Khái quát chung về xâm hại tình dục trẻ em

Một phần của tài liệu Vấn đề xâm hại tình dục trẻ em ở nước ta hiện nay (Trang 25)

Xâm hại tình dục trẻ em nghĩa là sử dụng trẻ vào một hoạt động tình dục nào đó. Mọi trẻ đều có thể bị xâm hại tình dục, nó xảy ra ở mọi cộng đồng, kể cả ở các gia đình giàu và nghèo. Điều này xảy ra với cả bé trai và bé gái. Hầu hết các trẻ bị xâm hại tình dục trên 5 tuổi nhƣng cũng có những trƣờng hợp diễn ra ở trẻ nhỏ hơn.

Chúng ta chƣa biết chính xác nạn xâm hại tình dục phổ biến nhƣ thế nào vì nhiều trẻ không kể về những gì đã diễn ra với chúng, nhƣng có thể thống kê một con số là cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ bị xâm hại tình dục. Trẻ có thể bị xâm hại theo nhiều cách khác nhau, không phải tất cả những ngƣời xâm hại tình dục trẻ em đều dùng bạo lực, đôi khi họ lợi dụng sự tin tƣởng hoặc sự ảnh hƣởng của mình để bắt trẻ thực hiện hành vi tình dục. Họ cũng có thể thuyết phục hoặc dùng “lòng tốt” sự đe dọa, hoặc bắt nạt, hoặc cho quà, bao ăn uống, cho dù có sử dụng bạo lực hay không thì việc bắt trẻ thực hiện hành vi tình dục vẫn sẽ gây tổn thƣơng nghiêm trọng cho trẻ.

1.2.1 Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em

Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Xâm hại tình dục trẻ em là sự tham gia của một đứa trẻ vào hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó không có ý thức đầy đủ, không có khả năng đƣa ra sự chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó chƣa đủ phát triển cả về mặt tâm sinh lý để tham gia và không thể chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục trái với các quy định của pháp luật hoặc các thuần phong mĩ tục của xã hội”

21

Mặc dù từ khi bộ luật hình sự năm 1985 ra đời cho đến Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) tuy đã dành riêng một chƣơng quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dƣ, trong đó có các tội về xâm hại tình dục, nhƣng vẫn chƣa có một khái niệm cụ thể nào nói về xâm hại tình dục, nhƣng dựa vào các quy định của pháp luật hình sự của Việt Nam và định nghĩa của tổ chức WHO, ta có thể hiểu sơ lƣợc khái niệm xâm hại tình dục trẻ em nhƣ sau:

Xâm hại tình dục trẻ em là hành vi có chủ ý để làm hài lòng, thỏa mãn nhu cầu tình dục của một ngƣời đối với trẻ em, đây là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội. hành vi xâm phạm tình dục trẻ em bao gồm các hành vi khác nhau (hiếp dâm, cƣỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em)

Hành vi xâm hại tình dục trẻ em là hành vi sử dụng quyền lực và sức mạnh có thể là tiền bạc, vật chất, lợi dụng sự ngây thơ, lòng tin và sự tôn trọng của trẻ để ép buộc các em tham gia vào hành vi tình dục, xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục và sự phát triển lành mạnh, bình thƣờng về thể chất, về tâm lý và về tinh thần của trẻ em.

Khai thác tình dục mang tính thƣơng mại cũng đƣợc xếp là một hình thức lạm dụng tình dục, là sự tham gia của trẻ em vào các hoạt động mại dâm, khiêu dâm hoặc buôn bán trẻ em. Hành vi tội phạm tình dục liên quan đến trẻ em thƣờng do các tội phạm nam giới thực hiện và ngành công nghiệp tình dục có thể đƣợc kiểm soát một cách tinh vi bởi các nhóm tội phạm có tổ chức.

Lạm dụng tình dục, bóc lột tình dục vì mục đích thƣơng mại và buôn bán trẻ em là những vấn đề rất đƣợc quan tâm ở Việt Nam hiện nay và chịu sự điều chỉnh của rất nhiều quy định pháp luật, chính sách và chƣơng trình trong những năm gần đây.

22

- Trẻ bị lạm dụng tình dục: là trẻ em chƣa trƣởng thành và chƣa phát triển hoàn toàn về thể chất, tâm sinh lý, bị lôi cuốn,ép buộc vào các hoạt động tình dục mà các em chƣa thực sự thấu hiểu, bị hiếp dâm, cƣỡng dâm, bắt buộc tham gia vào các hành vi dâm ô, loạn luân.

- Trẻ em bị bóc lột tình dục: Là trẻ em bị sử dụng để thỏa mãn những dục vọng của ngƣời lớn. cơ sở của sự bóc lột này là sự bất bình đằng về quyền lực và sức mạnh về các mối quan hệ kinh tế giữa trẻ em với ngƣời lớn, sự bóc lột này thông thƣờng bên thứ 3 tổ chức để kiếm lời, các dạng chính của trẻ em bị bóc lột tình dục nhƣ buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em, văn hóa khiêu dâm, cƣỡng dâm, ép buộc tham gia vào các hành vi loạn dâm, dâm ô.

1.2.2 Hành vi xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật Việt Nam hiện hành

Nhiều nghiên cứu cho thấy nhiều trẻ em dƣới 12 tuổi tham gia vào hoạt động tình dục, đặc biệt là trong bối cảnh gia đình cũng là một vấn đề hết sức bức xúc. Để ứng phó với tình hình trên, Chính phủ Việt Nam đã xác định xâm hại tình dục trẻ em là một vấn đề ƣu tiên trong quyết định số 19/2004/QĐ- TTg của Thủ tƣớng chính phủ về việc phê duyệt chƣơng trình ngăn ngừa giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại nguy hiểm giai đoạn 2004-2010.

- Xâm hại tình dục và độ tuổi đồng thuận tối thiểu

Thuật ngữ “xâm hại tình dục” chƣa đƣợc sử dụng và định nghĩa một cách rõ ràng trong pháp luật Việt Nam, tuy nhiên Luật Bảo vệ, chăm sóc vào giáo dục trẻ em khẳng định rằng tất cả các hành vi xâm phạm quyền trẻ em gây tổn hại cho sự phát triển bình thƣờng của trẻ em cần phải bị pháp luật nghiêm trị, trong đó có hành vi ngƣợc đãi và hiếp dâm trẻ em. Theo luật tuổi đồng thuận tham gia vào hoạt động tình dục là 13, bất kì một hành vi tình dục nào đối với trẻ em dƣới độ tuổi đó đều bị coi là hiếp dâm kể cả là trẻ có đồng ý hay không (Bộ luật hình sự - khoản 4 điều 112). Các nội dung bảo vệ trẻ em

23

độ tuổi từ 13 đến 16 đƣợc quy định theo điểu 115, cấm ngƣời lớn có hành vi giao cấu với trẻ em trong độ tuổi từ 13 đến dƣới 16. Nói một cách khác, trẻ em trong độ tuổi 13 đến dƣới 16 tuổi có thể đồng ý một cách hợp pháp quan hệ tình dục với một ngƣời chƣa thành niên khác nhƣng đƣợc pháp luật bảo vệ khỏi xâm hại tình dục bởi ngƣời thành niên.

Các hành vi xâm hại tình dục trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành:

Theo bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) những hành vi sau đây bị nghiêm cấm, và nếu vi phạm phải chịu những chế tài hình sự nghiêm khắc

1.2.2.1 Hiếp dâm trẻ em

Bất kỳ hành vi giao cấu nào với trẻ em dƣới 13 tuổi đều bị coi là hiếp dâm và bị trừng trị nghiêm minh, theo khoản 4 điều 112 quy định: “Mọi trƣờng hợp giao cấu với trẻ em chƣa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em” tức là ngƣời phạm tội có hành vi giao cấu với trẻ em, dù có dùng vũ lực hay thủ đoạn khác hay không, dù trẻ em có đồng ý hay không đều phạm tội hiếp dâm trẻ em. Quy định này xuất phát từ quan niệm cho rằng: trẻ em Việt Nam chƣa đủ 13 tuổi chƣa có nhu cầu về sinh lý (tình dục) hiểu lệch lạc về hành vi, chƣa thể biểu lộ ý chí đúng đắn của mình dễ bị ngƣời khác lôi kéo, rủ rê, mua chuộc, khó có thể tự vệ đƣợc, do đó cần phải đƣợc bảo vệ đặc biệt nhằm bảo đảm sự phát triển bình thƣờng, lành mạnh của các em.

Ngoài ra hiếp dâm trẻ em từ 13 đến dƣới 16 tuổi theo điểu 112 của Bộ luật hình sự còn là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ đƣợc của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ. hành vi dùng vũ lực trong tội hiếp dâm trẻ em cũng giống nhƣ hành vi dùng vũ lực trong tội hiếp dâm, ngƣời phạm tội dùng vũ lực là dùng sức mạnh về thể chất nhƣ bóp cổ, vật ngã, giữ tay chân, bịt miệng,

24

đấm đá, xé quần áo nạn nhân... nhằm làm cho nạn nhân mất khả năng kháng cự để thỏa mãn dục vọng, dùng thủ đoạn khác là ngƣời phạm tội có hành vi đe dọa dùng vũ lực uy hiếp tình thần hoặc dần ép họ, lợi dụng tình thế không thể kháng cự làm cho nạn nhân khiếp sợ, có trƣờng hợp dùng thuốc gây mê làm cho nạn nhân ngất xỉu, cho uống rƣợu hoặc chất kích thích để thực hiện hành vi giao cấu.

1.2.2.2 Có hành vi giao cấu

Theo Bộ luật hình sự quy định, các trƣờng hợp giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dƣới 16 tuổi dù có sự đồng thuận hay không đồng thuận của các em thì vẫn phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, cụ thể tại điều 114 “tội cƣỡng dâm trẻ em” và điều 115 “tội giao cấu với trẻ em”

- Cưỡng dâm trẻ em:

Cƣỡng dâm trẻ em là hành vi của một ngƣời đã thành niên dùng mọi thủ đoạn khác nhau khiến ngƣời từ đủ 13 đến dƣới 16 tuổi lệ thuộc mình hoặc đang trong tình trạng quẫn bách phải miễn cƣỡng giao cầu với mình. Quan hệ lệ thuộc ở đây có thể là quan hệ về mặt kinh tế (giữa ngƣời nuôi dƣỡng và ngƣời đƣợc nuôi dƣỡng), quan hệ gia đình (cha, mẹ và con) ngoài ra ngƣời đang ở trong tình trạng quẫn bách là trƣờng hợp ngƣời đang ở trong tình trạng hết sức khó khăn, tự mình không thể hoặc khó có thể khắc phục đƣợc mà đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của ngƣời khác... Ngƣời phạm tội lợi dụng quan hệ lệ thuộc hoặc hoặc hoàn cảnh khó khăn đặc biệt để đe dọa, khống chế tƣ tƣởng của họ, buộc họ phải miễn cƣỡng chịu sự giao cấu, tuy nhiên cần lƣu ý rằng hành vi đe dọa ở tội cƣỡng dâm chƣa đến mức làm ngƣời bị đe dọa tê liệt ý chí, không dam kháng cự nhƣ ở tội hiếp dâm. Ngƣời bị đe dọa chỉ bị khống chế tƣ tƣởng, họ vẫn có khả năng phản kháng nhƣng đã miễn cƣỡng chịu sự giao cấu.

25

- Giao cấu đối với trẻ em:

Giao cấu đối với trẻ em là hành vi của một ngƣời đã thành niên giao cấu với ngƣời từ đủ 13 tuổi đến dƣới 16 tuổi một cách hoàn toàn tự nguyện của ngƣời bị hại. Hành vi giao cấu trong trƣờng hợp này đạt đƣợc hoàn toàn không do dùng vũ lực, thủ đoạn nào cả mà do sự thỏa thuận hoàn toàn của nạn nhân (do yêu đƣơng, chơi bời, khám phá...) mặc dù là tự nguyện và có nhiều trƣờng hợp yêu cầu không xử lý ngƣời phạm tội nhƣng yêu cầu này không đƣợc chấp nhận vì họ là đối tƣợng mà Nhà nƣớc buộc phải bảo vệ sự phát triển bình thƣờng về sinh lý.

- Dâm ô với trẻ em:

Dâm ô với trẻ em là hành vi của một ngƣời đã thành niên dùng mọi thủ đoạn có tình chất dâm dục đối với trẻ em dƣới 16 tuổi nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhƣng không có ý định giao cấu với trẻ em đó, hành vi dâm ô đƣợc thể hiện đa dạng nhƣ: sờ mó, hôn hít, thực hiện hành vi quấy rối tình dục đối với trẻ em nhƣ phô bày bộ phận sinh dục của mình cho trẻ em thấy, dùng lời nói để kích thích tình dục, hoặc cho trẻ xem tranh ảnh, sách báo, băng hình khiêu dâm, tất cả hành vi trên chỉ nhằm một mục đích nhằm thỏa mãn dục vọng thấp hèn của ngƣời phạm tội, làm ảnh hƣởng nặng nề đến tâm lý và sự phát triển bình thƣờng của trẻ, khiến trẻ có nguy cơ bị tha hóa vào lối sống trụy lạc.

1.2.3 Chủ thể thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em

Tùy vào cách nhìn nhận vấn đề ở các góc độ khác nhau, chúng ta sẽ có nhiều cách phân loại chủ thể thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Theo bộ luật hình sự nam 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), đối với các tội xâm hại tình dục trẻ em, quy định tại các điều 112, 114, 115, 116 thì chủ thể đƣợc quy định chung là nam và nữ đều có thể thực hiện hành vi phạm tội, tuy nhiên

26

đứng dƣới góc độ tội phạm học, phân theo mối quan hệ của nạn nhân với ngƣời thực hiện hành vi bao gồm 2 loại chủ thể.

- Nhóm chủ thể là người thân trong gia đình:

Nhóm chủ thể này không chỉ gói gọn trong phạm vi là những ngƣời thân thích, cùng dòng máu mà còn là những ngƣời xa lạ nhƣng có quan hệ gắn bó với một vài thành viên trong gia đình và đang sống trong gia đình của nạn nhân, bao gồm những chủ thể sau đây:

+ Cha mẹ và những ngƣời có cùng dòng máu, họ hàng + Cha mẹ nuôi

+ Cha dƣợng hoặc mẹ kế + Ngƣời dám hộ

+ Anh rể, em rể, em dâu, chị dâu

+ Bạn trai của mẹ hoặc bạn gái của cha sống trong gia đình

Đây là nhóm chủ thể để lại nhiều hậu quả về tâm lý nặng nề nhất cho trẻ, là những đấng sinh thành, những ngƣời thân thích có quan hệ gắn bó với các em trong gia đình, lại lợi dụng chính sự ngây thơ, non nớt của các em, tàn nhẫn hơn là lợi dụng sự yêu thƣơng, kính trọng và niềm tin của các em đối với mình để thực hiện hành vi trái đạo đức. Nỗi ám ảnh đó sẽ còn đeo bám theo các em mãi mãi bởi vì gia đình đã không còn là nơi bình yên, an toàn đối với các em nữa.

- Nhóm chủ thể là người ngoài xã hội:

Đây là những ngƣời không có mối quan hệ họ hàng thân thích nào đối với trẻ, đó có thể là:

+ Hàng xóm

+ Giáo viên tại trƣờng các em theo học + Ngƣời trông nhà

27 + Bạn bè ngoài xã hội

Nhóm chủ thể này thƣờng lợi dụng sự hiểu biết non kém của các em hoặc lợi dụng nghề nghiệp của bản thân để dụ dỗ các em tham gia hành vi tình dục. các em sẽ bị ảnh hƣởng tâm lý nghiêm trọng, thu mình lại và tỏ ra sợ hãi không dám tiếp xúc với môi trƣờng bên ngoài, với các quan hệ xã hội khác.

1.2.4 Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị xâm hại tình dục

Ở những trẻ em bị xâm hại tình dục thƣờng ít có dấu vết bên ngoài cơ thể. Nhiều trƣờng hợp không có bằng chứng của sự hoảng loạn hoặc tổn thƣơng thể chất. Vì vậy, việc khuyến khích trẻ chủ động nói ra đƣợc vấn đề mình gặp phải là cách tốt nhất. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi một trẻ em bị xâm hại tình dục bộc lộ với ngƣời lớn và nhận đƣợc sự giúp đỡ thì sẽ ít bị tổn thƣơng và tình trạng bị xâm hại cũng không dài nhƣ trƣờng hợp trẻ không nói ra và không nhận đƣợc bất kỳ sự giúp đỡ nào. Những dấu hiệu sau đây ở trẻ có thể gợi ý tới việc trẻ đã bị xâm hại tình dục:

- Biểu hiện bên ngoài: Quần áo bị rách, nhàu nát, bẩn. Có vết máu hoặc vết bẩn trên quần áo, cơ thể.

- Dấu hiệu về thể chất: Đau, sƣng, ngứa, xƣớc, bầm tím, chảy máu ở cơ quan sinh dục, hậu môn hoặc các vị trí khác nhau trên cơ thể. Đau buốt khi đi tiểu hoặc đại tiện. Mắc bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục.

- Biểu hiện hành vi: Di chuyển khó khăn, ngồi khó khăn, có những hành vi sờ mó cơ quan sinh dục, thủ dâm, chăm chút hình thức bên ngoài quá mức... Thích hoặc sợ nói (né tránh) về chủ đề tình dục, có biểu hiện nói dối. Giờ giấc sinh hoạt thay đổi, xa lánh, ngại tiếp xúc với mọi ngƣời.

Một phần của tài liệu Vấn đề xâm hại tình dục trẻ em ở nước ta hiện nay (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)