1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giám định nấm gây bệnh sau thu hoạch trên củ cà rốt (daucus carota l.)

57 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 1,89 MB

Nội dung

... PHẦN VI SINH VẬT GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT (Daucus carota L.) SAU THU HOẠCH 1.3 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ NẤM GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT (Daucus carota L.) SAU THU HOẠCH 1.3.1 Nấm Alternaria radicina... hạn chế Chính lí đó, đề tài Giám định nấm gây bệnh củ cà rốt (Daucus carota L.) sau thu hoạch nhằm xác định tác nhân gây bệnh cà rốt sau thu hoạch triệu chứng gây hại loại tác nhân từ tạo điều... nhân gây bệnh sau thu hoạch củ cà rốt, nhận thấy tác nhân Alternaria radicina có khả gây bệnh cuống thịt củ, nấm gây thối toàn củ Nấm Thielaviopsis sp loại nấm ký sinh gây bệnh củ Ba chi nấm Fusarium

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Trang 2

Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

PGS TS Trần Thị Thu Thủy Lê Thị Thùy

Cần Thơ, 12/2013

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:

“GIÁM ĐỊNH NẤM GÂY BỆNH SAU THU HOẠCH

TRÊN CỦ CÀ RỐT (Daucus carota L )”

Do sinh viên Lê Thị Thùy thực hiện và đề nạp

Kính trình Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét

Cần Thơ, ngày tháng năm

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Do sinh viên Lê Thị Thùy thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng, ngày tháng năm

Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức: điểm

Trang 5

TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên sinh viên: Lê Thị Thùy Giới tính: Nữ

Ngày sinh: 12/03/1992 Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Chợ Mới- An Giang

Quê quán: Ấp Phú Thượng III, xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

Quá trình học tập:

Năm 1998-2003: học tại trường Tiểu học “D” Kiến An

Năm 2003-2007: học tại trường Trung Học Cơ Sở Kiến An

Năm 2007-2010: học tại trường Trung Học Phổ Thông Nguyễn Hữu Cảnh

Năm 2010-2014: học tại trường Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa 36, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm

ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Cần Thơ, ngày tháng năm Tác giả luận văn

Lê Thị Thùy

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Kính dâng lên cha và mẹ, người đã ra sức chăm lo cho con ăn học đến ngày nay

Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới PGs.Ts Trần Thị Thu Thủy và Th.s Lê Thanh Toàn đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành tốt luận văn này

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy cố vấn học tập, quý thầy cô trong Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng – những người đã trực tiếp giảng dạy, trang bị những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học đại học

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chị Nguyễn Thị Hàn Ni, anh Nguyễn Thanh Nam và các bạn trong phòng thí nghiệm phòng trừ sinh học đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn Các bạn thuộc lớp Bảo vệ Thực vật khóa 36 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập

Trang 8

LÊ THỊ THÙY, 2013, “GIÁM ĐỊNH NẤM GÂY BỆNH TRÊN CỦ CÀ RỐT

(DAUCUS CAROTA L.) SAU THU HOẠCH” Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo

vệ Thực vật, Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng Trường Đại Học Cần Thơ Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Thị Thu Thủy

TÓM LƯỢC

Đề tài “Giám định nấm gây bệnh trên củ cà rốt (Daucus carota L.) sau thu hoạch”

được thực hiện từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 10 năm 2013 tại phòng thí nghiệm phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ nhằm mục tiêu xác định thành phần nấm gây bệnh sau thu hoạch trên củ cà rốt và xác định triệu chứng gây hại của từng loại tác nhân Đây là tiền

đề cho những nghiên cứu tiếp theo trong việc hạn chế thất thoát trong bảo quản cà rốt sau thu hoạch

Kết quả phân lập, tách ròng, giám định và lây bệnh nhân tạo trên củ cà rốt đã ghi

nhận được 7 tác nhân gây hại trên cà rốt sau thu hoạch, bao gồm Alternaria radicina, Thielaviopsis sp., Fusarium sp Aspergillus sp., Rhizopus sp., Penicillium sp và Sclerotium sp

Qua quá trình quan sát 7 tác nhân gây bệnh sau thu hoạch trên củ cà rốt, nhận

thấy các tác nhân Alternaria radicina có khả năng gây bệnh trên cuống và trên thịt củ, nấm có thể gây thối trên toàn bộ củ Nấm Thielaviopsis sp là một loại nấm ký sinh gây bệnh trên củ Ba chi nấm Fusarium sp., Rhizopus sp., Aspergillus sp là các tác nhân gây

thối có khả năng gây hại nặng trong thời gian ngắn Hai tác nhân còn lại có khả năng gây

hại không cao là Penicillium sp và Sclerotium sp

Trang 9

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa i

Tiểu sử cá nhân iii

Lời cam đoan iv

Lời cảm ơn v

Tóm lược vi

Mục lục vii

Danh sách hình ix

Danh sách bảng ix

Mở đầu 1

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2

1.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY CÀ RỐT 2

1.1.1 Đặc điểm thực vật 2

1.1.2 Thành phần hóa học và giá trị sử dụng của củ cà rốt 3

1.1.3 Các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh 4

1.2 SƠ LƯỢC THÀNH PHẦN VI SINH VẬT GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT (Daucus carota L.) SAU THU HOẠCH 5

1.3 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ NẤM GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT (Daucus carota L.) SAU THU HOẠCH 6

1.3.1 Nấm Alternaria radicina 6

1.3.2 Nấm Thielaviopsis basicola 10

1.3.3 Nấm Fusarium sp 12

1.3.4 Nấm Aspergillus sp 13

1.3.5 Nấm Rhizopus stolonifer 14

1.3.6 Nấm Penicillium sp 15

1.3.7 Nấm Sclerotium sp 16

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP 18

2.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 18

2.1.1 Dụng cụ thí nghiệm 18

2.1.2 Thiết bị thí nghiệm 18

2.1.3 Vật liệu thí nghiệm 18

2.1.4 Các loại môi trường được sử dụng trong thí nghiệm 18

2.1.5 Địa điểm thí nghiệm 19

2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 19

2.2.1 Thu thập mẫu bệnh 19

Trang 10

2.2.2 Phương pháp xác định thành phần nấm gây hại trên củ cà rốt sau thu hoạch 19

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ- THẢO LUẬN 19

3.1 Kết quả chung 22

3.2 Kết quả giám định 23

3.2.1 Bệnh do nấm Alternaria radicina 23

3.2.1.1 Triệu chứng bệnh 23

3.2.1.2 Đặc điểm tản nấm trên môi trường PDA và APDA 23

3.2.1.3 Đặc điểm hình thái nấm 24

3.2.2 Bệnh do nấm Thielaviopsis sp 27

3.2.2.1 Triệu chứng bệnh 27

3.2.2.2 Đặc điểm tản nấm trên môi trường PDA 27

3.2.2.3 Đặc điểm hình thái nấm 27

3.2.3 Bệnh do nấm Fusarium sp 29

3.2.3.1 Triệu chứng bệnh 29

3.2.3.2 Đặc điểm tản nấm trên môi trường PDA 29

3.2.3.3 Đặc điểm hình thái nấm 29

3.2.4 Bệnh do nấm Aspergillus sp 31

3.2.4.1 Triệu chứng bệnh 31

3.2.4.2 Đặc điểm tản nấm trên môi trường PDA 31

3.2.4.3 Đặc điểm hình thái nấm 31

3.2.5 Bệnh do nấm Rhizopus sp 33

3.2.5.1 Triệu chứng bệnh 33

3.2.5.2 Đặc điểm tản nấm trên môi trường PDA 33

3.2.5.3 Đặc điểm hình thái nấm 33

3.2.6 Bệnh do nấm Penicillium sp 36

3.2.6.1 Triệu chứng bệnh 36

3.2.6.2 Đặc điểm tản nấm trên môi trường PDA 36

3.2.6.3 Đặc điểm hình thái nấm 36

3.2.7 Bệnh do nấm Sclerotium sp 38

3.2.7.1 Triệu chứng bệnh 38

3.2.7.2 Đặc điểm tản nấm trên môi trường PDA 38

3.2.7.3 Đặc điểm hình thái nấm 38

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN- ĐỀ NGHỊ 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 11

DANH SÁCH HÌNH

3.1 Triệu chứng bệnh và đặc điểm của nấm Alternaria radicina 12

3.4 Triệu chứng bệnh, đặc điểm tản nấm và đặc điểm của nấm Fusarium sp 30

3.5 Triệu chứng bệnh, đặc điểm tản nấm, đặc điểm nấm Aspergillus sp 32

3.6 Đặc điểm tản nấm, đặc điểm hình thái và triệu chứng bệnh của nấm Rhizopus sp 35

3.7 Triệu chứng bệnh, đặc điểm tản nấm và đặc điểm của nấm Penicillium sp 37

DANH SÁCH BẢNG

1.1 Thành phần và hàm lƣ ợng dinh dƣỡng trong củ cà rốt 3

3.1 Bảng tổng kết sự hiện diện của các tác nhân gây hại trên cà rốt sau thu

hoạch tại các địa điểm thu mẫu

23

Trang 12

MỞ ĐẦU

Cà rốt (Daucus carota L.) là một trong những loại thực phẩm cung cấp vitamin

cần thiết cho cơ thể do đó nó không thể thiếu trong thực đơn hằng ngày của con người Ngoài ra, cà rốt còn là một loại cây rất gần gũi và quen thuộc đối với mọi người, nó được biết đến là một loại cây ngắn ngày sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng khí hậu cận nhiệt đới Việt Nam nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới nên cây cà rốt có nhiều điều kiện thích hợp để sinh trưởng và phát triển thế nhưng sau khi thu hoạch thì vấn đề bảo quản cà rốt cũng như các loại rau củ khác tương đối khó vì đây là thực phẩm tươi, rất dễ

bị thối rữa, hư hỏng, nấm mốc, vi khuẩn dễ phát triển (do nước chiếm gần 90%)

Việc bảo quản gặp nhiều khó khăn là do bệnh sau thu hoạch, nó có thể phá hủy từ 10-30% tổng năng suất các loại cây trồng và đặc biệt gây hại nặng đối với một số loại cây trồng dễ bị hư hỏng, nhất là ở các nước đang phát triển, thất thoát có thể lên tới hơn 30% năng suất cây trồng (Agrios, 2005) Sự tổn thất này ảnh hưởng rất lớn đến số lượng lương thực quốc gia, vì thế một trong những phương pháp khả thi nhất là để đáp ứng nhu cầu lương thực của các nước trên thế giới trong tương lai là giảm tổn thất sau thu hoạch theo thừa nhận của các cơ quan quốc tế giám sát tài nguyên lương thực thế giới (Kelman, 1984) Rau quả nói chung và cà rốt nói riêng sau khi thu hoạch rất dễ bị hư hỏng, chất lượng của chúng bị ảnh hưởng bởi việc xử lý sau thu hoạch, vận chuyển, lưu trữ và buôn bán Song song đó việc xử lý không đúng cách, đóng gói, bảo quản và vận chuyển có thể dẫn đến sự phân hủy và sản xuất của các vi sinh vật nên vấn đề xử lý cà rốt sau thu hoạch là rất quan trọng nhưng thường không được chú ý Phần lớn vi khuẩn, nấm men và nấm là tác nhân gây ra bệnh sau khi thu hoạch thế nhưng nấm là tác nhân gây bệnh quan trọng và phổ biến nhất, xâm nhiễm và gây ra tàn phá và thiệt hại kinh tế trong quá trình lưu trữ và vận chuyển cà rốt (Sommer,1985)

Ở Việt Nam, phần lớn đều hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh sau khi thu hoạch nhưng việc nghiên cứu cụ thể để xác định thành phần nấm gây hại trên cà rốt sau thu hoạch còn ít, đồng thời những nghiên cứu về đặc điểm gây hại của những loài nấm này cũng còn rất hạn chế Chính những lí do đó, đề tài “Giám định nấm gây bệnh trên củ

cà rốt (Daucus carota L.) sau thu hoạch” nhằm xác định các tác nhân gây bệnh trên cà

rốt sau thu hoạch và triệu chứng gây hại trên từng loại tác nhân và từ đó tạo điều kiện hạn chế được tình trạng thất thoát sau thu hoạch cà rốt trong quá trình bảo quản

Trang 13

Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1.1 Đặc điểm thực vật

Cây cà rốt (Daucus carota L.) có nguồn gốc từ Afghanistan, được tìm thấy đầu

tiên ở khu vực Himalaya và dãy núi Hindu Kush, sau đó chúng được thuần hóa và phát tán ra khắp các khu vực lân cận như Nga, Iran, Ấn Độ, Pakistan và Anatolia (Grubben

và Denton, 2004) Đây là một trong những loại rau được trồng rộng rãi và lâu đời nhất trên thế giới và cũng được trồng nhiều ở nước ta, người La Mã gọi chúng là “Nữ hoàng của các loại rau” (Võ Văn Chi, 2005)

Cà rốt là loại cây thân thảo sống hằng năm thuộc họ hoa tán (Apiaceae) Lá cắt

thành bản hẹp Hoa tập hợp thành tán kép; trong mỗi tán, hoa ở chính giữa không sinh sản và màu tía, còn các hoa khác màu trắng hay hồng Hạt cà rốt có vỏ hóa gỗ và lớp lông cứng che phủ (Võ Văn Chi, 2005) Rễ cái hay còn gọi là củ chính là phần ăn được của cây, có dạng thẳng, hình nón trụ, dài khoảng 2-50cm và đường kính ở phía trên từ 2-5cm, có màu cam (phổ biến nhất), màu tím hơi đỏ, vàng hoặc trắng (Grubben và Denton, 2004)

Hiện nay, ở nước ta đang trồng phổ biến hai loại cà rốt; một loại củ màu đỏ tươi, một loại có màu đỏ ngã sang màu da cam (Võ Văn Chi, 2005):

- Loại vỏ đỏ (cà rốt đỏ) được nhập trồng từ lâu, loại này có củ to, nhỏ không đều, lõi

to, nhiều xơ, hay phân nhánh, kém ngọt

- Loại vỏ màu đỏ ngã sang màu da cam là cà rốt nhập của Pháp (cà rốt Tim Tom), sinh trưởng nhanh hơn loại trên; tỉ lệ củ trên 80%, da nhẵn, lõi nhỏ ít phân nhánh nhưng

củ hơi ngắn, mập hơn, ăn ngon và được thị trường ưa chuộng

Nói chung củ cà rốt được hình thành từ việc phình to của rễ và trụ dưới lá mầm Hầu hết các giống cà rốt phát triển bề dài trước sau đó mới phát triển rất nhanh bề rộng

Bề rộng của củ phần trên phát triển nhanh hơn ở phần dưới (đỉnh rễ) do đó rễ có hình cụt (tròn) hoặc thon, nói chung củ non thường thon Hình dạng và màu sắc củ phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, việc phân nhánh ở củ cà rốt là rất bình thường và phụ thuộc nhiều vào dinh dưỡng đất và cấu trúc đất, đất nặng thường gây ra biến dạng củ, nhiệt độ thấp (130

C) thì củ dài và nhỏ, nhiệt độ 240C củ ngắn và phình to; điều kiện khô hạn, ít mưa thì củ thường ngắn (Trần Khắc Thi và ctv., 2008 )

Trang 14

Cà rốt có rất nhiều màu sắc như trắng, vàng, da cam, đỏ, đỏ tím hay hồng Màu sắc phụ thuộc vào hàm lượng caroten và sự tích lũy các sắc tố, đặc biệt là sự tham gia các sắc

tố ở tầng libe và tượng tầng Sự phát triển màu phụ thuộc vào giống, mùa vụ và của rễ Barnes (1936) cho rằng hàm lượng caroten giảm ở nhiệt độ trên 210C và dưới 15,50

C, nhiệt độ nằm trong ngưỡng này cho màu sắc củ đẹp nhất Ẩm độ cao cũng làm giảm hàm lượng carotene (Trần Khắc Thi và ctv., 2008 )

1.1.2 Thành phần hóa học và giá trị sử dụng của củ cà rốt

Theo Võ Văn Chi (2005), cà rốt là một trong những loại rau quý được các thầy thuốc trên thế giới đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh đối với con người Trong củ cà rốt giàu lượng đường và các loại vitamin cũng như năng lượng Các dạng đường thường tập trung ở lớp vỏ và thịt nạc của củ, phần lõi rất ít Do đó, cà rốt có lớp vỏ dày, lõi càng nhỏ càng tốt

Theo Grubben và Denton (2004), trong củ cà rốt có nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như nước, cellulose, chất tro, có nhiều chất khoáng với hàm lượng cao như K, Ca, Fe, P, Na, Cu, Br, Mn, Mg, Mo (Bảng 1.1)

Trang 15

có rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B; β-caroten (5040), sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hóa dần thành vitamin A… Từ hạt cà rốt, người ta chiết xuất được chất Docarin (còn gọi là cao hạt cà rốt) (Võ Văn Chi, 2005)

1.1.3 Các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh

Đất

Mặc dù có thể sinh trưởng được ở nhiều loại đất nhưng cà rốt thích hợp với đất có tầng canh tác dày, xốp và đất thịt pha Các giống sớm ưa đất thịt nhẹ pha cát, đất bùn và đất có độ axit cao không thích hợp Cà rốt có thể sinh trưởng trên đất có pH = 5,0-5,3 nhưng tốt nhất là pH = 6,6-7,1; pH cao có thể gây nhiễm độc Mn nếu là đất sét nặng sẽ làm cho củ xấu xí, xoắn lại và khó khăn trong quá trình thu hoạch(Trần Khắc Thi và ctv.,

2008 ) Nếu nhiệt độ của đất cao (trên 250C) sẽ làm cho cà rốt chậm phát triển, củ có sợi

và chứa ít vitamin A Nếu cà rốt được trồng ở khu vực nhiệt đới thì nên trồng ở nơi có độ cao trên 1.200m hoặc ở vùng ôn đới thì trồng vào những tháng mùa đông lạnh Cà rốt có thể sống ở vùng đất thấp nhưng sẽ cho năng suất thấp và không có màu đặc trưng (Grubben và Denton, 2004)

Thời tiết

Cà rốt là cây chịu lạnh, ở nhiệt độ 80C hạt vẫn có thể nảy mầm sau 20-25 ngày Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cà rốt từ 16-240C Nhiệt độ cao trên 250C cây sinh trưởng kém, các mạch gỗ trong củ phát triển mạnh củ có nhiều xơ, hàm lượng caroten thấp (Trần Khắc Thi và ctv., 2008)

Trang 16

Ánh sáng

Cà rốt ưa ánh sáng ngày dài, đặc biệt ở giai đoạn cây con cần cường độ ánh sáng mạnh, vì vậy cần chú ý làm cỏ cho cây con để cây con có thể tiếp xúc được nhiều ánh sáng (Trần Khắc Thi và ctv., 2008 )

Ẩm độ

Cây ưa ẩm độ đất từ 60-70%, nếu độ ẩm trên 70% cây dễ bị bệnh và chết (Trần Khắc Thi và ctv., 2008 ).Trong quá trình trồng và chăm sóc, nếu được cung cấp đủ lượng nước cần thiết thì củ khi thu hoạch sẽ mịn màng và bằng phẳng Quá trình ra hoa và tạo hạt tốt hơn khi gặp điều kiện khí hậu khô với nhiệt độ hằng ngày ở dưới 200C (Grubben

và Denton, 2004)

1.2 SƠ LƯỢC THÀNH PHẦN VI SINH VẬT GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT

(DAUCUS CAROTA L.) SAU THU HOẠCH

Ramsey và Wiant (1941) đã báo cáo một số tác nhân gây bệnh sau thu hoạch trên

cà rốt như vi khuẩn Erwinia carotovora (thối mềm vi khuẩn); các loài nấm như: Alternaria radicina (thối đen), Fusarium spp (thối Fusarium), Botrytis spp (thối mốc xám), Rhizoctonia solani, (Corticium vagum) (thối cuống do Rhizoctonia), Rhizopus tritici và R nigricans (thối mềm Rhizopus) và Sclerotinia sclerotiorum và Sclerotinia

spp (thối mềm có nước)

Theo Snowden (1991), các tác nhân gây bệnh sau thu hoạch trên cà rốt gồm có:

+ Tác nhân gây thối mềm vi khuẩn gồm có hai nhóm vi khuẩn là Erwinia (Erwinia carotovora pv carotovora và Erwinia chrysanthemi pv chrysanthemi) và nhóm Pseudomonas (Pseudomonas marginalis pv marginalis và Pseudomonas marginalis pv pastinacae)

+ Các tác nhân gây thối đen gồm có nấm Alternaria dauci và Alternaria radicina (giống với nấm Stemphylium radicinum)

+ Bệnh thối mốc xám (grey mould rot) do nấm Botryotinia fuckeliana (Botrytis cinerea)

+ Bệnh thối chua (sour rot) gây ra do nấm Geotrichum candidum

+ Thối tím củ (violet root rot) do nấm Helicobasidium purpureum (Rhizoctonia crocorum)

+ Bệnh thối mềm có nước (watery soft rot) do nấm Sclerotinia minor và Sclerotinia sclerotiorum

+ Bệnh thối mốc đen do nấm Aspergillus niger

Trang 17

+ Thối mốc xanh do nấm Penicillium expansum và Penicillium chrysogenum + Cà rốt còn có thể bị ảnh hưởng bởi các tác nhân khác như nấm Pythium (đáng

kể có P sulcatum và P violae), Chalaropsis thielavioides và Thielaviopsis basicola, Athelia arachnoidae, Itersonilia pastinacae, Mycocentrospora acerina (gây thối cam thảo (licorice rot)), nhóm tác nhân Rhizopus (R oryzae và R stolonifer), thối do nấm Acrothecium carotae, Thanatephorus cucumeris, Phoma sp., Phoma rostrupii, Phoma dauci, Cylindrocacpon destructans, Macrophomina, Fusarium avenaceum, Gliocladium aureum, Mucor hiemalis, Phytophthora cactoru, Phytophthora megasperma, P porri và Streptomyces sp

Kora và ctv (2005) đã liệt kê 10 tác nhân gây bệnh trên cà rốt trong khi lưu trữ

trong hộp gỗ gồm các loài nấm như: Alternaria spp Aspergillus spp., Botrytis cinerea, Fusarium spp., Mucor spp., Penicillium spp., Rhizoctonia carotae, Rhizopus spp., Sclerotinia sclerotiorum và Trichoderma spp

Theo Kader (2002) đã liệt kê một số tác nhân gây bệnh trên cà rốt gồm có vi

khuẩn Erwinia carotovora; nấm Botrytis cinerea (giai đoạn hữu tính là Botryotinia fuckeliana), Sclerotinia sclerotiorum, Sclerotinia minor, Fusarium spp., Thielaviopsis basicola và Rhizoctonia carotae

Năm 2011, Ajayi và ctv đã nghiên cứu và công bố các tác nhân gây bệnh tại các chợ ở Sango Ota gồm hai nhóm tác nhân là nấm và vi khuẩn:

+ Các loài nấm bao gồm: Aspergillus niger, Penicillium notatum, Mucor spp và Fusarium spp

+ Các loài vi khuẩn bao gồm: Bacillus spp., Leuconostoc spp., Xanthomonas spp

và Klebsiella spp

1.3 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ NẤM GÂY HẠI TRÊN CỦ CÀ RỐT (Daucus carota L.)

SAU THU HOẠCH

1.3.1 Nấm Alternaria radicina Meier, Drechsler & Eddy

Nấm Alternaria radicina (giống với nấm Stemphylium radicinum (Meier, Drechsler, & Eddy) Neergaard) thuộc chi Alternaria, bộ Pleosporales, lớp

Loculoascomycetes (Webster và Weber, 2007)

Nấm A radicina lần đầu tiên được báo cáo bở i E Rostrup vào năm 1888 tại Đan Mạch và các nước Bắc Âu (Lauritzen, 1926) Tuy nhiên, tại thời điểm đó thì n ấm được

xác định nhầm là nấm Sporidesmium exitiosum pv dauci (Kuhn) (syn Alternaria dauci), là tác nhân gây ra bệnh cháy lá Năm 1922, Meier và cộng sự đã phân loại lại và

Trang 18

đặt tên nấm là Alternaria radicina trong các nghiên cứu ở New York, khi phân lập

nguồn bệnh từ các vết bệnh trên củ cà rốt trong quá trình dự trữ và các lá cây bị bệnh

A radicina đã được báo cáo là gây bệnh ở hầu hết các nơi trên thế giới Ellis và

Holiday (1972) đã báo cáo rằng nấm gây bệnh ở châu Phi (Nigeria), Châu Mỹ (Argentina, Canada và Mỹ), Châu Á (Ấn Độ, Israel, Nhật Bản, Kazakhstan, Hàn Quốc, Pakistan và Sri Lanka), Úc và Châu Âu (Anh, Bulgaria, Tiệp Khắc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hungary, Ý, Hà Lan, Na Uy, Romania, Thụy Điển và Liên Xô) Trong

26 năm tiếp theo, A radicina được báo cáo từ nhiều quốc gia khác nhau bao gồm: Áo,

Hy Lạp, Ba Lan, Thụy Sĩ và Uraina (Châu Âu), Armennia, Trung Quốc, Georgia (Châu Á), Brazil và New Zealanda (CABI, 1998)

Theo Ellis và Holiday (1972), nấm A radicina phát triển tạo thành tản nấm

(colony) màu nâu, nâu đen đến đen Trên môi trường nuôi cấy (APDA, pH=5) khuẩn lạc của nấm phát triển chậm với rìa khuẩn lạc không đều và sản sinh sắc tố màu vàng trên bề

mặt môi trường Ngoài ra, Pryor và Gilberton (2002) cho rằng nấm còn tạo ra tinh thể

dạng san hô màu như pha lê có thể nhìn thấy ở mặt dưới đĩa Nấm không phát triển ra toàn bộ đĩa nuôi cấy Grove (1964) cũng đã chứng minh điều tương tự trên môi trường

MA hoặc PDA Tuy nhiên, khi nuôi cấy nấm trên môi trường Agar chọn lọc (ARSA) thì

A radicina phát triển tạo khuẩn lạc màu đen với kích thước tăng trưởng nhỏ (Pryor và

ctv., 1998)

Theo Davis (2004), sợi nấm của A radicina có màu gần như trong suốt đến màu

nâu oliu, có vách ngăn, rộng 2,5-10,0 µm Cuống bào tử có màu nâu oliu được sinh ra từ sợi nấm mọc thẳng đứng và có thể đính từ 1 đến 3 bào tử với kích thước cuống có chiều dài từ 10-200 µm và rộng khoảng 4-10 µm Các cuống bào tử thường được hình thành đơn lẻ hoặc thành cụm nhỏ và không phân nhánh

Nấm sinh sản vô tính tạo bào tử đa bào Báo cáo đầu tiên về hình thái học của bào

tử trưởng thành được sinh ra đơn lẻ hoặc chuỗi ngắn, màu nâu oliu hoặc đen, có thể có hình elip, hình chùy, hình trứng ngược hoặc hình con quay, kích thước 34-51 × 10-22

µm, có từ 3 đến 8 vách ngăn ngang và một hoặc nhiều vách ngăn dọc, phân chia ở tất cả các tế bào ngoại trừ tế bào đỉnh hoặc đáy, luôn có thắt eo ở các vách ngăn (Meier và ctv.,

1922) Sinh sản hữu tính của nấm A radicina chưa được báo cáo (Meier và ctv., 1922;

Davis, 2004 )

Ellis và Holiday (1972) đã báo cáo kích thước khác của bào tử từ 3 đến 7 vách ngăn ngang và nhiều hơn một vách ngăn dọc, với chiều dài là 27-57 µm (trung bình 38 µm) và chiều rộng là 9-27 µm (trung bình là 19 µm) Gần đây, Saude và Hausbeck

Trang 19

(2006) ghi nhận lại kích thước của các bào tử trưởng thành là 35-45 x 15-18 µm, với 3-8 vách ngăn ngang và 1-4 vách ngăn dọc Vách ngăn được xác định và đậm hơn so với các vách ngoài của bào tử (Davis, 2004)

Dựa trên cơ sở hình thái của bào tử, loài A radicina có những đặc điểm dễ phân loại với các loài A dauci và A alternata (A tenuis) Bào tử A dauci có một đuôi nhạt

màu, dài gấp 3 lần chiều dài của bào tử và các bào tử được sinh ra đơn lẻ hoặc trong

chuỗi ngắn (David, 1988), trong khi bào tử của A alternata thường có một cái đuôi ngắn

và luôn có dạng một chuỗi bào tử nối tiếp dài (Neergaard, 1945) Hình thái bào tử của

nấm A radicina tương tự như các loài nấm có quan hệ gần gũi khác như A carotiincultae và A petroselini Do hình thái của 3 loài gần giống nhau, Pryor và

Gilberton (2002) cho rằng đặc điểm hình thái khác nhau của các khuẩn lạc trên môi trường trên APDA có thể được sử dụng để phân biệt chúng với nhau

Lauritzen (1926) đã báo cáo nấm có thể phát triển với khoảng nhiệt độ rộng trên môi trường thạch gồm nhiệt độ thấp nhất là -0,50C, cao nhất là 390C và thích hợp nhất là

280C, khi nhiệt độ tăng lên trên 280

C thì sự tăng trưởng suy giảm Trong một thí nghiệm

khác của Lauritzen, đã cho thấy nấm A radicina gây ra triệu chứng bệnh thối đen trên cà

rốt trong cùng khoảng nhiệt độ gần giống như với nhiệt độ cho nấm phát triển (trong khoảng -0,6 đến 340C, tối ưu là 280C) Theo báo cáo của Saude và Hausbeck (2006) cho

thấy rằng nấm A radicina có điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhiễm là khoảng nhiệt độ

lớn hơn 200C và độ ẩm tương đối lớn hơn 92%

A radicina có thể gây ra triệu chứng bệnh trên tất cả các phần của cây cà rốt bao

gồm hạt giống, cây giống, lá cây, cuống lá, phần đầu của củ và tán hoa Nấm được nhận định là một mầm bệnh trong hạt giống (Shakir và ctv., 2000) chỉ hoạt động sau khi hạt bắt đầu nảy mầm và gây ra sự phân hủy hạt giống (Strandberg, 1992; Coles và Walker, 2001)

Alternaria radicina có thể gây bệnh thông qua các vết thương trên củ hoặc các củ

bình thường, tuy nhiên ở các củ cà rốt không bị xay xát thì quá trình xâm nhiễm xảy ra chậm hơn (Lauritzen, 1926) Vết bệnh ban đầu thường ở phần giữa của cuống và củ (Farrar và ctv., 2004) Sau đó, vết bệnh lây lan xuống phần phía dưới của củ làm teo tóp

củ và các triệu chứng thối rữa thường gọi là “thối đen” (Coles & Walker, 2001) Bệnh thối đen không chỉ xuất hiện ngoài đồng mà cả sau thu hoạch (Soteros, 1979) Cũng giống như các bệnh sau thu hoạch khác, bệnh có triệu chứng ban đầu là những vết tổn thương khô, đen lõm xuống dưới bề mặt của củ cà rốt Nét đặc trưng của vết bệnh là rìa của vết bệnh phân biệt rõ rệt và sạch sẽ Dưới điều kiện lạnh, ẩm ướt trong kho, vết bệnh

Trang 20

có thể mở rộng, liên kết lại tạo thành vết bệnh lớn và gây thối rữa toàn bộ củ Trong điều kiện không khí ẩm ướt, trong các kho chất thành đống, bệnh có thể bị lan rộng từ một củ

bị bệnh (Snowden, 1991; Davis, 2004) Triệu chứng bệnh này cũng được Brown mô tả năm 1950 Ngoài ra, nấm còn gây các bệnh khác, triệu chứng cháy tán hoa cũng giống như cháy lá, các bộ phận bị nhiễm bệnh chuyển sang màu nâu đen và khi bệnh nhiễm nặng thì các tán hoa không thể tạo hạt (Farrar và ctv., 2004)

A radicina có thể gây thiệt về kinh tế ở cả hai lĩnh vực: đầu tiên trong bảo quản

của cà rốt sau thu hoạch, đây là bệnh gây thiệt hại quan trọng nhất; thứ hai, trong việc giảm chất lượng hạt giống do tán hoa bị nhiễm bệnh Những thiệt hại kinh tế trong bảo quản cà rốt được ghi nhận bởi Lauritzen (1926) Khó khăn chính là cà rốt khi thu hoạch thường không thấy dấu hiệu nhiễm bệnh nhưng vết bệnh thối đen sẽ phát triển trong quá trình bảo quản Lauritzen còn báo cáo rằng trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây thiệt hại khoảng 62% cà rốt khi lưu trữ Khi bệnh tấn công tán hoa, năng suất trong sản xuất giống giảm và mầm bệnh nhiễm các hạt giống, làm giảm chất lượng hạt giống

và giảm tỷ lệ nảy mầm Tuy nhiên, không có số liệu gần đây về những thiệt hại gây ra bởi loại nấm này

Nấm Alternaria radicina sản xuất ra nhiều độc tố gây bệnh cây trồng Độc tố

radicinin đã có nhiều báo cáo trong những năm qua, tuy nhiên radicinol và epiradicinol gần đây đã được báo cáo bởi Solfrizzo và ctv (2004) Ông và cộng sự cũng đã tìm thấy các độc tố radicinin và radicinol từ các bộ phận bị bệnh trong tự nhiên và nhận định chúng có vai trò quan trọng trong việc gây bệnh Các tác giả khác cũng đã báo cáo rằng

A radicina sản xuất các chất chuyển hóa độc hại khác nhau trên rễ cây cà rốt, chủ yếu

radicinin (Tylkowska và ctv., 2003), epi-radicinol (Tylkowska và ctv., 2005) và radicinol (Solfrizzo và ctv., 2005) Khi các chất radicinin và epi-radicinol ở nồng độ cao (250 mg / ml) gây ảnh hưởng lên cây (Tykowska và ctv., 2008), báo cáo đã chứng minh độc tố gây thay đổi siêu cấu trúc trong các thành phần khác nhau của các tế bào nhu mô của rễ củ cà rốt, mặc dù màng tế bào không bị ảnh hưởng Các chất độc làm giảm giá trị thị trường của cà rốt , nhưng không gây hại cho người và động vật (Solfrizzo và ctv , 2005)

Ở ngoài đồng, Alternaria radicina lây nhiễm thông qua hạt giống (Murtaza và ctv., 1988) Khi hạt nảy mầm, A radicina xâm nhập vào trục hạ diệp và gây ra triệu

chứng chết cây con (Murtaza và ctv 1988; Nowicki, 1995) Bào tử được sinh ra trên các

mô bị hoại tử và lão hóa, được phát tán thông qua gió, nước tưới và nước mưa văng đến các bộ phận khác của cây hoặc các cây không bị nhiễm bệnh (Neergaard, 1977; Pryor, 2002), gây cháy lá , xâm nhiễm cuống lá (Grogan và Snyder , 1952) và tấn công vào mô

Trang 21

rễ (Farrar và ctv., 2004) Trong kho dự trữ, mầm bệnh có thể tồn tại trong kho, từ các củ

bị bệnh trước đó (Lauritzen, 1926)

Sau khi thu hoạch cà rốt, bào tử nấm A radicina có thể tồn tại trong các xác bã

thực vật (Strandberg, 1992; Pryor và ctv., 1998) và có thể tồn tại trong đất đến 8 năm mà không cần ký chủ (Maude và Shuring , 1972)

Bào tử là nguồn gây bệnh của A radicina (Ellis và Holliday , 1972; Pryor và ctv., 1998) Khả năng các bào tử trưởng thành của nấm Alternaria để tồn tại trong thời gian

dài có thể do tác dụng của sắc tố melanin (Campbell, 1968) Nosanchuk và Casadevall (2003) nhận thấy rằng melanin hoạt động như một rào cản vật lý bên ngoài màng tế bào của nấm, giúp chống lại các yếu tố bất lợi của môi trường, do đó nó giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc tế bào nấm

1.3.2 Nấm Thielaviopsis basicola (Berk & Br ) Ferraris

Nấm Thielaviopsis basicola thuộc chi Thielaviopsis, họ Ceratocystidaceae, bộ

Microascales, lớp Sordariomycetes (Barnet và Hunter, 1988)

Thielaviopsis basicola lần đầu tiên được mô tả như Torula basicola (Berkeley và

Broome, 1850) Farraris (1910) đã định danh lại nấm Torula basicola thuộc chi Thielaviopsis và đặt lại tên mới là Thielaviopsis basicola và cho rằng nấm có giai đoạn

vô tính là Thilavia basicola McCormick (1925) đã báo cáo rằng không có quan hệ giai

đoạn vô tính – hữu tính giữa hai loại nấm này Năm 1975, Nag Raj và Kendrick d ựa vào đặc điểm của đính bào đài của nấm (phialide), đây là đặc điểm nổi bật của chi Chalagan,

các ông đã đặt một tên mới thay thế cho T basicola là Chalara elegan Carmichael và

ctv (1980) quan sát thấy nấm này có những bào tử vách dày, màu đen, được sinh ra

trong chuỗi ngắn Do đó, ông đã loại loài T basicola ra khỏi chi Thielaviopsis và đã đặt nấm này vời tên mới là Trichocladium basicola Carmichael Vào năm 2002, dựa vào

việc phân tích chuỗi rDNA của nấm, Paulin Mahady & Harrington một lần nữa đã khẳng

định lại tên của nấm là Thielaviopsis basicola

Thielaviopsis basicola được báo cáo xuất hiện khắp nơi trên thế giới, bao gồm

Châu Phi, châu Mỹ, Châu Á, Úc và châu Âu (Ellis, 1976; Agrios, 1997) Nấm

Thielaviopsis basicola là một tác nhân gây bệnh tồn tại trong đất (Linderman và

Taussoun, 1976), đã được báo cáo gây bệnh trên rễ của nhiều loại cây trồng khác nhau, bao gồm cả cà rốt (Nag Raj và Kendrick , 1975) Năm 1974, Yarwood tìm thấy các tác nhân gây bệnh trong cả hai môi trường sống và canh tác Nhiều tác giả đã đưa ra bằng chứng nấm là tác nhân gây thối đen rễ của đậu, bông hoặc đậu tương (Moore, 1959), rễ của cây thuốc lá ở châu Âu và Bắc Mỹ (Delon và ctv., 1988) Ngoài đất, tác nhân gây

Trang 22

bệnh còn được phát hiện là xuất hiện trong than bùn và là tác nhân gây ra bệnh thối đen

rễ trên cây có múi (Graham và Timmer, 1991) Bệnh thối đen rễ do Thielaviopsis basicola là một trong những bệnh nghiêm trọng nhất gây thiệt hại đáng kể cả khi sản

xuất cà rốt ở trên ruộng và cả trong tiêu thụ trên thị trường (Punja và ctv., 1992)

Bệnh thường được nhận thấy xuất hiện sau khi cà rốt đã được rữa sạch, phân loại

và đóng gói trong túi bằng polyethylene Trong điều kiện độ ẩm cao và nhiệt độ ấm (250C hoặc cao hơn), bệnh phát triển và có thể làm đen toàn bộ bề mặt củ tạo thành những vết tổn thương Những vết bệnh được phát triển từ khối lượng bào tử hậu màu đen trên bề mặt củ Bệnh có thể lây lan từ những củ bị bệnh khi đặt chúng gần nhau Bệnh này gây hại nặng hơn đối với cà rốt trồng trong đất bùn hơn là cà rốt được trồng trong đất khoáng (Davis, 2004)

Nấm có hai hình thức bào tử vô tính là bào tử đính (Phialoconidia) và bào tử áo (chlamydospores) Bào tử đính được sinh ra trong đính bào đài hình chuỗi dài bao gồm các khối tròn với các hình trụ hẹp dài hoặc dạng thùng, bào tử đặc trưng với dạng hình chữ nhật với các góc tròn, gần như không màu, không có vách ngăn và chứa các giọt lipid ở hai đầu với khu vực trung tâm rõ ràng Bào tử hậu được nhận thấy rằng có đặc điểm với một vách melanin dày, được sinh ra trong đơn lẻ bên cạnh chuỗi bào tử đính hoặc trong chuỗi các tế bào hình thành bào tử Khoảng 3-6 vách dày giữa các bào tử được hình thành (Snowdon, 1991; Allah và ctv., 2011) Cuối cùng, các đoạn bào tử áo được giải phóng vào đất (Tsao và Bricker, 1966) Bào tử nảy mầm sinh ra các ống mầm nhô ra tại các vách bên và ngang (Domsch và ctv., 1980) Bào tử hậu là bào tử nghĩ của nấm và có thể tồn tại nhiều năm trong đất, các bào tử này sẽ nảy nầm khi gặp điều kiện thuận lợi, bao gồm pH đất từ 5 đến 8.5 và nhiệt độ từ 12,8 đến 21,10C (Walker, 2008)

Thielaviopsis basicola có khả năng ký sinh một loạt các cây trồng nông nghiệp quan trọng, bao gồm cả bông (Gossypium hirsutum L.), đậu (Phaseolus vulgaris L.), cà rốt (Daucus carota L.), hoa (Viola tricolor hortensis DC var.), lạc (Arachis hypogaea L.)

và thuốc lá (Nicotiana tabacum L.) (Hood và Shew, 1997) Tác nhân gây bệnh thường

xuyên được phân lập trên môi trường chọn lọc (Specht và Griffin, 1985) từ bề mặt của

củ cà rốt khi bị nhiễm tự nhiên của bệnh thối đen rễ (Punja và ctv., 1992) Chỉ chuyển sợi nấm được thực hiện trên cả hai môi trường là RB-M2 (His, 1978) và khoanh cà rốt (Anderson và Welacky, 1988)

Triệu chứng bệnh là những vết đen trên bề mặt của củ, những vết bệnh có hình dạng bất định, xuất hiện ở vị trí bất kỳ trên củ và đôi khi vết bệnh được bao quanh bởi quầng trắng mờ trên bề mặt Sau đó, vết bệnh lan dần sang toàn củ và ngày càng đen dần

Trang 23

(Snowden, 1991; Koike và ctv., 2007) Sợi nấm có màu trắng mờ khi còn non và chuyển dần sang màu nâu tối trong cả 2 môi trường thạch và khoanh cà rốt Quá trình chuyển sang đen của nấm là do nấm chuyển dần sang các bào tử hậu (Allah, 2011) Đối với các bệnh sau thu hoạch cà rốt, sự xâm nhiễm xảy ra khi củ bị thương trong quá trình rửa, phân loại và vận chuyển Các bệnh sau thu hoạch cà rốt được hạn chế bằng cách hạn chế các vết thương trong quá trình vận chuyển cũng như bảo quản Trong kho, cà rốt nên được bảo quản tốt nhất ở 7-10°C, và sau khi thu hoạch có thể xử lý bằng cách nhấn cà rốt xuống canxi propionate ở pH=4,0 hoặc kali sorbat hoặc sodium hypochlorite, đặc biệt là ở pH=6,8 (Punja và Gaye, 1993)

Ở môi tường nhiệt độ cao và có sự hoạt động của vi sinh vật có lợi sẽ làm giãm hoạt động cũng như tác hại của mầm bệnh trong đất (Clough và Patrick, 1976) Sự gia tăng mật số các tác nhân gây bệnh trong đất và trong môi trường có tương quan với tỷ lệ mắc bệnh, mức độ nặng nhẹ và số lượng các vị trí bị bệnh (Rothrock, 1992) Trong môi trường có chất hữu cơ nhiều thì mật độ nấm giảm nhiều (Hood và Show, 1997)

1.3.3 Nấm Fusarium sp

Nấm Fusarium thuộc lớp Hypomycetes, bộ Moniliales, họ Tuberculariaceae, chi

Fusarium (Nguyễn Văn Bá và ctv., 2005)

Hình thái tản nấm của các loài Fusarium có tính đa dạng và phát triển rất nhanh

trên môi trường nuôi cấy, có màu nhạt hoặc sáng, màu hồng, đỏ, tím hoặc nâu Bên cạnh

đó có một số dặc điểm quan trọng khác để phân biệt: kích thước và hình dạng tiểu bào

tử, sự có mặt hoặc không của tiểu bào tử, bộ phận sinh ra tiểu bào tử, loại cành bào đài sản sinh bào tử, sự có hoặc vắng mặt của bào tử áo, màu sắc và hình thái khuẩn lạc trên PDA (Pitt và Hocking, 2009)

Theo Barnett và Hunter (1998), nấm Fusarium có sợi nấm mọc lan rộng và bông

lên, trên môi trường nuôi cấy thường có màu hồng, tím hoặc vàng; cuốn bào tử thay đổi, đơn giản, ngắn, phân nhánh không đều; bào tử mọc đơn hoặc thành cụm, trong suốt, chủ yếu gồm hai loại: tiểu bào tử và đại bào tử Đại bào tử hơi cong hoặc uống cong nhọn hai đầu hình liềm Tiểu bào tử nhỏ, đơn bào, hình trứng hay thon dài, hình thành đơn lẻ một số bào tử trung gian có 2- 3 tế bào, thuôn dài hoặc hơi cong

Fusarium sp là một tác nhân gây bệnh có nguồn gốc từ đất có khả năng gây hại

cây cà rốt cả ngoài đồng và cả trong khi bảo quản Thông thường, bệnh sẽ biểu hiện triệu chứng ít nhất sau 3 tháng bảo quản Sau khi nấm xâm nhiễm vào cà rốt khoảng 2-3 tuần thì vết bệnh mới xuất hiện (Sherf và Macnab, 1986) Theo Snowden (1991), nấm

Fusarium avenaceum gây ra bệnh thối khô trên cà rốt, nấm có thể lây nhiễm thông qua

Trang 24

hạt giống bị bệnh Củ cà rốt chỉ có thể bị tấn công thông qua các vết thương trong quá trình thu hoạch và vận chuyển Nếu không có tác nhân xâm nhiễm thứ cấp, các vết bệnh đặc trưng trên bề mặt và không có ranh giới rõ ràng

Các loài nấm Fusarium sp rất phổ biến trong đất, xác bã thực vật, bào tử có thể

lan truyền nhờ gió và nước Nấm có thể xâm nhiễm qua các vết thương trong quá trình thu hoạch và nấm sẽ gây thối khi được lưu trữ ở nhiệt độ thấp (Snowdon, 1991)

Theo Ramsey và Wiant (1941), bệnh thối cà rốt do nấm Fusarium sp là một loại

bệnh hiếm khi được tìm thấy gây hại đến cà rốt sau thu hoạch Tuy nhiên, nếu cà rốt bị

vết bệnh do nấm Fusarium sẽ làm giãm giá trị trên thị trường Sự phân hủy của cà rốt bắt

đầu sau khi có những vết thương trên đỉnh đầu và quanh củ, có thể nhận diện sự gây hại của nấm với triệu chứng bởi sự phát triển thưa thớt của lớp tơ nấm màu trắng cả sâu trong mô bệnh và trên bề mặt của vết bệnh Thối mềm vi khuẩn thường liên kết với nó Cũng theo Sherf và Macnab (1986) có thể hạn chế bệnh bằng cách bảo quản củ cà rốt trong kho ở khoảng nhiệt độ từ -1,8 đến 1,10C

Trong kho bảo quản, cà rốt nên được giữ khô và bảo quản ở độ ẩm thấp giúp làm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất Trong quá trình bảo quản cũng như vận chuyển hạn

chế các vết thương cũng có tác dụng chế bệnh Có nhiều loài nấm Fusarium, một số loài

nấm là nguyên nhân gây ra bệnh thối lõm (spongy rot) trên củ cà rốt ở nhiệt độ kho dự trữ trên 7,20C Triệu chứng bệnh Fusarium là hiện diện những đốm thối cạn, lồi lõm trên

củ, những vết bệnh có thể mở rộng giống như những vết bệnh cho vi khuẩn gây bệnh cháy trên cà rốt (Brown, 1950)

1.3.4 Nấm Aspergillus sp

Nấm Aspergillus thuộc ngành phụ nấm bất toàn, lớp Plectomycetes, bộ

Eurotlales, họ Eurotiaceae (Nguyễn Văn Bá và ctv., 2005)

Nấm Aspergillus là một trong những chi nấm phổ biến nhất trên thế giới Hệ

thống phân loại hiện nay đã công nhận khoảng 185 loài Có khoảng 30 loài trong số này được xác định rõ ràng và dễ dàng phân biệt Khi nuôi cấy trên môi trường CYA, tản nấm đạt kích thước 60-70mm, mọc thưa thớt ở khu vực rìa và dày đặc ở trung tâm, đặc trưng bởi màu xám, màu xanh lá và màu vàng oliu Nhưng đôi khi tản nấm ban đầu có màu vàng sau đó trở nên màu xanh lục tùy theo độ tuổi, cũng có trường hợp tản nấm có màu trắng sau đó thành nâu đỏ Túi bào tử lúc đầu có màu trắng và khi già nhanh chóng trở thành màu nâu đỏ hoặc xanh đậm tùy theo loài, túi bào tử hình cầu, thường chiều dài có kích thước từ 400-800 mm Cuống bào tử đính nằm ở tận cùng của sợi nấm, không màu hoặc màu nâu nhạt, có màng bao quanh, đường kính 20-50mm (Pitt và Hocking, 2009)

Trang 25

Theo Barnet và Hunter (1998); Nguyễn Văn Bá và ctv (2005), sợi nấm của

Aspergillus phân nhánh, có vách ngăn, hình thành một cọng mang túi bào tử

(conidiophore) và bào tử đính (conidia) Cọng mang túi bào tử thẳng đứng, không vách ngăn, không phân nhánh, đỉnh cuống hình cầu hoặc hình chùy phình to, mang các thể bình trên toàn bộ bề mặt Thể bình với bậc một hoặc bậc hai, mỗi thể bình lá cấu trúc đa nhân và trên đầu thể bình tạo thành một chuỗi bào tử đính, những bào tử non ở trong và càng xa càng già Bào tử nảy mầm sẽ phóng thích vào không khí và nảy mầm Bào tử đơn bào, hình cầu, khối bào tử có màu sắc khác nhau Sinh sản hữu tính chỉ được phát hiện ở một vài loài, chúng hình thành các bộ phận sinh dục là túi đực (hùng khí) (antheridia) và túi noãn (ascogonia)

Snowden (1991), nấm thuộc chi Aspergillus được ghi nhận là gây bệnh cho cà rốt Aspergillus niger van Tieghem được tìm thấy trên bề mặt của củ khi bảo quản ở nhiệt độ

cao Các vết tổn thương là cần thiết cho quá trình xâm nhiễm của nấm, sau đó lớp nấm mốc đen phát triển nhanh trên bề mặt củ

Hầu hết các sợi khuẩn ty có dạng như sợi bông vải khi còn non, sau đó phát triển sâu vào

cơ chất thì phân chia thành 3 dạng khuẩn ty là khuẩn căn (rhizoids), khuẩn ngang (stolon)

và cọng mang túi (bọc) bào tử (sporangiophores) (Nguyễn Văn Bá và ctv., 2005)

Nguyễn Văn Bá và ctv (2005) còn cho biết thêm nấm Rhizopus sinh sản vô tính

(asexual reproduction) bằng việc hình thành những cọng mang bọc bào tử (sporangiophores) và túi (bọc) bào tử (sporangium) Bào tử không có roi, gần như tròn,

đồng nhất, đa nhân nằm trong túi màu đen gọi là túi bào tử, một túi bào tử phát triển đơn

độc và tận cùng của cọng mang bọc bào tử và bọc bào tử có màu đen Bào tử tiếp hợp của nấm là kết quả của quá trình sinh sản hữu tính (sexualreproduction) bằng cách tiếp hợp (conjugation), quá trình này chia ra 2 trường hợp gồm đồng tán và dị tán

Theo Pitt và Hocking (2009), cọng mang bào tử sinh ra một cụm có từ 3-5 khuẩn căn (rhizoids), có màu nâu, không phân nhánh, thẳng đứng và dài đến 3 mm Túi (bọc) bào tử có hình cầu, đường kính 200 µm và khi túi bào tử già sẽ vỡ ra tạo thành dạng hình

dù Bào tử màu nâu nhạt, có sọc, dày 8-20µm Nấm Rhizopus stolonifer được phân biệt

bởi đặc tính phát triển nhanh trên môi trường nuôi cấy ở 250C, sợi nấm thô, bọc bào tử

Trang 26

ban đầu có màu trắng chuyển dần sang đen khi trưởng thành, túi bào tử lớn và có nếp nhăn

Bào tử của Rhizopus stolonifer gây ra triệu chứng thối mềm có nước trong nhiều

các loại trái cây và rau quả, cũng cần các chất dinh dưỡng phụ trong nước để nảy mầm và xâm nhiễm vào cà rốt (Menke và ctv., 1964) Ngoài ra, bào tử của nấm cũng nhạy cảm với nhiệt độ thấp và không phát triển ở nhiệt độ dưới 500C, mặc dù một tỷ lệ phần trăm nhất định của các bào tử có thể nảy mầm ở 20C, ống mầm của nấm không thể tiếp tục tăng trưởng tại một nhiệt độ (Dennis và Cohen, 1976)

Bệnh thối mềm Rhizopus là một bệnh chung quan trọng và thường xuyên xuất

hiện ở quá trình vận chuyển cũng như dự trữ cà rốt Triệu chứng bệnh đầu tiên là sự xuất hiện của các vết tổn thương màu nâu, mềm và chảy nước Giai đoạn đầu của bệnh có thể phân biệt với thối mềm vi khuẩn bởi sự hiện diện của hệ sợi nấm mà ta có thể dễ dàng lấy

ra từ bề mặt mô bệnh Trong giai đoạn sau của sự phân hủy, các sợi nấm thô, màu trắng mọc trên bề mặt vết bệnh, có thể có hoặc không có sự hiện diện của các túi bào tử màu đen (Ramsey và Wiant 1941)

1.3.6 Nấm Penicillium sp

Nấm Penicillium thuộc họ Eurotiaceace, bộ Eurotiales, lớp Plectomycetes, ngành

Nấm thực (Nguyễn Văn Bá và ctv., 2005)

Theo Nguyễn Văn Bá và ctv (2005) khuẩn ty của nấm Penicillium phân nhánh,

nhiều khuẩn ty có vách ngăn ngang và ngay chính khuẩn ty này có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng để tạo ra cọng bào tử và đính bào tử; Mỗi tế bào thường có một nhân nhưng nhiều khi có những tế bào có nhiều nhân, mỗi đoạn khuẩn ty có thể phát triển thành sợi khuẩn ty mới Nấm có 2 hình thức sinh sản là sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính

Penicillium sinh sản vô tính với cọng bào tử và đính bào tử, cọng bào tử có thể không

phân nhánh, phân nhánh bậc 1, 2 hay 3 và tận cùng của cọng bào tử là các thể bình, nếu cọng bào tử không phân nhánh thì tận cùng là các thể bình và các chuổi đính bào tử Đính bào tử có dạng tròn có vách láng hay xần xùi nhưng chỉ có đơn nhân nhưng cũng có

khi chúng có đa nhân Penicillium có đính bào tử mang màu xanh đặc trưng và phát tán

dễ dàng bởi gió và không khí Chỉ có vài loài của chi này sinh sản hữu tính

Tản nấm của các loài nấm thuộc chi này có thể có màu lục, vàng lục, xanh lục, lục xám, xám, đôi khi màu vàng, đỏ, tím hoặc trắng Mặt dước khuẩn lạc không màu hoặc có màu sắc khác nhau Môi trường Agar nuôi cấy có thể không màu hoặc có màu do có mặt của các sắc tố hòa tan tương ứng Tản nấm có thể có hoặc không có vết nứt xuyên tâm hoặc đồng tâm, có hoặc không có các giọt tiết (Bùi Xuân Đồng và Nguyễn Huy Văn, 2000)

Trang 27

Nấm Penicillium phát triển ở nhiệt độ trong khoảng từ 0 đến 104,40C, nhưng tốt nhất ở khoảng 68,40C Mỗi loài khác nhau sẽ khác nhau trong các yêu cầu nhiệt độ của

nó, nhưng tất cả làm tốt hơn khi không khí, mô thực vật, hoặc hạt giống là ẩm ướt Các

loại nấm Penicillium sp không thể xâm nhập vào các mô khỏe mạnh trong trường hợp

không có độ ẩm Nấm có thể xâm nhập vào bề mặt các vết cắt của gần như tất cả trái cây, củ, hoặc rễ củ và đã có ghi nhận triệu chứng xuất hiện trên củ cải đường, cà rốt, tỏi, cải ngựa, atisô Jerusalem, nấm, khoai tây, bí, khoai lang và một số hạt giống khác Tuy nhiên, nấm không thể xâm nhập bề mặt cắt sau khi mô sẹo đã hình thành Bệnh thối mốc

xanh do nấm Penicillium là bệnh thường xuất hiện chủ yếu trong bảo quản và trong quá

trình vận chuyển, hiếm khi xuất hiện ở đồng ruộng Triêu chứng bệnh thường phát triển chậm chủ yếu là mô vết bệnh mềm và chảy nước, trong một số trường hợp bệnh có thể xuất hiện sau vài tháng bảo quản Khi mô vết bệnh khô, vết thối bao gồm các khu vực có kích thước thay đổi từ một lõm nhỏ trên những ký chủ bề mặt tương đối khô như cà rốt hoặc gây thối toàn bộ quả như bí Gần như không thay đổi trên tất cả các ký chủ khác nhau, vết thối có thể nhìn thấy được đi kèm với một lớp nấm mốc có màu xanh lá cây trên bề mặt vết bệnh Các phần thối thường có mùi mốc (Sherf và Macnab, 1986)

1.3.7 Nấm Sclerotium sp

Nấm Sclerotium rolfsii thuộc lớp nấm bất toàn, chi Sclerotium sinh sản vô tính

trên trái và không có bào tử; hạch nấm màu nâu đến đen, hình cầu hoặc không đều, sợi nấm có màu trắng sáng; gây hại chủ yếu trên các phần mềm của cây ký chủ (Barnet & Hunter, 1998)

Theo Burgess và ctv (2009), nấm Sclerotium rolfsii có phổ ký chủ rộng bao gồm

cà chua, ớt, bầu bí, đậu cô ve, cà rốt và hành Nấm bệnh thường xâm nhiễm vào các cây trồng đã bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh khác

Dange (2006) đã mô tả tản nấm của S rolfsii trên môi trường PDA có rất nhiều

sợi nấm màu trắng phát triển lan trên bề mặt môi trường Ban đầu, các sợi nấm phát triển dày đặc, phân bố không đồng đều và chuyển màu từ trắng sang màu trắng đục Thời điểm 5 ngày sau khi cấy các hạch nấm màu trắng xuất hiện trên môi trường, sau chuyển dần sang màu nâu sẫm Lúc trưởng thành hạch nấm có màu nâu socola, hình cầu hoặc elip và đường kính hạch nấm đạt 1,5 mm

Theo ghi nhận của Narsimha (2000) nấm S rolfsii có đặc điểm là sợi nấm màu

trắng phát triển dày đặc tại vị trí nấm gây bệnh và hạch nấm trắng xuất hiện tại vị trí vết bệnh sau chuyển sang màu nâu socola Hạch nấm có dạng hình cầu hay elip và đường kính đạt từ 0,5 - 2,5 mm

Trang 28

Cũng theo Brown (1950) thối do Sclerotium xuất hiện cả trên đồng ruộng, trong

vận chuyển và cả trong kho vựa Đối với cà rốt ở trên đồng ruộng, triệu chứng thối bắt đầu xuất hiện nhẹ ở bên dưới bề mặt đất Phần đầu của cây bị xâm nhiễm bắt đầu trở nên vàng và chết Dấu hiệu tốt nhất của triệu chứng bệnh là sự xuất hiện của lớp nấm màu trắng trên mặt đất bao quanh nơi cây bị xâm nhiễm, với nhiều hình thức thể nghĩ có kích thước và màu sắc giống phân chim Sự tấn công và phát triển của nấm trong kho khi bảo quản giống với triệu chứng bệnh ở ngoài đồng Lúc đầu các củ cà rốt bị thối trở nên mềm và sau đó chúng có thể khô và trở nên cứng

Ngày đăng: 29/09/2015, 21:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w