... HẬU QUẢ CỦA NẠN XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM HIỆN NAY 2.1 Thực trạng xâm hại tình dục trẻ em nƣớc ta Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em nƣớc ta mức báo động ngày trở nên phức tạp, trở thành mối quan... quát chung trẻ em xâm hại tình dục trẻ em Chƣơng 2: Thực trạng nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm hại tình dục trẻ em Chƣơng 3: Giải pháp nhằm hạn chế đẩy lùi xâm hại tình dục trẻ em CHƢƠNG KHÁI... phán, xem xét, bình luận hành vi, thái độ ngƣời lớn 1.2 Khái quát chung xâm hại tình dục trẻ em Xâm hại tình dục trẻ em nghĩa sử dụng trẻ vào hoạt động tình dục Mọi trẻ bị xâm hại tình dục, xảy
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=======***=======
TRẦN THỊ THANH TRÀ
VẤN ĐỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
HÀ NỘI, 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=======***=======
TRẦN THỊ THANH TRÀ
VẤN ĐỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn khoa học
HÀ NỘI, 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục chính trị đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành khóa luận, đặc biệt là thầy cô trong tổ chủ nghĩa xã hội
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Hoàng Thanh Sơn đã tận
tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Trong quá trình thực hiện khóa luận vì sự hạn chế về thời gian và kiến thức của bản thân, nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy,
em rất mong sự góp ý của thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5, năm 2015
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thanh Trà
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của
Thạc sĩ Hoàng Thanh Sơn Em xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng em
Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, Tháng 5, năm 2015
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thanh Trà
Trang 5MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRẺ EM VÀ XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM 6
1.1 Khái quát chung về trẻ em 6
1.2 Khái quát chung về xâm hại tình dục trẻ em 20
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA NẠN
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM HIỆN NAY 32
2.1 Thực trạng về xâm hại tình dục trẻ em ở nước ta hiện nay 32
2.2 Nguyên nhân dẫn đến xâm hại tình dục trẻ em 38
2.3 Hậu quả của hành vi xâm hại tình dục trẻ em 50
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VÀ NGĂN CHẶN
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM HIỆN NAY 54
3.1 Phòng chống và hạn chế xâm hại tình dục trẻ em từ phía gia đình 54
3.2 Phòng chống và hạn chế xâm hại tình dục trẻ em từ phía cộng đồng xã hội 57
3.3 Trẻ phải tự giác học tập và rèn luyện đạo đức, trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng 60
3.4 Hạn chế và phòng tránh tình trạng tội phạm ẩn về xâm hại tình dục trẻ em 61
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 61
LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hồ Chí Minh từng nói:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đảm bảo quyền trẻ em được sống hạnh phúc vừa là mục tiêu, vừa là động lực và tương lai phát triển bền vững đất nước Đây là một quá trình và sự nghiệp quốc gia, đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp đồng bộ, hiệu quả trách nhiệm và hoạt động của toàn hệ thống chính trị với nỗ lực của gia đình, nhà trường và toàn xã hội, cũng như các nguồn lực trong nước và quốc tế Công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ
em ở nước ta từ lâu đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chú ý, quan điểm của Đảng được nêu rõ tại Chỉ thị 38-CT/TW và được cụ thể hóa ở hệ thống
pháp luật liên quan đến quyền trẻ em Trong đó nhấn mạnh: “Trẻ em
là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, là lớp người kế tục
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cần được ưu tiên bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.”
Ở nước ta, sau khi phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em, nhà nước ta đã có riêng một đạo luật quy định về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Cụ thể, tại điều 4 của luật này đã quy định: “Mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em, làm tổn thương đên sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị” Thông qua đạo luật này Nhà nước ta xác định rất rõ ràng
về vị trí và tầm quan trọng của việc chăm sóc,bảo vệ và giáo dục trẻ em
Nhờ những nỗ lực trên nên điều kiện về sức khỏe và thể chất của trẻ em nước ta ngày càng được cải thiện và nâng cao, cân nặng và chiều cao trung bình tăng đều, điều kiện vui chơi giải trí có những bước chuyển biến tích cực
Số lượng văn hóa phẩm, sách báo, các chương trình phát thanh, truyền hình
Trang 72
dành cho trẻ em của nước ta có sự gia tăng về chất lượng và số lượng Chính sách ưu tiên giáo dục cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đã tạo điều kiện cho các em được đến trường Công tác chăm lo giáo dục các đối tượng trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc ít người, trẻ em ở các vùng khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm Khoảng cách về tiêp cận các điều kiện y tế, học tập của trẻ em giữa các khu vực, vùng miền được rút ngắn đáng kể
Bên cạnh những kết quả đạt được thì còn nhiều khó khăn thách thức trong giai đoạn hiện nay Theo đánh giá của UNICEF Việt Nam vẫn còn bị tụt hậu trong một số lĩnh vực liên quan đến trẻ em so với các nước trên thế giới Không chỉ như vậy, mà trong thời gian qua thông tin liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em đã thu hút nhiều sự quan tâm và lo ngại cho xã hội, gây nhức nhối trong dư luận, vấn nạn này dấy lên hồi chuông báo động về sự suy đồi nhân cách, đạo đức của một số phần tử biến chất, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển về thể chất, tâm sinh lý của trẻ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự Xâm hại tình dục trẻ em gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển lành mạnh của trẻ em Nạn nhân của xâm hại tình dục có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, một số trẻ em gái mang thai ngoài ý muốn, có thể bị mất khả năng sinh sản Khi bị xâm hại tình dục, trẻ em thường rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ hãi, xấu hổ, sống mặc cảm, không muốn giao tiếp với mọi người, ít nói, nhút nhát, học kém, một số em thường trốn học, bỏ nhà ra đi do mặc cảm Đây cũng chính là những nguy cơ đẩy trẻ em tham gia vào tệ nạn xã hội và hoạt động tội phạm khiến số vụ phạm tội tiếp tục gia tăng Nghiêm trọng hơn, ở góc độ
xã hội thì tình trạng xâm hại tình dục trẻ em lại là mầm mống phát triển của nhiều loại tội phạm khác như cướp tài sản, giết người, cố ý gây thương tích
.v.v Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Vấn đề xâm hại tình dục trẻ em ở nước
ta hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khóa luận của mình, qua đó em hi vọng có
Trang 83
thêm những hiểu biết đúng đắn về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em, góp phần làm rõ, nâng cao vai trò và trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc hỗ trợ và phòng ngừa các vấn đề về xâm hại tình dục trẻ em đang diễn ra hết sức phức tạp trong giai đoạn hiện nay, giúp các em có một sức khỏe tinh thần vững mạnh, phát triển tốt về mọi mặt, trở thành một người chủ tương lai của đất nước Đồng thời thông qua đề tài này em mong muốn có thể phổ biến rộng rãi, giúp mọi người có ý thức phòng tránh tốt hơn, bảo vệ chính con em chúng ta, vì tương lai của mỗi chúng ta và cũng là của nước nhà
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay thì đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam, các bài nghiên cứu thường thể hiện dưới những hình thức như: sách, báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học Một
số công trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này như: Bản ghi chép tóm lược về khai thác kinh doanh tình dục trẻ em, phần Bảo vệ trẻ em, quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Báo cáo công tác đâu tranh phòng, chống hành vi bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái tại thành phố Hà Nội, 2014 Báo động tình trạng trẻ bị người thân xâm hại của Như Lịch
Với dung lượng của một bài khóa luận, em xin làm sáng tỏ một số lý luận về trẻ em, khái niệm xâm hại tình dục trẻ em, thực trạng, nguyên nhân của vấn nạn này ở nước ta hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm ngăn chặn nạn xâm hại tình dục ở trẻ em
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em ở nước ta hiện nay
Phạm vi nghiên cứu
Trang 94
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, hậu quả, cách xử lý, một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đáng báo động ở nước ta hiện nay (giai đoạn từ năm 2007- 2014) Đồng thời đi sâu nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến việc các hành vi xâm hại tình dục trẻ
em được tốt hơn, xử lý mạnh và nghiêm khắc với những người có hành vi xâm hại đến thân thể và nhân phẩm của trẻ em
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ các lý luận về quyền trẻ em, các hành vi xâm hại tình dục trẻ
em, nêu bật lên thực trạng đáng báo động của vấn nạn này trong xã hội nước
ta hiện nay, trên cơ sở đó xây dựng những biện pháp đấu tranh, phòng ngừa nạn xâm hại tình dục trẻ em
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu đề tài, em đã sử dụng phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, ngoài ra em còn sử dụng các phương pháp khác đó là phương pháp phân tích, đối chiếu, chứng minh, so sánh, thu thập tài liệu, phân tích số liệu có liên quan, liệt kê tổng hợp, thống kê để thể hiện nội dung của đề tài Đồng thời em có tham khảo các công trình nghiên cứu và bình luận, sưu tầm, tham khảo các tài liệu có liên quan để làm rõ vấn đề hơn
Trang 105
6 Bố cục của đề tài
Bố cục của luận văn gồm có phần lời nói đầu, phần nội dung và phần kết luận Trong phần nội dung gồm có 3 chương
Chương 1: Khái quát chung về trẻ em và xâm hại tình dục trẻ em
Chương 2: Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm hại tình dục trẻ em hiện nay
Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế và đẩy lùi xâm hại tình dục trẻ em hiện nay
Trang 116
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRẺ EM
VÀ XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM 1.1 Khái quát chung về trẻ em
1.1.1 Khái niệm trẻ em
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại Trẻ em vận động và phát
triển theo qui luật riêng của mình Tâm lý học lứa tuổi lại xác định những
giai đoạn khác nhau trong lứa tuổi trẻ em như: tuổi sơ sinh, tuổi hài nhi,
tuổi mẫu giáo nhỏ, tuổi mẫu giáo lớn, tuổi nhi đồng, tuổi thiếu niên, tuổi
thanh niên mới lớn
Về mặt pháp lý, theo Công ước về quyền trẻ em 1989 tại điều 1 có quy
định: “Trong phạm vi của Công ước này trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18
tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em có quy định tuổi thành niên
sớm hơn” Ở Việt Nam, trong phần pháp lý quy định về trẻ em nằm rải rác ở
một số ngành luật và được quy định liên quan đến nhau Cụ thể, tại điều 1 của
Luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em năm 2004 có quy định: “Trẻ em là
công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” Trong pháp luật Việt Nam khái niệm trẻ
em và người chưa thành niên là 2 khái niệm khác nhau Theo đó, căn cứ vào
độ tuổi thì trẻ em cũng là người chưa thành niên
Dựa vào pháp luật quốc tế, và do đặc trưng của mỗi quốc gia khác nhau
nên việc xác định độ tuổi của trẻ em cũng có sự chênh lệch Tuy nhiên theo
luật pháp Việt Nam hiện hành thì: “Trẻ em là những người dưới 16 tuổi”
(Điều 1, luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004) Đây là độ tuổi
đang trong quá trình phát triển về tâm sinh lý, và nhận thức còn chưa hoàn
chỉnh cho nên cần đươc quan tâm và chăm sóc đặc biệt về mọi mặt cả về vật
chất lẫn tinh thần từ phía gia đình, nhà trường và xã hội
Trang 127
1.1.2 Các quyền cơ bản của trẻ em
Quyền trẻ em về cơ bản là một thuật ngữ pháp lý, được xem như một biện pháp của pháp luật để bảo vệ trẻ em, quyền trẻ em là những đặc quyền tự nhiên, cơ bản và chính đáng mà trẻ em được hưởng, được làm được tôn trọng
và thực hiện nhằm bảo đảm sự sống còn, tham gia và phát triển toàn diện quyền trẻ em chính là biện pháp nhằm đảm bảo cho trẻ em không những là những người tiếp thu thụ động tình thương hay lòng tốt của bất cứ ai, mà trở thành chủ thể của quyền
Quyền trẻ em được quy định rất nhiều trong các văn bản pháp luật quốc
tế và các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, em chỉ đề cập đến một số quyền của trẻ em được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em 1989 và trong luật Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 của Việt Nam
1.1.2.1 Một số quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước của Liên Hiệp Quốc
Quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong từng thời kỳ phát triển của xã hội Đây là vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm, không chỉ dừng lại trong phạm vi quốc gia mà còn là cả cộng đồng quốc tế trẻ em ở tất cả các nước trên thế giới vẫn còn sống trong những hoàn cảnh khó khăn, cần được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ Do đó
sự hợp tác quốc tế về vấn đề “Làm thế nào để trẻ em có cuộc sống tốt hơn?”
là hết sức cấp thiết, nhất là đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển, nơi điều kiện sống vẫn còn rất nhiều hạn chế Với vai trò là trung tâm của cộng đồng quốc tế, Liên Hiệp Quốc đã có những nỗ lực trong việc xây dựng các văn bản pháp luật cho trẻ em, cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm của Quốc gia đối với trẻ em
Với sự nỗ lực của các quốc gia Công ước quyền trẻ em đã được thông qua và ký ngày 20 tháng 11 năm 1989 (Công ước quyền trẻ em 1989) và có
Trang 138
hiệu lực ngày 2 tháng 9 năm 1990 Nhận thấy tầm quan trọng của Công ước
về vấn đề trẻ em đối với quốc gia mình, vào ngày 26/1/1990 Việt Nam đã ký công ước về quyền trẻ em và phê chuẩn ngày 20/2/1990
Trong Công ước có thể chia thành bốn nhóm quyền cơ bản sau:
Quyền được sống còn: Theo điều 6 Công ước của Liên Hiệp Quốc về
quyền trẻ em “ Mọi trẻ em có quyền cố hữu được sống và Nhà nước có nghĩa
vụ bảo đảm sự tồn tại và phát triển của trẻ em” [2;tr18] Đây là nhóm quyền được Công ước xem là quyền cố hữu của trẻ em Đó là quyền được sống và đảm bảo các nhu cầu tối thiểu để tồn tại
Do trẻ em những những cá thể non nớt, chưa phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần, không thể tự nuôi sống được bản thân nên có thể nói đây là một khía cạnh vô cùng quan trọng của Công ước vì đơn giản là, trẻ em có được sống, có tồn tại thì chúng ta mới có cơ hội bàn về vấn đề quyền của trẻ em
Như đã nói, sống còn là tiền đề cho sự phát triển và mục tiêu chung của Công ước là đem đến cho trẻ em một sự chăm sóc đặc biệt, sự bảo vệ và phát triển hài hòa, cho nên tại điều 6 của Công ước đã yêu cầu các quốc gia phải đảm bảo ở mức độ cao nhất có thể sự sống còn và phát triển của các em Khái niệm bảo đảm sự sống còn của trẻ em ở đây được hiểu không chỉ là được bảo đảm không bị tước đoạt tính mạng mà còn là bảo đảm sự sống còn của các em thông qua nhu cầu dinh dưỡng và sự chăm sóc y tế ở mức độ cao nhất có thể, điều này được hiểu là giảm tỷ lệ chết ở trẻ sơ sinh và trẻ em, giảm tình trạng suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, cung cấp chăm sóc sức khỏe ban đầu, cung cấp nước sạch, các hoạt động y tế dự phòng và kế hoạch hóa gia đình
Quyền được phát triển: Quyền được phát triển là những nhu cầu cải
thiện cuộc sống, bao gồm tất cả các hình thức giáo dục và quyền có một mức
Trang 149
sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, tinh thần, trí tuệ, nhân cách, đạo đức
và xã hội của trẻ em
Công ước đã định nghĩa sự phát triển của trẻ em theo khái niệm rộng nhất, đó không chỉ là sự phát triển về thể lực, trí tuệ mà còn là sự phát triển về tinh thần, đạo đức nhân cách và xã hội Cách tiếp cận này đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội, từ gia đình, nhà trường, nhà nước đến các tổ chức, cá nhân nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu cho sự sống của trẻ đến các tiêu chuẩn khác nhằm chăm lo cho sự phát triển toàn diện của trẻ em Chính vì vậy, tất
cả những quyền của trẻ em có tác động đến sự phát triển toàn diện của trẻ đều được xếp vào nhóm quyền được phát triển
Trẻ em có quyền được học tập và Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm rằng giáo dục tiểu học là bắt buộc và miễn phí, khuyến khích tổ chức những hình thức khác nhau của giáo dục trung học đến được với mọi trẻ em Kỷ luật nhà trường phải tôn trọng các quyền và nhân phẩm của trẻ em Giáo dục phải nhằm phát triển nhân cách, tài năng, các khả năng tinh thần và thể chất của trẻ đến mức cao nhất giáo dục phải chuẩn bị cho trẻ em một cuộc sống tích cực ở tuổi người lớn trong một xã hội tự do theo tinh thần hiểu biết, hòa bình, khoan dung
Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật Các quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em được nghỉ ngơi và tiêu khiển, được tham gia vui chơi vào những hoạt động phù hợp với lứa tuổi
Quyền được bảo vệ: Nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bị bỏ rơi
và lạm dụng, công ước cũng thừa nhận sự cần thiết phải bảo vệ trẻ em khỏi các tình huống có thể ảnh hưởng tới sự sống còn và phát triển của trẻ em Khái niệm bảo vệ trẻ em không chỉ dừng lại ở việc ngăn chặn những sự xâm
Trang 15Trẻ em có quyền được bảo vệ không phải làm những công việc gây tổn hại đến sức khỏe, giáo dục và phát triển của các em, không bị bóc lột về kinh
tế Nhà nước phải ấn định tuổi tối thiểu cho việc tuyển mộ lao động và quy định những điều kiện lao động (giờ giấc, công việc )
Nhà nước phải bảo vệ trẻ em chống lại sự lạm dụng và bóc lột tình dục,
kể cả mại dâm và việc trẻ em liên quan đến văn hóa phẩm khiêu dâm Ngăn ngừa việc xúi giục hay ép buộc trẻ em tham gia vào bất kỳ hoạt động tình dục trái pháp luật nào
Không trẻ em nào bị tra tấn, trừng phạt và đối xử tàn bạo, bắt bớ và giam giữ không hợp pháp Cấm áp dụng án tử hình và chung thân cho những tội không có cơ hội phóng thích do những người dưới 18 tuổi phạm phải trẻ
em bị giam giữ có quyền được hưởng sự giúp đỡ về pháp lý và sự giúp đỡ thích hợp khác
Quyền được tham gia: Công ước nêu rõ tại điều 12: “Đảm bảo cho trẻ
em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do bày tỏ những quan điểm đó về tất cả các vấn đề có tác động đến trẻ em, những quan điểm của trẻ phải được coi trọng một cách thích đáng, phù hợp với độ tuổi và độ trưởng thành của trẻ” [2;tr22]
Trẻ em có quyền được tham gia xuất phát từ quan niệm cho rằng trẻ em cũng là con người, cũng là thành viên trong gia đình và trong xã hội, mỗi em
Trang 1611
là một cá thể phát triển có nhận thức riêng về những điều mà các em tiếp nhận
từ thế giới xung quanh Quá trình thu nhận thông tin của mỗi em nếu được chia sẻ, bộc lộ sẽ giúp cho trẻ phát triển Quyền được tham gia chính là yêu cầu của sự phát triển, là một chủ thể tích cực, có quyền với những tình cảm và suy nghĩ riêng, trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan tới các em, và người lớn cần quan tâm, lắng nghe ý kiến của các em trước khi quyết định những vấn đề có liên quan đến trẻ em Trẻ em phải được đặc biệt tạo cơ hội nói lên ý kiến của mình, có quyền bày tỏ các quan điểm của mình, thu nhận thông tin và làm cho người khác biết đến các ý kiến có thể là truyền miệng, viết tay hay bản in hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác mà trẻ lựa chọn
Thực hiện quyền được tham gia giúp cho trẻ hiểu biết hơn, nâng cao hơn nhận thức, tích lũy được kinh nghiệm, giúp người lớn đưa ra được quyết định đúng đắn nhất để giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống có liên quan tới trẻ em
1.1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh – Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về quyền trẻ em
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời luôn dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em Sự quan tâm đó không chỉ bắt nguồn từ tình yêu thương vô hạn đối với trẻ em, mà còn bắt nguồn từ tầm nhìn xa trông rộng của chiến lược “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Đặc biệt, sự quan tâm đó bắt nguồn từ việc nhận thức được vị trí, vai trò của trẻ em: “Ngày nay các cháu là nhi đồng Ngày mai các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới”, khi “các cháu đoàn kết thì thế giới hoà bình và dân chủ, sẽ không có chiến tranh” Hồ Chí Minh luôn xem
“Công tác giáo dục thiếu niên, nhi đồng rất quan trọng, đó là nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho Tổ quốc” Theo Người, nhiệm vụ to lớn này phải do
Trang 1712
cả dân tộc và toàn xã hội đảm trách Bác giao nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho các cấp, các ngành, nhất là các cơ quan làm công tác thiếu niên nhi đồng, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, nhà trường, gia đình và tất cả những người lớn tuổi trong xã hội “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà, vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm
vụ của toàn Đảng, toàn dân
Kế thừa, tiếp thu và phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc,
tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền trẻ em và trách nhiệm thực hiện quyền trẻ
em, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em, coi việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là mối quan tâm đặc biệt hàng đầu, với quan điểm xem con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xem trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Chỉ thị 197/CT-TW ngày 19/3/1960 của Ban Bí thư TW Đảng đã chỉ rõ: “Quan tâm đến thiếu niên, nhi đồng là quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp người mới không những phục
vụ cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa hiện nay mà còn chính là sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa cộng sản sau này”
Đầu năm 1990, Việt Nam là nước đầu tiên của Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em
1989, và kể từ đó cho đến nay Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước để phù hợp với Công ước cụ thể được thể hiện ở các ngành luật chuyên ngành hiện nay như:
+ Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: được sửa đổi, bổ sung mới nhất năm 2004 và các văn bản sửa đổi bổ sung đã đề ra nguyên tắc theo đúng tinh thần của Công ước từ đó làm nền tảng Nhà nước thực thi áp dụng
Trang 1813
+ Luật lao động: Được sửa đổi bổ sung năm 2005, 2006 và năm 2007
và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định cụ thể về độ tuổi lao động tối thiểu (15 tuổi) các trường hợp về lao động trẻ em trong ngành nghề lĩnh vực đặc biệt, các chế độ phụ cấp, trợ cấp riêng dành cho người lao động là trẻ em quy định rất rõ ràng và được áp dụng mang tính thực tiễn cao
+ Luật tố tụng hình sự năm 2003: Triệt để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em
vi phạm pháp luật, điển hình, khi người bị tạm giữ, tạm giam là người chưa thành niên dưới 14 tuổi thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam giao những người đó cho người thân thích chăm nom
+ Luật hình sự: Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009)
đã dành riêng một số điều khoản trong chương XII nhắm đảm bảo cho tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em tránh bị xâm hại Cụ thể tại điều 94 (tội giết con mới đẻ), điểu 112 (tội hiếp dâm trẻ em), điều 116 (tội dâm
ô đối với trẻ em) và điều 120 (tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em)
Trong đó luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là luật chuyên ngành dành riêng cho trẻ em, quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em, trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội, luật này được áp dụng với cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức gia đình, cá nhân), tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam Luật đang có hiệu lực hiện nay là Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, nhưng từ trước khi có sự
ra đời của luật này Việt Nam đã ban hành rất nhiều những văn bản pháp luật
có liên quan đến vấn đề bảo vệ trẻ em, điển hình là Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết đặt ra trong khi
Trang 1914
vấn đề quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em không thể không được quan tâm
Ở luật 2004 cũng như luật 1991 chỉ quy định về những quyền cơ bản của trẻ
em gói gọn trong 10 điều từ điều 11 tới điều 20, bao gồm:
- Quyền được khai sinh và có quốc tịch (Điều 11)
- Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng (Điều 12)
- Quyền sống chung với cha mẹ (Điều 13)
- Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự (Điều 14)
- Quyền được chăm sóc sức khỏe (Điều 15)
- Quyền được học tập (Điều 16)
- Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch (Điểu 17)
- Quyền được phát triển năng khiếu (Điều 18)
- Quyền có tài sản (Điểu 19)
- Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động
xã hội (Điều 20)
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 đã thực sự bám sát và phù hợp với những quy định của Công ước về quyền trẻ em 1989 mà Việt Nam đã tham gia Cùng với sự ra đời của luật này, Nghị định số 36/2005/NĐ-
CP của Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 đã thực sự cụ thể hóa các quy định của luật Nghị định dài 6 chương, 41 điều này đã quy định cụ thể về các hành vi vi phạm quyền trẻ em, trách nhiệm bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em, công tác bảo vệ quyền đối với trẻ em có hoàn cành đặc biệt, trách nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, những quy định này đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay
Trang 2015
Tuy nhiên có thể thấy rằng, quyền trẻ em với tư cách là một khái niệm mới về mặt lịch sử vì khái niệm này mới chỉ được chấp nhận ở Việt Nam trong thời gian gần đây ở thời kỳ đổi mới khi có những thay đổi trong các mối quan hệ xã hội và gia đình Tại Đại hội Đảng lần thứ IX, lần đầu tiên từ
“quyền trẻ em” được dùng trong các văn kiện của Đảng Từ đó, quyền trẻ em với tư cách là quyền con người được thảo luận công khai và rộng rãi ở Việt Nam Trong lịch sử, cấu trúc gia đình VN chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Khổng và cho đến nay vẫn còn mang nặng tính gia trưởng Theo đó, người nam giới đứng đầu gia đình có quyền lực tuyệt đối đối với các thành viên gia đình, phụ nữ và trẻ em hoàn toàn theo ý của người chồng và người cha Cha
có thể bán con, cho thuê và dùng con làm vật gán nợ, cha hoàn toàn quyết định việc hôn nhân của con Trong gia đình, con chỉ mãi mãi là đứa trẻ cho đến khi cha mẹ qua đời Nhìn chung, trong nhiều thế kỷ, trẻ em Việt Nam không được hưởng một quyền gì cả Nó cũng lý giải vì sao hàng triệu trẻ em nông thôn phải tham gia lao động, làm các công việc tạo thu nhập cho gia đình Bên cạnh đó là hàng ngàn trẻ em bị buôn bán, bị lạm dụng và bị bạo lực
Từ khi Việt Nam ký Công ước quốc tế về quyền trẻ em, hàng loạt luật mới ra đời như Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (1991); Luật Phổ cập giáo dục tiểu học (1991); Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989) đã nhấn mạnh nhiệm vụ của xã hội đối với việc chăm sóc, giáo dục trẻ em, trừng phạt nghiêm khắc đối với vi phạm quyền trẻ em; đề ra việc giáo dục tiểu học bắt buộc đối với tất cả trẻ em Việt Nam từ 6 đến 14 tuổi; quy định mọi trẻ em đều được khám chữa bệnh và tiêm chủng một số bệnh miễn phí Mặc dù vậy, quyền và luật không phải là những khái niệm đồng nghĩa Việc thực hiện quyền trẻ em trong thực tế vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức do những rào cản mà văn hoá truyền thống để lại
Trang 2116
1.1.3 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em
Các nhà tâm lý học và giáo dục học chia quá trình phát triển của con người từ khi sinh ra đến lúc chết đi thành các giai đoạn khác nhau Trẻ em cần được chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng và đối xử phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển trở thành người lớn Quá trình phát triển diễn ra thông qua việc tiếp xúc xã hội, nhận thức về các chuẩn mực và học hỏi Gia đình và bạn bè đồng lứa có tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của trẻ em và người chưa thành niên bởi vì sự gần gũi gắn bó của các thành viên trong gia đình Phụ thuộc vào độ tuổi và ảnh hưởng của môi trường sống xung quanh, trẻ em sẽ
có những biểu hiện về tâm sinh lý khác nhau tùy vào từng giai đoạn trong quá trình phát triển của mình Sự phát triển của trẻ là một quá trình liên tục, mỗi thời kỳ có những nét tâm lý đặc trưng nhất định mà trẻ em phải trải qua Sự chuyển giao từ thời kỳ này sang thời kỳ khác bao giờ cũng gắn với sự xuất hiện những cấu tạo tâm sinh lý đặc thù
Theo nhà tâm lý học người Đức Erik Erikson, hoàn cảnh xung quanh ảnh hưởng rất mãnh liệt trong việc phát triển tính tình con người Ông phân chia cuộc sống con người theo 8 giai đoạn tâm lý căn bản, và nhấn mạnh rằng người ta chỉ có thể phát triển đầy đủ ở một giai đoạn nào đó về phương diện tình cảm, tâm lý, xã hội, nếu giai đoạn trước đó không bị gián đoạn các giai đoạn phát triển bao gồm: Tuổi 0-1, tuổi 2-3, tuổi 3-5, tuổi 6-12 (thiếu niên), tuổi 13-19 (Thanh thiếu niên), tuổi 20-35 (Thanh niên), tuổi 35-60 (Trung niên), tuổi 60- (Cao niên)
Và theo các nhà tâm lý học Mác xít đã căn cứ vào sự thay đổi căn bản trong điều kiện sống và hoạt động của trẻ, vào sự phát triển về thể chất ở trẻ
và sự thay đổi trong cấu trúc chức năng tâm lý của trẻ, người ta chia sự phát triển tâm lý của trẻ: tuổi sơ sinh từ 0-2 tháng; tuổi hài nhi từ 2-12 tháng; tuổi
Trang 2217
nhà trẻ từ 1- 3 tuổi, tuổi mẫu giáo từ 3-6 tuổi; tuổi nhi đồng từ 6 đến 11 tuổi; tuổi thiếu niên từ 11- dưới 16 tuổi
1.1.3.1 Đặc điểm tâm lý, sinh lý của trẻ em ở giai đoạn từ 3 tuổi đến 6 tuổi
Trong giai đoạn này trẻ em tiếp tục phát triển về chiều cao và trọng lượng của cơ thể Tốc độ phát triển chiều cao và cân năng của trẻ em từ 4 đến
6 tuổi chậm hơn so với trẻ em dưới 3 tuổi, nhưng tính trong cả đời người thì đây vẫn nằm trong giai đoạn phát triển với tốc độ cao, mỗi năm trẻ chỉ tăng trung bình khoảng 3kg thể trọng và 5 đến 7cm chiều cao Cơ quan sinh dục vẫn chưa có sự phát triển và thay đổi gì lớn hệ thần kinh của trẻ vẫn tiếp tục tăng trưởng về hình thái và cấu trúc, trọng lượng não tăng từ khoảng 1.100- 1.300g, tức là 90% trọng lượng não người trưởng thành
Ở giai đoạn này trẻ nói chuyện tốt hơn, kiểu diễn đạt không liên tục, chen lẫn những cử chỉ như lúc 2 – 3 tuổi dần được thay đổi bằng ngôn ngữ liên lạc khi trò chuyện với người lớn, về tư duy và tưởng tượng của trẻ phát triển phong phú, chúng bắt đầu quan sát người khác để học hỏi và bắt chước
Đây cũng là thời kỳ nhân cách bắt đầu được hình thành, những nếp sống, thói quen, cách cư xư, tình cảm làm nền tảng cho nhân cách sau này rất khó thay đổi các công trình nghiên cứu về tâm lý cho thấy những nét tình cách cơ bản trong nhân phẩm của trẻ được hình thành chính trong giai đoạn này và thường ảnh hưởng đến đạo đức mai sau của trẻ Theo bà Grupxakia “Những cảm giác đầu tiên thời thơ ấu để lại dấu vết suốt đời, cho nên từ buổi đầu ta phải thận trọng trong việc dạy trẻ” tình cảm hồn nhiên, dễ yêu, dễ nổi giận, muốn được tự chủ là một trong những nét tâm
lý nổi bật ở trẻ trong giai đoạn này, tương ứng với giai đoạn này là sự lựa chọn giữa mong muốn được chủ động, sáng tạo và cảm giác có lỗi, xấu hổ
và đang dần hình thành ý thức, tính cách
Trang 2318
1.1.3.2 Đặc điểm tâm lý, sinh lý của trẻ em ở giai đoạn từ 6 tuổi đến 11 tuổi
Trong giai đoạn này trẻ tiếp tục phát triển về chiều cao và trọng lượng
cơ thể Não phát triển châm hơn, đến 12 tuổi trọng lượng não gần bằng người lớn khoảng 1400g, cơ thể của trẻ bắt đầu có những thay đổi lớn về hệ xương,
hệ cơ, hệ thần kinh và chiều cao
- Hệ xương: còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương tay, xương chân đang trong thời kỳ phát triển nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập vì thế
mà trong các hoạt động vui chơi của các em, cha mẹ và thầy cô cần phải chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn
- Hệ cơ: Đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa do đó thầy cô và cha mẹ nên đưa các em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ
- Hệ thần kinh cao cấp: Đang hoàn thiện về mặt chức năng, tư duy của trẻ chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, do đó các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui, các cuộc thi trí tuệ dựa vào đặc điểm này thầy cô và cha mẹ nên đặt ra nhiều câu hỏi cuốn hút các em nhằm phát triển tư duy của các em
1.1.3.3 Đặc điểm tâm lý, sinh lý của trẻ em ở giai đoạn từ 11 đến dưới 16 tuổi
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của mỗi đời người, giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thơ ấu sang tuổi trưởng thành, cơ chế sinh lý thay đổi một cách rõ rệt, sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các quan hệ xã hội, này sinh nhiều rối nhiễu tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác
Ở lứa tuổi này, trẻ phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt
cơ thể Sự hoạt động của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể trẻ Nổi bật
Trang 2419
là sự nhảy vọt về chiều cao, trung bình 1 năm cao từ 5 – 6 cm, các em nữ 12,
13 tuổi cao nhanh hơn các em trai cùng độ tuổi, nhưng đến 18 – 20 tuổi sự phát triển chiều cao dừng lại, các em nam ở tuổi 15 – 16 thì cao đột biến, đến
24 -15 mới dừng lại trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng từ 2,4 – 6 kg trẻ em bước vào tuổi dậy thì có sự biến đổi nhanh về vóc dáng cơ thể, cơ quan sinh dục phát triển, các đặc điểm giới tính như lông, râu, ngực trở nên rõ rệt hơn ở
nữ giới bắt đầu có kinh nguyệt, ở nam giới có hiện tượng xuất tinh Tuổi dậy thì đối với nữ khoảng 13 đến 14 tuổi, nam khoảng 14 đến 15 tuổi, trường hợp
cá biệt có thể sớm hơn hoặc muộn hơn tuy nhiên không đồng đều ở các cá thể, không có một sự giới hạn cứng nhắc nào cho giai đoạn này mà chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: vị trí địa lý, khí hậu, dân tộc, các điều kiện kinh tế
- xã hội (nới sống, mức sống, điều kiện giáo dục)
Có thể nói đây là lứa tuổi quá độ trong quá trình phát triển từ trẻ em thành người lớn sự phát triển cơ thể và sự chín muồi giới tính nhanh chóng tạo ra cuộc “cách mạng tâm lý” trong các em Điều đó gây ra nỗi sợ hãi và sự căng thẳng, nhân cách lúc này bị giằng co giữa những xu thế trái ngược nhau, khi hăng hái, lúc chán nản bi quan và có thể dẫn đến trầm lặng
Trẻ em ở tuổi thanh thiếu niên rất tò mò, ham hiểu biết, rất thích cái mới và khám phá cái mới của mình Hoạt động trí tuệ của các em phát triển nhiều hơn nhiều so với lứa tuổi trước nhờ sự phát triển tư duy trừu tượng ghi nhớ và chú ý có chủ định, trí tưởng tượng phong phú
Sự giao tiếp của thanh thiếu niên đã vượt ra khỏi phạm vi học tập, phạm vi nhà trường, trong quá trình mở rộng quan hệ giao tiếp, trẻ em ở tuổi thanh thiếu niên có nhiều hoạt động tập thể phong phú về nội dung và đa dạng
về hình thức, nhờ đó kiến tạo nên những quan hệ mới trong cuộc sống hằng ngày thanh thiếu niên có những nhu cầu cần được người lớn tôn trọng, sự can thiệp thô bạo, áp đặt đối với các em có thể dẫn đến sự phản kháng mạnh mẽ
Trang 2520
trẻ em ở tuổi thanh thiếu niên bắt đầu có sự ý thức, tự nhìn nhận về bản thân mình, nếu có sự định hướng đúng thì các em có thể có sự tự giáo dục Ở độ tuổi này đã chú ý đánh giá hành vi, thái độ của người lớn và có thái độ phê phán, xem xét, bình luận về các hành vi, thái độ của người lớn
1.2 Khái quát chung về xâm hại tình dục trẻ em
Xâm hại tình dục trẻ em nghĩa là sử dụng trẻ vào một hoạt động tình dục nào đó Mọi trẻ đều có thể bị xâm hại tình dục, nó xảy ra ở mọi cộng đồng, kể cả ở các gia đình giàu và nghèo Điều này xảy ra với cả bé trai và bé gái Hầu hết các trẻ bị xâm hại tình dục trên 5 tuổi nhưng cũng có những trường hợp diễn ra ở trẻ nhỏ hơn
Chúng ta chưa biết chính xác nạn xâm hại tình dục phổ biến như thế nào vì nhiều trẻ không kể về những gì đã diễn ra với chúng, nhưng có thể thống kê một con số là cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ bị xâm hại tình dục Trẻ có thể bị xâm hại theo nhiều cách khác nhau, không phải tất cả những người xâm hại tình dục trẻ em đều dùng bạo lực, đôi khi họ lợi dụng sự tin tưởng hoặc sự ảnh hưởng của mình để bắt trẻ thực hiện hành vi tình dục Họ cũng có thể thuyết phục hoặc dùng “lòng tốt” sự đe dọa, hoặc bắt nạt, hoặc cho quà, bao
ăn uống, cho dù có sử dụng bạo lực hay không thì việc bắt trẻ thực hiện hành
vi tình dục vẫn sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho trẻ
1.2.1 Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em
Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Xâm hại tình dục trẻ em là sự tham gia của một đứa trẻ vào hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó không có ý thức đầy đủ, không có khả năng đưa ra sự chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó chưa đủ phát triển cả về mặt tâm sinh
lý để tham gia và không thể chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục trái với các quy định của pháp luật hoặc các thuần phong mĩ tục của xã hội”
Trang 2621
Mặc dù từ khi bộ luật hình sự năm 1985 ra đời cho đến Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) tuy đã dành riêng một chương quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dư, trong đó
có các tội về xâm hại tình dục, nhưng vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào nói về xâm hại tình dục, nhưng dựa vào các quy định của pháp luật hình sự của Việt Nam và định nghĩa của tổ chức WHO, ta có thể hiểu sơ lược khái niệm xâm hại tình dục trẻ em như sau:
Xâm hại tình dục trẻ em là hành vi có chủ ý để làm hài lòng, thỏa mãn nhu cầu tình dục của một người đối với trẻ em, đây là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội hành vi xâm phạm tình dục trẻ em bao gồm các hành vi khác nhau (hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em)
Hành vi xâm hại tình dục trẻ em là hành vi sử dụng quyền lực và sức mạnh có thể là tiền bạc, vật chất, lợi dụng sự ngây thơ, lòng tin và sự tôn trọng của trẻ để ép buộc các em tham gia vào hành vi tình dục, xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục và sự phát triển lành mạnh, bình thường
về thể chất, về tâm lý và về tinh thần của trẻ em
Khai thác tình dục mang tính thương mại cũng được xếp là một hình thức lạm dụng tình dục, là sự tham gia của trẻ em vào các hoạt động mại dâm, khiêu dâm hoặc buôn bán trẻ em Hành vi tội phạm tình dục liên quan đến trẻ
em thường do các tội phạm nam giới thực hiện và ngành công nghiệp tình dục
có thể được kiểm soát một cách tinh vi bởi các nhóm tội phạm có tổ chức
Lạm dụng tình dục, bóc lột tình dục vì mục đích thương mại và buôn bán trẻ em là những vấn đề rất được quan tâm ở Việt Nam hiện nay và chịu sự điều chỉnh của rất nhiều quy định pháp luật, chính sách và chương trình trong những năm gần đây
Có thể chia trẻ em bị xâm hại tình dục thành 2 nhóm, đó là:
Trang 2722
- Trẻ bị lạm dụng tình dục: là trẻ em chưa trưởng thành và chưa phát triển hoàn toàn về thể chất, tâm sinh lý, bị lôi cuốn,ép buộc vào các hoạt động tình dục mà các em chưa thực sự thấu hiểu, bị hiếp dâm, cưỡng dâm, bắt buộc tham gia vào các hành vi dâm ô, loạn luân
- Trẻ em bị bóc lột tình dục: Là trẻ em bị sử dụng để thỏa mãn những dục vọng của người lớn cơ sở của sự bóc lột này là sự bất bình đằng về quyền lực và sức mạnh về các mối quan hệ kinh tế giữa trẻ em với người lớn, sự bóc lột này thông thường bên thứ 3 tổ chức để kiếm lời, các dạng chính của trẻ em
bị bóc lột tình dục như buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em, văn hóa khiêu dâm, cưỡng dâm, ép buộc tham gia vào các hành vi loạn dâm, dâm ô
1.2.2 Hành vi xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật Việt Nam hiện hành
Nhiều nghiên cứu cho thấy nhiều trẻ em dưới 12 tuổi tham gia vào hoạt động tình dục, đặc biệt là trong bối cảnh gia đình cũng là một vấn đề hết sức bức xúc Để ứng phó với tình hình trên, Chính phủ Việt Nam đã xác định xâm hại tình dục trẻ em là một vấn đề ưu tiên trong quyết định số 19/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chương trình ngăn ngừa giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại nguy hiểm giai đoạn 2004-2010
- Xâm hại tình dục và độ tuổi đồng thuận tối thiểu
Thuật ngữ “xâm hại tình dục” chưa được sử dụng và định nghĩa một cách rõ ràng trong pháp luật Việt Nam, tuy nhiên Luật Bảo vệ, chăm sóc vào giáo dục trẻ em khẳng định rằng tất cả các hành vi xâm phạm quyền trẻ em gây tổn hại cho sự phát triển bình thường của trẻ em cần phải bị pháp luật nghiêm trị, trong đó có hành vi ngược đãi và hiếp dâm trẻ em Theo luật tuổi đồng thuận tham gia vào hoạt động tình dục là 13, bất kì một hành vi tình dục nào đối với trẻ em dưới độ tuổi đó đều bị coi là hiếp dâm kể cả là trẻ có đồng
ý hay không (Bộ luật hình sự - khoản 4 điều 112) Các nội dung bảo vệ trẻ em
Trang 2823
độ tuổi từ 13 đến 16 được quy định theo điểu 115, cấm người lớn có hành vi giao cấu với trẻ em trong độ tuổi từ 13 đến dưới 16 Nói một cách khác, trẻ
em trong độ tuổi 13 đến dưới 16 tuổi có thể đồng ý một cách hợp pháp quan
hệ tình dục với một người chưa thành niên khác nhưng được pháp luật bảo vệ khỏi xâm hại tình dục bởi người thành niên
Các hành vi xâm hại tình dục trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành:
Theo bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) những hành vi sau đây bị nghiêm cấm, và nếu vi phạm phải chịu những chế tài hình
sự nghiêm khắc
1.2.2.1 Hiếp dâm trẻ em
Bất kỳ hành vi giao cấu nào với trẻ em dưới 13 tuổi đều bị coi là hiếp dâm và bị trừng trị nghiêm minh, theo khoản 4 điều 112 quy định: “Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em” tức là người phạm tội có hành vi giao cấu với trẻ em, dù có dùng vũ lực hay thủ đoạn khác hay không, dù trẻ em có đồng ý hay không đều phạm tội hiếp dâm trẻ em Quy định này xuất phát từ quan niệm cho rằng: trẻ em Việt Nam chưa đủ 13 tuổi chưa có nhu cầu về sinh lý (tình dục) hiểu lệch lạc về hành vi, chưa thể biểu lộ ý chí đúng đắn của mình dễ bị người khác lôi kéo, rủ rê, mua chuộc, khó có thể tự vệ được, do đó cần phải được bảo vệ đặc biệt nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường, lành mạnh của các em
Ngoài ra hiếp dâm trẻ em từ 13 đến dưới 16 tuổi theo điểu 112 của Bộ luật hình sự còn là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ hành vi dùng vũ lực trong tội hiếp dâm trẻ em cũng giống như hành vi dùng vũ lực trong tội hiếp dâm, người phạm tội dùng vũ lực là dùng sức mạnh về thể chất như bóp cổ, vật ngã, giữ tay chân, bịt miệng,
Trang 2924
đấm đá, xé quần áo nạn nhân nhằm làm cho nạn nhân mất khả năng kháng
cự để thỏa mãn dục vọng, dùng thủ đoạn khác là người phạm tội có hành vi đe dọa dùng vũ lực uy hiếp tình thần hoặc dần ép họ, lợi dụng tình thế không thể kháng cự làm cho nạn nhân khiếp sợ, có trường hợp dùng thuốc gây mê làm cho nạn nhân ngất xỉu, cho uống rượu hoặc chất kích thích để thực hiện hành
vi giao cấu
1.2.2.2 Có hành vi giao cấu
Theo Bộ luật hình sự quy định, các trường hợp giao cấu với trẻ em từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi dù có sự đồng thuận hay không đồng thuận của các em thì vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, cụ thể tại điều 114 “tội cưỡng dâm trẻ em” và điều 115 “tội giao cấu với trẻ em”
- Cưỡng dâm trẻ em:
Cưỡng dâm trẻ em là hành vi của một người đã thành niên dùng mọi thủ đoạn khác nhau khiến người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi lệ thuộc mình hoặc đang trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cầu với mình Quan hệ lệ thuộc ở đây có thể là quan hệ về mặt kinh tế (giữa người nuôi dưỡng và người được nuôi dưỡng), quan hệ gia đình (cha, mẹ và con) ngoài
ra người đang ở trong tình trạng quẫn bách là trường hợp người đang ở trong tình trạng hết sức khó khăn, tự mình không thể hoặc khó có thể khắc phục được mà đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của người khác Người phạm tội lợi dụng quan hệ lệ thuộc hoặc hoặc hoàn cảnh khó khăn đặc biệt để đe dọa, khống chế tư tưởng của họ, buộc họ phải miễn cưỡng chịu sự giao cấu, tuy nhiên cần lưu ý rằng hành vi đe dọa ở tội cưỡng dâm chưa đến mức làm người bị
đe dọa tê liệt ý chí, không dam kháng cự như ở tội hiếp dâm Người bị đe dọa chỉ bị khống chế tư tưởng, họ vẫn có khả năng phản kháng nhưng đã miễn cưỡng chịu sự giao cấu
Trang 3025
- Giao cấu đối với trẻ em:
Giao cấu đối với trẻ em là hành vi của một người đã thành niên giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi một cách hoàn toàn tự nguyện của người bị hại Hành vi giao cấu trong trường hợp này đạt được hoàn toàn không do dùng vũ lực, thủ đoạn nào cả mà do sự thỏa thuận hoàn toàn của nạn nhân (do yêu đương, chơi bời, khám phá ) mặc dù là tự nguyện và có nhiều trường hợp yêu cầu không xử lý người phạm tội nhưng yêu cầu này không được chấp nhận vì họ là đối tượng mà Nhà nước buộc phải bảo vệ sự phát triển bình thường về sinh lý
- Dâm ô với trẻ em:
Dâm ô với trẻ em là hành vi của một người đã thành niên dùng mọi thủ đoạn có tình chất dâm dục đối với trẻ em dưới 16 tuổi nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với trẻ em đó, hành vi dâm ô được thể hiện đa dạng như: sờ mó, hôn hít, thực hiện hành vi quấy rối tình dục đối với trẻ em như phô bày bộ phận sinh dục của mình cho trẻ em thấy, dùng lời nói để kích thích tình dục, hoặc cho trẻ xem tranh ảnh, sách báo, băng hình khiêu dâm, tất cả hành vi trên chỉ nhằm một mục đích nhằm thỏa mãn dục vọng thấp hèn của người phạm tội, làm ảnh hưởng nặng nề đến tâm
lý và sự phát triển bình thường của trẻ, khiến trẻ có nguy cơ bị tha hóa vào lối sống trụy lạc
1.2.3 Chủ thể thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em
Tùy vào cách nhìn nhận vấn đề ở các góc độ khác nhau, chúng ta sẽ có nhiều cách phân loại chủ thể thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em Theo
bộ luật hình sự nam 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), đối với các tội xâm hại tình dục trẻ em, quy định tại các điều 112, 114, 115, 116 thì chủ thể được quy định chung là nam và nữ đều có thể thực hiện hành vi phạm tội, tuy nhiên
Trang 3126
đứng dưới góc độ tội phạm học, phân theo mối quan hệ của nạn nhân với người thực hiện hành vi bao gồm 2 loại chủ thể
- Nhóm chủ thể là người thân trong gia đình:
Nhóm chủ thể này không chỉ gói gọn trong phạm vi là những người thân thích, cùng dòng máu mà còn là những người xa lạ nhưng có quan hệ gắn bó với một vài thành viên trong gia đình và đang sống trong gia đình của nạn nhân, bao gồm những chủ thể sau đây:
+ Cha mẹ và những người có cùng dòng máu, họ hàng
+ Cha mẹ nuôi
+ Cha dượng hoặc mẹ kế
+ Người dám hộ
+ Anh rể, em rể, em dâu, chị dâu
+ Bạn trai của mẹ hoặc bạn gái của cha sống trong gia đình
Đây là nhóm chủ thể để lại nhiều hậu quả về tâm lý nặng nề nhất cho trẻ, là những đấng sinh thành, những người thân thích có quan hệ gắn bó với các em trong gia đình, lại lợi dụng chính sự ngây thơ, non nớt của các em, tàn nhẫn hơn là lợi dụng sự yêu thương, kính trọng và niềm tin của các em đối với mình để thực hiện hành vi trái đạo đức Nỗi ám ảnh đó sẽ còn đeo bám theo các em mãi mãi bởi vì gia đình đã không còn là nơi bình yên, an toàn đối với các em nữa
- Nhóm chủ thể là người ngoài xã hội:
Đây là những người không có mối quan hệ họ hàng thân thích nào đối với trẻ, đó có thể là:
+ Hàng xóm
+ Giáo viên tại trường các em theo học
+ Người trông nhà
+ Những kể nghiện tình dục
Trang 3227
+ Bạn bè ngoài xã hội
Nhóm chủ thể này thường lợi dụng sự hiểu biết non kém của các em hoặc lợi dụng nghề nghiệp của bản thân để dụ dỗ các em tham gia hành vi tình dục các em sẽ bị ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng, thu mình lại và tỏ ra sợ hãi không dám tiếp xúc với môi trường bên ngoài, với các quan hệ xã hội khác
1.2.4 Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị xâm hại tình dục
Ở những trẻ em bị xâm hại tình dục thường ít có dấu vết bên ngoài cơ thể Nhiều trường hợp không có bằng chứng của sự hoảng loạn hoặc tổn thương thể chất Vì vậy, việc khuyến khích trẻ chủ động nói ra được vấn đề mình gặp phải là cách tốt nhất Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi một trẻ
em bị xâm hại tình dục bộc lộ với người lớn và nhận được sự giúp đỡ thì sẽ ít
bị tổn thương và tình trạng bị xâm hại cũng không dài như trường hợp trẻ không nói ra và không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào Những dấu hiệu sau đây ở trẻ có thể gợi ý tới việc trẻ đã bị xâm hại tình dục:
- Biểu hiện bên ngoài: Quần áo bị rách, nhàu nát, bẩn Có vết máu hoặc vết bẩn trên quần áo, cơ thể
- Dấu hiệu về thể chất: Đau, sưng, ngứa, xước, bầm tím, chảy máu ở cơ quan sinh dục, hậu môn hoặc các vị trí khác nhau trên cơ thể Đau buốt khi đi tiểu hoặc đại tiện Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Biểu hiện hành vi: Di chuyển khó khăn, ngồi khó khăn, có những hành vi sờ mó cơ quan sinh dục, thủ dâm, chăm chút hình thức bên ngoài quá mức Thích hoặc sợ nói (né tránh) về chủ đề tình dục, có biểu hiện nói dối Giờ giấc sinh hoạt thay đổi, xa lánh, ngại tiếp xúc với mọi người
- Biểu hiện về tinh thần: Có ý nghĩ bất thường về tình dục (sợ hãi, thích thú khi nhắc đến chủ đề tình dục) Sợ hãi,lo âu, trầm cảm không rõ nguyên nhân, phấn khích quá mức khi nói về tình dục, thất thường, dễ vui, dễ nổi cáu Thích thú đặc biệt với những hình ảnh, chủ đề về tình dục
Trang 3328
Những trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục:
Tất cả trẻ em đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục không phân biệt dân tộc, học vấn, điều kiện kinh tế, lứa tuổi, giới tính, đặc điểm cá nhân Tuy nhiên một số trẻ em thuộc các nhóm sau được nhận diện là có nguy cơ cao hơn so với những trẻ khác:
– Trẻ em sống trong hoàn cảnh có nhiều cám dỗ
1.2.5 Sử lý pháp luật đối với hành vi xâm hại tình dục trẻ em
Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) đã quy định rất
rõ về hình thức xử lý đối với các hành vi xâm hại tình dục trẻ em, cụ thể:
Điều 112 tội hiếp dâm trẻ em:
1 Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù
từ bảy năm đến mười lăm năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
Trang 3429
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ
20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức
b) Nhiều người hiếp một người
c) Phạm tội nhiều lần
d) Đối với nhiều người
e) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên
f) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội
g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát
4 Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
5 Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
Điều 114 Tội cưỡng dâm trẻ em
1 Người nào cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười năm:
a) Có tính chất loạn luân
b) Làm nạn nhân có thai
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%
d) Tái phạm nguy hiểm
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ
12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
Trang 3530
a) Nhiều người cưỡng dâm một người
b) Phạm tội nhiều lần
c) Đối với nhiều người
d) Gây tổn hại sức khỏe cho nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên
e) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội
f) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát
4 Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
Điềm 115 Tội giao cấu với trẻ em
1 Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội
Điều 116 Tội dâm ô với trẻ em
Trang 36b) Đối với nhiều trẻ em
c) Đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh
d) Gây hậu quả nghiêm trọng
e) Tái phạm nguy hiểm
3 Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm
4 Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
Trang 3732
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA NẠN
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM HIỆN NAY 2.1 Thực trạng về xâm hại tình dục trẻ em ở nước ta hiện nay
Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em ở nước ta hiện nay đang ở mức báo
động và ngày càng trở nên phức tạp, nó đã trở thành mối quan tâm sâu sắc của
toàn xã hội Theo báo cáo của Cục cảnh sát hình sự chỉ tính riêng 06 tháng
đầu năm 2010, toàn quốc phát hiện 255 vụ trẻ em bị hiếp dâm, 146 vụ giao
cấu với trẻ em, số trẻ em bị xâm hại tình dục có xu hướng gia tăng, đáng lo
ngại nhất là tỷ lệ các em bị xâm hại tình dục có độ tuổi ngày càng thấp, số trẻ
em bị xâm hại tình dục chủ yếu là hiếp dâm (chiếm 65,9%) Đến năm 2011,
tội phạm xâm hại tình dục trên toàn quốc phát hiện 1500 vụ, hơn 1600 đối
tượng gây án, 1640 trẻ em bị xâm hại
Mức độ, diễn biến, tính chất, hậu quả của tình hình xâm hại tình dục trẻ
em ngày càng gia tăng, phức tạp trong thời gian qua Theo thống kê ở Việt
Nam hiện nay, có 29,6% tổng số nam giới và 26.2% nữ giới thuộc nhóm tuổi
dưới 16 Đây là lực lượng lao động chính của xã hội trong vòng 20 năm tới, do
đó xây dựng và phát triển hệ thống chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em được
coi là một trong các ưu tiên hàng đầu Trong năm 2014 toàn quốc đã phát hiện
1.885 vụ xâm hại trẻ em, gồm 2.073 đối tượng gây án Có 1.931 trẻ em bị xâm
hại (281 nam và 1.650 nữ) Đáng chú ý là số vụ xâm hại tình dục trẻ em xảy ra
nhiều với 1.544 vụ, chiếm hơn 80% tổng số vụ xâm hại trẻ em Trong giai đoạn
2008- 2013, các cơ quan tư pháp đã xét xử sơ thẩm 8.772 vụ với 10.265 bị cáo
trong các vụ án hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm, giao cấu với trẻ em,
dâm ô với trẻ em Nạn nhân của các vụ án xâm phạm tình dục là trẻ em chiếm
tỉ lệ lớn (6.929 vụ với 7.563 bị cáo, chiếm 78,99% số vụ) và số vụ án được phát
hiện, tố cáo gia tăng theo từng năm
Trang 3833
Theo trung tá Khổng Ngọc Oanh, C45 Bộ Công an, số liệu cơ quan công an cho thấy mỗi năm có khoảng 1500 trẻ em bị xâm hại, 80% trong số này bị xâm hại tình dục, mặc dù tỷ lệ tội phạm chung có giảm nhưng năm
2014 số vụ liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em lại tăng 6,3% so với năm
2013 trên thực tế số vụ trẻ bị xâm hại tình dục còn cao hơn rất nhiều so với
số vụ được trình báo
Theo thống kê thì số trẻ bị xâm hại tình dục ở vùng nông thôn, vùng núi xa xôi chiếm tỷ lệ khá cao, trẻ em bị xâm hại tình dục nhiều nhất là ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long rồi đến Đông Nam Bộ, địa phương để xảy ra nhiều trẻ em bị xâm hại tình dục là Hà Nội, Quảng Ninh, Gia Lai, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang
Bộ Lao động thương binh và xã hội đã tiến hành khảo sát trẻ em bị xâm hại tình dục tại 13 tình của ĐBSCL từ năm 2009 đến 2010 kết quả cho thấy, trẻ em dưới 06 tuổi chiếm 13,5% tổng số trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em
từ 6 đến dưới 13 tuổi chiếm 37,2%
Số trẻ em bị xâm hại tình dục nhiều lần chiếm 28,2% và số trẻ em bỏ học, sống lang thang bị xâm hại tình dục chiếm 11,6%
Việc xâm hại tình dục trẻ em ngày càng có tình chất phức tạp hơn, nếu như những năm trước xâm hại tình dục thường xảy ra với trẻ em trên 10 tuổi thì thời gian gần đây lại xảy ra tình trạng xâm hại tình dục với những trẻ chỉ mới 3 – 4 tuổi, để lại những hậu quả nghiêm trọng Số trẻ em bị xâm hại phần lớn là những người gần gũi với nạn nhân (chiếm 56,1%), gần đây đã xuất hiện nhiều hình thức tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nam, đối tượng xâm hại tình dục trẻ em không chỉ là người Việt Nam mà đã xuất hiện đối tượng phạm tội
là người nước ngoài như Mỹ, Anh, Malaisia họ thường lợi dụng việc đi du lịch đến Việt Nam tìm trẻ em để quan hệ tình dục
Trang 3934
Tính chất của một số vụ xâm hại tình dục trẻ em có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, như tình trạng loạn luân (bố đẻ xâm hại tình dục với con gái chiếm 0,6%, bố dượng xâm hại tình dục với con riêng của vợ chiếm 1%) Mặc
dù vụ việc loạn luân chiếm tỷ lệ rất thấp, nhưng gây ảnh hưởng rất lớn tới truyền thống đạo đức gia đình và an toàn xã hội, nó đã gióng lên hồi chuông báo động về sự suy đồi đạo đức, là nỗi kinh hoàng và gây bức xúc mạnh mẽ trong dư luận xã hội như: bố đẻ hiếp dâm con gái nhiều lần dẫn đến mang thai, bác ruột hiếp dâm cháu gái, mẹ đẻ giữ chân con gái ruột để bố dượng thực hiện hành vi hiếp dâm (An Giang), ông ngoại hiếp dâm cháu gái (Cà Mau), hay là vụ bác họ hiếp dâm cháu gái 14 tuổi khiến nạn nhân chết ngay trong nhà nghỉ (Hà Nội)
Vụ việc khiến chấn động dư luận trong thời gian vừa qua đó là Công an huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) cho biết đang tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Tôi (30 tuổi, ngụ tại xã Đốc Bình Kiều, huyện Tháp Mười) để điều tra hành vi hiếp dâm trẻ em, nạn nhân cùng lúc là 2 bé gái Thúy (10 tuổi) và Ngân (7 tuổi) cùng là con gái ruột của Tôi.Vụ việc xảy ra do hơn một năm trước vợ chồng Tôi xảy ra cãi vã, vợ Tôi đã bỏ lại hai đứa con gái và đi theo người khác, sau đó Tôi dẫn hai con gái về nhà cha mẹ ruột ở xã Đốc Bình Kiều sinh sống, trong khoảng thời gian này Tôi đã có hành vi xâm hại tình dục với 2 con gái của mình nhằm mục đích trả thù vợ
Xâm hại tình dục ở trẻ em mà biểu hiện rõ ràng nhất là tội phạm hiếp dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, gây bức xúc, nhức nhối trong dư luận Kể từ năm 2008 đến nay, tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu thuộc loại tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng với hình phạt được áp dùng là từ 3 đến
20 năm tù, từ chung thân, tử hình Tội phạm được thực hiện dưới hình thức đơn lẻ những đối tượng phạm tội hiếp dâm thường lợi dụng mối quan hệ quen