3.2.6.1 Triệu chứng bệnh
Nấm đƣợc phân lập từ những triệu chứng thối trên mẫu bệnh ban đầu và lây nhiễm lại trên những củ cà rốt khỏe. Bệnh xuất hiện trễ và phát triển rất chậm. Ở giai đoạn 5 NSLB, triệu chứng mới bắt đầu biểu hiện. Vết bệnh bất dạng, lõm xuống, khô ráo và có
sự xuất hiện của hệ sợi nấm li ti trên bề mặt. Mô bệnh chuyển sang màu nâu, phần thịt
củ nơi vết bệnh nứt ra. Rìa vết bệnh phân biệt rõ ràng giữa mô bệnh và mô khỏe (Hình 3.7A và E).
Triệu chứng bệnh tƣơng tự mô tả của Sherf và Macnab (1986) về triệu chứng bệnh gây ra do nấm Penicillium sp.
3.2.6.2 Đặc điểm tản nấm trên môi trƣờng PDA
Sợi nấmphát triển trên môi trƣờng PDA chậm, ban đầu sợi nấm có màu trắng bám
chặt trên môi trƣờng. Mặt trên đĩa petri, nền tảng nấm có màu xám xanh với những , phía trên có những sợi nấm li ti cuộn lại có màu xám xanh nhạt tạo nên bề mặt không bằng phẳng; mép viền đều và có màu trắng đục, sợi nấm nhỏ bện chặt vào nhau. Tản nấm ăn sâu vào bề mặt môi trƣờng. Mặt dƣới đĩa petri, tản nấm có nhiều vòng đồng tâm, với những vòng có màu xanh đậm xen lẫn với các màu nhạt hơn (Hình 3.7B và C).
3.2.6.3. Đặc điểm nấm
Khi quan sát đặc điểm nấm dƣới kính hiển vi ở vật kính 40X nhận thấy nấm có những đặc điểm sau: sợi nấm không có vách ngăn, phân nhánh, không màu, ăn màu xanh của thuốc nhuộm cotton blue. Cành mang bào tử trần phân nhánh. Giá BTT với một vòng thể bình hoặc với hai đến nhiều cuống thể bình ở phần ngọn giá. Thể bình có phần đỉnh ngắn và thon nhỏ dần. Bào tử không có vách ngăn, hình cầu đến gần cầu, hình trứng, không màu hoặc màu nhạt, mặt ngoài nhẵn bóng, kích thƣớc đƣờng kính từ 1,15 – 2,15 µm.
Dựa vào đặc điểm nấm nấm theo mô tả của, Bùi Xuân Đồng và Nguyễn Huy Văn
37
Hình 3.7: Triệu chứng bệnh, đặc điểm tản nấm và đặc điểm của nấm Penicillium sp.
(A)triệu chứng bệnh gây ra trên củ ở giai đoạn 7 NSLB (B và C) mặt trên và mặt dƣới tản nấm ở thời điểm 7 NSC
(D) thể bình và bào tử nấm quan sát dƣới KHVQH ở thời điểm 3 ngày khi nuôi cấy trên lame (E) đặc điểm vết bệnh khi quan sát dƣới kính sôi nổi
A
B C
38