1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT VỀ VẤN ĐỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

119 683 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 601,85 KB

Nội dung

Từ đó đề xuất các phương án nhằm hoàn thiệnpháp luật hình sự về tội xâm phạm tình dục trẻ em và đưa ra một số giải pháp nâng caohiệu quả công tác điều tra, truy tố xét xử các tội xâm phạ

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Vấn đề trẻ em được quan tâm đặc biệt của các quốc gia và cộng đồng quôc tế Sáutrong tổng số tám mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ (MDGs) là nâng cao chất lượng cuộcsống và thực hiện các quyền lợi của trẻ em Tạo cho trẻ em điều kiện sống và phát triểntốt nhất Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới về về sức khoẻ và bạo lực córất nhiều (2002), khoảng 20% phụ nữ và 5-10% nam giới đã từng bị xâm hại tình dục thờithơ ấu Các nghiên cứu cho rằng, con số thực tế còn cao hơn do rất nhiều vụ xâm hại tìnhdục trẻ em (XHTDTE) không được thông báo và thống kê do người bị hại khôngmuốn/không dám tiết lộ Có nhiều lý do khiến các em trở thành nạn nhân của của nạn củaXHTDTE như nghèo đói, di cư, sự biến đổi các giá trị trong gia đình, tình trạng phân biệtđối xử về giới, quá trình chuyển đổi kinh tế, sự hạn chế trong nhận thức về vấn đề bảo vệtrẻ em và những vấn đề bất cập trong khung pháp lý và việc thực thi pháp luật liên quanđến trẻ em Tất cả những điều trên đang đe doạ đến sự an toàn và phát triển của trẻ em

Theo thống kê của Bộ Lao động và Thương binh xã hội, hiện nay Việt Nam cókhoảng 27 triệu trẻ em (chiếm 29% dân số) Có thể thấy, trong nhiều năm qua, các vấn đề

về bảo vệ, chăm sóc trẻ em ngày càng được quan tâm tại Việt Nam Trong số đó, có nhómtrẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bị lạm dụng, bị bóc lột và buôn bán vì mục đích tình dục; trẻ

em lang thang cơ nhỡ; trẻ em khuyết tật; trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ mồ côi; trẻ em bịruồng bỏ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; trẻ em sống trong cảnh nghèo đói

Để đảm bảo các điều kiện phát triển và bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi xâm hại nóichung, xâm hại tình dục nói riêng, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật đểghi nhận các quyền trẻ em và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình

và các cá nhân trong việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống

an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em Mặc dùvậy, hiện nay, tình trạng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em diễn biến hết sức phức tạp vớinhiều thủ đoạn mới, tính chất vụ việc đã đến mức nghiêm trọng; sự vô cảm, mất nhân tínhcủa tội phạm báo động về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận dân cư Nguy cơ bị xâmhại tình dục có thể xảy ra đối với trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào, không phân biệt giới tính, từ

Trang 2

thành thị đến nông thôn, và trẻ có thể bị xâm hại ngay dưới mái trường, trong ngôi nhàcủa chính mình những điều trên đã tạo ra sự phẫn lộ, lo lắng trong toàn xã hội.

Đà Lạt, một thành phố du lịch nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lâm Đồng Trong nhữngnăm qua kinh tế của thành phố luôn duy trì ở mức tăng trưởng cao hơn so với trung bình

cả nước Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng và đang từng bước phát huy tác dụng, cáclĩnh vực văn hóa xã hội đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhân, nhất là giào dục và thựchiện chính sách đối với người đồng bào dân tộc Bên cạnh những thành tựu về phát triểnkinh tế- xã hội ấy thì vẫn còn mặt hạn chế còn xảy ra; đó là tình hình tội phạm diễn raphức tạp diễn ra trong nhiều lĩnh vực, trong đó có tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.Trong những năm gần đây; tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ở Đà Lạt diễn ra khá phứctạp; cụ thể như năm 2014, số vụ án xâm hại tình dục trẻ em ở Đà Lạt bị phát hiện chiếmtới 30% tổng số vụ án xâm hại trẻ em toàn tỉnh Xuất phát từ vấn đề đó, chúng tôi lựa

chọn nội dung “Nhận thức và thái độ của học sinh THCS, THPT trên địa bàn thành phố

Đà Lạt về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em” làm đề tài nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu:

- Đánh giá mức độ mức độ nhận thức và thái độ của học sinh THCS, THPT trênđịa bàn thành phố Đà Lạt về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em Trên cơ sở những kết quảkhảo sát đó và kết qua thu được từ việc thu thập các ý kiến phụ huynh, giáo viên, lựclượng công an trên địa bàn thành phố Đà Lạt Đề tài đưa ra một số giải pháp và chỉ ra một

số kỹ năng giúp cho các bạn học sinh THCS, THPT trong việc phòng tránh, đấu tranh vớihành vi xâm hại tình dục trẻ em

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nhận thức và thái độ của học sinh THCS, THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt vềvấn đề xâm hại tình dục trẻ em

3.2 Khách thể nghiên cứu:

Học sinh THCS và THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt

4 Giả thuyết nghiên cứu:

Phần lớn học sinh THCS, THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt nhận thức chưađầy đủ về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em; còn thiếu các kỹ năng phòng tránh và đấu tranhvới hành vi xâm hại tình dục trẻ em

Trang 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến nội dung kiến thức vềXHTDTE, cơ sở pháp lý trong đáu tranh với hành vi XHTDTE của Việt nam; nhận thức

và thái độ của học sinh về vấn đề XHTDTE làm cơ sở lý luân cho đề tài nghiên cứu;

- Khảo sát nhận thức và thái độ của học sinh THCS, THPT trên địa bàn thành phố

Đà Lạt về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em

- Khảo sát nhận thức, thái độ của bậc cha mẹ về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em

- Đưa ra một số giải pháp và xây dựng một số kỹ năng dành cho học sinh THPTtrong việc phòng tránh và đấu tranh với hành vi xâm hại tình dục trẻ em

+ Trường THCS, THPT Tây Sơn

+ Trường THCS Phan Chu Trinh

6.2 Phạm vi thời gian: Năm 2017 và 2018

7 Phương pháp nghiên cứu:

Cơ sở phương pháp luận của đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích, tổng hợp tài liệu liên quan đến vấn đềnghiên cứu

- Phương pháp khảo sát mẫu: đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quátrình nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức và tháí độ của học sinhTrườngTHPT chuyên Thăng Long – Đà Lạt về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em Trên cơ

sở đó, đề tài đưa ra một số giải pháp và xây dựng một số nhóm kỹ năng phòng tránh vàđấu tranh với những hanh vi xâm hại tình dục trẻ em

Trang 4

- Phương pháp Toán thống kê ứng dụng trong nghiên cứu: dùng để xử lý số liệu

8 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Nội dung đề tài chialàm 3 chương

Trang 5

B NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Trong cuốn sách “Thời thơ ấu và những chân thương tâm lý” (Childhood andTrauma), bài viết “Xâm hại tình dục trẻ em, những khó khăn phải đối mặt để bảo vệ trẻcủa chuyên viên chăm sóc sức khỏe tâm thần” (1984), tác giả David Finkelhor đã cungcấp một cái nhìn khái quát về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em từ đó đưa ra nhưng khókhăn mà các chuyên gia thường gặp trong việc tiếp cận, chẩn đoán sự hiện diện của việcxâm hại tình dục Tác giả cũng đưa ra những nguyên tắc được đặt ra ở Bắc Mỹ có thể canthiệp thành công vấn đề xâm hại tình dục trẻ em ở các quốc gia khác

Bài viết “Xâm hại tình dục trẻ em” của tác giả Kathleen Coulborn Faller viết năm

2001 và in trong cuốn “Nhận định và trị liệu : Các bài báo chuyên ngành từ Bách khoatoàn thư về Sức khoẻ Tâm thần” đã đưa ra những khái niệm, phạm vi và phương thức ảnhhưởng của xâm hại tình dục để nhấn mạnh tác động tiêu cực của việc bị xâm hại đến sứckhỏe tâm thần của các em Từ đó đề ra những phương pháp can thiệp cũng như phòngtránh xâm hại tình dục trẻ em

Bài viết: “Xâm hại tình dục trẻ em” của các tác giả Gavin Andrews, Justine Corry,Tim Slade, Cathy Issakidis và Heather Swanston đã đưa ra các bằng chứng về mối quan

hệ giữa lạm dụng tình dục trẻ em và chứng rối loạn tâm thần xảy ra sau đó Để chứngminh cho luận điểm của mình, các tác giả đã đưa ra những con số về thực trạng, dấu hiệu,phân loại các hành vi xâm hại tình dục cũng như các nghiên cứu về tâm lý của nạn nhânđược trong quá trình trưởng thành sau khi bị quấy rối, xâm hại tình dục

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Bài viết: “Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục – Những vấn đề cần quan tâm” củatác giả Ngô Xuân Tín và Nguyễn Ngọc Dung đăng trên báo Cảnh sát nhân dân ngày29/5/2015 đã chỉ ra 5 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm hại tình dục gia tăng,như: sự thiếu quan tâm của gia đình, sự phân hóa giàu nghèo, điều kiện sống chênh lệch,công tác truyền thông giáo dục, công tác bảo vệ chăm sóc chưa hợp lý và sực tác độngcủa nền kinh tế thị trường Từ đó tác giả đã đưa ra nhưng biện pháp nhằm làm tốt công tácphòng ngừa, phát hiện, đấu tranh có hiệu quả hơn với xâm hại tình dục trẻ em

Trang 6

Luận án “Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam” (2015)của ông Nguyễn Tuấn Thiện đã đưa ra một số nội dung cơ bản về các tội xâm phạm tìnhdục trẻ em trong bộ luật hình sự với những yếu tố ảnh hưởng gây nên khó khăn, vướngmắc, bất cập đến quá trình điều tra, xét xử Từ đó đề xuất các phương án nhằm hoàn thiệnpháp luật hình sự về tội xâm phạm tình dục trẻ em và đưa ra một số giải pháp nâng caohiệu quả công tác điều tra, truy tố xét xử các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bànthành phố Hà Nội.

Báo Thanh niên cũng có một chuỗi bài báo gồm 8 kỳ với những nội dung khácnhau về xâm hại tình dục trẻ em, từ những định nghĩa cơ bản về xâm hại tình dục trẻ em,đối tượng bị xâm hại tình dục, đến những góc khuất về cuộc sống của những đứa trẻ lànạn nhân của xâm hại tình dục, cách xã hội nhìn nhận, đối xử, các khó khắn trong việcđiều tra, khởi tố của chính quyền Những bài báo ấy được đưa ra dưới lời kể, góc nhìn củanhững người làm cha, làm mẹ, hay thậm chí là của những nạn nhân từ đó tạo nên một tácđộng lớn cho người tiếp nhận

Ngoài ra cũng có các đề tài “Hành vi quấy rối và xâm hại tình dục trẻ em ở địa bànthành phố Huế, thực trạng và giải pháp” của Trương Thanh Vũ , “Vấn đề xâm hại tìnhdục trẻ em ở nước ta hiện nay” của Trần Thị Thanh Trà, và nhiều luận án khác cũng đềcập đến thực trạng, các giải pháp nhằm nâng cao kỉ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻem

Nhìn chung, các công trình, bài viết nếu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khácnhau của đề tài Tuy vậy, cho đến nay chưa có một chuyên luận nào đề cập sâu sắc đếnvấn đề “ Nhận thức và thái độ của học sinh THCS, THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt

về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em”

1.2 Trẻ em và xâm hại trẻ em

1.2.1 Khái niệm về trẻ em

Từ xưa đến nay, trẻ em được coi là một thành phần quan trọng, không thể thiếutrong mỗi gia đình, là biểu tượng của tương lai, là “mầm non”, là “tiềm năng” của mọi xãhội

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, mà chúng vận động và phát triển theonhững quy luật khác với người lớn, có cách nhìn nhận, cách suy nghĩ và cách cảm nhậnriêng và đặc biệt, trẻ em là những người phát triển chưa đầy đủ về thể chất, tinh thần, trí

Trang 7

tuệ, đạo đức và xã hội Hay nói cách khác, trẻem là những người còn rất non nớt cả về thểlực lẫn trí lực Chính vì vậy, trẻ em chưa thể có khả năng tự chăm sóc, bảo vệ mình nênđòi hỏi có sự quan tâm, chăm sóc một cách đặc biệt từ phía người lớn

Nghiên cứu về khái niệm trẻ em có thể nhìn nhận một cách đa chiều, có thể dướigóc độ triết học, xã hội học, tâm lý học hay luật học , tuy nhiên, tùy theo sự tiếp cậnkhác nhau về trẻ em mà có thể đưa ra những định nghĩa khác nhau

Dưới góc độ triết học, trẻ em được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với sựphát triển xã hội Con người sáng tạo ra lịch sử và trẻ em là con đẻ của thời đại, của xãhội Trong mọi thời đại, tương lai của một quốc gia, dân tộc đều tùy thuộc vào việc chămsóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em

Dưới góc độ xã hội học, xác định trẻ em là người có vị thế, vai trò xã hội khác vớingười lớn Điều này thể hiện ở chỗ trẻ em được xã hội quan tâm tạo điều kiện sinh thành,bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc để phát triển thành người lớn Trẻ em là người chưa đạt tới

sự trưởng thành về thể chất cũng như về tinh thần để được coi là người lớn

Dưới góc độ tâm lý học, khái niệm “trẻ em” được dùng để chỉ giai đoạn đầu của sựphát triển tâm lý-nhân cách con người Các nhà tâm lý học rất quan tâm nghiên cứu sựphát triển tâm lý của con người nói chung và trẻ em nói riêng trong độ tuổi từ lúc lọt lòngđến tuổi dậy thì [5, tr.3]

Dưới góc độ khoa học pháp lý, khái niệm trẻ em thường được tiếp cận theo “độtuổi” Điều đó có nghĩa là một cá nhân có thể được coi là người lớn hay trẻ em phụ thuộcvào năm sinh của người đó tại thời điểm xác định Độ tuổi của trẻ em được xác định tùytheo mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa-xã hội cụ thể, thậm chí mỗi quốc gia ở phương diệnpháp lý thì tùy vào đối tượng và mục đích điều chỉnh mà ở một số ngành luật, văn bản quiphạm pháp luật có sự qui định độ tuổi của trẻ em là khác nhau

Như vậy, dưới góc độ pháp lý, có thể xem xét khái niệm trẻ em theo hai lĩnh vực,

đó là lĩnh vực pháp luật quốc tế và lĩnh vực pháp luật quốc gia

1.2.1.1 Khái niệm trẻ em theo Công ước về Quyền trẻ em năm 1989 và pháp luật nướcngoài

Theo Tuyên bố về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc năm 1959 “Trẻ em, do chưa

trưởng thành về tinh thần và thể lực cần có sự bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, bao gồm sựbảo vệ về mặt pháp lý thích hợp, trước cũng như sau khi sinh”

Trang 8

Điều 1, Công ước về Quyền trẻ em năm 1989 đã ghi nhận“Trẻ em là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”

Như vậy, khái niệm trẻ em được đề cập trong Công ước chủ yếu dựa vào độ tuổi của

trẻ em để xác định, không như trong triết học, xã hội học, tâm lý học,…Theo tinh thần Công

ước, có thể ngầm hiểu rằng khái niệm trẻ em bao gồm cả người chưa thành niên hay cũng cóthể hiểu rằng người chưa thành niên bao gồm cả trẻ em và đều là những người ở độ tuổi dưới

18

Trên cơ sở Công ước về Quyền trẻ em năm 1989 mà các quốc gia thành viên thamgia công ước thừa nhận độ tuổi trong khái niệm về trẻ em là dưới 18, mỗi quốc gia, mỗinền văn hóa-xã hội, mỗi tổ chức cụ thể có thể xem xét trẻ em ở nhiều độ tuổi khác nhau,chẳng hạn, các tổ chức của Liên hợp quốc, như Quỹ Dân số (UNFPA), Tổ chức Lao độngquốc tế (ILO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) đều xác định kháiniệm trẻ em dựa vào độ tuổi và khẳng định rằng trẻ em là người dưới 18 tuổi hay phápluật của một số nước trong khu vực và trên thế giới có qui định như sau:

Theo pháp luật Trung Quốc: Điều 2, Luật bảo vệ người chưa thành niên quy định,trẻ em còn được gọi là trẻ chưa thành niên, là công dân dưới 18 tuổi, được hưởng quyềnsống, quyền phát triển, quyền được bảo vệ và quyền tham gia Nhà nước phải bảo vệ vàchăm sóc đặc biệt cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ chưa thành niên, bảo đảmcác quyền bất khả xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên

Theo pháp luật Nhật Bản: Điều 4, luật Phúc lợi trẻ em năm 1947 và pháp luật hiệnhành cũng quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi Pháp luật tôn trọng và thực thi toàn bộnhững quy định để bảo đảm mọi phúc lợi cho trẻ em

Theo điều luật Liên bang Nga số 124 - FZ ngày 21/7/1998 (sửa đổi), thì trẻ emđược hiểu là người ở độ tuổi dưới 18 Tại điều 6 Luật này quy định việc bảo đảm cácquyền của trẻ em ở Liên bang Nga từ khi sinh ra và được Nhà nước bảo đảm các quyền và

tự do của con người và công dân phù hợp với Hiến pháp của Liên bang Nga, phù hợp vớinguyên tắc pháp luật phổ quát được công nhận chung và các quy phạm pháp luật quốc tế,các điều ước quốc tế của Liên bang Nga và của luật này, phù hợp với Bộ luật Hôn nhân

và Gia đình và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Liên bang Nga

Trang 9

Như vậy, việc bảo vệ các quyền của trẻ em tại Liên bang Nga đã được định chếtrong pháp luật và phù hợp với pháp luật quốc tế về quyền trẻ em Điều đó đã được khẳngđịnh trong Hiến pháp năm 1992 của Liên bang Nga Theo đó Hiến pháp năm 1992 củaLiên bang Nga quy định rằng: các nguyên tắc và các quy phạm được công nhận chungcủa luật quốc tế là một bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật Liên bang Nga (khoản 4,điều 15); Liên bang Nga công nhận và bảo đảm các quyền tự do của con người và côngdân phù hợp với các nguyên tắc và các quy phạm được công nhận chung của luật quốc tế

và với Hiến pháp (khoản 1, điều 17); Liên bang Nga bảo đảm các quyền của các dân tộcphù hợp với các nguyên tắc chung và các quy phạm pháp luật quốc tế với các điều ướcquốc tế mà Liên bang Nga đã ký kết hoặc gia nhập (Điều 69)

Theo pháp luật Liên bang của Hoa Kỳ thì “trẻ em là người dưới 18 tuổi”

Như vậy, hầu hết các nước đều nhìn nhận khái niệm trẻ em dựa trên cơ sở độ tuổi,tuy nhiên, mỗi nước có qui định khác nhau về độ tuổi để được coi là trẻ em Việc qui định

độ tuổi ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào sự phát triển về thể chất, tâm sinh lý của trẻ em ởmỗi quốc gia, điều kiện lịch sử, văn hóa và kinh tế của mỗi đất nước Do đó, có nhữngquốc gia qui định độ tuổi thành niên sớm hơn hoặc trễ hơn 18 tuổi như được xác địnhtrong Công ước về quyền trẻ em

Tuy độ tuổi được coi là trẻ em ở mỗi quốc gia, mỗi tổ chức có sự khác nhau nhưngnhìn chung trẻ em ở tất cả các quốc gia đều có các đặc điểm sau:

Thể chất và trí tuệ chưa trưởng thành

Cần có sự chăm sóc, giáo dục đặc của gia đình, nhà trường, xã hội cả về mặt đạođức và pháp lý

1.2.1.2 Khái niệm trẻ em theo pháp luật Việt Nam

Với tư cách là thành viên của Liên Hợp quốc, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á

và nước thứ hai trên thế giới tham gia Công ước quyền trẻ em năm 1990

Trên cơ sở các qui định của Công ước quyền trẻ em, Việt Nam nội luật hóa các quiđịnh của công ước trong lĩnh vực pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em, trong đó có đề cậpđến khái niệm về trẻ em

Dưới góc độ khoa học pháp lý Việt Nam, hầu như chưa có một định nghĩa đầy đủ

về trẻ em cũng như sự điều chỉnh pháp luật đối với trẻ em mà chỉ có một số ngành luậtnhắc đến các khái niệm trẻ em, người chưa thành niên và các qui định này không thống

Trang 10

nhất trong từng ngành luật cụ thể Theo điều 1, Luật trẻ em quy định “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”

Như vậy, căn cứ để xác định trẻ em Việt Nam phải là người có quốc tịch Việt Nam

và ở trong độ tuổi từ 0 đến dưới 16 tuổi

Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì: Nam, nữ kết hôn với nhau phảituân theo các điều kiện sau đây: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên Trongkhi đó, tại Điều 18 của Bộ luật dân sự hiện hành thì: Người từ đủ mười tám tuổi trở lên làngười thành niên Như vậy, với nữ thì chỉ cần đủ 18 tuổi trở lên là có quyền được kết hôn,nhưng nam thì phải đợi đến đủ 20 tuổi mới được thực hiện quyền được kết hôn của mình?Vậy phải chăng đối với nam thì đến 20 tuổi mới hết là trẻ em? Chỉ riêng quy định nàycũng đã cho chúng ta thấy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tuy mới ban hành,nhưng đã bộc lộ bất cập, không thống nhất với Bộ luật Dân sự

Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, tại điều 14 qui định người chưathành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi (Điều 90)

Bộ luật Lao động 1994 (sửa đổi bổ sung năm 2001, 2006, 2007, 2013) quy địnhngười lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi (điều 119), khái niệm trẻ

em được hiểu là người chưa đủ 15 tuổi (điều 120)

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định tuổi chịu trách nhiệm hànhchính “Là người từ đủ 14 tuổi trở lên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính”

Như vậy, theo pháp luật Việt Nam khái niệm trẻ em có sự khác nhau về độ tuổisong trẻ em trước hết là một con người được hưởng mọi quyền và mọi tự do đã được nêu

ra trong các Công ước quốc tế về quyền con người mà không bị bất cứ một sự phân biệtđối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc quanđiểm khác, địa vị, nguồn gốc dân tộc và xã hội, tài sản, dòng dõi hoặc mối tương quankhác Nhưng trẻ em lại là người chưa trưởng thành nên có quyền được chăm sóc, nuôidưỡng, bảo vệ và bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình về mọi vấn đề liên quan đến bảnthân mình Bên cạnh đó, ta có thể ngầm hiểu rằng khái niệm trẻ em trong pháp luật ViệtNam hẹp hơn khái niệm người chưa thành niên, bởi người chưa thành niên bao gồm cả trẻ

em và những người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Từ những phân tích và phạm vi nghiên cứu của đề tài ở trên về khái niệm trẻ em,

tác giả có thể xây dựng một khái niệm theo quan điểm của riêng mình đó là: trẻ em là

Trang 11

những người dưới 18 tuổi, chưa đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, có đầy đủ các quyền của con người và những quyền đặc thù theo lứa tuổi.

1.2.2 Xâm hại trẻ em và các hình thức xâm hại trẻ em

1.2.2.1 Xâm hại trẻ em

Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa “Xâm hại trẻ em bao gồm mọi hình thức ngược đãi

về thể chất và tinh thần, xâm hại tình dục, xao nhãng, bóc lột gây ra những thương tổn về sức khỏe, tính mạng, khả năng phát triển hay phẩm giá bằng cách lợi dụng chức phận, lòng tin hoặc quyền hạn”.

Theo quy định tại khoản 5, điều 3 Luật trẻ em thì xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn

hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực,bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác

Từ hai khái niệm trên chúng ta có thể thấy được Xâm hại trẻ em có thể là hànhđộng (bạo lực về thể chất, tinh thần; xâm hại tình dục, bóc lột, mua bán) hoặc không nhấtthiết là hành động (xao nhãng, bỏ mặc trẻ) có chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hạicho trẻ

Hậu quả của xâm hại trẻ em gây ra những tổn thương nghiêm trọng và lâu dài cả

về thể chất và tâm lý (sự sợ hãi, rối loạn, sự mặc cảm, tự ti, sự phát triển lệch lạc về nhâncách) đối với nạn nhân trẻ em Những hậu quả của xâm hại trẻ em cũng ảnh hưởng đếngia đình, cộng đồng và toàn xã hội

Căn cứ vào nội dung của khái niệm xâm hại tình dục chúng ta có thể phân chia cáchình thức xâm hại tình dục thành 4 hình thức đó là: xâm hại thể chất, xâm hại tinh thần,xâm hại tình dục, xao nhãng – bỏ mặc, không quan tâm đến nhu cầu của trẻ

Trang 12

1.2.2.2 Các hình thức xâm hại

- Xâm hại về thể chất:

Xâm hại về mặt thể chất của trẻ bao gồm các hành vi sau:

+ Đánh đập hoặc gây tổn thương cho trẻ

+ Sử dụng trẻ như một nô lệ

+ Bóc lột sức lao động ảnh hưởng đến thời gian học tập và vui chơi của trẻ+ Đánh đập và nhạo báng trẻ ở trường

- Xâm hại về mặt tinh thần

Xâm hại trẻ về mặt tinh thần của trẻ bao gồm các hành vi sau:

+ Xâm hại bằng lời nói (mắng chửi, nhạo báng)

+ Trêu nghẹo trẻ một cách quá đáng

+ Xâm hại sự riêng tư của trẻ

- Xâm hại tình dục (mục 1.1.3)

- Xao nhãng – bỏ mặc, không quan tâm đến nhu cầu của trẻ

+ Không chăm sóc trẻ (không tắm rửa, không cho trẻ ăn)

+ Bỏ bê, không giám sát trẻ

+ Phớt lờ nhu cầu học tập của

+ Phớt lờ nhu cầu được yêu thương của trẻ

+ Không quan tâm đến nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của trẻ

+ Không lo lắng cho trẻ

1.3 Xâm hại tình dục trẻ em

Xâm hại trẻ em

là gì?

Xâm hại thể chất

Xâm hại tình dục

Xao Nhãng -b

Xâm hại tinh thần

Trang 13

1.3.1 Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em

Xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE), theo định nghĩa của Finkelhor (2009), baogồm toàn bộ hành vi phạm tội về tình dục mà trẻ em dưới 17 tuổi là nạn nhân Theo địnhnghĩa này, người phạm tội hoặc có hành vi XHTDTE có thể là người lớn, quen biết hoặckhông quen biết với trẻ em, thanh niên hoặc trẻ em khác Bên cạnh những hành vi phạmtội xâm hại tình dục có giao cấu, định nghĩa này bao hàm cả những hành vi phạm tội màngười gây tội và nạn nhân thậm chí không có tiếp xúc với nhau về mặt thể xác như bắt trẻ

em nhìn các hành vi tình dục, sử dụng trẻ em để sản xuất các ấn phẩm khiêu dâm, tántỉnh, gạ gẫm,…

Luật bảo vệ và hỗ trợ trẻ em bị bạo hành của Mỹ (CAPTA) định nghĩa xâm hại tìnhdục trẻ em bao gồm những hành vi sau: “ Sử dụng, thuyết phục, lôi kéo, hoặc sử dụng áplực để bắt trẻ em tham gia vào hoặc hỗ trợ người khác tham gia vào thực hiện hành vi tìnhdục hoặc hành vi gợi tình vì mục đích có hành vi tình dục hoặc hiếp dâm, và trong trườnghợp những người chăm sóc hoặc người than trong gia đình gạ gẫm, mại dâm hoặc nhữnghình thức bóc lột tình dục trẻ em hoặc loạn luân với trẻ em.” (Childen WelfaleInformation Gateway ,2009)

Một số nghiên cứu cho rằng xâm hại tình dục trẻ em xảy ra khi người lớn hoặc mộtngười nhiều tuổi hơn hoặc một người có quyền lực hơn giao tiếp với trẻ em về tình dục đểcảm thấy thoả mãn về tình dục (Danya Glaser and Stephen Frosh, 1993:S.N Madu,2001) Các hình thức giao tiếp bao gồm giao tiếp trực tiếp (như giao cấu, tiếp xúc với cơquan sinh dục, hôn, ôm hoặc đụng chạm theo cách tình dục), giao tiếp gián tiếp( như nhìn, đedoạ,hoặc tán tỉnh), và bạo hành tình dục Theo đó, nạn nhân bị xâm hại tình dục là trẻ emdưới 17 tuổi và người xâm hại là những người lớn hoặc trẻ em khác lớn hơn nạn nhân ít nhất

5 tuổi hoặc những người có quyền lực hơn so với nạn nhân (thầy cô giáo, bác sỹ, người trôngtrẻ,…)

Nhìn chung, các cách định nghĩa khác nhau về XHTDTE: thường tập trung vào 3nội dung chính:(i )tình dục được quan niệm thế nào, những hành vi như thế nào được coi

là xâm hại về tình dục;(ii) độ tuổi và mức độ phát triển của trẻ em và người xâm hại;(iii)tính chất của xâm hại tình dục đối với trẻ em và mối quan hệ của nó với các hình thứcxâm hại hoặc bạo lực khác Một số nhà nghiên cứu cho rằng ý định của người gây bạohành cũng nên được cân nhắc khi định nghĩa về XHTDTE Điều đó sẽ giúp phân biệt ý

Trang 14

định lỡi dụng về tình dục của người XHTDTE với sự chuyền tải tình cảm của người đó.Tuy nhiên, rất khó để đánh giá và phân biệt rõ ràng hai khía cạnh này.

Theo khía cạnh pháp lý, XHTDTE là một thuật ngữ rộng bao gồm những hành vi viphạm về mật dân và hình sự trong đó người lớn thực hiện hành vi tình dục với trẻ em hoặckhai thác trẻ em vì mục đích tình dục Hiệp hội Sức khoẻ Tâm thần Hoa Kì (APA) cho rằng

“trẻ em không thể đồng tình để thực hiện hành vi tình dục với người lớn” và kết tội hành vinày vào người lớn “ một người lớn thực hiện hành vi tình dục với trẻ em là đang phạm tộihình sự và là hành vi phi đạo đức mà xã hội không thể chấp nhận và không thể coi là bìnhthường”

Những điều chưa rõ ràng trong cách định nghĩa thế nào là XHTDTE phần nào chothấy khó có thể phân định đâu là xâm hại, lạm dụng và đâu là hành động vượt quá giớihạn mà người có hành vi không mong muốn thực hiện hoặc vô tình gây ra Có nhiều tranhluận xung quanh những hành vi XHTDTE mà không có tiếp xúc trực tiếp như lôi kéo, gạgẫm, thực hiện hành vi tình dục Mặc dù hành vi này là phạm luật xét từ khía cạnh pháp

lý, nhưng có những nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành vi này có thể gây ra tác động về lâudài đến nạn nhân so với hành vi vuốt ve, hoặc có giao cấu (T.P Ho, 1993)

Các định nghĩa về XHTDTE có thể khác nhau giữu các nghiên cứu Hoặc các nền vănhóa, nhưng nhìn chung nó đều đề cập đến những hành vi nhất định mà tất cả các nền văn hóa

và các định nghĩa khác nhau đều chấp và đồng tình Sự bí mật, sử dụng quyền lực khôngđúng chỗ, và việc làm méo mó mối quan hệ giữa trẻ em và người lớn là những yếu tố quantrọng khi xem xét về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em Những nhân tố khác sẽ được cân nhắc

và xem xét khi người có hành vi XHTDTE là phụ nữ, trẻ em hoặc thanh thiếu niên

1.3.2 Một số yếu tố có liên quan tới nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em

Mọi trẻ em đều có nguy cơ bị xâm hại hoặc lạm dụng tình dục Tuy nhiên, có một

số nhóm trẻ em đặc biệt có nguy cơ cao hơn so với những trẻ em khác Đó là những trẻ

em thiêu nàng, kém phát triển về thể lưc và trí tuệ, trẻ em nhóm các dâm tộc thiểu số, trẻ

em đường phố, trẻ em trong các trại tị nạn, trẻ em không sống cùng gia đình, trẻ em ởnhững nơi có thảm hoạ thiên nhiên hoặc những nơi có xung đột chính trị, bất ổn trẻ emsống ờ những khu ổ chuột và trẻ em hoạt động mại dâm Trẻ em bị xâm hại tình dục cónhiều nguy cơ bị khai thác tình dục Song cũng cần lưu ý ràng không chỉ các nhóm có

Trang 15

nguy cơ cao như vậy cần được chú trọng trong công tác phòng chống, mà trẻ em ở nhữngnhóm khác như trẻ em trong gia đình cũng không nên xem nhẹ.

Giới là một yếu tố có liên quan đến nguy cơ của xâm hại tình dục (Annie Cossins

2000; David Fitikclhor, 2009; John Frcderick, 2010: Kimbcrl yA.Tylcrct ai… 2001: S N.Madu 2001; TP Ho 1993) Những người xâm hại phần lớn là nam giới, từ những ngườicòn tuổi vị thành niên cho đến người cao tuổi Theo thuyết kiến tạo xã hội (socialconstruction-tam) tình dục giúp cho nam giới khẳng định nam tính và hành vì tình dụcchính là cái tạo nên sự khác biệt về quyền lực giữa nam giới và đối tượng của anh ta Vìthế xâm hại tình dục trẻ em chính là cách thức mà một số nam giới thực hiện để thế hiện

sự thống trị và kiếm soát của mình Bằng hành vi xâm hại tình dục với trẻ em nam giớithể hiện được nam tính của mình khi không có quyền lực Như vậy những nam giới có ítquyền lực xã hội nhất thường sử dụng thực hành tình dục bóc lột kiểu này để thế hiệnquyền lực (ngay cả khi có thể quyền lực mà họ cảm nhận chỉ là hư ảo) bởi vì họ không cónhững nguồn lực khác để thế hiện nam tính của mình Điều đó giải thích cho việc namgiới ở nhóm có đặc trưng kinh tế-xă hội thấp có tỷ lệ xâm hại tình dục trẻ em hoặc hiếpdâm cao hơn so với nhóm có đặc trưng kinh tế-xã hội cao hơn Tuy nhiên, cũng có nghiêncứu cho thấy XHTDTE không giới hạn trong nhóm, tầng lớp xã hội nào hay dân tộc nào.Các nghiên cứu từ khía cạnh tâm lý cũng cho thấy rằng nhu cầu tình dục với trẻ em là bấtthường và việc nam giới có hành vi với trẻ em là để thể hiện nám tính và quyền lực củamình bời vì có thể trong các mối quan hệ với nhuwgx người trưởng thành khác họ thểhiện được điều này

Trẻ em gái có nguy cơ bị XHTD cao hơn nhiều so với bé trai (Finkelhor, 2009).Đối với trẻ em gái, nguy cơ bị xâm hại tình dục tăng lên theo độ tuổi còn đối với trẻ emtrai, xâm hại tình dục thưởng xảy ra ở giai đoạn dạy thì

Độ tuổi, nhiên cứu ở các quốc gia Nam Á cho thấy trẻ em ở mọi nhóm tuổi đều

coa nguy cơ bị xâm hại tình dục Trẻ em, cả trẻ em tra và trẻ em gái, ở nhóm tuổi mẫugiáo đều bị tổn thương như nhau song nghiên cứu chưa đưa ra được những bằng chứng cụthể để chứng minh được điều này Những người xâm hại tình dục trẻ em ở tuổi mẫu giáothường không bị trưng phạt do các em còn quá nhỏ để hiểu rằng chúng bị xâm hại vàthường không nói được với người khác về điều đó Thông thường, sự việc chỉ được phát

Trang 16

hiện khi đứa trẻ có những biểu hiện tổn thương về cơ thể và sức khoẻ (JohnFrederick,2010)

Văn hoá và tôn giáo Do những chuẩn mực về văn hoá và tôn giáo, trẻ em vị thànhniên có xu hướng di chuyển nhiều nên có nguy cơ bị xâm hại bởi những trẻ em đồng tranglứa và xét theo khía cạnh văn hoá, trẻ em vị thành niên hoặc những trẻ em trong độ tuổidậy thì, đặc biệt là trẻ em gái được công nhận về mặt xã hội là đã trưởng thành và có khảnăng tự quyết định cuộc đời của mình Nhìn chung, ở độ tuổi vị thành niên, người tathường cho rằng trẻ em gái có nguy cơ bị xâm hại tình dục cao hơn so với trẻ em trai Tuynhiên, trẻ em trai lại có nguy cơ cao bị xâm hại tình dục ở những nền văn hoá không chấpnhận tình dục ngoài hôn nhân và coi trọng trinh tiết của phụ nữ chưa kết hôn (JohnTrederrick, 2010,UNCEF) Một vấn đề khác khác đáng lưu ý khi xem xét các hành vi nàoxâm hại tình dục là sự khác biệt văn hoá Sự phát triển của trẻ em và những đòi hỏi của xãhội người lớn đã áp đặt và hình thành nên những thói quen và tập tục nuôi dưỡng và chămsóc trẻ em Ví dụ, việc nuôi dưỡng trẻ em của người Trung Quốc được coi là “quá thoảimái” Vì vậy, việc bà ngoại ngủ với cháu là điểu hiển nhiên và hoàn toàn có thể chấp nhậnđược nhưng lại bị kết tôi ở bối cảnh văn hoá khác Bố cảnh văn hoá và dự luận xã hội ởnhiều nền văn hoá chính là yếu tố để đổ lỗi cho nạn nhân khi có hành vi xâm hại tình dụcxảy ra (Kelvin Lalor và Rosaleen Mclilvaney, 2010) Hơn nữa, do tính nhạy cảm của vấn

đề, do xấu hổ hoặc vì thể diện gia đình nên việc tiết lộ và báo cáo các trường hợp bị xâmhại tình dục ở trẻ em rất hạn chế

Các nghiên cứu ở khu vực Nam Á cho rằng, trong số trẻ em trong nhóm tuổi 12,trẻ em trai thường được coi là nhóm dễ tổn thương hơn so với trẻ em gái trong môitrường ngoài gia đình bời vì những luật lệ xã hội và phong tục ở các quốc gia này bảo vệ

6-và giám sát đối với trẻ em gái nhiều hơn, trong khi trẻ em trai lại khá thoải mái 6-và không

bị lệ thuộc và rằng buộc bởi những luât lệ xã hội Chính những luật lệ này đã khiến trẻ emtrai trở thành nhóm có nguy cơ bị xâm hại tình dục bởi vì trẻ em trai thường được xem là

có khả năng tự bảo vệ mình và xã hội có xu hướng không nhìn nhận hiện tượng xâm hạitình dục đối với trẻ em trai và mối quan hệ tình dục giữa nam giới đối với nam giới (JonFrederick, 2010)

Các yếu tố nguy cơ xuất phát từ hệ thống xã hội

Trang 17

Nghiên cứu của John Frederick (2010) chỉ ra rằng, gia đình, cộng đồng, họcđường, cơ sở của nhà nước như nhà tù, trại tù, trại trẻ mồ côi, trại giáo dưỡng… và nơilàm việc là những môi trường mà trẻ em có nguy cơ hoặc đã từng trải qua xâm hịa tìnhdục

Trước hết là về môi trường gia đình Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiện tượngXHTDTE thường xuất hiện ở những gia đình không thoả thuận, có bạo lực gia đình, giađình mà mối mà có mối quan hệ gia đình lỏng lẻo và có người nghiện rượu hoặc ma tuý(Kelvin Lolor và Rosaleen McElvaney, 2010) Việc rời bỏ gia đình hoặc sống lang thangtrên đường phố rất dễ dẫn đến nguy cơ bị xâm hại tình dục Tiền sử bị bạo hành có mốitương quan chặt chẽ với những kết quả phát triển về mặt tâm lý, sức khoẻ và xã hội

Trong cộng đồng, XHTDTE gồm hai hình thức là lợi dụng lòng tin của trẻ em(những người hàng xóm, người quen biết, người chăm sóc trẻ em) và sử dụng quyền lực

để thực hiện hành vi XHTDTE Dưới những hành vi này, những đứa trẻ thuộc nhóm yếuthế, những đứa trẻ ở khu vực bị tách biệt do chiến tranh hoặc xung đột có nguy cơ caohơn cả Những trường hợp như vậy có thể không bao giờ được báo cáo nếu thực hiệnhành vi xâm hại là cảnh sát, người đứng đầu, làng xã hoặc những người có quyền lựctrong cộng đồng

Các nghiên cứu kể trên cũng chỉ ra rằng XHTDTE: ở môi trường học đường làhiện tượng diễn ra phức tập ở nhiều quốc gia Nam Á Những người XHTD trẻ em là thầy

cô giáo và những trẻ em khác và thường thông qua hình thức cho tiền, cho điểm cao, hoặc

đe doạ và học sinh bị xâm hại ở môi trường học được thường không dám trình báo về việc

bị xâm hại tình dục do lo sơ bị trả thù, lo lắng người khác sẽ mang thông tin mình chongười khác biết và cảm thấy xấu hổ Chỉ có một số trường hợp cung cấp cho trẻ em đạichỉ các dịch vụ hỗ trợ ngoài nhà trường để trẻ em có thể tìm đến để hỗ trợ khi bị xâm hạitinh dục ở trường học Trong môi trường học đường trẻ em gái, trẻ em gái thường bị xâmhại dưới hình thức sử dụng ngôn ngữ như bị trêu chọc còn đối trẻ em trai thường bị xâm hạidưới hình thức xâm hại tình dục đụng chạm vào thể Song môi trường học đường cũng là nơi

có thể thúc đẩy các hoạt động phòng chống XHTDTE và các thầy cô giáo là những ngườithường xuyên gặp gỡ học sinh và có thể nhận ra những biểu hiện của các em bị xâm hại tìnhdục cho dù bị xâm hại ở nhà, ở nơi công cộng hay trong nhà trường (John Trederick, 2010)

1.3.3 Các hình thức xâm hại tình dục trẻ em

Trang 18

1.3.3.1 Xâm hại trẻ bằng cách đụng chạm

Bao gồm:

- Làm tình sử dụng miệng (khi một người đàn ông ấn dương vật của hắn ta vào miệngmột trẻ)

- Hôn hít hoặc ôm trẻ theo kiểu tình dục.

- Giao hợp hoặc làm tình qua đường hậu môn (khi một người đàn ông đút dương

vật ủa hắn ta vào âm đạo hoặc hậu môn của trẻ)

- Sờ mó vào bộ phận sinh dục của trẻ (các bộ phận gợi dục) hoặc bắt trẻ sờ mó vào

bộ phận sinh dục của người lớn hoặc của một đứa trẻ lớn hơn

- Ép trẻ thực hiện hành vi mại dâm (trả tiền sau khi giao hợp).

1.3.3.2 Xâm hại trẻ bằng cách không đụng chạm

Bao gồm:

- Dùng lời nói hoặc cho trẻ xem sách báo, tranh ảnh khiêu dâm để làm cho trẻ sốc,

làm cho trẻ hưng phấn tình dục hoặc làm cho trẻ quen với tình dục

- Cho trẻ nghe hoặc nhìn những người khác làm tình.

- Bắt trẻ đứng ngồi theo tư thế gợi dục để chụp ảnh (khiêu dâm).

1.3.4 Đối tượng của những hành vi xâm hại tình dục

Tất cả trẻ em đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục không phân biệt dân tộc, học vấn,điều kiện kinh tế, lứa tuổi, giới tính, đặc điểm cá nhân Tuy nhiên một số trẻ em thuộc cácnhóm sau được nhận diện là có nguy cơ cao hơn so với những trẻ khác:

1.3.5 Thủ phạm xâm hại tình dục

- Những kẻ xâm hại tình dục trẻ em trông bề ngoài cũng giống như những ngườibình thường khác

Trang 19

- Kẻ xâm hại tình dục trẻ em có thể là bất cứ ai: già hay trẻ, người quen hay khôngquen, người trong gia đình hay người ngoài gia đình …

- Trong rất nhiều trường hợp, kẻ lạm dụng chính là người quen thân, thậm chíthành viên trong gia đình, hay người sống trong cùng một khu phố, làng xóm với các em

- Ngoài ra, đó cũng có thể là thanh niên mới lớn, nghiện ngập ma tuý, ruợu bia Đôi khi, kẻ lạm dụng lại là những người bị bệnh tâm thần, mất ý thức về việc mình đanglàm

Cũng có thể kẻ lạm dụng là người hoàn toàn xa lạ với trẻ nhưng đã lợi dụng hoàncảnh và thời cơ thuận lợi để thực hiện hành vi tội ác

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng: phần lớn những kẻ lạm dụng cũng đã từng

là nạn nhân của sự lạm dụng trẻ em Hầu hết những người xâm hại tình dục là nam giới

Và hầu hết các trẻ bị xâm hại bởi người quen biết, như họ hàng, bạn của gia đình, hoặchàng xóm Hành vi xâm hại hiếm khi được thực hiện bởi một người lạ Đôi khi việc xâmhại này diễn ra trong một thời gian dài, thậm chí kéo dài nhiều năm.Không phải tất cảnhững người xâm hại tình dục trẻ em đều dùng bạo lực Đôi khi họ lợi dụng sự tin tưởnghoặc sự ảnh hưởng của mình để bắt trẻ thực hiện hành vi tình dục Họ cũng có thể thuyếtphục hoặc dùng “lòng tốt”, sự đe doạ và bắt nạt hoặc cho quà hoặc bao ăn uống (Mộtngười xâm hại tình dục có thể là một người điếc, thân thiết với trẻ) Cho dù người ta sửdụng bạo lực, sự đe doạ hay “lòng tốt” để bắt trẻ thực hiện hành vi tình dục thì kết quảcủa việc xâm hại này vẫn sẽ gây tổn thương cho trẻ

1.3.6 Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị xâm hại tình dục

1.3.6.1 Dấu hiệu từ phía của trẻ em

Thông thường, ở những trẻ em bị xâm hại tình dục thường ít có dấu vết bên ngoài

cơ thể Nhiều trường hợp không có bằng chứng của sự hoảng loạn hoặc tổn thương thểchất Vì vậy, việc khuyến khích trẻ chủ động nói ra được vấn đề mình gặp phải là cách tốtnhất Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi một trẻ em bị xâm hại tình dục bộc lộ vớingười lớn và nhận được sự giúp đỡ thì sẽ ít bị tổn thương và tình trạng bị xâm hại cũngkhông dài như trường hợp trẻ không nói ra và không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào

Những dấu hiệu sau đây ở trẻ có thể gợi ý tới việc trẻ đã bị xâm hại tình dục:

 Biểu hiện bên ngoài

• Quần áo bị rách, nhàu nát, bẩn

Trang 20

• Có vết máu hoặc vết bẩn trên quần áo, cơ thể

• Thay đổi tâm trạng, trở nên thu mình, trầm cảm, cáu giận bất thường hay trở nênhung hăng

• Bỏ nhà, đi đâu đó một thời gian

• Học hành sa sút, bỏ học không lý do

• Có tiền, quà tặng, điện thoại,… không rõ nguồn gốc

• Lạm dụng chất gây nghiện (bao gồm cả ma túy và rượu)

• Có các hành vi tính dục không phù hợp với lứa tuổi Trẻ có

hành vi hay gây rối

 Dấu hiệu về thể chất

• Đau, sưng, ngứa, xước, bầm tím, chảy máu ở cơ quan sinh dục, hậu môn hoặc các

vị trí khác nhau trên cơ thể

• Đau buốt khi đi tiểu hoặc đại tiện

• Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục

• Mang thai

 Biểu hiện hành vi

• Di chuyển khó khăn, ngồi khó khăn

• Có những hành vi sờ mó cơ quan sinh dục, thủ dâm, chăm chút hình thức bênngoài quá mức

• Thích hoặc sợ nói (né tránh) về chủ đề tình dục

• Có biểu hiện nói dối

• Giờ giấc sinh hoạt thay đổi

• Xa lánh, ngại tiếp xúc với mọi người

 Biểu hiện về tinh thần

• Có ý nghĩ bất thường về tình dục (sợ hãi, thích thú khi nhắc đến chủ đề tình dục)

• Sợ hãi,lo âu, trầm cảm không rõ nguyên nhân

• Phấn khích quá mức khi nói về tình dục

• Thất thường, dễ vui, dễ nổi cáu

• Thích thú đặc biệt với những hình ảnh, chủ đề về tình dục

1.3.6.2 Dấu hiệu cần cảnh giác của thủ phạm

Trang 21

Cảnh giác với hành vi của những người lớn xung quanh trẻ Những hành vinày có thể bao gồm:

- Quan tâm trẻ một cách quá mức

- Thường xuyên tìm cách tặng quà cho trẻ

- Gây ảnh hưởng quá mức, yêu cầu được ở một mình với trẻ hoặc đến thămtrẻ mà không có sự giám sát của người lớn khác

1.3.7 Hậu quả của hành vi xâm hại tình dục trẻ em

Người bị xâm hại tình dục trẻ em không chỉ gây tổn thương nặng nề cả về cơ thể vàtâm lý của trẻ trong một thời gian dài mà còn tác động tiêu cực đến mỗi gia đình và cộngđồng

1.2.7.1 Đối với trẻ em (nạn nhân)

Những vấn đề về cảm xúc và tinh thần

Trẻ bị xâm hại tình dục có nguy cơ lớn bị căng thẳng sau chấn thương, thường gặpphải những triệu chứng lo âu, trầm cảm và ý định tự tử Những vấn đề này gây ảnh hưởngđến sự phát triển bình thường của trẻ

Chúng sẽ phải sống trong những tháng ngày đau khổ, sợ hãi, gặp nhiều vấn đề vềsức khỏe như rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống… Những đứa trẻ bị lạm dụng còn có xuhướng hành vi bạo lực, không nghe lời và chống đối khi trưởng thành

Nguy cơ cao phạm pháp và phạm tội

Nguy cơ này sẽ cao gấp 3 - 5 lần ở trẻ và người lớn bị xâm hại tình dục Nhữngvấn đề về cảm xúc và tinh thần có thể khiến trẻ có hành vi phạm pháp, học hành kém, bịđuổi học Tỷ lệ bỏ nhà đi ở trẻ bị xâm hại cao gấp đôi trẻ bình thường

Lạm dụng chất kích thích từ khi còn nhỏ hoặc khi trưởng thành

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh người lớn có lịch sử bị xâm hại tình dục khi cònnhỏ có tỷ lệ lạm dụng hoặc phụ thuộc vào chất kích thích cao gấp 3 - 4 lần, trong đó lạmdụng dược chất phổ biến hơn lạm dụng rượu Độ tuổi sử dụng chất kích thích là 14.4 ởnạn nhân xâm hại, so với 15.1 tuổi ở người thường

Khó khăn trong học tập

Đây là một triệu chứng hậu quả điển hình của xâm hại tình dục ở trẻ em Tiền sử bịxâm hại tình dục gia tăng nguy cơ bị đuổi học Các nghiên cứu đã chứng minh nạn nhân

Trang 22

bị lạm dụng đi kèm với tỷ lệ vắng mặt ở trường, ở lại lớp, gia tăng nhu cầu giáo dục đặcbiệt và khó khăn trong việc thích nghi với trường học.

Những vấn đề về hành vi tình dục và hành vi tình dục quá độ

Hành vi tình dục không phù hợp với tuổi có thể là dấu hiệu cho thấy xâm hại đangdiễn ra Trẻ bị xâm hại tình dục có nguy cơ gặp vấn đề hành vi tình dục cao gấp 3 lần bìnhthường Nạn nhân cũng dễ vướng vào kiểu tình dục không phân biệt giới tính

Rối loạn béo phì và ăn uống

Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy nữ giới ở độ tuổi từ 20 - 24 tuổi từng bị xâm hại tình dục khicòn nhỏ có nguy cơ rối loạn ăn uống cao gấp 4 lần người thường Trong khi đó tỷ lệ béophì ở phụ nữ trung niên từng bị xâm hại cao gấp đôi

Tổn thất tài chính lớn

Theo ước tính của Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Mỹ, chi phí tính trên mỗi nạn nhânlên đến 210.012 USD, gồm chi phí điều trị trực tiếp và tổn thất do khả năng làm việc vàchi phí chăm sóc sức khỏe khi trưởng thành

Vấn đề về sức khỏe thể chất

- Tổn thương về sức khoẻ thể chất chiếm (69,1%)

- Gây ra những tổn thương nặng nề tại bộ phận sinh dục: bị nhiễm trùng đường tiếtniệu, chảy máu kéo dài ở bộ phận sinh dục …

- Các tổn thương thể chất khác: đau bụng, đau đầu, mất ngủ

- Những trường hợp xâm hại tình dục đi kèm với bạo lực có thể dẫn tới tử vong

- Bị nhiễm các bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS

- Nguy cơ mang thai ở độ tuổi vị thành niên cao hơn: Theo một nghiên cứu tại Mỹ,

bé gái bị xâm hại tình dụng có nguy cơ làm mẹ ở tuổi vị thành niên cao gấp 2,2 lần các bégái khác Đa số các vụ mang thai vị thành niên đều xảy ra rất lâu sau khi bị xâm hại, chỉ

có 11-13% ca mang thai là hậu quả trực tiếp của việc xâm hại Điều đó có nghĩa là việc bịlạm dụng sẽ tác động đến nhận thức và hành vi của trẻ.( Ngọc Hòa TheoSuckhoedoisong.v)

Trang 23

Bạn có thể lường hết hậu quả nếu con mình bị lạm dụng tình dục? 15 thg 3, 2017 - Đối với các cô bé ở tuổi dậy thì, xâm hại tình dục có thể khiến em mang Nạn nhân của những vụ tấn công tình dục còn có thể bị viêm nhiễm kéo Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ sinh sản và hạnh phúc gia đình

- Gây ra nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻsinh sản và hạnh phúc gia đình của các em về sau

Vòng tròn xâm hại

Trẻ bị xâm hại tình dục có thể tiếp tục bị người khác xâm hại trong suốt quãng đờicòn lại Vì những trải nghiệm bị xâm hại khi còn là một đứa trẻ, chúng có thể lớn lên vàtin rằng tình dục là cách duy nhất để thể hiện cảm xúc và sự an toàn Bị đối xử tồi tệ và bịxâm hại tình dục có thể trở thành hình mẫu trong cuộc sống của chúng

Nếu không được hỗ trợ và giúp đỡ để có thể hàn gắn từ sự xâm hại, những cậu bé

bị xâm hại có thể trở thành những người đi xâm hại khi chúng lớn lên Vòng tròn xâm hạitạo ra những thế hệ nạn nhân khác và những kẻ phạm tội tương lai Tổn thương gây ra dohành vi xâm hại tình dục trẻ không chỉ làm tổn hại đến trẻ và gia đình chúng mà còn ảnhhưởng tiêu cực đến cả cộng đồng Ví dụ, những người bị xâm hại tình dục có thể cảmthấy hổ thẹn và cô độc một cách bất công, đôi khi có thể trở nên phá phách hoặc bạo lựchoặc trở nên nghiện rượu hoặc ma túy

1.3.7.2 Đối với gia đình nạn nhân

Những người thân trong gia đình, đặc biệt biệt là cha mẹ trẻ sẽ bị tổn thương năng

nề, họ đau đớn, thất vọng và xót xa với những gì mà đưa con nhỏ của mình phải trải qua,

Trang 24

họ phải chứng kiến con cái mình sống trong trạng thái hoảng loạn Hơn nưa, mặc dù họ lànạn nhân nhưng gia đình các em vẫn phải chịu những lời xì xào, bàn tán của mọi ngườixung quanh, đôi khi cả là sự coi thường, nhạo báng và khinh miệt, ảnh hưởng trực tiếpđến các thành viên trong gia đình gây ảnh hưởng đến việc hoà nhập cộng đồng của đứatrẻ Đau xót hơn khi thủ phạm chính là người thân trong gia đình của các em Hành độngtrái với luân thường đạo lý ấy dễ dẫn đến bất hoà sâu sắc trong gia đình, khiến phá vỡhạnh phúc trong gia đình và gây nhiều tai tiếng và nghiêm trọng hơn là sự trả thù đến từcác thành viên trong gia đình các em, khi mọi chuyện vượt quá tầm kiểm soát nhữngngười vô tội chỉ vì căm phẫn mà có thể có những hành vi vi phạm pháp luật

1.3.7.3 Đối với cộng đồng

Xâm hại tình dục trẻ em là một loại tội phạm tác động lớn đến đạo đức xã hội, đếnluân thường đạo lý, đến truyền thống văn hóa nhân văn lâu đời của người Việt Nam Loạihình tội phạm này cần phải hạn chế và loại bỏ khỏi xã hội Xâm hại tình dục trẻ em cònảnh hưởng đến tâm lý cộng đồng, xã hội Ngoài ra Nhà nước và cộng đồng, gia đình cònphải chịu gánh nặng về vật chất và tinh thần đối với việc phục hồi sức khỏe và tâm lý củanạn nhân trẻ em, cùng với những chi phí điều tra, xử lý và đền bù do các vụ án xâm hạitình dục trẻ em gây ra

Xâm hại tình dục trẻ em còn ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển lâu bền của cộngđồng Trẻ em bị xâm hại tình dục sẽ khó có điều kiện sức khỏe và học tập tốt để sau nàytham gia lực lượng lao động, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội củađất nước.Hơn thế nữa, xã hội mất một khoản ngân sách để giải quyết các vấn đề cho các

em , từ việc điều trị tinh thần, chăm sóc sức khoẻ để các em có cơ hội hoà nhập cộngđồng đến các chi phí phục vụ quá trình điều tra, xét xử các vụ án xâm hại tình dục trẻ em

Xâm hại tình dục như trên phân tích có thể để lại hậu quả về lâu dài cho trẻ về mặttâm lý, tinh thần.Nạn nhân xâm hại tình dục nếu không được hỗ trợ tham vấn, trị liệu kịpthời từng giai đoạn cho đến khi trưởng thành cũng có thể là một trong những mầm mốngtrở thành tội phạm sau này, gây bang hoại đời sống đạo đức xã hội

Vấn đề xâm hại tình dục có thể trở thành một trong những vấn nạn xã hội tăng lêntheo cơ chế lây lan, tập nhiễm hành vi xấu của những đối tượng có trình độ nhận thứckém trong xã hội, khiến cho họ trở thành những kẻ xâm hại, kẻ phạm tội mà không ý thức

rõ ràng về hành vi của mình

Trang 25

1.4 Nhận thức và thái độ

1.4.1.Nhận thức

1.4.1.1 Nhận thức là gì

Do yêu cầu của lao động, của cuộc sống, con người thường xuyên tiếp xúcvới các

sự vật hiện tượng xung quanh, qua đó con người nhận thức được các nétcơ bản của sự vậthiện tượng (Ví dụ con người gò đá thấy lửa)Cứ như vậy, nhận thức của con người ngàycàng được mở rộng

Theo từ điển triết học: Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong tưduy

của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền cũngnhư khôngthể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, phảihướng tới chân lý kháchquan

Theo Cuốn “Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học: “Nhận thức làtoàn bộ

những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hoá,được mã hoá, được lưugiữ và sử dụng.Hiểu Nhận thức là một quy trình, nghĩa là nhờ có quy trình đó mà cảm xúccủacon người không mất đi, nó được chuyển hoá vào đầu óc con người, được con người lưu giữ

và mã hoá,…

Theo Từ điển Giáo dục học: “Nhận thức là quá trình hay là kết quả phảnánh và tái

tạo hiện thực vào trong tư duy của con người” Như vậy, Nhận thức

được hiểu là một quá trình, là kết quả phản ánh Nhận thức là quá trình con ngườinhậnbiết về thế giới, hay là kết quả của quá trình nhận thức đó (Nhận biết là mứcđộ thấp, hiểubiết là mức độ cao hơn, hiểu được các thuộc tính bản chất)

Các quan niệm khác về nhận thức: “Nhận thức là hành động bằng trí tuệ, để hiểu

biết các sự vật hiện tượng” Như vậy, Nhận thức và trí tuệ được đồng nhất như nhau Nhờhoạt động trí tuệ nàymà con người mới hiểu biết được sự vật hiện tượng

Nhà Tâm lý học người Đức cho rằng : “Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong ý thức của con người, nhận thức bao gồm; Nhận thứccảm tính và Nhận thức lý tính, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau vàcơ sở, mục đích và tiêu chuẩn của Nhận thức là thực tiễn xã hội ” Khái niệm của nhà Tâm lý học người

Đức đã phản ánh tương đối đầy đủ nội hàm của Nhận thứcvà chúng ta sử dụng khái niệm niệm này

1.4.1.2 Vai trò của Nhận thức

Trang 26

Con người hơn con vật là trước khi làm việc đã có nhận thức, đã xác địnhđược

động Như vậy, Nhận thức có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống và hoạtđộng củacon người, Nhận thức là thành phần không thể thiếu trong sự phát triểncủa conngười Nhận thức là cơ sở để con người nhận biết thế giới và hiểu biết thế giới đó,từ đócon người có thể tác động vào thế giới đó một cách phù hợp nhất, để đem lạihiệu quả caonhất cho con người.Xem xét quá trình phát triển một cá thể của con người, thì một đứa trẻkhiđược sinh ra, nếu nó không nhận biết được thế giới khách quan, thì đứa trẻ đó sẽ không cóhiểu biết và không có nhận thức Nhận biết đi từ đơn giản, nhận biết đi từ từng thuộc tính đơn

lẻ bề ngoài củasự vật hiện tượng đến những cái phức tạp, những thuộc tính bản chất bêntrong

Khi đã quen thuộc con người tiếp tục nhận biết thêm về sự vật hiện tượngqua mỗilần tiếp xúc Càng tiếp xúc với nhiều sự vật hiện tượng thì càng nhận biếtđược nhiều cácthuộc tính khác nhau.Sau đó, con người biết hợp nhất các thuộc tính đơn lẻ lại với nhau,thànhmột tổng thuộc tính chung của sự vật hiện tượng, xếp chúng vào thành mộtnhóm,tìm ra cái chung bản chất của một nhóm sự vật hiện tượng.Khi đó, Nhận thức củacon người được mở rộng hơn, tiến lên một bước cao hơn và đã tạo ra những cấu tạo tâm

lý mới Cũng khi đó, Nhận thức của con người đã đi đến tư duy trừu tượng, tư duy kháiquát Như vậy, có thể khẳng định tâm lý người có bản chất xã hội – lịch sử

Tóm lại, Nhận thức là cơ sở, là nền tảng cho mọi sự hiểu biết của con người, nếu không có nhận thức thì con người sẽ mãi mãi ở trạng thái của một đứa trẻ sơ sinh.

Nhờ có Nhận thức mà con người mới có thể cải tạo được thế giới xung quanh và cao hơn nữa là con người có thể cải tại được chính bản thân mình, phụcvụ được nhu cầu của chính mình.

1.4.1.3.Các giai đoạn của nhận thức

1.4.1.3.1 Nhận thức cảm tính

Giai đoạn nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức đầu tiên, là mức độ nhận thứcthấp nhất của con người Nhận thức cảm tính mới chỉ phản ánh được những thuộc tính bềngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động đến chúng ta Trong nhậnthức cảm tính có hai mức độ: cảm giác và tri giác

Trang 27

- Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài củ

sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan hoặc trạng thái bên trong của cơ thể khi chúng đang trực tiếp tác động vào các cơ quan cảm giác tương ứng của con người.

Cảm giác bên ngoài là những cảm giác do nguồn kích thích từ bên ngoài cơ thể gâyra.Để tiếp nhận nguồn kích thích từ bên ngoài cơ thể, con người phải nhờ vào hoạt độngcủa các cơ quan cảm giác Con người có năm cơ quan cảm giác và ứng với chúng là nămloại cảm giác bên ngoài

Các cảm giác bên ngoài bao gồm: thị giác cho ta biết những thuộc tính về hình dạng, màu sắc kích thước, vị trí, độ sáng của đối tượng; thính giáclà loại cảm giác cho ta biết những thuộc tính về âm thanh, âm sắc của đối tượng; khứu giác cho ta biết những thuộc tính về mùi của đối tượng; vị giác cho ta biết những thuộc tính về vị của đối tượng (ngọt, chua, mặn, đắng ); xúc giáclà loại cảm giác cho ta biết những thuộc tính về nhiệt độ

Cảm giác của con người diễn ra theo những quy luật riêng Hiểu và vận dụng đượcnhững quy luật này trong hoạt động thực tiễn của cuộc sống là điều cần thiết với mỗi

chúng ta Các quy luật của cảm giác gồm: quy luật về ngưỡng cảm giác, quy luật về sự thích ứng của cảm giác, quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác, quy luật “bù

trừ”, quy luật “sức ỳ” và “quán tính”

- Tri giác là một quá trình tâm nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan khi chúng đang trực tiếp tác động vào các cơ quan cảm giác tương ứng của chúng ta Dựa theo cơ quan phân tích

có vai trò chủ yếu nhất khi tri giác, người ta chia thành các loại tri giác: tri giác nhìn, trigiác nghe, tri giác ngửi…

Tri giác bao gồm các quy luật cơ bản: quy luật về tính đối tượng của tri giác; quyluật về tính lựa chọn của tri giác, tổng giác, ảo ảnh tri giác,

Trên đây là một số kiến thức tâm lý cơ bản liên quan tới nhận thức cảm tính

Trang 28

1.4.1.3.2 Nhận thức lý tính

Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao hơn, bao gồm tư duy và tưởng tượng,trong đó con người phản ánh được các thuộc tính bản chất bên trong, những mối liên hệ

và quan hệ có tính quy luật của các sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan

Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bên trong thuộc về bản chất, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.

Tư duy là một mức độ nhận thức mới về chất so với nhận thức cảm tính Nókhông phản ánh những cái bên ngoài mà phản ánh những thuộc tính bên trong, thuộctính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của các sự vật hiện tượngtrong hiện thực khách quan Quá trình này mang tính gián tiếp và khái quát, nảy sinhtrên cơ sở hoạt động thực tiễn, từ nhận thức cảm tính nhưng vượt xa giới hạn của nhậnthức cảm tính Như vậy tư duy là quá trình tìm kiếm và phát hiện cái mới về chất Nhờ

đó chúng ta mới có khả năng giải quyết những nhiệm vụ phức tạp hơn

Tư duy chỉ nảy sinh khi gặp những hoàn cảnh, những tình huống mà bằng vốnhiểu biết cũ, những phương pháp hành động cũ đã có, con người không đủ để giảiquyết, để nhận thức, con người phải vượt ra khỏi những phạm vi hiểu biết cũ để đi tìmcái mới Những tình huống như vậy được gọi là “tình huống có vấn đề” (hay “hoàncảnh có vấn đề”) Vấn đề có thể tồn tại dưới dạng các câu hỏi, một bài tập, một nhiệm

vụ được đặt ra trong hoạt động…

Trong hoạt động tư duy, con người cần phải thực hiện các thao tác: phân tích vàtổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa, cụ thể hóa

Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những biểu tượng mới trên cơ sở những hình ảnh, biểu tượng đã có.

Như vậy, tưởng tượng phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cánhân, tức là phản ánh những cái mới đối với cá nhân đó, bằng các biểu tượng.Biểu tượngvừa có tính cụ thể, vừa có tính khái quát Biểu tượng thường không rõ rệt như hình ảnhcủa tri giác mà nó thường xuất hiện những nét cơ bản, chủ yếu của đối tượng, còn nhữngnét khác thì mờ nhạt

Trang 29

Tưởng tượng cũng phản ánh hiện thực khách quan vì để tạo ra những cái mới, conngười phải dùng chất liệu là những hình ảnh cũ, biểu tượng cũ, tài liệu cũ thu được từhiện thực khách quan qua quá trình nhận thức cảm tính.

Cũng như tư duy, tưởng tượng cũng nảy sinh từ hoàn cảnh có vấn đề nhưng khác vớihoàn cảnh có vấn đề làm nảy sinh quá trình tư duy Khi những dữ kiện, điều kiện củahoàn cảnh có vấn đề đã được xác định cụ thể, không quá xa lạ với hiểu biết của con ngườitạo nên những nhiệm vụ rõ ràng, sáng tỏ và có cơ sở khoa học cụ thể để con người giảiquyết vấn đề thì khi đó con người giải quyết vấn đề theo quy luật của tư duy Còn khinhững dữ kiện, tài liệu của hoàn cảnh có vấn đề mang tính bất định quá lớn, không rõràng, không sáng tỏ thì việc giải quyết nhiệm vụ của vấn đề sẽ diễn ra theo cơ chế tưởngtượng

Các cách tạo ra biểu tượng của tưởng tượng: chắp ghép, liên hợp, thay đổi kíchthước, số lượng, nhấn mạnh (các chi tiết, thành phần hay thuộc tính của sự vật): đó làcách tạo ra biểu tượng mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa lên hàng đầu mộtphẩm chất nào đó, một mối quan hệ nào đó của một vài đối tượng này với các đối tượngkhác

1.4.2 Thái độ

1.4.2.1 Khái niệm thái độ

Theo cuốn Đại từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, thái độ được hiểu như sau: + Tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài ( bằng nét mặt, cử chỉ, lờinói, hành động ) của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hay đối với sự việc nào đó

+ Cách nghĩ, cách nhìn hoặc cách hành động theo một hướng nào đó trước mộtvấn đề, một tình hình Tuy nhiên, đây chưa phải là cách định nghĩa của khoa học tâm lí.Vìvậy, định nghĩa thái độ theo hướng này chưa nhấn mạnh được thái độ là cái tâm lí bêntrong của mỗi người

Từ điển tâm lí học của Nguyễn Khắc Viện : “ Trước một đối tượng nhất định,nhiều người thường có phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình haychống đố như đã có sẵn trong cơ cấu tâm lí tạo ra định hướng cho việc ứng phó.Từ thái độsẵn có, tri giác về đối tượng cũng như bị tri phối, về vận động thì thái độ gắn liền với tưthế

Trang 30

Trong từ điển các thuật ngữ tâm lí và phân tâm học xuất bản tại NewYork năm

1966 : “ Thái độ là một trạng thái ổn định bền vững, do tiếp thu được từ bên ngoài, hướngvào sự ứng xử một cách nhất quán đối với một nhóm đối tượng nhất định, không phảichúng ra sao mà chúng được nhận thức ra sao.Một thái độ được nhận biết ở sự nhất quáncủa những phản ứng đối với một nhóm đối tượng Trạng thái sẵn sàng cao có ảnh hưởngtrực tiếp lên cảm xúc và hành động có liên quan đến đối tượng”

Trên thực tế, lần đầu tiên định nghĩa thái độ được đưa vào là năm 1918 bởi hainhà tâm lí học người Mỹ W.I.Thomas và F.Znaniecki, hai ông cho rằng : “ Thái độ làtrạng thái tinh thần ( state of mind ) của cá nhân đối với một giá trị ” Định nghĩa này chútrọng đến yếu tố chủ quan của cá nhân đối với một giá trị này hay một giá trị khác làmcho cá nhân có hành động này hay hành động khác mà được xã hội chấp nhận Sau thờigian đó bắt đầu hàng loạt các nghiên cứu về thái độ xã hội được tiến hành.Trên nhữngbình diện khác nhau về mặt lí luận và thực tiễn của các mối quan hệ xã hội, các tác giảđưa ra các quan niệm khác nhau về thái độ với những hạt nhân hợp lý cơ bản riêng Năm1935,nhà tâm lý học người Mỹ là G.Allport đã định nghĩa: “Thái độ là trạng thái sẵn sàng

về mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm, có khả năng điềuchỉnh hoặc ảnh hưởng năng động đối với phản ứng của cá nhân hướng đến các khách thể

và tình huống mà nó quan hệ.” Sau này Newcome cũng cho rằng thái độ của cá nhân đốivới một đối tượng nào đó là “ thiên hướng hành động, nhận thức, tư duy, cảm nhận củaanh ta với khách thể liên quan.” Gần đây, J.W.Kalat đưa ra định nghĩa : “ Thái độ là sựthích ứng hay không thích ứng một sự vật hoặc một người nào đó của cá nhân, có ảnhhưởng tới hành vi của anh ta khi ứng xử với sự vật hoặc con người đó.” Trên đây lànhững định nghĩa về thái độ theo tâm lí học phương Tây,còn theo tâm lí học Macxít ( đạidiện là V.N.Miaxisev) thì cho rằng : “ Thái độ là khía cạnh chủ quan bên trong, có tínhchọn lọc của các mối liên hệ đa dạng ở con người với các khía cạnh khác nhau của hiệnthực.Hệ thống này diễn ra trong toàn bộ lịch sử phát triển của con người,biểu thị kinhnghiệm cá nhân và qui định nội hàm hành động cũng như các trải nghiệm của họ ”Kháiniệm’’ thái độ”là khía cạnh tiềm năng của các quá trình tâm lý,liên quan đến tính tích cựcchủ quan, có chọn lọc của nhân cách

Qua cách định nghĩa trên,chúng tôi nhận thấy, giữa các tác giả chưa có sự thốngnhất về định nghĩa thái độ.Định nghĩa thái độ của mỗi tác giả đưa ra đều có những ưu

Trang 31

điểm và hạn chế nhất định Từ việc tìm hiểu, xem xét, phân tích các quan điểm về thái độnêu trên, thái độ có thể được định nghĩa như sau:Thái độ là một thuộc tính của nhân cách,tạo ra tâm lý sẵn sàng phản ứng lại các tác động khách quan;sẵn sàng hoạt động của chủthể với đối tượng theo một hướng nào đó, được biểu hiện ra bên ngoài thông qua nhậnthức, xúc cảm-tình cảm và hành vi của chủ thể đối với đối tượng trong những tình huống,điều kiện nhất định

1.4.2.2 Đặc điểm của thái độ

Năm 1935,G.W.Allport đã đưa ra 5 đặc điểm chung của thái độ dựa trên sự tổngkết 17 định nghĩa khác nhau:

+ Thái độ la trạng thái nhất định của tinh thần và hệ thần kinh

+ Thái độ thể hiện sự sẵn sàng phản ứng

+ Thái độ là trạng thái có tổ chức

+ Thái độ dựa trên kinh nghiệm tiếp thu trước đó

+ Thái độ có ảnh hưởng, tác đông và điều chỉnh hành vi

Theo định nghĩa chung về thái độ, thái độ có những đặc điểm sau:

+ Thái độ bao giờ cũng hướng tới một đối tượng nào đó.Chính đối tượng này tạothành nội dung của thái độ

+ Thái độ là một thuộc tính cốt lõi của nhân cách, vì vậy có thể nói rằng thái độ

có tính ổn định tương đối

+ Thái độ qui định sự sẵn sàng hành động của chủ thể với đối tượng theo mộthướng nhất định Khi con người có thái độ nào đó đối với đối tượng, họ sẽ chủ động, sẵnsàng hành động với đối tượng một cahcs nhan chóng theo một hướng thống nhất

+ Thái độ khi đã được hình thành có tác dụng điều khiển, điều chỉnh hành vi của conngười

+ Ba mặt biểu hiện của thái độ : nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau.Sự thống nhất giữa ba mặt này quy định mức độ phát triển caohay thấp của thái độ

1.4.2.3 Cấu trúc của thái độ

Mặc dù có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về thái độ, nhưng khi bànđến cấu trúc của thái độ thì hầu hết các nhà tâm lí học lại đều nhất trí với nhau ở cấu trúc

ba thành phần của thái độ do M.Smith đưa ra năm 1942 là :nhận thức ; xúc cảm – tình

Trang 32

cảm ; hành vi Nhận thức : Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí conngười ( nhận thức, tình cảm và hoạt động ).Quá trình nhận thức về đối tượng là quá trình

cá nhân tìm tòi, khám phá những thuộc tính bề ngoài và cả những thuộc tính bản chất củađối tượng Trong cấu trúc của thái độ, nhận thức là sự hiểu biết của cá nhân về đối tượngcủa thái độ ( cho dù hiểu biết đó đúng hay sai ) Khi một sự vật, hiện tượng tác động đến

cá nhân, để có thái độ nhất định đối với sự vật hiện tượng thì trước hết cá nhân phải cóhiểu biết về sự vật hiện tương đó Chính vì vậy, nhận thức là “ điều kiện cần”, là cơ sởcho việc hình thành thía độ Xúc cảm – tình cảm : Xúc cảm – tình cảm là sự rung cảm củachủ thể đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏamãn nhu cầu và động cơ của họ Trong cấu trúc thía độ, tình cảm thể hiện ở các cảm xúccủa cá nhân đối với đối tượng của thái độ Tình cảm là thành phần vô cùng quan trọngtrong cấu trúc thái độ.Với tình cảm tích cực có thể kích thích chủ thể hành động tích cực,

từ đó hình thành nên thái độ tích cực và ngược lại tình cảm tiêu cực có thể kìm hãm tínhtích cực hoạt động của chủ thể Hành vi : Hành vi là hành động mà chủ thể ứng xử với đốitượng Thái độ và hành vi luôn có sự quy định lẫn nhau, hành vi là một thành phần cấuthành nên thái độ, thái độ muốn biểu hiện ra bên ngoài phải thông qua hành vi Vì vậy,hành vi là hình thức biểu hiện cụ thể nhất của thái độ Ba thành phần trên trong cấu trúcthái độ quan hệ chặt chẽ với nhau, sự thống nhất giữa chúng tạo nên một thái độ xác địnhcủa chủ thể.Đứng trước một sự vật hiện tượng, để có thái độ với sự vật hiện tượng đó conngười phải tuân theo quy luật sau: Trước hết, phải nhận thức ( hiểu biết ) về đối tượngnhằm tìm tòi, khám phá bản chất của đối tượng Nhận thức là cơ sở định hướng làm xuấthiện những xúc cảm – tình cảm đối với đối tượng ( yêu – ghét, thích – không thích ).Cuối cùng, với nhận thức và tình cảm nhất định với đối tượng, cá nhân sẽ có những hành

vi cụ thể với đối tượng đó.Cấu trúc ba thành phần thái độ chính là cơ sở cho việc xâydựng các thang đo thái độ.Có thể mô hình hóa cấu trúc của thái độ theo sơ đồ sau đây:

Sơ đồ số 1 : Cấu trúc thái đô: Nhận thức Xúc cảm – tình cảm Hành vi

1.4.2.4.Chức năng của thái độ:

Các nhà tâm lí học nghiên cứu về thái độ đã chỉ ra rằng, sở dĩ con người có khảnăng ứng xử trong các tình huống tâm lí khác nhau theo một cách thức nhất định phần lớn

là nhờ khuôn mẫu các thái độ xã hội đã được hình thành ở mỗi người.Điều này đóng vai

Trang 33

trò tổ chức rất lớn trong đời sống tâm lí của chúng ta.Tổng kết ý kiến của các nhà nghiêncứu, thái độ có một số chức năng sau :

+ Chức năng thích nghi : Thái độ hướng con người tới các đối tượng có thể giúp họđạt được mục đích đề ra Nếu cá nhân có thái độ được mọi người chấp nhận, ủng hộ thì cánhân đó dễ dàng đạt được mục đích của mình hơn, dễ được thưởng và tránh bị phạt hơn

+ Chức năng kiến thức :Thái độ giúp chúng ta hiểu được thế giới chúng ta đangsống và tạo ra những gì đang xảy ra xung quanh.Thái độ làm rõ và giải thích cho chúng ta

về ý nghĩa các sự kiện Nhờ có các khuôn mẫu thái độ xã hội có sẵn, cá nhân chỉ việc thựchiện dập khuôn theo một cách hết sức đơn giản, đồng thời tiết kiệm được thời gian, sứclực + Chức năng biểu hiện giá trị : Thông qua sự đánh giá một cách có chọn lọc về đốitượng, qua biểu lộ xúc cảm, hành động cũng như sẵn sàng hành động, cá nhân thể hiệngiá trị nhân cách của mình Chức năng tự bảo vệ: Trong những tình huống xung đột ( giữacác suy nghĩ, niềm tin, có khi là giữa thái độ và hành vi ) chúng ta thường tìm cách

tự bào chữa, tìm lí do giải thích thậm chí tìm một người nào đó chịu trách nhiệm thaymình hoặc hợp thức hóa hành vi của mình.Quá trình này dẫn đến sự thay đổi thái độtương ứng Chức năng điều chỉnh hành vi :Đây là chức năng quan trọng được các nhànghiên cứu quan tâm hơn cả nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của thái độ tới hành vi cá nhân nhưthế nào

1.4.2.5.Cơ chế hình thành thái độ

Hai nhà tâm lí học người Đức : N.Hipso và M.Forvec đã đưa ra bốn cơ chế hìnhthành thái độ: Cơ chế bắt chước, cơ chế đồng nhất hóa, cơ chế giảng dạy và cơ chế chỉdẫn Cơ chế bắt chước :Thái độ có thể hình thành bằng con được tự phát trong đó conngười học cách phương thức hành vi mà không cần sử dụng những kĩ thuật giáo dục theomột phương hướng nào đó Cơ chế đồng nhất hóa : Đó chính là sự bắt chước một cách tựphát, có ý thức.Đồng nhất hóa là quá trình chủ thể thống nhất bản thân mình với các cánhân khác của nhóm này hay nhóm khác dựa trên mối liên hệ cảm xúc và qua đó chuyểnnhững chuẩn mực, những giá trị vào thế giớ nội tâm của mình.Đồng nhất hóa là sự nhìnnhận, hình dung của chủ thể về người khác như sự kéo dài của chính bản thân mình,gáncho người đó những đặc tính, tình cảm, mong muốn của mình; tự đặt mình vào ngườikhác, chuyển dịch bản thân mình vào phạm vi không gian và hoàn cảnh của người khácdẫn đến việc đồng nhất hóa ý nghĩa cá nhân của người đó Cơ chế giảng dạy : Là một hình

Trang 34

thức hình thành thái độ trong đó cá nhân được người khác tác động đến một cách chủđộng, có mục đích bằng cách trực tiếp thông báo, truyền thụ những vấn đề cầnthiết Giảng dạy là một cách đặc biệt cả truyền đạt thông tin Cơ chế chỉ dẫn :Đây là hìnhthức hình thành thái độ đòi hỏi chủ thể phải tiến hành hành động một cách tích cực theo

sự hướng dẫn nào đó Quá trình hình thành thái độ trong thực tế không hẳn được tách biệttheo từng cơ chế riêng biệt mà có sự hòa trộn, đan xen giữa các cơ chế với nhau.Tùy vàotừng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể mà cơ chế này hay cơ chế khác chiếm vị trí chủ đạotrong việc hình thành thái độ

1.3 Cơ sở pháp lý hiện hành trong đấu tranh phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em

ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới

1.3.1 Cơ sở pháp lý hiện hành trong đấu tranh phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam

Để tạo hành lang pháp lý trong việc bảo vệ; đấu tranh phòng, chống các hành vixâm hại trẻ em nói chung và các hành xâm hại tình dục trẻ em nói riêng, hiện nay phápluật Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật với nhiều biện pháp cụ thể

để bảo vệ và các chế tài xử lý nhằm trừng trị các hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em

Cụ thể như:

Luật trẻ em 2016:

Trong Luật này có các quy định về phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vụ việcxâm hại trẻ em trong đó có xâm hại tình dục Luật quy định mọi công dân, cơ quan, tổchức cá nhân đều phải tố cáo hành vi hoặc người gây tổn hại cho trẻ em hoặc tham giaxâm hại trẻ em Đây là trách nhiệm tố cáo bắt buộc và phù hợp với quy định trong luật tốtụng hình sự

Để thực hiện những nội dung của Luật trẻ em 2016 vào trong thực tiễn đời sống xãhội, ngày 5/9/2017 Chính phủ ban hành Nghị đinh 56/2017/NĐ - CP để hướng dẫn cụ thểviệc thi hành Luật trẻ em 2016 Tại Nghị định này đã đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể đểchăm sóc, bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em bị xâm hại tình dục nói riêng như các biệnpháp hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực,bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, xác định trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên

môi trường mạng, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân

Trang 35

trong việc bảo đảm để trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em thực hiện các biệnpháp chăm sóc thay thế cho trẻ.

Để đảm bảo tính hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống những hành vixâm hại tình dục trẻ em thì tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội;phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình” và Bộ Luật hình sự năm 1999

đã đưa ra những chế tài cụ thể nhằm trừng trị với những hành vi trên Cụ thể:

Theo quy định tại điều 52 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì những hành vi như

+ Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng cácloại thuốc kích dục;

+ Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên giađình mà thành viên đó không phải là vợ, chồng

Sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng và có các biện pháp khắcphục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy địnhtại Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này

Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành về các tội xâm hại tình dục trẻ em:

Kế thừa và phát triển Bộ luật Hình sự năm 1985, Bộ luật Hình sự hiện hành đã cụ thểhóa tại các Điều 112 - Tội hiếp dâm trẻ em, Điều 114 - Tội cưỡng dâm trẻ em, Điều 115 - Tộigiao cấu với trẻ em, Điều 116 - Tội dâm ô với trẻ em và Điều 256 - Tội mua dâm người chưathành niên

Căn cứ vào thủ đoạn phạm tội và thái độ của nạn nhân có thể phân hóa thành batrường hợp tương ứng với ba thái độ tiếp nhận của đối tượng trong quan hệ tình dục là:Trái ý muốn (tội hiếp dâm trẻ em); miễn cưỡng (tội Cưỡng dâm trẻ em) và thuận tình (tộigiao cấu với trẻ em, tội mua dâm người chưa thành niên và tội dâm ô người chưa thànhniên)

Loại hành vi thứ nhất: hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân

Trường hợp này nạn nhân không đồng ý, không tự nguyện với việc giao cấu, thểhiện như đối tượng phản kháng hay đối tượng đang ở trong những hoàn cảnh đặc biệtkhông có khả năng tự vệ hoặc biểu lộ ý muốn đúng đắn với việc giao cấu, cụ thể là tội

hiếp dâm trẻ em Hành vi khách quan trong trường hợp này là: Mọi trường hợp giao cấu

Trang 36

với trẻ em dưới 13 tuổi hoặc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ Cụ

thể như sau:

- Hành vi thứ nhất:

Hành vi dùng vũ lực là hành vi dùng sức mạnh vật chất (có hoặc không có công cụ,

phương tiện phạm tội) tác động vào nạn nhân là trẻ em nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sựkháng cự của nạn nhân chống lại việc giao cấu như xô ngã, vật, đánh, trói, giữ, bóp cổ nạnnhân…

Hành vi đe dọa dùng vũ lực là hành vi dùng lời nói hoặc hành động uy hiếp tinh

thần nạn nhân, làm cho nạn nhân sợ hãi, tê liệt về ý chí, buộc họ phải chịu sự giao cấu màkhông dám kháng cự như dọa giết, dọa gây thương tích cho nạn nhân…nếu nạn nhânchống cự

Hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là hành vi lợi dụng

nạn nhân là trẻ em vì một lý do nào đó không thể chống lại được hành vi giao cấu trái ýmuốn của mình như lợi dụng nạn nhân đang lúc ốm đau… để thực hiện hành vi giao cấu

Hành vi dùng thủ đoạn khác: Thủ đoạn khác là những thủ đoạn ngoài những hành vi đã

được quy định trong cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm trẻ em (ngoài ba hành vi: dùng

vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân) giúpcho người phạm tội có thể thực hiện được việc giao cấu với nạn nhân là trẻ em trái với ýmuốn của họ

- Hành vi thứ hai: Giao cấu trái ý muốn của nạn nhân là trẻ em

Giao cấu trong tội hiếp dâm trẻ em là quan hệ tình dục nhằm thỏa mãn dục vọngcủa người phạm tội Giống như tội hiếp dâm quy định tại Điều 111 Bộ luật Hình sự, tộihiếp dâm trẻ em quy định tại Điều 112 Bộ luật Hình sự cũng có cấu thành hình thức

Loại hành vi thứ hai: hành vi giao cấu được thực hiện bằng thủ đoạn cưỡng ép trẻ

em buộc họ phải miễn cưỡng chấp nhận sự giao cấu

Cưỡng dâm trẻ em là hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến trẻ em từ đủ 13 tuổi đếndưới 16 tuổi lệ thuộc mình hoặc đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giaocấu Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi dùng những thủ đoạn khác nhau ép buộctrẻ em lệ thuộc mình hoặc trẻ em ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu

Trang 37

Nạn nhân phải miễn cưỡng giao cấu, đây là dấu hiệu quan trọng có ý nghĩa địnhtội Nếu sự giao cấu không phải là miễn cưỡng mà nạn nhân thuận tình giao cấu thì tùyvào từng trường hợp mà người phạm tội phạm tội giao cấu với trẻ em (Điều 115) hay tộimua dâm người chưa thành niên (Điều 256) hay nếu đó là sự giao cấu trái ý muốn của nạnnhân thì có thể sẽ cấu thành tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112) Hành vi giao cấu là dấu hiệubắt buộc để cấu thành tội cưỡng dâm trẻ em Nếu các dấu hiệu khác thỏa mãn nhưng chưa

có việc giao cấu xảy ra thì không cấu thành tội này

Loại hành vi xâm hại tình dục có sự thuận tình của nạn nhân

Trường hợp này gồm 03 tội danh gồm: Tội giao cấu với trẻ em, tội dâm ô với trẻ em

và tội mua dâm người chưa thành niên (do giới hạn của đề tài, đối với tội mua dâm người

chưa thành niên, luận văn này chỉ bàn về trường hợp định khung tăng nặng "mua dâm trẻ em")

Nếu chỉ xét về hành vi tình dục thì tội dâm ô với trẻ em là đặc biệt hơn cả vì đây là

hành vi của người đã thành niên dùng mọi thủ đoạn có tính chất dâm dục đối với ngườidưới 16 tuổi nhằm thoả mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạnnhân Đó là hành vi tình dục nhưng không phải là hành vi giao cấu, hành vi đó có đặcđiểm thỏa mãn hoặc khêu gợi, kích thích nhu cầu tình dục

Đối với tội mua dâm người chưa thành niên và tội giao cấu với trẻ em Xét về ý chíngười thực hiện hành vi phạm tội và nạn nhân đều có ý chí giao cấu với nhau, tự nguyệngiao cấu Việc giao cấu với người dưới 16 là hoàn toàn có sự đồng tình của hai ngườikhông bên nào ép buộc bên nào Việc trừng trị hành vi giao cấu với người dưới 16 tuổibằng luật hình sự của Nhà nước ta cũng chủ yếu nhằm bảo vệ sự phát triển bình thường

về mặt tình dục đối với người chưa đủ 16 tuổi

1.3.2 Quy định của một số quốc gia trên thế giới về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em

1.3.2.1 Bộ luật Hình sự Canada

Khi so sánh với quy định của pháp luật Việt Nam, ta thấy rằng điểm chung của 2

Bộ Luật là đối tượng của tội phạm được giới hạn ở độ tuổi 16, tuy nhiên, pháp luật ViệtNam quy định rõ hơn khi chia thành 02 đối tượng là trẻ em dưới 13 tuổi và trẻ em từ đủ

13 đến dưới 16 tuổi BLHS Canada quy định 02 trường hợp ngoại lệ đối với người thựchiện hành vi vi phạm với người khởi hiện ở các độ tuổi sau: từ 12 đến 13 và từ 14 đến 15tuổi và 02 trường hợp ngoại trừ đối với trường hợp bị cáo lớn hơn người khởi kiện từ 5

Trang 38

tuổi trở lên (chỉ áp dụng với trường hợp người khởi kiện ở độ tuổi 14 hoặc 15) và đối vớingười bị buộc tội ở độ tuổi 12 hoặc 13

1.3.2.2 Bộ luật Hình sự Thụy Điển

BLHS Thụy Điển quy định các tội phạm XHTDTE trong Chương 6 về các tội vềtình dục với 04 trường hợp ngoại lệ không truy cứu TNHS đối với người thực hiệnnhững hành vi nếu không có chênh lệch quá lớn về độ tuổi và mức độ phát triển giữangười thực hiện hành vi và trẻ em cũng như có căn cứ cho rằng hành vi đó không mangtính chất lạm dụng trẻ em

1.3.2.3 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga

BLHS Liên bang Nga quy định các tội phạm XHTDTE trong Chương 18 về các tộixâm phạm tự do tình dục.BLHS Liên bang Nga quy định 01 trường hợp ngoại lệ đựợcmiễn chấp hành hình phạt đối với người thực hiện hành vi vi phạm đủ 18 tuổi, lần đầuphạm tội giao cấu, đồng tính nam hoặc đồng tính nữ thực hiện với người khác đã biết làchưa đủ 16 tuổi nếu xác định được rằng người này và hành vi phạm tội đã thực hiệnkhông còn nguy hiểm cho xã hội nữa vì đã kết hôn với người bị hai

1.3.2.4 Bộ luật Hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Khác với PLHS Việt Nam và một số nước mà trong phạm vi tác giả nghiên cứu, BLHSCộng hòa nhân dân Trung Hoa chỉ quy định đối tượng của tội phạm là trẻ em gái trongkhi các BLHS khác đều quy định là trẻ em hoặc người nào, tức là có thể là trẻ em gáihoặc trẻ em trai Điều này vô hình chung đã để lọt tội phạm bởi trẻ em trai hoàn toàn cóthể là người bị hại của hành vi này

1.3.2.5 Bộ luật Hình sự Cộng hòa Liên bang Đức

Tương tự như BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, BLHS Cộng hòa Liên bangĐức chỉ quy định 01 đối tượng của tội phạm là người dưới 14 tuổi nhưng ở đây, BLHSCộng hòa Liên bang Đức quy định đối tượng rộng hơn khi quy định là “người”, nghĩa là

có thể là cả trẻ em trai và trẻ em gái

Qua nghiên cứu cho thấy, ở những quốc gia có quy định Chuơng riêng về các tộiliên quan đến tình dục thì các hành vi xâm hại tình dục nói chung và xâm hại tình dục đốivới trẻ em nói riêng được quy định cụ thể, chặt chẽ hơn, do vậy thiết nghĩ công tác bảo vệtrẻ bị xâm hại tình dục được thực hiện hiệu quả hơn Theo quan điểm của học viên, nếuViệt Nam muốn hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về

Trang 39

XHTDTE nói riêng thì nên mở rộng đối tượng của tội phạm và học tập kinh nghiệm củacác nước về các trường hợp ngoại trừ và ngoại lệ Tuy nhiên, tuỳ điều kiện Việt Namcũng nên xem xét kỹ và cân nhắc về tính khả thi khi áp dụng các quy định này với thực tế

2.1.1 Thực trạng vấn đề xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam thời gian qua

Biểu đồ 1.0 Biểu đồ thể hiện số vụ án xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam trong

những năng gần đây

Trang 40

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LÐ-TBXH), từ năm

2011 đến năm 2015, ở Việt Nam đã phát hiện hơn 8.200 vụ xâm hại trẻ em với gần10.000 nạn nhân (tăng 258 nạn nhân so với 5 năm trước giai đoạn đó), trong đó có tới5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em (chiếm khoảng 65%) Cụ thể:

+ Trung bình mỗi ngày có gần ba trẻ em bị xâm hại tình dục

+ Nạn nhân ở độ tuổi trung bình thường từ 13 đến 18 tuổi, thậm chí nhiều nạn nhân

ở lứa tuổi 5 đến 13 tuổi Cá biệt, có cả trường hợp nạn nhân chỉ từ 1 - 3 tuổi

+ 84% số nạn nhân là nữ và 16% nạn nhân là nam; Tình trạng loạn luân như (bố đẻxâm hại tình dục với con gái chiếm 0,6%, bố dượng xâm hại tình dục với con riêng của vợchiếm 1%

+ 97% thủ phạm là người quen; 47% là họ hàng, người thân trong gia đình

+ Số trẻ em bị xâm hại tình dục chủ yếu là bị hiếp dâm (chiếm 65,9%),

Ngày đăng: 11/09/2018, 21:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w