Khoá luận tốt nghiệp xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học phần tiến hóa và sinh thái học sinh học 12

80 1.1K 3
Khoá luận tốt nghiệp xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học phần tiến hóa và sinh thái học sinh học 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... hạn đề tài Xây dựng đề kiểm tra nội dung phần Tiến hóa Sinh thái học sinh học 12CTC Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng “bộ đề kiểm tra đánh giá lực học sinh phù hợp giúp giáo viên đánh giá lực học. .. chưa hướng đến đánh giá lực học sinh, chọn đề tài Xây dựng đềkỉểm tra đánh giá lực học sinh dạy học phần Tiến hóa Sinh thái học- sinh học 12 ,góp phần nâng cao chất lượng cho dạy học trường THPT... Xây dựng hệ thống đề kiểm tra nhằm đánh giá lực học sinh dạy học Sinh học 12 Nhiệm vụ nghiên cứu -Nghiên cứu sở lý luận kiểm tra đánh giá kết học tập -Nghiên cứu sở lý luận lực đánh giá lực học

TRƯỜNG ĐAI HOC sư PHAM HÀ NÔI 2 • • • • KHOA SINH - KTNN ===£OCŨIG3=== TRẦN THI VINH XÂY DƯNG ĐÊ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG Lực HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HOC PHẦN VI, VII - SINH HOC 12 KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phưoiỉg pháp dạy học Sinh học Người hướng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN THỊ VIỆT NGA Hà Nội, 2015 Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận đươc rất nhiều sự giúp đỡ từ các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp. Với tất cả sự kính trọng của mình, cho phép tôi được LỜI CẢM ƠN bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.s Nguyễn Thị Việt Nga là ngườiđã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này. Đồng thời, tôi cũng vô cùng cảm ơn quý thầy, cô trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt 4 năm học qua. Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn bè thân thiết và đặc biệt là gia đình tôi, những người đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập. Do thời gian có hạn và chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu nên luận văn này không thể tránh được những hạn chế, thiếu sót. Kính mong thầy cô và các bạn học viên đóng góp, bổ sung ý kiến để tôi trưởng thành hơn trong nghiên cứu sau này. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên TRÀN THỊ VINH Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học phần Tiến hóa và Sinh thái học- sinh hoc 12” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác.Tôi xin hoàn toàn chịu ữách nhiệm về tính ữung thực của số liệu và các nội dung khác ữong luận văn của mình. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên LỜI CAM ĐOAN TRẦN THỊ VINH DANH LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ HS Học sinh GV Giáo viên THPT Trung học phổ thông SGK Sách giáo khoa PPDH Phương pháp dạy học GD-ĐT Giáo dục- đào tạo KT-ĐG Kiểm tra- đánh giá MỤC LỤC MỞ ĐẦU l. Lý do chọn đề tài Đảng và nhà nước ta đã đề ra những mục tiêu phấn đấu hoàn thành mục tiêu trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2020, nghị quyết của đảng đã khẳng định : “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”.Nghị quyết TW 8 (Khóa XI) đã xác định đổi mới kiểm tra, đánh giá là 1 trong 9 giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện GD - ĐT. Ngành Giáo dục xác định đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu đột phá, là “mở lối vào” cho đổi mới giáo dục đào tạo bởi nó có tác động đến toàn hệ thống, có thể thực hiện ngay và không tốn kém nhiều.Công văn số 8773: hướng dẫn soạn đề kiểm tra, một số yêu cầu được đặt ra như: kiểm tra dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình THPT đã được Bộ ban hành; tăng cường câu hỏi mức độ thông hiểu, sáng tạo; ra đề bằng ma trận kiến thức, kỹ năng; khuyến khích đánh giá bằng nhiều phương pháp và một số kỹ thuật mới như kỹ thuật Rubric, vừa cho điểm vừa nhận xét... Kiểm tra, đánh giá rất quan trọng và kiểm tra đánh giá thế nào thì việc dạy học sẽ bị lái theo cái đó. Nếu chúng ta chỉ tập trung đánh giá kết quả như một sản phẩm cuối cùng của quá ưình dạy và học, thì học sinh chỉ tập trung vào nhữnggì GV ôn và tập trung vào những trọng tâm GV nhấn mạnh, thậm chí những dạng bài tập GY cho trước... học sinh chỉ việc thay số trong bài toán mẫu, bắt trước câu văn mẫu ... để đạt được điểm số tối đa theo mong muốn của thầy/cô giáo. Và như vậy, kiểm tra đánh giá đã biến hình không còn theo đúng nghĩa của nó. Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý.... Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát ưiển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn rất nhiều. Quá trình đó sẽ nhằm đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi dưỡng hứng thú học đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng học sinh sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ làm được”... Điều này vô cùng quan trọng để tạo ra mã số thành công của mỗi học sinh trong tương lai. 6 Các báo cáo cho thấy việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn sinh học ở nhà trường phổ thông hiện chưa phát huy được năng lực của học sinh do còn thiên về kiểm tra việc ghi nhớ máy móc, tái hiện, làm theo, chép lại,... chưa đánh giá đúng sự vận dụng kiến thức, chưa chú trọng việc đánh giá thường xuyên ưên lớp học và sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung phương pháp dạy học.Các báo cáo bàn đến các năng lực sinh học của học sinh và đề xuất kiểm tra đánh giá phải phát huy được những năng lực của học sinh và đều đề xuất việc ra đề kiểm tra, đề thi theo hướng mở, tích hợp các phân môn trong môn sinh học và tích hợp liên môn, gắn với các vấn đề cuộc sống. Một xu hướng mới trong kiểm tra, đánh giá hiện nay là ra đề kiểm tra “mở” để tạo điều kiện cho học sinh cơ hội thể hiện suy nghĩ và sáng tạo của mình. Kiểm tra, đánh giá học sinh là những khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học và giáo dục. Bộ GD&ĐT đã có nhiều giải pháp nhằm cải tiến kiểm tra, đánh giá , bước đầu đã có chuyển biến tích cực, song kết quả đạt được vẫn còn hạn chế, chưa hướng đến đánh giá năng lực học sinh, chúng tôi chọn đề tài “Xây dựng đềkỉểm tra đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học phần Tiến hóa và Sinh thái học- sinh học 12”,góp phần nâng cao chất lượng cho dạy và học của trường THPT hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng hệ thống đề kiểm tra nhằm đánh giá năng lực học sinh trong dạy học Sinh học 12 3. Nhiệm vụ nghiên cứu -Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá kết quả học tập. -Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực và đánh giá năng lực của học sinh trường THPT. - Phân tích thực trạng việc dạy học, chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá ở trường THPT. -Xây dựng hệ thống đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh phần sinh học -Xây dựng hệ thống đáp án và thang điểm tương ứng cho hệ thống câu hỏi đã xây dựng. 7 4. ĐỐỈ 4.1. tượng và khách thể nghiên cứu Đổi tượng Hệ thống đề kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học phần Tiến hóa và Sinh thái học sinh học 12. 4.2. Khách thể Học sinh lớp 12. 5. Phạm vi giới hạn của đề tài Xây dựng đề kiểm tra trong nội dung phần Tiến hóa và Sinh thái học sinh học 12CTC. 6. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng “bộ đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh” phù hợp sẽ giúp giáo viên đánh giá được năng lực của học sinh và đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm góp phần nâng cao được chất lượng và hiệu quả quá trình dạy học. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nhằm xác định cơ sở lý luận của đề tài: nghiên cứu giáo trình lý luận dạy học , kiến thức cơ bản về sinh hoc 12, SGK và các tài liệu có liênquan làm cơ sở cho việc xây dựng bộ câu hỏi kiểm tra đánh giá năng lực học sinh. 7.2. Phương pháp điều tra sư phạm Điều tra thực ữạng về việc kiểm tra đánh giá của giáo viên THPT hiện nay 7.3. Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến đánh giá của giáo viên bộ môn giảng dạy ữực tiếp bộ môn sinh học 12 và tổ chuyên gia trong trường. 8. Những đóng góp của đề tài Cung cấp tư liệu, tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy sinh học 12- CTC ở trường THPT và công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm. NỘI DUNG Chương 1: Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8 1.1. Tổng quan vẩn đề nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá 1.1.1. Trên thế giới Thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa (thế kỷ XV - XVIII) lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục thế giới, nhà giáo dục Tiệp Khắc J.A.Comensky đã đặt nền móng cho lý luận dạy học ở nhà trường và xây dựng thành một hệ thống vấn đề trong tác phẩm "Lý luận dạy học vĩ đại", trong đó có nêu ý nghĩa, vai trò của kiểm tra, đánh giá quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, ông lưu ý việc kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu học tập và hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá kiến thức của bản thân. về sau các nhà nghiên cứu lý luận dạy học đã phân tích và phát triển lý luận kiểm tra, đánh giá ở các góc độ: vai trò, ý nghĩa, mục tiêu, nội dung, nguyên tắc và phương pháp nhằm đảm bảo tính khách quan của việc kiểm tra, đánh giá. Chẳng hạn nhà giáo dục V.M. Palonsky đòi hỏi: "Đánh giá kiến thức phải thực hiện một quá trình, quá trình đó bao gồm một số yếu tố như: nhận thức đúng mục đích kiểm tra và đánh giá xuất phát từ mục đích dạy học, xác định đúng các bậc thang đánh giá kết quả nắm tri thức của học sinh làm cơ sở cho việc đánh giá khách quan và xác định các hình thức phù hợp". Ở Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu trước đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá, song trên thực tế các công ưình nghiên cứu chủ yếu bàn về kiểm tra, đánh giá kiến thức học sinh thông qua các hình thức trắc nghiệm truyền thống như kiểm tra vấn đáp hoặc bài viết (trắc nghiệm tự luận) chứ chưa quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. Từ thế kỷ XVIII việc nghiên cứu lý thuyết phương pháp trắc nghiệm khách quan đã được bắt đầu và đến đầu thế kỷ XIX đã được ưiển khai rộng rãi ở các nước kinh tế phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, đặc biệt ở Mỹ ngày nay đã đạt được thành tựu rất cao về công nghệ trắc nghiệm [6; 56]. Vấn đề kiểm tra, đánh giá được các tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau nhưng tất cả các tác giả đều nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá. 9 Từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn và quy trình cho kiểm tra đánh giá năng lực học sinh. 1.1.2. Ở Việt Nam Kế thừa những thành tựu nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá tri thức học sinh của một số nước trên thế giới, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu và nhiều bài viết của các tác giả tiêu biểu được đăng tải trên các tạp trí chuyên ngành, các kỷ yếu khoa học trong các cuộc hội thảo cấp quốc gia bàn về kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Các tác giả Lê Khánh Bằng [5], Hà Thị Đức [4], Trần Bá Hoành [15], Đặng Vũ Hoạt [2]... với các bài viết xoay quanh thực trạng và giải pháp kiểm tra, đánh giá trong giáo dục của nước ta trong vài thập kỷ gần đây như: "Một số vấn đề kiểm tra, đánh giá tri thức của học sinh"; "Đánh giá trong giáo dục"; "Kiểm tra, đánh giá tri thức của học sinh trong lịch sử giáo dục và nhà trường"; "Cơ sở lí luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông". Trong đó tác giả Đặng Vũ Hoạt với bài viết của mình đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm tra, đánh giá tri thức kĩ năng, kĩ xảo của học sinh. Theo tác giả, việc kiểm tra, đánh giá tri thức là một khâu không thể tách rời của quá ưình dạy học. Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá cần thực hiện tốt chức năng phát hiện- điều chỉnh, chức năng củng cố- phát triển, chức năng giáo dục. Các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt [3], Bùi Tường, Hà Thị Đức [1], Phó Đức Hoà [12], Trần Thị Tuyết Oanh [16]... đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống những cơ sở lý luận chung của vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Đây là những công trình nghiên cứu đã chính thức được sử dụng làm giáo trình giảng dạy trong các trường đại học sư phạm. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Khái niệm năng lực. 1.2.1.1. Khái niệm năng lực 1 0 Khái niệm năng lực ịcompetency) có nguồn gốc tiếng La tinh “competentỉa”. Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau, có thể chia thành 2 nhóm: theo các nhà tâm lý học và theo các nhà giáo dục học. + Quan điểm của những nhà tâm lý học: Trong nền Tâm lý học Liên xô từ năm 1936 đến 1941 có rất nhiều các công trình nghiên cứu về những vấn đề năng lực, có thể điểm qua một số các công trình nổi tiếng của các tác giả như: Năng lực toán học của V.A.Crutetxki, V.N. Miaxisốp; năng lực văn học của Côvaliốp, Y.p. Iaguncôva; P.A. Rudich... những công trình nghiên cứu này đưa ra được các định hướng cơ bản cả về mặt và thực tiễn cho các nghiên cứu sau này của dòng Tâm lý học Liên xô trong những nghiên cứu về năng lực. Theo p. A .Rudich, năng lực là tính chất tâm sinh lý của con người chi phối các quá trình tiếp thu các kiến thức, kĩ năng và kĩ sảo cũng như hiệu quả thực hiện một hoạt động nhất định [13]. Theo nhà tâm lý học Nga V.A.Cruchetxki thì năng lực là một phức hợp các đặc điểm tâm lý cá nhân của con người đáp ứng những nhu cầu của một hoạt động nào đó và là điều kiện để thực hiện thành công hoạt động đó [17;15]. + Quan điểm của các nhà giáo dục học Theo tác giả Phạm Minh Hạc, năng lực nói lên "người đó có thể làm gì, làm đến mức nào, làm với chất lượng ra sao. Thông thường người ta còn gọi là khả năng hay "tài". Theo Xavire Roegiers(1996) quan niệm năng lực là một vấn đề tích hợp ở chỗ nó bao hàm cả những nội dung, những hoạt động cần thực hiện và những tình huống trong đó diễn ra các hoạt động [18]. Theo Tremblay(2002) năng lực là khả năng hành động, đạt được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống [7;78]. 1 1 Theo John Erpenbeck4, năng lực được tri thức làm cơ sở, được sử dụng như khả năng, được quy định bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và được hiện thực hóa qua chủ định [9]. Từ những khái niệm trên, tôi chọn theo quan điểm của các nhà giáo dục học và có thể tổng hợp định nghĩa về năng lực: Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hoạt động, giải quyết các nhiệm vụ, các vấn đề đặt ra của cuộc sống dựa trên cơ sở vận dụnghiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hoạt động. 1.2.1.2. Năng lực của học sinh trung học phổ thông. Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ...phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống [7;79]. Năng lực của học sinh gồm: năng lực chung và năng lực chuyên biệt. + Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu, mà bất kỳ 1 người nào đó cũng cần có để sống và làm việc. Các năng lực chung được hình thành và phát triển qua các môn học và các hoạt động ữải nghiệm sáng tạo. Các năng lực chung của học sinh trường THPT: (1) năng lực tự học ;(2) năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;(3) năng lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp;(4) năng lực hợp tác; (5) năng lực tính toán;(6) năng lực sử dụng thông tin và truyền thông;(7) năng lực thẩm mĩ. + Năng lực chuyên biệt: liên quan tới từng môn học riêng biệt Các năng lực chuyên biệt của môn Sinh học ở trường THPT [14]. Theo nghiên cứu đề xuất của trường đại học Victoria (úc) thì hệ thống các năng lực sinh học bao gồm 4 nhóm năng lực chính như sau: (1) Tri thức về sinh học: kiến thức và kĩ năng cần thiết để có thể đảm nhận một công việc trong lĩnh vực sinh học hoặc có thể tiếp tục học sau đại học về lĩnh vực sinh học : 1 2 - Kiến thức về sự đa dạng sinh học ở mọi cấp độ từ gen, tế bào, cơ quan, cơ thể, sự tương tác giữa các cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. - Hiểu biết về các nguyên lý di truyền và cơ chế dẫn đến sự đa dạng đó (quy luật di truyền của Menđen, di truyền phân tử, di truyền quần thể...) - Áp dụng các nguyên lý của học thuyết và cơ chế tiến hoá để giải thích được sự đa dạng Sinh học. - Hiểu biết về cấu trúc và chức năng của thực vật, động vật. - Sử dụng được những kiến thức về các lĩnh vực như Toán học, Vật lí, Hóa học để giải quyết các vấn đề liên quan trong Sinh học. - Hiểu biết về lịch sử nghiên cứu Sinh học và vai trò to lớn của sinh học đối với xã hội. (2) Năng lực nghiên cứu: Hiểu biết và sử dụng được các nguyên lý của phương pháp nghiên cứu khoa học, áp dụng được các phương pháp thực nghiệm để giải quyết các vấn đề khoa học. - Nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp tài liệu và đánh giá được các tài liệu khoa học. - Thu thập số liệu, các bằng chứng khoa học thông qua việc quan sát và thực nghiệm, đề xuất được vấn đề nghiên cứu. - Đề xuất được các giả thuyết có khả năng kiểm chứng được bằng thực nghiệm, dự đoán được kết quả nghiên cứu. - Thiết kế được các thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. - Biết cách quan sát và ghi chép, thu thập số liệu, kết quả nghiên cứu. - Sử dụng được toán sác xuất thống kê để phân tích và đánh giá dữ liệu thu được, từ đó đưa ra được các kết luận phù hợp. - Rút ra được kết luận - Truyền đạt kết quả và những ý tưởng rõ ràng và có hiệu quả vào báo cáo khoa học, văn bản và thuyết trình 1 3 - Thể hiện một mức độ hiểu biết sâu sắc về các nghiên cứu bằng cách đề xuất các bước trong tương lai cần thiết để tiếp tục các mục tiêu của thí nghiệm. (3) Năng lực thực địa: Sử dụng được các quy tắc và kĩ thuật an toàn để thực hiện các nghiên cứu trong môi trường. - Dự đoán, lập kế hoạch thực địa. - Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị cần thiết để thực địa. - Sử dụng được bản đồ thực địa và xác định được đúng những vị ưí cần nghiên cứu trong môi trường. - Sử dụng được các thiết bị thực địa để quan sát, xác định các thông số, thu thập và xử lý mẫu... (4) Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm: Sử dụng được các quy tắc và kĩ thuật an toàn để thực hiện các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. - Thực hiện các quy tắc an toàn phòng thí nghiệm. - Vận hành máy móc trong phòng thí nghiệm theo đúng quy trình. - Sử dụng được thành thạo các thiết bị thí nghiệm thích hợp. - Tìm lỗi và tối ưu hóa các phương pháp và kỹ thuật. - Thực hiện các kỹ năng cơ bản liên quan các thí nghiệm theo các phương pháp và thủ tục tiêu chuẩn. 1.2.2. 1.2.2.1. Kiểm tra, đánh giá Khái niệm kiểm tra, đánh giá. 1.2.2.1.1. Kiểm tra - Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, kiểm tra là hoạt động đo, xem xét, thử nghiệm hoặc định cỡ một hay nhiều đặc tính của sản phẩm và so sánh kết quả với yêu cầu quy định nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính. - Trong Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý định nghĩa kiểm ưa là xem xét thực chất, thực tế. Theo Bửu Kế, kiểm tra là ữa xét, xem xét, kiểm tra là soát xét lại công việc, kiểm ữa là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Còn theo Trần Bá 1 4 Hoành, kiểm tra là cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá. - Theo Peter W.Airasian (1991), kiểm tra trên lớp học là quá trình dùng giấy bút có hệ thống, được sử dụng để thu thập thông tin về sự thể hiện kiến thức, kĩ năng của học sinh [7;23]. - Kiểm tra kết quả học tập của học sinh là quá trình giáo viên thu thập thông tin về kết quả học tập của học sinh. Các thông tin này giúp cho giáo viên kiểm soát được quá trình dạy học, phân loại và giúp đỡ học sinh. Những thông tin thu thập được so sánh với tiêu chuẩn nhất định để làm công tác đánh giá [16; 277]. Như vậy, kiểm tra có thể tổng hợp lại là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét lại công việc thực tế để đánh giá và nhận xét. Trong giáo dục, kiểm tra thường gắn liền với việc tìm hiểu làm rõ thực trạng.Các kết quả trên lớp học được sử dụng để điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và học, hướng tới đạt mục tiêu đã đạt ra 1.2.2.1.2. Đánh giá Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, đánh giá là nhận xét bình phẩm về giá ữị. Theo từ điển Tiếng Việt của Văn Tân thì đánh giá là nhận thức cho rõ giá trị của một người hoặc một vật. Theo Jean- Marie De Ketele (1989), đánh giá có ngĩa là “ thu thập một tập hợp thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy, xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay đã được điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin nhằm đưa ra một quyết định.” [11]. Theo Ralph Tyler, nhà giáo dục và tâm lí học nổi tiếng của Mỹ đã định nghĩa "Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hịên các mục tiêu trong quá trình dạy học" [11]. Theo Dương Thiệu Tống là quá trình thu thập và xử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng và hiệu quả giáo dục. 1 5 Theo Marger(1993) đánh giá là việc mô tả tình hình của học sinh và giáo viên để quyết định công việc cần phải tiếp tục và giúp HS tiến bộ [7;21] Theo R. Tiler (1984) quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu của chương trình giáo dục[7;21] Như vậy đánh giá là việc đưa ra những kết luận nhận định, phán xét về trình độ học sinh. Muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh thì việc đầu tiên là phải kiểm tra, soát xét lại toàn bộ công việc học tập của học sinh, sau đó tiến hành đo lường để thu thậpnhững thông tin cần thiết, cuối cùng là đưa ra một quyết định. Do vậy kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau. Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá và đánh giá thông qua kết quả của kiểm tra. Hai khâu đó hợp thành một quá trình thống nhất là kiểm tra- đánh giá. 1.2.2.2. Ỷ nghĩa của kiểm tra- đánh giá Kiểm tra- đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, giáo viên Đối với học sinh: Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời những thông tin "liên hệ ngược" giúp người học điều chỉnh hoạt động học. - về giáo dưỡng chỉ cho học sinh thấy mình đã tiếp thu điều vừa học đến mức độ nào, còn thiếu sót nào cần bổ khuyết. - về mặt phát triển năng lực nhận thức giúp học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh phát ưiển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế. - về mặt giáo dục học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ý chí vươn lên đạt những kết quả cao hơn, cũng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phụ tính chủ quan tự mãn. Đối với giáo viên: Cung cấp cho giáo viên những thông tin "liên hệ ngược lại" giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy. 1 6 1.2.2.3. Yêu cầu của một đề kiểm tra đánh giá Để đảm bảo đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của chương trình môn học, một đề kiểm tra đòi hỏi phải đáp ứng 5 yêu cầu cơ bản dưới đây: (1) Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung chương trình với nội dung giảng dạy, giữa nội dung giảng dạy với nội dung đảnh giá: Phải kiểm ữa tất cả các chương, chủ điểm hoặc chủ đề cơ bản được qui định trong chương trình ở giai đoạn định đánh giá. Trong mỗi chương hoặc mỗi chủ đề, cần kiểm tra được khoảng 70% đơn vị kiến thức trở lên. (2) Thông tin thu được từ đề kiểm tra phải đảm bảo cung cấp được mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đã qui định trong chương trình môn học: Khoảng 80% trong tổng số câu hỏi của đề phải được biên soạn sao cho đảm bảo cung cấp thông tin chính xác về mức độ đạt một chuẩn KT-KN nào đó đã qui định trong chương trình. Khoảng 20% câu hỏi còn lại được biên soạn để cung cấp thông tin tổng hợp đo được mục tiêu của giai đoạn giáo dục định đánh giá (3) Nội dung đề phải đảm bảo tính chính xác, khoa học: Mỗi câu hỏi phải đúng về mặt khoa học; không thừa, không thiếu dữ kiện (4) SỐ lượng câu hỏi, mức độ khó của đề phải đảm bảo sao cho HS có lực học trung bình đủ thời gian hoàn thành đề kiểm tra và đạt được từ 4,5 đến 6 điểm: Mỗi câu hỏi ưắc nghiệm khách quan cần được biên soạn dành cho HS có lực học trung bình đọc và lựa chọn được sao chothời gian phương án trả lời khoảng từ 1,5 đến 2 phút. Mỗi câu hỏi tự luận (ngoại trừ bài luận dành cho các môn khoa học xã hội) cần được biên soạn sao cho thời gian dành cho HS có lực học trung bình đọc đầu bài, tìm tòi và trình bày lời giải khoảng 10 phút. Mức độ khó, phức tạp của câu hỏi phải phù hợp với từng loại đối tượng HS: 1 7 Những câu hỏi đánh giá cấp độ tư duy nhận biết dành cho HS yếu, kém; Những câu hỏi đánh giá cấp độ tư duy thông hiểu và vận dụng trong tình huống quen thuộc dành cho HS trung bình; Những câu hỏi đánh giá cấp độ vận dụng trong tình huống phức tạp, không quen thuộc dành cho HS khá; Những câu hỏi đánh giá các cấp độ tư duy cao hơn dành cho HS giỏi, xuất sắc. Số lượng câu hỏi và trọng số điểm dành cho mỗi câu phải đảm bảo tương thích: mỗi câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan nhìn chung là nên có trọng số điểm như nhau, không phụ thuộc vào độ khó; mỗi câu hỏi dạng tự luận có trọng số điểm phù hợp với thời gian tìm tòi, diễn giải và mức độ tư duy định đánh giá. (5) Đe kiểm tra phải đảm bảo độ giá trị (đo đúng cái cần đo) và có độ tin cậy (đo đúng sức học của học sinh): Mọi đối tượng HS đều phải có cơ hội đạt kết quả cao như nhau: mọi đơn vị kiến thức trong chương trình đều được giảng dạy, các nội dung giảng dạy trọng tâm đều được kiểm tra; cấu trúc đề kiểm tra và thang đánh giá phải công khai cho HS;... Mọi HS đều có kết quả học tập nhất quán đối với hai GV chấm khác nhau; hoặc đối với sự đánh giá lặp lại ở thời điểm khác gần đó. 1.2.3. Thực trạng kiểm tra đánh giá chất lượng học sình ở trường THPT Để điều tra thực trạng về đề kiểm tra ở trường phổ thông hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại một số trường: 1. Trường THPT Ngô Gia Tự- Bắc Ninh 2. Trường THPT Lý Nhân Tông-Bắc Ninh 3. Trường THPT Văn Lâm- Hưng Yên 4. Trường THPT Cổ Loa- Hà Nội Phương pháp: Tìm hiểu qua phiếu khảo sát (mẫu phiếu -phần phụ lục 1) ở 4 trường trên đối với tổng số 29 giáo viên. 1 8 Qua kết quả thu được chúng ta có thể thấy rằng đối với việc kiểm tra đánh giá hiện nay ở các trường THPT + về mặt nhận thức: có 32% giáo viên đã biết, hiểu và 40% sử dụng thành thạo và nhận thức được mục đích quan trọng của hoạt động kiểm tra đánh giá năng lực học sinh. + về mặt phương thức đánh giá họ đã kết hợp nhiều phương thức với các mức độ loại câu hỏi cao ( 25% ở mức áp dụng, 23,4% ở mức phân tích/ tổng hợp, 11,1% ở mức sáng tạo...) Bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế cơ bản: + Dù đa số giáo viên đã biết, hiểu nhưng vẫn còn 16% giáo viên chưa biết và 12% giáo viên biết nhưng không hiểu. + Họ còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng đề kiểm tra đánh giá theo năng lực: 19,4% khó khăn về xây dựng câu hỏi; 19,4% về xây dựng đề kiểm tra; 11,4% khó khăn về xác định năng lực người học................................................. +Phương pháp kiểm tra đánh giá còn thiếu tính thực tiễn sáng tạo kiểm ữa trên giấy, chủ yếu là 2 hình thức trắc nghiệm tự luận (35,7%) và trắc nghiệm khắc quan (37,5%). Năng lực mà HS được ĐG với pp này chủ yếu là năng lực trình bày, diễn đạt, lập luận, kỹ năng giải bài tập... Một số kỹ năng lực như trình bày một vấn đề trước đám đông, xử lý tình huống, làm việc hợp tác, độc lập sáng tạo... rất cần trong cuộc sống nhưng khó xác định được với cách KT-ĐG như trên. Chương 2.XÂY DựNG ĐÈ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG Lực CỦA HOC SINH PHẦN TIÉN HÓA VÀ SINH THÁI- SINH HOC 12 • 2.1. • Phân tích nội dung của phần sáu, phần bảy sinh học 12 2.1.1. Phân tích cẩu trúc phần sáu, phần bảy Sinh học 12 Phần sáu: Tiến Hóa Chương I: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa (gồm 8 bài, từ bài 24 đến bài 31) Chương II: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất ( gồm 3 bài, từ bài 32 đến bài 34) 1 9 Phần bảy : Sinh Thái Học Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật( gồm 5 bài, từ bài 35 đến bài 39) Chương II: Quần xã sinh vật( gồm 2 bài, bài 40 và bài 41) Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường( gồm 7 bài, từ bài 42 đến bài 48) 2.1.2. Phân tích nội dung phần sáu, phần bảy Sinh học 12 Phần sáu: Tiến hóa gồm 2 chương Chương I: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Giới thiệu các loại bằng chứng tiến hóa bao gồm: bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh, tế bào học và sinh học phân tử, bằng chứng địa lý sinh vật học để chứng minh sự tồn tại của quá trình tiến hóa của các loài sinh vật trên trái đất Giới thiệu các học thuyết tiến hóa cổ điển và hiện đại, đồng thời đi sâu phân tích các quan niệm hiện đại về các nhân tố tiến hóa, nguyên nhân và cơ chế tiến hóa của các loài và sự hình thành các nhóm phân loại trên loài. Chương II: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất Giới thiệu sự phát sinh sự sống qua các giai đoạn tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học, sự phát triển của sinh vật qua các đại địa chất và sự phát sinh loài người. Mạch nội dung trong phần tiến hóa được thể hiện: Bằng chứng tiến hóa —> Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa —> Sự phát sinh và phát triển trên Trái Đất Chất vô cơ —> Chất hữu cơ —> Te bào nguyên thủy —> Thể đơn bào nhân sơ —► Thể đơn bào nhân thực —*■ Thể đa bào —► Con người Các quy luật vô cơ —*■ Các quy luật sinh học —► Các quy luật xã hội Phần bảy : Sinh thái học gồm 3 chương Mạch nội dung trong phần Sinh thái học được thể hiện khái quát: Các cấp độ tổ chức sống và môi trường —> Các hệ sống —> ứng dụng thực tiễn Các mạch nội dung cụ thể đi theo các hướng sau: 2 0 Các cấp độ tổ chức sống từ cá thể —> quần thể —> quần xã trong mối quan hệ với môi trường tạo nên các hệ sống Các hệ sinh thái từ nhỏ đến lớn: các hệ sinh thái nhỏ —*■ các khu sinh học —► sinh quyển Kiến thức sinh thái học cơ bản —*■ ứng dụng 2.2. Xây dựng bộ đề kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh phần sáu, phần bảy sinh học 12. 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng bộ đề kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh[16] 2.2.1.1. Phải kiểm tra đánh giá được các năng lực khác nhau của học sinh Giáo viên phải sử dụng nhiều loại hình, công cụ nhằm kiểm tra đánh giá được các loại năng lực khác nhau của người học... để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục. Năng lực thể hiện qua hoạt động và có thể đo lường/đánh giá được. Mỗi kế hoạch kiểm tra đánh giá cụ thể phải thu thập được các chứng cứ cốt lõi về các kiến thức, kĩ năng, thái độ... được tích hợp trong những tình huống, ngữ cảnh thực tế. Năng lực thường tồn tại dưới hai hình thức là năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Năng lực và các thành tố của nó không bất biến mà được hình thành và biến đổi liên tục trong suốt cuộc sống của mỗi cá nhân. Mỗi kết quả kiểm tra đánh giá chỉ là một lát cắt, do vật mối phán xét, quyết định về học sinh phải sử dụng nhiều nguồn thông tin từ các kết quả kiểm tra đánh giá. 2.2.1.2. Đảm bảo tính khách quan Nguyên tắc khách quan được thực hiện trong khi kiểm tra và đánh giá nhằm đảm bảo sao cho kết quả thu thập được ít chịu ảnh hưởng từ những yếu tố chủ quan khác. Sau đây là một số yêu cầu khi thực hiện nguyên tắc khách quan: - Sử dụng đa dạng các loại hình, phương pháp, kĩ thuật khi đánh giá học 2 1 sinh. - Phối hợp một cách hợp lý các loại hình, công cụ đánh giá khác nhau nhằn hạn chế tối đa các nhược điểm của mỗi loại hình, công cụ đánh giá. - Kiểm soát các yếu tố khác ngoài khả năng thực hiện bài tập đánh giá của học sinh có thể ảnh hưởng đến kết quả bài làm hay thực hiện hoạt động của các em. Các yếu tố khác đó có thể là trạng thái sức khỏe, tâm lý lúc làm bài hay thực hiện hoạt động; ngôn ngữ diễn đạt trong bài kiểm tra; độ dài của bài kiểm tra; sự quen thuộc với bài kiểm tra 2.2.1.3. Đảm bảo sự công bằng Nguyên tắc công bằng trong đánh giá kết quả học tập nhằm đảm bảo rằng những học sinh thực hiện các hoạt động học tập với cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực trong học tập sẽ nhận được những đánh giá kết quả như nhau Sau đây là một số yêu cầu nhằm đảm bảo tính công bằng trong kiểm tra đánh giá: -Mọi học sinh được giao nhiệm vụ hay bài tập vừa sức, có tính thách thức để giúp mỗi em có thể vận dụng, phát triển kiến thức và kĩ năng đã học. -Đề bài kiểm ữa phải cho học sinh cơ hội để chứng tỏ khả năng áp dụng những kiến thức, kĩ năng các em đã học vào đời sống hàng ngày và giải quyết Ị ___Á Ạ _ 4Ậ vân đê. -Đối với những bài kiểm tra nhằm thu thập thông tin đẻ đánh giá xếp loại học sinh, giáo viên cần đảm bảo rằng hình thức bài kiểm tra là quen thuộc với mọi học sinh. Mặt khác, ngôn ngữ và cách trình bày được sử dụng trong bài kiểm tra phải đơn giản, rõ ràng, phù hợp với trình độ của học sinh. Bài kiểm tra cũng không nên chứa hàm ý đánh đố học sinh. -Đối với các bài kiểm ưa thực hành hay tự luận, thang đánh giá cần được xây dựng cẩn thận sao cho việc chấm điểm hay xếp loại cũng như khi nhận xét kết quả phản ánh đúng khả năng làm bài của người học. 2.2.1.4. Đảm bảo tính toàn diện 2 2 Đảm bảo tính toàn diện cần được thực hiện trong quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm đảm bảo kết quả học sinh đạt được qua bài kiểm tra, phản ánh được mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng, thái độ trên bình diện lý thuyết cũng như thực hành, ứng dụng với các mức độ nhận thức khác nhau trong hoạt động học tập của họ Sau đây là một số yêu cầu nhằm đảm bảo tính toàn diện ưong kiển tra đánh giá -Mục tiêu đánh giá cần bao quát các kết quả học tập với những mức độ nhận thức tờ đơn giản đén phức tạp và các mức độ phát ữiển kĩ năng -Nội dung kiểm tra đánh giá cần bao quát được các trọng tậm của chương trình, phần học, hay bài học mà ta muốn đánh giá -Công cụ đánh giá cần đa dạng -Các bài tập hoặc hoạt động đánh giá không chỉ đánh giá kiến môn học mà còn đánh giá các phẩm chất trí tuệ, thức, kĩ năng tìnhcảmcũng như những kĩ năng xã hội 2.2.1.5. Đảm bảo tính công khai Đánh giá phải là một tiến ưình công khai. Do vậy, các tiêu chí và yêu cầu đánh giá các nhiệm vụ hay bài tập, bài thi cần được công bố đén học sinh trước khi họ thực hiện. Các yêu cầu, tiêu chí đánh giá này có thể được thồn báo miệng, hoặc được thông báo chính thức qua nhứng văn bản hướng dẫn làm bài. Học sinh cũng cần biết cách tiến hành các nhiệm vụ để đạt được tốt nhất các tiêu chí và yêu cầu đã định. Việc công khai các yêu cầu hoặc tiêu chí đánh giá tạo điều kiện chi người học có cơ sở để xem xét tính chính xác, tính thích hợp của các đánh giá của giáo viên, cúng như tham gia đánh giá kết quả học tập của bạn học và của bản thân. Nhờ vậy, việc đảm bảo tính công khai sẽ góp phần làm cho hoạt động kiểm tra đánh giá trong nhà trường khách quan và công bằng hơn. 2.2.1.6. Đảm bảo tính giáo dục Đánh giá phải góp phần năng cao việc học tập và khả năng tự học, tự giáo dục của học sinh. Học sinh có thể từ những đánh giá của giáo viên, từ những điều học được ấy, học sinh định ra cách tự điều chỉnh hành vi học tập về sau của bản thân 2 3 Muốn vậy, giáo viên cần làm cho bài kiểm tra sau khi được chấm trở nên có ích đối với học sinh bằng cách ghi lên bài kiểm tra những ghi chú về: -Những gì mà học sinh đã làm được -Những gì mà học sinh có thể làm được tốt hơn -Những gì học sinh cần được hỗ ữợ thêm -Những gì học sinh cần tìm hiểu thêm Nhờ vậy nhìn vào bài làm của mình, học sinh nhận thấy được sự tiến bộ của bản thân, những gì cần cố gắng hơn trong môn học, cũng như nhận thấy sự khẳng định của giáo viên về khả năng của họ. Điều này có tác dụng động viên người học rất lớn, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chức năng giáo dục và phát triển của đánh giá giáo dục. 2.2.1.7. Đảm bảo tính phát triển Xét về phương diện giáo dục, có thể nói dạy học là phát ữiển. nói cách khác, giáo dục là quá trình giúp những cá nhân trong xã hội phát triển những tiềm năng của mình để trở thành những người hữu dụng. Trong dạy học, để giúp cho việc đánh giá kết quả học tập có tác dụng phát triển các năng lực của người học một cách bền vững, cần thực hiện các điều sau: -Công cụ đánh giá tạo điều kiện cho học sinh khai thác, vận dụng các kiến thức , kĩ năng liên môn và xuyên môn. -Phương pháp và công cụ đánh giá góp phần kích thích lối dạy phát huy tinh thần tự lực, chủ động và sáng tạo của học sinh ưong học tập, chú trọng thực hành, rèn luyện và phát triển kĩ năng. -Đánh giá hướng đến việc duy trì sự phấn đấu và tiến bộ của người học cũng như góp phần phát triển động cơ học tập đúng đắn trong người học. -Qua những phán đoán, nhận xét về việc học của học sinh, người giáo viên nhất thiết phải giúp cho các em nhận ra chiều hướng phát triển trong tương lai của bản thân, nhận ra những tiềm năng của mình. Nhờ vậy, thúc đẩy các em phát triển lòng tự tin, hướng phấn đấu học tập và hình thành năng lực tự đánh giá cho học sinh. 2 4 2.2.2. Quy trình xây dựng bộ đề kiểm tra đánh giá Mỗi một nhà nghiên cứu giáo dục có quan điểm khác nhau về các bước xây dựng một bài kiểm tra đánh giá: Theo Norman E. Gronlund (1982), việc thiết kế bài kiểm tra có 4 bước tối cần thiết: Xác định mục đích của kiểm tra; Xác định nội dung kiểm tra; Xây dựng bảng trọng số; Thiết kế các câu hỏi phù hợp [1] Còn theo tác giả William Wiersma và Stephen G. Jurs trong ” Đo lường và đánh giá trong giáo dục” cũng cho rằng thiết kế đề kiểm tra có 4 bước quan trọng: Xác định các mục đích của kiểm tra; Xác định mức nhận thức và mục tiêu kiểm tra; Xây dựng bảng trọng số; Thiết kế các câu hỏi phù hợp [5] Nhưng theo Trần Kiều và Anthony J.Nitko, quy trình xây dựng đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học bao gồm 9 bước như sau: Xây dựng kế hoạch kiểm tra và ra đề kiểm tra; Xây dựng tiêu chí kỹ thuật ra đề kiểm tra (Ma trận); Viết các câu hỏi kiểm tra; Kiểm tra thử nghiệm các câu hỏi; Tập hợp và in ấn đề kiểm tra; Kiểm tra, chấm điểm và báo kết quả; Viết báo cáo tổng kết đánh giá chất lượng bài kiểm tra; Báo cáo phản hồi tới cán bộ ra đề về chất lượng đề kiểm tra; Chọn lựa các câu hỏi tốt đưa vào ngân hàng đề (Item bank) [3] Ở đây, chúng tôi trình bày 6 bước quan ữọng trong việc xây dựng đề kiểm tra: Xác định mục tiêu của kiểm tra; Xác định hình thức đề kiểm tra; Thiết lập ma trận đề kiểm tra; Biên soạn câu hỏi theo ma trận đề; Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm; Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra. Bước 1 .Xác định mục tiêu của đề kiểm tra Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp. 2 5 Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau: + Đề kiểm tra tự luận + Đề kiểm tra ữắc nghiệm khách quan + Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan. Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn. Bước 3.Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra) Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao). Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và ữọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức. Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra: (minh họa tạỉphụ lục) Bl. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ % B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng 2 6 B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. Bước 4.Biên soạn câu hỏi theo ma trận Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm. Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau * Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình 2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng 3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể 4) Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa 5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh 6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức 7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh 8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra 9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn 10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất 11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng’'’ hoặc “không có phương án nào đủng”. 2 7 *Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận 1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình 2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng 3) Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới; 4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo 5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó 6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh 7) Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin 8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh 9) Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt. 10) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó. Bước 5.Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu: Nội dung: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra. Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh giá được bài làm của mình. 2 8 Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau: 1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác. 2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài của giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho học sinh làm bài là phù hợp). 3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh 4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm. 2.3. Xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh. 2.3.1. Đề kiểm tra 15 phút Đề số 1 Bước l.Xác định mục tiêu của đề kiểm tra về kiến thức: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái Giới hạn sinh thái và 0 sinh thái Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống về kĩ năng/ năng lực hướng tới trong đề kiểm tra Quan sát môi trường sống sinh vật Phân loại các vùng phân bố của các loài Sử dụng ngôn ngữ để định nghĩa, trình bày kiến thức về cá thể và môi trường sống 2 9 Vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Đối tượng học sinh Số điểm của mỗi cấp độ nhận thức: nhận biết điểm; từ thông từ 3 điểm; cấp độ vận dụng từ 3 điểm (đảm bảo HS trung bình có thể đạt tổng điểm từ 5 đến 6,5; HS khá, giỏi có thể đạt từ 7 đến 10). Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra Trắc nghiệm khách quan Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra \ cấp độ N Nhận biêt Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cộng Cấp độ cao Tên chủ đề l.Môi trường sông và -Nêu được khái niệm -Phân các nhân tố sinh thái tích được ảnh môi trường sống của hưởng của một số nhân tố sinh vật sinh thái tới đời sống sinh vật. Số câu:l Số đỉểm:l Số câu:l Số điểm:l Số câu Sổ điểm Số câu Số Sô câu:2 điểm 2điểm=20% Sô câu Số Sô câu:3 điểm 3điểm=30% 2.Giới hạn sinh thái và -Nêu được khái niệm -Phân biệt vùng phân bố -Giải thích các hiện 0 sinh thái giới hạn sinh thái tượng tự nhiên về 0 của các loài sinh thái Sô câu:l So điểm:l Sô câu:l Sổ điểm:l 3 0 Sô câu:l Số điểm:l 3.Sự thích nghi của -Nêu được các đặc -Phân biệt 2 quy tắc tắc -Phân biệt được các -Vận dụng kiến sinh vật với môi trường điểm của song cây ưa thích nghi về mặt hình cây thuộc nhóm thực thức về nhân tố sáng, ưa bóng -Nêu thái của sinh vật với nhiệt vật nào ánh sáng ứng được 2 quy tắc thích độ môi trường dụng vào việc nghi về mặt hình thái trồng cây của sinh vật với nhiệt độ môi trường Tông sô Sô câu:2 So câu:l Sổ câu:l Số câu:l Số câu:5 Số điểm:2 So điểm:l Số điểm:l Số điểm:l 5điểm=50% Sô câu:4 Số điểm:4 Sô câu:3 Số điểm:3 30% Sô câu:3 Số điểm:3 Sô câu: 10 Số 40% 30% điểm: 10 3 1 Bước 4.Biên soạn câu hỏi theo ma trận Căn cứ vào ma trận đã viết ở trên chúng ta có đề kiểm tra như sau: Câu 1. Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng? (Mức nhân biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về môi trường sống sinh vật) A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người. c. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật. D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. Câu 2. Giới hạn sinh thái là: ?(Mức nhân biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về giới hạn sinh thái) A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. c. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được. Câu 3 :Neu gọi S-diện tích bề mặt, V- thể tích cơ thể, thì nguyên tắc tương ứng giữa s và V của động vật hằng nhiệt với môi trường sống là:(Mức nhận biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh họcrkiến thức về sự tương ứng giữa s và V của động vật hằng nhiệt) 3 2 A. sống nơi càng nóng, s càng lớn B. sống nơi càng lạnh,v càng lớn c.sống nơi càng lanh, tỉ lệ s/v càng giảm D.sống nơi càng nóng, tỉ lệ s/v càng giảm Câu 4:Đăc điểm nào sau đây không có ở cây ưu sáng? (Mức nhận biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: áp dụng cơ chế thích nghi với ánh sáng của sinh vật nêu đặc điểm của cây ưu sáng) A. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng B. Lá cây có phiến dầy, mô dậu phát triển C. D. Lá xếp nghiêng so với mặt đất Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu. Câu 5. Phát biểu nào sau đây là không đúng về nhân tố sinh thái? (Mức thông hiểu- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về nhân tố sinh thái) A. Nhân tố sinh thái là nhân tố vô sinh của môi trường, có hoặc không có tác động đến sinh vật. B. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật. c. Nhân tố sinh thái là những nhân tố của môi trường, có tác động và chi phối đến đời sống của sv D. Nhân tố sinh thái gồm nhóm các nhân tố vô sinh và nhóm các nhân tố hữu sinh. Câu 6:Cá chép có nhiệt độ tương ứng là:+2°c +28°c, +44°C; cá rô phi có nhiệt độ tương ứng là +5°c, +30°c, +42°c. Nhận định nào sau đây là đúng nhất: (Mức thông hiểu- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: áp dụng nguyên lý thích nghicủa sinh vật với nhiệt độ để giải thích sự phân bố của các loài) A. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn 3 3 D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt nhiệt rộng hơn Câu l:Thỏ sổng ở vùng ôn đới có tai, đuôi,và các chi nhỏ hơn tai, đuôi và các chi của thỏ sống ở vùng nhiệt đới, điều đó thể hiện quy tẳc nào: (Mức thông hiểu- đánh giá năng lực nghiên cứu: quan sát hiện tượng thực tiễn để giải xác lập quy tắc thích nghi của sinh vật với nhiệt độ của môi trường) A. Quy tắc về kích thước cơ thể B. Quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể C. Do đặc điểm các nhóm sinh vật biến nhiệt D. Nhận biết đồng loại nhờ tiếng nói Câu 8:Tán cây là nơi ở của nhiều loài chim nhưng giữa chúng không cạnh tranh với nhau là do: (Mức vận dụng cấp độ thấp- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: áp dụng kiến thức về ổ sinh thái để giải thích sự cạnh tranh của các loài) A. chúng gồm tập hợp nhiều loài khác nhau B. chỉ cần nơi cư trú trên tán cây C. có ổ sinh thái dinh dưỡng diêng D. không gian rộn rãi, nguồn thức ăn trên cây thừa thãi Câu 9. Trong rừng mưa tầng trên của tán rừng thuộc nhiệtđới, những cây thân gỗ có chiều nhómthực vật: (Mức vận dụng ở cao vượt lên cấpđộ thấp- đánh giá năng lực thực địa: dự đoán thực địa) A. ưa bóng và chịu hạn. B. ưa sáng, c. ưa bóng. D. chịu nóng. Câu 10:ứns dụng sự thích nghi của cây trồng đổi với nhân tố ánh sáng, người ta đã trồng các loại cây theo trình tự: (Mức vận dụng cấp độ cao- đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học: áp dụng nguyên lý sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng để ứng dụng cách trồng cây) A. Cây ưu sáng trồng trước, cây ưu tối trồng sau 3 4 B. Cây ưu bóng trồng trước, cây ưu sáng trồng sau c.Trồng đồng thời nhiều loại cây D.Không trồng cả hai loại cây cùng 1 chỗ. Bước 5.Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D A A D A c A c B A Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Đề số 2 Bước 1: Xác định mục tiêu của đề kiểm tra về kiến thức Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể Bài 37+38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật về kĩ năng/ năng lực hướng tới trong đề kiểm tra Quan sát sự biến động về số lượng cá thể trong quần thể Sử dụng ngôn ngữ để định nghĩa, trình bày kiến thức về quần thể Vận dụng kiến thức bảo vệ môi trường sống Xử lý thông tin về quần thể và mối quan hệ trong quần thể Đối tượng học sinh Số điểm của mỗi cấp độ nhận thức: nhận biết từ 4 điểm; thông hiểu từ 2 điểm; cấp độ vận dụng từ 4 điểm (đảm bảo HS trung bình có thể đạt tổng điểm từ 5 đến 6; HS khá, giỏi có thể đạt từ 6 đến 10). 3 5 Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra Trắc nghiệm khách quan Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra \ cấp x độ Nhận biết Thông hiêu Vận dụng Cấp độ thấp Cộng Cấp độ cao Tên chủ đề N. 1. Quân thê sinh vật và -Nêu được khái niệm -Trình bày được ý -Lấy được ví dụ minh mối quan hệ giữa các quần thể (về mặt sinh nghĩa sinh thái của họa về quần thể, quan hệ cá thể trong quần thể thái học) các mối quan hệ giữa hỗ trợ và quan hệ cạnh các cá thể trong quần tranh thể Sô câu:l Số đỉểm:l Sô câu:2 Số đỉểm:2 Sô câu:2 Số đỉểm:2 Sô câu Sổ Sô câu:5 điểm 5điểm=50% Sô câu Số Sô câu:3 3 điểm điểm=30% 2. Các đặc trưng cơ bản -Nêu được khái niệm của quần thể sinh vật kích thước, sự tăng kích thước của quần thể sinh vật - Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần thể Sâ câu Số điểm Tỉ lệ % Sô câu:3 Số điểm:3 Sô câu So điểm Sâ câu Số điểm 3.Biến động số lượng - Phân biệt các dạng biến -Biện pháp xây cá thể của quần thể động số lượng cá thể của dựng và bảo vệ sinh vật quần thể sinh vật trong rừng tự nhiên Số câu Số điểm So câu So điểm 3 6 So câu:l Số điểm:l So câu:l Số Số câu:2 2 điểm:l điểm=20% Tông sô Sô câu:4 Số điểm:4 40% Sô câu:2 Số điểm:2 Sô câu:4 Số điểm:4 40% 20% Sô câu:10 Số điểm: 10 3 7 Bước 4.Biên soạn câu hỏi theo ma trận Căn cứ vào ma trận đã viết ở trên chúng ta có đề kiểm tra như sau: Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đủng với khái niệm quần thểl(Mức nhận biếtđánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về quần thể) A. Có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. B. Quần thể là tập hợp của các cá thể khác loài. c. Cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. D. Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài. Câu 2: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là: (Mức nhận biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về kích thước quần thể) A. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển c. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể D. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển Câu 3:Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là: (Mức nhận biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về đặc trưng của quần thể) A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng B. sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng C. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, sức sinh sản, sự tử vong D. độ nhiều, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng 3 8 Câu 4: Tăng trưởng kích thước của quần thể theo tiềm năng sinh học là trường hợp: (Mức nhận biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về kích thước quần thể) A. Quần thể tăng trưởng trong điều kiện không giới hạn về diện tích cư trú và có môi trường sống tối thuận B. Kích thước quần thể tăng trưởng phụ thuộc vào nguồn thức ăn của quần thể đó C. Quần thể tích lũy sinh khối trong 1 đơn vị thời gian nào đó D. Quần thể tăng trưởng trong điều kiện các mối quan hệ hữu tính thuận lợi nhất Câu 5: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ?{Mức thông hiểu-đánh giá năng lực nghiên cứu: rút ra kết luận vai trò quan hệ hỗ trợ) A. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. B. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. c. Tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể. D. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định. Câu 6:Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vậí?(Mức thông hiểu- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về mối quan hệ trong quần thể) 1. Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi cơ thể 2. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn gốc của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể 3. Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng của cá thể ữong quần thể ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát ưiển của quần thể 4. 3 Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể B.2 3 9 Câu l:Tâp hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vạí?(Mức vận dụng ở cấp độ thấp-đánh giá năng lực thực địa: dự đoán thực địa) A. Tập hợp cá trong Hồ Tây B. Tập hợp cỏ trong một đồng ruộng C. Tập hợp cây cọ trên 1 quả đồi ở Phú Thọ D. Tập hợp côn trùng trong rừng Cúc Phương Câu 8 :Hiên tượng nào sau đây biểu hiện mối quan hệ hỗ trợ cùng loài: (Mức vận dụng ở cấp độ thấp-đánh giá năng lực thực địa: dự đoán thực địa) A. Cá mập con mới nở sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn B. ĐỘng vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau C. TỈa thưa tự nhiên ở thực vật D. Các cây thông mọc gần nhau có rễ nối liền với nhau Câu 9: Cho các dạng biển động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau: (Mức vận dụng cấp độ thấp- đánh giá năng lực nghiên cứu: quan sát hiện tượng thực tiễn xác lập vấn đề về biến động cá thể) Ở miền bắc Việt Nam, sô lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8°c Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu xuất hiện nhiều Số lượng cây tràm ở rừng и Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2000 Hằng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô. Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là: A. (2) và (4) c.(l) và (4) B. (2) và (3) D.(l) và (3) 4 0 Câu 10: Rừng là”lá phổi xanh’’ của trái đất, do vậy cần được bảo vệ. Chiến lược xây dựng và bảo vệ rừng cần tập chung vào các giải pháp nào sau đây: (Mức vận dụng ở cấp độ cao- đánh giá năng lực nghiên cứu: áp dụng kiến thức sinh học đưa ra giải pháp bảo vệ môi trường) (1) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học (2) Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ nguyên liệu, vật liệu, dược liệu...cho đời sổng và công nghiệp (3) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế xã hội (4) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn (5) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản A. (l) (2) (4) c.(2) (3) (5) B. (l) (3) (5) D.(3) (4) (5) Bước 5.Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D B A A c A c D A A Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Đề số 3 Bước 1: Xác định mục tiêu của đề kiểm tra về kiến thức Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã Bài 41 : Diễn thế sinh thái về kĩ năng/ năng lực hướng tới trong đề kiểm tra Quan sát các loài và mối quan hệ các loài ữong quần xã Sử dụng ngôn ngữ để định nghĩa về quần thể và mô tả quá ưình diễn thế sinh thái Vận dụng kiến thức vào bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Phân loại các thành phần loài trong quần xã Đối tượng học sinh Số điểm của mỗi cấp độ nhận thức: nhận biết từ 4 điểm; thông hiểu từ 2 điểm; cấp độ vận dụng từ 4 điểm (đảm bảo HS trung bình có thể đạt tổng điểm từ 5 đến 6; HS khá, giỏi có thể đạt từ 6,5 đến 10). Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra Trắc nghiệm khách quan Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra cấp độ Nhận biết Thông hiêu Vận dụng Cấp độ thấp Cộng Cấp độ cao Tên chủ đề 1. Quần xã sinh vật và -Nêu được khái niệm -Phân biệt thành phần -Lấy ví dụ về các một so đặc trưng cơ bản quần xã sinh vật - Nêu loài trong quần xã của quần xã được một số đặc trưng cơ mối quan hệ trong quần xã bàn của quần xã sinh vật So câu:2 So điểm:2 So câu:l Số điểm:l Sô câu:2 So điểm:2 Sổ câu Số điểm Sổ câu:5 5điểm=50% 2.Diên thê sinh thái - Nêu được khái niệm -Phân biệt đượccác loại -Lây ví dụ diên -Biện pháp bảo vệ diễn thế sinh thái. diễn thế sinh thái. -Nêu được hiện tượng biến các loại diễn tài nguyên thiên thế sinh thái nhiên khống chế sinh học Tông sô Số câu:2 So điểm:2 Số câu:l Số điểm:l Số câu:l So Số câu:l Số Số câu:5 Sô câu:2 điểm:l Sô câu:4 điểm:l Sô câu:4 5điểm=50% Sô câu: 10 Số điểm:4 Số điểm:2 Số điểm:4 40% 20% 40% Số điểm: 10 Bước 4.Biên soạn câu hỏi theo ma trận Căn cứ vào ma trận đã viết ở trên chúng ta có đề kiểm tra như sau: Câu 1. Quần xã là( Mức nhận biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về quần xã) A. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất, thích nghi với môi trường sống. B. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định. c. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định. D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Câu 2.Phát biểu nào sau đây là đúng khỉ nói về diễn thế sinh thái ? ( Mức nhận biếtđánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về quần xã) A. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh. B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào. c. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định. D. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau. Câu 3: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây là không đúng? ( Mức nhận biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về quần xã) A. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường B. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã phụ thuộc vào nhu cầu sống của từng loài 4 4 C. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập chung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật chứ không gặp ở động vật Câu 4: Số lượng cá thể của của một loài bị khổng chế ở một mức độ nhất định, không tăng cao quá hoặc giảm thấp quá do tác động của các moi quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng là hiện tượng: ( Mức nhận biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về quần xã) A. hiệu quả nhóm. B. giới hạn sinh thái. c. khống chế sinh học. D. tăng trưởng quần thể. Câu 5. Quá trình diễn thể sinh thái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn như thể nào? (Mức 2- đánh giá năng lực sinh học: áp dụng kiến thức về diễn thế sinh thái để mô tả quá ữình diễn thế ở rừng) A. Rừng lim nguyên sinh bị chết —*■ cây bụi và cỏ chiếm ưu thế —*■ rừng thưa cây gỗ nhỏ —*■ cây gỗ nhỏ và cây bụi —*■ trảng cỏ B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết —*■ cây gỗ nhỏ và cây bụi —*■ rừng thưa cây gỗ nhỏ —*■ cây bụi và cỏ chiếm ưu thế —*■ trảng cỏ c. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết —> rừng thưa cây gỗ nhỏ —>cây gỗ nhỏ và cây bụi —> cây bụi và cỏ chiếm ưu thế —> trảng cỏ D. Rừng lim nguyên sinh bị chết —> rừng thưa cây gỗ nhỏ —>cây bụi và cỏ chiếm ưu thế —> cây gỗ nhỏ và cây bụi —> trảng cỏ . Câu 6: Các cây tràm ở rừng u minh là loài (Mức nhận biết- đánh giá năng lực nghiên cứu: quan sát hiện tượng thực tế để xác lập các thành phần loài trong quần xã) A. ưu thế. B. đặc biệt. c. có số lượng nhiều. 4 5 D. đặc trưng. Câu 7: Thú có túi sống phổ biển ở khắp châu úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lẩy những nơi ở tot, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có tủi trong trường hợp này mà mới quan hệ: ( Mức vận dụng cấp độ thấp- đánh giá năng lực nghiên cứu: quan sát hiện tượng tự nhiên xác lập mối quan hệ các loài trong quần xã) A. động vật ăn thịt và con mồi C.cạnh tranh khác loài B. ức chế- cảm nhiễm D.hội sinh Câu 8. Cho các thông tin về diễn thể sinh thái như sau : (1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. (3) Song song với quá trình biển đổi quần xã trong diễn thể là quá trình biển đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. (4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái. Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thể nguyên sinh và diễn thể thứ sinh là (Mức thông hiểu- đánh giá năng lực nghiên cứu: rút ra kết luận về sự giống nhau giữa 2 loại diễn thế sinh thái) A. (2) và (3). B. (1) và (4). C. (1) và (2). D. (3) và (4). Câu 9 :Cho các ví dụ sau: (1 )Sán lá gan sống trong gan bò (2) 0ng hút mật ong (3) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm (4) Trùng roi sống trong ruột mối 4 6 Những ví dụ phản ánh mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã: (Mức vận dụng ở cấp độ thấp: đánh giá năng lực nghiên cứu: quan sát hiện tượng tự nhiên xác lập mối quan hệ các loài trong quần xã) A. (2),(3) B.(l),(4) c.(2),(4) D.(l),(3) Câu 10: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên: (1 )Sử dụng tiết kiệm nguồn nước (2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh ị3)Xây dựng hệ thong các khu bảo tồn thiên nhiên (4) Vận động đồng bào dân tộc sổng định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy (Mức vận dụng cấp độ cao- đánh giá năng lực nghiên cứu: đề xuất các biện pháp bảo vệ tài nguyên nhiên nhiên) A.2B.4 C.1D.3 Bước 5.Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm Đáp án Câu Đáp án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A D D c c D c A D D Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm 2.3.2. Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Kiểm tra 1 tiết Đề số 4 Bước l.Xác định mục tiêu của đề kiểm tra về kiến thức: Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật Chương II: Quần xã sinh vật về kĩ năng/ năng lực hướng tới trong đề kiểm tra 4 7 Quan sát môi trường sống sinh vật và tác động của con người đối với sinh quyển Sử dụng ngôn ngữ để định nghĩa, trình bày các kiến thức về môi trường, cá thể, quần thể và quần xã sinh vật Vận dụng kiến thức vào thực tiễn nuôi trồng thủy sản Phát hiện, tìm ra các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nền kinh tế- xã hội vững mạnh Phân loại các mối quan hệ trong quần thể và quần xã sinh vật So sánh các đặc điểm của các loài động vật sống trong các điều kiện khác nhau Đối tượng học sinh Số điểm của mỗi cấp độ nhận thức: nhận biết từ 3 điểm; thông hiểu từ 3 điểm; cấp độ vận dụng từ 4 điểm (đảm bảo HS trung bình có thể đạt tổng điểm từ 5 đến 6; HS khá, giỏi có thể đạt từ 6,5 đến 10). Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra Trắc nghiệm khách quan+ tự luận Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra Nhận biết Thông hiêu V ận dụng Cấp độ thấp Cấp độ Tên \ Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Cộng Cấp độ cao TNK TL Q -Nêu được khái -So sánh các đặc -ứng -Biện Chương I: Cả thể niệm môi trường điểm chung của ĐV dụng pháp và quần thể sinh của sinh vật sống trong đất và việc nuôi bảo vật -Nêu hậu quả ĐV sống trong hang ghép cá vệ của việc vượt -Phân biệt được -Lấy ví nền kích thước trong quần thể và MQH dụ về KT- QT trong QT biến XH - Phân biệt sự phân động cá vững bố cá thể trong QT thể ừong mạnh sinh vật quần thể Số đìểm:0,53 Số Số điểm:0.8 Số 4 8 Số điểm: Sổ Số Số điểm 2,1 điểm điểm điểm 0,53 điểm điểm: =21% 0,267 Chương II: Quần -Nêu được khái -Nêu -Phân biệt các kiểu Phân -ứng -Mối -Biện -Nêu xã sinh vật niệm của diễn được quan hệ trong quần biệt dụng quan pháp được thể sinh thái khái xã quần nuôi cá hệ với bảo tác -Nêu được niệm -Phân biệt được hiện thể ngoại tồn đa động nguyên nhân quần tượng khống chế với cảnh và dạng của con dẫn tới sự phân xã sinh sinh học trong tự quần cấu sinh người tầng trong quần vật nhiên xã trúc học đối với xã Ví dụ sinh thành sinh -Nêu kết quả vật về phần quyển diễn thế sinh các của đặc loài sinh điểm vật đặc QT và thái giữa trưng QX Số điểm:0,8 Sô Số điểm:0,53 Sô điểm:l Số điểm: 0,26 điểm: Sô điểm:l 2 Tông sô Sô điêm:2.33 Sô điêm:3,33 Sô điểm: Sô đỉểm:2 7,9điểm = 79% 0,26 Sô điêm:4.33 Sô điểm: 10 4 9 Bước 4.Biên soạn câu hỏi theo ma trận Căn cứ vào ma trận đã viết ở trên chúng ta có đề kiểm tra như sau: I.Trẳc nghiệm(15 câu- 4 điểm) Câul '.Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái (Mức nhận biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức môi trường sống) A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. B. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. c. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. Câu 2: Có thể hiểu diễn thể sinh thái là sự: (Mức nhận biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức quần xã) A. biến đổi số lượng các thể sinh vật trong quần xã B. thay đổi quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác c.thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật D.thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật Câu 3: Nguyên nhăn dẫn tới sự phân tầng trong quần Jcã(Mức nhận biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức quần xã) A. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau. B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau. c. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích. D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau. Câu 4: Nếu kích thước quần thể vượt quá kích thước tối đa thì đưa đến hậu quả gỉ?(Mức nhận biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức quần thể) A. phần lớn các cá thể bị chết do cạnh tranh gay gắt 5 0 B. quần thể bị phân chia thành hai c. một số cá thể di cư ra khỏi quần thể D. một phần cá thể bị chết do dịch bệnh Câu 5: Một trong những xu hướng biển đổi trong quá trình diễn thể nguyên sinh trên cạn /à:(Mức nhận biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức quần xã) A. độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức B. tính ổn định của quần xã ngày càng giảm tạp c.độ đa dạng của quần xã ngày càng giảm, lưới thức ăn ngày càng đơn giản D.sinh khối ngày càng giảm Câu 6. Điều không đúng khỉ kết luận mật độ quần thể được coi là một trong những đặc tỉnh cơ bản của quần thể là mật độ có ảnh hưởng tới (Mức thông hiểu- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về quần thể) A. mức độ sử sụng nguồn sống trong sinh sản và tác động của loài đó trong quần xã. B. mức độ lan ữuyền của vật kí sinh. c. tần số gặp nhau giữa các cá thể trong mùa sinh sản. D. các cá thể trưởng thành Câu 6: Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài,trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là(Mức thông hiếu- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về quần thể) A. quan hệ vật chủ- vật kí sinh B. quan hệ ức chế- cảm nhiễm c.quan hệ hội sinh D.quan hệ cộng sinh Câu 7: Hiện tượng khống chế sinh học có thế xảy ra giữa cấc quần thế (Mức thông hiểu- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: áp dụng kiến thức về hiện tượng khống chế sinh học để giải thích hiện tượng trong tự nhiên) 5 1 A. cá rô phi và cá chép. c. chim sâu và sâu đo. D. tôm và B. ếch đồng và chim sẻ. tép. Câu 8: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?(Mức thông hiểu- đánh giá năng lực nghiên cứu: nghiên cứu lý thuyết) A. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể B. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể C. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường D. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể Câu 9: Chọn câu sai: (Mức thông hiểu- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về quần thể) A. Quần thể phân bố trong một phạm vi nhất định gọi là ổ sinh thái của quần thể. B. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện thông qua hiệu quả nhóm. C. Cạnh tranh là một đặc điểm thích nghi của quần thể. D. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể giúp chúng khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. Câu 10. Điều không đúng khi nói về đặc điểm chung của các động vật sống trong đất và trong các hang động là có sự (Mức thông hiểu- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: áp dụng kiến thức về sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng để nêu sự giống nhau giữa các loài sinh vật) A. tiêu giảm hoạt động thị giác. B. thích nghi với những điều kiện vô sinh ổn định. c. tiêu giảm toàn bộ các cơ quan cảm giác. D. tiêu giảm hệ sắc tố. 5 2 Câu 11 '.Hiên tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động sổ lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? (Mức vận dụng cấp độ thấp- đánh giá năng lực nghiên cứu: quan sát thực tiễn để xác lập các kiểu biến động số lượng cá thể) A. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vàonhững năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8°c. B. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,... chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. C. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sauđó lại giảm. D. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Câu 12:Trons 1 bể nuôi, 2 loài cá cùng bắt ĐV nổi làm thức ăn.l loài ưa sổng nơi thoáng đãng, 1 loài lại thích sổng dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ãn.Ngườỉ ta cho vào bể 1 ít rong với mục đích để: (Mức vận dụng cấp độ thấp- đánh giá năng lực nghiên cứu: rút ra kết luận) A. tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp . B. bổ sung lượng thức ăn cho cá c.giảm sự cạnh ữanh của 2 loài. D. làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể nuôi Câu 13:Trong cùng một thuỷ vực, ngưòi ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trẳm cỏ, trẳm đen, rô phi, cá chép để: (Mức vận dụng ở cấp độ thấp- đánh giá năng lực nghiên cứu: rút ra kết luận) A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau. B. tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao. c. thoả mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu thụ. D. tăng tính đa dạng sinh học trong ao 5 3 Câu 14: Đe bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật quý hiểm, cần ngăn cạnh các hành động nào sau đây: (Mức vận dụng ở cấp độ cao: đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học) (1) Khai thác thủy, hải sản ở mức cho phép (2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng (3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các động vật hang dã (4) Bảo vệ các loài động vật hoang dã (5) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm; mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác... A. (2),(4),(5) B. (l),(3),(5) c.(l),(2), (4) D.(2),(3),(4) Câu 15: Để phát triển một nền kinh tế- xã hội bền vững, chiến lực phát triển cần tập chung vào các giải pháp nào sau đây: (Mức vận dụng ở cấp độ cao: đề xuất các biện pháp giữ vững nền kinh tế- xã hội) (1) Giảm đến mức thấp nhất sự cạn kiệt tài nguyên không tái sinh ị2) Phá rừng làm rương rẫy, canh tác theo loi chuyên canh và độc canh (3) Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên tái sinh(đẩt, nước, sinh vật...) (4) Kiểm soát sự ra tăng dân sổ, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường (5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học,... trong sản xuất nông nghiệp A. (2),(4),(5) 5 4 B. (l),(3), (4) c. (l),(2), (5) D.(2),(3),(5) II-Tự luận(6 điểm) Câu 1(4 điểm): Quần xã sinh vật là gì?Ví dụ(Mức nhận biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về quần xã) Phân biệt quần thể với quần xã sinh vật , mối quan hệ với ngoại cảnh và cấu trúc thành phần của loài sinh vật (Mức thông hiểu- đánh giá năng lực nghiên cứu: nghiên cứu lý thuyết) Câu 2 (2 điểm): Vì sao nói trong mối quan hệ giữa quần xã với môi trường con người đóng vai trò quan trọng làm sinh quyển biến đổi mạnh mẽ? (Mức vận dụng ở cấp độ cao- đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học: áp dụng kiến thức để giải thích mối quan hệ giữa quần xã với môi trường con người) Bước 5.Xây dựng hướng dẫn chẩm (đáp án) và thang điểm I.Trắc nghiệm Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B A A A A c c B A B A c B c A Mỗi câu trả lời đúng được 0,267 điểm 5 5 Câu la Nội dung cần trả lời Điểm -Nêu được khái niệm quần xã 0,75 -Nêu được 1 ví dụ về quần xã 0,25 lb 2 Phân biệt được các điêm khác nhau: +khái niệm 0,5 +đặc điểm đặc trưng 0,5 +ảnh hưởng của các nhân tố 0,5 +trạng thái cân bằng với môi trường sống 0,5 -Nêu được môi trường và quần xã sinh vật có mối 1 liên quan chặt chẽ trên cơ sở tương tác lẫn nhau thông qua các “mối quan hệ ngược” -Nêu được các thành viên cấu tạo nên quần xã càng ở bậc tiến hóa cao, càng đứng cuối xích thức ăn, 0,5 càng đóng nhiều cho quần xã trong việc làm biến đổi môi trường -Nêu được loài người là sinh vật tiến hóa nhất, vì vậy mức tàn phá sinh quyển của con người hết sức 0,5 mạnh mẽ ^ 9 Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đê kiêm tra 2.3.3. Đề kiểm tra học kỳ Đề số 5 Bước l.Xác định mục tiêu của đề kiểm tra về kiến thức: Toàn bộ kiến thức học kỳ II về kĩ năng/ năng lực hướng tới trong đề kiểm tra Sử dụng ngôn ngữ để định nghĩa về các học thuyết tiến hóa và quần thể, quần xã 5 6 Phân biệt các con đường hình thành loài, các đặc điểm của sinh vật Vận dụng kiến thức để giải thích các quá trình tiến hóa Đối tượng học sinh Số điểm của mỗi cấp độ nhận thức: nhận biết từ 4 điểm; thông hiểu từ 2 điểm; cấp độ vận dụng từ 4 điểm (đảm bảo HS trung bình có thể đạt tổng điểm từ 5 đến 6; HS khá, giỏi có thể đạt từ 6,5 đến 10). Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra Trắc nghiệm khách quan+ tự luận Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra 5 7 5 8 Sô điêm: 0,2: Sô điêm:l Sô điêm:0,2 Sô Sô điểm điểm:0,4 Sô điểm: 2 Chương phát sinh 2.Sự -Nêu được sự kiện và nổi bật của các đại -Phân biệt được -Giài các thích đặc đỉểm phát triển của địa chất Nêu các giai sinh vật tương được tại sự sống trên TĐ đoạn của quá trình ứng của các kỉ sao ngày tiến hóa của sự sống nay trên trái đất không hình thành từ các chất vô cơ theo phương thức hóa 5 9 Sô điêm Sô điểm 3,8 điêm học nữa. Sổ điểm: 0,4 Số điểm Số điểm:0,2 Sô điểm Số điểm: 0,2 Sô Số điểm điểm -Phân biệt được -Giài thích tại sao hương 1. Cá thể phân biệt 2 quần thể các khái niệm cơ khi con người săn và bản môi bắt quá mức cá 2 loài khác nhau trường sống và thể sẽ có nguy cơ -Nêu được đặc điểm các nhân tố sinh bị tuyệt chủng của cây ưu bóng thái quẩn sinh vật thể sinh vật nào đó thuộc Số điểm: 0,4 So điểm về So điểm: 0,2 Sô So điểm điểm Chương Quần xã 2. -Nêu được khái niệm - Vẽ sơ đồ -So diễn thế lưới thức sánh điểm của đặc xếp 6 0 Sô điểm Săp -Lây ví dụ hiện -Trình bày 0,8 điểm điểm c -Nêu được đặc điểm Phân bảy- Sô So điểm: 0,2 Sô điểm 0,8 điểm ăn của quần xã với các tượng được ý quần xã quần thể sinh loài khống nghĩa -Nêu được vật sinh chế sinh của các loại -Phân biệt các vật học chuỗi chuỗi thức mối quan hệ trong thức ăn trong của quần xã lưới ăn quần xã trong tự nhiên thức trong ăn lưới theo thức bậc ăn dinh ngắn dưỡng sao cho hợp lý nhất 6 1 Số điểm: 0,2 Sổ điểm:2 Số điểm: 0,6 Sô điểm: Sô Sô điểm:0,2 4 điểm 0,5 3.Hệ -Phân biệt lưới -Tính được -Giài sinh thái, sinh thức ăn và chuỗi hiệu suất chế sự biến đổi quyển và bảo vệ thức ăn sinh thái khí hậu giữa các bậc dinh môi trường Sô điểm điểm: 0,5 Chương Số điểm pháp hạn dưỡng Sô điêm Tông sô Số điểm: 4,2 Sô điêm Sô đỉêm: 0,2 Sô Sô Sô điểm điểm:0,2 điểm Số điểm: 1,9 Số điểm: 3,9 Sô điêm: 0,2 Sô 0,6 điêm điểm Sô điểm: 10 6 2 Bước 4.Biên soạn câu hỏi theo ma trận Căn cứ vào ma trận đã viết ở trên chúng ta có đề kiểm tra như sau: I. Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1 :Sư tương đồng về một sổ đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng cho thấyỌAủc nhận biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về bằng chứng tiến hóa) A. Chúng được tiến hóa cùng một tổ tiên chung B. Chúng được tiến hóa từ nhiều tổ tiên c.Chúng sống trong những điều kiện môi trường giống nhau D.Chọn lọc tự nhiên tiến hành theo cùng một hướng Câu 2: Ngày nay sự sống không còn tiếp tục được hình thành từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học vì: (Mức vận dụng ở cấp độ thấp- đánh giá năng lực nghiên cứu: rút ra kết luận) A. Không thể tổng hợp các giọt coaxecva nữa trong điều kiện hiện tại. B. Tiến hóa hóa học không xảy ra trong điều kiện hiện tại. c. Thiếu các điều kiện lịch sử cần thiết như trước đây, các chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống nếu có sẽ bị các vi sinh vật phân hủy. D. Các quy luật chọn lọc tự nhiên chi phối mạnh mẽ. Câu 3: Sự kiện nổi bật nhất trong đại cổ sinh là: (Mức nhân biết- đánh giá kiến thức sinh học: kiến thức sự phát triển của sinh giới) A. Sư phân hóa thực vật Hạt trần và sự xuất hiện của thực vật Hạt kín. B. Sự phát sinh của các loài linh trưởng. c. Sinh vật đơn bào phát triển thành sinh vật đa bào. D. Sự di chuyển của sinh vật từ dưới nước lên cạn. Câu 4: Đại lục chiếm ưu thể và khỉ hậu trở nên khô, tạo điều kiện cho thực vật Hạt trần ngự trị, phân hóa bò sát cổ, cá xương phát triển và phát sinh thủ, chim. Đây là đặc 6 3 điểm của kỉ: (Mức thông hiểu- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức sự phát triển của sinh giới) A. Jura B. Triat C. Pecmi D. Krêta Câu 5: Trong một hồ ở Châu Phi, người ta thấy có 2 loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài có màu xám. Mặc dù, cùng sống trong 1 hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khỉ các nhà khoa học nuôi các cá thể của 2 loài này trong 1 bể cá có chiểu ánh sáng đơn sẳc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phổi với nhau và sinh con. Ví dụ này thể hiện con đường hình thành loài bằng: (Mức thông hiểu- đánh giá năng lực nghiên cứu: quan sát hiện tượng tự nhiên xác lập kiến thức về con đường hình thành loài ) A. cách li sinh thái. B. cách li sinh sản. c. cách li tập tính D. cách li địa lí. Câu 6: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của Châu Ấu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Cách giải thích nào sau đây là đúng nhất về cơ chế hình thành ỉoàỉ bông mới có bộ NST 2n = 52 NST? (Mức vận dụng ở cấp độ thấp- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: vận dụng kiến thức toán học vào vấn đề sinh học) A. Loài bông này được hình thành bằng con đường đa bội hóa. B. Loài bông này được hình thành bằng con đường lai xa kèm theo đa bội hóa. c. Loài bông này được hình thành bằng cách lai xa giữa 2 loài bông của Châu Âu và loài bông hoang dại ở Mĩ. D. Loài bông này có lẽ đã được hình thành bằng con đường cách li địa lí. Câu l:Ouá trình tiến hóa của sự sống trên trái đất có thể chia thành các giai đoạn theo trình tự sau(Mức nhận biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về quá trình tiến hóa) 6 4 A. tiến hóa tiền sinh học => tiến hóa hóa học => tiến hóa sinh học. B. tiến hóa hóa học => tiến hóa tiền sinh học => tiến hóa sinh học. c. tiến hóa sinh học => tiến hóa hóa học => tiến hóa tiền sinh học. D. tiến hóa tiền sinh học => tiến hóa sinh học => tiến hóa hóa học. Câu 8.Tai sao đột biển gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa? (Mức vận dụng ở cấp độ thấp- đánh giá năng lực nghiên cứu- rút ra kết luận) (1) : tần số đột biển gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biển có hại là rất thấp. (2) : khi môi trường thay đổi, thể đột biển có thể thay đổi giá trị thích nghi. (3) : giá trị thích nghi của đột biển tùy thuộc vào tổ hợp gen. (4) : đột biến gen thường có hại nhưng nó tồn tại ở dạng dị hợp nên không gây hại. Trả lời đúng nhất là A. (3) và (4). B. (2) và (4). C. (1) và (3). D. (2) và (3). Câu 9: Khi nào ta có thể kết luận chỉnh xác 2 quần thể sinh vật nào đó thuộc 2 loài khác nhau? (Mức nhận biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về quần thể) A. khi 2 quần thể đó cách li sinh sản với nhau. B. khi 2 quần thể đó sống trong 2 sinh cảnh khác nhau. c. khi 2 quần thể đó có đặc điểm hình thái giống nhau. D. khi 2 quần thể đó có đặc điểm sinh hóa giống nhau. Câu 10: Cây ưa bóng thường có đặc điểm: (Mức nhân biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: áp dụng nguyên lý sự thích nghi sinh vật đối với ánh sáng để nêu ra đặc điểm cây ưu bóng) A. Lá mọc xiên, màu nhạt, phiến lá dày, mô giậu phát triển. B. Lá mọc xiên, màu lục xẫm, phiến lá dày, không mô giậu. c. Lá mọc ngang, màu nhạt, phiến lá mỏng, mô giậu thiếu. 6 5 D. Lá mọc ngang, màu sẫm, phiến lá mỏng, mô giậu thưa. Câu 11: Khoảng giả trị xác định của 1 nhân tổ sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian, được gọi là: (Mức thông hiểuđánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về môi trường sống) A. giới hạn sinh thái. B. sinh cảnh. c. môi trường. D. ổ sinh thái. Câu 12: Nếu so với quần thể sinh vật thì quần xã sinh vật: (Mức thông hiểu- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: rút ra kết luận) A. Có tính đa dạng sinh học cao hơn. B. Luôn có khu phân bố rộng hơn. c. Luôn có thời gian tồn tại lâu hơn. D. Chịu tác động của nhiều nhân tố sinh thái hơn. Câu 13: Trong mùa sinh sản, Tu Hú thường hay hất trứng chim chủ để đẻ thế trứng của mình vào tổ chim chủ. Vậy Tu Hú và chim chủ có mối quan hệ: (Mức thông hiểuđánh giá năng lực nghiên cứu: quan sát hiện tượng tự nhiên xác lập kiến thức về mối quan hệ trong quần xã sinh vật) A. ức chế - cảm nhiễm. B. cạnh tranh (về nơi đẻ), c. hợp tác (tạm thời trong mùa sinh sản). D. hội sinh. Câu 14: Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cẩp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cẩp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt ỉà: (Mức thông hiểu- đánh giá năng lực sinh học: sử dụng kiến thức toán học để tính hiệu suất sinh thái) 6 6 A. 10% và 12% B. 12% và 10% c. 9% và 10% D. 10% và 9% Câul5: Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cả thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lí? (Mức vận dụng ở cấp độ cao- đánh giá năng lực nghiên cứu: vận dụng kiến thức ) A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại. B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại. C. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể. D. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. Câu 16: Những giải pháp nào sau đây được xem là những giải pháp chính của phát triển bền vững, góp phần làm hạn chế sự biển đổi khí hậu toàn cầu? (Mức vận dụng ở cấp độ cao- đánh giá năng lực nghiên cứu: đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường) (ỉ) (2) Bảo tồn đa dạng sinh học. Khai thác tối đa và triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên. (3) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn. (4) (5) Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tăng cường sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các chẩt diệt cỏ, các chất kích thích sinh trưởng,... trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Đáp án đúng là A. (2), (3) và (5) B. (2), (4) và (5) c. (1), (2) và (5) D. (1), (3) và (4). 6 7 Câu 17: Khi nói về lưới và chuỗi thức ăn, kết luận nào sau đây là đúng? (Mức thông hiểu- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về hệ sinh thái) A. Trong một lưới thức ăn, sinh vật sản xuất có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau. B. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau. c. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật. D. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắc xích khác nhau. Câu 18: Diễn thể sinh thái là: (Mức nhận biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về quần xã) A. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. B. quá trình hình thành loài ưu thế hơn. c. quá trình hình thành 1 quần thể sinh vật mới. D. quá trình tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. Câu 19: Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensỉs sống trong cát vùng ngập thủy triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các loài tảo lục đơn bào sống. Khi thủy triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Gun dẹp sổng nhờ vào lượng tinh bột do tảo lục quang tổng hợp nên. Quan hệ nào trong sổ các quan hệ sau là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp? (Mức thông hiểu- đánh giá năng lực nghiên cứu: quan sát xác lập kiến thức) A. Yật ăn thịt - con mồi. B. Hợp tác. c. Cộng sinh. D. Kí sinh. Câu 20: Hiên tượng nào sau đây là hiện tượng khổng chế sinh học? (Mức vận dụng ở cấp độ thấp- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: áp dụng kiến thức về khống chế sinh học phân biệt các hiện tượng thực tế) 6 8 A. Dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. B. Người ta dùng bẫy để bẫy chuột nhằm bảo vệ mùa màng. c. Ong mắt đỏ diệt sâu đục thân cây. D. Dùng thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu bệnh. II. Tự Luận (6 điểm) Câu 1(2 điểm'). Lamac giải thích như thế nào về tính đa dạng của sinh giới ?(Mức nhận biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về học thuyết tiến hóa). Vì sao nói Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lí của các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật ?(Mức vận dụng ở cấp độ thâp- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: vận dụng kiến thức) Câu 2(1 điểm'). Tại sao nói tiến hóa lớn vừa là hệ quả của tiến hóa nhỏ vừa có những quy luật riêng của nó ?(Mức vận dụng ở cấp độ thấp- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: vận dụng kiến thức) Câu 3(3 điểm). Một quần xã ruộng lúa gồm nhiều quần thể sinh vật cùng sinh sống. Trong đó: rong, tảo là thức ăn của các loài cá nhỏ; lúa là thức ăn của châu chấu và chuột; các loài cua, ếch và cá nhỏ ăn mùn bã hữu cơ. Đến lượt mình cá nhỏ, châu chấu, cua trở thành con mồi của ếch. Cá ăn thịt có kích thước lớn chúng sử dụng cua, cá nhỏ, châu chấu và cả ếch nữa làm thức ăn của mình. Rắn là loài ưu thế nhất chúng ăn cua, ếch, cá ăn thịt và chuột. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã? (Mức nhận biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về quần xã) Có mấy loại chuỗi thức ăn trong quần xã này? Cho ví dụ minh họa? (Mức nhận biết- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về quần xã) sắp xếp các loài sinh vật trong lưới thức ăn theo bậc dinh dưỡng sao cho hợp lý nhất.(Mức thông hiểu- đánh giá năng lực kiến thức sinh học: kiến thức về quần xã) 6 9 Các chuỗi thức ăn trong lưỡi thức ăn rất ngắn, điều đó có ý nghĩa gì?(Mức vận dụng ở cấp độ thấp- đánh giá năng lực nghiên cứu: vận dụng kiến thức) Bước 5.Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm I. Trắc nghiệm Câu Đáp án 1 Đáp án A 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 c D A c B B D A D A A A B c D B A c Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm II-Tự luận Câu Nội dung cân trả lời la Giải thích tính đa dạng: Điêm - Điều kiện ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi làm các loài sinh vật biến đổi dần dà và liên tục tương ứng 0,5 với sự biến đổi của môi trường. - Do tác động của ngoại cảnh làm thay đổi tập quán hoạt động và biến đổi cấu tạo cơ thể của động vật. Các biến đổi riêng lẻ, nhỏ nhặt được tích lũy và di truyền qua các thế hệ dẫn đến những biến đổi ngày càng sâu sắc. lb Chưa thành công là vì: 7 0 0,5 c - Ông cho rằng ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật phản ứng phù hợp, kịp thời do đó trong lịch sử không có loài nào bị đào thải - điều này trái với các tài liệu cổ sinh học. - Ông cho rằng sinh vật phản ứng phù hợp với sự thay đổi của môi trường và mọi cá thể trong loài đều đồng loạt phản ứng giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới - điều này không đúng với quan niệm hiện đại về tính của biến dị và tính đa hình của quần thể. - vô hướng 0.3 Do trình độ khoa học đương thời nên ông chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền. 0,2 - Tiến hóa nhỏ diễn ra bằng con đường phân li tính trạng, sự phân li tính trạng kéo dài trên phạm vi loài tất yếu dẫn tới sự hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, 0,5 ngành. Do đó tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn diễn ra theo cùng một cơ chế chọn lọc tự nhiên bằng con đường phân li tính trạng. - Mặt khác, một số loài thuộc các đơn vị phân loại khác xa nhau nhưng sống ữong cùng một điều kiện giống nhau đã được chọn lọc tự nhiên diễn ra theo cùng một hướng, tích lũy những đột biến thích nghi tương tự nhau nên hình thành một số đặc điểm hình thái giống nhau. Đó chính là quá trình chọn 0,5 lọc theo con đường đồng quy tính trạng, là nét riêng của tiến hóa lớn. Ví dụ: cá mập - ngư long - cá voi đều có hình dạng cá nhưng 7 1 rất khác nhau về mức độ tổ chức cơ thể vì cá mập là cá sụn, ngư long thuộc lớp Bò sát còn cá voi là thú quay lại đời sống dưới nước; hoặc chuột túi và gấu túi có những đặc điểm thích nghi tương tự nhau Sơ đồ lưới thức ăn : 3a 3b Các loại chuôi thức ăn trong quân xã : Có 2 loại - Chuỗi thức ăn mở đầu bằng cây xanh. Ví dụ : Lúa —> Châu chấu —> Ếch —> Rắn - Chuỗi thức ăn mở đầu bằng mùn bã hữu cơ. Ví dụ : Mùn bã hữu cơ —> Cua —> Ếch —> Rắn 3c Sắp xếp theo bậc dinh dưỡng : - Bậc dinh dưỡng cấp I: Mùn bã, tảo, rong, lúa - Bậc dinh dưỡng cấp II: Cua, cá nhỏ, châu chấu, chuột - Bậc dinh dưỡng cấp III: Ếch, cá ăn thịt - Bậc dinh dưỡng câp IV : Răn 7 2 0,5 3d Ý nghĩa : Phản ánh sự giảm năng lượng qua các bậc dinh dưỡng là 0,5 rất lớn. Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Chương 3. THAM VẤN CHUYÊN GIA 3.1. Muc đích tham vấn Đe kiểm tra được tính khả thi của bộ đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh - phần sáu, phần bảy sinh học 12, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT. Thông qua thực tiễn việc thực nghiệm sư phạm sẽ đánh giá chất lượng của bộ đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh, đồng thời sẽ thấy được vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng nó để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ữong học tập sinh học ở trường THPT. 3.2. Nội dung tham vấn Chất lượng của việc bộ đề kiểm tra được đánh giá dựa ưên các tiêu chí sau: Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung chương trình với nội dung giảng dạy, giữa nội dung giảng dạy với nội dung đánh giá Thông tin thu được từ đề kiểm tra phải đảm bảo cung cấp được mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đã qui định trong chương trình môn học Nội dung đề phải đảm bảo tính chính xác, khoa học Số lượng câu hỏi, mức độ khó của đề phải đảm bảo sao cho HS có lực học trung bình đủ thời gian hoàn thành đề kiểm tra và đạt được từ 4,5 đến 6 điểm Đề kiểm tra phải đảm bảo độ giá trị (đo đúng cái cần đo) và có độ tin cậy (đo đúng sức học của học sinh) 3.3. Phương pháp tham vấn Đưa một đề kiểm tra cho các giáo viên THPT Mỹ Đức B- Hà Nội cho ý kiến đóng góp 3.4. Kết quả tham vấn Thông qua trao đổi và các bản nhận xét đánh giá, chúng tôi thu được kết quả như sau: 7 3 Kiến thức: nội dung kiến thức thể hiện trong đề kiểm tra đã đảm bảo tính chính xác, khoa học, sự phù hợp giữa nội dung chương trình với nội dung giảng dạy, giữa nội dung giảng dạy với nội dung đánh giá. Kĩ năng: qua đề kiểm tra có thể phát triển các năng lực của học sinh như: quan sát, vận dụng kiến thức, tư duy, sử dụng ngôn ngữ... Thái độ: thông qua đề kiểm tra có thể đánh giá được ý thức vận dụng tri thức, kĩ năng học vào đời sống,tạo hứng thú học tập cho học sinh. Năng lực: thông qua đề kiểm tra có thể đánh giá được các năng lực của học sinh. Số lượng câu hỏi, mức độ khó của đề đã đảm bảo cho HS có học lực trung bình đủ hoàn thành đề kiểm tra và đạt được từ 4,5 đến 6 điểm. Như vậy,phần lớn các giáo viên đều cho rằng các kiểm tra thiết kế đã xác định được đúng mục tiêu, những kiến thức trọng tâm, logic kiến thức, liên hệ kiến thức cao. Ưu điểm lớn nhất là học sinh có thái độ hứng thú trong học tập, trong giờ kiểm tra ít có hiện tượng căng thẳng và hầu như không có tình trạng gian lận. Việc sử dụng phương pháp kiểm tra này sẽ giúp giáo viên đánh giá học sinh khách quan, công bằng. Song vận dụng đổi mới giáo viên phải bỏ thời gian và công sức xây dựng ma trận đề và các câu hỏi đánh giá được năng lực của học sinh. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Tóm lại, trong hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục. Nếu kiểm tra đánh giá sai dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo gây tác hại to lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Cho nên, việc lập kế hoạch, thiết kế đề kiểm ữa là khâu quan trọng cần đầu tư trong công tác giảng dạy. 7 4 Qua phân tích phần sáu, phần bảy - sinh học 12, chúng tôi đã xây dựng 5 đề kiểm tra nhằm mục đích giúp giáo viên đánh giá được năng lực của học sinh và đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm góp phần nâng cao được chất lượng và hiệu quả quá trình dạy học. 2. Kiến nghị - Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các câu hỏi để xây dựng đề kiểm tra cho bộ đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh - Vận dụng vào quá trình dạy học môn Sinh học ở trường THPT - Các GV thường xuyên sử dụng các đề kiểm tra 15 phút để củng cố bài học cuối giờ hoặc kiểm tra bài cũ. Có thể kết hợp hình thức học nhóm, cho HS làm các bài kiểm tra và chấm chéo lẫn nhau. Khuyến khích học sinh nêu câu hỏi và ữả lời, tìm tòi kiến thức mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Vũ Hoạt - Hà Thị Đức, vẩn đề kiểm tra, đánhgiá tri thứctrong lịch sử giáo dục và nhà trường, ĐHSP Hà Nội 2. Đặng Vũ Hoạt, Một số vẩn đề kiểm tra, đánh giá tri thức học sinh, Giáo trình xêmỉna về lí luận dạy học, T2, Trường ĐHSP, Hà Nội. 3. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học tập 1, 2.Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Hà Thị Đức (3/1989), "Đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, đánh giá kiến thức học sinh", Tạp chí NCGD. 5. Lê Khánh Bằng (1987), "Kiểm tra việc lĩnh hội tri thức của học sinh", Tạp chí ĐH và THCN. 6. Lưu Xuân Mới (1998), Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong giáo dục, Trường CBQLGD và ĐT, Hà Nội. 7. Nguyễn Công Khanh, Kiểm tra đánh giá trong giáo dục,NXB Đại học Sư Phạm 7 5 8. Nguyễn Văn Bính (chủ biên) (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK môn GDCD, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Cường (2.006), Đổi mới phương pháp dạy học trung học phổ thông.Dự án Giáo dục Trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo 10. Phạm Khắc Chương (2001), Giáo dục gia đình, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Phạm Thị Minh Chính (2005), Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng giáo viên trung học phổ thông, Luận văn thạc sỹ. 12. Phó Đức Hoà (1997), Xây dựng quy trình đánh giá tri thức của học sinh tiểu học, Luận án Phó Tiến sỹ, ĐHSP Hà Nội. 13. Rudich P.A. (1986), Tâm lý học, Nxb Thể dục thể thao 14. Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triến năng lực của học sinh trường THPT 15. Trần Bá Hoành, Đánh giá trong giáo dục, Tài liệu dùng cho sinh viên các trường ĐHSP và CĐSP 16. Trần Thị Tuyết Oanh (2005), Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, Giáo trình Giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm. 17. V.A.Cruchetxki (1973), Tâm lý năng lực toán học của học sinh, NXB Giáo dục, Hà Nội 18. Xavier Roegiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, Nxb Giáo dục 7 6 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG ĐỀ KIÊM TRA Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY Họ & tên giáo viên: Tên trường: Giáo viên hãy tích vào đáp án đúng và có thể chọn nhiều đáp án. Câu 1: Thầy (cô) đã từng biết đến đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh trong dạy học sinh học chưa? A. Chưa biết B. Biết nhưng không hiểu c. Biết, hiểu nhưng không sử dụng D. Sử dụng thành thạo Câu 2. Thầy (cô) hiều kiểm tra đánh giá năng lực là: A. Kiểm tra năng lực của người học B. Đánh giá khả năng tái hiện tri thức, thông hiểu tri thức, kĩ năng học được c. Đánh giá khả năng hành động, ứng dụng/vận dụng tri thức, kĩ năng học được để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. D. Ý kiến khác Câu3: Đánh giá năng lực khác gì với đánh giá nội dung? A. Đánh giá năng lực là đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế B. Đánh giá năng lực là đánh giá từng đơn vị kiến thức, kĩ năng riêng rẽ c. Đánh giá năng lực dựa vào chương trình giáo dục môn học D. Đánh giá năng lực và đánh giá nội dung không có gì khác biệt Câu 4: Những phương pháp kiểm tra đánh giá thầy (cô) đã áp dụng? A. Vấn đáp B. Trắc nghiệm C. Tự luận D. Quan sát E. Khác....................................................................................... Câu 5: Việc kiểm tra đánh giá học sinh hiện nay được thầy (cô) to chức vào giai đoạn nào ? A. Đầu vào (đánh giá sơ khai) B. Trong quá trình học c. Đầu ra (tổng kết) D. Khác....................................................................................... Câu 6: Khi xây dựng đề kiểm tra, để đánh giá được năng lực của học sinh thầy (cô) thường sử dụng loại câu hỏi ở mức độ nào? A. Nhớ B. Hiểu c. Áp dụng D. Phân tích/ tổng hợp E. Đánh giá F. Sáng tạo Câu 7: Theo thầy (cô) có những công cụ nào để đánh giá học sinh? A. Ghi chép ngắn B. Cùng đánh giá c. Tự đánh giá D. Bản đồ tư duy E. Câu hỏi bài tập F. Trình bày miệng G. Khác....................................................................................... Câu 8: Thầy (cô) thường gặp khó khăn gì khi áp dụng đề kiểm tra đánh giá theo năng lực ? A. Xây dựng câu hỏi B. Xây dựng đề kiểm tra c. Xác định năng lực người học D. Xác định các mức độ năng lực của người học E. Không biết các phương pháp thiết kế F. Không có công cụ đáng giá G. Không có thời gian H. Khác........................................................................................ Câu 9. Hiệu quả khi sử dụng đề kiểm tra đánh giá năng lực A. Giúp cho học sinh tiến bộ hơn B. Giúp cho giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp c. Không mang lại hiệu quả gì D. Ý kiến khác.......................................................................... Câu 10: Theo thầy (cô) vì sao phải đánh giá năng lưc? A. Là một xu thế tất yếu và phổ quát trong nền B. Giúp giảm thời lượng truyền thụ kiến thức giáo dục trên thế truyền thống, tăng giới thời lượng hoạt động tự lực sáng tạo của học sinh c. Đánh giá năng lực dễ hơn đánh giá nội dung D. Kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá kết quả giúp điều chỉnh hoạt động dạy học cho giáo viên E. Ý kiến khác............................................................................. Phiếu tham vấn chuyên gia Họ & tên giáo viên: Tên trường: Câu 1: Đề kiểm tra đã xây dựng có đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung chương trình với nội dung giảng dạy, giữa nội dung giảng dạy với nội dung đánh giá: A. Còn nhiều thiếu sót B. Đã đảm bảo được sự phù hợp nhưng chưa được đầy đủ về nội dung c. Đã đảm bảo đầy đủ, phù hợp Câu 2: Thông tin thu được từ đề kiểm tra có đảm bảo cung cấp được mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đã qui định trong chương trình môn học: A. Chưa cung cấp được những kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng B. Đã dựa theo chuẩn kiến thức kĩ năng nhưng chưa đầy đủ c. Đã đầy đủ và đảm bảo 80% tổng số câu hỏi cung cấp đầy đủ nội dung chính xác theo chuẩn kiến tức kĩ năng Câu 3: Nội dung đề phải đảm bảo tính chính xác, khoa học: A. Chưa đảm bảo được tính chính xác khoa học B. Đã có tính chính xác khoa học, nhưng vẫn còn sơ sót c. Đã đảm bảo đầy đủ tính chính xác, khoa học Câu 4: Số lượng câu hỏi, mức độ khó của đề đã đảm bảo cho HS có lực học trung bình đủ thời gian hoàn thành đề kiểm tra và đạt được từ 4,5 đến 6 điểm: A. Chưa có sự cân đối phù hợp dành cho hững học sinh yếu kém, khá và giỏi B. Đã có những câu hỏi phân loại học sinh nhưng chưa đầy đủ c. Đề kiểm tra đã có sự phân bố rõ ràng cho những học sinh yếu kém, khá và giỏi Câu 5: Đề kiểm tra có đảm bảo độ giá trị (đo đúng cái cần đo) và có độ tin cậy (đo đúng sức học của học sinh): A. Chưa có độ tin cậy và đo dúng được sức học của học sinh B. Đã đo được sức học của học sinh nhưng vẫn có nội dung trọng tâm chưa được chú trọng c. Đã đo được chính xác sức học của học sinh, đề kiểm tra chứa đầy đủ nội dung trọng tâm. Câu 6: Ý kiến nhận xét về đề kiểm tra của chuyên gia [...]... hệ sinh thái nhỏ —*■ các khu sinh học —► sinh quyển Kiến thức sinh thái học cơ bản —*■ ứng dụng 2.2 Xây dựng bộ đề kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh phần sáu, phần bảy sinh học 12 2.2.1 Nguyên tắc xây dựng bộ đề kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh[ 16] 2.2.1.1 Phải kiểm tra đánh giá được các năng lực khác nhau của học sinh Giáo viên phải sử dụng nhiều loại hình, công cụ nhằm kiểm tra đánh giá. .. tượng học sinh 4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm 2.3 Xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh 2.3.1 Đề kiểm tra 15 phút Đề số 1 Bước l.Xác định mục tiêu của đề kiểm tra về kiến thức: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái Giới hạn sinh thái và 0 sinh thái Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống về kĩ năng/ năng lực hướng tới trong đề kiểm tra Quan sát môi trường sống sinh. .. một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp 2 5 Bước 2 Xác định hình thức đề kiểm tra Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau: + Đề kiểm tra tự luận + Đề kiểm tra ữắc nghiệm khách quan + Đề kiểm. .. quan ữọng trong việc xây dựng đề kiểm tra: Xác định mục tiêu của kiểm tra; Xác định hình thức đề kiểm tra; Thiết lập ma trận đề kiểm tra; Biên soạn câu hỏi theo ma trận đề; Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm; Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Bước 1 Xác định mục tiêu của đề kiểm tra Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một... lường và đánh giá trong giáo dục” cũng cho rằng thiết kế đề kiểm tra có 4 bước quan trọng: Xác định các mục đích của kiểm tra; Xác định mức nhận thức và mục tiêu kiểm tra; Xây dựng bảng trọng số; Thiết kế các câu hỏi phù hợp [5] Nhưng theo Trần Kiều và Anthony J.Nitko, quy trình xây dựng đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học bao gồm 9 bước như sau: Xây dựng kế hoạch kiểm tra và ra đề kiểm tra; ... các em trong cuộc sống [7;79] Năng lực của học sinh gồm: năng lực chung và năng lực chuyên biệt + Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu, mà bất kỳ 1 người nào đó cũng cần có để sống và làm việc Các năng lực chung được hình thành và phát triển qua các môn học và các hoạt động ữải nghiệm sáng tạo Các năng lực chung của học sinh trường THPT: (1) năng lực tự học ;(2) năng lực giải quyết vấn đề và sáng... TIÉN HÓA VÀ SINH THÁI- SINH HOC 12 • 2.1 • Phân tích nội dung của phần sáu, phần bảy sinh học 12 2.1.1 Phân tích cẩu trúc phần sáu, phần bảy Sinh học 12 Phần sáu: Tiến Hóa Chương I: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa (gồm 8 bài, từ bài 24 đến bài 31) Chương II: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất ( gồm 3 bài, từ bài 32 đến bài 34) 1 9 Phần bảy : Sinh Thái Học Chương I: Cá thể và quần thể sinh. .. nhau Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá và đánh giá thông qua kết quả của kiểm tra Hai khâu đó hợp thành một quá trình thống nhất là kiểm tra- đánh giá 1.2.2.2 Ỷ nghĩa của kiểm tra- đánh giá Kiểm tra- đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, giáo viên Đối với học sinh: Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời những thông tin "liên hệ ngược" giúp người học. .. 2.2.1.6 Đảm bảo tính giáo dục Đánh giá phải góp phần năng cao việc học tập và khả năng tự học, tự giáo dục của học sinh Học sinh có thể từ những đánh giá của giáo viên, từ những điều học được ấy, học sinh định ra cách tự điều chỉnh hành vi học tập về sau của bản thân 2 3 Muốn vậy, giáo viên cần làm cho bài kiểm tra sau khi được chấm trở nên có ích đối với học sinh bằng cách ghi lên bài kiểm tra những ghi... bản: + Dù đa số giáo viên đã biết, hiểu nhưng vẫn còn 16% giáo viên chưa biết và 12% giáo viên biết nhưng không hiểu + Họ còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng đề kiểm tra đánh giá theo năng lực: 19,4% khó khăn về xây dựng câu hỏi; 19,4% về xây dựng đề kiểm tra; 11,4% khó khăn về xác định năng lực người học +Phương pháp kiểm tra đánh giá còn thiếu tính thực tiễn sáng tạo kiểm ữa trên giấy,

Ngày đăng: 30/09/2015, 09:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • XÂY DƯNG ĐÊ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG Lực HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HOC PHẦN VI, VII - SINH HOC 12 KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

    • 2. Mục đích nghiên cứu

    • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    • 1.2.2.1.1. Kiểm tra

      • 2.3. Xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh.

      • A. (l) (2) (4) c.(2) (3) (5)

      • B. (l) (3) (5) D.(3) (4) (5)

      • B. đặc biệt.

      • D. (3) và (4).

      • B. (l),(3),(4) c.(l),(2),(5)

      • 0,2

        • 3.1. Muc đích tham vấn

        • 3.2. Nội dung tham vấn

        • 3.3. Phương pháp tham vấn

        • 3.4. Kết quả tham vấn

        • H. Khác

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan