nguyên nhân trên. Chính những vụ việc nhƣ thế, là tấm gƣơng, là bài học cho các em nhận biết và phòng tránh. Vì vậy, khi có những nảy sinh về tình cảm với ngƣời khác phái, các em nên sáng suốt nhìn nhận và giải quyết. Tránh để vì tình cảm nhất thời mà ảnh hƣởng đến việc học tập và tƣơng lai sau này của các em.
Khi không may là nạn nhân của hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Các em không nên tỏ ra lo sợ, phải mạnh dạn nói với cha mẹ và ngƣời lớn để họ em bảo vệ quyền lợi của mình. Nên tạo thói quen thƣờng xuyên tâm sự với cha mẹ cũng nhƣ những ngƣời tƣ vấn trong nhà trƣờng. Đến khi các em gặp phải những vƣớng mắc trong cuộc sống, các em sẽ dễ dàng giải bày cũng nhƣ tìm đƣợc lời giải đáp hƣớng dẫn.
Tóm lại, trẻ em nên cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức, biết yêu thƣơng bạn bè, chia sẽ giúp đõ nhau khi gặp khó khăn trong học tập. Tích cức tham gia vào hoạt động ngoại khóa các do nhà trƣờng, đoàn đội tổ chức. Tạo cho mình một thói quen và lối sống lành mạnh, nên chủ động tham gia vào các câu lạc bộ văn hóa ở địa phƣơng.
3.4 Hạn chế và phòng tránh tình trạng tội phạm ẩn về xâm hại tình dục trẻ em trẻ em
Ngoài những giải pháp để phòng và hạn chế tình trạng xâm hại tình dục trẻ em xuống mức thấp nhất. Chúng ta cũng cần nên chú trọng đƣa ra những biện pháp, phƣơng hƣớng hoạt động để giải quyết tình trạng ẩn đi của loại tội phạm này. Đƣa các vụ việc ra ánh sáng, nắm rõ đƣợc nguyên nhân cũng nhƣ phƣơng thức hoạt động của tội phạm để từ đó có phƣơng hƣơng giải quyết cụ
62
thể nhằm phòng ngừa và hạn chế tình trạng xâm hại tình dục đáng báo động nhƣ hiện nay.
3.4.1 Vai trò của các cơ quan chức năng trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, đấu tranh phòng ngừa tình hình tội phạm ẩn về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em
Vai trò của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cũng nhƣ các vấn đề tình dục: Thực tế cho thấy, những vụ việc xâm hại tình dục trẻ em bị ẩn đi, phần lớn do sự thiếu hiểu biết pháp luật của một bộ phận không nhỏ ngƣời dân. Đặc biệt là ý thức trách nhiệm của cha mẹ nạn nhân, cùng với tâm lý e dè khi đề cập đến vấn đề tế nhị của đại đa số ngƣời dân Việt Nam. Do đó, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật rộng rãi cũng nhƣ phổ biến các kiến thức về sức khỏe tình dục đến cho ngƣời dân dƣới nhiều hình thức không chỉ là giải pháp phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng xâm hại tình dục trẻ em mà còn đóng vai trò thiết thực trong công tác phòng chống tình trạng ẩn đi của loại tội phạm này. Chính vì thế, việc tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật đến ngƣời dân là hết sức cần thiết và cấp bách. Không chỉ nhằm mục đích là phòng chống loại tội phạm xâm hại tình dục trẻ em mà còn là dành chung cho các loại tội phạm. Theo đó, chúng ta cần tăng cƣờng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ƣu tiên hƣớng về cơ sở. Cần tập trung tuyên truyền tạo dƣ luận xã hội mạnh mẽ, từ đó hƣớng dƣ luận xã hội cùng tham gia vào việc phòng ngừa phát hiện, đấu tranh, lên án, ngăn chặn kịp thời tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Nội dung tuyên truyền phải thật đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với đối tƣợng, lứa tuổi vùng miền. Để thay đổi hành vi ứng xử đối với việc xâm hại tình dục trẻ em, chúng ta cần phải đề cao công tác giáo dục về truyền thống đạo đức dân tộc, lối sống và ý thức chấp hành pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân, mạnh dạn đề cập đến những vấn đề giới tính và tình dục.
63
Vai trò của các cơ quan tiến hành tố tụng: Ngành Công an cần chủ động làm tốt công tác điều tra cơ bản. Thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ điều tra cho các điều tra viên cơ sở, đặc biệt là nghiệp vụ điều tra về các vụ án xâm hại tình dục trẻ em. Để từ đó có kiến thức chuyên môn, kịp thời điều tra phát hiện ra các vụ xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn. Theo chuyên gia tâm lý trẻ em Lê Khanh, ở nƣớc ngoài, khi cơ quan điều tra muốn lấy lời khai của trẻ thì phải có các nhà tâm lý để trắc nghiệm lời nói của trẻ có thật hay không. Ngoài ra, có thể cho trẻ thể hiện sự việc qua hình vẽ minh họa vì lời nói của trẻ có thể không đúng nhƣng khi trẻ vẽ thì lại thật. “Lúc sự việc mới xảy ra, trẻ không thể nghĩ ra những điều bịa đặt và trẻ cũng không biết bản thân đã bị xâm hại. Trẻ chỉ biết là ngƣời lớn đã làm mình đau. Căn cứ vào đặc điểm này, nếu phụ huynh và cơ quan công an tích cực hành động thì vấn đề sẽ đƣợc làm sáng tỏ một cách nhanh chóng”. Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm xâm hại tình dục với trẻ em xảy ra nên bắt tạm giam để tiến hành điều tra đƣa ra xét xử, tránh tình trạng cho tại ngoại tại địa phƣơng dẫn đến bị can bỏ trốn làm mất nhiều thời gian ảnh hƣởng nhiều đến quá trình điều tra xét xử.
Đối với những vụ án xâm hại tình dục trẻ em nghiêm trọng hoặc những vụ án tuy đã đƣợc gia đình và thủ phạm chủ động dàn xếp nhƣng vẫn bị phát hiện và đƣa ra xét xử, thì lực lƣợng Công an cần phối hợp với Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân các cấp tổ chức xét xử công khai. Khi cần thiết có thể phân công cán bộ, Thẩm phán có năng lực, trình độ và kinh nghiệm chuyên môn để tổ chức xét xử lƣu động. Để vừa là biện pháp trực tiếp, thực tế giáo dục, nhằm bảo đảm tác dụng răn đe, giáo dục đối với ngƣời phạm tội cũng nhƣ răn đe, giáo dục chung đối với những kẻ có âm mƣu đen tối trong quần chúng nhân dân vừa lên án, nhắc nhở những ngƣời dân trong công vừa tạo điều kiện tuyên truyền nhắc nhở ngƣời dân trong công tác phòng chống xâm hại tình
64
dục trẻ em, tránh xảy ra trƣờng hợp để ẩn đi tội pham do thiếu hiểu biết cộng với ý thức của những bậc làm cha làm mẹ nạn nhân.
3.4.2 Nên xây dựng một chế định pháp lý hoàn chỉnh và thống nhất về vấn đề bảo vệ nạn nhân và nhân chứng trong các vụ án xâm hại tình dục trẻ em.
Việc bảo vệ nạn nhân, ngƣời làm chứng cũng nhƣ ngƣời tố giác (sau đây đƣợc gọi chung là những ngƣời tố giác tội phạm) đã đƣợc đề cập rãi rác trong một số văn bản pháp luật của nƣớc ta. Có thể kể đến một số văn bản điển hình nhƣ sau:
+ Hiến pháp nƣớc Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp 1992 đã đề cập đến việc bảo về quyền lợi chính đáng của công dân (trong đó bao gồm những ngƣời có ý thức tố giác tội phạm). Tuy nhiên, văn bản này chỉ đề cập đến việc bảo vệ một cách gián tiếp chứ chƣa có điều luật nào quy định một cách cụ thể, trực tiếp về bảo vệ và trợ giúp những ngƣời có ý thức tố giác tội phạm. Cụ thể tại điều 74 quy định: “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.
Việc khiếu nại, tố cáo phải đƣợc cơ quan Nhà nƣớc xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định.
Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải đƣợc kịp thời xử lý nghiêm minh. Ngƣời bị thiệt hại có quyền đƣợc bồi thƣờng về vật chất và phục hồi danh dự. Nghiêm cấm việc trả thù ngƣời khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại ngƣời khác”.
+ Bộ luật Tố tụng hình sự của nƣớc công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ luật này chỉ có một số điều luật đề cập đến những ngƣời
65
tố giác tội phạm và nội dung đề cập còn chung chung, trong đó chƣa chỉ ra đƣợc các chủ thể trợ giúp, cơ chế trợ giúp nhƣ thế nào dành cho những ngƣời này. Cụ thể tại điều 7 quy định nhƣ sau: “Ngƣời bị hại, ngƣời làm chứng và ngƣời tham gia tố tụng khác cũng nhƣ ngƣời thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật.” Hay nhƣ tại điều 55 quy định “Ngƣời làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng”
Việc bảo vệ ngƣời tố giác, ngƣời làm chứng, ngƣời bị hại trong vụ án hình sự cần đƣợc thực hiện thông qua một cơ chế hoạt động cụ thể của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giúp cho họ không bị mua chuộc, khống chế, bị đe doạ, trả thù, để họ có thái độ hợp tác tích cực, khai báo khách quan, trung thực và chính xác với các cơ quan tiến hành tố tụng trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự là hết sức quan trọng và cần thiết. Các hoạt động đó phải dựa trên cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc và khả thi.
Nhiều quốc gia nhƣ Hoa Kỳ, Australia, Liên bang Nga, Vƣơng quốc Anh, Philippines... từ rất lâu đã nghiên cứu, ban hành các đạo luật hoặc xây dựng các chƣơng trình bảo vệ nạn nhân và nhân chứng, làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức công tác bảo vệ và giúp đỡ những ngƣời cung cấp thông tin về tội phạm mà bị đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Nhờ đó, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở các nƣớc này đạt hiệu quả cao, nhất là trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ án về các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm có tổ chức.
Có thể thấy, để tạo ra đƣợc một hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động bảo vệ và trợ giúp nạn nhân, cũng nhƣ những ngƣời có ý thức tố giác tội
66
phạm thì khung pháp lý cần phải quy định cụ thể về những nội dung quan trọng để không chỉ xác định cụ thể đối tƣợng đƣợc hƣởng sự bảo vệ và trợ giúp mà còn cần xác định rõ các cơ quan, tổ chức nào thực hiện sự bảo vệ và trợ giúp này. Cụ thể, đạo luật cần thu hút đƣợc những nội dung cơ bản sau:
- Trƣớc hết, phải xác định rõ quyền và nghĩa vụ của ngƣời tố giác, ngƣời làm chứng, ngƣời bị hại; nhiệm vụ, quyền hạn tƣơng ứng của các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội cũng nhƣ trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ ngƣời tố giác, ngƣời làm chứng, ngƣời bị hại và những ngƣời tham gia tố tụng khác.
- Về đối tƣợng bảo vệ (hay còn gọi là ngƣời đƣợc bảo vệ) mà đạo luật cần quy định cụ thể, bao gồm: ngƣời tố giác, ngƣời làm chứng, ngƣời bị hại và những ngƣời tham gia tố tụng khác trong các vụ án hình sự, kể cả những ngƣời cung cấp thông tin, tài liệu khác góp phần giải quyết vụ án; ngƣời thân thích của những ngƣời nêu trên.
- Phạm vi áp dụng của đạo luật này là khi tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và tài sản của ngƣời đƣợc bảo vệ có nguy cơ bị ngƣời phạm tội tấn công hoặc xâm hại và việc áp dụng các biện pháp bảo vệ đƣợc thực hiện trong suốt thời gian mà nguy cơ đó là thực tế. Nguy cơ tấn công hoặc xâm hại của ngƣời phạm tội đƣợc hiểu là có thể đã có sự tấn công hoặc xâm hại trên thực tế; hoặc tuy mới chỉ là sự đe doạ tấn công hoặc xâm hại, nhƣng mức độ nguy hiểm là đáng kể, cần có biện pháp bảo vệ kịp thời để bảo đảm an toàn cho ngƣời đƣợc bảo vệ.
- Trách nhiệm bảo vệ thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền có liên quan, trong đó, lực lƣợng Công an nhân dân làm nòng cốt. Các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm luật định trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ ngƣời tố giác, ngƣời làm chứng, ngƣời bị
67
hại và những ngƣời tham gia tố tụng khác, cũng nhƣ những ngƣời thân thích của họ trƣớc các nguy cơ bị tấn công hoặc xâm hại của ngƣời phạm tội.
- Lực lƣợng, phƣơng tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bảo vệ phải đƣợc luật quy định, làm cơ sở cho việc tổ chức công tác bảo vệ và quyết toán ngân sách.
- Mục đích của đạo luật này là hình thành Chƣơng trình bảo vệ, trong đó quy định rõ thủ tục tiến hành, quyền và trách nhiệm cụ thể của các chủ thể tham gia Chƣơng trình, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể tham gia thực hiện Chƣơng trình với mục tiêu là bảo vệ an toàn tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và tài sản của ngƣời tố giác, ngƣời làm chứng, ngƣời bị hại, những ngƣời tham gia tố tụng khác. Cần lƣu ý là Chƣơng trình bảo vệ đƣợc xem nhƣ bản thoả thuận giữa các bên, một bên là đại diện cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm bảo vệ (cơ quan Công an có thẩm quyền), còn bên kia là ngƣời đƣợc bảo vệ. Trong đó,có quy định về các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia, đặc biệt là yêu cầu cao về trách nhiệm, nghĩa vụ của ngƣời đƣợc bảo vệ. Khi tham gia Chƣơng trình bảo vệ, ngƣời đƣợc bảo vệ có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ một cách tuyệt đối, thực hiện đúng các yêu cầu đặt ra khi cam kết tham gia Chƣơng trình bảo vệ và các yêu cầu khác của các cơ quan tiến hành bảo vệ. Mọi di biến động của ngƣời đƣợc bảo vệ đều phải đƣợc báo cáo và đặt trong tầm kiểm soát của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và nếu họ tuân thủ các yêu cầu của cơ quan thực hiện bảo vệ mà thiệt hại vẫn xảy ra thì cơ quan bảo vệ phải gánh chịu trách nhiệm, còn trƣờng hợp họ vi phạm thỏa thuận thì họ phải chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra.
3.4.3 Cần nghiên cứu và đưa vào thành lập, hoạt động các trung tâm trợ giúp nạn nhân trong các vụ xâm hại tình dục trẻ em.
68
Ngoài việc đặt ra những quy định pháp luật cụ thể về việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe cũng nhƣ tài sản của những ngƣời có ý thức tố giác tội phạm thì đồng thời các cơ quan chức năng cũng nên cân nhắc đến những biện pháp bảo trợ nạn nhân, mà cụ thể ở đây là những nạn nhân của xâm hại tình dục trẻ em. Nên thành lập những trung tâm trợ giúp nạn nhân nói chung và nạn nhân là trẻ em trong các vụ xâm hại tình dục nói riêng. Dƣới đây là một vài mô hình điển hình về hoạt động hiệu quả của Trung tâm trợ giúp nạn nhân nhƣ:
Trung tâm trợ giúp nạn nhân của tội phạm (CVSC) của Hàn Quốc. Trung tâm này đảm nhận nhiệm vụ giúp đỡ nạn nhân khắc phục thiệt hại do tội phạm gây ra, cũng nhƣ giúp đỡ nạn nhân nhân sống một cuộc bình thƣờng sau khi đƣợc cứu giúp. Các hoạt động giúp đỡ nạn nhân của trung tâm này bao gồm:
Thứ nhất: Cung cấp dịch vụ tƣ vấn miễn phí qua điện thoại, internet