu
Nguồn vốn ngân sách nhà nước được hình thành từ tiết kiệm của ngânsách nhà nước, đó là khoản chênh lệch giữa thu và chi của ngân sách nhà
Trang 21nước Thu của ngân sách nhà nước được thực hiện chủ yếu là từ thuế và mộtphần nhỏ là các khoản thu từ phí, lệ phí và thu khác Chi của ngân sách nhànước bao gồm: chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên cho quản lýhành chính, an ninh quốc phòng, sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo,nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao và xã hội, chi các sự nghiệp kinhtế Xu hướng chi tiêu công cộng của Nhà nước có chiều hướng ngày càngtăng lên, vì Nhà nước ngày càng phải đảm nhận việc cung cấp nhiều hàng hóacông cộng hơn cho xã hội Một quan hệ thường thấy trong cân đối ngân sáchquốc gia là có bội thu hoặc bội chi Nếu bội thu ngân sách thì điều hiển nhiên
là Nhà nước có nguồn tiết kiệm để hình thành nên vốn đầu tư phát triển Nhưngmột vấn đề cần lưu ý là có thể trong trường hợp bội chi ngân sách thì ngân sáchnhà nước vẫn tiết kiệm một phần để dành cho đầu tư phát triển, vì trong cáckhoản chi của Nhà nước có khoản chi cho đầu tư phát triển Điều này có nghĩa làmuốn có tiết kiệm từ ngân sách nhà nước thì tốc độ tăng chi đầu tư phát triểnphải luôn lớn hơn tốc độ tăng chi thường xuyên Vấn đề không phải là bội chi íthay nhiều mà phương pháp xử lý chính là định hướng đầu tư Nhưng một thực
tế là hầu hết các nước đang phát triển, tiết kiệm của Chính phủ không phải lànguồn đầu tư chủ yếu, vì thường ngân sách của các nước này nguồn thu rấthạn chế, mà nhu cầu chi tiêu thường xuyên lại cao, nên Nhà nước chỉ có thểtập trung vốn đầu tư phát triển ở những lĩnh vực thật sự thấy cần thiết
Muốn tăng nguồn tích lũy của ngân sách nhà nước phải phấn đấu tăngthu và tiết kiệm chi Vốn đầu tư phát triển qua kênh ngân sách nhà nước, đượcthể hiện qua hai phần: một phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung củaNhà nước, một phần từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế hàng năm
* Nguồn vốn tín dụng nhà nước:
Là hình thức vay nợ của Nhà nước thông qua kho bạc, được thực hiện chủyếu bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ, do Bộ Tài chính phát hành
Trang 22Trong trường hợp nhu cầu chi tiêu của ngân sách lớn, nhưng nguồn thulại không thể đáp ứng được Để thỏa mãn nhu cầu này, Chính phủ thường cânđối ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ Cũng có thể Chínhphủ tiến hành một dự án nào đó, nhưng không muốn sử dụng vốn ngân sách,thì dự án này có thể được thực hiện bằng vốn vay dưới hình thức phát hànhtrái phiếu Chính phủ Ở nước ta hiện nay, trái phiếu Chính phủ có các hìnhthức sau đây:
- Tín phiếu kho bạc: là loại trái phiếu ngắn hạn dưới một năm, được
phát hành với mục đích để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước
và tạo thêm công cụ của thị trường tiền tệ
- Trái phiếu kho bạc: là loại trái phiếu có thời hạn một năm trở lên,
được phát hành nhằm mục đích huy động vốn theo kế hoạch ngân sách nhànước hàng năm đã được Quốc hội phê duyệt
- Trái phiếu đầu tư: là loại trái phiếu Chính phủ có thời hạn một năm
trở lên, bao gồm các loại sau:
+ Trái phiếu huy động vốn cho từng công trình cụ thể thuộc diện ngânsách đầu tư, theo kế hoạch đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt nhưng chưađược bố trí vốn ngân sách trong năm kế hoạch
+ Trái phiếu huy động vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển theo kế hoạch tíndụng đầu tư phát triển hàng năm được Chính phủ phê duyệt
Đối với vốn đầu tư phát triển, hình thức tín dụng nhà nước có thể tácđộng lên hai mặt: Chính phủ vay ngắn hạn tạo điều kiện cân đối ngân sáchđảm bảo kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế và phát hành trái phiếu để đầu tưcho một số dự án nào đó
Hình thức tín dụng nhà nước tuy lãi suất chưa cao, nhưng có sự đảmbảo của Nhà nước nên rất dễ huy động vốn Nếu vận dụng tốt sẽ tạo ra nguồnvốn đầu tư phát triển quan trọng
Trang 23* Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước:
Hiện nay, ở các quốc gia đều tồn tại khu vực kinh tế nhà nước (doanhnghiệp nhà nước) vì nhiều lý do khác nhau: bảo đảm những ngành, lĩnh vựcthen chốt, mũi nhọn, kinh doanh ở những lĩnh vực mà tư nhân không đủ sức,
đủ vốn hoặc không muốn làm vì hiệu quả kinh tế thấp, nhất là ở những lĩnhvực như giao thông, thủy lợi, năng lượng, dịch vụ công cộng
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước được hình thành từ rấtnhiều nguồn khác nhau: là nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp cho cácdoanh nghiệp nhà nước lúc mới hình thành doanh nghiệp, tuy nhiên nguồnvốn này sẽ có xu hướng giảm đáng kể cả về tỷ trọng và số lượng; nguồn vốnhuy động thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu (đối với các doanh nghiệpnhà nước đã thực hiện cổ phần hóa); tiền khấu hao cơ bản của tài sản cố định,lợi nhuận tích lũy được phép để lại doanh nghiệp
* Nguồn vốn tín dụng ngân hàng:
Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính trung gian khác nhưcông ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, công ty bảo hiểm có vai trò rấtquan trọng trong việc huy động vốn đầu tư phát triển Các tổ chức này có ưuđiểm là có thể thỏa mãn được mọi nhu cầu về vốn của các pháp nhân và thểnhân trong nền kinh tế, nếu những đối tượng vay vốn chấp hành đầy đủ nhữngquy chế tín dụng Sở dĩ các tổ chức này có thể thu hút, huy động nguồn vốnbằng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế với khối lượng lớn, bởi vì các tổ chức này
đã sử dụng dưới nhiều hình thức huy động khác nhau rất phong phú và đadạng Mặt khác, thời hạn cho vay cũng rất linh hoạt (bao gồm vay ngắn hạn,trung hạn và dài hạn), tùy thuộc vào nhu cầu của người đi vay Do nguồn vốncủa các tổ chức này huy động được có thời gian nhàn rỗi cũng rất khác nhau(tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn) và là nguồn vốn bằng tiền nên có thểđiều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau để đáp ứng nhu cầu về thời gian của
Trang 24người đi vay Phạm vi cho vay cũng rất rộng, liên quan đến các chủ thể và cáclĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế Bởi vậy, trong lĩnh vực đầu tư phát triểnthì vấn đề huy động vốn qua tín dụng ngân hàng và các tổ chức tài chínhtrung gian là hình thức không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường.
* Nguồn vốn đầu tư của khu vực dân doanh:
Nguồn vốn đầu tư của khu vực dân doanh được hình thức từ nguồn tiếtkiệm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tiết kiệm của dân cư
- Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân ): lợi nhuận sau thuế của các
doanh nghiệp này sẽ được chia làm hai phần: một phần chia cho các cổ đông
và một phần để lại cho doanh nghiệp Khoản lợi nhuận không chia này làkhoản tiết kiệm của các doanh nghiệp để hình thành nên nguồn vốn đầu tư.Bên cạnh đó, để tiến hành đầu tư các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụngthêm cả phần vốn khấu hao tài sản cố định
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể vay tín dụng ngân hànghoặc phát hành cổ phiếu đối với công ty cổ phần và phát hành trái phiếu
để thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, vay lẫn nhau giữacác doanh nghiệp có vốn tạm thời nhàn rỗi, vay thông qua mua hàng trảchậm và vay thương mại (thường được các doanh nghiệp kinh doanh xuấtnhập khẩu áp dụng)
Theo xu hướng phát triển hiện nay, nguồn vốn này có chiều hướng giatăng vì ngày càng có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh ra đời, dưới nhiềuhình thức, quy mô, lĩnh vực hoạt động khác nhau và phát triển với tốc độtương đối nhanh
Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh thường được đầu tư với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, thích hợpvới điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp, nhưng lại rất linh
Trang 25hoạt và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đã có những đóng gópquan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
- Tiết kiệm của dân cư: phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của mỗi hộ
gia đình Thu nhập của các hộ gia đình lại phụ thuộc vào thu nhập có thể sửdụng như tiền lương, tiền công, thu nhập từ sản xuất kinh doanh và cáckhoản thu nhập khác (vay, mượn )
Một khi thu nhập nhỏ hơn mức chi tiêu sẽ không có tiết kiệm, các hộgia đình phải vay mượn thêm để chi tiêu Khi thu nhập có thể sử dụng vừabằng mức chi tiêu thì tiết kiệm bằng không Nếu thu nhập lớn hơn mức chitiêu thì mới có tiết kiệm Một xu hướng chung là các hộ gia đình có mức thunhập cao hơn sẽ tiết kiệm nhiều hơn (mức tiết kiệm ở thành thị lớn hơn ởnông thôn) và những nước phát triển cũng có tỷ lệ tiết kiệm cao hơn nhữngnước kém phát triển
Đối với nước ta hiện nay, do thu nhập của dân cư ở mức thấp, đặc biệt
ở nông thôn tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, nên mức tiết kiệm trong dân cư rấtthấp, đây là vấn đề khó khăn trong việc thu hút và huy động vốn đầu tư Tuynhiên, theo đà phát triển của đất nước, thu nhập của dân cư ngày càng tăng,thì nguồn vốn này sẽ có xu hướng tăng lên
Một vấn đề cần quan tâm trong việc nghiên cứu nguồn vốn tiết kiệm là
sự tách rời giữa những động cơ đưa đến tiết kiệm và đầu tư Trong nền kinh tếmức tiết kiệm và mức đầu tư mà ta mong muốn không phải ngẫu nhiên bằngnhau, bởi vì nói chung tiết kiệm và đầu tư do những người khác nhau thựchiện và vì những lý do rất khác nhau: đầu tư chủ yếu do các doanh nghiệp tiếnhành bằng nguồn vốn tích lũy, bằng nguồn vốn vay ngân hàng, phát hành cổphiếu, trái phiếu Ngược lại, tiết kiệm chủ yếu do các hộ gia đình, các cánhân, các quỹ tập thể (hưu trí, bảo hiểm) Cá nhân mong muốn tiết kiệm vìnhiều lý do: đề phòng khó khăn, dự phòng tài chính cho tương lai, lãi suất cao
Trang 26thúc đẩy tiết kiệm hoặc do thói quen, tập quán của địa phương Trong khi đóthị trường không phối hợp được nhanh chóng giữa tiết kiệm và đầu tư: nókhông tự động chuyển những thay đổi trong khoản tiết kiệm mong muốn củangười tiêu thụ thành những thay đổi trong đầu tư của người kinh doanh Tức
là, khoản tiết kiệm chỉ được đưa ra đầu tư khi người đầu tư thấy có lợi
Khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư đòi hỏi Nhà nước phải có vai tròđiều tiết vĩ mô thích hợp mới có thể có một chính sách huy động vốn có hiệuquả Cho đến nay, hầu hết các nhà kinh tế và hoạch định chính sách đều nhậnthấy rằng có tiết kiệm mới có đầu tư Để tăng nguồn vốn trong nước thì phảikích thích tăng trưởng kinh tế để tăng tiết kiệm và đầu tư Tăng trưởng kinh tế
là điều kiện cần để có vốn đầu tư Điều này rất quan trọng vì nếu toàn bộ sốthu nhập đều sử dụng cho tiêu dùng thì sẽ không có nguồn tiết kiệm Song cótiết kiệm mà không bỏ vào đầu tư lại đem cất trữ thì nguồn tiết kiệm chỉ lànguồn tiềm năng, nguồn vốn "chết" mà thôi
Đối với những nước đang phát triển như nước ta, dù có huy động tối đanguồn vốn trong nước cũng chưa thể thỏa mãn nhu cầu cho đầu tư phát triển,nhất là trong điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp như hiện nay Muốnnền kinh tế nước ta có những bước đi vững chắc thì phải có sự đầu tư lớn.Theo tính toán của các chuyên gia tài chính, tổng đầu tư toàn xã hội trong 10năm (từ năm 2001 đến năm 2010) sẽ cần khoảng 162 tỷ đô la Mỹ (giá hiệnhành), trong khi đó mức tiết kiệm trong nước sẽ đạt được khoảng 112 tỷ đô la
Mỹ, chiếm tỷ trọng 69% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội [3, tr 35]
Để tăng cường hoạt động đầu tư, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đấtnước ngày càng phát triển thì điều quan trọng hàng đầu là phải thực hiệnchính sách nền kinh tế mở, trên cơ sở cân nhắc các điều kiện và khả năng cóliên quan đến mối quan hệ kinh tế đối ngoại, phải có sự hòa nhập về khônggian kinh tế, xóa bỏ hàng rào địa lý Có như vậy mới thực hiện thắng lợi các
Trang 27mục tiêu phát triển kinh tế và các yêu cầu về đầu tư phát triển Không ngừngđẩy mạnh khả năng tăng nhanh việc tạo vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tranhthủ triệt để các nguồn vốn từ ngoài nước, đồng thời phát triển mạnh mẽ thịtrường vốn nhằm thực hiện tốt quá trình giao lưu vốn giữa các thành phầnkinh tế.
Với tình hình thực tế ở nước ta cho thấy, việc khai thác các nguồn vốntrong nước có thể nhiều khi còn gặp khó khăn, thì nguồn vốn đầu tư nướcngoài là rất quan trọng và hết sức cần thiết
1.1.3.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Trong giai đoạn đầu của các nước đang phát triển mức thu nhập cònthấp nên khả năng tiêu dùng cũng như khả năng tích lũy ở mức thấp Trongkhi đó lại cần khoản vốn đầu tư lớn để hoàn chỉnh kết cấu cơ sở hạ tầng vàxây dựng các công trình quan trọng nhằm phát triển kinh tế Mặt khác, ở giaiđoạn này hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản và công nghiệp tiêudùng có giá trị chưa cao Trong khi đó hàng hóa nhập khẩu là những máymóc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại có giá trị cao, nên cán cân thanhtoán thường bị thâm hụt Các nước đang phát triển luôn phải đối mặt với mộtvấn đề thiếu hụt ngoại tệ
Đầu tư nước ngoài góp phần tích cực để giải quyết hai vấn đề nan giảinêu trên, đồng thời với xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa đời sống kinh tế
- xã hội, quan hệ giao lưu kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển sôi động đãtrở thành nhu cầu bức xúc của tất cả các nước trên thế giới Mỗi nước dù nhỏhay lớn đều có thể và cần phải tham gia vào phân công lao động trong khuvực và quốc tế để tận dụng những khả năng to lớn của nền kinh tế thế giới
về di chuyển các luồng tài chính, mở rộng thị trường, chuyển giao côngnghệ, kinh nghiệm quản lý từ đó xuất hiện nhu cầu đầu tư và nhu cầu nhậnđầu tư
Trang 28Ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài
và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này để phát triển kinh tế, thực hiện sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là hết sức quan trọng và cần thiết Nguồnvốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay gồm các nguồn chủ yếu sau:
* Viện trợ phát triển chính thức (ODA):
Là nguồn vốn do Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế viện trợkhông hoàn lại hoặc cho vay với lãi suất thấp, thậm chí không có lãi.Nguồn này thường được tập trung vào ngân sách của Chính phủ để đầu tưphát triển hoặc cho vay Hình thức viện trợ phát triển chính thức ngoài vốnngoại tệ, thường được đầu tư dưới dạng máy móc, thiết bị, công nghệ, côngtrình hoặc chuyên gia Đây là nguồn vốn có quy mô tương đối lớn, thờigian đầu tư dài thường tập trung vào các công trình cơ sở hạ tầng mang tầmchiến lược quốc gia như: đường quốc lộ, cảng biển, đường dây tải điện caothế, thủy điện, các hồ đập, thủy lợi lớn có ý nghĩa then chốt và chủ đạođối với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra động lực phát triển kinh tếcủa đất nước
Trang 29* Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI):
Là những khoản đầu tư do những tổ chức và cá nhân người nước ngoàiđưa vào một nước để sản xuất kinh doanh hoặc để góp vốn liên doanh với các
tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tạinước đó Đây là nguồn vốn lớn có ý nghĩa quan trọng, vì một mặt cũng giốngnhư nguồn vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tạo điều kiện chonước sở tại có thể thu hút được kỹ thuật và công nghệ tiến tiến, kinh nghiệmquản lý kinh doanh của nước ngoài Mặt khác, FDI gắn trách nhiệm bảo toàn
và phát triển vốn với bản thân phía nước ngoài, về phía chủ nhà không làmtăng gánh nặng nợ nước ngoài Việc áp dụng hình thức đầu tư này vào lĩnhvực phát triển công nghiệp có nhiều thuận lợi hơn do công nghệ tiên tiến, máymóc thiết bị hiện đại, hiệu quả đầu tư cao
Tùy theo từng nước mà có những hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoàikhác nhau Ở Việt Nam, theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì có cáchình thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài sau đây:
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp do chủ nước
ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở tại, có quyền điều hành toàn bộ doanhnghiệp theo quy định của pháp luật nước sở tại
- Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập do các chủ
đầu tư nước ngoài góp vốn chung với các chủ doanh nghiệp ở nước sở tại trên
cơ sở hình thành hợp đồng liên doanh Các bên cùng tham gia điều hànhdoanh nghiệp, chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bênvào vốn điều lệ của doanh nghiệp
Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, phần vốn góp pháp địnhcủa bên nước ngoài không hạn chế về mức cao nhất như một số nước khác,nhưng không được ít hơn 30% vốn pháp định
Hình thức liên doanh có nhiều ưu điểm, nhưng do điều kiện phía ViệtNam có hạn chế về tiền vốn nên chủ yếu góp vốn bằng quyền sử dụng đất, giá
Trang 30cả của đất đai ngày càng tăng, giá trị góp vốn không được tính theo giá trị thờigian Bên nước ngoài góp vốn bằng vật tư, máy móc thiết bị thường bị lạc hậu
về công nghệ, giá cả không chính xác, bị đẩy lên quá cao, kinh nghiệm quản
lý kinh doanh chưa tốt nên chưa phát huy tác dụng tích cực của hình thức này
- Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: đây là một văn bản được ký
kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước, để tiếnhành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà, trên cơ sởquy định về trách nhiệm để thực hiện hợp đồng và xác định quyền lợi của mỗibên, nhưng không hình thành một pháp nhân mới
- Các hình thức khác: ngoài các hình thức nêu trên, ở các nước và ở
Việt Nam còn có các hình thức khác như: Hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO),hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) nhằm khuyến khích thu hút vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài
-Tính đến ngày 31/12/2014 Việt Nam đã thu hút 17.768 dự án được cấpgiấy phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký trên 252 tỷ đô la Mỹ Vốn đầu tưthực hiện được gần 84 tỷ đô la Mỹ, chiếm bằng 33% tổng số vốn đăng ký
Bảng 1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2014)
TT Hình thức đầu tư dự án Số Tổng vốn đầu tư đăng ký
(Triệu USD)
Vốn điều lệ (Triệu USD)
Trang 31Hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam thời gian qua đã đóng góp tích cựcvào việc thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước FDI là nguồn vốn rất quan trọng bổ sung cho vốn đầu tư phát triển,đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, là một trong những điều kiện quyết địnhđến sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, trong hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại ViệtNam vẫn còn những hạn chế Một số chính sách, đặc biệt là chính sách ưu đãiđầu tư chưa được xác định rõ ràng, các biện pháp khuyến khích đầu tư hiệnhành chưa đủ sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư để họ quan tâm đến các lĩnhvực mà nước ta cần đẩy mạnh Một số văn bản hướng dẫn thi hành luật banhành chậm và chưa đầy đủ, tình trạng tùy tiện trong thi hành luật, tình trạngđịa phương hóa chính sách ưu đãi đầu tư vẫn chưa được khắc phục Hệ thốngthuế còn phức tạp, chồng chéo có nhiều điểm bất hợp lý hay thay đổi gây khókhăn cho việc thực hiện dự án hoặc tạo kẽ hở làm thiệt hại cho Nhà nước
* Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO):
Trước đây, viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ chủ yếu là cho cácnhu cầu nhân đạo như nhu cầu cung cấp thuốc men, lương thực, quần áo chonạn nhân bị thiên tai, dịch bệnh, địch họa Những năm gần đây tính chất củanhững khoản viện trợ này đã có sự thay đổi Hiện nay, hình thức viện trợ này
đã thay đổi chính sách chuyển dần từ viện trợ nhân đạo sang hỗ trợ cho việcphát triển các công trình cơ sở hạ tầng có quy mô vừa và nhỏ Nếu chúng tabiết tranh thủ, khai thác các dự án của NGO thì có tác dụng tốt đối với cáccông trình có quy mô vừa và nhỏ ở nông thôn, tạo điều kiện thúc đẩy côngnghiệp ở nông nghiệp phát triển
* Vốn của Việt kiều, của những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài:
Có trên 2 triệu người Việt Nam hiện đang sinh sống ở nước ngoài, với lựclượng đông đảo đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong đó có nhiều người là
Trang 32chuyên gia giỏi về các lĩnh vực khoa học và công nghệ, quản lý kinh doanh Đây là một tiềm năng lớn cần phải được quan tâm khai thác Riêng về khốilượng ngoại tệ, hàng hóa gửi từ nước ngoài về nước hàng năm có hàng tỷ đô la
Mỹ, đây cũng là một nguồn vốn lớn, góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng nhucầu về vốn đầu tư ngày càng tăng lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước
1.1.4 Vai trò của vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
Vốn đầu tư có vai trò quan trọng với tất cả các nước, nhất là đối với cácnước đang phát triển như Việt Nam thì vốn đầu tư có vai trò hết sức to lớncho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Vai trò đó được thểhiện qua một số tác động chính của vốn đầu tư đối với sự phát triển kinh tế -
tư mà Nhà nước cũng như doanh nghiệp có điều kiện đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng kinh tế và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện khoa học, kỹ thuật thế giớiphát triển mạnh mẽ
Đối với các nước nghèo và đang phát triển, vốn đầu tư là một yếu tốđặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế Những quốc gia này luôn rơivào tình trạng thiếu vốn đầu tư, lạc hậu về công nghệ và trình độ quản lý Khinghiên cứu nền kinh tế của các nước đang phát triển và kém phát triển, PaulA.Samuelson đã ví hoạt động sản xuất và đầu tư của những nước này như là
Trang 33một vòng nghèo đói luẩn quẩn: thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm và đầu tưthấp; tiết kiệm và đầu tư thấp sẽ cản trở quá trình phát triển của vốn và làmcho tỷ lệ tích lũy vốn thấp, không đủ vốn cho đầu tư; vốn đầu tư không đủcho nhu cầu sản xuất sẽ làm cho năng lực sản xuất giảm, năng suất của nềnkinh tế thấp; điều này dẫn đến kết quả là thu nhập bình quân thấp và lại quaytrở về chu kỳ ban đầu
Để phá vỡ vòng luẩn quẩn đó, các nước đang phát triển phải tạo ra
"một bước đột phá" để phá vỡ một mắt xích của nó, để rồi phá vỡ các mắt
xích còn lại Một trong những khâu của vòng luẩn quẩn đó chính là vốn dànhcho đầu tư phát triển Biện pháp hữu hiệu nhất có thể coi là bước đột phá đểphá vỡ vòng luẩn quẩn là tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế; thu hút và huyđộng tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển nền kinh tế, tạo ratăng trưởng kinh tế làm cho thu nhập tăng lên
1.1.4.2 Vốn đầu tư góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Một thực tế cho thấy hầu hết các dự án đầu tư đều chủ yếu đầu tư vàocác lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ Chỉ có một số ít dự án đầu tư vào lĩnhvực nông nghiệp Chính vì vậy, ở nước ta vốn đầu tư phát triển là một trongnhững yếu tố góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra Trước đây,nền kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, năng suất lao độngthấp, giá trị thặng dư ít, nên đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn.Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, đãchuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta từ một nước nông nghiệp là chủ yếu để trởthành một nước công nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa Với cơ cấu ngành kinh tế là công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, trong
đó công nghiệp và xây dựng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế
Trang 34Trong từng ngành kinh tế, nhờ có vốn đầu tư mà đã có những chuyểndịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệuquả và gắn sản xuất với thị trường Cơ cấu kinh tế vùng cũng đã có nhữngbước điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, các vùngkinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu kinh tế và vùng sản xuất chuyênmôn hóa cây trồng, vật nuôi đang phát triển khá nhanh, đóng góp quan trọngvào sự tăng trưởng của nền kinh tế
1.1.4.3 Vốn đầu tư thúc đẩy đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh và hiện đại hóa doanh nghiệp
Nếu đứng trên góc độ của một doanh nghiệp, thì vốn đầu tư là điều kiệncực kỳ quan trọng và cần thiết giúp doanh nghiệp trong việc đầu tư đổi mới máy mócthiết bị, công nghệ sản xuất Nhờ có vốn đầu tư mà doanh nghiệp có thể nghiên cứusản xuất ra hoặc mua được những máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuấttiên tiến, hiện đại ở trong nước và trên thế giới Từ đó, giúp doanh nghiệp có đủ điềukiện để dần dần từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa doanh nghiệp Trong nền kinh
tế thị trường, chỉ những doanh nghiệp nào biết ứng dụng những tiến bộ của khoa học
và công nghệ, luôn đón nhận các thành tựu nghiên cứu khoa học mới, thì doanhnghiệp đó sẽ thành công trong kinh doanh
Mặt khác, nhờ có máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại màdoanh nghiệp tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là cácchi phí gián tiếp và hạ giá thành sản phẩm Đồng thời, giúp doanh nghiệpnâng cao được chất lượng sản phẩm và tăng dần hàm lượng chất xám trongmỗi sản phẩm thay cho hàm lượng vật chất trước đây, làm cho sản phẩm củadoanh nghiệp sản xuất ra có chất lượng cao hơn, nhưng giá bán có thể lại thấphơn, từ đó nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp trên thịtrường trong nước và quốc tế Chính nhờ có vốn đầu tư phát triển mà doanhnghiệp nâng được vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường
Trang 351.1.4.4 Vốn đầu tư góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm mới cho nền kinh tế và nâng cao thu nhập cho người lao động
Trình độ, năng lực và kỹ năng của người lao động có tác động khôngnhỏ đến tốc độ tăng trưởng của một quốc gia Vì vậy, nhu cầu nâng cao chấtlượng lao động hiện nay là một vấn đề được nhiều nước quan tâm Do tìnhhình thực tế cần thiết phải tuyển dụng lao động ở các địa phương, đồng thờichi phí thuê lao động nước ngoài thường cao hơn so với lao động trong nước,các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo cho các lao động địa phương để họ cóthể sử dụng thành thạo những máy móc thiết bị Việc đào tạo lao động khôngchỉ dừng lại đối với những người sản xuất trực tiếp, mà còn đào tạo cả kỹnăng, trình độ cho các cán bộ làm công tác quản lý hay quản trị doanh nghiệp
Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, chất lượng và trình độ lao động củacác nước là một trong những tiêu chí quan trọng để thu hút các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư ở những nước này Bởi vì, các nhà đầu
tư luôn mong muốn đầu tư vào những nước mà người lao động có trình độchuyên môn cao để tiết kiệm chi phí cho việc đào tạo lao động địa phương.Chính vì vậy, để thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài đến với mình, thìChính phủ các nước phải có kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở trongchính nước mình
Vốn đầu tư góp phần thúc đẩy các hoạt động đầu tư trong nước pháttriển Thực tế cho thấy, với sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài đã tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối với các doanh nghiệptrong nước, buộc các doanh nghiệp này phải đổi mới, nâng cao chất lượng vàhiệu quả sản xuất kinh doanh, để tìm kiếm lợi nhuận và giữ vững được thịphần của mình Điều này không chỉ có lợi đối với người tiêu dùng mà còn tạođiều kiện để khai thác có hiệu quả các nguồn lực của đất nước trong đó có cácyếu tố như tài nguyên, lao động
Trang 36Vốn đầu tư giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế - xã hộinhư thất nghiệp, lạm phát, cải thiện môi trường sống của xã hội Vốn đầu tưphát triển đã tạo ra nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mới, trực tiếp thu hútđược một số lượng lớn lao động tham gia Bên cạnh đó, nó còn gián tiếp tạo
ra việc làm cho người lao động thông qua việc hình thành các đại lý, dịch vụcung cấp hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp Như vậy, vốn đầu
tư góp phần tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt là những laođộng ở các địa phương và giảm tỷ lệ thất nghiệp, đồng thời còn góp phầnnâng cao đời sống cho người lao động
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
Trong nền kinh tế thị trường, vốn đầu tư trong một quốc gia bị chi phối,ảnh hưởng bởi những nhân tố chủ yếu sau:
1.1.5.1 Chính sách thu hút vốn đầu tư của Nhà nước
Chính sách thu hút vốn đầu tư là một bộ phận cấu thành của chính sáchtài chính quốc gia, gắn liền với chính sách tài chính - tiền tệ của Nhà nước, cóảnh hưởng quyết định đến chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đồngthời nó còn có tác động chi phối các quan hệ tích lũy, tiêu dùng, tiết kiệm vàđầu tư trong phạm vi toàn xã hội Mục tiêu cơ bản của chính sách thu hút vốnđầu tư là thu hút tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước phục vụ sự nghiệpphát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất cácnguồn vốn huy động được và tạo khả năng thuận lợi trong việc trả nợ
Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, chính sách thu hút vốn đầu tư củanước ta trong những năm qua đã góp phần tích cực vào việc ổn định và pháttriển kinh tế, ngăn chặn lạm phát Tuy nhiên, việc thu hút các nguồn vốn trongnước và nước ngoài nhìn chung còn hạn chế, chưa thỏa mãn đầy đủ nhu cầuvốn đầu tư để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chính vìvậy, Nhà nước cần phải hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư, sao cho vừa
Trang 37hiệu quả vừa linh hoạt nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn các nguồn lực tàichính trong và ngoài nước, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.Muốn vậy, Chính phủ cần chú ý đến một số vấn đề chủ yếu sau:
Thứ nhất, thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí để tích lũy vốn
phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển Làm thế nào để "tiết kiệm và chống lãng phí"thực sự trở thành "quốc sách", để mọi thành viên trong xã hội có điều kiện và tựgiác thực hiện Điều này chỉ có thể làm tốt được khi Nhà nước có các chính sáchđúng đắn và nhất quán, công bằng và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế,chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách mở rộng hoạt động của các loạithị trường vốn, lao động, dịch vụ, chính sách huy động tiền gửi tiết kiệm
Thứ hai, tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn vốn trong nước và
nước ngoài Chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển phải quán triệt phươngchâm "Nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quantrọng", đồng thời phải đảm bảo an ninh cho nền tài chính quốc gia Muốn tạođiều kiện cho môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, trước hết phải nângcao chất lượng xây dựng và quy hoạch phát triển các vùng kinh tế, ngành kinh
tế, các khu công nghiệp, khu đô thị, hệ thống kết cấu hạ tầng ở thành thị vànông thôn, Trên cơ sở đó xây dựng chiến lược và giải pháp cụ thể để huyđộng các nguồn vốn trong và ngoài nước
Thứ ba, thu hút vốn đầu tư phải gắn chặt với sự phát triển của thị
trường tài chính Việc xây dựng và phát triển thị trường tài chính mà trọngtâm là thị trường vốn trung và dài hạn, trong đó đặc biệt chú ý đến sự pháttriển của thị trường chứng khoán, nhằm đáp ứng nhiều mặt nhu cầu thu hút,huy động vốn đầu tư, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Thị trường tài chính càng phát triển bao nhiêu thì khả năng cung ứngvốn cho nền kinh tế càng tốt bấy nhiêu
Thứ tư, đổi mới phương thức thu hồi vốn các công trình hoàn thành để
tập trung vốn cho đầu tư phát triển Đối với các công trình được đầu tư bằng
Trang 38vốn ngân sách nhà nước, sau khi công trình xây dựng hoàn thành đưa vào sửdụng, phương thức chủ yếu thu hồi vốn vẫn là các khoản thu đã được luậtđịnh, bao gồm các loại thuế và phí Ngoài ra, Nhà nước cũng có thể áp dụngthu hồi vốn đầu tư vào các công trình dưới các hình thức bán, khoán, cho thuê
1.1.5.2 Thực trạng thu nhập của nền kinh tế quốc dân và thu nhập của dân cư
Thực trạng thu nhập của nền kinh tế quốc dân và thu nhập của dân cư
có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với vốn đầu tư trong nước Để đo lườngthu nhập của nền kinh tế quốc dân người ta sử dụng chỉ tiêu tổng sản phẩmquốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) Một quốc gia có nềnkinh tế phát triển thì quốc gia đó trong một năm đã tạo ra được khối lượngGDP to lớn, còn các quốc gia đang và kém phát triển thì khối lượng GDPđược tạo ra trong một năm thường là nhỏ bé Tốc độ tăng trưởng và phát triểnkinh tế của một quốc gia phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư củamột nước Một nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ở mức cao sẽ tạo ra khảnăng tiết kiệm, đầu tư lớn và ngược lại
Ở nước ta trong những năm gần đây, nền kinh tế chịu tác động tiêu cựccủa khủng hoảng, suy thoái toàn cầu, tốc độ tăng GDP hàng năm chỉ đạt mức 5 -6%/năm Quy mô GDP tạo ra hàng năm còn nhỏ bé, do xuất phát điểm củanền kinh tế nước ta còn thấp, chủ yếu dựa vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp,còn công nghiệp và dịch vụ đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nênmức đóng góp cho nền kinh tế chưa được nhiều Chính vì vậy, mức tích lũy từnội bộ nền kinh tế được ít và thu nhập quốc dân bình quân đầu người cònthấp Do đó khả năng tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế và của dân cư cònnhiều hạn chế
Muốn tăng trưởng và phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo, tạo
ra GDP ngày càng lớn hơn thì Nhà nước cần phải có "một bước đột phá"
Trang 39nhằm khai thác triệt để các nguồn vốn trong nước, đồng thời thu hút tối đa cácnguồn vốn nước ngoài, để sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng một nướckém phát triển như Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI
đã chỉ rõ Từ đó, có điều kiện để tăng thu nhập, tăng mức tiết kiệm và đầu tưcho nền kinh tế
1.1.5.3 Những tiềm năng và lợi thế về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn lực lao động
Đối với một quốc gia thì vị trí địa lý có thuận lợi cho hoạt động kinhdoanh hay không, nguồn tài nguyên khoáng sản có dồi dào, đa dạng và phongphú hay không, nguồn lao động có nhiều và đã được đào tạo hay chưa đều cótác động đến vốn đầu tư của quốc gia đó Những nước có đầy đủ tiềm năng vàlợi thế nêu trên thì khả năng thu hút vốn đầu tư sẽ thuận lợi hơn, tốt hơn cácnước khác có ít hoặc không có những tiềm năng và lợi thế đó
Nước ta có một vị trí địa lý rất thuận lợi trong hoạt động kinh doanh,đặc biệt đối với hoạt động ngoại thương Bên cạnh đó có nguồn tài nguyênkhoáng sản dồi dào, đa dạng và phong phú, được phân bố đều khắp trên lãnhthổ quốc gia Nguồn lực lao động của nước ta nhiều và tỷ lệ lao động đangtrong độ tuổi lao động lớn cũng là những yếu tố quan trọng tác động đến vốnđầu tư của quốc gia Nhờ có những yếu tố này, kết hợp với các chính sách thuhút vốn năng động, linh hoạt của Nhà nước đã làm hấp dẫn các nhà đầu tưtrong nước và nước ngoài đến nước ta ngày càng nhiều, bỏ vốn đầu tư kinhdoanh nhằm khai thác những tiềm năng và lợi thế ấy
1.2 Kinh nghiệm của Đà Nẵng về huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
Thành phố Đà Nẵng từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ươngnăm 1997, Đà Nẵng đạt được một số thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế xãhội, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, khẳng định vai trò là trungtâm kinh tế - xã hội của Miền Trung - Tây Nguyên Đó là cơ hội thuận lợi cho
sự phát triển của Đà Nẵng
Trang 40Trong giai đoạn 1997-2000, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Áảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng do nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) và kim ngach xuất khẩu giảm sút nên tốc độ tăng trưởng không ổn định,bình quân của thành phố đạt 9,4% năm Sang giai đoạn 2001-2005, tăngtrưởng của thành phố có sự khởi sắc với tốc độ tăng trưởng cao và ổn địnhbình quân đạt 13,2% năm, đỉnh cao năm 2005 đạt 14,2% Đến giai đoạn2006-2010 thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề của bão Chanchu, Xangane vàonăm 2006, 2007 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, 2009 đã làmgiảm đáng kể nguồn vốn FDI và kim ngạch xuất khẩu Tuy nhiên tăng trưởngkinh tế của Đà Nẵng vẫn duy trì mức khá cao bình quân 11%năm [5] Hệ sốbiến thiên về tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng giai đoạn
1997 - 2010 (0.144) < cả nước (0.167) nên tính ổn định tăng trưởng kinh tếcủa thành phố cao hơn cả nước Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu ngành củathành phố đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng “công nghiệp - dịch vụ -nông nghiệp” sang “dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp” Sự chuyển dịchnày là phù hợp với xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphoá, hiện đại hoá Giai đoạn 1997-2000 khu vực nông nghiệp khá ổn định,xuất hiện sự sụt giảm của ngành công nghiệp, dịch vụ Trong giai đoạn 2001-
2005 khu vực công nghiệp giữ vai trò quan trọng đối với tăng trưởng chungcủa thành phố, tốc độ tăng trưởng đóng góp vào tăng trưởng chung của côngnghiệp cao hơn so với dịch vụ Sang giai đoạn 2006- 2010, chứng kiến sựtăng trưởng mạnh mẽ khu vực dịch vụ với tốc độ bình quân 19,03% cao hơnnhiều so với tăng trưởng của thành phố Sự phát triển của ngành dịch vụ đóngvai trò quan trọng trong chính sách phát triển của Đà Nẵng Kết quả của việcchuyển dịch hoạt động nông nghiệp sang các ngành dịch vụ, công nghiệp-xâydựng đã làm cho lao động trong các ngành đã có sự thay đổi Tỷ trọng laođộng trong nông nghiệp giảm nhanh từ 33% năm 1997 xuống còn 8,8% năm