Trong thời gian qua cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng diễn ra mạnh mẽ, từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong thời gian qua cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng diễn ra mạnh mẽ, từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, trong đó đáng chú ý là sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo, láp ráp sản phẩm linh kiện điện tử, công nghiệp chế biến. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu dẫn tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Thực tế cho thấy giai đoạn vưa qua sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu công nghiệp, doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp liên doanh 100% vốn đầu tư nước ngoài và hàng ngàn doanh nghiệp hoạt động theo quy mô hộ gia đình khác… đã và đang không ngừng thu hút một bộ phận không nhỏ lao động trong và ngoài tỉnh tìm đến tỉnh Vĩnh Phúc dẫn tới hiện tượng giao lưu và mở rộng thị trường lao động của tỉnh. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng dẫn tới việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất nông nghiệp bị thu hẹp lại. Người dân tại các vùng nông thôn của tỉnh phải di chuyển đến các khu công nghiệp, khu đô thị để kiếm việc làm. Thị trường lao động của tỉnh đang chịu áp lức lớn về tăng dân số và tăng cung lao động. Tình trạng người lao động mất việc và không có việc làm đang là vấn đề cấp thiết nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Khi mà các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những khó khăn tài chính cũng như thị trường tiêu thụ. Giải pháp mà các doanh nghiệp hay sử dụng là cắt giảm nhân công làm cho tình trạng thất nghiệp của tỉnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Những người công nhân mất việc, những người lao động chưa có việc đang đứng trước những khó khăn tìm được việc làm phù hợp. Lê Thị Hiếu Lớp: Kế hoạch 47B 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích thực trạng giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2008 và đưa ra các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010. 3. Kết cấu dự kiến của đề tài Gồm 3 chương: Chương I: Một số vấn đề cơ bản về việc làm và tạo việc làm Chương II: Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2010 Chương III: Một số giải pháp giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2010 4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu của chuyên đề Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2008 Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp duy vật biện chứng Phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê Phương pháp phân tích thực chứng dựa trên những số liệu điều tra về lao động việc làm của tỉnh đã được công bố LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt bài chuyên đề thực tập này, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới giảng viên hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Hoa và các anh chị trên Viện khoa học xã hội - động thương binh xã hội, đặc biệt là các anh chị thuộc trung tâm nghiên cứu lao động nữ và giới thuộc viện khoa học xã hội - bộ lao động thương binh xã hội đã nhiệt tình huớng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề thực tập này. Lê Thị Hiếu Lớp: Kế hoạch 47B CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM I. VIỆC LÀM VÀ CƠ CẤU VIỆC LÀM 1. Khái niệm việc làm Việc làm là mối quan tâm lớn nhất của mỗi quốc gia, của mọi người dân. Nhìn chung các lý thuyết về việc làm, các học giả đều thống nhất rằng một hoạt động được coi là việc làm khi đáp ứng được các yêu cầu sau: Thứ nhất: đó là các hoạt động không bị pháp luật ngăn cấm Thứ hai: hoạt động đó phải đem lại thu nhập cho người lao động hoặc tạo điều kiện cho người lao động tham gia để tạo ra thu nhập hoặc giảm chi phí trong gia đình hoặc tạo ra quyền có thể mang lại thu nhập trong tương lai. Việc làm là những hoạt động cần thiết của người lao động, trong khuôn khổ pháp luật cho phép và có thu nhập chính đáng cho bản thân, gia đình và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Hoạt động đem lại thu nhập có thể lượng hóa hoặc cụ thể hóa dưới dạng như: người lao động được nhận tiền công, tiền lương bằng tiền hoặc hiện vật từ người sử dụng lao động, tự đem lại thu nhập cho bản thân thông qua các hoạt động kinh tế mà bản thân người lao động làm chủ, đem lại thu nhập cho hộ gia đình mà bản thân người thực hiện công việc đó là thành viên của hộ gia đình, do gia đình quản lý. Như vậy một hoạt động được coi là việc làm hay không phải được xem xét chủ yếu dựa trên tính hợp pháp và kết quả hoạt động đó. Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi tư liệu lao động theo mục đích của con người. Theo quan điểm này việc làm có những đặc trưng sau: Trước hết việc làm là sự biểu hiện quan hệ của hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất(C) Lê Thị Hiếu Lớp: Kế hoạch 47B Hai là lấy lợi ích( vật chất, tinh thần) mà các hoạt động đem lại cho cá nhân, xã hội và không bị ngăn cấm để xem xét hoạt động đó có được coi là việc làm hay không. Trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất được thể hiện bằng công thức sau: VL= C/L Trong đó: VL: Việc làm C : Tư liệu sản xuất V : Lượng lao động Còn theo bộ luật lao động nước ta, khái niệm việc làm được xác định là: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều dược thừa nhận là việc làm”. 2. Cơ cấu việc làm Cơ cấu việc làm là sự tương quan giữa các bộ phận hợp thành tổng thể việc làm trong nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận việc làm với nhau. Xu hướng chuyển dịch của cơ cấu việc làm phản ánh sự thay đổi về chất, là dấu hiệu đánh giá, so sánh các giai đoạn với nhau. Cơ cấu việc làm biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: cơ cấu việc làm theo ngành, cơ cấu việc làm theo khu vực, Cơ cấu việc làm theo thành phần kinh tế, cơ cấu việc làm theo khu vực thể chế . Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề, tôi chỉ đi sâu phân tích hai loại cơ cấu là cơ cấu việc làm theo ngành và cơ cấu việc làm theo khu vực. Cơ cấu việc làm theo ngành: Cơ cấu việc làm theo ngành là sự tương quan giữa việc làm trong các ngành với nhau, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và mối quan hệ qua lại cả về số và chất lượng giữa việc làm của các ngành với nhau. Lê Thị Hiếu Lớp: Kế hoạch 47B Cơ cấu việc làm theo ngành bao gồm ba bộ phận cấu thành, bộ phận thứ nhất là việc làm trong ngành nông nghiệp- đó là các việc làm được tạo ra trên cơ sở các hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành nông lâm nghiệp như: hoạt động sản xuất trong chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng và các hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp. Bộ phận thứ hai là việc làm trong ngành công nghiệp xây dựng- đó là các việc làm được tạo ra trên cơ sở các hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp xây dựng như: hoạt động khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong lòng đất, hoạt động gia công và chế biến sản phẩm có nguồn gốc từ nông lâm nghiệp, hoạt động xây dựng trong các ngành xây dựng và các dịch vụ phục vụ cho các hoạt động sản xuất trên. Bộ phận thứ ba là việc làm trong ngành dịch vụ- đó là các việc làm được tạo ra trên cơ sở các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ nhà hàng, du lịch, khách sạn… Trong quá trình hoạt động sản xuất các ngành kinh tế có mối quan hệ tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển dẫn tới việc làm giữa các ngành kinh tế cũng có có mối quan hệ tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển và hướng tới mục tiêu chung là tạo ra nhiều việc làm trong nền kinh tế. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành là tăng nhanh tỷ trọng việc làm trong ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ và giảm dần tỷ trọng việc làm trong ngành nông- lâm nghiệp. Cơ cấu việc làm theo khu vực: Cơ cấu việc làm theo khu vực là sự tương quan giữa việc làm theo khu vực với nhau, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và mối quan hệ qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa việc làm trong khu vực này với việc làm trong khu vực kia. Nếu như cơ cấu việc làm theo ngành được hình thành trên cơ sở chuyên môn hóa sản xuất thì cơ cấu việc làm theo khu vực lại được hình trên cơ sở việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý. Mỗi khu vực kinh tế là một bộ Lê Thị Hiếu Lớp: Kế hoạch 47B phận tổ hợp của nền kinh tế quốc dân, do đó sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, kết cấu hạ tầng và các điều kiện xã hội khác tạo cho mỗi khu vực có những đặc thù, những thế mạnh riêng trong việc tạo ra việc làm cho người lao động. Cơ cấu việc làm theo khu vực phản ánh thế mạnh của từng khu vực, nó bao gồm hai bộ phận như sau: bộ phận thứ nhất là việc làm trong khu vực nông thôn- đó là các việc làm được tạo ra chủ yếu dựa trên thế mạnh sản xuất nông lâm nghiệp. Bộ phận thứ hai là việc làm trong khu vực thành thị- đó là các việc làm được tạo ra chủ yếu dựa trên thế mạnh trong hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Các bộ phận có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, mối quan hệ này bao hàm cả về số lượng và chất lượng. 3. Thất nghiệp và các hình thức thất nghiệp 3.1. Khái niệm thất nghiệp Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại trong nhiều chế độ xã hội. Thất nghiệp theo đúng nghĩa của từ là, mất việc làm hay là sự tách rời sức lao động khỏi tư liệu sản xuất. Một số quan niệm khác cho rằng thất nghiệp là hiện tượng gồm những người mất thu nhập do không có khả năng tìm được việc làm, trong khi họ còn trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc và đã đăng ký ở trung tâm môi giới nhưng chưa được giải quyết. Theo tổ chức lao động quốc tế( ILO): thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền lương đang thịnh hành. Bên cạnh thất ngiệp còn tồn tại những người có việc làm không đầy đủ hay còn gọi là thiếu việc làm, đó là những người đang có việc làm nhưng do nguyên nhân nào đó họ không sử dụng hết thời gian lao động theo quy định Lê Thị Hiếu Lớp: Kế hoạch 47B hoặc làm những công việc có thu nhập thấp, không đủ sống, muốn tìm thêm việc làm. Hiện tượng này tương đối phổ biến ở các nước đang phát triển như Việt Nam. 3.2. Phân loại thất nghiệp Thất nghiệp hữu hình: Thất nghiệp hữu hình là tình trạng thất nghiệp xảy ra khi một bộ phận lực lượng lao động có khả năng và sẵn sàng làm việc nhưng không tìm được việc làm. Đây là hình thức thất nghiệp mà ta có thể nhìn thấy, hình thức thất nghiệp này chủ yếu xảy ra đối với lao động ở khu vực thành thị, nơi hình thức lao động làm công ăn lương là chủ yếu. Thất nghiệp trá hình: Hay còn gọi là thiếu việc làm là một trong những đặc trưng cơ bản của của nền kinh tế nông nghiệp, chậm phát triển. Đây là tình trạng xảy ra khi người lao động được sử dụng dưới mức khả năng mà bình thường người lao động sẵn sàng làm việc, hay nói cách khác là tình trạng sử dụng không hết thời gian lao động. Hình thức thất nghiệp này xảy ra đối với cả lao động làm việc ở khu vực thành thị và nông thôn. Trong khu vực thành thị hình thức thất nghiệp này tồn tại dưới các dạng khác nhau như: làm việc với năng suất thấp, không góp phần tạo ra thu nhập cho xã hội mà chủ yếu là tạo ra thu nhập đủ sống( nhiều khi dưới mức sống tối thiểu). Trong khu vực nông thôn thất nghiệp trá hình chủ yếu tồn tại dưới dạng thiếu việc làm. Nguyên nhân là do giới hạn của đất đai nông nghiệp, do khu vực kinh tế phi nông nghiệp nông thông phát triển chậm và do tính thời vụ của việc làm nông nghiệp. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, ở một số vùng nông thôn do lấy đất nông nghiệp để xây dựng các công trình công cộng, phát triển công nghiệp và nhà ở nên đã xuất hiện tình trạng thất nghiệp trá hình. Lê Thị Hiếu Lớp: Kế hoạch 47B Thất nghiệp tạm thời: hay còn gọi là thất nghiệp cơ cấu, là hình thức thất nghiệp trong thời gian chuyển đổi nghề nghiệp, thay đổi nơi làm việc vì muốn tìm việc làm tốt hơn, sinh viên ra trường đi tìm việc. Thất nghiệp tự nguyện: là hình thức thất nghiệp ẩn náu trong những người làm nội trợ trong gia đình do các mức tiền công thấp không đủ bù đắp, thường là phụ nữ. II. TẠO VIỆC LÀM VÀ MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 1. Tạo việc làm Thực chất của việc làm là trạng thái phù hợp giữa hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất bao gồm cả về mặt số lượng và chất lượng. Tuy nhiên đó mới chỉ là những điều kiện cần thiết để có được việc làm. Hay nói cách khác những điều kiện về tư liệu sản xuất và sức lao động mới tồn tại như một khả năng. Muốn biến khả năng thành hiện thực cần phải có môi trường thuận lợi cho sự kết hợp hai yếu tố đó. Việc tạo ra môi trường là vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực việc làm. Thực tế chỉ ra rằng, khi khả năng quản lý nhà nước yếu kém nhiều việc làm được tạo ra nhưng không hiệu quả, năng suất thấp. Do vậy, tạo việc làm là một quá trình tạo ra môi trường hình thành các chỗ làm việc và sắp xếp người lao động phù hợp với chỗ làm việc để có các việc làm chất lượng, đảm bảo nhu cầu của cả người lao động và người sử dụng lao động đồng thời phải đáp ứng được mục tiêu phát triển đất nước. Hình thành môi trường cho sự kết hợp các yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất: Môi trường cho sự kết hợp các yếu tố bao gồm hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội, chính sách khuyến khích thu hút người Lê Thị Hiếu Lớp: Kế hoạch 47B lao động, chính sách bảo hộ sản xuất, chính sách thất nghiệp, chính sách khuyến khích và thu hút vốn đầu tư, hệ thống các dịch vụ việc làm… Thực hiện các giải pháp để phát triển việc làm và việc làm có hiệu quả cao: Các giải pháp này có thể kể đến các nhóm giải pháp về quản lý và điều hành, các biện pháp khai thác có hiệu quả công suất của máy móc thiết bị cải tiến công nghệ, duy trì và nâng cao chất lượng của sức lao động, kinh nghiệm quản trị kinh doanh của người sử dụng lao động… 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động 2.1. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu thổ nhưỡng, đất đai… có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, trong đó có công tác tạo việc làm của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương. 2.1.1. Vị trí địa lý: Do đặc điểm tự nhiên mà mỗi địa phương đều nằm trên những vị trí địa lý nhất định, từ đó mà có những đặc điểm khác biệt về khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, lượng gió, lượng mưa, bão lụt…ảnh hưởng đến điều kiện sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là sản xuất nông lâm ngư nghiệp vì thế nó có thể cho phép mỗi địa phương hình thành một phương thức tổ chức sản xuất, lao động khác nhau. Những vùng có vị trí thuận lợi thì cây cối xanh tươi, bốn mùa hoa trái, có các loại cây con hải sản hết sức đa dạng phong phú. Với điều kiện đất đai màu mỡ con người có thể phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến… xuất khẩu các mặt hàng đặc sản quý hiếm trên thị trường quốc tế. Đây cũng chính là những lợi thế nhất định của mỗi địa phương trong việc tạo ra công ăn việc làm thu hút người lao động. Tuy nhiên có những vùng vị trí không thuận lợi sẽ ảnh hưởng xấu đến lao động sản xuất: hạn hán, lũ lụt…những vùng địa hình chia cắt, giao thông Lê Thị Hiếu Lớp: Kế hoạch 47B không thuận lợi, vùng không chịu sự phát triển lan tỏa từ các vùng kinh tế lân cận cũng gây khó khăn cho phát triển kinh tế, thu hút đầu tư giải quyết công ăn việc làm. 2.1.2. Khí hậu Ở mỗi vùng, địa phương, quốc gia có những đặc điểm tự nhiên ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu của mỗi quốc gia. Ngay trong một quốc gia những vùng khác nhau cũng có khí hậu khác nhau. Nhiệt độ nóng lạnh, mưa gió bão lụt, độ ẩm… là những đặc trưng cơ bản của khí hậu của mỗi vùng, miền, quốc gia. Ở mỗi quốc gia khí hậu ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến các vấn đề kinh tế xã hội, khí hậu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của dân cư, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển của nông nghiệp, quyết định cây con mùa vụ, canh tác, năng suất cây trồng… do đó khí hậu ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người lao động. Với những địa phương mà khí hậu ưu đãi có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm một cách dễ dàng qua việc phát triển nông, công nghiệp chế biến bằng cách thâm canh tăng vụ, tạo ra nhiều ngành nghề mới gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp. Tuy nhiên những địa phương có khí hậu không thuận lợi thường xuyên hạn hán lũ lụt, mưa gió bất thường… như các tỉnh miền trung cũng gây không ít khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, làm giảm sút thậm chí cướp không những thành quả lao động của mọi người. Vì vậy tổ chức tạo việc làm cho người lao động ở các địa phương này gặp không ít khó khăn. 2.1.3. Đất đai, hầm mỏ, sông ngòi, núi non Đất đai, hầm mỏ, sông ngòi núi non là những đối tượng lao động sẵn có của thiên nhiên cho mỗi địa phương. Có thể nói đất đai, như William petty đã viết “ lao động là cha và đất đai là mẹ của của cải”. Các nguồn tài nguyên này Lê Thị Hiếu Lớp: Kế hoạch 47B [...]... sử dụng làm cơ sở để phân tích đánh giá trong chương hai Lê Thị Hiếu Lớp: Kế hoạch 47B CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006-2008 I TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006-2008 Trong giai đoạn 2006-2008 vừa qua, Vĩnh Phúc đã thực hiện một loạt các giải pháp, chính sách sau để tạo việc làm cho người lao động của tỉnh: 1... cũng như những tồn tại trong công tác giải quyết việc làm của tỉnh, tôi sẽ tiến hành phân tích thực trạng về việc làm theo ngành và theo khu vực của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2008 ở mục II sau II THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 20062008 1 Thực trạng việc làm theo ngành kinh tế Số lao động được tạo việc làm theo ngành có xu hướng tăng trong giai đoạn 2006-2008( năm 2008 tăng 3,23% so... tồn tại trong giải quyết việc làm III ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006-2008 Trước khi tiến hành đánh giá về công tác giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc, thì phải phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm để thấy được những kết quả đạt được chịu ảnh hưởng tích cực từ các nhân tố nào, và những tồn tại chịu ảnh hưởng tiêu cực của những nhân... tình trạng mất việc và khó tìm được việc làm mới Tóm lại, khung lý thuyết được trình bày trong chương này sẽ cung cấp đầy đủ những cơ sở lý luận cần thiết về việc làm, tạo việc làm và các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm để nghiên cứu, phân tích thực trạng của giải quyết việc làm và từ đó có cơ sở đưa ra những giải pháp cần thiết để giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm... động của tỉnh, từng bước đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, từ đó gián tiếp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh 6 Giải quyết việc làm thông qua chương trình vay vốn giải quyết việc làm Cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm theo nghị quyết 120/HĐBT ( nay là chính phủ) ra đời năm 1992 nhằm thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ cho các đối tượng tạo việc làm, ... đồng đều, số lao động có việc làm cao hơn rất nhiều so với khu vực thành thị và tỷ Lê Thị Hiếu Lớp: Kế hoạch 47B trọng lao động có việc làm khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng cơ cấu( trên 85%) Tóm lại, sau khi phân tích thực trạng việc làm của Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2008 là cơ sở để để mục III đưa ra những nhận xét, những đánh giá về giải quyết việc làm của Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2008,... dụng ít vốn nhưng lại sử dụng nhiều lao động Đó là một một giải pháp tốt mà tỉnh đã sử dụng, góp phần giải quyết được nhiệu việc làm cho lao động, tuy nhiên tổng số tiền cho vay còn thấp và trong thời gian tới cần tăng quy mô số tiền cho vay lên Tóm lại, qua một loạt những cố gắng trong công tác giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2008, và để thấy rõ hơn những kết quả đạt Lê Thị Hiếu... các nguyên nhân của những tồn tại đó để có các giải pháp giải quyết phù hợp Lê Thị Hiếu Lớp: Kế hoạch 47B 1 Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm 1.1 Điều kiện tự nhiên Vĩnh Phúc 1.1.1 Vị trí địa lý: Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ tiếp giáp với Hà Nội và một số tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Tây, Phú Thọ với diện tích tự nhiên vào khoảng 1371,41km2 Vĩnh Phúc có vị trí... lao động có việc làm tăng 1.137 người tương đương tăng tỷ trọng 0,25 % so với năm 2006 Năm 2008, số lao động có việc làm khu vực nông thôn tăng 7.834 người nhưng tỷ trọng số lao động có việc làm khu vực nông thôn lại giảm mạnh 2,24% Ở khu vực thành thị số lao động có việc làm và tỷ trọng lao động có việc làm đều có xu hướng tăng trong cả giai đoạn 2006-2008 Năm 2007, số lao động có việc làm giảm người,... động, chiếm 28,9% trong tổng số lao động được tạo việc làm; ngành công nghiệp xây dựng tạo ra việc làm cho 10.587 lao động chiếm 52,77% trong tổng số lao động được tạo việc làm; trong đó ngành dịch vụ chỉ tạo ra được việc làm cho 3.677 lao động chiếm 18,33% trong tổng số lao động được tạo việc làm toàn tỉnh Như vậy ngành dịch vụ tạo ra ít việc làm nhất Nhưng sang năm 2007, Vĩnh phúc đã thực hiện rất nhiều