1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khánh hòa

112 956 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,95 MB

Nội dung

... Phân tích mối quan hệ tăng trưởng kinh tế FDI, ảnh hưởng đóng góp FDI vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa - Kiểm định mối quan hệ tăng trưởng kinh tế đầu tư trực tiếp nước tỉnh Khánh Hòa - Từ... động đến tăng trưởng kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, vai trò FDI tăng trưởng kinh tế Đồng thời chương tổng hợp số lý thuyết mối quan hệ tăng trưởng kinh tế đầu tư trực tiếp nước ngoài, nghiên... trạng mối quan hệ tăng trưởng kinh tế đầu tư trực tiếp nước ngoài, làm rõ vai trò vốn FDI tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa Đồng thời sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định mối quan hệ tăng trưởng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG HỒ THỊ THANH MAI MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ Khánh Hòa – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG HỒ THỊ THANH MAI MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành đào tạo: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60620115 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM THỊ THANH THỦY CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG …………………………. KHOA SAU ĐẠI HỌC ………………………… Khánh Hòa – 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với tên đề tài: “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu thống kê, dữ liệu trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Hồ Thị Thanh Mai ii LỜI CẢM ƠN Qua thời gian 2 năm học tập tại Trường, được sự quan tâm hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô - giảng viên khoa kinh tế Trường Đại học Nha Trang đã truyền đạt kiến thức quí báu cho tôi, giúp tôi đạt kết quả như ngày hôm nay. Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Thanh Thủy đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô - Trường Đại học Nha Trang, các bạn lớp cao học kinh tế 2013 đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường. Tôi chân thành cảm ơn các chị công tác tại Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thu thập số liệu để làm luận văn. Con gửi tấm lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để con hoàn thành luận văn này. Mặc dù tôi đã cố gắng nhiều để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của quý Thầy Cô và các bạn. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe đến mọi người. Khánh Hòa, tháng 5 năm 2015 Hồ Thị Thanh Mai iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii MỤC LỤC .............................................................................................................. iii DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vi DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. vii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ viii MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 5 1.1. Lý luận chung về tăng trưởng kinh tế .................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng kinh tế bền vững ....................... 5 1.1.2. Vai trò của tăng trưởng kinh tế ....................................................................... 5 1.1.3. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế ................................................ 6 1.1.4. Các thước đo tăng trưởng kinh tế ................................................................... 9 1.1.5 Các chỉ tiêu đo lường chất lượng tăng trưởng kinh tế ................................... 10 1.2. Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài ..................................................... 11 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài......................................... 11 1.2.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế ......................... 13 1.2.3. Các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .............. 16 1.2.4. Một số nguyên tắc cơ bản khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào địa phương ...................................................................................................................... 17 1.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài ................ 18 1.3.1. Một số lý thuyết kinh tế về đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................... 18 1.3.2. Một số nghiên cứu định lượng có liên quan đề tài ....................................... 19 1.3.3. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và trong nước ..................... 21 1.4. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước.............. 23 1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ...................................................................... 23 1.4.2. Kinh nghiệm của Singapore .......................................................................... 24 1.4.3. Kinh nghiệm của Malaysia và Thái Lan ....................................................... 25 iv 1.4.4. Tổng quan chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .......................................................................... 27 CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 32 2.1. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 32 2.1.1. Kiểm định tính dừng ..................................................................................... 33 2.1.2. Mô hình tự hồi quy và kiểm định nhân quả Granger .................................... 34 2.1.3. Mô hình ước lượng ...................................................................................... 35 2.2. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 37 2.3. Các phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu thống kê ........................................ 37 2.3.1. Một số chỉ tiêu phân tích tăng trưởng, vốn đầu tư ........................................ 37 2.3.2. Xử lý dữ liệu thống kê .................................................................................. 38 CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – THẢO LUẬN ................................ 41 3.1. Tiềm năng, lợi thế, và khó khăn, thách thức đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khánh Hòa theo hướng bền vững ............................................................................ 41 3.1.1. Một số nét chung tỉnh Khánh Hòa ................................................................ 41 3.1.2. Tiềm năng, lợi thế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khánh Hòa.......... 42 3.1.3 Khó khăn, thách thức đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khánh Hòa ...... 45 3.2. Diễn biến thu hút và thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa ....... 47 3.2.1. Diễn biến dòng vốn qua các giai đoạn phát triển ......................................... 47 3.2.2. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa .................................. 50 3.3. Vai trò của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài với nền kinh tế Khánh Hòa ..... 55 3.3.1 Đối với kinh tế ............................................................................................... 55 3.3.2 Đối với xã hội ................................................................................................ 60 3.4 Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa........................................................................................... 63 3.4.1 Phân tích thống kê, mô tả các biến trong mô hình ........................................ 63 3.4.2. Tính dừng ...................................................................................................... 64 3.4.3. Xác định bậc trễ tối ưu .................................................................................. 65 3.4.4. Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger ................................................... 65 3.4.5 Kết quả ước lượng mô hình Var .................................................................... 66 3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................. 68 v 3.6. Đánh giá chung .................................................................................................... 72 3.6.1. Kết quả đạt được ........................................................................................... 72 3.6.2. Hạn chế ......................................................................................................... 72 CHƯƠNG 4 - GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ KHÁNH HÒA BỀN VỮNG ................................................................................................ 75 4.1. Mục tiêu, định hướng phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ..................................................................................................................... 75 4.1.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh Khánh Hòa ......................... 75 4.1.2. Các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020 ........................... 75 4.2 Giải pháp thu hút sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa trong thời gian tới ............................................................. 76 4.2.1. Ổn định kinh tế để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế ............................... 76 4.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực ........................................................................ 79 4.2.3. Giải pháp về độ mở thương mại (xuất khẩu/RGDP) .................................... 81 4.2.4. Giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư ....................................................... 82 4.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................. 83 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 89 PHỤ LỤC vi DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AIC Akaike’s information criterion Tiêu chuẩn thông tin Akaike APEC Asia-Pacific Cooperation ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Nations ASEM The Asia-Europe Meeting Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu FDI Foreign direct investerment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FPE Final prediction error GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm trong nước GMM General Method of Moments Phương pháp hồi quy mô men tổng quát GNP Gross national product Tổng sản lượng quốc gia GO Gross output Giá trị sản xuất công nghiệp Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương Giá trị sản xuất công nghiệp GTSXCN information Tiêu chuẩn thông tin Hanman – Quinn HQ hanman-Quinn criterion NNP Net national product Tổng sản phẩm ròng quốc gia OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương bé nhất PCI Provincial Competitiveness Index Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh RGDP Regional gross domestic product Tổng sản phẩm nội địa của địa phương SC Schwarz information criterion Tiêu chuẩn thông tin Schwarz TNCs Transnational Corporations Công ty xuyên quốc gia USD United States Dollar Đô la Mỹ VAR Vector Autoregression Tự hồi quy véc tơ Đồng Việt Nam VNĐ WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988 đến 2013.........................................27 Hình 3.1: Diễn biến dòng vốn FDI vào tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1992-2013 ............48 Hình 3.2: Tỷ trọng FDI thực hiện theo ngành kinh tế tại Khánh Hòa từ 1994-2013 ....51 Hình 3.3: Đóng góp của các khu vực kinh tế so với tổng vốn đầu tư xã hội của tỉnh ..55 Hình 3.4: Đóng góp của các khu vực kinh tế vào GDP Khánh Hòa (giá hiện hành) ....56 Hình 3.5: Kim ngạch xuất nhập khẩu và tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, năm 1994-2014 ...............................................................................58 Hình 3.6: GTSXCN khu vực FDI so với giá trị sản xuất công nghiệp Khánh Hòa ......59 Hình 3.7: Lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI ngành công nghiệp Khánh Hòa ............................................................................................................................ 60 Hình 3.8: Thu ngân sách từ khu vực FDI và tổng thu ngân sách tỉnh Khánh Hòa .......61 Hình 3.9: Tốc độ tăng RGDP, vốn FDI Khánh Hòa .....................................................70 Hình 3.10: Tỷ trọng xuất khẩu so với RGDP ................................................................ 71 Hình 3.11: Số lượng học sinh phổ thông trung học.......................................................72 viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Mô hình ước lượng của một số nhà nghiên cứu ...........................................22 Bảng 2.1: Tác động kỳ vọng của các biến trong mô hình ước lượng đến tăng trưởng kinh tế RGDP, FDI ............................................................................................. 36 Bảng 2.2: Tổng sản phẩm trên địa bàn, vốn FDI thực hiện, giá trị xuất khẩu Khánh Hòa, giai đoạn 1995 - 2014 ................................................................................39 Bảng 3.1: Kết quả xếp hạng PCI của tỉnh Khánh Hòa từ 2007- 2014 ..........................46 Bảng 3.2: Chỉ số thành phần PCI tỉnh Khánh Hòa, Đà Nẵng năm 2012 – 2014 ..........47 Bảng 3.3: Luồng vốn FDI vào Khánh Hòa so với FDI vào Việt Nam ..........................50 Bảng 3.4: FDI ở Khánh Hòa theo ngành kinh tế, đến 31/12/2013 ................................ 52 Bảng 3.5: Đối tác đầu tư FDI lớn nhất vào Khánh Hòa, tính đến 31/12/2013 ..............53 Bảng 3.6: FDI được cấp phép phân theo địa phương ....................................................54 Bảng 3.7: FDI đầu tư vào địa bàn Khánh Hòa, có đến 31/12/2013 .............................. 54 Bảng 3.8: Tốc độ tăng trưởng khu vực FDI, tăng GDP theo giá thực tế.......................57 Bảng 3.9: Số thu của ngành thuế từ năm 2009-2014 ....................................................62 Bảng 3.10: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ..................................63 Bảng 3.11: Hệ số tương quan tuyến tính logarithm của các biến ..................................64 Bảng 3.12: Kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test) ...................................................64 Bảng 3.13: Kết quả lựa chọn bước trễ tối ưu ................................................................ 65 Bảng 3.14: Kiểm định nhân quả ....................................................................................65 Bảng 3.15: Kết quả ước lượng VAR phương trình tăng trưởng kinh tế .......................66 Bảng 3.16: Kết quả ước lượng VAR phương trình FDI sau khi loại biến không có ý nghĩa xác định.....................................................................................................67 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định, chất lượng tăng trưởng đi đôi với công bằng, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường là mục tiêu của Việt Nam. Để đạt được điều đó đòi hỏi nền kinh tế phải phát triển theo chiều rộng và chiều sâu, trong đó điều kiện cần quan trọng của đất nước, các địa phương là thu hút được nguồn vốn đầu tư, đồng thời phải xác định vốn trong nước là quyết định vốn nước ngoài có vai trò quan trọng. Những ảnh hưởng tích cực của vốn FDI: bổ sung vốn đầu tư, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, mở rộng xuất khẩu, giải quyết việc làm, nâng cao năng suất lao động, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, một nước đang phát triển như Việt Nam rất cần những lan tỏa này để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đầu tư giáo dục, quan tâm đến an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, đặc biệt thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Tuy nhiên, mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài là lợi nhuận nên họ chỉ đầu tư vào lĩnh vực, địa bàn có lời nhất. Nếu quản lý không hiệu quả, việc thu hút và sử dụng FDI sẽ tiềm ẩn những nguy cơ như ô nhiễm môi trường, là nơi tập kết bãi rác thải công nghệ từ việc chuyển giao, thất thu ngân sách trong việc chuyển giá … Thực hiện chính sách đổi mới kinh tế năm 1986, mở cửa, hội nhập nước ta đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Dấu mốc đầu tiên của Luật Đầu tư nước ngoài ban hành năm 1987, sau 04 lần sửa đổi, bổ sung, thay thế năm 1990, 1992, 1996, và 2000; Luật Đầu tư 2005, 2014 ban hành, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài từng bước hoàn thiện. Những ưu đãi về thuế, cắt giảm thuế quan, cho thuê đất, …của Chính phủ để hướng nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực, vùng miền có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn mà đất nước khuyến khích. Gia nhập các tổ chức thế giới ASEAN (1995), ASEM (1996), APEC (1998), WTO (2006) nguồn vốn FDI vào Việt Nam hiện nay có chuyển biến tích cực, khu vực có vốn FDI vào các địa phương tăng. Khánh Hòa là một tỉnh ven biển vùng Duyên hải miền Trung, nơi được mệnh danh “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, mảnh đất của chim Yến làm tổ. Vị thế tự nhiên đã tạo cho Khánh Hòa tiềm năng về kinh tế biển, phát triển du lịch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh giai đoạn 2007-2013 là 10%, GDP bình quân trên đầu người năm 2013 đạt 2 43,51 triệu đồng/người, hàng năm khu vực FDI đã đóp góp khoảng hơn 7% vào GDP tỉnh. Tuy nhiên, kết quả đạt được của Khánh Hòa trong những năm qua vẫn chưa xứng ưu thế của mình. FDI đăng ký và thực hiện vào Khánh Hòa chậm, thấp hơn so với các tỉnh, thành cả nước. Môi trường kinh doanh và đầu tư tỉnh còn hạn chế, thể hiện qua chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của tỉnh giai đoạn 2008-2013 đạt mức “khá”, năm 2013 xếp hạng thứ 34/62 tỉnh thành cả nước. Để đạt mục tiêu đến năm 2020-2030 Khánh Hòa có trở thành đô thị trực thuộc Trung ương và xây dựng đặc khu kinh tế - hành chính Bắc Vân Phong như định hướng của Bộ Chính trị (2012) tại Kết luận 53-KL/TW cần có vai trò đóng góp của khu vực FDI. Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế trên góc độ Việt Nam, như nhóm Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), Nguyễn Phi Lân (2010), Sử Đình Thành, Nguyễn Minh Tiến (2014)…Các nghiên cứu này thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau: phương pháp bình phương bé nhất (OLS), ước lượng GMM, mô hình VAR… và cho nhiều kết quả khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu trên góc độ địa phương giữa mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế còn hạn chế, đặc biệt, tại Khánh Hòa chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. FDI có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế địa phương ? Có cần thiết thu hút FDI bằng mọi giá ? Do đó, việc nghiên cứu “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa” là cần thiết để góp phần tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, cũng như tăng trưởng kinh tế địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Khánh Hòa, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp thu hút sử dụng vốn FDI hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa bền vững trong thời gian tới. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI, ảnh hưởng và đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa. - Kiểm định mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Khánh Hòa. - Từ kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: tác động qua lại giữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa. - Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu những phạm vi chủ yếu sau: Phạm vi không gian: nghiên cứu FDI và tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Khánh Hòa. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng số liệu GDP, FDI của cả nước, chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của một số tỉnh để so sánh. Phạm vi thời gian: trên cơ sở số liệu của Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa luận văn sử dụng số liệu từ năm 1995 đến 2014 để phân tích. Phạm vi nội dung: luận văn nghiên cứu một số lý thuyết cơ bản về tăng trưởng kinh tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do một số hạn chế từ số liệu thống kê địa phương chưa đầy đủ, luận văn chỉ nghiên cứu định lượng mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các biến số kinh tế làm đại diện: FDI; RGDP (tổng sản phẩm trên địa bàn); OPEN (độ mở nền kinh tế); HSPT (số lượng học sinh phổ thông trung học). 4. Phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm tìm ra mối quan hệ định tính giữa tăng trưởng kinh tế và FDI. - Phương pháp thống kê mô tả để làm rõ vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa. - Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan mô hình VAR (Vector Autoregression - Vector) để xem xét ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế địa phương, kiểm định Granger để xác định tồn tại hay không tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và FDI tại Khánh Hòa. 5. Ý nghĩa của đề tài + Về mặt lý luận: Đề tài tổng hợp cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa FDI với tăng trưởng kinh tế, mô hình VAR, kiểm định nhân quả Granger. + Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở những lý thuyết về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu xác định được mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Khánh Hòa, từ đó làm căn cứ khoa học cho những chính sách của tỉnh Khánh Hòa. Ngoài ra, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu liên quan. 4 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia làm 4 chương: Chương 1. Cơ sở lý thuyết. Chương này hệ thống hóa được cơ sở lý luận chung về FDI và tăng trưởng kinh tế. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế, các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và đi sâu phân tích vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế. Đồng thời chương cũng tổng hợp các nghiên cứu có liên quan; kinh nghiệm thu hút FDI thành công của một số quốc gia trong khu vực, và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung, Khánh Hòa nói riêng. Chương 2. Phương pháp nghiên cứu. Chương này chỉ ra phương pháp nghiên cứu sử dụng mô hình Var kiểm định nhân quả Granger, phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa, kiểm định và định nghĩa các biến và kỳ vọng về dấu các biến được sử dụng trong mô hình. Đồng thời, chương cũng chỉ ra nguồn thu thập dữ liệu và bộ dữ liệu được sử dụng để ước lượng mô hình. Chương 3. Kết quả nghiên cứu. Chương này phân tích những thuận lợi, bất lợi đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa, diễn biến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khánh Hòa từ khi mở cửa đến nay, những đặc điểm vốn FDI đầu tư tại địa phương. Đồng thời phân tích vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế địa phương, những đóng góp và ảnh hưởng của dòng vốn FDI vào Khánh Hòa giai đoạn 1995-2014. Chương cũng trình bày phần kiểm nghiệm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa. Chương 4. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa bền vững. Chương này gợi ý một số chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương bền vững trong giai đoạn tới. Đồng thời, chương cũng chỉ ra những hạn chế mà các nghiên cứu sau cần khắc phục. 5 CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Lý luận chung về tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù của kinh tế phát triển. Tăng trưởng kinh tế liên quan sự thay đổi quy mô hay thu nhập quốc dân, thường được sử dụng qua chỉ tiêu: tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản phẩm trong nước (GDP). Theo thời gian ở mỗi quốc gia có sự khác biệt nhau về thu nhập, mức sống. Điều này phụ thuộc vào chính sách của mỗi nước trong việc sử dụng hiệu quả nguồn lực nội sinh, tận dụng ngoại lực để phát triển đất nước. Tăng trưởng kinh tế gồm ở hai mặt là số lượng và chất lượng. 1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng kinh tế bền vững - Tăng trưởng kinh tế: là sự tăng thêm hay sự gia tăng qui mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (Phan Thúc Huân, 2006, tr.12). Có thể được hiểu tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người qua một thời gian nhất định (thường là một năm). - Tăng trưởng kinh tế bền vững: được hiểu đó là tăng trưởng đạt ở mức tương đối cao, ổn định trong thời gian dài, công bằng phúc lợi xã hội phải đảm bảo và bảo vệ môi trường. Như vậy, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô, số lượng. Khi nghiên cứu quá trình tăng trưởng nền kinh tế phải xem xét cả mặt là số lượng và chất lượng. Số lượng thể hiện ở quy mô và tốc độ tăng trưởng. Còn chất lượng tăng trưởng được hiểu tiến tới quan điểm phát triển bền vững, phải xem xét trên ba thành tố: kinh tế, xã hội và môi trường. Có nghĩa là tốc độ tăng trưởng cao cần được duy trì trong dài hạn và tăng thu nhập phải gắn với chất lượng cuộc sống, tăng phúc lợi và xóa đói nghèo. 1.1.2. Vai trò của tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội. Là điều kiện cần để phát triển kinh tế. Đối với kinh tế: tăng trưởng được thể hiện đó là sự tăng lên quy mô về số lượng và chất lượng hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố đầu vào của sản xuất, làm tiền đề vật chất giải quyết nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, giảm tình trạng đói nghèo. 6 Đối với xã hội: tăng trưởng kinh tế là điều kiện cơ bản đạt được sự tiến bộ xã hội. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện mọi người tham gia vào hoạt động kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, giảm thất nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân. Các vấn đề về an sinh, y tế, phúc lợi xã hội, xóa đói giảm nghèo, môi trường được quan tâm, chất lượng cuộc sống được đảm bảo, tuổi thọ được kéo dài, tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em giảm. Sự tích lũy về lượng của tăng trưởng tạo nguồn để Nhà nước đầu tư vào giáo dục, chăm lo cho thế hệ trẻ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tăng trưởng kinh tế tạo ra giá trị vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ đất nước; nâng cao vai trò quản lý của nhà nước. Những nước đang phát triển1 có mức thu nhập thấp, tỉ lệ tiết kiệm thấp thì tăng trưởng kinh tế còn là yếu tố cơ bản để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài bổ sung vào vốn đầu tư trong nước. Đồng thời, tăng trưởng còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu của các nước chậm phát triển so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu dài hạn của các quốc gia. Tuy nhiên, sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Thực tế cho thấy, quá trình tăng trưởng kinh tế có tính hai mặt. Khi tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế "quá nóng" gây ra lạm phát. Hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm một số bộ phận, khu vực dân cư giàu lên nhanh chóng, dẫn đến tình trạng phân hoá giàu nghèo gia tăng, môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt. Do đó, trong từng thời kỳ phát triển đòi hỏi mỗi quốc gia phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm đạt được tăng trưởng ổn định đi đôi giải quyết tốt vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái (Dương Tấn Diệp, 1999). 1.1.3. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế  Các nhân tố kinh tế: gồm nhân tố tác động đến tổng cung, tổng cầu. Tăng trưởng kinh tế là sự phụ thuộc mối quan hệ đầu ra và đầu vào của nền kinh tế, được thể hiện bằng hàm số: Y = F(Xi). Trong đó, Y là sản lượng, còn Xi (i = 1,2,3,…,n) là các biến số đầu vào trực tiếp tạo ra giá trị sản lượng. 1 Nước “đang phát triển”: có mức sống thấp, nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp và khai thác tài nguyên các sản phẩm xuất khẩu thường có giá trị gia tăng thấp, nền kinh tế chưa đạt được mức độ công nghiệp hóa tương xứng với quy mô dân số, chỉ số phát triển con người (HDI) thấp. Vòng luẩn quẩn của các nước nghèo là: Năng suất lao động thấp – thu nhập thấp – Tiết kiệm và đầu tư ít – Tốc độ tích lũy vốn chậm. Trong bài viết đề cập nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam (Dương Tấn Diệp, Kinh tế vĩ mô, Nhà xuất bản thống kê 1999, tr 425-426). 7 - Nhân tố ảnh hưởng đến tổng Cầu (AD): GDP = C + G + I + (X – M). Gồm: Chi cho tiêu dùng cá nhân (C): gồm các khoản chi cố định, chi thường xuyên và các khoản chi tiêu khác ngoài dự kiến phát sinh. Chi tiêu của chính phủ (G): gồm các khoản mục chi mua hàng hóa và dịch vụ Chính phủ. Nguồn chi tiêu này phục thuộc vào khả năng thu ngân sách chủ yếu là các khoản thu từ thuế và lệ phí. Chi đầu tư (I): là các khoản chi tiêu cho các nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp và đơn vị kinh tế, gồm đầu tư vốn cố định và vốn lưu động. Nguồn chi đầu tư thường lấy từ khả năng tiết kiệm của các khu vực kinh tế. Chi hoạt động xuất nhập khẩu (X-M). Sự biến đổi tăng hay giảm của một, hay nhiều nhân tố trên sẽ làm biến đổi tổng cầu từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế. - Nhân tố ảnh hưởng đến tổng Cung: Trong dài hạn, mục tiêu tăng trưởng kinh tế là mở rộng quy mô sản xuất tăng sản lượng. Các nhà kinh tế thường đề cập đến 04 nhân tố cơ bản tác động đến tổng cung, được mô tả bằng hàm sản xuất: Y = f (K, L, R, T) trong đó: vốn (K), lao động (L), tài nguyên (R), và khoa học - công nghệ (T). Vốn đầu tư: gồm vốn đầu tư trong nước (đầu tư chính phủ, đầu tư tư nhân) và đầu tư nước ngoài (viện trợ phát triển kinh tế ODA, viện trợ của các tổ chức phi chính phủ NGO, và FDI). Vốn là nhân tố quan trọng của quá trình sản xuất. Các nhà đầu tư dùng vốn để đầu tư máy móc, nhà xưởng, phương tiện vận tải… dùng cho sản xuất, trong khi Chính phủ sử dụng vốn đầu tư vào giáo dục, cơ sở hạ tầng: đường xá, điện, nước, thông tin liên lạc…nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Các quốc gia muốn tăng khối lượng vốn trong tương lai phải giảm bớt tiêu dùng trong hiện tại, nghĩa là phải tăng các nguồn tiết kiệm2. Điều này tạo ra sự mâu thuẫn giữa tiêu dùng cho hiện tại và tiêu dùng cho tương lai. Đối với quốc gia đang phát triển thì quy mô và tích lũy vốn đầu tư đều thấp, trong khi yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi nhu cầu vốn khá lớn. Nếu như nguồn vốn trong nước có ý nghĩa quyết định đến tăng trưởng kinh tế bền vững xuất phát từ nội tại của quốc gia thì nguồn vốn FDI cũng có vai trò quan trọng. Do đó, trong từng đoạn phát triển cần có giải pháp huy động và sử dụng nguồn vốn phù hợp sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. 2 “nguồn tiết kiệm” = Sg + Se + Sh trong đó: tiết kiệm của Chính phủ (Sg) là tiết kiệm của ngân sách nhà nước và tiết kiệm của các công ty nhà nước; tiết kiệm của các công ty (Se) được xác định trên cơ sở doanh thu và chi phí; và tiết kiệm của dân cư (Sh) phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu hộ gia đình (Dương Tấn Diệp, Kinh tế vĩ mô, Nhà xuất bản thống kê 1999, tr 439-444). 8 Lao động là yếu tố cơ bản cho tăng trưởng kinh tế, được thể hiện ở số lượng lao động có việc làm và chất lượng lao động. Số lượng lao động có việc làm phụ thuộc vào tốc độ gia tăng dân số, tỷ lệ lao động trên tổng số dân, số lượng vốn và nguyên vật liệu mà nền kinh tế có được. Chất lượng lao động thể hiện người có thể lực, sức khỏe, có trình độ chuyên môn, có kỹ năng tay nghề cao…. đây là yếu tố tác động tăng trưởng kinh tế bền vững. Những quốc gia có dân số tăng nhanh, nguồn lao động dồi dào chưa chắc là động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì phải đối mặt với giá nhân công rẻ do thừa lao động; thu nhập bình quân đầu người thấp khi tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế; thiếu vốn đầu tư cho giáo dục, đào tạo tay nghề dẫn đến năng suất lao động thấp, làm hạn chế khả năng tăng trưởng kinh tế. Khoa học công nghệ: gồm khoa học, công nghệ, trình độ quản lý, ý thức kinh doanh. Đây là mục tiêu ưu tiên phát triển của một quốc gia và là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong thời đại ngày nay, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội của một quốc gia. Sự phát triển của khoa học công nghệ làm thay đổi những công cụ sản xuất thô sơ, nâng cao năng suất lao động, chú trọng đến chất lượng sản phẩm tăng hiệu quả sản xuất, tạo điều kiện phát triển kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu. Để phát triển khoa học công nghệ đòi hỏi cần nhiều vốn và phải có một trình độ phát triển khoa học - kỹ thuật nhất định. Do đó, những nước nhận đầu tư tận dụng sự chuyển giao công nghệ hiện đại, trình độ quản lý từ khu vực FDI để phát triển kinh tế. Sự chuyển giao công nghệ của nước nhận đầu tư qua hai hình thức: Một là chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài vào thông qua hình thức chuyển giao nội bộ giữa các chi nhánh của một TNC hay chuyển giao giữa các chi nhánh TNCs (intra - firm networks); Hai là phát triển khả năng công nghệ của các cơ sở nghiên cứu, tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển ở nước chủ nhà. Trên thực tế, việc chuyển giao và phát triển công nghệ mới có tính cạnh tranh cao rất hạn chế xảy ra do một số nguyên nhân như bí mật bản quyền, cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia. Còn chuyển giao công nghệ cũ nếu quản lý kém sẽ trở thành bãi thải công nghệ của các nước phát triển, công nghệ không phù hợp gây ô nhiễm môi trường. Nếu chuyển giao công nghệ theo hình thức hai sẽ tạo ra nhiều mối liên kết cung cấp dịch vụ công nghệ, tăng năng lực phát triển công nghệ địa phương; học cách 9 thiết kế, chế tạo cải biến công nghệ cho phù hợp với mục đích phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Điều này sẽ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra quy trình kép kín từ đầu vào đến sản phẩm đầu ra làm tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất. Tài nguyên thiên nhiên: gồm tài nguyên không có khả năng tái sinh (đất đai, dầu mỏ, than đá, vàng …) và tài nguyên có khả năng tái sinh (gỗ rừng, tôm cá…). Ở mỗi quốc gia đều có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên nhất định. Việc khai thác và sử dụng quá mức nguồn tài nguyên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế bền vững. Trên thực tế, những quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú sẽ là động lực thu hút vốn FDI và ngược lại (Dương Tấn Diệp, 1999).  Nhân tố phi kinh tế: Ngoài 04 yếu tố cơ bản trên, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào môi trường đầu tư, độ mở cửa của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng, an ninh chính trị xã hội, chính sách nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô. Các nhân tố phi kinh tế không tác động riêng rẽ mà mang tính tổng hợp, đan xen nhau nên không thể đánh giá phạm vi, mức độ tác động của từng nhân tố đến nền kinh tế. 1.1.4. Các thước đo tăng trưởng kinh tế Theo các chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia thước đo tăng trưởng kinh tế gồm: tổng giá trị sản xuất (GO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng thu nhập quốc dân (GNI), thu nhập quốc dân (NI), thu nhập bình quân trên đầu người (GDP/người hoặc GNP/người). Trong bài viết chỉ tiêu GDP thường được sử dụng nhất. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bởi các yếu tố sản xuất trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ nhất định (thường được tính cho 1 năm). Tổng sản phẩm trong nước được tính dựa trên 3 phương pháp: (1) Phương pháp sản xuất: GDP được xác định bằng cách tổng hợp các giá trị gia tăng của mọi doanh nghiệp (hoặc ngành) cộng với thuế nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài. (2) Phương pháp thu nhập: GDP=W+R+i+Pr+Ti+De. Trong đó: W là tiền lương; R là tiền thuê; i là tiền lãi; Pr là lợi nhuận; Ti là thuế gián thu ròng; De là phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định. (3) Phương pháp chi tiêu: GDP = C+I+G+X-M. Trong đó: C là các khoản chi tiêu của các hộ gia đình về hàng hóa, dịch vụ. I là tổng đầu tư của khu vực tư nhân (không tính khoản đầu tư tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi tiết 10 kiệm). G là chi tiêu Chính phủ. X-M: là xuất khẩu ròng (giá trị xuất khẩu – giá trị nhập khẩu). Tăng trưởng kinh tế được biểu thị bằng số tuyệt đối hoặc tương đối, được thể hiện qua công thức: - Mức tăng trưởng kinh tế: ∆Y = Yt - Y0 Trong đó: Y là GDP. Yt là GDP tại năm t của kỳ phân tích. Y0 là GDP tại thời điểm gốc của kỳ phân tích. ∆Y là mức tăng trưởng. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa năm t so với thời điểm gốc: gy =∆Y x 100/Y0 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn được tính bằng công thức: gy  Trong đó: n Yn 1 Y0 Yn là GDP năm cuối cùng của thời kỳ tính toán. Y0 là GDP năm đầu tiên của thời kỳ tính toán. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thường được dùng để phản ánh quy mô sản lượng tăng nhanh hay chậm qua các thời kỳ của nền kinh tế. 1.1.5 Các chỉ tiêu đo lường chất lượng tăng trưởng kinh tế Thường xem xét GDP với các chỉ tiêu khác, có thể khái quát như sau: - Xét trên góc độ các yếu tố kinh tế: tăng trưởng gắn liền với chuyển đổi cơ cấu kinh tế; gắn với hiệu quả của các yếu tố tác động đến tăng trưởng; và gắn liền với cạnh tranh lành mạnh. Được thể hiện qua các chỉ tiêu: + Chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xem xét qua ba góc độ là cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu theo loại hình sở hữu. Cụ thể: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại là tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ phải phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùng để đảm bảo tính bền vững, đồng thời phát triển vùng là yếu tố thúc đẩy vùng khác phát triển. Dưới góc độ sở hữu xem cơ cấu của các loại hình kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế. + Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế: Hiệu quả sản xuất của nền kinh tế được thể hiện dưới góc độ sử dụng các yếu tố đầu vào là vốn (K), lao động (L) và đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng 11 hợp (TFP: công nghệ sản xuất, năng lực tổ chức, kỹ năng quản lý…) với tăng trưởng kinh tế. Được tính qua hàm sản xuất Cobb – Dougle: GDP = A x f(K, L). Tăng trưởng theo chiều sâu là xem xét đóng góp của yếu tố TFP phải cao và không ngừng gia tăng trong GDP. Tăng trưởng theo chiều rộng hay quy mô là đóng góp của vốn, lao động trong GDP cao. + Chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh: môi trường đầu tư được đo bằng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), thông qua phân tích 10 chỉ số thành phần. - Xét trên góc độ xã hội: tăng trưởng kinh tế đi đôi với nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, xóa đói nghèo, tạo việc làm cho lao động, đảm bảo công bằng xã hội. Thường được đánh giá qua chỉ số phát triển con người (HDI). Đây là thước đo tổng hợp có giá trị trung bình cộng của ba phương diện: sức khỏe (tuổi thọ trung bình) – kiến thức (tỷ lệ người biết chữ, tỷ lệ nhập học ở các cấp học) – mức sống (GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương). HDI có giá trị từ 0 đến 1, trong đó 1 là cao nhất, còn 0 là thấp nhất. Chỉ số HDI không được trình bày trong bài viết do phạm vi của đề tài. - Xét trên góc độ môi trường: tăng trưởng kinh tế bền vững phải gắn với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Các thước đo chất lượng kinh tế liên quan đến môi trường, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân… không được trình bày trong bài viết do phạm vi của đề tài. 1.2. Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư quốc tế là sự di chuyển tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý…từ nước này sang nước khác để kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu. Khai thác trực tiếp lợi thế so sánh của các yêu tố đầu tư giữa các nước. Theo tính chất quản lý, đầu tư quốc tế gồm đầu tư FDI và đầu tư gián tiếp (PFI). Hình thức đầu tư PFI thời gian ngắn hạn, trong phạm vi bài viết không đề cập đầu tư này. 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài  Khái niệm FDI: Hiện nay có tương đối nhiều định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài, như định nghĩa của tổ chức tiền tệ quốc tế IMF đưa ra năm 1997 thì FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. 12 Theo định nghĩa của tổ chức Thương mại thế giới WTO thì FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Theo Luật Đầu tư 2005 được hiểu FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Từ những khái niệm trên, FDI trong bài viết được hiểu đó là hình thức đầu tư vốn của cá nhân hay tổ chức nước ngoài và tham gia quản lý, điều hành trực tiếp hoạt động đầu tư của mình tại Việt Nam với mục tiêu lợi nhuận.  FDI có các đặc điểm sau: - FDI là loại hình chu chuyển vốn quốc tế, trong đó chủ đầu tư là người nước ngoài tiến hành các hoạt động đầu tư trên quốc gia khác. - Các chủ đầu tư nước ngoài phải tuân thủ quy định pháp luật của nước sở tại. - Hình thức và phương thức đầu tư của FDI đa dạng. Chủ đầu tư nước ngoài có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế và có quyền điều hành doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào vốn pháp định. Trường hợp góp 100% vốn pháp định, chủ đầu tư có toàn quyền quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc đảm bảo tỷ lệ sở hữu vốn góp là cơ sở các doanh nghiệp có vốn FDI trở thành chi nhánh của các công ty ở nước đầu tư. Đây là yếu tố làm tăng tính toàn cầu của mạng lưới công ty đa quốc gia, tạo cơ sở các công ty này thực hiện hoạt động chu chuyển vốn, hàng hóa nội bộ công ty, tránh hàng rào thuế quan, tiết kiệm chi phí giao dịch. - Lợi nhuận và rủi ro của các chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh, được phân chia theo tỷ lệ góp vốn của các bên. - Mục đích của doanh nghiệp FDI là tìm kiếm lợi nhuận, nên họ thường đầu tư vào lĩnh vực có khả năng mang lại lợi nhuận cao. - FDI là loại hình đầu tư trực tiếp và dài hạn, nguồn vốn đầu tư tương đối ổn định. Một nước tiếp nhận vốn FDI cùng đồng thời là nước đi đầu tư. - Hình thức tổ chức của FDI đó là: + Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: do tổ chức hay cá nhân người nước ngoài thành lập tại nước sở tại, chủ sở hữu tự đứng ra quản lý, tổ chức điều hành 13 hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chủ đầu tư thường lựa chọn. Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT): là văn bản ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tâng và kinh doanh trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao không bồi hoàn cho toàn bộ công trình cho nước chủ nhà. Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO): được hình thành tương tự như hợp đồng BOT nhưng khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được nước chủ nhà dành cho quyền kinh doanh công trình đó hoặc công trình khác. Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT): được hình thành giống như hợp đồng BOT nhưng khi xây dựng xong công trình chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được nước chủ nhà thanh toán bằng tiền hoặc tài sản. Những dạng hợp đồng này thường dùng đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. + Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài (thường thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty Cổ phần); + Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): là hợp đồng được ký của các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Hình thức này thích hợp trong giai đoạn đầu mở cửa đầu tư, bên nước ngoài góp công nghệ, thiết bị bên chủ nhà tổ chức sản xuất theo hướng dẫn của bên nước ngoài. + Các hình thức đầu tư trực tiếp khác (Luật Đầu tư, 2005). 1.2.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Vai trò của FDI được thể hiện trên hai góc độ là nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Đối với nước đi đầu tư thì FDI là cách để tăng cường vị thế của mình, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tránh việc khai thác các nguồn lực trong nước như tài nguyên thiên nhiên hay ô nhiễm môi trường, ngoài ra còn vì mục đích chính trị. Các doanh nghiệp FDI còn có các mục đích khác như tìm kiếm lợi nhuận, tìm thị trường mới tiêu thụ, tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại do tìm thấy những lợi thế so sánh với thị trường cũ về giá lao động rẻ, tài nguyên thiên nhiên chưa khai thác nhiều. Đồng thời, họ có thể chuyển giao máy móc, công nghệ lạc hậu cho các nước nhận đầu tư (nước đang phát triển) với giá bán cao. 14 Trong bài viết phân tích vai trò của FDI trên góc độ của nước tiếp nhận đầu tư.  Đối với phát triển kinh tế - FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển đất nước, làm tăng tổng vốn đầu tư của xã hội Theo Paul Samuelson, đa số các nước đang phát triển thường rơi vào “vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo” và nguyên nhân cơ bản là thiếu vốn. Ông cho rằng các nước đang phát triển cần có cú huých từ bên ngoài để phá vỡ cái “vòng luẩn quẩn”, đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực tế, đối với các nước đang phát triển trình độ sản xuất thấp, việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất theo quy trình khép kín từ đầu vào đến đầu ra còn hạn chế, xuất khẩu thô, năng lực cạnh tranh chưa cao. Trong khi vốn ngân sách hạn hẹp, vốn tiềm ẩn trong dân huy động chưa nhiều, thì FDI là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng góp phần tăng vốn đầu tư của xã hội. FDI không phải là nguồn vốn vay nên nước tiếp nhận không phải có kế hoạch trả nợ, đồng thời FDI ít chịu sự chi phối, ràng buộc về chính trị với nước đầu tư như vốn ODA, NGO. Xem xét vốn FDI so với tổng vốn xã hội được thực hiện qua chỉ tiêu: + Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào tổng vốn đầu tư xã hội; + Tốc độ gia tăng vốn đầu tư của khu vực FDI hàng năm. - FDI góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế FDI đầu tư trong thời gian dài hạn, ổn định. Vì thế đóng góp của FDI sẽ góp phần đảm bảo cho tăng trưởng ổn định, nâng cao sức cạnh tranh của vùng miền. Để đánh giá nội dung này thường sử dụng 2 chỉ tiêu: + Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào tăng trưởng kinh tế. + Tốc độ tăng trưởng của khu vực FDI so với tốc độ tăng trưởng. - FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại Cơ cấu kinh tế gồm cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, và cơ cấu theo hình thức sở hữu. Trong đó, cơ cấu lãnh thổ có tác dụng giải quyết mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, phát huy lợi thế so sánh của vùng, làm nền để thúc đẩy những vùng khác phát triển. Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, thì cơ cấu ngành phải tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp, dịch vụ trong GDP, ngân sách nhà nước, xã hội và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cơ cấu ngành giữ vai trò then chốt trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. Bản chất của khu vực FDI là tìm kiếm lợi nhuận, họ thường tập trung vào những ngành công nghệ cao, có sức cạnh tranh như 15 ngành công nghiệp, khai thác tài nguyên khoáng sản hay thông tin, trong khi những ngành nông nghiệp rất ít doanh nghiệp FDI đầu tư. Chủ đầu tư nước ngoài sẽ không sẵn sàng đầu tư gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại của nước nhận đầu tư, như phát triển các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao, không gây ô nhiễm môi trường. Giới hạn bài viết chỉ xem xét ảnh hưởng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế qua chỉ tiêu: + Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương; + Tỷ trọng giá trị sản xuất khu vực FDI so với giá trị sản xuất của địa phương. - FDI giúp mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu Khu vực FDI có những lợi thế về vốn, khoa học công nghệ, có khả năng kết nối với thị trường quốc tế … điều này tạo cho khu vực FDI sức cạnh tranh cao, làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Nội dung này đánh giá qua chỉ tiêu: + Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI; + Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI so với kim ngạch xuất khẩu của toàn khu vực. - FDI góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Hoạt động của khu vực FDI hiệu quả sẽ tăng lợi nhuận, tạo tích lũy để tái sản xuất mở rộng, đồng thời góp phần làm tăng thu ngân sách cho nhà nước. Thông qua việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước của khu vực FDI, chính phủ có thêm nguồn để tăng chi tiêu công, và quan tâm đến các vấn đề an sinh xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng. Nội dung này được phản ánh qua chỉ tiêu: + Tốc độ tăng thu ngân sách hàng năm của khu vực FDI; + Tỷ lệ thu ngân sách từ khu vực FDI so với tổng thu ngân sách địa phương.  Đối với xã hội - FDI góp phần giải quyết việc làm, đào tạo nhân công, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ. Khu vực FDI góp phần tạo việc làm cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu kinh nghiệm quản lý, rèn luyện kỷ luật lao động, phong cách làm việc nhóm, kỹ năng làm việc trong môi trường công nghiệp, … từ đó, người lao động thích nghi với điều kiện làm việc mới, chất lượng lao động được nâng cao sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ. Thực tế cho thấy chủ đầu 16 tư nước ngoài thường đầu tư địa bàn có lao động nhiều, giá nhân công rẻ. Những quyền lợi chính đáng của người lao động được hưởng như: điều kiện làm việc, môi trường làm việc, chế độ phúc lợi xã hội… ít được chủ đầu tư nước ngoài quan tâm vì nếu thực hiện đầy đủ phải trả thêm chi phí. Do vậy, các cơ quan quản lý nhà nước luôn phải kiểm soát chặt chẽ và hướng các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tuân thủ quy định pháp luật của nước sở tại. Chỉ tiêu này được đo lường bằng mức thu nhập bình quân của người lao động trong khu vực FDI so với thu nhập của người lao động làm việc trong cùng một ngành nghề ở khu vực khác. - FDI ảnh hưởng đến môi trường. Những tiềm ẩn về ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đặt ra cho các nước nhận đầu tư FDI. Ở Việt Nam hiện nay, việc xử lý nước thải đã được quan tâm của các ngành các cấp và các doanh nghiệp. Tuy nhiên các doanh nghiệp khu vực FDI chưa chú trọng đến hệ thống xử lý nước thải do phải tốn nhiều chi phí đầu tư. Bên cạnh đó, nạn khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức hay chuyển giao công nghệ lạc hậu từ khu vực FDI đã ảnh hưởng lớn đến môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên. 1.2.3. Các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài  Môi trường đầu tư Đây là yếu tố quan trọng tác động tích cực đến thu hút FDI của một quốc gia. Gồm: - Môi trường pháp lý: gồm hệ thống chính sách, quy định của nhà nước đảm bảo sự thống nhất từ trung ương đến cơ sở, không mâu thuẫn, chống chéo và có hiệu lực thực hiện ổn định. Đồng thời các chính sách đầu tư phải được thể hiện ở sự minh bạch, phù hợp với các quy chuẩn của quốc tế, không có sự phân biệt giữa các doanh nghiệp có vốn trong nước hay nước ngoài. Các chính sách ảnh hưởng đến hoạt động của FDI như: quy định về lĩnh vực, ngành nghề đầu tư, chính sách ưu đãi, miễn giảm đầu tư (thuế, thuê đất, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ), quy định sở hữu vốn của chủ đầu tư nước ngoài. - Môi trường kinh tế: được thể hiện thông qua các chỉ số tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, lạm phát có kiểm soát, lãi cho vay của ngân hàng ổn định sẽ tạo tâm lý an tâm cho nhà đầu tư nước ngoài hạn chế rủi ro trong thanh khoản. - Môi trường xã hội: những tập tục về văn hóa vùng miền, tôn giáo, độ tuổi, giới tính... sẽ ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm. 17 - Môi trường tự nhiên: những vùng có lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên, khí hậu thường là những nhân tố quan trọng được chủ đầu tư quan tâm.  Cơ sở hạ tầng phải đầy đủ, đồng bộ Cơ sở hạ tầng: giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện, nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc khai thác, vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa làm giảm giá thành sản phẩm, đây là một trong những mối quan tâm lớn của nhà đầu tư nước ngoài. Thông thường chủ đầu tư FDI đầu tư vào những vùng có cơ sở hạ tầng đầy đủ, hiện đại. Cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ khó khiển khai thực hiện các dự án đầu tư, do phải bỏ ra chi phí đầu vào lớn để thực hiện điều này sẽ gây rủi ro và ảnh hưởng đến lợi nhuận.  Độ mở cửa nền kinh tế, gia nhập các tổ chức thế giới, sự ổn định chính trị Đây sẽ là cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, xuất khẩu. Hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa, mức độ chuyên môn hóa sản xuất ngày càng tăng dẫn đến có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Khi quyết định đầu tư, ngoài những nguyên liệu chính đã có nguồn cung ứng, các chủ đầu tư FDI còn quan tâm đến nguồn cung ứng hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ khác. Các địa phương cần chú ý khi qui hoạch, phát triển ngành nghề phải dựa trên tiềm năng, lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, các nguồn lực đầu vào khác. Việc gia nhập các tổ chức thế giới sẽ kéo theo hàng loạt ưu đãi về thuế quan, chính sách mậu dịch là những cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài có lợi thế cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất hướng đến xuất khẩu.  Quy mô, tính chất của thị trường Được thể hiện ở quy mô tính chất dân số, là thị trường tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm đồng thời là nguồn lao động dồi dào cho các nhà đầu tư. Hiện nay, nguồn lao động đông và giá nhân công rẻ có thể vẫn còn là lợi thế trong việc thu hút FDI. Tuy nhiên, những nước nhận đầu tư không thích điều này vì thu nhập người lao động thấp, hạn chế khả năng phát triển kinh tế xã hội. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững thì nhất thiết chất lượng lao động phải có kỹ thuật cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp, thể lực tốt và có mức thu nhập tương xứng. 1.2.4. Một số nguyên tắc cơ bản khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào địa phương - Đầu tư trực tiếp nước ngoài phải phục vụ cho chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương: Đây là nguyên tắc hàng đầu trong thu hút FDI. Ở 18 mỗi địa phương, tùy vào lợi thế so sánh về vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên mà có chính sách thu hút FDI phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tổng thể của địa phương. Không để đầu tư tràn lan mà phải lựa chọn các dự án phù hợp định hướng phát triển của địa phương, tạo công ăn việc làm cho người lao động. - Phải tuân thủ chính sách của Nhà nước, đồng thời phải vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của địa phương mình. - Thiết lập bền vững mối quan hệ lợi ích giữa các bên. Đây là nguyên tắc quan trọng để đảm bảo mối quan hệ giữa bên đi đầu tư và bên nhận đầu tư có bền vững. Mỗi bên đều hướng đến lợi ích riêng của mình, do đó lợi ích hợp tác giữa các bên phải dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện, bình đẳng và đôi bên cùng có lợi. Và phải đặt lợi ích của quốc gia, địa phương lên hàng đầu. 1.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.3.1. Một số lý thuyết kinh tế về đầu tư trực tiếp nước ngoài Một số lý thuyết tiêu biểu về đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế được các nhà kinh tế học nghiên cứu và phát triển trên thế giới: - Lý thuyết chiết trung: được Dunning (1981) tổng hợp các yếu tố chính của nhiều công trình khác nhau lý giải về FDI và đưa ra quan điểm có 3 điều kiện cần thiết để một doanh nghiệp FDI có động cơ tiến hành đầu tư trực tiếp đó là lợi thế về sở hữu, lợi thế địa điểm và lợi thế nội bộ hóa (gọi là mô hình OLI). Lợi thế về sở hữu đòi hỏi các công ty phải sở hữu những nguồn lực để tiến hành hoạt động FDI như: công nghệ, nguồn lực quản lý, vốn, hoặc khả năng tiếp cận nguồn yếu tố đầu vào mang đến lợi thế cạnh tranh. Việc lựa chọn khu vực đầu tư đòi hỏi nước sở tại phải có lợi thế địa điểm bao gồm không chỉ các yếu tố về nguồn lực (lao động chất lượng cao, giá rẻ, chi phí vận chuyển thấp…) mà còn có các yếu tố môi trường đầu tư, chính sách ưu đãi về đầu tư. Cuối cùng, lợi thế nội bộ hóa được hiểu là việc doanh nghiệp thực hiện và kiểm soát quá trình sản xuất một sản phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào đến việc bán sản phẩm. Lợi thế nội hóa sẽ cho phép các công ty cân nhắc rủi ro và chi phí giữa đầu tư trực tiếp và các hình thức cấp phép hay nhượng quyền thương mại. Việc tiếp cận thuyết chiết trung đưa đến sự thống nhất trong việc thảo luận các yếu tố quyết định đối với việc đầu tư FDI và lý giải sự hội nhập kinh tế trong khu vực (Hồ Đắc Nghĩa, 2014). 19 - Lý thuyết thay đổi cơ cấu: nhấn mạnh đầu tư nước ngoài, FDI tác động đến chuyển dịch cơ cầu kinh tế của các nước đang phát triển theo chiều hướng tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và giảm tỷ trọng các ngành kinh tế truyền thống. Tóm lại, các lý thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI với tăng trưởng kinh tế xoay quanh vấn đề những lợi thế cạnh tranh của nước nhận đầu tư, và tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI như môi trường đầu tư, lao động, tiềm năng thị trường, …(Nguyễn Thị Tường Anh, 2013). 1.3.2. Một số nghiên cứu định lượng có liên quan đề tài Trong thời gian qua, đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Một số nghiên cứu tiêu biểu như sau: 1.3.2.1. Công trình nghiên cứu ngoài nước Hsiao (2006) nghiên cứu về mối quan hệ FDI, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở vùng phía Đông và Đông Nam châu Á. Bằng mô hình Var kiểm định nhân quả Granger, tác giả dùng dữ liệu bảng giai đoạn 1986 – 2004, nghiên cứu trên 08 nước gồm:Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Kết quả cho thấy FDI có tác động 1 chiều trực tiếp lên GDP và gián tiếp thông qua xuất khẩu. 1.3.2.2. Công trình nghiên cứu trong nước - Nguyễn Thị Tuệ Anh, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Trần Toàn Thắng, Nguyễn Mạnh Hải (2006) nghiên cứu về tác động qua kênh đầu tư và tác động tràn thông qua ba nhóm ngành dệt may, chế biến thực phẩm và cơ khí – điện tử. Dùng mô hình hàm sản xuất Cobb - Dougle, bằng phương pháp hồi qui hai giai đoạn 2SLS có chú ý đến tương quan chuỗi (năm 1988-2003). Cho rằng vốn con người hay trình độ lao động thấp làm hạn chế đóp góp của FDI vào tăng trưởng; và FDI tạo ra tác động tràn tích cực đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (vốn, lao động) nhờ tính linh hoạt và thích nghi với môi trường kinh doanh ở Việt Nam buộc các doanh nghiệp này tăng áp lực cạnh tranh, thúc đẩy chuyển giao công nghệ. - Đặng Tài An Trang, Nguyễn Phi Lân (2010) nghiên cứu về “Tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” giai đoạn 1996-2005, thông qua dữ liệu 61 tỉnh thành của Việt Nam phương pháp ước lượng GMM, các nhân tố làm biến: xuất khẩu, chi tiêu chính phủ, tăng trưởng tài chính, học và làm, vốn con người, mức lương bình quân tháng, tỷ giá hối đoái, nghiên cứu và phát triển, khoảng cách công 20 nghệ. Kết quả cho thấy FDI và tăng trưởng kinh tế cả nước có mối quan hệ hai chiều tích cực, tăng trưởng kinh tế cao tại Việt Nam là dấu hiệu tích cực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng phát hiện, tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế các địa phương bị hạn chế bởi khả năng hấp thụ FDI của nền kinh tế thông qua vốn con người và thị trường tài chính còn yếu. Các tỉnh Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên thường thu hút vốn FDI rất hạn chế và thực tế cho thấy tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế của các tỉnh này tương đối yếu và hầu như không có. Biến FDI tác động âm đến tăng trưởng kinh tế và không có ý nghĩa thống kê. - Nghiên cứu của Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010), đăng trên kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 1, trang 577-588. Nghiên cứu dữ liệu cho 64 tỉnh thành, từ năm 2003-2007 và bằng 3 phương pháp OLS, TSLS, GMM để ước lượng mô hình tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả FDI và tăng trưởng kinh tế có tác động tương tác lẫn nhau, FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. - Nguyễn Thị Tường Anh, Nguyễn Hữu Tâm (2013), “Nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Phương pháp ước lượng OLS, và sử dụng 5 biến, đó là: FDI, thị trường, lao động, cơ sở hạ tầng, chính sách chính phủ, tác động tích lũy. Tác giả chia nhỏ 02 giai đoạn nghiên cứu để chỉ ra những thay đổi trong quyết định địa điểm đầu tư (2001-2007) và phân tích sâu giai đoạn (2008-2010) để làm rõ nhân tố nguồn lao động và chính trị có tác động đến nguồn vốn FDI đổ vào các tỉnh thành. Nghiên cứu chung trên phạm vi Việt Nam và các vùng kinh tế. - Sử Đình Thành, Nguyễn Minh Tiến (2014), “Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế địa phương ở Việt Nam”, tạp chí Phát triển kinh tế (283), trang 21-41. Với dữ liệu 43 tỉnh thành, giai đoạn 1997-2012, sử dụng phương pháp kiểm định nhân quả Granger chỉ ra FDI có quan hệ nhân quả với biến đầu tư tư nhân, nguồn lao động, nguồn thu thuế, cơ sở hạ tầng, độ mở cửa thương mại, và chênh lệch công nghệ; phương pháp GMM cho rằng FDI có tác động tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 1%; và phương pháp PMG véctơ đồng liên kết dài hạn kết luận dòng chảy vốn FDI vào Việt Nam có sự khác biệt lớn ở các địa phương. - Phạm Thị Hoàng Anh, Lê Thu Hà (2014), “Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”, tạp chí Phát triển kinh tế 21 (281), trang 37-56. Bài viết sử dụng mô hình VAR để làm rõ tác động qua lại giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp cải thiện và đẩy mạnh tác động giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Nhìn chung, các công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài được tựu chung lại thành ba góc độ nghiên cứu chính, đó là: (i) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI, (ii) nghiên cứu về tác động lan tỏa của FDI đến tăng trưởng kinh tế quốc gia, địa phương, (iii) nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI trên phạm vi cả nước, vùng miền, hay nhóm quốc gia. Bằng dữ liệu nghiên cứu khác nhau, đa dạng trong phương pháp định lượng và kết quả nghiên cứu khác nhau. Cùng nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI nhưng đối với Hsiao (2006), nghiên cứu ở 8 quốc gia châu Á cho thấy FDI có ảnh hưởng một chiều trực tiếp lên GDP và gián tiếp thông qua xuất khẩu, nhưng Sử Đình Thành, Nguyễn Minh Tiến (2014); Đặng Tài An Trang, Nguyễn Phi Lân (2006) nghiên cứu ở Việt Nam thì FDI và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ hai chiều tích cực, tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở các địa phương bị hạn chế bởi khả năng hấp thụ. 1.3.3. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và trong nước Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài được các nhà nghiên cứu sử dụng các nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế tác động đến tổng cung và tổng cầu. Tuy nhiên, không có mô hình chuẩn cho các nước khi ước lượng tăng trưởng kinh tế và FDI. Tùy tình hình cụ thể của mỗi nước, ở mỗi góc độ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, dữ liệu thu thập được mà các biến giải thích có thể được thêm, thay thế hoặc loại bỏ cho phù hợp. Một số mô hình được tác giả tóm tắt trong bảng 1.1. 22 Bảng 1.1: Mô hình ước lượng của một số nhà nghiên cứu Tác giả Nước áp dụng Mô hình Hsiao (2006) Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Philippines, Thái. f = (Vốn FDI, GDP, xuất khẩu) Việt Nam (20032007) g = (FDI; NON_STATE; TECH; HR - số sinh viên đại học và cao đẳng/ 1000 dân; Xg - tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa dịch vụ/GDP); FDI = (GDP; DI; TEL; HR; SA - mức lượng trung bình hàng tháng của người lao động; OPEN) Việt Nam (1997 2012) f = (GDP, FDI, PINV, LABO - nguồn nhân lực; BREV - thu thuế địa phương, GINV, CBEXP - chi thường xuyên, OPEN, CPI - chỉ số giá tiêu dùng, TELE - thuê bao điện thoại; GAP) Ghana (1961-1988) f = (GDP, FDI) Việt Nam, các vùng miền của Việt Nam (1996-2005) GDP = (FDI; SI - tỷ lệ chi tiêu chính phủ so GDP; XG - tỷ lệ xuất khẩu so GDP; HC - vốn con người đo số sinh viên đại học cao đẳng; DIG; LA - tăng trưởng lao động bình quân; LD; RER - tỷ giá); FDI = (g; Y - GDP; DI; X - xuất khẩu bình quân đầu người; SKILL; WA - lương bình quân hàng tháng; TEL; RER) Việt Nam f = (GDP, FDI, CAPITAL, EX, LABOR, EDU, TECH) Việt Nam FDI = (Thị trường; Lao động - số học sinh phổ thông trung học; số lao động làm việc trong các doanh nghiệp, số giảng viên các trường đại học cao đẳng, số sinh viên cao đẳng đại học trung cấp; Cơ sở hạ tầng; Chính sách chính phủ; Tích lũy) Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006) Việt Nam g = (FDI; H - lao động làm việc trong nền kinh tế đã tốt nghiệp cấp tiểu học, tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở, tỷ lệ dân số biết chữ; hoinhapkt - dummy ; X - chi ngân sách ) Hồ Đắc Nghĩa (2014) Việt Nam f = (GDP; FDI, KAP; OPEN; EM - lao động; HK - số lượng học sinh tốt nghiệp THPT; LIB - khủng hoảng tài chính) Ng Phú Tụ, Huỳnh Công Minh (2010) Sử Đình Thành, Nguyễn Minh Tiến (2014) Karikari (1992) Sajid Anwar, Lan Phi Nguyen (2010); Đặng Tài An Trang, (2010); Phạm Thị Hoàng Anh và Lê Thu Hà (2014) Nguyễn Thị Tường Anh, Nguyễn Hữu Tâm (2013) (Nguồn: tổng hợp từ tác giả) Dựa vào lí thuyết và nghiên cứu thực nghiệm tóm lược ở trên tác giả đề xuất khung phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI qua các biến GDP, vốn FDI thực hiện, OPEN độ mở kinh tế, HSPT nguồn nhân lực làm đại diện. 23 1.4. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước 1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc Trung Quốc là một quốc gia có dân số đông nhất thế giới trên 1.35 tỷ (2012) đã rất thành công trong việc thu hút FDI phục vụ quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Từ những năm 80, Trung Quốc đã nằm trong danh sách 10 nước đang phát triển đứng đầu thế giới về thu hút FDI. Cho đến nay, quốc gia này là một trong 5 quốc gia thu hút được FDI nhiều nhất thế giới với lượng vốn FDI tiếp nhận trung bình mỗi năm là 119 tỷ USD. Quá trình thu hút FDI của Trung Quốc có thể chia làm bốn giai đoạn. - Giai đoạn đầu đổi mới kinh tế (1979 - 1985): Trung Quốc thông qua đầu tiên Luật liên doanh đầu tư giữa Trung Quốc và nước ngoài năm 1979. Tiếp đến thành lập bốn Đặc khu kinh tế ở ven biển phía Bắc là Thâm Quyến, Chu Hải, Hạ Môn và Sán Đầu; “ba tam giác” phát triển là đồng bằng sông Dương Trạch, sông Ngọc ở Quảng Đông, và vùng Mẫn Nam ở Phúc Kiến cũng được thành lập, đến năm 1990 đặc khu kinh tế đã được mở rộng với 14 tỉnh ven biển. FDI đầu tư chủ yếu vào Trung Quốc trong giai đoạn này ngành gia công, chế tạo, sử dụng nhiều lao động. - Giai đoạn phát triển (1992 – 2000): xây dựng thể chế, cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài. Năm 1993 vốn FDI vào nước này đứng thứ hai thế giới chỉ sau Hoa Kỳ. Để dòng vốn FDI đầu tư vào trong nước không bị giảm, Trung Quốc đã đưa ra các chính sách: thực hiện miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng cho các thiết bị sản xuất nhập khẩu, đồng thời quy định danh mục các ngành cho đầu tư nước ngoài, các danh mục hạn chế đầu tư (1998). Cải cách thủ tục đầu tư, mở rộng thẩm quyền cho địa phương các tỉnh, thành được quyền phê duyệt dự án đầu tư có vốn dưới 30 triệu USD. - Giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (2001 đến nay): từ khi chính thức trở thành thành viên của WTO (tháng 11/2001), đến nay Trung Quốc đã tạo những lợi thế mới về thu hút FDI. Chính sách thu hút FDI đã được chuyển từ lượng sang chất thể hiện: Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến FDI. Sửa đổi Luật đầu tư (2002), để đảm bảo hiệu lực pháp luật thực thi nghêm túc, chính phủ Trung Quốc đã quy định cấm thanh tra trái phép, thu lệ phí không hợp pháp, áp đặt thuế hay xử phạt vô cớ doanh nghiệp nước ngoài để kiểm soát, ngăn chặn những hoạt động trái phép, nhũng nhiễu của một số cơ quan nhà nước. Mở rộng các lĩnh vực kêu gọi đầu tư nước lên 371 lĩnh vực và 34 lĩnh vực không dành cho nhà đầu 24 tư nước ngoài. Công bố công khai kế hoạch phát triển kinh tế. Phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương phê chuẩn dự án đầu tư FDI. Thứ hai, đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ từ dự án FDI. Thứ ba, sàng lọc các dự án FDI Cơ cấu FDI theo ngành: khuyến khích thu hút FDI vào ngành có giá trị gia tăng cao, những ngành sử dụng công nghệ tiến tiến, dự án nghiên cứu triển khai. Ít thu hút những dự án FDI đầu tư lắp ráp, chế biến các sản phẩm xuất khẩu có giá trị thấp, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn môi trường đối với các dự án đầu tư FDI. Cơ cấu FDI theo vùng: khuyến khích các chủ đầu tư nước ngoài thành lập công ty ở miền Trung, miền Tây và các thành phố vùng Duyên hải. Giảm thuế thu nhập cho các công ty FDI đầu tư ở vùng miền trong nước có điều kiện kinh tế kém phát triển. Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư: Chính phủ Trung Quốc khuyến khích tiếp nhận các hình thức đầu tư mới để mở rộng sản xuất kinh doanh mới, hạn chế đầu tư mua lại và sát nhập. 1.4.2. Kinh nghiệm của Singapore Tự chủ năm 1959, lãnh thổ Singapore nằm trên một hòn đảo chính và 60 hòn đảo nhỏ, với mức xuất phát điểm thấp hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài nhưng đến nay Singapore trở thành nước phát triển với mức GDP bình quân đầu người 239,7 tỷ USD, xếp hàng cao nhất của thế giới (theo Niên giám Thống kê Khánh Hòa năm 2012 tính theo giá thực tế). Quốc gia này có xếp hạng cao về giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sự minh bạch trong chính phủ và tính cạnh tranh kinh tế. Những năm gần đây nền kinh tế thế giới khủng hoảng nhưng nguồn vốn FDI quy mô lớn vẫn liên tục đổ vào đất nước này. Năm 2009 nguồn vốn FDI từ 24 tỷ USD nhưng đến năm 2013 đã lên đến 63,99 tỷ USD. Singapore đã sử dụng thành công chính sách thu hút FDI có thể rút ra như sau: Chọn lọc các dự án FDI: cũng như Trung Quốc, Singapore thu hút chọn lọc các dự án FDI bằng việc tập trung ưu tiên các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu. Thời kỳ đầu nền kinh tế ở mức xuất phát thấp, Singapore chủ trương khuyến khích khu vực FDI đầu tư vào các ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu như: dệt may, lắp ráp các thiết bị điện, hay phương tiện giao thông. Khi công nghiệp điện tử phát triển, Singapore đã tập trung thu hút FDI vào những ngành sản xuất máy vi tính, điện tử, những hàng dân dụng, công nghiệp lọc dầu, kỹ thuật khai thác mỏ… 25 Để phát huy lợi thế về vị trí địa lý, khắc phục hạn chế thiếu hụt về tài nguyên, Singapore hướng thu hút FDI vào hệ thống ngành dịch vụ vận tải biển quốc tế. Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, hệ thống chính sách pháp luật ổn định, nghiêm minh cho nhà đầu tư nước ngoài: Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thủ tục cấp giấy phép đầu tư đơn giản, thuận tiện cho nhà đầu tư. Có dự án xin cấp giấy phép vào sản xuất chỉ trong vòng vài tháng, nhưng cũng có những dự án chỉ trong vòng 49 ngày đã có thể đi vào hoạt động sản xuất. Đây được gọi là “kỳ tích 49 ngày” ở Singapore (Kinh tế và dự báo, 2013). Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm minh, công bằng và hiệu quả. Tất cả doanh nghiệp trong và ngoài nước đều được đối xử như nhau, nghiêm minh và phải tuân thủ pháp luật. Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ, thưởng phạt cho cán bộ công chức nhà nước được quy định rõ ràng. Nhà nước trả lương rất cao cho cán bộ công chức, nhưng cũng xét xử nghiêm minh cho những hành vi tham nhũng. Hàng tháng những người này phải trích lại một phần lương để tiết kiệm khi về hưu (được gọi là quỹ dưỡng liêm), tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu phạm tội tham nhũng thì khoản tích lũy này bị mất, buộc cách chức và có thể phải chịu hình phạt tù. Áp dụng chế độ chính sách ưu đãi rất đặc biệt cho nhà đầu tư nước ngoài: nếu kết quả kinh doanh có lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển lợi nhuận của họ về nước; Bên cạnh đó, chính phủ còn ưu đãi cho nhà đầu tư được quyền cư trú nhập cảnh: được đặc quyền về nhập cảnh và nhập quốc tịch tại Singapore; Ngoài ra còn ưu đãi cho nhà đầu tư có số vốn ký thác tại Singapore từ 250.000 USD Singapore trở lên và có dự án đầu tư thì gia đình họ được hưởng quyền công dân Singapore. 1.4.3. Kinh nghiệm của Malaysia và Thái Lan Thái Lan, Malaysia đều là những nước nằm trong khu vực Đông Nam Á đã sử dụng mô hình thu hút FDI đầu tư theo hướng chọn lọc. Theo Nguyễn Mại (2014) họ đã thành công trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu bằng cách thu hút vốn FDI của các công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới để phát triển công nghiệp hỗ trợ 3. 3 Công nghiệp hỗ trợ có chức năng cung ứng linh kiện, phụ tùng và công cụ cho một ngành công nghiệp. Như ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô cung ứng sắt thép làm vỏ xe, phụ tùng, linh kiện, săm lốp để tạo ra chiếc ô tô, hay ngành công nghiệp hỗ trợ may mặc là những sản phẩm của ngành dệt vải, nhuộm, phụ kiện để sản xuất quần áo... 26 Thái Lan vốn là nước có nền nông nghiệp truyền thống, thập niên 1970 thực hiện chính sách hướng xuất khẩu, đến nay ngành công nghiệp, dịch vụ đã chiếm ưu thế quan trọng trong nền kinh tế, nông nghiệp giảm dần. Hiện nay, Thái Lan là một nước công nghiệp mới, GDP bình quân đầu người 9.874 USD (2013), chỉ số phát triển con người HDI 0,722 (2013). FDI được coi là một nhân tố quan trọng phát triển kinh tế. Từ năm 1959 – 1971, Thái Lan đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế thay thế hàng nhập khẩu. Với chủ trương khuyến khích đầu tư tư nhân, giảm đầu tư của chính phủ. Luật Đầu tư năm 1960 đã được ban hành. Năm 1972 – 1996, để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu Thái Lan đã ban hành chính sách ưu đãi về đất, việc làm để thu hút chuyên gia, lao động chất lượng cao từ bên ngoài. Chính sách thu hút FDI của Thái Lan có sự biến chuyển theo hướng đầu tư chọn lọc. Dòng vốn FDI vào Thái Lan chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, sau đó là thương mại, bất động sản, xây dựng. Từ những năm 1990 của thế kỷ XX, Thái Lan khuyến khích doanh nghiệp FDI đầu tư vào công nghiệp ô tô, hiện đã thu hút được 17 hãng ô tô lớn của thế giới, năm 2012 đạt sản lượng 2,45 triệu chiếc, khoảng một nữa để xuất khẩu. Với 635 nhà cung ứng cấp 1 chiếm 65% doanh nghiệp Thái Lan hoặc liên doanh với nước ngoài với cổ phần chi phối là người Thái, khoảng 1700 nhà cung ứng cấp 2 là người Thái. Malaysia xuất phát từ nền kinh tế dựa vào khai thác mỏ, và nông nghiệp. Hiện nay, GDP bình quân đầu người 12.243 USD (2014), chỉ số phát triển con người HDI 0,769 (2013). Đây cũng là quốc gia được xem là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 1968 Luật khuyến khích đầu tư ban hành. Giai đoạn 1970-1989: áp dụng các biện pháp khuyến khích xuất khẩu đẩy mạnh chính sách kinh tế mở bằng công cụ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 1990 đến nay, Malaysia khuyến khích thu hút FDI vào những ngành sử dụng công nghệ cao, ít phát thải. Những chính sách thu hút FDI của Thái Lan và Malaysia, đó là: cả hai quốc gia đều theo đuổi chính sách mở cửa để thu hút FDI. Thu hút công ty đa quốc gia công nghệ cao với dự án quy mô lớn để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Thiết lập mối quan hệ vững chắc giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Thái Lan điều chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng FDI hàng năm xuất khẩu hơn triệu ô tô với giá trị gia tăng trên 59%, có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong khi Malaysia tập trung phát triển điện, điện tử để phục vụ trong nước và 27 tạo ra mặt hàng xuất khẩu chủ lực, năm 2000 chiếm 57% kim ngạch xuất khẩu của nước này. Bên cạnh đó, cả 2 quốc gia không ngừng đổi mới, chú trọng hoạt động xúc tiến đầu tư. Những chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, tài chính để hỗ trợ tối đa giai đoạn đầu cho doanh nghiệp trong nước có đủ nguồn vốn đổi mới công nghệ hiện đại để liên kết với doanh nghiệp FDI về công nghiệp hỗ trợ (Nguyễn Mại, 2014). 1.4.4. Tổng quan chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam  Tổng quan chính sách thu hút FDI ở Việt Nam Năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên được ra đời, qua 04 lần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những năm 1990, 1992, 1996 và năm 2000, Luật Đầu tư 2005, Luật Đầu tư năm 2014 mới thông qua 26/12/2014, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam từng bước hoàn thiện, vốn FDI vào Việt Nam tăng. Tính đến 15/12/2013 Việt Nam đã thu hút 1.275 dự án với tổng vốn FDI đăng ký 14.300 triệu USD. Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam có tăng nhưng không ổn định, cao nhất là vốn FDI đăng ký năm 2008, thể hiện (hình 1). Sau 27 năm thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế quá trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam có thể chia ra thành 4 giai đoạn: Hình 1.1: Vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988 đến 2013 (Nguồn: Tổng Cục thống kê, 2013) - Giai đoạn 1988 đến 1996: luồng vốn FDI vào Việt Nam liên tục tăng qua các năm, mức cao nhất là năm 1996 với tổng số vốn đăng ký là 9.635,3 triệu USD. Mặc dù tốc độ vốn FDI đăng ký tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ vốn thực hiện lại thấp, chỉ có 28 2.938,2 triệu USD năm 1996, chiếm 30,5% so với vốn đăng ký. Hình thức đầu tư FDI trong giai đoạn này chủ yếu là doanh nghiệp liên doanh; hợp đồng hợp tác kinh doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tỉ lệ thấp. Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1992 đã bộc lộ những hạn chế. Trình tự thủ tục đăng ký đầu tư phải trải qua nhiều bước, thời gian dài phải mất 45 ngày dự án FDI mới nhận được giấy phép đầu tư và phải xin đăng ký hoạt động; hạn chế dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài, khuyến khích dự án FDI liên doanh với doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo cân đối ngoại tệ cho những dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, ngoài ra các dự án FDI được thuê đất để hoạt động kinh doanh nhưng không được sang nhượng cho doanh nghiệp khác thuê; hạn chế quyền xuất nhập khẩu của dự án FDI là không được làm đại lý, và phải đảm bảo tỷ lệ ghi trong giấy phép xuất nhập khẩu. - Giai đoạn 1997 đến 1999: luồng vốn FDI vào Việt Nam giảm mạnh, đến năm 1999 lượng vốn FDI đăng ký xuống còn 2.282,5 triệu USD, tỷ lệ vốn thực hiện trong giai đoạn này có cao hơn giai đoạn trước. Nguyên nhân lượng vốn FDI giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 (xuất phát ở Thái Lan), thêm vào đó là môi trường đầu tư của nước ta kém hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Singarpo, Malaysia. Mặc dù, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này đã có sửa đổi khuyến khích dự án đầu tư vào các lĩnh vực xuất khẩu, trình tự thủ tục đầu tư thông thoáng hơn trước là doanh nghiệp FDI tự lựa chọn loại hình đầu tư, tỷ lệ vốn góp, địa điểm đầu tư, đối tác đầu tư… - Giai đoạn 2000 đến 2005: dòng vốn FDI vào Việt Nam đã từng bước hồi phục và tăng trở lại. Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài đã tăng nhanh và trở thành ưu thế so với các hình thức khác là liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Chính phủ đã cải thiện môi trường đầu tư, có sự thay đổi trong trình tự thủ tục đăng ký đầu tư được đơn giản bãi bỏ thu phí đăng ký, mở rộng lĩnh vực cho phép đầu tư, ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn 2001-2005, các doanh nghiệp FDI được tham gia đại lý xuất khẩu, được thế chấp tài sản gắn liền với đất… Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000 đã từng bước được hoàn thiện, chính sách thu hút FDI vào Việt Nam đã có sự chuyển biến từ lượng sang chất. Đã thực hiện chính sách ưu đãi về thuế, miễn giảm thuế quan, cho thuê đất,…để khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào vùng miền có điều kiện khó khăn kinh tế - xã hội và vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt 29 khó khăn, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường, đầu tư cơ sở hạ tầng…(Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài, 2000). - Giai đoạn từ 2006 đến nay: nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam gia tăng và ổn định. Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2006 đã đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đã mở ra hướng phát triển cho kinh tế đất nước. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2006-2008 liên tục đạt 8%/năm. Số dự án FDI tăng mạnh từ 391 dự án năm 2000 đến 2007 đã tăng lên đến 1.544 dự án với tổng số vốn đăng ký 21.348,8 triệu USD. Năm 2008-2009, khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng, nhà đất tại Mỹ, đã lan sang các quốc gia khác. Số lượng dự án FDI đầu tư vào Việt Nam cũng ảnh hưởng, giảm còn 1.171 dự án, đến nay lượng vốn FDI thực hiện ổn định ở mức 11.500 triệu USD. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là chủ yếu, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Luật Đầu tư (sửa đổi) năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014 thay thế Luật Đầu tư 2005, đã có những điểm mới trong hoạt động đầu tư. Cải cách quy định về lĩnh vực cấm đầu tư thay “chọn cho” thành “chọn bỏ” có nghĩa quy định 6 ngành, nghề cấm đầu tư (kinh doanh ma túy; kinh doanh hóa chất, khoáng vật cấm; kinh doanh động, thực vật hoang dã, …) (Điều 6, Luật Đầu tư 2014). Ngoài ra, còn quy định danh mục 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Bên cạnh đó, còn bổ sung quy định nhà đầu tư áp dụng điều kiện, thủ tục như nhà đầu tư nước ngoài trong các trường hợp: (1) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm trên 51% vốn điều lệ hoặc chiếm đa số thành viên công ty hợp danh; (2) có tổ chức kinh tế nói trên nắm giữ trên 51% vốn điều lệ; (3) có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nói trên nắm giữ trên 51% vốn điều lệ. Và một số điểm mới sửa đổi thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài (Luật Đầu tư, 2014). Nhìn chung chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam đã có nhiều thay đổi để phù hợp với từng thời kỳ. Luật Đầu tư năm 2014 ban hành phần nào cải thiện những hạn chế chính sách đầu tư trước. Tuy nhiên, luồng vốn FDI vào Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực có xuất phát điểm thấp, tương tự như nước ta. Môi trường đầu tư ở Việt Nam còn kém hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài so với các nước trong khu vực, đây cũng là thách thức đặt ra cho Việt Nam trong việc hoàn thiện các chính sách, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, năng động… trong thời kỳ tới. 30  Một số bài học kinh nghiệm thu hút FDI cho Việt Nam - Hoàn thiện hệ thống pháp luật nghiêm minh, bổ sung, sửa đổi chính sách đầu tư cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ Để tăng cường thu hút FDI cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật từ trung ương xuống địa phương, chính sách phải thống nhất không chồng chéo giữa các Bộ, ngành; và chính sách đầu tư phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư hướng nhà đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực, ngành nghề, vùng miền ưu tiên phát triển. Ngoài ra, chính sách đầu tư phải dựa trên tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, được tính toán để đảm bảo lợi ích quốc gia. Khuyến khích dự án FDI đầu tư vào các ngành công nghệ điện tử, tin học, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, chăm sóc sức khỏe hiện đại, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. - Đầu tư, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu để tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững. Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta thể hiện qua các kỳ Đại hội, từ Đại hội Đảng khóa IX (2001) đến khóa XI (nay) xác định tăng trưởng kinh tế bền vững phải dựa trên nền kinh tế tri thức, có chất lượng cao. Muốn vậy, phải xây dựng môi trường thể chế thuận lợi cho sáng tạo và sử dụng tri thức, hỗ trợ đầu tư mạng lưới công nghệ thông tin. Kết nối nhu cầu lao động, nhu cầu sử dụng lao động chất lượng cao của chủ doanh nghiệp. Đồng thời dự báo được nhu cầu lao động trong tương lai, có kế hoạch chủ động, coi trọng đào tạo, bồi dưỡng người lao động đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển đất nước. - Chủ động, nâng cao hiệu quả trong phân cấp phân quyền, trách nhiệm quản lý hoạt động thu hút FDI đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, phát triển bền vững. Để nâng cao hiệu quả quản lý khu vực FDI cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành các cấp, phân định rõ trách nhiệm giữa các cấp trong việc quản lý. Đồng thời thực hiện cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra trong việc thẩm định, quản lý dự án FDI từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư đến khi dự án đi vào hoạt động. Công tác kiểm tra, giám sát còn giúp cơ quan quản lý kịp thời phát hiện các sai sót, hạn chế trong quản lý và có kiến nghị chấn chỉnh kịp thời các sai phạm theo quy định pháp luật. 31 - Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại : là điều kiện cần thiết để thu hút được đầu tư nước ngoài. - Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đáp ứng yêu cầu chất lượng tăng trưởng bền vững. Tóm tắt chương 1 Chương 1 hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về FDI và tăng trưởng kinh tế, các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế. Đồng thời chương này cũng tổng hợp một số lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài, những nghiên cứu có liên quan, đề xuất xây dựng các biên trong mô hình nghiên cứu; tổng hợp kinh nghiệm thu hút FDI thành công của một số quốc gia trong khu vực, và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam cũng như tỉnh Khánh Hòa. 32 CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và thống kê mô tả để phân tích, đánh giá thực trạng của mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài, làm rõ vai trò của vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa. Đồng thời sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI. Phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế các nhà nghiên cứu thường sử dụng các mô hình kinh tế lượng đó là: mô hình Var, mô hình hiệu chỉnh sai số VECM, mô hình nhiều phương trình, phương pháp hồi quy moment tổng quát GMM... Trong bài viết tác giả sử dụng mô hình Var để phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa. Mô hình véc tơ tự hồi quy (VAR - Vector Autoregression Vector) về cấu trúc gồm m biến (cũng là m phương trình), và có các trễ của biến số. Var là mô hình động của một số biến thời gian. Ta xét hai chuỗi thời gian Y1 và Y2 mô hình Var tổng quát có dạng sau: p p 1 1 p p 1 1 Y1t      i Y1t i    i Y2t i  u1t Y2t      i i Y1t i    i Y2t i  u 2t Trong mô hình trên mỗi phương trình đều chứa p trễ của mỗi biến. Với 2 biến mô hình có 22p hệ số góc và 2 hệ số chặn. Trường hợp tổng quát nếu mô hình có k biến thì sẽ có k2p hệ số góc và k hệ số chặn, khi k càng lớn thì hệ số ước lượng càng tăng. - Hạn chế trong xây dựng mô hình Var + Tất cả các biến trong mô hình Var phải cùng có tính dừng, có nghĩa là các biến này chưa dừng thì ta phải lấy sai phân để đảm bảo chuỗi dừng. + Bên cạnh đó, phương pháp xây dựng mô hình Var phải lựa chọn khoảng trễ phù hợp. Vì mô hình Var là mô hình có nhiều phương trình, nhiều biến số và các nhiễu có tương quan với nhau nên việc ước lượng sẽ phức tạp hơn. Trong trường hợp này cần có dãy số liệu thời gian đủ dài. 33 - Phương pháp ước lượng: Nghiên cứu sử dụng mô hình Var với kiểm định quan hệ nhân quả Granger để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI. Mô hình Var ước lượng với giả định các sai số là không tương quan với nhau. Một trong những giả định để kiểm định nhân quả Granger là các chuỗi dữ liệu phải dừng. Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau: Trước tiên, tiến hành phân tích thống kê mô tả để đánh giá sơ bộ quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. - Kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian đối với các biến trong mô hình bằng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test). Nếu chuỗi chưa dừng thì lấy sai phân để đưa về các chuỗi dừng. - Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger. - Lựa chọn khoảng trễ phù hợp. - Ước lượng mô hình Var. Thực hiện các kiểm định của mô hình: kiểm định tự tương quan bằng LM, kiểm định tính ổn định, kiểm định phương sai thay đổi bằng white test. 2.1.1. Kiểm định tính dừng Kiểm định nghiệm đơn vị được sử dụng để kiểm định chuỗi thời gian dừng hay không dừng. Giả thuyết đặt ra là: H0: δ = 0 (Yt là chuỗi không dừng) có nghĩa tồn tại một nghiệm đơn vị và nó bị bác bỏ nếu giá trị kiểm định ADF lớn hơn giá trị tới hạn của nó. Giá trị tới hạn này được tính sẵn khi kiểm định ADF trên phần mềm Eview. Theo Dickey và Fuller (1981) có 3 hình thức kiểm định ADF (Augmented Dickey – Fuller Test): p Yt  Yt 1    i Yt i  u t (2.1) i 1 p Yt   0  Yt 1    i Yt i  u t (2.2) i 1 p Yt   0   1T  Yt 1    i Yt i  u t (2.3) i 1 Trong đó: Yt là chuỗi số liệu thời gian ta đang xét. p là chiều dài trễ. T là biến thời gian hay xu hướng t. Ut là nhiễu trắng. (Yt – Yt-1) = ΔYt , tức là sai phân bậc 1 của chuỗi Yt. 34 2.1.2. Mô hình tự hồi quy và kiểm định nhân quả Granger - Mô hình tự hồi quy Var Ta xét hai chuỗi thời gian Yt và Xt. Mô hình Var không xác định biến nội sinh hay ngoại sinh, ta phải kiểm định 2 trường hợp. Biến Yt bị ảnh hưởng bởi giá trị hiện tại và quá khứ của Xt, đồng thời biến Xt cũng bị ảnh hưởng bởi giá trị hiện tại và quá khứ của Yt. Mô hình có dạng như sau: Yt  10  12 X t  11Yt 1  12 X t 1   yt X t   20   22Yt   21Yt 1   22 X t 1   xt Giả định chuỗi thời gian Yt và Xt đều là chuỗi dừng và phần dư εyt và εxt cũng là chuỗi dừng và không có tự tương quan. - Kiểm định nhân quả Granger Sử dụng kiểm định nhân quả Granger cho hai chuỗi dừng Yt và Xt được xem là bước đầu tiên trong mô hình Var: Yt   0  1Yt 1  ...   pYt  p  1 X t 1  ...   p X t  p   yt (2.4) X t   0  1 X t 1  ...   p X t  p  1Yt 1  ...   pYt  p   yt (2.5) Giả định rằng εyt và εxt đều là chuỗi dừng và không có tự tương quan. Nếu X nhân quả với Y thì giá trị hiện tại của Y có thể được giải thích bởi độ trễ của X, hay khi hệ số của biến X có ý nghĩa thống kê. Để kiểm chứng chiều hướng tác động của các biến (X là nguyên nhân của Y, Y là nguyên nhân của X) ta đặt giả thuyết: H0: β1 = β2 =…= βp=0 phương trình (2.4) H0: θ1= θ2 = …= θp= 0 phương trình (2.5) Chấp nhận giả thuyết H0 đồng nghĩa là X không nhân quả với Y ở phương trình (2.4) và Y không nhân quả với X ở phương trình (2.5). Các trường hợp có thể xảy ra: - Nhân quả một chiều từ X sang Y nếu các biến trễ của biến X có tác động lên Y, nhưng biến trễ của Y không có tác động lên X. - Nhân quả một chiều từ Y sang X nếu các biến trễ của biến Y có tác động lên X, nhưng biến trễ của X không có tác động lên Y. - Nhân quả hai chiều giữa X và Y nếu các biến trễ của biến X có tác động lên Y và biến trễ của biến Y có tác động lên X. - Không quan hệ nhân quả X và Y nếu các biến trễ của biến X không tác động lên Y, và biến trễ của biến Y không có tác động lên X (Phùng Thanh Bình, 2011). 35 2.1.3. Mô hình ước lượng Từ lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm ở chương 1 để phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Khánh Hòa bài viết sử dụng mô hình Var với nguồn dữ liệu thứ cấp từ năm 1995-2014, gồm 20 quan sát. Thông qua các biến số RGDP, FDI, nguồn nhân lực (HSPT), độ mở nền kinh tế (OPEN). Các biến trong mô hình được xây dựng như sau: f = (RGDP FDI HSPT OPEN) RGDP: được biểu thị cho tăng trưởng kinh tế địa phương, đo bằng tổng sản phẩm trên địa bàn Khánh Hòa (RGDP) theo giá 2010, đơn vị tính tỷ đồng. FDI: giá trị vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Khánh Hòa được sử dụng qua từng năm, tính tỷ đồng theo giá 2010. Nguồn nhân lực (HSPT): là khái niệm phức tạp được đo lường bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, do khó khăn trong thu thập số liệu tác giả sử dụng số học sinh phổ thông trung học là thước đo nguồn vốn nhân lực. Ở trình độ phổ thông trung học con người đã được trang bị kiến thức cơ bản để có thể nắm bắt các kỹ năng và kiến thức mới đáp ứng cho yêu cầu công việc tương lai, cải thiện hiệu quả công việc, kích thích tăng trưởng kinh tế. Đơn vị tính: người. Ở góc độ lý thuyết nhân tố này phản ánh trình độ lao động. Trong các nghiên cứu trước chưa thống nhất trong xác định yếu tố nguồn vốn con người làm biến đại diện. Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006) đo vốn nhân lực bằng tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã tốt nghiệp cấp tiểu học, đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở, và tỷ lệ dân số biết chữ, nghiên cứu ở góc độ Việt Nam sử dụng phương pháp bình phương hai trọng số (2SLS) đã chỉ ra vốn con người vừa có tác động tiêu cực, vừa có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Nguyễn Phi Lân (2010) đo bằng lương tháng của lao động nhà nước do địa phương quản lý, nghiên cứu 61 tỉnh thành Việt nam từ 1996-2003, tác động âm. Sử Đình Thành và Nguyễn Minh Tiến (2014), đo bằng số người trong độ tuổi lao động trên dân số, có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Hồ Đắc Nghĩa (2014), đo bằng số người tốt nghiệp trung học phổ thông, không có tác động tích cực đến thu hút FDI nhưng ngược lại số người lao động có đào tạo tác động dương ngay sau năm tăng FDI. OPEN: độ mở kinh tế là chỉ số được sử dụng để đo lường chính sách mở cửa thương mại của một quốc gia, biến này được tính bằng phần trăm RGDP của tổng giá 36 trị xuất khẩu hàng năm (có thể được đo lường bằng tỷ lệ giữa giá trị xuất nhập khẩu hàng năm so RGDP). Thương mại quốc tế sẽ đẩy mạnh tính cạnh tranh nhiều hơn, thúc đẩy các doanh nghiệp luôn đổi mới sản phẩm hoạt động có hiệu quả, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, điều này sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, thu ngoại tệ từ xuất khẩu. Biến này cũng được xem là nhân tố để thu hút nguồn vốn FDI vào phát triển kinh tế địa phương. Ở góc độ Việt Nam, Sử Đình Thành và Nguyễn Minh Tiến (2014) với dữ liệu bảng, ước lượng bằng phương pháp GMM tìm thấy độ mở thương mại với độ trễ (1) tác động dương đến tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên sử dụng phương pháp PMG lại có tác động âm, ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Hồ Đắc Nghĩa (2014), tìm thấy độ mở cửa nền kinh tế có tác động dương đến năng suất. Bảng 2.1 thể hiện kỳ vọng của các biến trong mô hình nghiên cứu đến tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa. Bảng 2.1: Tác động kỳ vọng của các biến trong mô hình ước lượng đến tăng trưởng kinh tế RGDP, FDI Biến Tên Cách tính Kỳ vọng dấu RGDP Tăng trưởng LnRGDP kinh tế Khánh Hòa Vốn đầu tư trực LnFDI tiếp nước ngoài Logarithm của Tổng sản phẩm địa bàn Khánh Hòa theo giá 2010 (tỷ đồng) Logarithm vốn FDI thực hiện, tính tỷ đồng theo giá 2010 Logarithm số lượng học sinh phổ LnHSPT Nguồn nhân lực thông trung học (người) Độ mở thương Logarithm của % (Tổng giá trị xuất LnOPEN mại khẩu/RGDP) x 100 FDI + +/+/- + + + Để giảm bớt biên độ biến động, thuận lợi cho phân tích tăng trưởng tác giả chuyển các biến sang dạng logarithm tự nhiên để ước lượng. Mô hình ước lượng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI có dạng: F = (LnRGDP LnFDI LnHSPT LnOPEN) Mô hình phân tích 4 biến - Kiểm tra bậc dừng của các biến, giả định chúng dừng ở bậc gốc I(0), nếu không dừng lấy sai phân bậc một cho DLnRGDP DLnFDI DLnHSPT DLnOPEN. - Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger của các biến dừng. 37 - Tìm khoảng trễ tối ưu của mô hình Var bằng phần mềm Eview 8. - Ước lượng mô hình Var 4 biến. - Và thực hiện các kiểm định mô hình: kiểm định tính ổn định của mô hình Var; kiểm định tự tương quan bằng LM, kiểm định tính ổn định, kiểm định phương sai thay đổi bằng white test. 2.2. Dữ liệu nghiên cứu Số liệu sử dụng cho mô hình Var là bộ dữ liệu theo chuỗi thời gian từ năm 1995 đến 2014, để đảm bảo tính thống nhất nguồn dữ liệu thu thập chính từ nguồn Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa. Như vậy, số quan sát tính theo năm là 20. Dữ liệu về RGDP Khánh Hòa, vốn FDI thực hiện, số lượng học sinh phổ thông trung học, giá trị xuất khẩu, tỷ giá hối đoái bình quân 2010 của VNĐ/USD thu thập từ: - Niên giám thống kê Khánh Hòa năm 1995, 2000, 2005, 2010, 2012, 2013. - Các chỉ tiêu kinh tế xã hội tỉnh từ Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa. - Tổng Cục thống kê năm 2013. - Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Khánh Hòa. 2.3. Các phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu thống kê 2.3.1. Một số chỉ tiêu phân tích tăng trưởng, vốn đầu tư - Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm gy (%): (tính theo giá so sánh 2010 và theo giá thực tế qua các năm)  Yn  Yn 1 gy    Yn 1     x100  - Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong một giai đoạn: gY  n Với Yn  1 ) x 100 Y0 Y là giá trị GDP qua các năm Yn là GDP năm cuối cùng của thời kỳ Y0 là GDP năm đầu tiên của thời kỳ tính toán - Tốc độ tăng vốn đầu tư hàng năm gk (%):  K n  K n1 gk    K n1     x100  - Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân trong một giai đoạn: 38 g k  (n Với Kn  1 ) x 100 K0 K là giá trị vốn đầu tư qua các năm Kn là giá trị vốn đầu tư năm cuối cùng của thời kỳ K0 là giá trị vốn đầu tư năm đầu tiên của thời kỳ tính toán 2.3.2. Xử lý dữ liệu thống kê Để thống nhất dữ liệu trong tính toán bài viết phải quy đổi tổng sản phẩm trên địa bàn Khánh Hòa (RGDP) từ năm 1995 đến 2009 về giá 2010, và quy đổi đơn vị tính của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo đồng Việt Nam giá 2010. Công thức quy đổi như sau: - Vốn FDI thực hiện theo giá năm 2010 tính bằng VNĐ: FDI2010,VNĐ(t) = FDIUSD(t) x Tỷ giá hối đoái giữa đồng/USD của năm 2010. Trong đó: t là năm nghiên cứu. FDI2010,VNĐ(t): giá trị FDI thực hiện tính theo giá năm 2010 của năm nghiên cứu, tính bằng VNĐ. FDIUSD(t): giá trị vốn FDI thực hiện của năm nghiên cứu, tính bằng USD. - Đổi RGDP hàng năm (từ 1995-2009) theo giá năm 2010: RGDP2010 (t) = RGDP1994(t) x H Trong đó: RGDP2010 (t): giá trị RGDP tính theo giá năm 2010 của năm nghiên cứu. RGDP1994(t): giá trị RGDP tính theo giá năm 1994 của năm nghiên cứu. H : hệ số chuyển đổi, tính bằng tỷ lệ giữa RGDP của năm 2011 tính theo giá năm 2010 so với RGDP của năm 2011 tính theo giá năm 1994. - Số lượng học sinh phổ thông trung học năm = (số lượng học sinh phổ thông trung học đầu năm + số lượng học sinh phổ thông trung học cuối năm)/ 2 - Kết quả tính toán xử lý từ số liệu thống kê thu nhập (Bảng 2.2) + Tỷ giá hối đoái bình quân năm 2010 là: 19.537 đ/USD. + Hệ số chuyển đổi H là: 2,6001 (RGDP 2011 theo giá 2011/RGDP 2011 theo giá 1994). Số liệu năm 2014 số ước tính Tình hình kinh tế xã hội 2014 trang web Cục thống kê Khánh Hòa. 39 Bảng 2.2: Tổng sản phẩm trên địa bàn, vốn FDI thực hiện, giá trị xuất khẩu Khánh Hòa, giai đoạn 1995 - 2014 Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014* RGDP theo giá 1994 (triệu đồng) 2.647.655 2.990.558 3.260.007 3.588.620 3.866.020 4.072.080 4.446.710 4.926.154 5.507.529 6.111.691 6.751.781 7.428.810 8.149.435 9.046.211 10.071.309 11.098.739 12.319.246 13.311.322 RGDP theo giá 2010 (triệu đồng) 6.884.235 7.775.826 8.476.427 9.330.862 10.052.137 10.587.919 11.562.004 12.808.618 14.320.266 15.891.163 17.555.478 19.315.838 21.189.553 23.521.283 26.186.667 28.858.114 32.032.531 34.611.107 37.474.197 40.583.736 44.052.000 FDI thực hiện (1000 USD) FDI thực hiện giá 2010 (triệu đồng) 24.218 49.009 78.253 106.015 141.605 199.614 241.065 249.901 270.074 257.747 267.101 272.351 313.606 339.247 363.533 518.862 617.382 595.556 597.765 734.269 778.325 473.147 957.489 1.528.829 2.071.215 2.766.537 3.899.859 4.709.687 4.882.316 5.276.436 5.035.603 5.218.352 5.320.921 6.126.920 6.627.869 7.102.344 10.137.007 12.061.792 11.635.378 11.678.535 14.345.413 15.206.138 HSPT: Số lượng học sinh PTTH (người) 10.421 12.371 14.327 16.568 19.888 23.717 26.784 27.787 27.872 29.120 31.505 34.622 36.861 37.912 38.902 39.309 39.259 38.451 37.592 36.516 35.393 Tổng trị giá Xuất khẩu (1000 USD) 48.557 65.878 76.744 83.793 82.771 92.555 184.071 196.210 209.083 255.212 316.365 353.347 379.755 390.477 423.856 501.022 696.101 946.063 1.153.064 1.069.784 1.069.990 OPEN ( xuất khẩu / GRDP x 100) (%) 13,8 16,6 17,7 17,5 16,1 17,1 31,1 29,9 28,5 31,4 35,2 35,7 35 32,4 31,6 33,9 42,5 53,4 60,1 51,5 47,5 40 Tóm tắt chương 2 Chương 2 chỉ ra sử dụng mô hình Var kiểm định nhân quả Granger, phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa, các bước thực hiện trong quy trình kiểm định và định nghĩa các biến và kỳ vọng về dấu các biến được sử dụng trong mô hình. Đồng thời, chương này cũng chỉ ra nguồn thu thập dữ liệu và bộ dữ liệu được sử dụng để ước lượng mô hình. 41 CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – THẢO LUẬN 3.1. Tiềm năng, lợi thế, và khó khăn, thách thức đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khánh Hòa theo hướng bền vững 3.1.1. Một số nét chung tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa cách Hà Nội 1.280 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 448 km, là tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc, Tây Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, và phía Đông giáp Biển Đông. Tỉnh Khánh Hòa có 9 đơn vị hành chính, gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh là Nha Trang và Cam Ranh, 1 thị xã Ninh Hòa và 6 huyện: Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm và huyện đảo Trường Sa. Tổng diện tích 5.217,65 km² trong đó diện tích đất nông nghiệp là 3.262,41km2, đất phi nông nghiệp 990,11km2. Dân số cuối năm 2013 là 1.192.462 người, trong đó dân số nông thôn là 661.974 người chiếm 55,5% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số 229 người/km2, cao nhất là thành phố Nha Trang 1.579 người/km2 thấp nhất là Trường Sa. Hiện có 32 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh (Kinh, Raglai, Hoa, Ê-đê, Cơ-ho, một nhóm nhỏ dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ...), dân tộc kinh chiếm đa số (khoảng 95%) phần lớn sống ở vùng đồng bằng, đô thị còn đồng bào dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở 2 huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh. Địa hình của Khánh Hoà tương đối phức tạp. Với chiều dài 200 km bờ biển khúc khuỷu, thuận lợi để hình thành các cảng nước sâu, nhiều vùng đất rộng thuận lợi để lập khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung. Có 8 cửa lạch, 10 đầm, vịnh, 2 bán đảo và trên 200 hòn đảo lớn, nhỏ đa dạng hình thù. Nói đến Khánh Hòa phải nhắc đến phát triển kinh tế ở vịnh Cam Ranh, Nha Trang, và Vân Phong. Khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình năm là 260C. Do có những vùng núi cao trên 1000m như: núi thuộc dãy Vọng Phu (Hòn Ngang cao 1128m, Hòn Giúp 1127m, Hòn Giữ 1264m); đỉnh Hòn Giao cao 2062m nên có các đặc trưng của khí hậu nhiệt đới vùng núi cao, quanh năm mát mẻ. Lượng mưa trung bình khoảng 2.000 mm/năm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9-12, tập trung 70-80% lượng mưa cả năm. Gió với tần suất khác nhau xuất hiện theo mọi hướng, gió tây khô nóng và gió tu bông thường xảy ra bất lợi cho cây trồng. 42 3.1.2. Tiềm năng, lợi thế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khánh Hòa - Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên + Khánh Hoà có vị trí rất quan trọng về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế. Có huyện đảo Trường Sa, cảng nước sâu Cam Ranh có vị trí chiến lược an ninh quốc phòng của cả nước. Vịnh Nha Trang diện tích khoảng 400 km, được công nhận là một trong các vịnh đẹp nhất thế giới. Vịnh Vân Phong là vịnh lớn với 70.000 ha đất liền, đảo và 80.000 ha mặt nước, có độ sâu từ 20-30 m, tương đối kín gió. Trong tương lai (đến 2030) Vân Phong là cảng trung chuyển container quốc tế, công nghiệp lọc hóa dầu, trung chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nuôi trồng hải sản và các ngành kinh tế khác. Đồng thời là trung tâm kinh tế của tỉnh có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước (Thanh tra chính phủ, 2014). + Khánh Hòa là đầu nối giao thương, nằm trên trục giao thông nối liền BắcNam rất thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không của cả nước, quốc tế. Khánh Hòa hiện có các khu công nghiệp như: Suối Dầu, Diên Phú, Đắc Lộc, Vạn Ninh, Ninh Hòa, Cam Lâm, Cam Ranh. Trong những năm qua, công nghiệp chế biến của Khánh Hòa về thủy sản đông lạnh, nước mắm, cà phê, hạt điều, yến sào, thuốc lá điếu, hàng thủ công mỹ nghệ, da, trứng đà điểu, cá sấu … đã trở thành thương hiệu nổi tiếng được khách trong nước và thị trường quốc tế biết đến. + Khánh Hòa có tiềm năng về phát triển kinh tế du lịch, tài nguyên sinh thái sự đa dạng cảnh quan có đồng bằng, núi rừng, biển đảo, trong đó đã xây dựng các khu nghĩ mát bãi biển, khu nghĩ dưỡng cao cấp và khu vui chơi giải trí có tầm cỡ quốc gia, quốc tế như đảo Bình Ba, Hòn Tằm, các khu nghĩ mát như Ninh Vân, Ana Mandara, Sheraton Nha Trang hotel & spa, Novotel, khu vui chơi giải trí Vinpearl, … Bên cạnh đó, với hàng trăm di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như tháp Bà Ponagar, thành cổ Diên Khánh, di tích của nhà bác học Alexandre Yersin…, nhiều làng nghề thủ công truyền thống như dệt chiếu, làm gốm, làm nem, tranh cát, … Những năm gần đây, Khánh Hòa trở thành điểm đến diễn ra nhiều sự kiện lớn của Việt Nam và thế giới như tổ chức các hoa hậu Việt Nam, hoa hậu thế giới, Festival Biển Nha Trang đã tạo sự hấp dẫn cho du khách trong, ngoài nước, và quảng bá du lịch Khánh Hòa với bạn bè thế giới. Với bờ biển chạy dài, nhiều đảo, vịnh vũng Khánh Hòa có tiềm năng lớn phát triển kinh tế biển, cảng biển, ngành công nghiệp vận tải biển. Địa thế thuận lợi tạo cho 43 Khánh Hòa có nguồn lợi thủy sản phong phú, có khí hậu ôn hòa triển vọng cho nghiên cứu, nuôi trồng, khai thác thủy hải sản chất lượng cao đẩy mạnh xuất khẩu. - Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Khánh Hòa có hệ thống giao thông phát triển khá đồng bộ, gồm có đường sắt, đường thủy, đường bộ và đường hàng không. + Hệ thống đường bộ: có quốc lộ 1A trục giao thông nối liền các tỉnh phía Bắc và phía Nam; quốc lộ 26 nối huyện Ninh Hòa với Đăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên; đường 723 rút ngắn khoảng cách Nha Trang đi Đà Lạt còn 140 km và dự án đường cao tốc Bắc Nam đi qua Khánh Hòa. Năm 2013, toàn tỉnh có 3.590km đường giao thông, trong đó có 2.907 km đường nhựa và bê tông nhựa (80,9%), 263 km đường cấp phối, và 420 km đường đất. + Hệ thống đường thủy: có cảng Nha Trang là cảng đa chức năng phục vụ du lịch, vận tải hành khách và chuyển tải hàng hóa, công suất bình quân hàng năm là 6.000 hành khách, có thể bốc dỡ 800.000 tấn/năm. Cảng Cam Ranh có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 30.000 DWT, có thể bốc dỡ hàng rời từ 4.000-5.000 tấn/ngày, hàng bao từ 2.000-2.500 tấn/ngày. Đặc biệt có cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong hiện đang triển khai xây dựng có thể tiếp nhận tàu container 4.000 – 6.000 TEU cập bến, năng lực thông quan khoảng 10 triệu tấn… + Hệ thống đường hàng không: có Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, có 4 đường băng dài 3.040m; năm 2013 sân bay Cam Ranh đã đón 1.509.212 lượt khách (sân bay có số lượng hành khách thông quan đông thứ 4 trong các sân bay tại Việt Nam). Trong đó khách từ các đường bay quốc nội là 1.143.015 lượt (chiếm 75.74%) và khách từ các đường bay quốc tế là 366.197 chiếm 24.26%. Dự kiến năm 2015 lượng khách thông quan sân bay đạt 2,5 triệu lượt. + Hệ thống đường sắt: có trục đường sắt Bắc – Nam chạy dọc tỉnh, qua thành phố Nha Trang và hầu hết các huyện, thành, thị xã trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi chuyên chở hành khách và vận chuyển hàng hóa trong cả nước. - Về hạ tầng xã hội Hệ thống điện lưới đã phủ hết 9 huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh. Hệ thống cấp nước của Thành phố Nha Trang có công suất 70.000m3 /ngày-đêm, Thành phố Cam Ranh 16.000m3/ngày-đêm, các huyện, thị xã đều có nhà máy nước đảm bảo cấp nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Bên cạnh đó, hệ thống thông 44 tin liên lạc được phát triển, 100% xã được phủ sóng điện thoại cố định, di động và mạng internet. Hạ tầng dịch vụ, giáo dục, y tế được đảm bảo. - Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực + Về số lượng lao động: tổng dân số Khánh Hòa năm 2010 là 1.164,65 nghìn người, năm 2013 là 1.192,5 nghìn người, tăng gấp 1,02% so với 2010. Trong đó, nam giới có khoảng 591,52 nghìn người chiếm 49,6%, nữ giới có khoảng 600,94 nghìn người chiếm 50,4%, tỷ lệ tăng dân số của bình quân từ năm 1999-2013 là 1%; dân số thành thị là 530,48 nghìn người chiếm 44,4%, nông thôn là 661,97 nghìn người chiếm 55,5% của cả tỉnh. Dân số từ 15 tuổi trở lên của Khánh Hòa năm 2010 là 857,6 nghìn người, năm 2013 là 906,22 nghìn người tăng 1,06 lần so với năm 2010. Lao động làm việc ở nông thôn năm 2010 có khoảng 330,3 nghìn người, năm 2013 có khoảng 427,513 nghìn người, tăng 1,28 lần so 2010. Tỷ lệ tham gia lao động năm 2010 là 81,7%, năm 2012 là 81,58%. Có thể nói dân số Khánh Hòa đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng (dân số trong độ tuổi lao động chiếm 76% tổng dân số). + Về chất lượng lao động: Khánh Hòa nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng và nhiều viện nghiên cứu lớn. Trong đó có 07 trường đại học và học viện quân sự, 08 trường cao đẳng đào tạo sư phạm, y tế, cao đẳng nghề… hàng năm đã đào tạo hàng nghìn lao động có chuyên môn kỹ thuật, có tri thức đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, tỉnh có 11 viện nghiên cứu trong đó có thể kể đến viện nghiên cứu lớn của cả nước đó là Viện Pasteur Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế, Trung tâm nghiên cứu Thủy sản III… Có thể nói Khánh Hòa có tiềm năng nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực sinh chế phẩm, nuôi trồng thủy hải sản phục vụ cho phát triển kinh tế tri thức tỉnh nhà và cả nước. - Về quy mô và trình độ phát triển Từ năm 1994-2013, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Khánh Hòa đạt 9,7%, năm 2014 ước đạt 8,55% (GDP cả nước ước đạt 5,8%). Thu nhập bình quân của người lao động năm 2013 là 4,67 triệu đồng/người/tháng. Tổng thu ngân sách năm 2013 là 11.580,9 triệu đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu Khánh Hòa năm 2013 là 1.069,78 triệu USD chiếm 1,01% so cả nước. Những mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn là tàu biển trên 37.000 tấn, hải sản các loại, cà phê… 45 3.1.3 Khó khăn, thách thức đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khánh Hòa - Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa cao so với cả nước song chất lượng tăng trưởng chưa đi vào chiều sâu. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn tỉnh đạt thấp, do nhiều nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư triển khai dự án chậm vì thiếu năng lực tài chính (như các dự án ở Cam Ranh). Công tác cải cách hành chính đã được thực hiện, triển khai áp dụng cơ chế một cửa liên thông đối với các thủ tục hành chính về đầu tư, kinh doanh, đất đai, xây dựng, tư pháp, công thương… nhưng hiệu quả giải quyết chưa được cải thiện nhiều. - Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài: mặt dù trong thời gian qua tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng, bổ sung nhiều chính sách mới trong thu hút đầu tư vào khu kinh tế Vân Phong, khu công nghiệp, du lịch…Tuy nhiên, thủ tục đầu tư còn nhiều hạn chế, một số loại giấy tờ xuất hiện đồng thời trong nhiều thủ tục, số lượng hồ sơ mà cơ quan yêu cầu doanh nghiệp nộp không thống nhất, hạn chế trong việc phối hợp giữa các cơ quan hành chính làm phát sinh nhiều thời gian, chi phí không cần thiết cho nhà đầu tư. - Thu hút FDI vào tỉnh còn mất cân đối theo ngành kinh tế: cơ cấu kinh tế Khánh Hòa chuyển dịch theo hướng hiện đại công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Khu vực FDI đầu tư vào ngành nông nghiệp có xu hướng giảm, trong khi nông nghiệp được xem là ngành chủ đạo tạo ra giá trị lương thực, thực phẩm thì bị giảm sút. - Mất cân đối giữa vốn FDI đăng ký và vốn thực hiện: Tính khả thi của các doanh nghiệp FDI có quy mô lớn còn hạn chế, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, nhiều nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn về tài chính đã phải tạm dừng và rút vốn đăng ký. Trên thực tế từ năm 1994 đến nay, các dự án vốn FDI đã rút vốn và giải thể 54 dự án. - Công tác cải cách hành chính đã triển khai thực hiện, tuy nhiên môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Môi trường kinh doanh đầu tư tại tỉnh Khánh Hòa được đo lường qua chỉ số năng lực cạnh tranh PCI do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam đánh giá hàng năm. Chỉ số PCI gồm tổng hợp của 10 chỉ số thành phần đó là: chi phí gia nhập thị trường; chi phí tiếp cận đất đai; tính minh bạch; chi phí thời gian; chi phí không chính thức; tính năng động; hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động; thiết chế pháp lý; và cạnh tranh bình đẳng. Kết quả xếp hạng PCI Khánh Hòa được thể hiện qua bảng 3.1. 46 Bảng 3.1: Kết quả xếp hạng PCI của tỉnh Khánh Hòa từ 2007- 2014 Kết quả thứ hạng Năm Điểm số So cả nước So vùng Duyên Nhóm hải miền Trung 2007 52,42 52/64 7/12 Trung bình 2008 52,12 36/64 5/12 Khá 2009 58,66 30/63 5/12 Khá 2010 56,75 40/63 8/12 Khá 2011 59,11 34/63 8/12 Khá 2012 58,82 24/63 4/12 Khá 2013 57,49 34/63 8/12 Khá 2014 59,78 16/63 5/12 Khá (Nguồn:http://www.pcivietnam.org/khanh-hoa) Kết quả xếp hạng trên cho thấy môi trường đầu tư tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2007 - 2014 phần nào được cải thiện. Năm 2007, PCI tại Khánh Hòa nằm trong nhóm “trung bình” với 52,42 điểm đứng thứ 52/64 tỉnh, thành trong cả nước. Giai đoạn từ 2008 – 2014 vị trí PCI tăng lên xếp nhóm “khá”, vị trí cao nhất là năm 2014 đạt 59,78 điểm xếp thứ 16/63 tỉnh, thành trong cả nước, thấp nhất là năm 2010 đạt 56,75 điểm xếp thứ 40/63. So với các tỉnh Duyên hải miền Trung, PCI của Khánh Hòa năm 2013 giảm cả điểm số lẫn thứ hạng, giảm 1,33 điểm so với năm 2012, giảm 4 bậc thứ hạng vùng. Năm 2014 vị trí này khả quan hơn, tăng 0,96 điểm so năm 2012, tăng 8 bậc thứ hạng vùng, xếp thứ tự trên các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên, Quảng Trị, và xếp dưới 4 tỉnh thành là Đà Nẵng, Thanh Hóa, Huế, và Quảng Nam. Tuy tăng 3 bậc so với 2013 nhưng Khánh Hòa vẫn xếp thứ 5 hạng vùng, giảm 1 bậc so với năm 2012. Bảng 3.2 cho thấy năm 2014 trong 10 chỉ số thành phần chỉ có 5 chỉ số được cải thiện so với năm 2013 đó là: gia nhập thị trường (tăng 0,63 điểm); tính minh bạch (tăng 0,39); hỗ trợ doanh nghiệp (tăng 0,49); đào tạo lao động (tăng 1,3); và thiết chế pháp lý (tăng 1,72). Còn 5 chỉ số như: tiếp cận đất đai (giảm 1,64 điểm); chi phí thời gian (giảm 0,2); chi phí không chính thức (giảm 0,88); tính tiên phong năng động của lãnh đạo (giảm 0,47). Chỉ số cạnh tranh bình đẳng năm 2013 lần đầu tiên được đánh giá, năm 2014 chỉ số này giảm 2,4 điểm còn 4,7 điểm. 47 Bảng 3.2: Chỉ số thành phần PCI tỉnh Khánh Hòa, Đà Nẵng năm 2012 – 2014 CHỈ SỐ Khánh Hòa so Đà Nẵng Đà Nẵng Khánh Hòa 2012 2013 2014 2012 2013 2014 2013 2014 Gia nhập thị trường 8,72 6,86 7,49 9,13 8,4 9,03 -1,54 -1,54 Tiếp cận đất đai 6,56 7,31 5,67 5,67 7,98 6,42 -0,67 -0,75 Tính minh bạch 5,96 5,73 6,12 6,58 6,49 6,59 -0,76 -0,47 Chi phí thời gian 6,09 6,47 6,27 6,03 7,86 7,47 -1,39 -1,2 Chi phí không chính thức 6,73 6,52 5,64 6,77 7,5 6,35 -0,98 -0,71 Tính năng động 5,43 5,36 4,89 5,71 7,72 5,91 -2,36 -1,02 Hỗ trợ doanh nghiệp 4,18 5,24 5,73 4,78 5,36 6,16 -0,12 -0,43 Đào tạo lao động 4,97 5,25 6,55 5,57 6,53 7,53 -1,28 -0,98 Thiết chế pháp lý 3,11 3,95 5,67 3,05 6,6 6,3 -2,65 -0,63 7,1 4,7 5,82 4,81 1,28 -0,11 Cạnh tranh bình đẳng (Nguồn: http://www.pcivietnam.org) So với PCI Đà Nẵng tỉnh xếp hạng đứng đầu cả nước, PCI Khánh Hòa năm 2014 thấp hơn 7,09 điểm. Hầu hết các chỉ số thành phần năm 2013, 2014 đều thấp hơn, đặc biệt chỉ số về gia nhập thị trường , chi phí thời gian, tính năng động của cán bộ lãnh đạo, và đào tạo lao động thấp nhiều. Như vậy, để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài vào Khánh Hòa, PCI của tỉnh cần phải cải thiện. Những bất cập trong quy hoạch, tính năng động của lãnh đạo, hỗ trợ doanh nghiệp, công khai minh bạch trong cải cách hành chính, đẩy nhanh cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, hiệu lực thực thi pháp luật,… cần được quan tâm, tìm hiều nguyên nhân và cải thiện. 3.2. Diễn biến thu hút và thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa 3.2.1. Diễn biến dòng vốn qua các giai đoạn phát triển Ở Việt Nam, Luật Đầu tư nước ngoài được Quốc Hội khóa VIII thông qua ngày 29/12/1987, phải đến năm 1991 Khánh Hòa mới có dự án FDI đăng ký vốn đầu tiên, và đến năm 1994 dự án FDI mới thực hiện, dòng vốn FDI vào Khánh Hòa chậm hơn so với các tỉnh trong cả nước. Tính lũy kế đến hết năm 2014, Khánh Hòa có 84 dự án FDI còn hiệu lực, trung bình mỗi năm thu hút được hơn 3 dự án, với vốn đăng ký là 1.259,72 triệu USD, vốn thực hiện năm 2013 là 734,269 triệu USD lĩnh vực đầu tư chủ yếu là công nghiệp đóng tàu, lọc hóa dầu, thức ăn chăn nuôi, may mặc, cơ khí; chế 48 biến và nuôi trồng thủy sản; du lịch dịch vụ…Theo xu thế chung của cả nước, dòng vốn FDI đầu tư vào Khánh Hòa diễn biến không ổn định, vốn FDI đăng ký cao nhất là năm 2009 đạt mức 1.291,98 triệu USD. Nhìn (hình 3.1) hơn 23 năm, từ 1991 đến nay dòng vốn FDI vào Khánh Hòa có thể chia ra thành 3 giai đoạn cơ bản như sau: Hình 3.1: Diễn biến dòng vốn FDI vào tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1992-2013 (Nguồn: Niên giám thống kê Khánh Hòa, 1995 2000 2005 2010 2013) Giai đoạn từ 1991 đến 1999: Đây là giai đoạn đầu mở cửa thu hút dòng vốn FDI vào Khánh Hòa. Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đăng ký và vốn thực hiện tăng qua các năm, đỉnh điểm năm 1999 tỉnh Khánh Hòa đã thu hút được 33 dự án với vốn FDI đăng ký cao nhất đạt mức 345,5 triệu USD, chiếm 15,14% vốn đăng ký cả nước. Tỷ lệ vốn FDI thực hiện trên vốn đăng ký trong giai đoạn này thấp, năm 1999 đạt 199,6 triệu USD chỉ bằng 57,7% vốn đăng ký (so với cả nước là 90,27%). Đây là kết quả của việc các nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng vào một thị trường mới mở cửa của Việt Nam, với quy mô dân số của toàn tỉnh Khánh Hòa trên 1 triệu dân. So với cả nước vốn FDI vào tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn này chiếm tỷ trọng nhỏ, số dự án chỉ chiếm 5,89%, vốn đăng ký chiếm 3,51%, và vốn thực hiện chiếm 3,47%. Trong giai đoạn này, Công ty FDI có vốn đăng ký lớn vào Khánh Hòa có thể kể đến đó là, Công ty Bia Sanmiguel (1994) khoảng 60 triệu USD, Công ty TNHH nhà máy đóng tàu biển Hyundai Vinashin (1996) trên 200 triệu USD. - Giai đoạn 2000 đến 2009: được chia làm 2 thời kỳ + Năm 2000-2001: FDI đăng ký vào Khánh Hòa chỉ đạt 316,12 triệu USD năm 2000 giảm 8,5%, và 339,4 triệu USD năm 2001 giảm 1,76% so với 1999, nguyên nhân 49 là do ảnh hưởng của thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1999 khiến cho các dòng vốn FDI vào Việt Nam bị chững lại và các địa phương trong nước cũng như Khánh Hòa chịu ảnh hưởng của xu hướng này. + Từ 2006 – 2009: là thời kỳ phục hồi và tăng trưởng mạnh, dòng vốn FDI đăng ký vào Khánh Hòa chuyển hướng tăng, cao nhất là năm 2009 FDI đăng ký vào Khánh Hòa đạt 1.291,98 triệu USD cao gấp 3,3 lần so năm 2005 trong khi tốc độ vốn FDI thực hiện tăng ít hơn chỉ bằng 1,9 lần. Sự kiện Việt Nam gia nhập vào tổ chức WTO cuối năm 2006 đã làm cho nhiều chủ đầu tư nước ngoài biết đến Việt Nam và kỳ vọng vào thị trường Việt Nam nói chung và địa phương Khánh Hòa nói riêng. Mặc dù trong giai đoạn này các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ồ ạt vào địa phương, tăng cả về số lượng dự án lẫn vốn đăng ký, song số lượng dự án đã rút vốn và giải thể cũng giảm nhiều, giảm 12 dự án với tổng vốn đăng ký giảm 589,8 triệu USD do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008. Doanh nghiệp nước ngoài trong giai đoạn này có vốn đầu tư đăng ký trên 100 triệu USD vào Khánh Hòa có thể kể đến đó là, Công ty liên doanh TNHH kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (2006), Công ty cổ phần đầu tư và du lịch thương mại Vân Phong (2008). - Giai đoạn 2010 đến nay: đây là giai đoạn khó khăn, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng từ sự lan tỏa của cuộc khủng hoảng tiền tệ thế giới bắt nguồn tại Mỹ năm 2008 và lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Vốn FDI đăng ký vào Khánh Hòa năm 2010 giảm còn 813,85 triệu USD, năm 2013 đã khôi phục lại 1.039,39 triệu USD. Tháng 5/2014 Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 vào biển Đông của Việt Nam tranh chấp chủ quyền biển đảo đã ảnh hưởng đến thu hút FDI vào Việt Nam. Nhờ những nổ lực của Chính phủ Việt Nam kịp thời sử dụng các biện pháp an ninh chính trị, hỗ trợ, miễn giảm thuế cho các chủ đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng từ sự kiện trên đã tạo cho chủ đầu tư FDI thêm phần tin tưởng vào chính sách môi trường đầu tư của Việt Nam ổn định. Năm 2014, Khánh Hòa đã thu hút dự án có quy mô lớn trên 1.000 triệu USD, Công ty TNHH Dewan Internatinal do nhà đầu tư Hồng Kông thực hiện với tổng vốn đăng ký 1.250 triệu USD để xây dựng, phát triển khu vực biển chính của Nha Trang. So với cả nước, các dự án đầu tư nước ngoài vào Khánh Hòa còn hạn chế, tỷ trọng vốn đăng ký dao động từ 0,93% đến 13,67%, vốn thực hiện dao động từ 1,08% đến 11,23% so với tổng vốn FDI cả nước. 50 Bảng 3.3: Luồng vốn FDI vào Khánh Hòa so với FDI vào Việt Nam Số dự án Vốn đăng ký (1 triệu USD) Tỷ Khánh Cả nước trọng Hòa (%) Vốn thực hiện(1 triệu USD) Tỷ Khánh Cả nước trọng Hòa (%) Cả nước Khánh Hòa Tỷ trọng (%) 274 8 2,92 2.829,8 26,30 0,93 1.117,5 - - 372 11 2,96 4.262,1 70,80 1,66 2.240,6 24,22 1,08 1995 415 17 4,10 7.925,2 101,77 1,28 2.792,0 49,01 1,76 1996 372 19 5,11 9.635,3 224,78 2,33 2.938,2 78,25 2,66 1997 349 23 6,59 5.955,6 237,95 4,00 3.277,1 106,02 3,24 1998 285 30 10,53 4.873,4 320,20 6,57 2.372,4 141,61 5,97 1999 327 33 10,09 2.528,3 345,54 13,67 2.282,5 199,61 7,90 2000 391 26 6,65 2.762,8 316,13 11,44 2.398,7 241,07 10,05 2001 555 36 6,49 3.265,7 339,43 10,39 2.225,6 249,90 11,23 2002 808 46 5,69 2.993,4 377,20 12,60 2.884,7 270,07 9,36 2003 791 48 6,07 3.172,7 365,53 11,52 2.723,3 257,75 9,46 2004 811 49 6,04 4.534,3 376,54 8,30 2.708,4 267,10 9,86 2005 970 55 5,67 6.840,0 380,60 5,56 3.300,5 272,35 8,25 2006 987 59 5,98 12.004,5 459,66 3,83 4.100,4 313,61 7,65 2007 1544 64 4,15 21.348,8 478,86 2,24 8.034,1 339,25 4,22 2008 1171 66 5,64 71.726,8 1.167,19 1,63 11.500,2 363,53 3,16 2009 1208 71 5,88 23.107,5 1.291,98 5,59 10.000,5 518,86 5,19 2010 1237 73 5,90 19.886,8 813,85 4,09 11.000,3 617,38 5,61 2011 1191 80 6,72 15.618,7 834,73 5,34 11.000,1 595,56 5,41 2012 1287 85 6,60 16.348,0 1.227,73 7,51 10.046,6 597,77 5,95 2013 1530 83 5,42 22.352,2 1.039,39 4,65 11.500,0 734,27 6,38 Năm 1991993 1994 (Nguồn: Tổng Cục thống kê và Niên giám Thống kê Khánh Hòa, 2000 2005 2013 ) Hơn 23 năm kể từ khi có dự án FDI đầu tiên vào tỉnh Khánh Hòa đã thu hút được 137 dự án với tổng vốn đăng ký là 1.950,551 triệu USD, vốn pháp định là 539,807 triệu USD. Trong đó, có 54 dự án đã rút vốn và giải thể với vốn đăng ký 911,167 triệu USD, chiếm 47,8% so với tổng vốn đăng ký tỷ lệ này khá cao. Đây cũng là thách thức đặt ra cho tỉnh trong việc xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài. 3.2.2. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa 3.2.2.1. Quy mô vốn FDI trên một dự án 51 Nhìn chung từ năm 1994 đến 2013, các dự án FDI đầu tư vào tỉnh Khánh Hòa đều có quy mô vừa và nhỏ, tính trung bình cho cả giai đoạn 1991-1999 chỉ đạt mức 4,5 triệu USD/dự án. Từ năm 2000 trở lại đây quy mô trung bình dự án có tăng, năm 2001 ở mức 6,9 triệu USD/dự án, 2005 giảm còn 4,95 triệu USD/dự án, năm 2010 là 8,46 triệu USD/dự án và năm 2013 là 8,85 triệu USD/dự án. 3.2.2.2. FDI theo hình thức sở hữu Những năm 90, dự án FDI tại Khánh Hòa chủ yếu là hình thức liên doanh với 12/17 dự án (năm 1995) chiếm 70,5% tổng dự án FDI cấp phép, hình thức 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 29,5%. Tuy nhiên, đến năm 2005 hình thức sở hữu có sự thay đổi, các dự án 100% vốn FDI tăng lên đáng kể chiếm 42,8% (24/56 dự án), liên doanh giảm còn 57,2%. Ở Khánh Hòa hiện nay, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là phổ biến do hình thức này nhà đầu tư chủ động với quyền quản lý, tự chịu trách nhiệm cũng như tỉ lệ phân chia lợi nhuận tối đa. 3.2.2.3. Cơ cấu đầu tư FDI theo ngành Hình 3.2: Tỷ trọng FDI thực hiện theo ngành kinh tế tại Khánh Hòa từ 1994-2013 (Nguồn: Niên giám thống kê Khánh Hòa, 1995 2000 2005 2010 2013) FDI đầu tư vào Khánh Hòa chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Cụ thể: năm 1994 cơ cấu FDI thực hiện theo ngành vào Khánh Hòa theo hướng Dịch vụ - Nông, lâm nghiệp và thủy sản – Công nghiệp chiếm tỷ trọng tương ứng là 86,72% - 10,45% 2,82% thì đến năm 2013 cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi theo hướng Công 52 nghiệp – Dịch vụ - Nông, lâm nghiệp và thủy sản với tỷ trọng tương ứng 69,62% 22,97% - 7,41%. Bảng 3.4 các dự án ngành công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp chế biến, sản xuất bia, đồ gỗ - song mây, thức ăn chăn nuôi, may mặc, công nghiệp đóng tàu, cơ khí, lắp đặt thiết bị hàng hải…) chiếm 48,19% tổng số dự án, 43,15% tổng vốn đăng ký đầu tư. Trong lĩnh vực công nghiệp thì FDI đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến chiếm ưu thế với 39 dự án chiếm 97,5% tổng dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, chiếm 0,99% tổng số vốn đăng ký đầu tư của ngành công nghiệp. Tiếp theo là ngành dịch vụ thu hút được 33 dự án, chiếm 39,76% tổng dự án, chiếm 49,22% tổng vốn đăng ký. Trong đó, chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực du lịch khách sạn cao cấp như Lodge Hotel, Yasaka Hotel, Ana Mandara… Bảng 3.4: FDI ở Khánh Hòa theo ngành kinh tế, đến 31/12/2013 Ngành kinh tế Nông, Lâm nghiệp Vốn Vốn đăng ký thực hiện Dự (1 triệu (1 triệu án USD) USD) 1 1,08 0,90 Tỷ Tỷ trọng trọng vốn dự án đăng ký (%) (%) 1,20 0,10 Tỷ trọng vốn thực hiện (%) 0,12 Thủy sản 9 78,26 53,54 10,84 7,53 7,29 CN khai thác mỏ 1 2,94 2,11 1,20 0,28 0,29 CN chế biến 39 445,50 509,09 46,99 42,86 69,33 Khách sạn & Nhà hàng 17 340,93 18,73 20,48 32,80 2,55 Vận tải, thông tin liên lạc 1 125,00 112,38 1,20 12,03 15,30 Dịch vụ 12 12,09 3,92 14,46 1,16 0,53 Thương mại 3 33,60 33,60 3,61 3,23 4,58 83 1.039,38 734,269 100 100 100 Tổng (Nguồn: Niên giám Thống kê Khánh Hòa, 2013) Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản thu hút FDI thấp nhất cả về dự án lẫn vốn đăng ký và vốn thực hiện. Thu hút được 10 dự án chiếm 12,05% tổng dự án, chiếm 7,63% tổng vốn đăng ký, và 7,41% vốn thực hiện. Trong đó, lĩnh vực chế biến hải sản xuất khẩu, nuôi trồng thủy sản, phát triển con giống, chế biến thức ăn thủy sản là chủ yếu. Mặc dù, các dự án FDI đầu tư vào Khánh Hòa chủ yếu ngành công nghiệp, song những ngành công nghiệp tạo giá trị gia tăng cao vẫn chưa được thực hiện, chưa có đóng góp tích cực cho phát triển nông – lâm nghiệp, du lịch cho tỉnh Khánh Hòa. 3.2.2.4. Theo đối tác đầu tư: Tính đến cuối năm 2013 đã có 24 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án FDI ở Khánh Hòa, trong đó Hàn Quốc dẫn đầu với tổng số vốn FDI đăng 53 ký cấp mới và vốn tăng thêm là 269,94 triệu USD chiếm 25,97% tổng vốn đầu tư FDI vào Khánh Hòa; xếp thứ hai là Quần đảo Bahamas với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 187,1 triệu USD, chiếm 18% tổng vốn đầu tư; Singapore là quốc gia đứng thứ ba với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 161,8 triệu USD, chiếm 15,57% tổng vốn đầu tư; xếp thứ tư là Hồng Kong với tổng vốn đăng ký lũy kế là 100,23 triệu USD, chiếm 9,64% tổng vốn đầu tư vào Khánh Hòa; tiếp đến là Nga, Nhật Bản, Nauy, Israel, quần đảo Anh, Đài loan…Quốc gia đầu tư dự án FDI nhiều nhất là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan tương ứng là 15, 7, 6 dự án. Mặc dù, năm 2013 Khánh Hòa đã thu hút thêm các quốc gia mới đầu tư vốn vào tỉnh như: Quần đảo Bahamas, Quần đảo Camy thuộc Grenada, Bỉ, Vương quốc Anh. Tuy nhiên, những đối tác lớn, ngoại giao lâu dài với Khánh Hòa như Nga, Nhật Bản đầu tư năm 2013 giảm so 2012, tương ứng giảm 291,79 triệu USD (Nga), và 235,09 triệu USD (Nhật Bản) (NGTK Khánh Hòa, 2013). Bảng 3.5: Đối tác đầu tư FDI lớn nhất vào Khánh Hòa, tính đến 31/12/2013 Số dự án cấp phép 15 Vốn đăng ký (1 triệu USD) 269,94 Quần đảo Bahamas – Bahamas 1 187,10 2 1,20 18,00 Singapore 5 161,80 3 6,02 15,57 Hong Kong (Trung Quốc) 5 100,23 4 6,02 9,64 Nga – Russian 5 58,55 5 6,02 5,63 Nhật Bản – Japan 7 52,00 6 8,43 5,00 Nauy – Norway 4 44,94 7 4,82 4,32 Israel 3 42,98 8 3,61 4,13 Quần đảo Vigin thuộc Anh 3 37,20 9 3,61 3,58 Đài Loan – Taiwan 6 24,08 10 7,23 2,32 Quốc gia/ vùng lãnh thổ Hàn Quốc – Korea Xếp hạng 1 Tỷ trọng Tỷ trọng dự án vốn đăng (%) ký (%) 18,07 25,97 (Nguồn: Niên giám Thống kê Khánh Hòa, 2013) 3.2.2.5. Địa bàn đầu tư FDI ở Khánh Hòa Các địa phương thu hút dự án FDI nhiều nhất tập trung các đô thị lớn, nơi có vị trí địa lý thuận lợi, dân cư đông, nguồn lao động có kỹ năng như vùng Đông Nam Bộ. Tính lũy kế đến cuối 2013 vùng Đông Nam Bộ đã thu hút 102.973,5 triệu USD chiếm 43,98% tổng vốn đăng ký FDI cả nước, tiếp đến vùng Đồng bằng sông Hồng thu hút 54 56.117,7 triệu USD chiếm 23,97%, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 22,4% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước (Bảng 3.6). Riêng tỉnh Khánh Hòa chỉ đứng thứ 29/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam trong bảng thống kê vốn FDI đăng ký của cả nước thu hút được 1.026,6 triệu USD, chiếm 0,44% tổng vốn FDI đăng ký ở Việt Nam, thứ 6/6 tỉnh, thành phố vùng Duyên hải miền Trung (từ Khánh Hòa đến Đà Nẵng), thứ 11/14 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (từ Bình Thuận đến Hà Tĩnh) xếp trên 3 tỉnh là Ninh Thuận, Quảng Trị và Quảng Bình (Bảng 3.6). Bảng 3.6: FDI được cấp phép phân theo địa phương (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2013) Số dự án Vùng CẢ NƯỚC Tổng vốn đăng ký (Triệu USD) Xếp hạng 15.932 234.121,00 4.531 56.117,70 2 Trung du và miền núi phía Bắc 442 7.856,50 5 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 972 52.482,20 3 87 1.026,60 29/63 137 785,90 6 8.962 102.973,50 1 838 11.136,50 4 Đồng bằng sông Hồng Trong đó: Khánh Hòa Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long (Nguồn: http://www.gso.gov.vn ) Địa bàn Khánh Hòa các dự án FDI chủ yếu tập trung đầu tư tại thị xã Ninh Hòa, huyện Cam Lâm và thành phố Nha Trang. Bảng 3.7: FDI đầu tư vào địa bàn Khánh Hòa, có đến 31/12/2013 Huyện, Thị xã, Thành phố Thành phố Nha Trang Thành phố Cam Ranh Thị xã Ninh Hòa Cam Lâm Vạn Ninh Diên Khánh Khánh Vĩnh; Khánh Sơn; Trường Sa Cộng Vốn FDI (triệu đồng) 1.088,48 37,25 9.586,82 1.129,69 118,97 198,49 12.159,69 (Nguồn: Niên giám Thống kê Khánh Hòa 2013) 55 3.3. Vai trò của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài với nền kinh tế Khánh Hòa 3.3.1 Đối với kinh tế 3.3.1.1 FDI đối với vốn đầu tư xã hội Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Khánh Hòa. Hình 3.3 cho thấy, FDI trực tiếp bổ sung vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển, và góp phần trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa trong giai đoạn 2001-2013. Giá trị vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Khánh Hòa tăng qua các năm, giai đoạn 2001 đến 2013, đạt 2.126 tỷ đồng lên 21.122,2 tỷ đồng, với tốc độ tăng trung bình là 21,1% năm. Hình 3.3: Đóng góp của các khu vực kinh tế so với tổng vốn đầu tư xã hội của tỉnh (Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư, 2013) Hình 3.3 cho thấy, cơ cấu vốn đầu tư của các thành phần kinh tế đóng góp vào phát triển Khánh Hòa giai đoạn 2001-2013 có sự chênh lệch lớn. Vốn góp của khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư phát triển so với các thành phần kinh tế khác và có xu hướng tăng, với giá trị vốn góp đạt từ 984 tỷ đồng lên 14.149 tỷ đồng, tốc độ vốn tăng bình quân 25%/năm. Khu vực nhà nước có tỷ trọng vốn góp giảm dần trong cơ cấu tổng vốn đầu tư, giá trị vốn góp đạt từ 802 tỷ đồng đến 6.215,8 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 18,6%/năm. Trong khi giá trị đóng góp của khu vực FDI khiêm tốn, đạt từ 340 tỷ đồng đến 757,3 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng trung bình của các năm là 7%. Điều này cũng thể hiện những thay đổi trong đầu tư của các thành phần kinh tế. Năm 2001 tỷ trọng đóng góp của khu vực nhà nước 56 – khu vực ngoài quốc doanh – khu vực FDI vào vốn đầu tư tỉnh Khánh Hòa đạt 37,7% - 46,28% - 16%, đến năm 2005 đạt 35,24% - 45,21% - 19,54%, đến năm 2010 đạt 24% - 67,9% - 8,05%, và năm 2013 tỷ lệ này đạt 29,43% - 67% - 3,59%. Theo xu thế chung cả nước cắt giảm đầu tư công nên nguồn vốn đầu tư vào tỉnh của khu vực nhà nước có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, Khánh Hòa đã khuyến khích thu hút nguồn vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh tham gia vào đầu tư xây dựng các dự án phát triển ngành du lịch, dịch vụ có hướng tăng. Thu hút vốn FDI vào tỉnh Khánh Hòa đã góp phần vào tổng vốn đầu tư chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, giá trị đóng góp của khu vực FDI còn tăng chậm, từ 340 tỷ đồng năm 2001 đến 757 tỷ đồng năm 2013, tăng hơn 2,2 lần (so với cả nước là 10 lần từ hơn 25.000 tỷ đồng năm 2001 đến 230.000 tỷ đồng năm 2013). Đóng góp của khu vực FDI trong đầu tư xã hội của tỉnh biến động, một phần do diễn biến thất thường của nguồn vốn này theo những phân tích ở trên. Giá trị đóng góp của khu vực này cao nhất là 1.250 tỷ đồng vào năm 2010, và thấp nhất là 189 tỷ đồng vào năm 2006. Trong đó, tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội tỉnh tăng mạnh giai đoạn 2001-2004, từ mức 16% lên 19,54 %, với tốc độ tăng bình quân của các năm là 23%/năm. Do thời kỳ này đạt tốc độ GDP tỉnh Khánh Hòa tăng cao khoảng 11%, việc gia nhập WTO năm 2007 đã tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài mở rộng đầu tư kỳ vọng vào thị trường mới. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm dần và thấp nhất là 1,01% năm 2012, năm 2013 FDI chỉ chiếm 3,59% trong tổng vốn đầu tư phát triển. 3.3.1.2 FDI đối với tăng trưởng kinh tế Hình 3.4: Đóng góp của các khu vực kinh tế vào GDP Khánh Hòa (giá hiện hành) (Nguồn: Niên giám thống kê Khánh Hòa, 1995 2000 2005 2010 2013) 57 Hình 3.4 cho thấy, so với các khu vực kinh tế khác thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng thấp nhất trong GDP của tỉnh Khánh Hòa. Qua hơn 20 năm (từ 1994 đến 2013), khu vực có vốn FDI đóng góp ngày càng tăng trong GDP của tỉnh, và mức đóng góp tương đối ổn định qua các năm. Thời kỳ đầu năm 1994-1996, mức độ đóng góp khu vực FDI vào GDP tỉnh còn khiêm tốn, cao nhất chỉ 1,71% năm 1996. Từ năm 2000 đến 2010, GDP thực tế tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 18% năm, tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong GDP bình quân mỗi năm là 8,3%. Giai đoạn 2001 – 2005, GDP bình quân tăng 16% năm, tỷ trọng đóng góp khu vực FDI trong GDP bình quân chỉ ở mức 7,72%. Tỷ trọng tăng mạnh trong giai đoạn 20052009, từ 8,6% đến 8,5% (so với cả nước từ 15,99% lên 18,43%), cao nhất là năm 2006 chiếm 9,6% GDP của tỉnh Khánh Hòa, do nước ta bắt đầu gia nhập WTO và thời kỳ này đạt tăng trưởng kinh tế cao. Bảng 3.8. Bảng 3.8: Tốc độ tăng trưởng khu vực FDI, tăng GDP theo giá thực tế của Khánh Hòa giai đoạn 1994 - 2013 Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Đóng góp vào GDP (tỷ đồng) 8 40 65 174 335 321 382 562 658 757 864 1.152 1.500 1.598 2.074 2.304 2.853 2.952 3.093 3.203 Tốc độ tăng trưởng khu vực FDI (%) 427 63 169 92 (4) 19 47 17 15 14 33 30 7 30 11 24 3 5 4 Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 36,25 26,95 14,65 14,28 20,93 3,76 16,46 15,13 15,18 16,04 17,70 16,90 16,50 19,72 25,26 20,05 20,10 18,41 16,33 11,60 Tỷ trọng đóng góp GDP (%) 0,29 1,20 1,71 4,02 6,40 5,90 6,04 7,71 7,84 7,77 7,53 8,60 9,61 8,55 8,86 8,20 8,45 7,39 6,65 6,17 (Nguồn: Niên giám thống kê Khánh Hòa, 1995 2000 2005 2010 2013) 58 Năm 2010-2013 tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI vào GDP Khánh Hòa giảm xuống và hiện tại đang trên đà khôi phục. Do ảnh hưởng của khủng khoảng tài chính thế giới (2008), tình hình kinh tế thế giới phức tạp giá dầu thô và các nguyên liệu cơ bản đầu vào tăng (2011), cộng với những khủng hoảng tài chính và nợ công ở châu Âu chưa được giải quyết (2012) khiến cho hoạt động sản xuất, thương mại toàn cầu bị biến động mạnh; sự sụt giảm của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước, những bất ổn vĩ mô như lạm phát, nợ xấu, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động, hoặc giải thể … hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế có xu hướng giảm, đóng góp của khu vực FDI vào GDP tăng chậm. 3.3.1.3 Mở rộng đối ngoại, thu ngoại tệ từ xuất khẩu Thực tế cho thấy, từ năm 1997 đến 2014 đóng góp của khu vực FDI vào tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Khánh Hòa luôn tăng, năm 1998 kim ngạch xuất khẩu của Khánh Hòa đạt 10,37 triệu USD chiếm 7,8% trong khi năm 2014 đạt 423,92 triệu USD chiếm 39,6% năm 2014, tăng gấp 40 lần so năm 1998. Điều này cũng chứng tỏ mức độ mở cửa ngày càng sâu của nền kinh tế địa phương trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Hình 3.5: Kim ngạch xuất nhập khẩu và tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, năm 1994-2014 (Nguồn: Niên giám thống kê Khánh Hòa, 1995 2000 2005 2010 2013) Mặc dù, dự án FDI có tỷ trọng xuất khẩu cao, tuy nhiên giá trị xuất khẩu ròng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không cao, do khu vực FDI cũng nhập khẩu 59 lớn. Năm 2011 nhập khẩu khu vực FDI chiếm đến hơn 64%, năm 2014 chiếm 59,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Khánh Hòa, hiện đang có xu hướng tăng nhanh hơn tỷ trọng xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI cao là do các dự án trong công nghiệp nhập khẩu dây chuyền thiết bị ngoại nhập tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời sử dụng phần lớn chi phí đầu vào từ nhập khẩu là chính. Có thể nguồn nguyên liệu phụ trợ trong nước chưa có hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu của các khu vực nước ngoài, mặt khác doanh nghiệp khu vực FDI sử dụng dây chuyền công nghệ đồng bộ, hiện đại, kỹ thuật cao. 3.3.1.4. FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Giai đoạn 1994-2013, GTSXCN khu vực FDI tại Khánh Hòa có xu hướng tăng. Nếu năm 1994 GTSXCN khu vực FDI từ 10,82 tỷ đồng, năm 2005 là 3.298,73 tỷ đồng, thì năm 2013 là 11.302,84 tỷ đồng, gấp 3,4 lần so năm 2005. Tỷ trọng GTSXCN khu vực FDI ở Khánh Hòa đã đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng tăng tỷ trọng GTSXCN. Tuy nhiên, tỷ trọng GTSXCN của khu vực FDI so với GTSXCN của tỉnh có xu hướng giảm, nếu năm 2000 là 18,17%, năm 2005 là 24,2%, 2011 là 30,7%, thì năm 2013 chỉ còn 21,19%. So với các thành phần kinh tế khác, năm 2013 khu vực ngoài quốc doanh có GTSXCN cao nhất chiếm 47% GTSXCN, tiếp đến là khu vực nhà nước chiếm 32%, và khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 21,19%. Hình 3.6: GTSXCN khu vực FDI so với giá trị sản xuất công nghiệp Khánh Hòa (Nguồn: Niên giám thống kê Khánh Hòa, 1995 2000 2005 2010 2013) 60 3.3.2 Đối với xã hội 3.3.2.1 Đóng góp của khu vực FDI vào tạo việc làm Hình 3.7: Lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI ngành công nghiệp Khánh Hòa (Nguồn: Niên giám thống kê Khánh Hòa, 1995 2000 2005 2010 2013) Hình 3.7 cho thấy, khu vực FDI tác động tích cực đến việc làm, lao động của Khánh Hòa. Năm 2013, số lượng lao động làm việc trong doanh nghiệp là 125.414 người, lao động làm việc trong doanh nghiệp có vốn FDI là 12.897 người chiếm 10,28% so tổng lao động làm việc trong doanh nghiệp tại Khánh Hòa. FDI tại Khánh Hòa chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, số lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI thuộc lĩnh vực này tăng qua các năm. Nếu năm 1994 doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp sử dụng 1.255 lao động thì đến năm 2013 đã lên đến 11.503 lao động, tăng gấp 9,16 lần so với năm 1994. Tuy nhiên, mức độ tác động của khu vực FDI đến chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Do các doanh nghiệp FDI tại Khánh Hòa thâm dụng lao động chủ yếu là lĩnh vực công nghiệp đóng tàu, cơ khí, kết cấu thép, lắp đặt thiết bị hàng hải, ngành công nghiệp sản xuất bia, đồ gỗ, song mây, may mặc, thức ăn chăn nuôi…Bên cạnh đó, một số dự án, doanh nghiệp của nhà đầu tư Đài Loan, Trung Quốc thường đưa lao động của nước mình sang thay vì tuyển dụng, đào tạo lao động ở nước đầu tư. Điều này cho thấy, nhu cầu lao động có trình độ kỹ năng chuyên môn cao của khu vực FDI Khánh Hòa còn hạn chế, làm giảm tác động tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực. Đây cũng là cách lý giải cho mức thu nhập bình quân của lao động trong khu vực FDI thấp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Năm 2013, mức thu nhập bình quân của lao động làm việc trong doanh nghiệp tư nhân là 3.504,8ngàn đồng/người/tháng, doanh nghiệp nhà nước địa phương là 9.214,2 ngàn đồng/người/tháng; trong khi thu nhập 61 bình quân của lao động làm việc trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài là 4.178 ngàn đồng/người/tháng, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là 3.972,6 ngàn đồng/người/ tháng. 3.3.2.2. Đóng góp của khu vực FDI vào thu ngân sách tỉnh Khánh Hòa Nhìn hình 3.8 cho thấy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp khiêm tốn vào ngân sách tỉnh Khánh Hòa. Năm 2000, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã nộp 35,46 tỷ đồng vào ngân sách của tỉnh, năm 2005 là 139,71 tỷ đồng cao gấp 3,9 lần so năm 2000, năm 2010 là 190,94 tỷ đồng cao gấp 5,38 lần so 2000, và năm 2014 là 316 tỷ đồng, cao gấp 8,9 lần so với mức nộp ngân sách năm 2000. Mặc dù, trong giai đoạn 2000 - 2014 mức thu ngân sách vào tỉnh Khánh Hòa của khu vực đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên, song nếu xét về tỷ trọng đóng góp của khu vực này vào ngân sách tỉnh thì lại có xu hướng giảm, năm 2000 tỷ trọng đóng góp là 3,15%, năm 2005 là 4,13%, năm 2010 là 2,27% và năm 2014 giảm xuống còn 2,07%. Tỷ trọng đóng góp nhỏ là do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng chính sách ưu đãi là miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm tiền thuê đất…của Chính phủ nói chung cũng như tỉnh Khánh Hòa nhằm khuyến khích và hỗ trợ tài chính cho các nhà đầu tư nước ngoài, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong những năm đầu hoạt động. Hình 3.8: Thu ngân sách từ khu vực FDI và tổng thu ngân sách tỉnh Khánh Hòa (Nguồn: Niên giám Thống kê Khánh Hòa, 2014) Với tổng vốn đầu tư đăng ký của các doanh nghiệp có vốn FDI trên 1,2 tỷ USD trong khi số thuế thu nhập doanh nghiệp còn khiêm tốn, tỷ lệ này chiếm khoảng từ 1,13% đến 2,61% so số thu của toàn ngành thuế Khánh Hòa. Tỷ lệ thuế thu nhập 62 doanh nghiệp so với toàn ngành thuế năm 2009 là 2,14%, năm 2014 giảm còn 1,52% .(Bảng 3.9). Như vậy, có thể thấy số thu về thuế thu nhập doanh nghiệp chưa tương xứng với vị trí của nó, tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốn FDI vào ngân sách tỉnh có xu hướng giảm xuống đây là dấu hiệu không tốt cho kinh tế tỉnh Khánh Hòa. Bảng 3.9: Số thu của ngành thuế từ năm 2009-2014 Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Toàn ngành thuế KH (triệu đồng) 4.244.066 5.238.980 5.653.669 6.377.569 6.833.000 8.727.686 Số thu của Số thu thuế TNDN % Số thu % Thuế DN ĐTNN của DN ĐTNN /Toàn TNDN (triệu đồng) (triệu đồng) ngành /Toàn ngành 169.847 91.024 4,00 2,14 190.992 98.951 3,65 1,89 321.842 147.792 5,69 2,61 226.101 79.958 3,55 1,25 260.000 77.336 3,81 1,13 316.000 132.723 3,62 1,52 (Nguồn: Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa, Thái Ninh) Ngoài một số doanh nghiệp FDI chấp hành tốt chủ trương chính sách của nhà nước thì một số các doanh nghiệp FDI có biểu hiện gian lận trong kê khai, nộp thuế. Trốn thuế thu nhập doanh nghiệp qua việc chuyển giá cho công ty mẹ hay những chi nhánh ở nước ngoài, bằng việc nâng cao giá trị cho công nghệ, thương hiệu, những tài sản vô hình; nâng cao giá các hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào các sản phẩm trong nước không sản xuất hoặc sản phẩm không phổ biến trong nước để không có cơ cở để so sánh, hạ giá xuất khẩu xuống thấp để báo lỗ, gây tình trạng lãi thật lỗ giả. Việc này không chỉ làm thất thu ngân sách nhà nước, giảm hiệu lực pháp lý mà còn tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, tác động xấu đến môi trường đầu tư. 3.3.2.3. Ảnh hưởng của khu vực FDI vào môi trường Môi trường sinh thái là một trong những tiêu chí để đánh giá tăng trưởng phát triển kinh tế bền vững. Những ảnh hưởng tiêu cực của khu vực FDI đối với nước nhận đầu tư đó là tình trạng ô nhiễm môi trường. Hiện nay, vấn đề xử lý nước thải, chất thải đổ ra môi trường vẫn chưa được chú trọng, xử lý chưa triệt để ở tỉnh Khánh Hòa. Hàng triệu tấn nix thải ở Ninh Thủy – Ninh Hòa do Công ty TNHH nhà máy tàu biển Hyundai-Vinashin thải ra trong quá trình sửa chữa tàu đã gây ô nhiễm trầm trọng nguồn nước ngầm, đất trồng trọt, và vùng biển khu vực. Tháng 6/2012 Ban quản lý khu kinh tế Vân Phong cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty cổ phần Thạch Anh 63 Vân Phong sản xuất vật liệu không nung có sử dụng hạt nix với công suất khoảng 75.000 tấn hạt nix thải/năm. Nếu công ty hoạt động hiệu quả thì phải mất hơn 10 năm Công ty mới xử lý hết lượng nix thải đã đổ ra (Lưu Phong, 2013). Đây là vấn đề thách thức đối với địa phương tỉnh Khánh Hòa trong việc quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. 3.4 Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa 3.4.1 Phân tích thống kê, mô tả các biến trong mô hình Để đánh giá sơ bộ mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu trước tiên tiến hành phân tích thống kê trên phần mềm Eview 8. Kết quả phân tích thống kê mô tả về các biến và tương quan của các biến như sau: Số liệu nghiên cứu gồm các biến: tổng thu nhập địa bàn Khánh Hòa RGDP, vốn FDI thực hiện Khánh Hòa, số lượng học sinh phổ thông trung học HSPT, độ mở thương mại OPEN. Bảng 3.10: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu RGDP (triệu đồng) 44.052.000 FDI (triệu đồng) 15.206.138 HSPT (người) 39.309 OPEN (%) 60,10 Giá trị trung bình 21.309.286 6.829.432 30.237 33,23 Trung vị 18.435.658 5.298.679 33.063 32,00 Giá trị nhỏ nhất 7.775.826 957.489 12.371 16,10 Độ lệch chuẩn 11.526.117 4.238.222 8.836 12,83 20 20 20 20 BIẾN Giá trị lớn nhất Số quan sát (Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Eview 8) Kết quả thống kê cho thấy, RGDP Khánh Hòa trung bình đạt 21.309.286 triệu đồng (theo giá năm 2010) giai đoạn 1995-2014. Trong đó, RGDP Khánh Hòa cao nhất 44.052.000 triệu đồng đạt được vào năm (2014), tăng gấp 5,67 lần với năm thấp nhất (1995) đạt 7.775.826 triệu đồng. Vốn FDI thực hiện ở Khánh Hòa cũng cao hơn gần 16 lần từ 957.489 triệu đồng (1995) lên 15.206.138 triệu đồng (2014), trung bình trong giai đoạn 1995-2014 là 6.829.432 triệu đồng. Trong giai đoạn 1995-2014, số lượng học sinh có trình độ phổ thông trung học ở Khánh Hòa cao nhất là 39.309 người, thấp nhất 12.371 người, trung bình giai đoạn là 30.237 người. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu trên tổng sản phẩm địa bàn Khánh Hòa giai đoạn 1995-2014 cao nhất đạt 60,1% thấp nhất đạt tỷ lệ 16,1% trung bình trong giai đoạn này là 33,23%. 64 Bảng 3.11 cho biết kết quả ước lượng hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình dưới dạng logarit trên cơ sở số liệu giai đoạn 1995-2014. Bảng 3.11: Hệ số tương quan tuyến tính logarithm của các biến Biến LnRGDP LnFDI LnOPEN LnHSPT LnRGDP 1 0,94 0,91 0,87 LnFDI 0,94 1 0,89 0,93 LnOPEN 0,91 0,89 1 0,85 LnHSPT 0,87 0,93 0,85 1 (Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Eview) Kết quả cho thấy các biến dự định sử dụng trong mô hình có tương quan tuyến tính chặt chẽ với nhau. Trong đó, biến RGDP và FDI có quan hệ thuận rất cao với hệ số r là 0,94. Biến HSPT, OPEN thể hiện mối quan hệ tương quan tuyến tính thuận với RGDP tương ứng với r là 0,87 và 0,91 điều này xác nhận có mối quan hệ giữa số lượng học sinh phổ thông trung học, độ mở cửa nền kinh tế với tăng trưởng kinh tế. 3.4.2. Tính dừng Trước khi tiến hành lựa chọn mô hình Var chi tiết đánh giá tác động mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tác giả kiểm định tính dừng của các biến đầu vào trong mô hình bằng cách thông qua phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị là kiểm định ADF(Augmented Dickey - Fuller) lần lượt đưa biến xu hướng và không xu hướng để kiểm định nghiệm đơn vị. Chiều dài độ trễ được xác định tự động bằng tiêu chí Schwarz information criterion. Bảng 3.12: Kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test) (dạng log và dạng sai phân) Biến LnRGDP LnFDI LnOPEN LnHSPT D(LnRGDP,2) D(LnFDI) D(LnHSPT) D(LnOPEN) ADF 2,10 4,04 1,28 -0,39 -4,31 -2,62 -3,65 -3,37 Kiểm định ADF 1% 5% -2,69 1,96** -2,69* -1,96 -2,69 -1,96 -2,71 -1,96 -2,70* -1,96 -2,69 -1,96** -2,71* -1,96 -2,69* -1,96 10% -1,60 -1,60 -1,60 -1,60 -1,60 -1,60 -1,60 -1,60 Ghi chú: Ln: Logarithm tự nhiên của các biến; D: sai phân bậc 1 I(1). Trong đó: (*),(**), (***) có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 1%, 5%, 10%. (Nguồn: tính toán của tác giả từ phần mềm Eview) 65 Kết quả Bảng 3.12 cho thấy biến RGDP, FDI dừng ở bậc gốc, I(0) ở mức ý nghĩa tương ứng 5% và 1%. Tiếp tục kiểm định biến HSPT, OPEN bằng cách lấy sai phân bậc nhất để phân tích, ta nhận được chuỗi dữ liệu dừng ở mức ý nghĩa 1%. Mô hình Var sẽ được ước lượng với biến ban đầu LnRGDP, LnFDI và sai phân bậc 1 của các biến DLnOPEN, DLnHSPT. 3.4.3. Xác định bậc trễ tối ưu Khi xem xét ảnh hưởng đến các biến khác thông thường các biến kinh tế có độ trễ khác nhau. Ngay tại thời điểm đầu tư các biến số kinh tế không tác động ngay lập tức mà có một độ trễ nhất định. Để xác định bậc trễ tối ưu cho mô hình Var bằng cách dựa vào các tiêu chuẩn lựa chọn của AIC (Akaike’s information criterion), SC (Schwarz information criterion), và HQ (hanman-Quinn information criterion) trên phần mềm Eview. Bảng 3.13: Kết quả lựa chọn bước trễ tối ưu Lag 0 1 2 LogL 4.264.351 1.286.343 1.601.586 LR NA 1.213.987 29.66995* FPE 1.25e-07 3.55e-11 8.60e-12* AIC -4.546.295 -1.278.050 -14.60690* SC -4.350.245 -1.180.025 -12.84244* HQ -4.526.808 -1.268.307 -14.43151* Ghi chú: * Bước trễ tối ưu lựa chọn bởi các tiêu chuẩn (Nguồn: tính toán của tác giả từ phần mềm Eview) Kết quả trong bảng 3.13 cho thấy với 5 tiêu chuẩn lựa chọn LR, FPE, AIC, SC, HQ bậc trễ tối ưu phần mềm lựa chọn cho mô hình nghiên cứu là 2. 3.4.4. Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger - Kiểm định nhân quả granger giữa các biến LnRGDP, LnFDI, DLnHSPT và DLnOPEN tại Khánh Hòa với độ trễ 1 đến 2 như sau: Bảng 3.14: Kiểm định nhân quả Giả thuyết Ho LnFDI không tác động đến LnRGDP LnRGDP không tác động đến LnFDI DLnHSPT không tác động đến LnRGDP LnRGDP không tác động đến DLnHSPT DLnHSPT không tác động đến LnFDI LnFDI không tác động đến DLnHSPT DLnOPEN không tác động đến LnRGDP LnRGDP không tác động đến DLnOPEN DLnOPEN không tác động đến LnFDI LnFDI không tác động đến DLnOPEN Trễ 1 Thống Giá trị kê F p 0.68 0.41 6.94 0.01 5.42 0.03 2.15 0.16 0.64 0.43 9.17 0.008 0.08 0.76 0.19 0.66 1.59 0.22 0.00 0.97 Trễ 2 Thống kê F 0.59 3.33 2.58 7.56 0.66 41.58 0.17 1.25 0.69 0.69 Giá trị p 0.56 0.06 0.11 0.007 0.53 4.E-06 0.83 0.32 0.51 0.51 (Nguồn: tính toán của tác giả từ phần mềm Eview) 66 Nhìn bảng 3.14 cho thấy mối quan hệ nhân quả một chiều giữa tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa với FDI. Giữa biến RGDP, FDI với học sinh phổ thông. Với mức ý nghĩa 5% RGDP có tác động đến FDI ở độ trễ p=1, và ở độ trễ p=2 ứng mức ý nghĩa 10%. Trong trường hợp này RGDP là biến nguyên nhân còn FDI là biến kết quả. Điều này cho thấy tăng trưởng kinh tế cao, ổn định sẽ thu hút dòng vốn FDI đầu tư vào Khánh Hòa. Tuy vậy, kết quả kiểm định cũng phát hiện tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa không chịu sự tác động của FDI ở mức ý nghĩa 5%. 3.4.5 Kết quả ước lượng mô hình Var Mô hình Var ước lượng đề xuất 4 biến gồm: LnRGDP, LnFDI, DLnOPEN và DLnHSPT, với độ trễ p=2 theo chỉ tiêu lựa chọn phần mềm. Kết quả ước lượng mô hình Var gồm hệ 4 phương trình (Phụ lục 2.1). Sau khi ước lượng mô hình Var, kiểm định tính ổn định của mô hình nhận thấy các nghiệm của đa thức đặc trưng đều nhỏ hơn 1 và nằm trong vòng tròn đơn vị. Như vậy, hệ phương trình của mô hình Var ổn định (Phụ lục 2.2) Tuy nhiên, khi tách riêng từng phương trình để xem xét tác động của từng biến trong phương trình nhận thấy có một số biến không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%, mô hình có dấu hiệu thừa biến không cần thiết. Sử dụng kiểm định (wald test) sự có mặt của biến không cần thiết trong mô hình. Kết quả ước lượng từng phương trình như sau: 3.4.5.1. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa Phương trình xem xét ảnh hưởng của FDI đến RGDP có dạng: (3.5) LnRGDPt= C(1)LnRGDPt-1+ C(2)LnRGDPt-2+ C(3)LnFDIt-1+ C(4)LnFDIt-2 + C(5)DLnHSPTt-1+ C(6)DLnHSPTt-2+ C(7)DLnOPENt-1+ C(8)DLnOPENt-2+ C9+ εt Sử dụng kiểm định sự có mặt của biến không cần thiết trong mô hình. Kết quả kiểm định đồng thời cho thấy hệ số ước lượng các biến LnFDIt-1, DLnHSPTt-1, DLnOPENt-1, DLnOPENt-2, C9 có giá trị p = 0,68 > 0,05 (α=5%) mức ý nghĩa, chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là các biến này không cần thiết đưa vào mô hình. Sau khi loại bỏ các biến không có ý nghĩa xác định, kết quả (bảng 3.15). Bảng 3.15: Kết quả ước lượng VAR phương trình tăng trưởng kinh tế Biến độc lập LnRGDPt-1 LnRGDPt-2 LnFDIt-2 DLnHSPTt-2 Biến phụ thuộc LnRGDP Hệ số ước lượng Trị thống kê t Giá trị p 1,535 7,677 0,000 -0,567 -2,826 0,014 0,036 2,331 0,036 0,104 2,068 0,059 Nguồn: tính toán tác giả 67 Kiểm định tự tương quan phần dư của phương trình (Portmanteau) ta nhận thấy giá trị p của Q-start > 0,05 (α = 5%), như vậy phương trình không gặp hiện tượng tự tương quan của các sai số ngẫu nhiên trong các hồi qui (Phụ lục 2.4). Kết quả ước lượng của bảng 3.15 cũng vượt qua các khuyết tật về hồi quy như: tự tương quan, sai dạng mô hình, phương sai sai số thay đổi. Chi tiết kiểm định tại phụ lục 2.4. LnRGDPt= 1,535LnRGDPt-1- 0,567LnRGDPt-2+ 0,036LnFDIt-2+ 0,104DLnHSPTt-2+ εt - Với mức ý nghĩa 5% cho thấy, FDI có tác động cùng chiều dương đối với RGDP ở độ trễ p=2. Kết quả này có nghĩa việc tăng FDI ở năm t sẽ tác động tăng RGDP sau 2 năm với độ tăng là 0,036%. Ngoài ra, ở độ trễ p=2 số lượng học sinh phổ thông trung học tác động đến RGDP ở mức ý nghĩa 10%. Hay nói cách khác, tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa có thể chịu tác động cùng chiều bởi số lượng học sinh phổ thông (nguồn nhân lực) hai năm trước đó với độ tăng là 0,104. Tăng trưởng kinh tế RGDP của 1 năm trước đó có tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng kinh tế hiện tại ở mức 1,535%, tuy vậy có tác động ngược chiều có ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng kinh tế hiện tại ở mức 0,567%. 3.4.5.2. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến FDI Khánh Hòa Phương trình xem xét ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến vốn FDI có dạng: LnFDIt= C(10)LnRGDPt-1+ C(11)LnRGDPt-2+ C(12)LnFDIt-1+ C(13)LnFDIt-2 + C(14)DLnHSPTt-1+ C(15)DLnHSPTt-2+C(16)DLnOPENt-1+ C(17)DLnOPENt-2+C(18) Kiểm định (wald test) sự có mặt của biến không cần thiết trong mô hình. Kết quả kiểm định đồng thời cho thấy hệ số ước lượng các biến LnRGDPt-2, LnFDIt-2, DLnHSPTt-2, DLnOPENt-1, DLnOPENt-2, có giá trị p = 0,83 > 0,05 (α=5%) mức ý nghĩa, chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là các biến này không cần thiết đưa vào mô hình. Bảng 3.16: Kết quả ước lượng VAR phương trình FDI sau khi loại biến không có ý nghĩa xác định Biến độc lập C Biến phụ thuộc LnFDI Hệ số ước lượng Trị thống kê t -2,097 -1,343 Giá trị p 0,200 LnRGDPt-1 0,430 2,853 0,012 LnFDIt-1 0,675 5,431 0,000 DLnHSPTt-1 1,230 1,780 0,096 (Nguồn: kết quả từ phần mềm Eview) 68 Kiểm định tự tương quan phần dư của phương trình (Portmanteau) ta nhận thấy giá trị p của Q-start > 0,05 (α = 5%), như vậy phương trình thỏa mãn giả thuyết, hầu như không gặp hiện tượng tự tương quan của các sai số ngẫu nhiên trong hồi qui (Phụ lục 3.5). Kết quả ước lượng của bảng 3.16 cũng vượt qua các khuyết tật về hồi quy như: tự tương quan, sai dạng mô hình, phương sai sai số thay đổi. Chi tiết kiểm định tại phụ lục 2.5. Phương trình có dạng: LnFDIt = - 2,097 + 0,43 LnRGDPt-1 + 0,675LnFDIt-1 + 1,23DLnHSPTt-1 + εt Với mức ý nghĩa 5% cho thấy: RGDP có tác động cùng chiều đối với FDI ở độ trễ p=1. Có nghĩa là trung bình sau 1 năm thì việc tăng trưởng kinh tế sẽ tác động tích cực thu hút được lượng vốn FDI vào Khánh Hòa là 0,43%. Ngoài ra, FDI còn nhận từ tác động của bản thân nó, có nghĩa sự thay đổi vốn FDI năm hiện tại sẽ ảnh hưởng đến FDI 1 năm sau đó. Ở độ trễ p=1 số lượng học sinh phổ thông trung học tác động đến FDI ở mức ý nghĩa 10%. 3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI được thực hiện bởi nhiều học giả với sự đa dạng về phạm vi, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Hsiao (2006) nghiên cứu trên các quốc gia châu Á cho thấy FDI có tác dụng một chiều trực tiếp lên GDP và gián tiếp thông qua xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu không phát hiện mối quan hệ giữa FDI và tăng trường kinh tế. Karikari (1992) xem xét mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Ghana từ năm 1961 – 1988, cho thấy FDI không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, trong khi tăng trưởng kinh tế tác động làm giảm nhẹ dòng vốn FDI. Karikati lý giải, kết quả này có thể là do khối lượng vốn FDI không đáng kể theo dữ liệu thời gian, tác động FDI làm tăng tự do thương mại hơn là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước. Ở Việt Nam, Sajid Anwar và Lan Phi Nguyen (2010) nghiên cứu tác động FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với dữ liệu 61 tỉnh thành giai đoạn 1996 -2005 phương pháp ước lượng GMM. Kết quả cho thấy FDI và tăng trưởng kinh tế vùng có mối liên kết hai chiều. Ở góc độ vùng, các tỉnh thành tại khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và vùng núi phía Bắc là các tỉnh thu hút lượng vốn FDI hạn chế, tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng của các tỉnh này tương đối yếu và gần như không có. 69 Nghiên cứu cũng lý giải tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào khả năng hấp thụ của các điểm đến, chỉ khi các tỉnh thành của Việt Nam hội tụ cơ bản các yếu tố như đầu tư con người, công nghệ, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, và một thị trường tài chính phát triển. Tương tự, nghiên cứu của Sử Đình Thành, Nguyễn Minh Tiến (2014) tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế địa phương ở Việt Nam giai đoạn 1997-2012, sử dụng phương pháp GMM cho rằng FDI có tác động tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 1%; và phương pháp PMG véctơ đồng liên kết dài hạn kết luận dòng chảy vốn FDI vào Việt Nam có sự khác biệt lớn ở các địa phương. Trong nghiên cứu của tác giả khi xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa trong thời gian từ 1995 - 2014 sử dụng mô hình Var kiểm định nhân quả Ganger, kết quả ước lượng cho thấy: - Tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa: có tác động tích cực thu hút dòng vốn FDI, trong khi FDI không có tác động đến tăng trưởng kinh tế địa phương ở mức ý nghĩa 5% (kiểm định mối quan hệ nhân quả granger). Nghiên cứu này tương đồng với Karikari (1992), Sajid Anwar và Lan Phi Nguyen (2010) nghiên cứu ở góc độ vùng. Điều này có thể được lý giải như nghiên cứu của Sajid Anwar và Lan Phi Nguyen (2010). Đó là: Khánh Hòa, thuộc khu vực Nam Trung Bộ, có mức thu hút lượng vốn FDI hạn chế, mặc dù đây là tỉnh khá phát triển so với cả nước. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa cao và ổn định, giao động từ 5,33 đến 13%, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 1995-2014 là 9,24% (giá cố định 2010) hầu như sự đóng góp cho ngân sách đều phần lớn phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên biển đảo, yến, cũng như sự đóng góp đáng kể của các nhà đầu tư trong nước trong việc đóng góp ngân sách, hơn 15.000 tỷ đồng (2014). Trong khi, khu vực FDI đóng góp vào ngân sách Khánh Hòa khiêm tốn, đạt 316 tỷ đồng (2014) chiếm 3,62% so với toàn ngành thuế. Trong đó, tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp của khu vực FDI so với toàn ngành thuế thấp, chỉ đạt 1,52% (2014). Ngoài ra, các dự án FDI đầu tư vào Khánh Hòa còn hạn chế, thể hiện ở tốc độ tăng vốn FDI thực hiện thấp, giao động từ âm 0,05 đến 1,02%. Hình 3.10 cho thấy tốc độ tăng vốn FDI thực hiện có xu hướng giảm xuống. Thấp nhất là năm 2003, 2011 vốn FDI thực hiện tương ứng giảm 0,05%, và 0,04%. Điều này có nghĩa, môi trường đầu tư của tỉnh Khánh Hòa chưa thật sự hấp dẫn để giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư vào Khánh Hòa. Hơn 23 năm, Khánh Hòa đã thu hút được 137 dự án 70 với tổng vốn đăng ký là 1.950,551 triệu USD, vốn pháp định là 539,807 triệu USD. Trong đó, 54 dự án đã rút vốn và giải thể với vốn đăng ký 911,167 triệu USD, chiếm 47,8% so với tổng vốn đăng ký tỷ lệ này khá cao. Đây cũng là thách thức đặt ra cho tỉnh trong việc xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài. Hình 3.9: Tốc độ tăng RGDP, vốn FDI Khánh Hòa (Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê Khánh Hòa) - Độ mở thương mại (OPEN): Trong các nghiên cứu thực nghiệm trước cho thấy sử dụng phương pháp ước lượng khác nhau để xem xét ảnh hưởng của độ mở thương mại với GDP, FDI đã có sự chênh lệch trong kết quả nghiên cứu. Chẳng hạn, Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010) nghiên cứu trên 61 tỉnh thành Việt Nam, sử dụng phương pháp GMM chỉ ra tỷ lệ xuất khẩu/RGDP tác động âm đến tăng trưởng kinh tế, cùng dữ liệu sử dụng phương pháp OLS và bình phương tối thiểu 2 giai đoạn TSLS kết quả nghiên cứu lại không tác động mức ý nghĩa thống kê. Sử Đình Thành và Nguyễn Minh Tiến (2014) ước lượng phương pháp GMM tìm thấy độ mở thương mại với độ trễ (1) tác động dương đến tăng trưởng kinh tế, ngoài ra sử dụng phương pháp PMG lại có tác động âm, ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Hồ Đắc Nghĩa (2014) chỉ ra độ mở thương mại tác động đến FDI và tăng trưởng kinh tế. Trong nghiên cứu của tác giả khi đưa biến OPEN vào mô hình ước lượng kết quả chỉ ra tỷ lệ xuất khẩu/ RGDP không tác động ở mức có ý nghĩa thống kê đến vốn FDI và RGDP Khánh Hòa, trái với kỳ vọng của tác giả. Điều này có thể lý giải là do các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, các mặt hàng chủ 71 lực xuất khẩu chưa mang lại giá trị gia tăng cao, chưa có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Chất lượng các mặt hàng thủy hải sản chưa đáp ứng với yêu cầu khắc khe của các quốc gia phát triển. Các chính sách xúc tiến thương mại sang thị trường mới chưa được triển khai rộng. Trong những năm qua, tình hình thế giới bất ổn, các doanh nghiệp trên địa bàn Khánh Hòa nói riêng lâm vào khó khăn, chịu ảnh hưởng khủng hoảng trong khu vực và trên thế giới, sức tiêu thụ thế giới có phần bị chựng lại. Hình 3.10 cho thấy tỷ trọng xuất khẩu so RGDP Khánh Hòa có xu hướng giảm xuống, đây là dấu hiệu không tốt cho nền kinh tế Khánh Hòa. Hình 3.10: Tỷ trọng xuất khẩu so với RGDP (Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê Khánh Hòa) - Nguồn nhân lực (HSPT): Các nghiên cứu thực nghiệm trước đó có nhiều kết quả khác nhau. Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006) nghiên cứu ở góc độ Việt Nam chỉ ra vốn con người vừa có tác động tiêu cực, vừa có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Trong khi kết quả nghiên cứu của Hồ Đắc Nghĩa (2014) lại không có tác động tích cực đến thu hút FDI nhưng ngược lại số người lao động có đào tạo tác động dương ngay sau năm tăng FDI. Trong nghiên cứu của tác giả chỉ ra số lượng học sinh phổ thông trung học là một trong những nhân tố có ảnh hưởng cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế và vốn FDI thực hiện. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng của tác giả, cũng tương thích với nghiên cứu của Sử Đình Thành và Nguyễn Minh Tiến (2014). Ở trình độ phổ thông trung học người lao động có thể nắm bắt các kỹ năng và kiến thức mới đáp ứng cho yêu cầu công việc, kích thích tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là nhân tố để thu hút vốn FDI. Hình 3.11 cho thấy, số lượng học sinh phổ thông trung học tăng tương đối ổn định. 72 Hình 3.11: Số lượng học sinh phổ thông trung học (Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê Khánh Hòa) 3.6. Đánh giá chung 3.6.1. Kết quả đạt được Thời gian qua, có thể nói tỉnh Khánh Hòa đã tích cực trong công tác thu hút FDI bằng việc đưa ra nhiều biện pháp chính sách cụ thể, hiệu quả. Thu hút vốn FDI ở Khánh Hoà trong vài năm gần đây đã có dấu hiệu phục hồi và phát triển vượt bậc kể cả số dự án, số vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện. Quy mô vốn đầu tư trên một dự án cũng tăng, bước đầu xuất hiện một vài dự án công nghệ cao, đã có đầu tư của các công ty xuyên quốc gia. Năm 2014, Khánh Hòa đã thu hút dự án có quy mô lớn trên 1.000 triệu USD để xây dựng, phát triển khu vực biển chính của Nha Trang. Qua hơn 20 năm (từ 1994 đến 2013), khu vực có vốn FDI đã đóng góp đáng kể trong GDP của tỉnh. Bên cạnh đó, khu vực FDI đã giải quyết được phần nào việc làm cho lao động, cải thiện thu nhập cho người dân. Năm 1994 doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp sử dụng 1.255 lao động thì đến năm 2013 đã lên đến 11.503 lao động, tăng gấp 9,16 lần so với năm 1994. 3.6.2. Hạn chế Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa cao so với cả nước song chất lượng tăng trưởng chưa đi vào chiều sâu. Phát triển kinh tế Khánh Hòa còn nhiều vấn đề cần cải thiện về việc làm, thu nhập người lao động của khu vực đầu tư nước ngoài thấp (khu vực nước ngoài là 3,972 triệu đồng/người/ tháng năm 2013, trong khi thu nhập của lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước địa phương là 9,214 triệu đồng/người/tháng), môi trường sinh thái cần phải được quan tâm, chú trọng. 73 Khu vực FDI đầu tư vào tỉnh còn mất cân đối theo ngành kinh tế, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp (công nghiệp chiếm hơn 70% năm 2013), tuy vậy những ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp tạo ra giá trị gia tăng cao chưa chú trọng đầu tư. Tổng vốn FDI đăng ký và vốn thực hiện còn mất cân đối. Công tác cải cách hành chính đã được thực hiện, triển khai áp dụng cơ chế một cửa liên thông đối với các thủ tục hành chính về đầu tư, kinh doanh, đất đai, xây dựng, tư pháp, công thương… nhưng hiệu quả giải quyết chưa được cải thiện nhiều. Môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vẫn chưa được cải thiện đáng kể (thể hiện qua chỉ số PCI thành phần). Vì thế, những bất cập trong quy hoạch, tính năng động của lãnh đạo, hỗ trợ doanh nghiệp, công khai minh bạch trong cải cách hành chính, đẩy nhanh cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, hiệu lực thực thi pháp luật,… cần tìm hiểu nguyên nhân và cải thiện để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư. Thực tế từ năm 1994 đến nay, các dự án vốn FDI đã rút vốn và giải thể 54 dự án, chiếm hơn 47% dự án đăng ký thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy: - FDI không có tác động có ý nghĩa đến tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa (kiểm định nhân quả granger). - Độ mở thương mại (OPEN) trong nghiên cứu không có tác động đến RGDP và FDI vì không có ý nghĩa thống kê. - Nguồn nhân lực (số lượng học sinh phổ thông trung học) có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa ở độ trễ p=2. Tuy nhiên, để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, Khánh Hòa cần tăng số lượng lao động đặc biệt là nguồn lao động có chất lượng cao, đây là chiến lược mang tầm vĩ mô, dài hạn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như của cả nước. Tóm tắt chương 3 Chương 3 phân tích những thuận lợi, bất lợi đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa, diễn biến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khánh Hòa từ khi mở cửa đến nay, những đặc điểm vốn FDI đầu tư tại địa phương. Đồng thời phân tích vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế địa phương, những đóng góp và ảnh hưởng của dòng vốn FDI vào Khánh Hòa giai đoạn 1995-2014. Chương cũng trình bày phần kiểm nghiệm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa bằng kiểm định nhân quả granger, sử dụng mô hình Var thông qua 4 biến làm đại diện đó là RGDP, FDI thực hiện, độ mở 74 cửa nền kinh tế và biến học sinh phổ thông trung học. Kết quả kiểm định tính dừng cho thấy các biến RGDP, FDI dừng ở bậc gốc, I(0); biến HSPT và OPEN dừng ở sai phân bậc 1, I(1). Kết quả ước lượng đã chỉ ra tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực thu hút vốn FDI, trong khi FDI có tác động yếu đến RGDP ở độ trễ p=2, kiểm định nhân quả cho thấy FDI không có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa ở mức ý nghĩa 5%. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy HSPT có tác động thuận chiều đến RGDP và FDI. Ngoài ra, tác giả chưa phát hiện tỷ trọng xuất khẩu/ RGDP có tác động đến RGDP và FDI. Trong chương này tác giả cũng có đánh giá chung về kết quả đạt được cũng như hạn chế vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa. 75 CHƯƠNG 4 - GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ KHÁNH HÒA BỀN VỮNG 4.1. Mục tiêu, định hướng phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 4.1.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh Khánh Hòa Theo Ban chấp hành Trung ương (2012), định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cụ thể: ”phấn đấu xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành đô thị trực thuộc Trung ương, trong đó thành phố Nha Trang là hạt nhân; là trung tâm kinh tế - du lịch, khoa học và công nghệ, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển, kinh tế du lịch và chăm sóc sức khỏe nhân dân của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và của cả nước; Có quốc phòng, an ninh vững mạnh, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; có hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng được nâng cao; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.” Trong đó cần thực hiện tốt nhiệm vụ: Công tác quy hoạch phát triển tỉnh theo hướng đô thị hóa với cơ sở hạ tầng văn minh, hiện đại, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và dịch vụ ngang tầm khu vực Đông Nam Á. Phát huy tối đa các lợi thế, tiềm năng phát triển của tỉnh, nhất là tiềm năng phát triển du lịch và kinh tế biển; bảo đảm phát triển bền vững, kết hợp giữa phát triển chiều rộng với phát triển chiều sâu. Tập trung huy động các nguồn lực của địa phương và Trung ương để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, mở rộng hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại, đặc biệt là du lịch nghỉ mát, nghỉ dưỡng, xây dựng Nha Trang trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước. 4.1.2. Các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020 - Về kinh tế: duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Tốc độ tăng GDP thời kỳ 2011-2015 khoảng 12,5%/năm, thời kỳ 2016-2020 khoảng 13%/năm. Tổng GDP của tỉnh (giá so sánh 1994) đạt 13.226 tỷ đồng vào năm 2010; đạt 23.834 tỷ đồng vào năm 2015 và đạt 76 43.913 tỷ đồng vào năm 2020. GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 32,777 triệu đồng vào năm 2015 và đạt 56,71 triệu đồng vào năm 2020. Cơ cấu kinh tế năm 2015: Công nghiệp - xây dựng 45%; Nông - lâm - ngư nghiệp 8%; Dịch vụ 47%. Đến năm 2020 là: Công nghiệp - xây dựng 47%; Nông - lâm - ngư nghiệp 6%; Dịch vụ 47%. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước thời kỳ 20112015 khoảng 22-23% GDP, thời kỳ 2016-2020 khoảng 24% GDP. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15-16%/năm giai đoạn 2011-2020. Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt khoảng 3,2-3,5 tỷ USD. - Về phát triển xã hội: Tỷ lệ tăng dân số thời kỳ 2011-2020 khoảng 1,4-1,5%. Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 4% vào năm 2020, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 68,5-70%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khoảng 70%; Mức sống bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đạt tiêu chuẩn của đô thị loại I. - Về bảo vệ môi trường: Phòng ngừa có hiệu quả ô nhiễm môi trường, giữ gìn môi trường biển và ven biển để phát triển du lịch. Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học (Thủ tướng Chính phủ, 2006). 4.2 Giải pháp thu hút sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa trong thời gian tới Từ kết quả phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa; Dựa vào bài học kinh nghiệm rút ra từ chương 1; Dựa vào mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Khánh Hòa và từ kết quả phân tích của mô hình, luận văn gợi ý một số chính sách nâng cao việc thu hút, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiệu quả nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trong thời gian tới. 4.2.1. Ổn định kinh tế để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế 4.2.1.1 Căn cứ của giải pháp Ổn định kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa cao thu hút đầu tư nước ngoài nhằm góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập của người lao động, thực hiện an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế xã hội địa phương. 4.2.1.2 Nội dung của giải pháp 77 Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa ổn định: - Quản lý thu ngân sách nhà nước tích cực, góp phần thúc đẩy sản xuất-kinh doanh, phấn đấu tăng thu đạt mức cao nhất. Trước những khó khăn của nền kinh tế tác động tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, một mặt tỉnh Khánh Hòa cần rà soát, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh các chính sách về thuế, phí và chế độ thu phù hợp với nhiệm vụ ổn định kinh tế, như: đề xuất Chính phủ, Bộ Tài Chính quy định, điều chỉnh lệ phí trước bạ cho phù hợp với thực tế; thực hiện điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu để hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô, đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất trong nước. Tỉnh cần chủ động trình cấp có thẩm quyền thực hiện các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích cho các loại hình doanh nghiệp có vốn lớn, sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn bằng các biện pháp về thuế (miễn, giảm, giãn thuế), hỗ trợ cho vay ưu đãi với lãi suất thấp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho một bộ phận doanh nghiệp và cá nhân; xử lý nợ đọng thuế. Mặt khác, trong quản lý thu, tỉnh Khánh Hòa cần chỉ đạo, phối hợp với ngành Thuế, Hải quan, phối hợp với các Sở Ban ngành có chức năng trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, chống thất thu thuế, đấu tranh chống chuyển giá, nhất là đối với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài có hoạt động kinh doanh thua lỗ nhiều năm, các khoản thu liên quan đến đất đai, kinh doanh bất động sản, tài nguyên khoáng sản và thuế xuất nhập khẩu; các trường hợp vi phạm, gian lận, trốn thuế.. - Điều hành chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, góp phần kiềm chế lạm phát, nâng cao hiệu quả chi tiêu công. Quản lý chi ngân sách địa phương trên nguyên tắc chủ động, cân đối nguồn ngân sách ở các cấp của địa phương. Thực hiện theo hướng thắt chặt, vừa bám sát dự toán, vừa thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. + Thực hiện tiết kiệm tiêu dùng, hướng dẫn mua sắm ô tô, điều hòa nhiệt độ, tiết kiệm 10% kinh phí thường xuyên; đơn giản thủ tục hành chính; tinh giản biên chế sẽ giảm chi thường xuyên; yêu cầu rà soát, cắt giảm, sắp xếp lại để điều chuyển vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ trong phạm vi quản lý để tập trung 78 vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản, dự án quan trọng, cấp bách, tăng cường quản lý, hạn chế chuyển nguồn. + Cùng với việc tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn chính sách, chế độ để tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước; tỉnh Khánh Hòa cần phối hợp với các ngành để tiển khai công tác thanh tra tài chính - ngân sách, qua đó phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm. + Đảm bảo cân đối đủ nguồn để thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán; đồng thời, có bổ sung chi cho một số lĩnh vực cụ thể trên cơ sở sử dụng nguồn dự phòng ngân sách nhà nước và dự kiến phân bổ số ước tăng thu so với dự toán theo qui định của Luật Ngân sách nhà nước. - Triển khai các chính sách an sinh xã hội Tỉnh Khánh Hòa cần đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm; hỗ trợ vốn, đào tạo nghề cho đối tượng nghèo, những người chính sách, người có công, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ người nghèo cải thiện nhà ở; cứu đói, cứu trợ xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai... cần được triển khai thực hiện kịp thời, góp phần ổn định đời sống cho nhân dân. - Giảm bội chi ngân sách nhà nước, giảm nợ công góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế Cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư vào trái phiếu Chính phủ và tăng cường huy động các nguồn tài chính nhàn rỗi tạm thời để đáp ứng cân đối ngân sách nhà nước trong năm. - Điều hành quyết liệt giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát Nhằm kiên trì thực hiện định hướng giá thị trường, đồng thời góp phần kiềm chế lạm phát, Tỉnh Khánh Hòa cần phối hợp với Bộ Tài chính chủ động báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện điều chỉnh theo lộ trình giá thị trường để xóa bao cấp một bước qua giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ đầu vào quan trọng của nền kinh tế (như: xăng dầu, điện, than...) theo hướng thận trọng, với mức điều chỉnh hạn chế, góp phần bình ổn giá thị trường. Đẩy mạnh cơ chế phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế, giá đối với các mặt hàng cơ bản thuộc danh mục bình ổn giá tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần triển khai công tác quản lý giá trên địa bàn nghiêm 79 túc, quyết liệt, chủ động thực hiện các biện pháp bình ổn giá; xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về giá, trốn thuế. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp tài chính đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, như hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng hoặc ứng vốn không lãi cho các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa bình ổn giá; đồng thời, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đặc biệt là chính sách điều hành giá các mặt hàng quan trọng tạo sự đồng thuận trong xã hội. 4.2.1.3 Hiệu quả do giải pháp mang lại Thực hiện giải pháp này sẽ góp phần ổn định kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa thu hút đầu tư nước ngoài góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế xã hội địa phương. 4.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực 4.2.2.1 Căn cứ của giải pháp Trong nghiên cứu nguồn nhân lực (số lượng học sinh phổ thông trung học) có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa. Để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, duy trì và phát triển nguồn vốn FDI, Khánh Hòa cần tăng số lượng lao động đặc biệt là nguồn lao động có đào tạo có khả năng nắm bắt và sử dụng được công nghệ kỹ thuật tiên tiến. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là chiến lược mang tầm vĩ mô, dài hạn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như của cả nước. 4.2.2.2 Nội dung của giải pháp Nguồn nhân lực được thể hiện qua số lượng và chất lượng lao động. Hiện Khánh Hòa đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 76% tổng dân số toàn tỉnh (2013) đây được xem là cơ hội để địa phương tận dụng lực lượng lao động trẻ tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa. Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc lớn vào hệ thống giáo dục đào tạo của quốc gia, hiện tại mặt bằng chung của chất lượng giáo dục của nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực và quốc tế. Do đó, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách giáo dục, từng bước đào tạo giáo dục phổ thông và đào tạo nghề cho học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường, định hướng phân luồng học sinh theo hướng đào tạo theo nghiên cứu hay đào tạo nghề. 80 Chú trọng phân bổ nguồn vốn ngân sách đầu tư cho giáo dục, đa dạng các hình thức khuyến khích, huy động, khai thác các nguồn lực trong xã hội tham gia đóng góp để xây dựng, phát triển nền giáo dục địa phương. Chính sách đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo quy hoạch phát triển chung của đất nước. Đối với nguồn nhân lực cung cấp cho các doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, dạy ngoại ngữ cho người lao động theo nhu cầu thực tế của người lao động và doanh nghiệp. Khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề liên kết với các doanh nghiệp xây dựng chương trình phù hợp vừa đào tạo cung ứng theo đơn hàng cho doanh nghiệp khi có nhu cầu, mặt khác các học viên sau khi tốt nghiệp có được việc làm. Đồng thời, tỉnh Khánh Hòa có chính sách khuyến khích các trung tâm hỗ trợ việc làm đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp người lao động tìm hiểu thông tin doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng và những yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn lao động để người lao động lựa chọn ký hợp đồng với doanh nghiệp theo công việc phù hợp với điều kiện, khả năng của mình. Trong ngắn hạn, chính quyền địa phương có chính sách đãi ngộ về lương, nơi ở, điều kiện làm việc để thu hút nhân tài, những người lao động có trình độ chuyên môn, lao động có tay nghề, bậc thợ cao…đến công tác tại tỉnh nhà. Đối với nguồn nhân lực cung cấp cho cơ quan, tổ chức nhà nước cần tổ chức thi tuyển để tuyển chọn đội ngũ cán bộ công chức có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, trình độ, năng lực đảm bảo thực thi công vụ. Công tác tổ chức quy hoạch cán bộ, cần bố trí sử dụng hợp lý, đúng quy trình, ưu tiên những người có tài, có đức để phát huy năng lực chuyên môn của mình. Có chính sách khen thưởng, động viên khích lệ kịp thời cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, áp dụng hình thức xử phạt nghiêm minh đối với cán bộ công chức vi phạm. Xây dựng đội ngũ công chức nắm vững chuyên môn, lý luận chính trị, khả năng xử lý công nghệ thông tin tốt, am hiểu ngoại ngữ, năng động, có tổ chức kỷ luật biết nắm bắt, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài đến liên hệ, thực hiện đầu tư tại địa phương Khánh Hòa. 4.2.2.3 Hiệu quả do giải pháp mang lại 81 Việc tăng mức chi ngân sách nhà nước đầu tư cho con người, đẩy nhanh quá trình giảm nghèo sẽ góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, góp phần an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế bền vững. 4.2.3. Giải pháp về độ mở thương mại (xuất khẩu/RGDP) 4.2.3.1 Căn cứ của giải pháp Độ mở thương mại (OPEN) trong nghiên cứu không có tác động đến RGDP và FDI vì không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế theo xu thế tự do hóa thương mại sẽ thúc đẩy quá trình đào thải, tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý,…góp phần tăng trưởng kinh tế. Đây là thời cơ nhưng cũng như đặt ra thách thức cho tỉnh Khánh Hòa. 4.2.3.2 Nội dung của giải pháp Chính sách pháp luật Việt Nam phải được bổ sung hoàn thiện điều chỉnh phù hợp theo hệ thống pháp luật quốc tế. Mở cửa hội nhập với kinh tế quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài vào địa phương cần đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích: nhà nước, nhà đầu tư và người dân; giữa lợi ích ngắn hạn và lợi ích trung hạn, lợi ích dài hạn; giữa lợi ích về kinh tế và các lợi ích về xã hội, môi trường ở địa phương. Tiếp tục khiển khai hoạt động xúc tiến đầu tư ra nước ngoài ở các thị trường thủy sản mới nổi như thị trường châu Phi, Mỹ la tinh…, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, về thông tin, tạo lập trang web hỗ trợ trao đổi cung cấp thông tin, xây dựng các trung tâm dịch vụ tư vấn là cầu nối giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giữa các nhà đầu tư với cơ quan quản lý nhà nước. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ hiện đại vào sản xuất. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Khánh Hòa cần tính đến bối cảnh toàn cầu hóa thu hút đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng bằng hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển giao. Khuyến khích ưu đãi các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn đầu tư vào ngành đem lại giá trị gia tăng cao, đặc biệt là khuyến khích đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ tạo liên kết bền vững giữa doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Ngoài ra, khuyến khích ưu đãi dự án 82 đầu vào phát triển tiềm năng Khánh Hòa như đầu tư phát triển dịch vụ vận tải biển, kinh tế biển, công nghiệp đóng tàu, dịch vụ du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, chú trọng khâu chất lượng sản phẩm phải đặt lên hàng đầu để giữ thị trường xuất khẩu cũ đồng thời nghiên cứu xâm nhập mở rộng thị trường xuất khẩu mới. 4.2.3.3 Hiệu quả do giải pháp mang lại Việc đa dạng hoá các biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài, tham gia phát triển kết cấu hạ tầng. Quản lý, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên coi đó là nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Đồng thời, cần đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các bên sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài góp phần tăng trưởng kinh tế. 4.2.4. Giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư 4.2.4.1 Căn cứ của giải pháp Kết quả phân tích cho thấy FDI không có tác động có ý nghĩa đến tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa. Nguyên nhân bởi vì, so với các địa phương khác trong khu vực Duyên hải miền Trung, các tỉnh thành cả nước môi trường đầu tư của Khánh Hòa chưa thật sự hấp dẫn, dẫn đến lượng thu hút vốn FDI vào Khánh Hòa còn hạn chế. Việc cải thiện môi trường đầu tư ở Khánh Hòa, tăng sức cạnh tranh thu hút và giữa chân dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn là hết sức quan trọng và cần thiết. 4.2.4.2. Nội dung của giải pháp Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tăng tính minh bạch trong văn bản pháp luật. Hoàn thiện thể chế về đầu tư, thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư, miễn giảm cho thuê đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp FDI đầu tư dự án lớn, dự án thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển tiềm năng tỉnh Khánh Hòa (dịch vụ vận tải biển, kinh tế biển), ngành công nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, không ngừng thu hút đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (các huyện Vạn Ninh, Diên Khánh, Cam Lâm, thị xã Ninh Hòa, thành phố Cam Ranh), và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (các huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, huyện đảo Trường Sa và các đảo thuộc tỉnh); hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài sớm thực hiện dự án. 83 Thủ tục hành chính gọn nhẹ, thực hiện đúng cơ chế “một cửa”. Quy trình thủ tục cấp phép đầu tư, lĩnh vực ngành nghề ưu đãi đầu tư, chế độ ưu đãi đầu tư được công khai rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng. Nhân rộng áp dụng công nghệ thông tin quản lý doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thực hiện rộng rãi đăng ký thủ tục cấp phép đầu tư, quản lý kê khai thuế qua mạng. Tạo lập các trang web công khai quy trình đăng ký cấp phép đầu tư, những ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư... Tăng cường hiệu quả thực hiện các chức năng kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nước ngoài về thuế, môi trường…; đồng thời nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Có chế độ đãi ngộ, thưởng phạt nghiêm minh đối với cán bộ nhà nước trong thực thi nhiệm vụ, chống tham nhũng. Chế độ đãi ngộ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, năng động, sáng tạo đáp ứng yêu cầu trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, điện nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương… Thực hiện xã hội hóa đối với dịch vụ công từ nhà nước nhằm giảm chi phí thời gian, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp. 4.2.4.3. Hiệu quả do giải pháp mang lại Việc hoàn thiện thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút rộng rãi các nguồn vốn xã hội để đầu tư cung ứng dịch vụ công thông qua xã hội hóa, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp cả về tổ chức, biên chế, tài chính nhằm tạo ra nguồn nội lực cung cấp dịch vụ công từ Nhà nước cho các thành phần kinh tế sẽ góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài góp phần tăng trưởng kinh tế. 4.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo Mặc dù luận văn đã đầu tư nhiều công sức, cố gắng thu thập dữ liệu để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và sử dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa từ 1995-2014. Tuy nhiên, phân tích còn hạn chế do: 84 Nghiên cứu chỉ giới hạn một số biến là RGDP, FDI, độ mở nền kinh tế, số lượng học sinh trung học phổ thông. Một số biến về cơ sở hạ tầng, nhập khẩu máy móc thiết bị, thuế, môi trường, … chưa được nghiên cứu để đánh giá đầy đủ vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995-2014, vì thế có thể bỏ sót một số biến quan trọng. Ngoài ra, mô hình chưa xử lý vấn đề tương quan biến nội sinh; chưa xem xét ảnh hưởng của vốn FDI đối với các khu vực của tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa. Dữ liệu về vốn FDI giải ngân chưa có để phân tích. Bộ số liệu năm 2014 ước tính theo tình hình kinh tế xã hội của Cục thống kê Khánh Hòa, số liệu FDI thực hiện năm 2014 ước tính theo biến động của các năm trước. Kể từ khi có dự án FDI thực hiện đầu tiên vào Khánh Hòa đến nay đã 21 năm, nếu sử dụng dữ liệu theo tần suất năm chỉ có 21 quan sát, còn dữ liệu RGDP, FDI tính theo tần suất tháng, quý cơ quan thống kê của tỉnh Khánh Hòa không theo dõi. Đây cũng là hạn chế dữ liệu nghiên cứu. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo nên khắc phục các hạn chế trên, nghiên cứu với chuỗi thời gian dài hơn và nên chia chuỗi thời gian thành nhiều giai đoạn để xem xét tác động giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Khánh Hòa. Tóm tắt chương 4 Dựa trên kết quả kiểm định mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa, chương này gợi ý một số chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương bền vững trong giai đoạn tới. Đồng thời, luận văn cũng chỉ ra những hạn chế mà các nghiên cứu sau cần khắc phục. 85 KẾT LUẬN Sau khi nghiên cứu đề tài, tác giả rút ra một số kết luận sau đây: (1) Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã đạt được, cụ thể: Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh, những ảnh hưởng và đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa. Kiểm định mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Khánh Hòa. Từ kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. (2) Về phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, kiểm định mô hình (được trình bày ở chương 2) bao gồm 2 bước chính: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm tìm ra mối quan hệ định tính giữa tăng trưởng kinh tế và FDI, phương pháp thống kê mô tả để làm rõ vai trò của vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa. Đồng thời nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình Var thông qua 4 biến số làm đại diện là RGDP, FDI thực hiện, độ mở cửa nền kinh tế, số lượng học sinh phổ thông trung học (nguồn nhân lực). Nghiên cứu cũng kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa từ năm 1995-2014. (3) Về kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện theo hướng tích cực tạo môi trường đầu tư càng thuận lợi hơn để thu hút chủ đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam còn kém hấp dẫn so với các nước trong khu vực. Luận văn cũng điểm qua các công trình nghiên cứu trước đó về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nước và trên thế giới, đa dạng trong phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu chỉ ra có quan điểm khác nhau giữa các vùng miền, quốc gia, và mức độ hấp thụ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia, địa phương cũng khác nhau. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phân tích Khánh Hòa có tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế biển, vận tải biển, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (trung bình cả giai 86 đoạn hơn 9%), đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế của môi trường đầu tư tỉnh thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh PCI thành phần (chỉ số gia nhập thị trường, chi phí thời gian, tính năng động của lãnh đạo, hỗ trợ doanh nghiệp, công khai minh bạch trong cải cách hành chính, đào tạo lao động chưa được cải thiện nhiều). Nghiên cứu tiến hành phân tích diễn biến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào địa phương Khánh Hòa, với đặc điểm các dự án FDI thực hiện tại địa phương có quy mô vốn nhỏ đây là dấu hiệu không tốt cho phát triển kinh tế Khánh Hòa trong việc chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý. Phần lớn sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến (69,33% năm 2013): sản xuất bia, đồ gỗ - song mây, thức ăn chăn nuôi, may mặc, công nghiệp đóng tàu, cơ khí, lắp đặt thiết bị hàng hải. Những sản phẩm phụ trợ cho ngành may mặc, thức ăn chăn nuôi, bia …phần lớn được nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài (nhập khẩu khu vực FDI chiếm 59,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Khánh Hòa năm 2014). Ngành công nghiệp đóng tàu tạo ra giá trị kinh tế lớn tuy nhiên lại sử dụng hạt nix để sửa chữa tàu gây ô nhiễm cho môi trường mà hậu quả của nó phải mất hơn 10 năm mới giải quyết được, chưa kể là đầu tư tài chính để cải thiện môi trường. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã phân tích những đóng góp của khu vực FDI về bổ sung vốn đầu tư, giải quyết việc làm, đóng góp vào ngân sách địa phương (khoảng 3%), tuy nhiên kết quả đóng góp chỉ ở mức độ thấp, chưa mấy khả quan. Kết quả ước lượng cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu (1995-2014) giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa có mối quan hệ nhân quả 1 chiều, các biến số FDI, HSPT có tác động đến tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không có tác động lên tăng trưởng kinh tế địa phương ở mức ý nghĩa 5% (kiểm định nhân quả). Trên cơ sở kiểm nghiệm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa, nghiên cứu đã có gợi ý chính sách thu hút sử dụng FDI để tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa trong thời gian tới. - Các đóng góp của luận văn Kết quả ước lượng trong nghiên cứu cho thấy các biến đo lường cần phải được đánh giá thảo luận chuyên gia, và khảo sát độ tin cậy dữ liệu khi dùng chúng để đo lường. Nếu không thực hiện việc đánh giá một cách khoa học thì kết quả nghiên cứu sẽ không có sức thuyết phục cao và ý nghĩa trong thống kê. 87 Kết quả kiểm định cho thấy sự phù hợp của thực tiễn nghiên cứu, có ý nghĩa thiết thực cho các nhà quản lý nhà nước. Đây chính là những căn cứ để xây dựng một số kiến nghị nhằm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Khánh Hòa, góp phần tăng trưởng kinh tế. Về mặt phương pháp nghiên cứu: các nhà nghiên cứu có thể xem đo lường này như một tham khảo cho các nghiên cứu khác. - Kiến nghị Mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài là tìm kiếm lợi nhuận ở nước sở tại, do đó để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững chính quyền địa phương phải có chính sách kinh tế phù hợp để quản lý, kiểm soát, thu hút dòng vốn FDI vào Khánh Hòa trong thời gian tới. Để xây dựng Khánh Hòa trở thành tỉnh đô thị trực thuộc Trung ương và xây dựng Đặc khu kinh tế - hành chính Bắc Vân Phong theo kết luận số 53KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương; Kết luận của Bộ Chính trị về “xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, kiến nghị chính phủ một số nội dung trọng tâm như: - Đầu tư đường băng và ga hàng không sân bay quốc tế Cam Ranh để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. - Đẩy nhanh tiến độ nâng cấp quốc lộ 1A qua địa phận Khánh Hòa; triển khai thí điểm lắp đặt hệ thống camera để giám sát trật tự an toàn giao thông. - Chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ đầu tư xây dựng hoàn thành Đề án phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng huyện đảo Trường Sa. - Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận được các dự án thuận lợi, thủ tục hành chính nhanh, hiệu quả như về thuế, vốn, đất…Tiếp tục khuyến khích, ưu đãi khi đầu tư các dự án có quy mô lớn, dự án thân thiện với môi trường, đầu tư ngành công nghiệp có giá trị kinh tế cao, phát triển tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đầu tư vào vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn vào tỉnh Khánh Hòa. 88 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Trần Toàn Thắng, Nguyễn Mạnh Hải (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Dự án Sida 2001-2010 của Viện nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương – CIEM, truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2014 từ: http://www.ciem.org.vn/Portals/0/CIEM/BaoCaoKhoaHoc/2005/RRFDITang_truo ng_KTvietnamese_233.pdf 2. Nguyễn Thị Tường Anh, Nguyễn Hữu Tâm (2013), Nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Trường Đại học Ngoại thương, truy cập ngày 04 tháng 3 năm 2015 từ http://ieit.edu.vn/vi/thu-vientap-chi/tap-chi-kinh-te-doi-ngoai/item/130-nghien-cuu-dinh-luong-ve-cac-nhan-toanh-huong-den-viec-thu-hut-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-tai-cac-tinh-thanh-cuaviet-nam-trong-giai-doan-hien-nay 3. Phạm Thị Hoàng Anh, Lê Hà Thu (2014), “Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (281), tr. 37-56. 4. Phùng Thanh Bình (2011), Chương 2 hướng dẫn sử dụng Eview trong phân tích dữ liệu và hồi quy, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 5. Ban chấp hành Trung ương (2012), Kết luận số 53-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Thông tư số 02/2012/TT-BKHĐT quy định năm 2010 làm năm gốc thay cho năm gốc 1994 để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh, Hà Nội. 7. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Chuỗi thời gian trong kinh tế lượng, tr.17-23, truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2015, từ www.fetp.edu.vn 8. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright niên khóa 2011-2013, Kinh tế lượng về chuỗi thời gian II: Dự báo với mô hình ARIMA, VAR, tr 12-14. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2015, từ www.fetp.edu.vn/attachment.aspx?ID=2873 90 9. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright học kỳ Thu 2011, Tăng trưởng trong dài hạn, truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2015, từ www.fetp.edu.vn 10. Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Một số điểm mới của Luật Đầu tư 2014, truy cập ngày 04 tháng 3 năm 2015, từ http://fia.mpi.gov.vn 11. Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa, Niên giám Thống kê Khánh Hòa năm 1995, năm 2000, năm 2005, năm 2010, năm 2012, năm 2013, Nhà xuất bản Thanh niên. 12. Dương Tấn Diệp (1999), Kinh tế vĩ mô, Nhà xuất bản thống kê 1999. 13. Phan Thúc Huân (2006), Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội. 14. Hồ Đắc Nghĩa (2014), Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, truy cập ngày 04 tháng 3 năm 2015, từ http://gsneu.edu.vn 15. Thái Ninh, Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa, Đại học Nha Trang. 16. Đặng Tài An Trang, Nguyễn Phi Lân (2006), “Tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”,Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2015, từ http://tapchi.hvnh.edu.vn 17. Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010), “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ, tr. 577-588. 18. Sở Nội Vụ (2014), Báo cáo số 2606/BC-SNV chỉ số cải cách hành chính năm 2013 của tỉnh Khánh Hòa, Khánh Hòa. 19. Sử Đình Thành, Nguyễn Minh Tiến (2014), “Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế địa phương ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (283), tr. 21-41. 20. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 380/QĐ –TTg về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, Hà Nội. 21. Thủ tướng Chính Phủ (2006), Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, Hà Nội. 22. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam số 18/2000/QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000, Hà Nội. 91 23. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005, 2014), Luật Đầu tư, Hà Nội. Tiếng Anh 24. Karikari, J.A (1992), “Causality Between Direct Foreign Investment and Economic Output in Ghana”, Journal of economic development, June, pp. 7-17, truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2015 từ http://www.jed.or.kr 25. Nguyen Phi Lan (2006), Foreign direct investment and its linkage to economic growth in Vietnam: a provincial level analysis, University of South Australia, truy cập ngày 04 tháng 3 năm 2015 từ https://editorialexpress.com 26. Hsiao (2006), FDI, Exports, and Growth in East and Southeast Asia Evidence from Time series and Panel data causality analyses, truy cập ngày 04 tháng 3 năm 2015 từ http://faculty.washington.edu 27. Sajid Anwar & Lan Phi Nguyen (2010), “Foreign Direct Investment and Economic Growth in Vietnam”, Asia Pacific Business Review, Vol.16, Nos.1-2, January-April 2010, pp. 183-202, truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2015 từ http://www.tandfonline.com Trang Web: 28. http://baodautu.vn/fdi-voi-phat-trien-cong-nghiep-ho-tro.html-15153 29. http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/biquyetthuhutfdicua-nd-16664.html 30. http://laodong.com.vn/moi-truong/hon-10-nam-moi-xu-ly-het-nui-hat-nix-thai99846.bld 31. http://kinhtevadubao.com.vn/dau-tu/bi-quyet-thu-hut-fdi-tai-singapore-va-kinhnghiem-cho-viet-nam-1478.html 32. http://dltntq.laocai.gov.vn/content/2030008.htm 33. http://khucongnghiep.com.vn 34. http://www.gso.gov.vn/ PHỤ LỤC Phụ lục 1: Dữ liệu Tốc độ tăng RGDP Khánh Hòa, tốc độ tăng vốn FDI thực hiện Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014* RGDP theo giá 1994 (triệu đồng) 2.647.655 2.990.558 3.260.007 3.588.620 3.866.020 4.072.080 4.446.710 4.926.154 5.507.529 6.111.691 6.751.781 7.428.810 8.149.435 9.046.211 10.071.309 11.098.739 12.319.246 13.311.322 RGDP theo giá 2010 (triệu đồng) 6.884.235 7.775.826 8.476.427 9.330.862 10.052.137 10.587.919 11.562.004 12.808.618 14.320.266 15.891.163 17.555.478 19.315.838 21.189.553 23.521.283 26.186.667 28.858.114 32.032.531 34.611.107 37.474.197 40.583.736 44.052.000 FDI thực hiện (1000 USD) 24.218 49.009 78.253 106.015 141.605 199.614 241.065 249.901 270.074 257.747 267.101 272.351 313.606 339.247 363.533 518.862 617.382 595.556 597.765 734.269 778.325 Tốc độ tăng RGDP giá 2010 (%) 12,95 9,01 10,08 7,73 5,33 9,20 10,78 11,80 10,97 10,47 10,03 9,70 11,00 11,33 10,20 11,00 8,05 8,27 8,30 8,55 Tốc độ tăng vốn FDI thực hiện (%) 1,02 0,60 0,35 0,34 0,41 0,21 0,04 0,08 (0,05) 0,04 0,02 0,15 0,08 0,07 0,43 0,19 (0,04) 0,00 0,23 0,06 Phụ lục 2: Ước lượng mô hình Var Phụ lục 2.1: Kết quả ước lượng mô hình Var Vector Autoregression Estimates Date: 05/06/15 Time: 20:30 Sample (adjusted): 1998 2014 Included observations: 17 after adjustments Standard errors in ( ) & t-statistics in [ ] LNRGDP LNRGDP(-1) 1.441868 (0.33178) [ 4.34583] LNRGDP(-2) -0.468947 LNFDI -1.012.426 (2.84883) [-0.35538] 1.502681 D(LNHSPT) -0.441822 (0.29090) [-1.51879] 0.444216 D(LNOPEN) -2.552.496 (4.22249) [-0.60450] 1.813174 (0.33529) [-1.39862] LNFDI(-1) -0.018857 (0.04291) [-0.43942] LNFDI(-2) 0.055165 (0.03720) [ 1.48288] D(LNHSPT(-1)) -0.178515 (0.20123) [-0.88712] D(LNHSPT(-2)) 0.306932 (0.14717) [ 2.08562] D(LNOPEN(-1)) -0.019108 (0.02472) [-0.77304] D(LNOPEN(-2)) -0.034744 (0.02678) [-1.29740] C -0.064357 (0.34540) [-0.18633] R-squared 0.999638 Adj. R-squared 0.999276 Sum sq. resids 0.001370 S.E. equation 0.013084 F-statistic 2761.818 Log likelihood 56.00332 Akaike AIC -5.529.803 Schwarz SC -5.088.690 Mean dependent 16.86736 S.D. dependent 0.486297 Determinant resid covariance (dof adj.) Determinant resid covariance Log likelihood Akaike information criterion Schwarz criterion (2.87897) [ 0.52195] 0.837970 (0.36847) [ 2.27420] -0.306584 (0.31943) [-0.95979] 0.230266 (1.72785) [ 0.13327] 0.048407 (1.26363) [ 0.03831] -0.044119 (0.21224) [-0.20787] 0.076500 (0.22994) [ 0.33269] -0.702416 (2.96574) [-0.23684] 0.974304 0.948608 0.100971 0.112345 37.91653 19.45018 -1.229.433 -0.788320 15.74992 0.495571 1.57E-12 7.71E-14 160.1586 -1.460.690 -1.284.244 (0.29398) [ 1.51104] -0.040045 (0.03763) [-1.06431] -0.078820 (0.03262) [-2.41645] 0.585506 (0.17644) [ 3.31850] -0.708188 (0.12903) [-5.48841] 0.000586 (0.02167) [ 0.02703] -0.001925 (0.02348) [-0.08198] 1.907393 (0.30284) [ 6.29831] 0.985355 0.970710 0.001053 0.011472 67.28283 58.23860 -5.792.776 -5.351.663 0.044649 0.067031 (4.26717) [ 0.42491] 0.804795 (0.54614) [ 1.47361] -0.059490 (0.47345) [-0.12565] 1.494024 (2.56100) [ 0.58337] -0.818846 (1.87293) [-0.43720] -0.206471 (0.31458) [-0.65634] -0.425512 (0.34082) [-1.24851] 0.986241 (4.39578) [ 0.22436] 0.552497 0.104994 0.221822 0.166516 1.234623 12.76036 -0.442395 -0.001282 0.058737 0.176013 Phụ lục 2.2: Kiểm định tính ổn định của mô hình var Roots of Characteristic Polynomial Endogenous variables: LNRGDP LNFDI D(LNHSPT) D(LNOPEN) Exogenous variables: C Lag specification: 1 2 Date: 05/07/15 Time: 09:12 Root 0.996244 0.451485 - 0.710984i 0.451485 + 0.710984i -0.093775 - 0.721221i -0.093775 + 0.721221i 0.518357 0.214425 - 0.294256i 0.214425 + 0.294256i Inverse Roots of AR Characteristic Polynomial 1.5 1.0 0.5 Modulus 0.996244 0.842222 0.842222 0.727291 0.727291 0.518357 0.364095 0.364095 No root lies outside the unit circle. VAR satisfies the stability condition. 0.0 -0.5 -1.0 -1.5 -1.5 -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 Sau khi ước lượng mô hình Var, xem xét nghiệm của đa thức đặc trưng cho thấy các nghiệm đều nhỏ hơn 1 và nằm trong vòng tròn đơn vị. Hệ ổn định, mô hình Var có thể chấp nhận được. Phụ lục 2.3: Kết quả kiểm định nhân quả Granger - Độ trễ 1 Pairwise Granger Causality Tests Date: 05/17/15 Time: 21:19 Sample: 1995 2014 Lags: 1 Null Hypothesis: Obs F-Statistic Prob. LNFDI does not Granger Cause LNRGDP LNRGDP does not Granger Cause LNFDI 19 0.68919 6.94406 0.4187 0.0180 D(LNHSPT) does not Granger Cause LNRGDP LNRGDP does not Granger Cause D(LNHSPT) 18 5.42862 2.15361 0.0342 0.1629 D(LNOPEN) does not Granger Cause LNRGDP LNRGDP does not Granger Cause D(LNOPEN) 18 0.08994 0.19582 0.7684 0.6644 D(LNHSPT) does not Granger Cause LNFDI LNFDI does not Granger Cause D(LNHSPT) 18 0.64671 9.17587 0.4339 0.0085 D(LNOPEN) does not Granger Cause LNFDI LNFDI does not Granger Cause D(LNOPEN) 18 1.59528 0.00130 0.2259 0.9717 D(LNOPEN) does not Granger Cause D(LNHSPT) D(LNHSPT) does not Granger Cause D(LNOPEN) 18 4.44067 0.66454 0.0523 0.4277 - Độ trễ 2 Pairwise Granger Causality Tests Date: 05/17/15 Time: 21:29 Sample: 1995 2014 Lags: 2 Null Hypothesis: Obs F-Statistic Prob. LNFDI does not Granger Cause LNRGDP LNRGDP does not Granger Cause LNFDI 18 0.59435 3.33768 0.5662 0.0676 D(LNHSPT) does not Granger Cause LNRGDP LNRGDP does not Granger Cause D(LNHSPT) 17 2.58786 7.56608 0.1163 0.0075 D(LNOPEN) does not Granger Cause LNRGDP LNRGDP does not Granger Cause D(LNOPEN) 17 0.17778 1.25490 0.8393 0.3200 D(LNHSPT) does not Granger Cause LNFDI LNFDI does not Granger Cause D(LNHSPT) 17 0.66898 41.8534 0.5303 4.E-06 D(LNOPEN) does not Granger Cause LNFDI LNFDI does not Granger Cause D(LNOPEN) 17 0.69716 0.69891 0.5171 0.5163 D(LNOPEN) does not Granger Cause D(LNHSPT) D(LNHSPT) does not Granger Cause D(LNOPEN) 17 1.53623 0.20250 0.2547 0.8194 Phụ lục 2.4: Kết quả ước lượng mô hình tăng trưởng kinh tế (1) 1) LnRGDPt = C(1)LnRGDPt-1 + C(2)LnRGDPt-2 + C(3)LnFDIt-1 + C(4)LnFDIt-2+ C(5)DLnHSPTt-1 + C(6)DLnHSPTt-2+ C(7)DLnOPENt-1 + C(8)DLnOPENt-2 + C9 + εt System: UNTITLED Estimation Method: Least Squares Date: 05/06/15 Time: 16:26 Sample: 1998 2014 Included observations: 17 Total system (balanced) observations 17 C(1) C(2) C(3) C(4) C(5) C(6) C(7) C(8) C(9) Determinant residual covariance Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. 1.441868 -0.468947 -0.018857 0.055165 -0.178515 0.306932 -0.019108 -0.034744 -0.064357 0.331782 0.335292 0.042913 0.037202 0.201230 0.147165 0.024718 0.026780 0.345398 4.345832 -1.398624 -0.439424 1.482880 -0.887120 2.085623 -0.773037 -1.297395 -0.186327 0.0025 0.1995 0.6720 0.1764 0.4009 0.0705 0.4617 0.2307 0.8568 8.06E-05 Equation: LNRGDP = C(1)*LNRGDP(-1) + C(2)*LNRGDP(-2) + C(3)*LNFDI( -1) + C(4)*LNFDI(-2) + C(5)*D(LNHSPT(-1)) + C(6)*D(LNHSPT(-2)) + C(7)*D(LNOPEN(-1)) + C(8)*D(LNOPEN(-2)) + C(9) Observations: 17 R-squared 0.999638 Mean dependent var 16.86736 Adjusted R-squared 0.999276 S.D. dependent var 0.486297 S.E. of regression 0.013084 Sum squared resid 0.001370 Durbin-Watson stat 2.511354 Một số biến không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%, mô hình có dấu hiệu thừa biến không cần thiết. Sử dụng kiểm định (wald test) sự có mặt của biến không cần thiết trong phương trình. Kết quả kiểm định từng biến và kiểm định đồng thời các biến cho thấy hệ số ước lượng các biến LnFDIt-1, DLnHSPTt-1, DLnOPENt-1, DLnOPENt-2, C9 có giá trị p = 0,68 > 0,05 (α=5%) mức ý nghĩa, chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là các biến này không cần thiết đưa vào mô hình. Wald Test: System: Untitled Test Statistic Chi-square Value df Probability 3.098524 5 0.6848 Null Hypothesis: C(3)=C(5)=C(7)=C(9)=C(8)=0 Null Hypothesis Summary: Normalized Restriction (= 0) C(3) C(5) C(7) C(9) C(8) Value Std. Err. -0.018857 -0.178515 -0.019108 -0.064357 -0.034744 0.042913 0.201230 0.024718 0.345398 0.026780 Restrictions are linear in coefficients. - Kết quả ước lượng VAR phương trình tăng trưởng kinh tế sau khi loại các biến không có ý nghĩa thống kê của phương trình 1. System: UNTITLED Estimation Method: Least Squares Date: 04/11/15 Time: 21:57 Sample: 1998 2014 Included observations: 17 Total system (balanced) observations 17 Coefficient C(1) C(2) C(4) C(6) 1.535373 -0.567379 0.036717 0.104582 Determinant residual covariance Std. Error t-Statistic Prob. 0.199993 7.677124 0.200724 -2.826668 0.015748 2.331604 0.050558 2.068542 0.0000 0.0143 0.0365 0.0591 0.000112 Equation: LNRGDP = C(1)*LNRGDP(-1) + C(2)*LNRGDP(-2) + C(4)*LNFDI( -2) + C(6)*D(LNHSPT(-2)) Observations: 17 R-squared 0.999498 Mean dependent var 16.86736 Adjusted R-squared 0.999382 S.D. dependent var 0.486297 S.E. of regression 0.012089 Sum squared resid 0.001900 Durbin-Watson stat 2.193137 - Tiếp đến kiểm định tương quan phần dư phương trình tăng trưởng System Residual Portmanteau Tests for Autocorrelations Null Hypothesis: no residual autocorrelations up to lag h Date: 04/11/15 Time: 21:55 Sample: 1998 2014 Included observations: 17 Lags Q-Stat Prob. Adj Q-Stat Prob. df 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 0.182110 0.222805 0.267982 0.645913 0.691829 0.731388 0.772606 0.911683 1.409617 1.517818 3.676686 4.264798 0.6696 0.8946 0.9659 0.9578 0.9834 0.9938 0.9977 0.9987 0.9978 0.9989 0.9784 0.9782 0.193492 0.239613 0.294471 0.788688 0.853735 0.914872 0.984943 1.247645 2.305753 2.568527 8.685321 10.68490 0.6600 0.8871 0.9611 0.9400 0.9735 0.9886 0.9951 0.9961 0.9857 0.9898 0.6509 0.5561 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 - Và thực hiện các kiểm định khác: ổn định mô hình, tương quan, phương sai sai số Ramsey RESET Test Equation: UNTITLED Specification: LNRGDP LNRGDP(-1) LNRGDP(-2) LNFDI(-2) D(LNHSPT(-2)) Omitted Variables: Squares of fitted values t-statistic F-statistic Likelihood ratio Value 0.675658 0.456513 0.634729 df 12 (1, 12) 1 Probability 0.5121 0.5121 0.4256 Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic Obs*R-squared 0.280378 0.388018 Prob. F(1,12) Prob. Chi-Square(1) 0.6061 0.5333 Heteroskedasticity Test: White F-statistic Obs*R-squared Scaled explained SS 0.513080 5.764635 3.867785 Prob. F(8,8) Prob. Chi-Square(8) Prob. Chi-Square(8) 0.8177 0.6736 0.8689 Phụ lục 2.5: Kết quả ước lượng mô hình FDI (2) 2) LnFDIt= C(10)LnRGDPt-1+ C(11)LnRGDPt-2 + C(12)LnFDIt-1 + C(13)LnFDIt-2 + C(14)DLnHSPTt-1 + C(15)DLnHSPTt-2 + C(16)DLnOPENt-1 + C(17)DLnOPENt-2 + C(18)+ εt Tiến hành kiểm định (wald test) một số biến không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10. Kết quả kiểm định từng biến và kiểm định đồng thời các biến cho thấy hệ số ước lượng các biến LnRGDPt-2, LnFDIt-2, DLnHSPTt-2, DLnOPENt-1, DLnOPENt-2, có giá trị p = 0,83 > 0,05 (α=5%) mức ý nghĩa, chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là các biến này không cần thiết đưa vào mô hình. Wald Test: System: Untitled Test Statistic Chi-square Value df Probability 2.066151 5 0.8399 Null Hypothesis: C(11)=C(13)=C(15)=C(16)=C(17)=0 Null Hypothesis Summary: Normalized Restriction (= 0) C(11) C(13) C(15) C(16) C(17) Value Std. Err. 1.502681 -0.306584 0.048407 -0.044119 0.076500 2.878966 0.319429 1.263628 0.212240 0.229942 - Kết quả ước lượng VAR phương trình FDI sau khi loại các biến không có ý nghĩa thống kê của phương trình 2. Dependent Variable: LNFDI Method: Least Squares Date: 04/18/15 Time: 08:29 Sample (adjusted): 1997 2014 Included observations: 18 after adjustments Variable Coefficient C LNRGDP(-1) LNFDI(-1) D(LNHSPT(-1)) -2.097649 0.430638 0.675131 1.230355 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.975838 0.970660 0.095674 0.128150 18.96343 188.4712 0.000000 Std. Error t-Statistic 1.560937 -1.343840 0.150897 2.853858 0.124307 5.431148 0.690847 1.780937 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat Prob. 0.2004 0.0128 0.0001 0.0966 15.68290 0.558554 -1.662604 -1.464743 -1.635321 1.604990 - Và thực hiện các kiểm định: ổn định mô hình, tương quan, phương sai sai số Ramsey RESET Test: F-statistic Log likelihood ratio 0.201961 0.277488 Prob. F(1,13) Prob. Chi-Square(1) 0.6605 0.5984 Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic Obs*R-squared 0.664568 0.875420 Prob. F(1,13) Prob. Chi-Square(1) 0.4296 0.3495 Heteroskedasticity Test: White F-statistic Obs*R-squared Scaled explained SS 0.755511 8.270008 3.679416 Prob. F(9,8) Prob. Chi-Square(9) Prob. Chi-Square(9) 0.6592 0.5072 0.9312 Phụ lục 2.6: Kết quả ước lượng phương trình HSPT (3) 3) DLnHSPTt= C(19)LnRGDPt-1 + C(20)LnRGDPt-2 + C(21)LnFDIt-1 + C(22)LnFDIt-2 + C(23)DLnHSPTt-1 + C(24)DLnHSPTt-2 + C(25)DLnOPENt-1 + C(26)DLnOPENt-2 + C(27)+ εt - Sử dụng Wald test kiểm định sự có mặt của biến không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, gồm biến LnFDIt-1 DLnOPENt-1 DLnOPENt-2 trong phương trình (3). Kết quả biến LnFDIt-1 DLnOPENt-1 DLnOPENt-2 có giá trị p = 0,72 > 0,05 (α = 5%) mức ý nghĩa, chấp nhận giả thuyết H0, có nghĩa các biến này không cần thiết đưa vào mô hình. Kết quả kiểm định: Wald Test: System: Untitled Test Statistic Chi-square Value df Probability 1.306994 3 0.7275 Null Hypothesis: C(21)=C(25)=C(26)=0 Null Hypothesis Summary: Normalized Restriction (= 0) C(21) C(25) C(26) Value Std. Err. -0.040045 0.000586 -0.001925 0.037626 0.021673 0.023480 - Kết quả ước lượng phương trình 3 sau khi loại bỏ các biến không có ý nghĩa 10%: Kết quả cho thấy: HSPT chịu tác động của FDI(-2). System: UNTITLED Estimation Method: Least Squares Date: 05/08/15 Time: 22:17 Sample: 1998 2014 Included observations: 17 Total system (balanced) observations 17 Coefficient C(19) C(20) C(22) C(23) C(24) C(27) -0.341007 0.327280 -0.102031 0.639247 -0.762863 1.901374 Determinant residual covariance Std. Error t-Statistic 0.238733 -1.428404 0.235100 1.392085 0.017758 -5.745715 0.130559 4.896234 0.094806 -8.046524 0.259747 7.320109 Prob. 0.1809 0.1914 0.0001 0.0005 0.0000 0.0000 7.20E-05 Equation: D(LNHSPT) = C(19)*LNRGDP(-1) + C(20)*LNRGDP(-2) + C(22) *LNFDI(-2) + C(23)*D(LNHSPT(-1)) + C(24)*D(LNHSPT(-2)) + C(27) Observations: 17 R-squared 0.982962 Mean dependent var 0.044649 Adjusted R-squared 0.975218 S.D. dependent var 0.067031 S.E. of regression 0.010552 Sum squared resid 0.001225 Durbin-Watson stat 2.265517 - Và thực hiện các kiểm định Ramsey RESET Test: F-statistic Log likelihood ratio 0.944646 1.534510 Prob. F(1,10) Prob. Chi-Square(1) 0.3540 0.2154 Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic Obs*R-squared 0.262636 0.435055 Prob. F(1,10) Prob. Chi-Square(1) 0.6194 0.5095 Phụ lục 2.7: Kết quả ước lượng mô hình LnOPEN (phương trình 4) 4) DLnOPENt= C(28)LnRGDPt-1+ C(29)LnRGDPt-2+ C(30)LnFDIt-1+ C(31)LnFDIt-2+ C(32)DLnHSPTt-1+ C(33)DLnHSPTt-2+ C(34)DLnOPENt-1+ C(35)DLnOPENt-2+ C(36) + εt - Kết quả ước lượng phương trình 4 sau khi loại bỏ các biến kiểm định wald test không có ý nghĩa 10% gồm: LnRGDPt-2 LnFDIt-2 DLnHSPTt-2 DLnOPENt-1 DLnOPENt-2. - Với mức ý nghĩa 5% OPEN chịu tác động của biến FDI. Dependent Variable: D(LNOPEN) Method: Least Squares Date: 05/18/15 Time: 11:21 Sample (adjusted): 1997 2014 Included observations: 18 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic C LNRGDP(-1) LNFDI(-1) D(LNHSPT(-1)) -1.255469 -0.335598 0.438541 1.718488 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.289662 0.137446 0.159330 0.355403 9.782990 1.902972 0.175537 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 2.184071 2.795356 Prob. F(1,13) Prob. Chi-Square(1) 2.599478 -0.482970 0.251293 -1.335481 0.207013 2.118425 1.150490 1.493701 Prob. 0.6366 0.2030 0.0525 0.1574 0.054843 0.171555 -0.642554 -0.444694 -0.615272 2.075272 - Các kiểm định: Ramsey RESET Test: F-statistic Log likelihood ratio 0.1633 0.0945 Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic Obs*R-squared 0.077674 0.106910 Prob. F(1,13) Prob. Chi-Square(1) 0.7849 0.7437 [...]... Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI, ảnh hưởng và đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa - Kiểm định mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Khánh Hòa - Từ kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững 3 3 Đối tư ng và phạm vi nghiên cứu - Đối tư ng nghiên cứu: tác động qua lại giữa nguồn... tác giữa các bên phải dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện, bình đẳng và đôi bên cùng có lợi Và phải đặt lợi ích của quốc gia, địa phương lên hàng đầu 1.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.3.1 Một số lý thuyết kinh tế về đầu tư trực tiếp nước ngoài Một số lý thuyết tiêu biểu về đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế được các nhà kinh tế học nghiên cứu và. .. đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa, diễn biến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khánh Hòa từ khi mở cửa đến nay, những đặc điểm vốn FDI đầu tư tại địa phương Đồng thời phân tích vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế địa phương, những đóng góp và ảnh hưởng của dòng vốn FDI vào Khánh Hòa giai đoạn 1995-2014 Chương cũng trình bày phần kiểm nghiệm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế. .. trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa là cần thiết để góp phần tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, cũng như tăng trưởng kinh tế địa phương 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Khánh Hòa, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp thu hút sử dụng vốn FDI hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa bền vững trong... đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”, tạp chí Phát triển kinh tế 21 (281), trang 37-56 Bài viết sử dụng mô hình VAR để làm rõ tác động qua lại giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp cải thiện và đẩy mạnh tác động giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam Nhìn chung, các công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế. .. đến tăng trưởng kinh tế địa phương, kiểm định Granger để xác định tồn tại hay không tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và FDI tại Khánh Hòa 5 Ý nghĩa của đề tài + Về mặt lý luận: Đề tài tổng hợp cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa FDI với tăng trưởng kinh tế, mô hình VAR, kiểm định nhân quả Granger + Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở những lý thuyết về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng. .. đến tăng trưởng kinh tế ở các địa phương bị hạn chế bởi khả năng hấp thụ 1.3.3 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và trong nước Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài được các nhà nghiên cứu sử dụng các nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế tác động đến tổng cung và tổng cầu Tuy nhiên, không có mô hình chuẩn cho các nước khi ước lượng tăng trưởng kinh. .. 1.2 Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư quốc tế là sự di chuyển tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý…từ nước này sang nước khác để kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu Khai thác trực tiếp lợi thế so sánh của các yêu tố đầu tư giữa các nước Theo tính chất quản lý, đầu tư quốc tế gồm đầu tư FDI và đầu tư gián tiếp (PFI) Hình thức đầu tư PFI thời gian ngắn... VAR… và cho nhiều kết quả khác nhau Tuy nhiên, nghiên cứu trên góc độ địa phương giữa mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế còn hạn chế, đặc biệt, tại Khánh Hòa chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này FDI có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế địa phương ? Có cần thiết thu hút FDI bằng mọi giá ? Do đó, việc nghiên cứu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với đầu tư trực tiếp nước ngoài. .. kê tỉnh Khánh Hòa luận văn sử dụng số liệu từ năm 1995 đến 2014 để phân tích Phạm vi nội dung: luận văn nghiên cứu một số lý thuyết cơ bản về tăng trưởng kinh tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Do một số hạn chế từ số liệu thống kê địa phương chưa đầy đủ, luận văn chỉ nghiên cứu định lượng mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các biến số kinh tế làm

Ngày đăng: 30/09/2015, 15:12

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w