Hải quan Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ : “....thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Hải quan Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ : “ thựchiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu,vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật vềthuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đốivới hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, chính sách thuếđối với hàng hóa xuất khẩu” [8, tr43]
Hiện nay, toàn cầu hoá kinh tế đang là một xu thế tất yếu có ảnh hưởngđến mọi quốc gia trên thế giới, xu thế này đã tạo ra sự gia tăng mạnh mẽ cácdòng lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn - công nghệ, nguồn nhân lực laođộng, giữa các quốc gia cùng với sự tăng lên không ngừng của lượng hànhkhách, phương tiện xuất nhập cảnh Yêu cầu của việc thực hiện lộ trình dỡ bỏcác rào cản thương mại đang là áp lực rất lớn đối với các quốc gia, đặc biệt làđối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Trong bối cảnh nêutrên, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một đòi hỏi tất yếu khách quan, nómang lại nhiều cơ hội để phát triển kinh tế đồng thời cũng đặt ra không ítnhững thách thức, khó khăn cho Việt Nam nói riêng và các nước đang pháttriển nói chung
Với những nỗ lực cải cách, mở cửa, tập trung ưu tiên cho hoạt độngkinh tế đối ngoại, phát triển thương mại, thúc đẩy quá trình hội nhập trongnhững năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong pháttriển kinh tế đất nước mà rõ nét nhất là nền kinh tế đạt được tốc độ tăngtrưởng cao liên tục trong nhiều năm và đặc biệt là Việt Nam đã trở thành viênchính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Tuy nhiên, cũng chínhquá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã kéo theo sự gia tăng của các loại tội
Trang 2phạm, các hành vi vi phạm pháp luật khác, đặc biệt là hoạt động buôn lậu, vậnchuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và gian lận thương mại Điều nàyđang đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và các cơquan bảo vệ pháp luật nói riêng cần nghiên cứu, xây dựng các giải pháp tăngcường công tác khám phá, ngăn chặn hoạt động buôn lậu, gian lận thươngmại, trong đó ngành Hải quan đóng vai trò hết sức quan trọng.
Trong các năm qua, ngành Hải quan đã không ngừng cải cách, pháttriển, hiện đại hoá nhằm nâng cao năng lực trong hoạt động thực thi nhiệm vụnói chung và năng lực đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mạinói riêng, đã tích cực phối hợp với các lực lượng, ngành chức năng như: Công
an, Quản lý thị trường, Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng,… đã thu đượcnhiều kết quả khả quan trong công tác khó khăn và gian khổ này Tuy nhiêntình trạng buôn lậu, gian lận thương mại vẫn là vấn đề bức xúc, nóng bỏng vàngày càng có xu hướng tinh vi, xảo quyệt hơn
Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngànhHải quan luôn là một lĩnh vực được chú ý và quan tâm, đã có nhiều đề tàinghiên cứu về lĩnh vực đặc thù này, nhưng hầu hết đều là những đề tài nghiêncứu sâu trong chuyên ngành luật như đề tài luận văn thạc sỹ của Quách ĐăngHòa về “Điều tra của lực lượng Hải quan đối với các vụ án buôn lậu quatuyến đường biển Việt Nam " hay đề tài luận văn thạc sỹ của Đặng CôngThành về “Thẩm quyền điều tra hình sự của Hải quan Việt Nam” Tuynhiên hiện chưa có công trình nghiên cứu hay đề tài nghiên cứu toàn diện vềcông tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan
Vì vậy học viên chọn đề tài “Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan - Thực trạng và giải pháp” làm nội dungnghiên cứu
Trang 32 Mục đích nghiên cứu
Từ nghiên cứu hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mạicủa ngành Hải quan nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả phòngchống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lậnthương mại của ngành Hải quan
- Phạm vi nghiên cứu là những chính sách, giải pháp của ngành Hảiquan và những kết quả, hạn chế trong hoạt động phòng chống buôn lậu, gianlận thương mại Thời gian nghiên cứu: từ năm 2002 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, luận văn sửdụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic đồng thời còn sửdụng các phương pháp cụ thể sau: Phương pháp thống kê; phương pháp phântích, tổng hợp; phương pháp khảo sát thực tiễn; phương pháp chuyên gia….đểlàm rõ nội dung nghiên cứu
5 Những đóng góp của luận văn
- Làm rõ thực trạng hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lậnthương mại của ngành Hải quan trong thời gian qua
- Đưa ra các dự báo về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trongnhững năm tới đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quảcông tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngànhHải quan
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo; luậnvăn được kết cấu thành 3 chương:
Trang 4Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động phòngchống buôn lậu và gian lận thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động của ngành Hải quan trong hoạt độngphòng chống buôn lậu và gian lận thương mại
Chương 3: Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động phòng chống buônlậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan
Trang 5CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại
1.1.1 Kinh tế thị trường và vấn đề buôn lậu, gian lận thương mại
Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội trong đó sảnxuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng đều gắn chặt với thị trường: Sản xuất rahàng hoá - dịch vụ gì, khối lượng bao nhiêu ? sản xuất bằng cách nào ? ai sẽnhận hàng hoá - dịch vụ sau khi sản xuất ra ? tất cả đều xuất phát từ nhu cầucủa thị trường và thông qua thị trường Thị trường là trung tâm của toàn bộquá trình sản xuất và tái sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá dịch vụ cho xãhội Thị trường là tập hợp các thoả thuận thông qua đó người bán và ngườimua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá - dịch vụ Trong thị trường, ngườimua và người bán hàng hoá - dịch vụ tác động với nhau hình thành cung cầuhàng hoá - dịch vụ, sự tương tác giữa cung - cầu hàng hoá - dịch vụ trên thịtrường hình thành giá cả thị trường Thị trường điều tiết cung - cầu - hàng hoá
- dịch vụ, mối quan hệ kinh tế giữa người mua, người bán, giữa nhà sản xuấtkinh doanh với khách hàng thông qua mua bán bằng tiền trên thị trường.Trong kinh tế thị trường các mối quan hệ kinh tế đều tiền tệ hoá, khi tiền tệtham gia vào quá trình lưu thông hàng hoá thì trao đổi hiện vật trực tiếp cũngkhông tồn tại Tiền tệ có mặt trong lưu thông, làm cho quá trình trao đổinhanh hơn, thúc đẩy quy mô sản xuất tăng lên và đời sống nhân dân đượcnâng cao
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động thương mại phát triển và nó có
vị trí rất quan trọng Thương mại là một bộ phận hợp thành của tái sản xuất,nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng Dòng vận động của sản phẩm hàng hoá
Trang 6qua khâu thương mại hoặc để tiếp tục cho sản xuất hoặc đi vào tiêu dùng cánhân Ở vị trí cấu thành của tái sản xuất, thương mại được coi như hệ thốngdẫn lưu tạo ra sự liên tục của quá trình tái sản xuất, khâu này bị ách tắc sẽ dẫntới sự khủng hoảng của sản xuất và tiêu dùng Sản xuất hàng hoá có mục đích
từ trước là để thoả mãn nhu cầu của người khác, để trao đổi mua bán hànghoá Không thể nói đến sản xuất hàng hoá mà không nói đến thương mại.Thương mại là lĩnh vực kinh doanh cũng thu hút trí lực và tiền vốn của cácnhà đầu tư để thu hút lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận, kinh doanh thươngmại trở thành ngành sản xuất vật chất thứ hai
Thương mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân thông quaviệc thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chấn hưng các quan hệ hàng hoátiền tệ Qua hoạt động mua bán tạo ra động lực kích thích đối với người sảnxuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy phâncông xã hội tổ chức lại sản xuất, hình thành nên các vùng chuyên môn hoásản xuất Thương mại kích thích sự phát triển lực lượng sản xuất, trong đó lợinhuận là mục đích của hoạt động thương mại Người sản xuất sẽ tìm mọi cách
để cải tiến công tác áp dụng khoa học và công nghệ mới, hạ chi phí để thunhiều lợi nhuận Đồng thời, cạnh tranh trong thương mại bắt buộc người sảnxuất phải năng động, không ngừng nâng cao tay nghề, chuyên môn và tínhtoán thực chất hoạt động kinh doanh, tiết kiệm các nguồn lực nâng cao năngsuất lao động Đó là những nhân tố tác động làm cho lực lượng sản xuất pháttriển Thương mại kích thích nhu cầu và luôn tạo ra nhu cầu mới, lợi ích củasản phẩm hay mức độ thoả mãn nhu cầu của sản phẩm sẽ tạo ra khả năng táitạo nhu cầu Thương mại một mặt, làm cho nhu cầu trên thị trường trung thựcvới nhu cầu, mặt khác nó làm bộc lộ tính đa dạng, phong phú của nhu cầu.Thương mại buộc các nhà sản xuất phải đa dạng về loại hình, kiểu dáng, mẫu
mã chất lượng sản phẩm Điều này tác động ngược lại với người tiêu dùng,làm bật dậy các nhu cầu tiềm năng Tóm lại thương mại làm tăng trưởng nhucầu và là nguồn gốc rễ cho sự phát triển của sản xuất kinh doanh
Trang 7Thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, làm cho quan
hệ thương mại giữa nước ta với các nước khác không ngừng phát triển Điều
đó giúp chúng ta tận dụng được ưu thế của thời đại, phát huy được lợi thế sosánh, từng bước đưa thị trường nước ta hội nhập với thị trường thế giới, biếnnước ta thành bộ phận của phân công lao động quốc tế
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, thương mạithể hiện sự tự do mua bán theo giá cả thị trường, người mua và người bánđược tự do lựa chọn bạn hàng, ở đó có sự gắn kết giữa sản xuất với thươngmại Thương mại cũng là một chức năng của sản xuất hàng hoá, giữa cácdoanh nghiệp, các vùng và quốc gia thực hiện cơ chế mở trong mua bán traođổi hàng hoá
Thực tế, trong kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chếthị trường, thương mại phát triển có những mặt tích cực nhưng bên cạnh đó cónhững mặt tiêu cực Vì mục tiêu lợi nhuận đã làm phát sinh tư tưởng sùng báiđồng tiền, chạy theo cuộc sống giàu có mà không tôn trọng pháp luật, làmgiàu bất chính, đó là tệ nạn “buôn lậu và gian lận thương mại” Từ lợi dụng cơchế tự do buôn bán lưu thông hàng hoá, một số người đã kinh doanh trái phápluật, gian lận thương mại để kiếm lời Tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại
là một nhược điểm rất lớn trong nền kinh tế thị trường, nó bóp méo vai tròcủa thương mại đi ngược lại với bản chất của thương mại Thương mại có tácđộng tích cực đối với nền kinh tế, ngược lại tệ nạn buôn lậu và gian lậnthương mại lại tác động tiêu cực đối với nền kinh tế
Việc nghiên cứu hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thươngmại để hạn chế tác hại của nó là rất cần thiết Do vậy, để đấu tranh chốngbuôn lậu và gian lận thương mại đem lại hiệu quả trước hết phải có nhận thứcđầy đủ về buôn lậu và gian lận thương mại trong kinh tế thị trường như thếnào?
Trang 8* Khái niệm về buôn lậu
Thuật ngữ buôn lậu được sử dụng với những ý nghĩa rất khác nhau Từgóc độ của khoa học về ngôn ngữ, cụm từ "buôn lậu" có ý nghĩa là buôn bánnhững hàng hoá trốn thuế và hàng cấm Đây là một khái niệm kế thừa nhữnghiểu biết xưa nay của cụm từ này và khá phù hợp với quan niệm phổ thônghiện nay
Theo tài liệu của Tổ chức Hải quan thế giới dành cho các điều tra viên
về gian lận thương mại thì hành vi buôn lậu được khái niệm như sau:
“Đó là hành vi đưa hàng hoá vào trong lãnh thổ một quốc gia hay đưahàng hoá ra khỏi lãnh thổ đó mà vi phạm pháp luật hay các quy định hiệnhành của quốc gia đó, trốn tránh hay có ý định trốn tránh nộp thuế Hải quanbằng cách không khai báo hoặc trốn tránh không chịu sự kiểm tra của cơ quanchức năng” [27, tr57]
Từ khái niệm nêu trên cho thấy, từ “buôn lậu” được chia làm hai loạinhư sau:
- Trốn tránh hoặc tìm có cách trốn tránh nộp thuế/lệ phí theo quy địnhhoặc
- Nhập khẩu, xuất khẩu hay có tìm cách nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoánằm trong những mặt hàng cấm theo quy định của pháp luật, các chính sáchhay hạn ngạch khác
Từ xa xưa, trong "Quốc triều Hình luật" của triều Lê (1428 - 1788)được xem là Bộ Luật hình sự hoàn chỉnh nhất của thể chế phong kiến ViệtNam, tội danh buôn lậu không được quy định Mặc dù vậy "Quốc triều Hìnhluật" đã quy định "những trang trại ven bờ biển mà đón tiếp thuyền buôn,ngầm dỡ hộ hàng hoá lên bờ thì bị xử biếm (cách chức), phạt gấp 3 tang vật
để sung công …" Những người bán ruộng đất ở bò cõi, binh khí; các thứ chất
nổ có thể chế hoả tiễn, hoả pháo cho người nước ngoài đều phải tội chém",
Trang 9"bán mắm muối ra nước ngoài … thì bị xử đi Châu Xa" Các mặt hàng cấmxuất khẩu lúc đó được quy định gồm: ruộng đất, thuốc nổ, vũ khí, sắt, đồng,vàng da trâu, gỗ lim, vỏ quế, trân châu, ngà voi … Những hành vi cụ thể, táchbiệt nói trên trong tiềm thức xã hội đều được gộp chung lại là hiện tượngbuôn lậu chứ không có tội danh buôn lậu
Trước năm 1985, thuật ngữ "tội buôn lậu" đã được đề cập trong một sốvăn bản pháp luật nước ta như Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn của lựclượng cảnh sát nhân dân (20/7/1962); Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buônlậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép (30/6/1982) Song về cơ bản tội danh
"buôn lậu" lúc đó chưa được hướng dẫn nhận diện đầy đủ với các yếu tố cấuthành và dấu hiệu pháp lý đặc trưng Phần lớn người ta vẫn chịu ảnh hưởngcủa các quan niệm truyền thống, cho rằng buôn lậu bao gồm các hành vi kinhdoanh trái phép, trốn thuế, đầu cơ tích trữ, làm hàng giả, buôn bán hàng cấm
Từ năm 1985, Bộ luật Hình sự ra đời (27/06/1985) đã chính thức ghinhận tội danh buôn lậu Điều 97 của Bộ Luật Hình sự tội buôn lậu, vậnchuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới được quy định: "Người nàobuôn bán trái phép hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hoá, tiềnViệt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử,văn hoá thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm …" Bắt đầu từ đây, tội danhbuôn lậu đã được xác định với bốn yếu tố cấu thành tội phạm (các mặt kháchthể, mặt khách quan, mặt chủ thể, mặt chủ quan) và những dấu hiệu pháp lýđặc trưng, nên đã có tác dụng hướng dẫn nhận thức cũng như chỉ đạo thực phipháp luật
Từ năm 1986, đất nước chuyển sang phát triển kinh tế thị trường, tìnhhình buôn lậu có xu hướng gia tăng Đến năm 1999, trước yêu cầu của thựctiễn đấu tranh phòng chống tội phạm buôn lậu, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hộikhoá 10, ngày 21/12/1999, Quốc hội đã thông qua việc sửa đổi, bổ sung, sửađổi Bộ luật hình sự, tại Điều 153 của Bộ luật, tội buôn lậu được quy định
Trang 10thành một tội độc lập (đã tách tội vận chuyển trái hàng hoá, tiền tệ qua biêngiới được quy định tại Điều 154 Bộ luật hình sự):
Như vậy, về mặt khách quan của tội buôn lậu được thể hiện ở hành vi
“buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý hoặcnhững vật phẩm có giá trị khác ” Hành vi “buôn bán trái phép qua biêngiới” là cấu thành cơ bản của tội buôn lậu, được xác định như sau:
- Buôn bán qua biên giới, trái với quy định về quản lý hải quan nhữnghàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặchàng hóa là các vật phẩm thuộc di tích, lịch sử văn hóa hay hàng cấm có sốlượng lớn Hành vi đó thường được thể hiện dưới một số hình thức như:không khai báo, khai báo gian dối; giả mạo giấy tờ dùng trong xuất, nhậpkhẩu; giấu hàng hoá tiền tệ; không đi qua các cửa khẩu hoặc trốn tránh sựkiểm tra, giám sát của Hải quan, Thuế vụ, Bộ đội biên phòng, Công an
- Không có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ của các cơ quan có thẩm quyềnkhi thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
* Khái niệm về gian lận thương mại
Gian lận thương mại theo Từ điển tiếng Việt là "dối trá, lừa lọc" tronghoạt động thương mại Người có hành vi gian lận thương mại gọi là "gianthương" tức là "người có nhiều mưu mô lừa lọc", "kẻ buôn bán gian lận vàtrái phép" Gian lận được coi là hành vi của con người cụ thể có lời nói hoặc
cử chỉ, hành động không đúng với bản chất của sự vật hiện tượng nhằm mụcđích đánh lừa người khác Trong dân gian gian lận thương mại gắn liền vớithành ngữ "buôn gian, bán lận" và dùng để chỉ những thủ đoạn mánh khóe lừalọc khách hàng hoặc người khác để thu lời bất chính Hành vi "buôn gian, bánlận" trong dân gian được hiểu bao gồm một số thủ đoạn đơn giản như: hàngxấu nói tốt, ít nói nhiều, rẻ nói đắt, cân đo điêu, buôn bán hàng cấm, lén lút,giấu giếm, lậu thuế … Hành vi gian lận thương mại trước hết phải là hành vigian lận được thể hiện trong lĩnh vực thương mại Chủ thể của hành vi gian
Trang 11lận thương mại là các chủ hàng, có thể là người mua hoặc người bán, cũng cókhi là cả người mua và người bán Mục đích của hành vi gian lận thương mại
là nhằm thu lợi bất chính từ thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá
Như vậy, gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là những hành vigian lận thương mại của chủ hàng trong hoạt động xuất khẩu để trốn tránhviệc kiểm soát và quản lý của Hải quan Vấn đề này được Hội đồng Hợp tácHải quan (nay là Tổ chức Hải quan thế giới) chú ý từ những ngày mới thànhlập Trong Bản khuyến nghị về giúp đỡ hành chính lẫn nhau do Hội đồng Hợptác Hải quan quốc tế đưa ra ngày 5/12/1975 cũng đã đề cập vấn đề giúp đỡhành chính lẫn nhau về chống gian lận thương mại Qua nhiều lần bổ xung,thảo luận, đến 9/6/1977 định nghĩa về gian lận thương mại trong lĩnh vực Hảiquan mới được Hội đồng Hợp tác Hải quan quốc tế đưa ra trong Công ướcquốc tế về hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong ngăn chặn, trấn áp và điều tra các
vi phạm Hải quan - Công ước Nairobi Khái niệm về gian lận thương mạitrong lĩnh vực Hải quan được Công ước Nairobi nêu ra như sau:
"Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi phạm phápluật Hải quan trong đó một cá nhân lừa dối Hải quan để nhằm lẩn tránh mộtphần hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, việc áp dụng các biện phápcấm hoặc hạn chế do luật pháp Hải quan quy định, hoặc thu được một khoảnlợi nhuận nào đó qua việc vi phạm pháp luật này"
Về khái niệm này đã khái quát được hành vi gian lận thương mại tronglĩnh vực Hải quan, hành vi đó được thể hiện bằng sự lừa dối thông qua hànhđộng lẩn tránh việc nộp thuế và tuân thủ pháp luật hải quan nhằm mục đíchthu được một khoản lợi nào đó Thực tế, trong bối cảnh hoạt động thương mạiquốc tế ngày càng phát triển, song song với xu thế này là những hoạt độnggian lận thương mại cũng ngày càng phức tạp, tinh vi Điều đó cho thấy, kháiniệm trên chưa thể hiện được một cách đầy đủ, chính xác hành vi gian lậnthương mại trong lĩnh vực hải quan Vì vậy, tại hội nghị quốc tế lần thứ V về
Trang 12chống gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan do Tổ chức Hải quan thếgiới triệu tập tại Brussels (Bỉ) từ ngày 9/10/1995 đến ngày 13/10/1995 đã xemxét lại khái niệm về gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan và thốngnhất đưa ra một khái niệm mới như sau:
"Gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan là hành vi vi phạm cácđiều khoản pháp quy hoặc pháp luật hải quan nhằm:
- Trốn tránh hoặc cố ý trốn tránh việc nộp thuế hải quan, phí và cáckhoản khu khác đối với việc di chuyển hàng hoá thương mại và/hoặc:
- Nhận và có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hànghoá không thuộc đối tượng đó và/hoặc:
- Đạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hạicho các nguyên tắc và tập tục, cạnh tranh thương mại chân chính"
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạtđộng gian lận thương mại ngày càng đa dạng và tình tinh vi phức tạp hơn Hộinghị đã thống nhất phân chia các hình thức gian lận thương mại thành 16 loại:
1 Buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc ra khỏi sự kiểm soát của Hảiquan (thí dụ: Buôn bán động vật quý hiếm, sản phẩm văn hoá …)
2 Khai báo sai chủng loại hàng hoá
3 Khai tăng, giảm giá trị hàng hoá
4 Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ hàng hoá (ví dụ: Nhà nước ta cóchính sách ưu đãi về thuế đối với hàng hoá của các nước ASEAN, TrungQuốc, )
5 Lợi dụng chế độ ưu đãi đối với hàng hoá gia công
6 Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập (đây là hànghoá được miễn thuế xuất nhập khẩu nhưng đã sử dụng sai mục đích )
Trang 137 Lợi dụng các yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu (thí dụ các loạigiấy phép theo nhu cầu chuyên ngành như hàng cho an ninh, quốc phòng, cho
y tế, văn hoá, xã hội …)
8 Lợi dụng chế độ quá cảnh đem dùng trong nước (ví dụ: hàng củaLào, Trung Quốc vận chuyển qua lãnh thổ Việt Nam)
9 Khai báo sai về số lượng, chất lượng hàng hoá
10 Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, buôn bán trái phép hàng hoáđược sử dụng nhất định (ví dụ: Hàng cho đồng bào bị bão lụt, cho các dân tộcmiền núi để xoá đói giảm nghèo, hàng cho các cơ quan ngoại giao…)
11 Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định bảo vệngười tiêu dùng
12 Buôn bán hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã
13 Buôn bán hàng không có sổ sách
14 Làm giả, làm khống việc hoàn hay truy hoàn thuế Hải quan (thí dụ:Làm giả chứng từ về hàng đã xuất …)
15 Kinh doanh "ma" để hưởng tín dụng thuế trái phép
16 Thanh lý phá sản có chủ đích để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế (vídụ: Công ty đăng ký kinh doanh một thời gian ngắn, nợ thuế rồi tuyên bố phásản)
Nhìn chung, đối với các nước trên thế giới, tuỳ thuộc vào mức độ táchại, hậu quả của các hành vi gian lận thương mại đó mang lại cho xã hội sẽ bị
xử lý hành chính hay xử lí hình sự Đối với nhiều nước như Mỹ, Nhật, Phápbên cạnh việc áp dụng các công ước quốc tế xử lý 16 hành vi này theo luậtHải quan, còn quy định trong Luật Hình sự các tội danh cụ thể tương ứng vớinhững hành vi đó Hiện nay, một vấn đề mới trong gian lận thương mại mà
Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) cũng đang rất quan tâm đó là gian lận
Trang 14thương mại trong chuyển tải hàng hoá xuất nhập khẩu Chuyển tải là mộtkhâu cần thiết trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại, nhằm đưahàng hoá từ nơi này đến nơi khác nhưng phải đi qua một số địa điểm nhấtđịnh nào đó Tuy nhiên, đôi khi chủ hàng sử dụng hoạt động chuyển tải để chegiấu xuất xứ thực sự của hàng hoá và đó là gian lận thương mại trong chuyểntải Do vậy, gian lận thương mại trong chuyển tải được hiểu như sau “Gianlận trong chuyển tải là việc sử dụng một nước thứ 3 để giấu nguồn gốc thực
sự của hàng hoá, che mắt Hải quan của nước nhập khẩu” Tại nước thứ 3,người ta cung cấp các tài liệu giả hoặc có hoạt động gian dối nhằm thay đổinguồn gốc hàng từ xuất khẩu sang nước quá cảnh (hay nước thứ 3) Như vậyđến khi nhập vào, họ tránh được hạn chế đặt ra của nước nhập như: hạnngạch, li xăng, chế độ ưu đãi.,…
Qua thực tế cho thấy, một số dạng gian lận thương mại qua chuyển tải
là :
- Hàng hoá đưa vào một cảng hoặc một kho ở nước chuyển tải ở đâychúng có thể thay thế được nhãn rồi lại bốc lên tàu và xem như sản phẩm củanước chuyển tải hoặc một số nước nào đó
- Hàng đưa vào nước chuyển tải là hàng hoàn chỉnh hoặc bán sản phẩmnhưng được khai là nguyên nhiên phụ kiện được coi là nguyên liệu để sảnxuất hoặc để chế biến và nghiễm nhiên trở thành sản phẩm của nước chuyểntải
- Hàng mang giấy tờ giả để chứng minh là hàng của nước thứ 3 trênđường đi từ nước xuất hàng đến nước nhập hàng
1.1.2 Mối quan hệ giữa buôn lậu và gian lận thương mại
Gian lận thương mại dù không phải là một tội danh trong Bộ luật hình
sự, nhưng các dấu hiệu đặc trưng của nó lại trùng hợp với tội buôn lậu vàbuôn lậu cũng bao gồm gian lận thương mại
Trang 15Theo nghiên cứu khoa học về tội phạm thì gian lận thương mại thựcchất là những hành vi, thủ đoạn cụ thể để gian dối nhằm có được lãi suất caotrong kinh doanh, buôn bán nói chung, nhưng nếu sự gian lận đó được thựchiện để nhằm buôn bán trái phép qua biên giới thì đó chính là các hành vitrong mặt khách quan của tội buôn lậu
Hội nghị Quốc tế lần thứ năm (1995) về chống gian lận thương mại của
Tổ chức Hải quan thế giới tại Brussels (Bỉ) đã xếp buôn lậu vào trong cáchình thức gian lận thương mại, nhưng coi đó là loại hình gian lận thương mạinguy hiểm, đặc biệt
Công ước quốc tế Nairobi cũng đã đưa ra khái niệm buôn lậu và gianlận thương mại nhằm che dấu sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan bằng mọithủ đoạn, mọi phương tiện trong việc đưa hàng hoá lén lút qua biên giới
Trong Bộ Luật hình sự của nước ta đã ghi nhận tội buôn lậu "….buônbán trái phép, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới… ", tổ chức Hảiquan thế giới phân loại các hành vi gian lận thương mại có hành vi "buôn bánhàng cấm qua biên giới hoặc ra khỏi sự kiểm soát của Hải quan", “khai báosai chủng loại hàng hoá", "khai tăng, giảm giá trị hàng hoá" Đây là nhữnghành vi buôn bán gian lận trái pháp luật mang tính chất giống như buôn lậu
"Buôn lậu" từ trước đến nay được nhiều người biết đến hơn là "gian lậnthương mại" Gian lận thương mại là thuật ngữ mới xuất hiện, bao gồm nhiềuhành vi gian lận, trái pháp luật hơn buôn lậu hay nói cách khác nội hàm của
nó rộng hơn nội hàm của buôn lậu Vì vậy hai thuật ngữ này thường đi kèm
với nhau "Buôn lậu và gian lận thương mại"
1.1.3 Nguyên nhân xuất hiện buôn lậu và gian lận thương mại
Buôn lậu và gian lận thương mại là hiện tượng kinh tế - xã hội xuấthiện trong hoạt động lưu thông hàng hoá cùng với sự ra đời của hàng rào thuếquan Nếu như hoạt động lưu thông hàng hoá góp phần cân bằng quan hệcung - cầu trên thị trường thì những nguyên nhân cơ bản của sự tồn tại và phát
Trang 16triển của tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại là sự chênh lệch giá cả,nhu cầu sử dụng hàng hoá ở các vùng địa lý khác nhau, do hành vi kiếm lờibất chính, cạnh tranh trái pháp luật, không lành mạnh
Doanh số bán lẻ trên thị trường xã hội là chỉ tiêu phản ánh nhu cầu tiêudùng thực đã được thực hiện của toàn xã hội Còn chỉ số giá cả, và theo đó là
sự biến động của nó là chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa hai đại lượng hànghoá và sức mua Nói cách khác đó là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ cung cầu
về hàng hoá Hiểu được bản chất kinh tế của vấn đề này, các nhà sản xuất tìmcách tiết kiệm chi phí, hạ giá thành trên cơ sở cải tiến mẫu mã hấp dẫn, phùhợp thị hiếu sử dụng, nâng cao chất lượng sản phẩm, bán ra với giá thị trườngchấp nhận, nhằm quay vòng vốn nhanh, thu lợi nhuận cao Để làm đượcnhững điều này không phải là việc dễ dàng và lại nhất là trong điều kiện cạnhtranh gay gắt hiện nay Một trong những hiện tượng cạnh tranh, kinh doanh
để kiếm lời nhưng trái pháp luật là lao vào "buôn lậu và gian lận thương mại".Một số nhà kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, dù ở mức độ khác nhau
đã tìm đủ mọi cách luồn lách để thắng trong cuộc chạy đua " một vốn bốnlời", chạy theo lối sống giàu sang nhưng lại không đủ khả năng làm giàu hợppháp mà kinh doanh một cách bất hợp pháp để kiếm lời nhanh và dễ dàng.Lợi ích cá nhân của họ đặt lên quá cao mà không nghĩ đến lợi ích tập thể, lợiích quốc gia Từ đó mà buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng nảy sinh
và phát triển, hành vi buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng tinh vi, diễnbiến ngày càng phức tạp là điều bức xúc đối với xã hội hiện nay
Nhu cầu sử dụng hàng hoá ở các vùng địa lý khác nhau và hàng hoá cóchất lượng cao, giá thấp hơn ở nơi này sẽ có xu hướng chuyển sang nơi khác
có hàng hoá với chất lượng thấp hơn, giá cao hơn Đây cũng là quy luật cạnhtranh trong lưu thông hàng hoá Tuy nhiên trong một số trường hợp để bảo vệsản xuất nội địa Nhà nước phải dùng đến hàng rào thuế quan (thậm chí thuếrất cao), gian thương tìm mọi thủ đoạn để tàng trữ buôn bán, vận chuyển hàng
Trang 17hoá qua biên giới, cũng như lợi dụng mọi khe hở để gian lận số lượng, chủngloại, đánh lẫn hàng hoá … để trốn thuế kiếm lời bất chính Một số loại hànghoá nhà nước cấm buôn bán vì lý do bảo vệ an ninh quốc phòng, trật tự antoàn xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng (ma túy, vũ khí, rác thải…), trên thực
tế một số loại hàng hóa cấm nhu cầu vẫn có nên giá cao, việc buôn bán tráiphép những hàng hoá này mang lại lợi nhuận rất cao lại càng thúc đẩy gianthương buôn bán để kiếm lời bất chính Hoặc có những loại hàng hoá buônbán phải có phải được sự cho phép của nhà nước (hàng hóa đã qua sử dụng,biệt dược,…) vẫn bị gian thương tìm mọi cách để buôn bán kiếm lời
Đối với mỗi quốc gia tuỳ thuộc quy định của pháp luật, chính sáchquản lý kinh tế, yêu cầu bảo hộ nền sản xuất nội địa và khả năng quản lý khácnhau thì quy mô, tính chất, mức độ buôn lậu và gian lận thương mại cũngkhác nhau Buôn lậu và gian lận thương mại gắn bó rất chặt chẽ với các tệ nạntham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác Trong xu thế toàn cầu hóahiện nay thì những tệ nạn này không ngừng gia tăng và diễn biến ngày càngphức tạp
1.1.4 Ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại đối với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước
* Hậu quả đối với nền kinh tế
Buôn lậu, gian lận thương mại có tác hại rất lớn đối với nền kinh tế,những thành tựu của công cuộc đổi mới mà đất nước đang tiến hành Buônlậu, gian lận thương mại có nguy cơ kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh
tế, tạo thành một lực cản lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước
Hàng hoá nhập lậu là hàng gian lận, trốn thuế sẽ làm mất tính cân bằngtrong cạnh tranh thương mại giữa hàng nội và hàng ngoại, đồng thời làm thấtthu thuế xuất, nhập khẩu và các sắc thuế khác dẫn đến thất thu cho ngân sáchnhà nước Thuế quan đánh trên hàng hoá xuất, nhập khẩu, nhằm mục đích làm
Trang 18tăng giá của hàng nhập khẩu, bảo vệ và kích thích sản xuất nội địa Vì vậy,hàng nhập lậu - gian lận trốn thuế đã phá vỡ cạnh tranh lành mạnh giữa hàngnội và hàng ngoại nhập Hàng ngoại nhập lậu vào thị trường do trốn thuế nhậpkhẩu nên giá rẻ hơn, chất lượng cao hơn hàng nội do có công nghệ sản xuấttiên tiến, thiết bị khoa học hiện đại Trong khi đó, những doanh nghiệp, cơ sởsản xuất trong nước vẫn phải nhập khẩu và chịu thuế một số nguyên vật liệu,trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, họ còn phải nộp các khoản thuếkhác như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… Mặt khác, hệthống công nghệ kỹ thuật trong một số lĩnh vực sản xuất hiện vẫn còn đanglạc hậu, không đồng bộ, năng suất và hiệu quả thấp, hàng hoá không phù hợpthị hiếu người tiêu dùng, nên không đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại ngaytrên chính thị trường của mình Theo quy luật cung - cầu và giá trị hàng hoátrên thị trường thì cuộc cạnh tranh giữa hàng nội và hàng nhập thì hàng nhậplậu do giá rẻ hơn, chất lượng cao hơn, làm cho hàng nội không tiêu thụ đượctrên thị trường dẫn đến đọng vốn, thiếu nợ vốn Điều này dễ làm cho cácdoanh nghiệp sản xuất đứng trước nguy cơ phá sản, nhất là những doanhnghiệp và những ngành công nghiệp non trẻ, mới ra đời Đây thực sự là mối
đe dọa đời sống của hàng nghìn công nhân trong các doanh nghiệp, cơ sở sảnxuất trong nước
Cạnh tranh giữa hàng nội và hàng nhập lậu không chỉ gây thiệt hại chongười sản xuất, mà còn ảnh hưởng đến người tiêu dùng Hàng ngoại tràn ngậpthị trường với giá rẻ tạo nên thị hiếu, tâm lý ưa dùng hàng ngoại Tuy hàngngoại với giá rẻ hơn giá thành hàng nội là do trốn được thuế nhưng rất bấpbênh vì không phải lúc nào nhập hàng cũng trốn được thuế Mặt khác, cáchoạt động tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian thương mại của các lựclượng chức năng sẽ làm cho nguồn hàng khan hiếm, vì vậy trong từng thời kỳ
sẽ nẩy sinh cơn sốt về giá, về hàng, làm đảo lộn sự ổn định giá cả trên thịtrường Với cạnh tranh đó, kết cục tất yếu là hàng ngoại lấn át hàng nội địa,phá vỡ thế bình ổn giá cả, sản xuất trong nước bị đình đốn Nhập lậu hay xuất
Trang 19lậu cũng gây thiệt hại như nhau về kinh tế, bởi nhập lậu ồ ạt biến nước tathành thị trường tiêu thụ hàng hoá của nước ngoài, đặc biệt là hàng dư thừa, ế
ẩm Còn xuất lậu hàng hoá, đặc biệt là nguyên liệu, khoáng sản, nhiên liệuthô, các mặt hàng chiến lược, hàng quốc cấm sẽ làm cho tài lực của đất nướccạn kiệt Hậu quả rõ nhất làm mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, làmchệch hướng phát triển của nền kinh tế
Mặt khác, buôn lậu và gian lận thương mại còn làm cho đất nước thấtthu lớn về thuế xuất, nhập khẩu và các sắc thuế khác gây ảnh hưởng đến quátrình cân đối thu - chi ngân sách của Nhà nước, làm thất thoát ngoại tệ mạnh
ra ngoài biên giới
* Hậu quả về mặt văn hoá - xã hội
Buôn lậu, gian lận thương mại gây nên những hậu quả phức tạp vànặng nề về mặt văn hoá - xã hội Đây là một trong những yếu tố làm gia tănggiữa giàu và nghèo, tạo đà cho việc thuê mướn, bóc lột sức lao động Một số
tư thương đánh mất khuynh hướng tạo việc làm, chỉ mải mê làm giàu thôngqua buôn lậu, gian lận thương mại Hiện tượng buôn lậu xuất hiện đã lôi kéomột lực lượng lao động khá lớn tham gia vào đội quân “cửu vạn” mang váchàng qua biên giới Lực lượng đó không chỉ bao gồm lao động tại chỗ, màcòn có cả lao động từ nơi khác đến làm cho sản xuất bị buông lỏng, tình hìnhtrật tự an toàn xã hội cũng bị biến động Thành phần lao động bị tiền thuêmướn cám dỗ, có cả trẻ em ở tuổi đến trường, bỏ sản xuất, bỏ học hành làm
“cửu vạn” Đây là đội ngũ tiếp tay và bao che cho buôn lậu, có những làngthuộc khu vực biên giới đường bộ người dân ở đây bỏ cả sản xuất, coi việcmang vác, vận chuyển “thuê” hàng hoá nhập lậu là một nghề để sinh sống
Tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại là nguyên nhân làm suy thoái đạođức xã hội, ảnh hưởng xấu đến thuần phong, mỹ tục và truyền thống văn hoádân tộc Những kẻ buôn lậu không từ một thủ đoạn nào để thu được nhiều lợinhuận bất chính, đồng tiền bất chính đã làm hại những người đi buôn lậu, làm
Trang 20nẩy sinh các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè… ảnh hưởng nghiêm trọngđến nhân các con người, làm cho đạo đức của nhiều kẻ bị tha hoá Không chỉ
có thế, buôn lậu và gian lận thương mại bao giờ cũng dẫn đến tiêu cực, thamnhũng dễ dẫn đến tha hoá một bộ phận cán bộ công chức của Nhà nước Thực
tế cho thấy những ngành chức năng trong hoạt động chống buôn lậu, gianthương mại; trong điều hành, thực thi chính sách thương mại hoặc liên quanđến hoạt động thương mại nếu không vững vàng sẽ bị lôi kéo, mua chuộc vàtrở thành nô lệ của đồng tiền Do bị lôi kéo bởi khoản lợi nhuận khổng lồ,gian thương tìm mọi mánh khoé, mọi thủ đoạn để móc nối với một số cán bộNhà nước bị tha hoá, biến chất Do bị sự cám dỗ của đồng tiền mà họ đã lợidụng vị trí, quyền lực nhà nước giao cho để cấu kết với buôn lậu, tiếp tay vàbao che cho các buôn lậu, gian lận thương mại và hình thành những đườngdây phức tạp, khó phát hiện,
Hàng nhập lậu tuồn vào thị trường nội địa bất hợp pháp trong đó còn cónhiều tài liệu phản động, văn hoá đồi trụy, thậm chí có cả vũ khí của nhữngphần tử thù địch từ nước ngoài chuyển về Một bên là bọn buôn lậu hám lợi
và phi nghĩa, một bên là các thế lực thù địch luôn có ý đồ làm thay đổi bảnsắc văn hoá dân tộc, từ đó làm thay đổi bản chất của dân tộc được hình thành
từ trong quá trình đấu tranh chống lại áp bức bóc lột và phát triển sản xuất.Bọn buôn lậu lợi dụng triệt để quá trình mở cửa để tăng cường chống phá tatrên mặt trận văn hoá - xã hội bằng các thủ đoạn tuyên truyền lối sống thựcdụng, coi trọng đồng tiền, ấn hành các sản phẩm văn hoá, phủ nhận quá khứcủa dân tộc, ca ngợi lối sống hưởng thụ, chúng tuồn vào nước ta băng hình,tác phẩm văn hoá đồi truỵ, phản động,…Cho nên những tác hại do buôn lậugây ra không chỉ thuần tuý về kinh tế, mà nó còn ảnh hưởng đến văn hoá - xãhội, xâm hại thuần phong mỹ tục của đất nước
Trang 21* Hậu quả đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
Những hậu quả do buôn lậu, gian lận thương mại gây ra đối với nềnkinh tế và đối với nền văn hoá xã hội đã dẫn đến những tác hại về mặt chínhtrị, gây khó khăn cho sự quản lý Nhà nước Hàng nhập lậu, gian lận trốn thuếlàm cho thị trường hỗn loạn, đời sống kinh tế của một bộ phận nhân dân gặpkhó khăn, tệ nạn xã hội phát triển; công bằng, văn minh xã hội không đượcthiết lập; nhà nước thất thu thuế nên không cân đối được thu - chi ngân sách,một số quỹ phúc lợi bảo hiểm xã hội bị giảm sút…
Buôn lậu và các chủ thể buôn lậu vì những khoản lợi nhuận khổng lồ
đã bất chấp pháp luật, bất chấp chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nướcvới những thủ đoạn tinh vi để thu lợi nhuận bất chính Những khoản lợinhuận này tạo cho bọn buôn lậu giàu có và ăn chơi sa đoạ, phung phí, trongkhi đại bộ phận nhân dân làm ăn chân chính thì sống khó khăn và nghèo khổ.Chính sự bất công đó đã làm nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật, coi thườngNhà nước, kèm theo khủng hoảng cả hệ thống lập pháp, hành pháp và tưpháp
Một trong những hậu quả nữa của buôn lậu gây ra về mặt chính trị làtác hại của nó đối với chủ quyền và an ninh quốc gia Ngày nay, hoà bình,hợp tác để phát triển đang trở thành xu hướng của thời đại, sức mạnh quân sựđang được thay thế bằng sức mạnh kinh tế Với ưu thế về kinh tế khoa học, kỹthuật, các nước tư bản phát triển đã và đang thực hiện chiến lược “biên giớimềm” đẩy thế giới vào cuộc chiến tranh không có khói lửa - chiến tranh kinh
tế Kinh tế thị trường là giải pháp hữu hiệu để tăng trưởng kinh tế, nên cácnước chậm phát triển đều có xu hướng phát triển kinh tế thị trường, mở rộngquan hệ với nước ngoài để thu hút vốn và khoa học kỹ thuật tiên tiến Vớichính sách mở cửa thì cuộc chiến tranh giành thị trường nổ ra không kémphần gay go so với các hình thức chiến tranh khác
Trang 22Chủ quyền lãnh thổ bị đe dọa với hình thức xâm lăng mới, đó là “diễnbiến hoà bình” và “chiến tranh biên giới mềm”, hàng hoá đến đâu là biên giớiđến đó - dần dần các nước chậm phát triển từng bước phụ thuộc vào kinh tế
và cuối cùng phải phụ thuộc vào chính trị Trên thực tế, biên giới nhiều quốcgia vẫn còn nguyên vẹn, bộ máy nhà nước vẫn do những cán bộ trong nướcđiều hành, nhưng thực chất độc lập, chủ quyền lãnh thổ bị mất Vì vậy, bảo vệ
an ninh biên giới không chỉ là việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mà thực chất làbảo vệ các tiềm năng - yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế Bảo vệ an ninhquốc gia góp phần bảo vệ vững chắc nguồn nhân lực, vật lực, tài lực là phục
vụ cho sự phát triển của nền kinh tế và sự vững chắc của chế độ chính trị
* Ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội
Buôn lậu, gian lận thương mại gây ra những hậu quả nghiêm trọng đốinền kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị, đây là những hậu quả trực tiếp dễ nhìnnhận Một hậu quả khác không kém phần nguy hại là hậu quả của buôn lậu,gian lận thương mại dưới góc độ cả về vĩ mô và vi mô Nó làm cho cơ quanquản lý nhà nước không kiểm soát được tình hình xuất nhập khẩu và liêndoanh đầu tư với ngoài; công tác điều hành của cơ quan chức năng gặp nhiềukhó khăn và hoạt động kém hiệu quả
Xét về góc độ quản lý vĩ mô, buôn lậu và gian lận thương mại là mộttrong những nguyên nhân làm hàng hoá nội địa bị đình trệ trong khâu phânphối và tiêu dùng, sản xuất trong nước bị đình đốn Nhiều doanh nghiệp sảnxuất ra hàng hóa không cạnh tranh nổi trên thị trường, nợ nần chồng chất dẫnđến phá sản, kéo theo sự gia tăng của đội quân thất nghiệp Buôn lậu, gian lậnthương mại còn là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến dẫn đến các
tệ nạn xã hội, đó là tham nhũng, tha hoá, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp… Do
đó, nó làm cho công tác quản lý của Nhà nước thêm khó khăn, phức tạp Mặtkhác, buôn lậu và gian lận thương mại trực tiếp dẫn đến thất thu về thuế xuất,nhập khẩu và các sắc thuế khác, đây là khoản thu lớn của ngân sách nhà nước
Trang 23Điều này ảnh hưởng đến các kế hoạch về kinh tế, tài chính khiến nhà nướcmất cân đối về thu - chi ngân sách Buôn lậu, gian lận thương mại còn phá vỡ
sự bình ổn của thị trường, tạo nên cơn sốt về hàng hoá và giá cả làm cho nhànước không quản lý được hoạt động xuất nhập khẩu; việc hoạch định chínhsách, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bị sai lệch…
Những hậu quả của buôn lậu, gian lận thương mại đối với quản lý vĩ
mô đã trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến quản lý vi mô Hệ thống pháp luậtcủa ta về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ,nếu không nói là chồng chéo, mâu thuẫn nhau Chính vì thế, những chủ thểbuôn lậu, gian lận thương mại đã lợi dụng kẽ hở, những quy định thiếu chặtchẽ của nhà nước để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận trốn thuế Từ đóviệc quản lý của cơ quan nhà nước ở cơ sở gặp nhiều khó khăn do sự lũngđoạn thị trường của hàng ngoại nhập lậu Giải pháp đấu tranh chống buôn lậu,gian lận thương mại, tăng cường hiệu lực kiểm tra, kiểm soát của các ngànhchức năng vẫn chưa được giải quyết tận gốc, buôn lậu đã làm cho một số cơquan quản lý lúng túng, bị động, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụchính trị - xã hội
Cũng dưới góc độ quản lý, trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, hàngngoại nhập với lợi thế về giá cả rẻ hơn hàng nội do trốn được thuế, chất lượngtốt, mẫu mã đẹp nên được tiêu thụ mạnh, tạo nên tâm lý ưa dùng hàng ngoại(như hàng điện tử, gia dụng,…) trong nhân dân Nhưng do nguồn hàng không
ổn định, giá cả không ổn định nên buôn lậu là nguyên nhân gây nên nhữngcơn sốt về hàng, về giá cả hàng hoá làm cho thị trường nội địa không thiếtlập, lưu thông hàng hoá bị rối loạn và gây ách tắc cho sản xuất và tiêu dùngtrong nước
* Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng
Hành vi buôn lậu có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, giống nòi củacộng đồng thông qua việc đưa hàng giả, hàng nhái hoặc những loại hàng kém
Trang 24phẩm chất, không đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước tuồnvào tiêu thụ trong nội địa đặc biệt là các loại hàng hoá phải đảm bảo tiêuchuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về y tế, tiêu chuẩn chất lượngnhư: Tân dược, đồ chơi trẻ em, mũ bảo hiểm, rượu, nước giải khát…
Tóm lại những hậu quả và tác hại do buôn lậu, gian lận thương mại gâynên đó là: Làm mất ổn định giá cả thị trường, kìm hãm sản xuất trong nước,ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, gây thất thu cho ngân sách cho nhà nước,tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng nội và hàng ngoại, lànguyên nhân phát sinh các tiêu cực trong xã hội Vì vậy tệ nạn buôn lậu, gianlận thương mại phải được ngăn chặn một cách triệt để và là nhiệm vụ của toàn
xã hội, trong đó có ngành Hải quan
1.1.5 Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của ngành Hải quan đối với hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại
“Hải quan” theo từ điển tiếng Việt được hiểu là “cơ quan làm công tác kiểm soát, đánh thuế xuất nhập cảng” [6, tr 771] Theo nghĩa rộng, khái niệm
Hải quan được hiểu là cơ quan Nhà nước thực hiện quản lý (kiểm tra, giámsát, kiếm soát) đối với hàng hoá, phương tiện đưa ra, đưa vào lãnh thổ quốcgia, và thu thuế quan đối với các đối tượng theo quy định phải chịu thuế
Xét về lịch sử phát triển, thuật ngữ “Hải quan” có nguồn gốc từ
“Douane” (thu quốc gia) của người Ai Cập ngay từ khi Nhà nước của quốcgia này hình thành Sau đó, La Mã đã Latinh hoá, và Pháp cũng sử dụng thuậtngữ này Hy Lạp và Đức gọi là Rull (thu quốc gia) Anh và các nước nói tiếngAnh gọi là “Customs” (tập quán)
Theo tập quán và thông lệ quốc tế, Hải quan là cơ quan hành pháp màbất cứ Nhà nước có chủ quyền nào cũng phải tổ chức ra để bảo vệ lợi ích, chủquyền và an ninh quốc gia trong hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại
Trang 25Thuật ngữ “Hải quan” du nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 1950
và xuất hiện lần đầu tiên trên văn bản của cơ quan Nhà nước tại Nghị định số136/BCT-KH-NĐ, ngày 14/12/1954 của Bộ Công thương về thành lập Sở Hảiquan thuộc Bộ Công thương [23, tr 85]
Ở nước ta, ngày 30 tháng 8 năm 1984, Hội đồng Nhà nước ra Nghịquyết số 547/NQ/HĐNN phê chuẩn việc lập Tổng cục Hải quan, cơ quanthuộc Hội đồng Bộ trưởng, tiếp theo ngày 20 tháng 10 năm 1984 Hội đồng Bộtrưởng ban hành Nghị định số 139/HĐBT quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổchức bộ máy của Tổng cục Hải quan, Nghị định 139/HĐBT nêu rõ “Tổng cụcHải quan, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng, là công cụ chuyên chính nửa vũtrang của Đảng và Nhà nước có chức năng:
- Kiểm tra và quản lý hàng hóa, hành lý, ngoại hối và các loại công cụvận tải xuất nhập qua biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Thi hành chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu;
- Ngăn ngừa và chống các vi phạm luật lệ Hải quan và các luật lệ khácliên quan đến việc xuất nhập khẩu;
- Chống các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa quabiên giới” [23, tr 192]
Nghị định 139/HĐBT đã đánh dấu một bước phát triển mới của Hảiquan Việt Nam Bằng văn bản pháp lý, Nhà nước đã xác định tính chất côngtác hải quan, làm rõ sự thống nhất về đầu mối quản lý trong toàn ngành, vềvai trò, vị trí của Hải quan Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước, gópphần bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vàphục vụ công tác đối ngoại Trong đó, chức năng chống buôn lậu, vận chuyểntrái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi vi phạm pháp luật Hải quankhác được xác định là một trong những chức năng cơ bản và quan trọng củangành Hải quan
Trang 26Cùng với sự phát triển kinh tế thì tình hình đầu cơ, buôn lậu ngày cànggia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh kinh tế quốc tế và sản xuấttrong nước Trong lĩnh vực xử lý hành chính, Chính phủ Nghị định 46/HĐBT,ngày 10 tháng 5 năm 1983 về “xử lý bằng biện pháp hành chính các vi phạm
về buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa”, trên cơ sở đó Tổng cục Hảiquan cũng đã ban hành Thông tư số 1090/TCHQ, ngày 19 tháng 10 năm 1985
để hướng dẫn Nghị định này Bên cạnh đó, hành vi buôn lậu, vận chuyển tráiphép hàng hóa qua biên giới bị coi là tội phạm và được quy định trong Bộ luậthình sự (Điều 97 Bộ luật hình sự năm 1985) Để thực hiện nhiệm vụ phòng,chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, theo Điều 93
Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 thì cơ quan Hải quan có quyền “ Đối vớihành vi phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng, ít nghiêm trọng thì ra quyết địnhkhởi tố vụ án, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát ” và “Đối với hành vi phạm tội nghiêm trọng hoặc phức tạp thì ra quyết định khởi
tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển cho cơ quanđiều tra ”
Ngày 4 tháng 4 năm 1989, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh tổchức điều tra hình sự, theo điều 28 của Pháp lệnh thì Hải quan có thẩm quyềnkhởi tố vụ án, tiến hành điều tra đối với tội buôn lậu hoặc vận chuyển tráiphép hàng hóa qua biên giới theo Điều 97 của Bộ luật hình sự năm 1985.Ngày 28 tháng 12 năm 1989, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Bộ Luật hình sự, theo đó một số hành vi buôn lậu, vận chuyểntrái phép trái phép hàng hóa qua biên giới do có tính chất quản lý nhà nướcđối với các mặt hàng đó, nên đã quy định thành một tội riêng như: Ma túy, vũkhí chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc Vì vậy, Hải quan không cóthẩm quyền khởi tố vụ án và tiến hành hoạt động điều tra đối với các tội danhnày
Trang 27Trên cơ sở, kế thừa thành tựu và kết quả đã đạt được, Pháp lệnh Hảiquan được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 20 tháng 2 năm 1990 quy địnhchức năng của Hải quan Việt Nam là: “quản lý Nhà nước về Hải quan đối vớihoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, mượnđường Việt nam Đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hànghóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới” Sự ra đời của Pháp lệnh Hảiquan năm 1990 đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng về chất củangành Hải quan cả về quy mô, phương thức và hiệu quả hoạt động [23, tr223]
Trong giai đoạn từ 1987 - 1993, công tác kiểm soát chống buôn lậu vàvận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới của ngành Hải quan tập trungvào việc chuyển biến nhận thức, tư tưởng và tổ chức hoạt động Trong cácnăm từ 1987 - 1990, ngành Hải quan đã phát hiện được nhiều vụ buôn lậu,trong đó có một số vụ lớn, tinh vi Công tác kiểm soát kết hợp với biện phápquản lý công khai đã giúp Hải quan phát hiện tài liệu phản động, ấn phẩm đồitrụy, vũ khí, chất nổ, thẩm lậu vào nước ta, ngăn chặn nhiều vụ xuất lậu đồ
cổ
Để thể chế hóa kịp thời các quan điểm đổi mới của Đảng về chính sáchphát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến Hải quan và đáp ứng đòi hỏi cáccam kết quốc tế liên quan đến hoạt động Hải quan mà Việt nam tham gia hoặc
có nghĩa vụ phải thực hiện Sau một thời gian chuẩn bị dự án Luật Hải quan,ngày 29 tháng 6 năm 2001 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa X toàn văn LuậtHải quan đã được thông qua Điều 11, Luật Hải quan quy định nhiệm vụ củaHải quan: “Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hànghóa, phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hànghóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương biện pháp quản lý nhà nước về hảiquan đối với hàng hóa hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh,
Trang 28quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” Điều 32của Luật Hải quan năm 2001 đã chính thức hóa về mặt pháp lý đối với côngtác kiểm tra sau thông quan, đây là một trong những biện pháp nghiệp vụ củaphương pháp quản lý hải quan hiện đại đó là việc kiểm tra các chứng từthương mại, chứng từ sổ sách kế toán sau khi hàng đã được thông quan, đểthẩm định lại mức độ chính xác của các thông tin về các lô hàng, do chủ hàngkhai báo trước đó [8, tr 268]
Trên cơ sở, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002 , Chínhphủ đã ban hành Nghị định 138/2004/NĐ-CP, ngày 17 tháng 6 năm 2004 quyđịnh về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan
Năm 2003, Quốc hội ban hành Bộ luật tố tụng hình sự thay thế Bộ luật
tố tụng hình sự năm 1988 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộluật tố tụng hình sự, thì thẩm quyền điều tra của Hải quan được quy định cụthể tại Điều 111, khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứutrách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì cơ quan hải quan cóthẩm quyền “ Đối với hành vi phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch ngườiphạm tội rõ ràng, ít nghiêm trọng thì ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bịcan, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát ” và “ Đối vớihành vi phạm tội nghiêm trọng hoặc phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án,tiến hành hoặc hoạt động điều tra ban đầu và chuyển cho cơ quan điều tra ”
Ngày 20 tháng 8 năm 2004, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháplệnh số 23/2004/PL-UBTVQH11 về tổ chức điều tra hình sự, Điều 20 củaPháp lệnh đã trao quyền thực hiện một số hoạt động điều tra hình sự cho cơquan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh quản lý của mình phát hiệntội phạm quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật hình sự
Để phù hợp với cam kết quốc tế và tạo thuận lợi hơn nữa cho thươngmại, ngày 14 tháng 6 năm 2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI đã thôngqua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan Tại khoản 1a, điều
Trang 2915 quy định: “ kiểm tra hải quan được thực hiện trên cơ sở phân tích thôngtin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạmpháp luật hải quan để đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan và không gâykhó khăn cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ” Đây là cơ sở pháp lý, tiền
đề cơ bản của việc triển khai phương pháp quản lý hải quan hiện đại (phươngpháp quản lý rủi ro) đáp ứng yêu cầu công tác quản lý hải quan trong điềukiện hội nhập quốc tế đó là phải cân bằng giữa việc tạo thuận lợi cho hoạtđộng thương mại nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát thương mại (chống buôn lậu,gian lận thương mại có hiệu quả)
Trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, để phù hợp với quy định củaLuật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳhọp thứ 10, Chính phủ đã ban hành Nghị định 97/2007/NĐ-CP, ngày 7 tháng
6 năm 2007 quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế quyết địnhhành chính trong lĩnh vực Hải quan để thay thế Nghị định 138/2004/NĐ-CP
Qua nghiên cứu lịch sử phát triển, hình thành của Hải quan Việt Namcho thấy, cơ quan hải quan chiếm một vị trí quan trọng trong bộ máy nhànước, tầm quan trọng được thể hiện:
Thứ nhất, cơ quan hải quan, mặc dù tên gọi, cơ cấu tổ chức bộ máy cóthể thay đổi theo từng giai đoạn để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện lịch sửcủa đất nước, nhưng là cơ quan quản lý duy nhất trong hệ thống bộ máy hànhchính Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Hải quan đối vớihàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quácảnh; thực hiện nhiệm vụ thu thuế và các khoản thu khác theo quy định đốivới hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Thứ hai, nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển tráiphép hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử,văn hóa qua biên giới; chống gian lận thương mại luôn là một trong nhữngnhiệm vụ cơ bản, quan trọng hàng đầu được Nhà nước giao cho cơ quan hải
Trang 30quan từ những ngày đầu thành lập nhằm bảo vệ chủ quyền, an ninh kinh tế,trật tự trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan
Để thích ứng với nhiệm vụ nêu trên, cơ cấu tổ chức của ngành Hải quanđược quy định và thiết lập như sau:
- Tổng cục Hải quan là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, được tổ chức theonguyên tắc tập trung thống nhất thành hệ thống từ trung ương đến địa phương,gồm: Tổng cục Hải quan; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (gọi chung là Cục Hải quan địa phương) trực thuộc Tổng cục Hảiquan Hiện tại, ngành Hải quan có 33 Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phốquản lý các địa bàn trên toàn quốc (chi tiết tại Phụ lục 2); Chi cục Hải quancửa khẩu, Đội Kiểm soát Hải quan và các đơn vị tương đương trực thuộc CụcHải quan địa phương
- Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan gồm:
+ Bộ máy giúp việc Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan: Vụ giám sátquản lý về hải quan, Vụ kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, Vụ Pháp chế, VụHợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch - tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra, Vănphòng, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan , CụcCông nghệ thông tin
+ Đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Hải quan : Viện nghiên cứu hảiquan, Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu MiềnBắc, Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu MiềnTrung, Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu MiềnNam, Báo Hải quan, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức Hảiquan
Để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, ngành Hải quan có quan hệ phối hợp với các lực lượng chức năng
Trang 31trong và ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của mình (địa bàn hoạt động hải quan)
* Địa bàn hoạt động hải quan:
Địa bàn hoạt động hải quan là những khu vực, phạm vi mà tại đó cơquan Hải quan có quyền hạn và trách nhiệm tiến hành các hoạt động kiểm tra,giám sát, kiểm soát hải quan đối với đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu,quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
Hướng dẫn Luật Hải quan, ngày 23/12/2006 Chính phủ ban hành Nghịđịnh 107/2002/NĐ-CP quy định phạm vi địa bàn hoạt động hải quan quan hệphối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa quabiên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan, Điều 2 quy định:
1 Phạm vi địa bàn hoạt động hải quan là khu vực có ranh giới cụ thể tạicác khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biểnquốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểmlàm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảothuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hànghoá xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện chủquyền của Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thôngquan
2 Phạm vi địa bàn hoạt động hải quan khác là khu vực có ranh giới xácđịnh tại những nơi có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnhcần có hoạt động kiểm tra kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan”[12, tr 1]
* Quan hệ phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phéphàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan:
Trang 32Trên cơ sở quy định về phạm vi địa bàn hoạt động hải quan nêu trên thìmối quan hệ phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phéphàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan là:
- Trong phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan: “cơ quan Hải quan cáccấp có trách nhiệm bố trí lực lượng, phương tiện, điều kiện vật chất để thựchiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá quabiên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan”[12, tr 6]
- Ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan thì cơ quan hải quan cótrách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan trong hoạt động phòng, chốngbuôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác viphạm pháp luật hải quan, cụ thể:
+ Ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan trên tuyến biên giới đường
bộ, Bộ đội biên phòng hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng của nhànước
+ Ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan trên biển, Bộ đội biênphòng, Cảnh sát biển chủ trì hoặc phối hợp với các lực lượng chức năng
+ Tổ chức phối hợp chặt chẽ với Cơ quan quản lý thị trường, Cơ quanCông an các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng này
Ngoài ra Nghị định 107/2002/NĐ - CP cũng quy định rất rõ tráchnhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là:
+ Lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp địa phương thực hiện chủtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định của pháp luật về phòng,chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vikhác vi phạm pháp luật hải quan
+ Phối hợp với Tổng cục Hải quan thực hiện các chủ trương của Chínhphủ, của Thủ tướng Chính phủ, của ngành Hải quan trong và các cơ quan hữuquan khác Cơ quan quản lý thị trường, Cơ quan Công an các cấp trong phòng,
Trang 33chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vikhác vi phạm pháp luật hải quan [12, tr 7].
Như vậy, việc quy định cụ thể về địa bàn hoạt động của Hải quan vàmối quan hệ phối hợp với các cơ quan chức năng đã tạo thuận lợi cho ngànhHải quan công tác trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hànghoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan
Thẩm quyền xử lý đối với các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại của Hải quan Việt Nam
Theo quy định hiện hành, đối với các hành vi buôn lậu, vận chuyển tráiphép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại thì cơ quan hải quan sẽ tiếnhành: Xử phạt vi phạm hành chính theo Pháp lệnh xử phạt vi phạm hànhchính năm 2002; khởi tố và tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự đốivới 2 tội danh: “Tội buôn lậu” theo Điều 153 và “Tội vận chuyển trái phéphàng hóa qua biên giới” theo Điều 154 Bộ Luật hình sự năm 1999
* Xử phạt vi phạm hành chính theo Pháp lệnh xử phạt vi phạm hànhchính năm 2002:
- Thẩm quyền xử phạt:
Tại Điều 34, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002 và Điều
28, Nghị định 97/2007/NĐ-CP, ngày 7 tháng 6 năm 2007 quy định việc xử lý
vi phạm hành chính và cưỡng chế quyết định hành chính trong lĩnh vực Hảiquan quy định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan,
cụ thể như sau:
+ Đội trưởng Đội nghiệp vụ Hải quan
+ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộcCục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọichung là Cục Hải quan), Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội
Trang 34trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu,Tổng cục Hải quan.
+ Cục trưởng Cục Hải quan
+ Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan.+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 30 củaPháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tạiNghị định 97/2007/NĐ-CP)
+ Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển (có quyền xử phạt theo quy địnhtại các Điều 32 và 33 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi
vi phạm hành chính về hải quan được quy định tại điều 13 Nghị định 97/2007/NĐ-CP)
Theo Luật Quản lý thuế được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thôngqua ngày 29 tháng 11 năm 2007 thì Cơ quan hải quan (gồm: Tổng cục Hảiquan, Cục Hải quan, Chi cục Hải quan) được coi là Cơ quan quan lý thuế Vìvậy, tại điểm 1.I, phần I, Thông tư 62/2007/TT-BTC đã xác định “Vi phạmhành chính trong lĩnh vực hải quan là hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quyđịnh quản lý nhà nước về hải quan (bao gồm cả thuế đối với hàng hóa xuấtnhập, nhập khẩu) chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quyđịnh tại Nghị định 97/2007/NĐ-CP, ngày 7 tháng 6 năm 2007 phải bị xử phạt
vi phạm hành chính về Hải quan ”
Ngoài việc xử phạt theo thẩm quyền, cơ quan Hải quan còn được giaothẩm quyền thực hiện: Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảođảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính; cưỡng chế thi hành quyết định hànhchính lĩnh vực hải quan
Trang 35- Các hình thức xử phạt:
Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạmhành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hảiquan thì các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quangồm có: Các hình thức xử phạt chính, các hình thức xử phạt bổ sung, các biệnpháp khắc phục hậu quả cụ thể như sau:
+ Các hình thức xử phạt chính: Gồm cảnh cáo; phạt tiền
+ Các hình thức xử phạt bổ sung, gồm: Tước quyền sử dụng giấy phép,chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạmhành chính
- Các biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc tiêu huỷ tang vật vi phạm là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá gâyhại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa,phương tiện vi phạm
+ Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị
tiêu thụ, tẩu tán, tiêu huỷ trái với quy định của pháp luật.
Việc quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcHải quan đã thể hiện sự răn đe, trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật đối vớinhững cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy tắc quản lý nhà nướcthông qua việc buộc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi vềvật chất hoặc tinh thần Ngoài ra việc quy định hình thức xử phạt còn mangtính giáo dục đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt, góp phần nâng cao ý thứccủa công dân trong việc chấp hành pháp luật và các quy tắc quản lý nhà nước
Trang 36* Khởi tố và tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự theo Bộ luật tốtụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004:
Trên cơ sở quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 vàPháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 đã quy định Hải quan có quyềnkhởi tố đối với 2 tội danh: “Tội buôn lậu” theo Điều 153 và “Tội vận chuyểntrái phép hàng hóa qua biên giới” theo Điều 154 Bộ Luật hình sự năm 1999
Tại Điều 20 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 quy định,
cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình màphát hiện tội phạm quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật hình sự thìCục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thôngquan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trungương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có quyền:
+ Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường phạm tội quả tang,chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án,lấy lời khai , thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trựctiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hảiquan, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biệnpháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra
và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn haimươi ngày, kể từ ngày khởi tố vụ án;
+ Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêmtrọng hoặc tội phạm ít nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lờikhai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên qua trực tiếp đến vụ
án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan,chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảyngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án
Với những thẩm quyền và được thực hiện những biện pháp để đấutranh đối với hành vi xâm phạm trật tự quản lý nhà nước về Hải quan như :
Trang 37Xử phạt vi phạm hành chính (đã nêu ở trên), điều tra hình sự đã góp phầnthể hiện rất rõ vị trí, vai trò của ngành Hải quan trong việc bảo vệ lợi ích, chủquyền an ninh quốc gia
1.2 Kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại của Hải quan các nước trên thế giới
1.2.1 Tổ chức Hải quan thế giới (WCO)
Tổ chức Hải quan thế giới (gọi tắt là World Customs Organization WCO) mà tiền thân là Hội đồng hợp tác Hải quan (chính thức đổi tên từ1994) là một tổ chức liên chính phủ độc lập, có vai trò tăng cường tính hiệuquả và hiệu lực của các cơ quan Hải quan trên thế giới Hiện nay WCO có
-173 thành viên chính thức trên toàn thế giới và là tổ chức quốc tế duy nhất cónăng lực về các vấn đề Hải quan và cơ quan ngôn luận của cộng đồng Hảiquan quốc tế Để tạo ra một diễn đàn trao đổi kinh nghiệm giữa các đoàn đạibiểu của hải quan, WCO xây dựng và phát triển nhiều công ước và công cụquốc, cũng như cung cấp các trợ giúp kỹ thuật và đào tạo cho các thành viên.Cùng với phát triển của thương mại quốc tế thì hoạt động buôn lậu, gian lậnthương mại ngày càng gia tăng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợichính đáng của các nước tham gia hoạt động thương mại quốc tế, hơn nữabuôn lậu - gian lận thương mại không chỉ giới hạn trong từng quốc gia mà cònmang tính quốc tế với những phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, do đó cầnthiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa hải quan các nước, vùng lãnh thổ.Xuất phát từ lý do này WCO đã thông qua một số Công ước quan trọng như:Công ước về hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong ngăn chặn, trấn áp và điều tracác vi phạm Hải quan - Công ước Nairobi, có hiệu lực từ năm 1980 (đã nêu ởtrên); Công ước về hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong các vấn đề Hải quan -Công ước Johannesburg, thông qua tháng 7 năm 2003 Ngoài ra WCO còn tổchức nhiều hội nghị quốc tế về chuyên đề về “chống gian lận thương mại” tạicác khu vực khác nhau trên thế giới Đây là những điều kiện hết quan trọng
Trang 38giúp Hải quan các nước, vùng lãnh thổ tăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhautrong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
Bên cạnh đó, hoạt động chia sẻ thông tin nói chung và thông tin tìnhbáo (thông tin nghiệp vụ) nói riêng là một trong những trụ cột trong chiếnlược kiểm soát của WCO, do đó WCO đã thiết lập một mạng lưới thu thập,thông tin tình báo thông qua 11 Văn phòng đầu mối liên lạc tình báo khu vực(gọi tắt là RILO) trên khắp thế giới
Chức năng của các Văn phòng tình báo này là thu thập, phân tích các
dữ liệu cũng như phổ biến các thông tin về xu hướng, phương thức thủ đoạn,tuyến đường trọng điểm và các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại điểnhình Cơ chế hoạt động của RILO được hỗ trợ bởi Mạng kiểm soát hải quan( mạng CEN) Đây là một cơ sở dữ liệu toàn cầu về thu thập, phân tích thôngtin với các mục tiêu trao đổi thông tin tình báo, mục đích của cơ chế hoạtđộng này là nhằm tăng cường tính hiệu quả trong trao đổi chia sẻ thông tincũng như hợp tác giữa các cơ quan Hải quan nhằm chống lại các loại tội phạmxuyên quốc gia
Trong xu thế hội nhập và hợp tác, Hải quan Việt Nam đã chính thức gianhập WCO từ ngày 01/07/1993; đồng thời Hải quan Việt Nam là thành viêncủa Văn phòng tình báo khu vực châu Á - Thái Bình Dương (gọi tắt là RILOA/P), đơn vị thực hiện nhiệm vụ đầu mối là Cục Điều tra chống buôn lậu -Tổng cục Hải quan
1.3.2 Hải quan một số nước trên thế giới
* Ở Trung Quốc: Lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quanTrung Quốc được gọi là lực lượng cảnh sát chống buôn lậu, lực lượng cảnhsát chống buôn lậu chịu sự chỉ đạo song song của hai ngành Hải quan vàCông an, trong đó Hải quan giữ vai trò lãnh đạo chính, lực lượng cảnh sátchống buôn lậu chia làm 3 cấp: Tại Tổng cục Hải quan (còn gọi là Cao ủy)gọi là Cục chống buôn lậu; tại cấp Vùng cũng gọi là Cục chống buôn lậu và
Trang 39tại Chi cục gọi là Chi cục chống buôn lậu Chính phủ Trung Quốc rất xemtrọng vai trò của công tác chống buôn lậu đối với sự phát triển của nền kinh tế
và đã tích cực cải cách, thể chế pháp luật, tạo điều kiện cho công tác này củahải quan đạt hiệu quả cao Tất cả hàng hóa và người phạm tội buôn lậu, bất cứngành nào, kể cả Công an phát hiện được đều phải bàn giao ngay cho cảnh sátchống buôn lậu của Hải quan để xử lý, khi đối tượng có đủ yếu tố cấu thànhtội phạm buôn lậu, lực lượng cảnh sát chống buôn lậu của Hải quan chuyểncho cơ quan kiểm sát khởi tố Bên cạnh đó lực lượng cảnh sát chống buôn lậucòn được nhà nước trang bị cho nhiều phương tiện, trang thiết bị hiện đại đểphục vụ công tác như: Tầu cao tốc, máy soi Container, trực thăng, ngoài ratại một số Hải quan vùng, lực lượng cảnh sát chống buôn lậu còn có bộ phận
kỹ thuật giám định nghiệp vụ (tương tự như tổ chức kỹ thuật hình sự củangành Công an ở nước ta hiện nay) để đáp ứng yêu cầu và tạo thuận lợi chocác hoạt động điều tra theo thẩm quyền Bên cạnh đó, Hải quan Trung Quốccòn quan tâm đầu tư và phát triển công tác tình báo Hải quan (Hải quan ViệtNam gọi là công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp Hải quan) Lực lượngtình báo hải quan Trung Quốc được thiết lập thống nhất từ trung ương đến địaphương (nằm trong lực lượng cảnh sát chống buôn lậu) nhiệm vụ chủ yếu củalực lượng này là thu thập, phân tích và tạo ra các sản phẩm thông tin tình báophục vụ công tác quản lý hải quan nói chung và công tác chống buôn lậu, gianlận thương mại nói riêng, hiệu quả hoạt động của lực lượng này thể hiện rất rõnét trong các năm gần đây: Số vụ việc buôn lậu do Hải quan phát hiện trongtoàn quốc dựa trên cơ sở thông tin tình báo chiếm khoảng 80%; số thuế truythu từ các vụ án trốn thuế là 50% dựa trên thông tin tình báo, Hiện nay, Hảiquan Trung Quốc đang nỗ lực thực hiện công tác cải cách, hiện đại hóa thủtục hải quan và tích cực nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào quản
lý nghiệp vụ, về cơ bản hiện tại Hải quan Trung Quốc đã thiết lập, vận hành
hệ thống cơ sở dữ liệu tương đối hiện đại thống nhất từ trung ương đến địaphương với nhiều hệ thống cơ sở dữ liệu vệ tinh như : Hệ thống thông quan
Trang 40H2000; cơ sở dữ liệu quản lý phương tiện xuất nhập cảnh; cơ sở dữ liệu traođổi thông tin với các Bộ, Ngành và cơ quan chuyên môn thuộc Chính phủ, [nguồn: tài liệu tổng hợp]
* Ở New Zealand : Trong vòng 10 năm qua, Hải quan New Zealand đã
có nhiều thay đổi, từ một tổ chức tạo thuận lợi thành một tổ chức tạo thuận lợi
và đảm bảo an ninh vì Hải quan New Zealand được coi là vị trí chiến lượctrong quản lý biên giới và hỗ trợ thương mại, nguyên tắc quản lý mà Hải quanNew Zealand áp dụng trong những năm qua là biên giới chỉ rộng mở đối vớinhững doanh nghiệp, hành khách, hàng hóa hợp pháp và đóng với những thứnguy hiểm như ma túy, vũ khí, khủng bố, Các năm qua Hải quan NewZealand đã áp dụng các biện pháp ngăn ngừa rủi ro dựa trên chuẩn mực củaWCO và được xây dựng trên hệ thống xử lý thông tin tích hợp tất cả các dichuyển qua biên giới (hành khách, phương tiện và hàng hóa) phục vụ đánhgiá rủi ro, đặc biệt Hải quan New Zealand đã áp dụng chiến lược quản lý quản
lý trước khi hàng hóa đến biên giới, quản lý tại biên giới và sau khi hàng hóaqua biên giới Bên cạnh đó Hải quan New Zealand còn thiết kế chương trìnhdựa trên các chương trình bảo lãnh của các cơ quan khác như an toàn thựcphẩm và chứng nhận sinh học, (tương tự như dữ liệu trao đổi thông tin với
Bộ, Ngành của Hải quan Trung Quốc) Công tác tình báo của Hải quan NewZealand được sự trợ giúp của Cảnh sát, Bộ Quốc phòng và các cơ quan anninh đã thành lập Trung tâm xác định mục tiêu quốc gia, giúp Hải quan NewZealand trong công tác quản lý rủi ro và hoạt động liên tục 24 giờ trong ngày
và 7 ngày trong tuần [nguồn: Bản tin nghiên cứu hải quan số 6/2007]
* Ở Hàn Quốc: Từ năm 1996, Hải quan Hàn Quốc đã đưa vào sử dụng
Hệ thống kiểm tra sau thông quan để góp phần đẩy nhanh các thủ tục thôngquan hàng hóa trong điều kiện ngày càng gia tăng về lưu lượng hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu Với hệ thống này, hàng nhập khẩu được thông quan ngaysau khi cán bộ hải quan kiểm tra các chứng từ nhập khẩu cơ và chủ hàng đã