1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài với kinh tế xã hội tỉnh hải dương giai đoạn 2006 2010

7 233 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 210,3 KB

Nội dung

HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 Chu Thị Thu Thủy 1 Hải Dương là một trong những tỉnh, thành phố thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước. Trong giai đoạn 2006 - 2010, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã thu được những thành tựu đáng ghi nhận và đặc biệt là đã đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010 vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Song, suy cho cùng, những hạn chế này vẫn là do yếu tố chủ quan, có thể hạn chế và khắc phục được. Tác động tích cực vẫn là cơ bản, chủ yếu. Đây sẽ là tiền đề cơ bản để tỉnh đề ra những chính sách cải thiện môi trường đầu tư, tiếp tục thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài hiệu quả trong giai đoạn sau. 1. Đặt vấn đề Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nội dung chủ yếu của hoạt động kinh tế đối ngoại và đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Do đó, việc đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài với kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010 là một việc làm có ý nghĩa thiết thực trong việc tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển trong giai đoạn tiếp theo. 2. Nội dung 2.1. Vài nét về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010 Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng với diện tích 1.662 km 2 ; số dân 1.703.492 người (theo điều tra dân số năm 2009), có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh; nguồn nhân công lao động dồi dào; môi trường chính trị ổn định; chính sách thông thoáng, ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài… Tính đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 204 dự án đầu tư còn hiệu lực với số vốn 2.596,6 triệu USD (trong khu công nghiệp 102 dự án, với số vốn 1.671,3 triệu USD; ngoài khu công nghiệp 102 dự án với số vốn 925,3 triệu USD). Riêng trong giai đoạn 2006 - 2010, tỉnh Hải Dương thu hút được 155 dự án đầu tư nước ngoài, gấp 2,4 lần giai đoạn 2001 - 2005 (65 dự án); với số vốn là 1.451 triệu USD, gấp 5 lần giai đoạn 2001 - 2005 (290 triệu USD) 1 . Trong đó, số vốn thực hiện của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn ước đạt 1.660 triệu USD 2 . 1 ThS, Trường ĐHSP Hà Nội 2 Các dự án này chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Mĩ… và thuộc các lĩnh vực như: sản xuất, lắp ráp linh kiện phụ tùng ô tô; sản xuất, tồn trữ và phân phối khí công nghiệp; sản xuất kinh doanh vật tư trang thiết bị y tế; hàng may mặc trang phục y tế; đầu tư kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; sản xuất kinh doanh, gia công và thiết kế các linh kiện máy móc, khuôn đúc, dụng cụ và các linh kiện dùng trong lĩnh vực điện tử và điện nói chung, thức ăn chăn nuôi, may mặc… Trong đó, có một số dự án có quy mô vốn khá như: Công ty cổ phần Phúc Hưng (43,6 triệu USD); Công ty TNHH Hulane Electronic Việt Nam (15 triệu USD); Công ty TNHH Chemilens Việt Nam (16,2 triệu USD); Công ty TNHH Nishoku Technology Việt Nam (12 triệu USD); Công ty TNHH khí công nghiệp Messer Hải Phòng, Chi nhánh Hải Dương (40 triệu USD); Công ty TNHH Hitach Cable Việt Nam (27,2 triệu USD), Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hải Dương (37 triệu USD)… Nhìn chung, các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương đều đang hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối ổn định, các chủ đầu tư có ý định đầu tư thực sự và lâu dài. Doanh thu của các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng. Nếu năm 2007, doanh thu của các doanh nghiệp FDI đạt 680 triệu USD (trong đó doanh thu xuất khẩu khoảng 270 triệu USD), tăng 45% so với năm 2006 (469,6 triệu USD); Thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước đạt 63 triệu USD, tăng 34% so với năm 2006 (47 triệu USD); Tạo việc làm mới cho trên 10.000 lao động, đưa tổng số lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp FDI lên đến 43.000 lao động 3 . Đến năm 2010, doanh thu của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh đã đạt 1.764,5 triệu USD, tăng 18,7% so với năm 2009 (1.486 triệu USD), trong đó doanh thu xuất khẩu đạt 1.096,5 triệu USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm 2009 (840 triệu USD); thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước đạt 97 triệu USD, tăng 25,8% so với năm 2009 (77,1 triệu USD); tổng số lao động tại các doanh nghiệp FDI đạt trên 84.500 người 4 . Trong đó, một số doanh nghiệp triển khai đầu tư nhanh và đạt doanh thu lớn như: Ford Việt Nam, Chi nhánh Công ty Tung Kuang, Sumidenso Việt Nam, Brother Việt Nam… 2.2. Những tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010 2.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tạo ra những nguồn lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh Hải Dương đã được hình thành và ngày càng phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp tỷ lệ ngày càng tăng trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tính từ năm 2006 đến năm 2010, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn đóng góp cao trong tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh. Năm 2006, GDP thực tế của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 2.492 tỷ VND, chiếm 16,1% trong GDP thực tế của tỉnh, tăng 2,3% so với năm 2005. Năm 2007: 2.997 tỷ VND, chiếm 16,3% trong GDP thực tế của tỉnh, tăng 0,2% so với năm 2006. Năm 2008: 3.854 tỷ VND, chiếm 16,4% trong GDP thực tế của tỉnh, tăng 0,1% so với năm 2007. Năm 2009: 4.482 tỷ VND, chiếm 17% trong GDP thực tế của tỉnh, tăng 0,6% so với năm 2008. Năm 2010: 5.470 tỷ VND, chiếm 17,8% trong GDP thực tế của tỉnh, tăng 0,8% so với năm 2009 5 . Bảng 2.1. Đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào GDP thực tế của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010 6 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số GDP (tỷ VND) 15.521 18.347 23.533 26.367 30.732 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tỷ VND) 2.492 2.997 3.854 4.482 5.470 Tỷ trọng (%) 16,1 16,3 16,4 17,0 17,8 Điều đó cho thấy, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một trong ba thành phần kinh tế quan trọng có tỷ lệ đóng góp cao nhất cho GDP (sau kinh tế Nhà nước và kinh tế cá thể, tiểu chủ). Do sự phát triển tương đối nhanh, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào nguồn thu ngân sách của tỉnh ngày càng tăng. Hàng năm, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp cho ngân sách tỉnh hàng nghìn tỷ VND. Nếu năm 2006, khu vực kinh tế này đóng góp 607.005 triệu VND, chiếm tỷ lệ 25,68% tổng nguồn thu ngân sách tỉnh thì đến năm 2010, con số này đã tăng lên 1.400.000 triệu VND, chiếm tỷ trọng 31,88%, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2006 7 . Bảng 2.2. Thu ngân sách từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010 8 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng thu (triệu VND) 2.364.184 2.980.463 3.567.398 4.104.472 4.392.000 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (triệu VND) 607.005 859.925 1.145.575 1.232.285 1.400.000 Tỷ trọng (%) 25,68 28,85 32,10 30,02 31,88 2.2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa Từ năm 2006 đến năm 2010, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chuyển sang tập trung vào lĩnh vực sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chất lượng cao. Trong đó, năm 2008 là năm thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn là 314,8 triệu USD, tương ứng với số vốn cho nông nghiệp là 0,1 triệu USD; công nghiệp là 311,5 triệu USD; dịch vụ là 3,2 triệu USD. Tỷ trọng đầu tư nước ngoài năm 2008 vào các ngành kinh tế của tỉnh là: nông nghiệp: 0,03%; công nghiệp: 98,95% và dịch vụ: 1,02% 9 . Những ngành kinh tế có tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài khá cao như công nghiệp, xây dựng, khách sạn, nhà hàng… Đây là những ngành có tốc độ phát triển cao và chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại khá nhanh, trong đó vốn đầu tư nước ngoài có tác động khá quan trọng. Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2.2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực vào tăng kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực này vào năm 2005 đạt 53.105 nghìn USD, đến năm 2006 đã tăng lên 167.415 nghìn USD, năm 2007 đạt 279.453 nghìn USD, năm 2008 đạt 557.121 nghìn USD, năm 2009 đạt 716.565 nghìn USD và năm 2010 đạt 997.695 nghìn USD. So với năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài năm 2010 tăng gấp 6 lần. Hàng năm, mức độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI thường cao hơn các doanh nghiệp trong nước. Sản phẩm xuất khẩu của khu vực kinh tế này chủ yếu là thuộc lĩnh vực sản xuất trang phục (năm 2010 là 169,4 triệu USD), sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính (năm 2010 là 361,6 triệu USD), sản xuất thiết bị điện (năm 2010 là 304,8 triệu USD) 10 . Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010 (Đơn vị: nghìn USD) 11 Năm Tổng số Khu vực kinh tế trong nước Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 2006 224.635 57.220 167.415 2007 336.840 57.387 279.453 2008 620.012 62.891 557.121 2009 764.056 47.491 716.565 2010 1.040.499 42.804 997.695 Việc tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đã đóng góp trực tiếp vào tổng kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh, đồng thời còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong tỉnh tiếp cận ngày càng nhiều hơn với thị trường quốc tế. 2.2.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết việc làm cho người lao động Trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2010, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra hàng trăm ngàn chỗ làm việc trực tiếp cũng như gián tiếp cho người lao động trong tỉnh. Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, số lao động làm việc trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài năm 2006 là: 27.500 lao động trực tiếp 12 ; năm 2007: 43.000 lao động trực tiếp 13 ; năm 2008: 64.215 lao động trực tiếp 14 ; năm 2009: 80.000 lao động trực tiếp 15 ; năm 2010: 84.500 lao động trực tiếp 16 . Qua đó cho thấy, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực vào giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho một bộ phận không nhỏ của người lao động. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường lao động, thu hút chất xám từ khu vực kinh tế trong nước, thúc đẩy lực lượng lao động trẻ tự đào tạo một cách tích cực. Đặc biệt, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhìn chung đã tạo ra tác phong làm việc công nghiệp, có tổ chức và kỷ luật. Đây là điểm tích cực mà khu vực kinh tế này đem lại. 2.3. Một số hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010 2.3.1. Tốc độ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh có chiều hướng giảm sút; cơ cấu phân bố và sử dụng vốn chưa hợp lý Hải Dương vốn có những điều kiện khá thuận lợi và tương đối hấp dẫn, nhưng thực tế trong giai đoạn 2006 - 2010, kết quả thu hút FDI có chiều hướng giảm sút. Năm 2006, thu hút 51 dự án. Đến năm 2007, giảm xuống còn 34 dự án. Năm 2008: 46 dự án. Năm 2009: 9 dự án. Năm 2010: 15 dự án. Trong khi đó, những tỉnh thành như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh với chủ trương cải thiện môt trường đầu tư nên ngày càng thu hút được nhiều vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Như vậy, kết quả thu hút FDI của tỉnh Hải Dương chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Cơ cấu phân bố và sử dụng vốn FDI theo ngành kinh tế còn những bất hợp lý. Giai đoạn 2006 – 2010, các dự án FDI đầu tư vào tỉnh Hải Dương chủ yếu là thuộc lĩnh vực công nghiệp - xây dựng; tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ; còn lĩnh vực nông - lâm - thủy sản chiếm rất ít. Năm 2008, có 162 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng (chiếm 80,5%), vốn đầu tư 1 tỷ 967 triệu USD (chiếm 85%); lĩnh vực dịch vụ có 21 dự án (chiếm 10,4%) cùng lượng vốn đầu tư là 282,6 triệu USD (chiếm 12,2%); lĩnh vực nông - lâm - thủy sản có 18 dự án (chiếm 9%) với lượng vốn 67,5 triệu USD (chiếm 2,9%) 17 . Cơ cấu phân bố và sử dụng vốn FDI theo vùng lãnh thổ cũng chưa đáp ứng được yêu cầu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các dự án đầu tư vẫn tập trung chủ yếu ven quốc lộ 5, thuận lợi về giao thông và kết cấu hạ tầng. 2.3.2. Một số dự án FDI hoạt động kém hiệu quả; nhiều lĩnh vực sản xuất mang tính gia công, lắp ráp; lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao, chất xám còn ít Một số doanh nghiệp FDI làm ăn thua lỗ kéo dài đã dẫn đến phá sản. Chỉ tính riêng năm 2007 đã có 06 doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Đó là Công ty TNHH phát triển nông nghiệp Triển Mậu, Công ty TNHH Kim khí Dauchi, Công ty liên doanh An Huệ, Công ty TNHH Enzoviet, Công ty TNHH Trix, Công ty TNHH Đông Nam Vina. Những doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực sản xuất ô tô, điện tử, may mặc… chủ yếu là lắp ráp bằng phụ tùng, nguyên vật liệu, linh kiện nhập từ nước ngoài; sử dụng, khai thác nguyên vật liệu từ trong nước còn rất ít. Những lĩnh vực sản xuất đòi hỏi công nghệ cao, hàm lượng chất xám lớn còn rất ít. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện, tỷ lệ lấp đầy trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn thấp. Có tình trạng không thực hiện đúng quy hoạch được duyệt về xây dựng hạ tầng như: chậm xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý chất thải, nước thải… Điển hình như năm 2010, công ty TNHH Tung kuang đã bị tỉnh Hải Dương và Bộ Tài nguyên và Môi trường xử phạt vì vận hành chưa nghiêm túc hệ thống xử lý chất thải. Một số doanh nghiệp triển khai chậm, gây lãng phí trong việc sử dụng đất đai. 2.3.3. Một số hạn chế về mặt xã hội của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Một số chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết của không ít cơ quan, cán bộ quản lý và người lao động, kẽ hở của chính sách, pháp luật Việt Nam để khai thác triệt để sức lao động của công nhân; thậm chí còn có hành động đối xử bất công, xúc phạm nhân phẩm đối với người lao động; không tôn trọng các cam kết về quyền lợi đối với công nhân. Đặc biệt, tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa rộng khắp, chưa mạnh, đa số cán bộ công đoàn còn yếu về trình độ đại học, lại chưa được bảo vệ đầy đủ trước các áp lực mạnh về kinh tế và “thủ đoạn” khôn khéo của chủ doanh nghiệp. Việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động chưa thực sự nhiều. Tính đến năm 2007, có 71 đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội cho 28.499 người, đạt 66,3% tổng số lao động tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại địa bàn 18 . 3. Kết luận Như vậy, trong giai đoạn 2006 - 2010, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã thu được những thành tựu đáng ghi nhận và đặc biệt là đã đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010 vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Song, suy cho cùng, những hạn chế này vẫn là do yếu tố chủ quan, có thể hạn chế và khắc phục được. Tác động tích cực vẫn là cơ bản, chủ yếu. Đây sẽ là tiền đề cơ bản để tỉnh đề ra những chính sách cải thiện môi trường đầu tư, tiếp tục thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài hiệu quả trong giai đoạn sau. CHÚ THÍCH 1, 5, 7, 10, 11. Cục Thống kê Hải Dương, Niên giám thống kê 2010, NXB Thống kê, Hà Nội, 2011, tr. 65, 19-51, 58, 66, 188 2, 4, 16. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài năm 2010, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Kinh tế đối ngoại, 2011, tr.3, 3, 4 3, 13, 18. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài năm 2007, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Kinh tế đối ngoại, 2008, tr. 4, 6, 6 6, 8. Cục Thống kê Hải Dương, Tổng hợp từ Niên giám thống kê các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, NXB Thống kê, Hà Nội 9. Cục Thống kê Hải Dương, Niên giám thống kê 2009, NXB Thống kê, Hà Nội, 2010, tr. 70 12. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài năm 2006, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Kinh tế đối ngoại, 2007, tr. 7 14, 17. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài năm 2008, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Kinh tế đối ngoại, 2009, tr. 4, 18 15. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài năm 2009, Tài liệu lưu trữ tại Phòng Kinh tế đối ngoại, 2010, tr. 3 THE EFFECT OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT TO SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF HAI DUONG PROVINCE IN THE PERIOD 2006-2010 Chu Thi Thu Thuy Abstract Hai Duong is one of the most attractive province - cities for foreign direct investment all over the country. In the period 2006-2010, the attraction of foreign direct investment in Hai Duong province has gained remarkable achievement and, especially, this gave positive contribution to socio- economic development of province. However, beside this positive effects, foreign direct investment in Hai Duong still exists some limitations. But ultimately, those limitations is due to subjective factors, so they can be limited and overcame. The positive effects is still basic, primary. This will be the basic premise for province to set up policies to improve investment environment, continue to attract and use foreign investment effectively in later stage. . HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 Chu Thị Thu Thủy 1 Hải Dương là một trong những tỉnh, thành phố thu hút đầu tư nước ngoài. với kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010 2.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tạo ra những nguồn lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước. 2.3. Một số hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010 2.3.1. Tốc độ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh có chiều hướng giảm

Ngày đăng: 05/09/2015, 08:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w