1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2010

61 443 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 464,5 KB

Nội dung

Trong thời gian qua cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng diễn ra mạnh mẽ, từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp,

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong thời gian qua cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng diễn ra mạnh mẽ, từkhu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, trong đó đáng chú ý là

sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo, láp ráp sản phẩm linh kiệnđiện tử, công nghiệp chế biến Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếudẫn tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động

Thực tế cho thấy giai đoạn vưa qua sự xuất hiện ngày càng nhiều cáckhu công nghiệp, doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanhnghiệp liên doanh 100% vốn đầu tư nước ngoài và hàng ngàn doanh nghiệphoạt động theo quy mô hộ gia đình khác… đã và đang không ngừng thu hútmột bộ phận không nhỏ lao động trong và ngoài tỉnh tìm đến tỉnh Vĩnh Phúcdẫn tới hiện tượng giao lưu và mở rộng thị trường lao động của tỉnh Sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng dẫn tới việc chuyển đổi mục đích

sử dụng đất, đất nông nghiệp bị thu hẹp lại Người dân tại các vùng nông thôncủa tỉnh phải di chuyển đến các khu công nghiệp, khu đô thị để kiếm việclàm Thị trường lao động của tỉnh đang chịu áp lức lớn về tăng dân số và tăngcung lao động Tình trạng người lao động mất việc và không có việc làm đang

là vấn đề cấp thiết nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như hiện nay.Khi mà các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những khó khăn tài chínhcũng như thị trường tiêu thụ Giải pháp mà các doanh nghiệp hay sử dụng làcắt giảm nhân công làm cho tình trạng thất nghiệp của tỉnh ngày càng trở nêntrầm trọng hơn Những người công nhân mất việc, những người lao độngchưa có việc đang đứng trước những khó khăn tìm được việc làm phù hợp

Trang 2

Chương I: Một số vấn đề cơ bản về việc làm và tạo việc làm

Chương II: Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho người lao độngcủa tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2010

Chương III: Một số giải pháp giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúcgiai đoạn 2009-2010

4 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu của chuyên đề

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn

2006-2008

Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề sử dụng những phương pháp

nghiên cứu sau:

Phương pháp duy vật biện chứng

Phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê

Phương pháp phân tích thực chứng dựa trên những số liệu điều tra vềlao động việc làm của tỉnh đã được công bố

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt bài chuyên đề thực tập này, tôi xin được gửi lời cảm

ơn tới giảng viên hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Hoa và các anh chị trên Việnkhoa học xã hội - động thương binh xã hội, đặc biệt là các anh chị thuộc trungtâm nghiên cứu lao động nữ và giới thuộc viện khoa học xã hội - bộ lao độngthương binh xã hội đã nhiệt tình huớng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quátrình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề thực tập này

Trang 3

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VIỆC LÀM VÀ

TẠO VIỆC LÀM

I VIỆC LÀM VÀ CƠ CẤU VIỆC LÀM

1 Khái niệm việc làm

Việc làm là mối quan tâm lớn nhất của mỗi quốc gia, của mọi ngườidân Nhìn chung các lý thuyết về việc làm, các học giả đều thống nhất rằngmột hoạt động được coi là việc làm khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

Thứ nhất: đó là các hoạt động không bị pháp luật ngăn cấm

Thứ hai: hoạt động đó phải đem lại thu nhập cho người lao động hoặc

tạo điều kiện cho người lao động tham gia để tạo ra thu nhập hoặc giảm chi phítrong gia đình hoặc tạo ra quyền có thể mang lại thu nhập trong tương lai

Việc làm là những hoạt động cần thiết của người lao động, trong khuônkhổ pháp luật cho phép và có thu nhập chính đáng cho bản thân, gia đình vàđóng góp cho sự phát triển của xã hội Hoạt động đem lại thu nhập có thểlượng hóa hoặc cụ thể hóa dưới dạng như: người lao động được nhận tiềncông, tiền lương bằng tiền hoặc hiện vật từ người sử dụng lao động, tự đemlại thu nhập cho bản thân thông qua các hoạt động kinh tế mà bản thân ngườilao động làm chủ, đem lại thu nhập cho hộ gia đình mà bản thân người thựchiện công việc đó là thành viên của hộ gia đình, do gia đình quản lý Như vậymột hoạt động được coi là việc làm hay không phải được xem xét chủ yếudựa trên tính hợp pháp và kết quả hoạt động đó

Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được hiểu là sự kết hợpgiữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi tư liệu lao động theo mụcđích của con người Theo quan điểm này việc làm có những đặc trưng sau:

Trước hết việc làm là sự biểu hiện quan hệ của hai yếu tố sức lao động

và tư liệu sản xuất(C)

Trang 4

Hai là lấy lợi ích( vật chất, tinh thần) mà các hoạt động đem lại cho cánhân, xã hội và không bị ngăn cấm để xem xét hoạt động đó có được coi làviệc làm hay không Trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuấtđược thể hiện bằng công thức sau:

2 Cơ cấu việc làm

Cơ cấu việc làm là sự tương quan giữa các bộ phận hợp thành tổng thểviệc làm trong nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại

về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận việc làm với nhau

Xu hướng chuyển dịch của cơ cấu việc làm phản ánh sự thay đổi vềchất, là dấu hiệu đánh giá, so sánh các giai đoạn với nhau Cơ cấu việc làmbiểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: cơ cấu việc làm theo ngành, cơ cấuviệc làm theo khu vực, Cơ cấu việc làm theo thành phần kinh tế, cơ cấu việclàm theo khu vực thể chế Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề, tôi chỉ

đi sâu phân tích hai loại cơ cấu là cơ cấu việc làm theo ngành và cơ cấu việclàm theo khu vực

Cơ cấu việc làm theo ngành: Cơ cấu việc làm theo ngành là sự tương

quan giữa việc làm trong các ngành với nhau, thể hiện mối quan hệ hữu cơ vàmối quan hệ qua lại cả về số và chất lượng giữa việc làm của các ngành vớinhau

Trang 5

Cơ cấu việc làm theo ngành bao gồm ba bộ phận cấu thành, bộ phậnthứ nhất là việc làm trong ngành nông nghiệp- đó là các việc làm được tạo ratrên cơ sở các hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành nông lâm nghiệpnhư: hoạt động sản xuất trong chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng và các hoạtđộng kinh doanh dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp Bộ phận thứhai là việc làm trong ngành công nghiệp xây dựng- đó là các việc làm đượctạo ra trên cơ sở các hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệpxây dựng như: hoạt động khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên thiênnhiên sẵn có trong lòng đất, hoạt động gia công và chế biến sản phẩm cónguồn gốc từ nông lâm nghiệp, hoạt động xây dựng trong các ngành xây dựng

và các dịch vụ phục vụ cho các hoạt động sản xuất trên Bộ phận thứ ba làviệc làm trong ngành dịch vụ- đó là các việc làm được tạo ra trên cơ sở cáchoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ nhà hàng, du lịch, khách sạn…

Trong quá trình hoạt động sản xuất các ngành kinh tế có mối quan hệtác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển dẫn tới việc làm giữa cácngành kinh tế cũng có có mối quan hệ tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhaucùng phát triển và hướng tới mục tiêu chung là tạo ra nhiều việc làm trongnền kinh tế Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành là tăng nhanh tỷ trọng việclàm trong ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ và giảm dần tỷ trọng việclàm trong ngành nông- lâm nghiệp

Cơ cấu việc làm theo khu vực: Cơ cấu việc làm theo khu vực là sự

tương quan giữa việc làm theo khu vực với nhau, thể hiện mối quan hệ hữu cơ

và mối quan hệ qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa việc làm trong khuvực này với việc làm trong khu vực kia

Nếu như cơ cấu việc làm theo ngành được hình thành trên cơ sở chuyênmôn hóa sản xuất thì cơ cấu việc làm theo khu vực lại được hình trên cơ sởviệc bố trí sản xuất theo không gian địa lý Mỗi khu vực kinh tế là một bộ

Trang 6

phận tổ hợp của nền kinh tế quốc dân, do đó sự khác nhau về điều kiện tựnhiên, kinh tế, kết cấu hạ tầng và các điều kiện xã hội khác tạo cho mỗi khuvực có những đặc thù, những thế mạnh riêng trong việc tạo ra việc làm chongười lao động Cơ cấu việc làm theo khu vực phản ánh thế mạnh của từngkhu vực, nó bao gồm hai bộ phận như sau: bộ phận thứ nhất là việc làm trongkhu vực nông thôn- đó là các việc làm được tạo ra chủ yếu dựa trên thế mạnhsản xuất nông lâm nghiệp Bộ phận thứ hai là việc làm trong khu vực thànhthị- đó là các việc làm được tạo ra chủ yếu dựa trên thế mạnh trong hoạt độngsản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Các bộ phận có mối quan hệ tácđộng qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, mối quan hệ này baohàm cả về số lượng và chất lượng.

3 Thất nghiệp và các hình thức thất nghiệp

3.1 Khái niệm thất nghiệp

Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại trong nhiều chế độ

ký ở trung tâm môi giới nhưng chưa được giải quyết

Theo tổ chức lao động quốc tế( ILO): thất nghiệp là tình trạng tồn tạikhi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thểtìm được việc làm ở mức tiền lương đang thịnh hành

Bên cạnh thất ngiệp còn tồn tại những người có việc làm không đầy đủhay còn gọi là thiếu việc làm, đó là những người đang có việc làm nhưng donguyên nhân nào đó họ không sử dụng hết thời gian lao động theo quy định

Trang 7

hoặc làm những công việc có thu nhập thấp, không đủ sống, muốn tìm thêmviệc làm Hiện tượng này tương đối phổ biến ở các nước đang phát triển nhưViệt Nam.

3.2 Phân loại thất nghiệp

Thất nghiệp hữu hình: Thất nghiệp hữu hình là tình trạng thất nghiệp

xảy ra khi một bộ phận lực lượng lao động có khả năng và sẵn sàng làm việcnhưng không tìm được việc làm Đây là hình thức thất nghiệp mà ta có thểnhìn thấy, hình thức thất nghiệp này chủ yếu xảy ra đối với lao động ở khuvực thành thị, nơi hình thức lao động làm công ăn lương là chủ yếu

Thất nghiệp trá hình: Hay còn gọi là thiếu việc làm là một trong những

đặc trưng cơ bản của của nền kinh tế nông nghiệp, chậm phát triển Đây làtình trạng xảy ra khi người lao động được sử dụng dưới mức khả năng màbình thường người lao động sẵn sàng làm việc, hay nói cách khác là tình trạng

sử dụng không hết thời gian lao động Hình thức thất nghiệp này xảy ra đốivới cả lao động làm việc ở khu vực thành thị và nông thôn

Trong khu vực thành thị hình thức thất nghiệp này tồn tại dưới cácdạng khác nhau như: làm việc với năng suất thấp, không góp phần tạo ra thunhập cho xã hội mà chủ yếu là tạo ra thu nhập đủ sống( nhiều khi dưới mứcsống tối thiểu) Trong khu vực nông thôn thất nghiệp trá hình chủ yếu tồn tạidưới dạng thiếu việc làm Nguyên nhân là do giới hạn của đất đai nôngnghiệp, do khu vực kinh tế phi nông nghiệp nông thông phát triển chậm và dotính thời vụ của việc làm nông nghiệp Tuy nhiên trong thời gian gần đây, ởmột số vùng nông thôn do lấy đất nông nghiệp để xây dựng các công trìnhcông cộng, phát triển công nghiệp và nhà ở nên đã xuất hiện tình trạng thấtnghiệp trá hình

Trang 8

Thất nghiệp tạm thời: hay còn gọi là thất nghiệp cơ cấu, là hình thức

thất nghiệp trong thời gian chuyển đổi nghề nghiệp, thay đổi nơi làm việc vìmuốn tìm việc làm tốt hơn, sinh viên ra trường đi tìm việc

Thất nghiệp tự nguyện: là hình thức thất nghiệp ẩn náu trong những

người làm nội trợ trong gia đình do các mức tiền công thấp không đủ bù đắp,thường là phụ nữ

II TẠO VIỆC LÀM VÀ MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

1 Tạo việc làm

Thực chất của việc làm là trạng thái phù hợp giữa hai yếu tố sức laođộng và tư liệu sản xuất bao gồm cả về mặt số lượng và chất lượng Tuynhiên đó mới chỉ là những điều kiện cần thiết để có được việc làm Hay nóicách khác những điều kiện về tư liệu sản xuất và sức lao động mới tồn tại nhưmột khả năng Muốn biến khả năng thành hiện thực cần phải có môi trườngthuận lợi cho sự kết hợp hai yếu tố đó Việc tạo ra môi trường là vai trò quản

lý nhà nước trong lĩnh vực việc làm Thực tế chỉ ra rằng, khi khả năng quản lýnhà nước yếu kém nhiều việc làm được tạo ra nhưng không hiệu quả, năngsuất thấp

Do vậy, tạo việc làm là một quá trình tạo ra môi trường hình thành các chỗ làm việc và sắp xếp người lao động phù hợp với chỗ làm việc để

có các việc làm chất lượng, đảm bảo nhu cầu của cả người lao động và người sử dụng lao động đồng thời phải đáp ứng được mục tiêu phát triển đất nước.

Hình thành môi trường cho sự kết hợp các yếu tố sức lao động và tưliệu sản xuất: Môi trường cho sự kết hợp các yếu tố bao gồm hệ thống cácchính sách phát triển kinh tế xã hội, chính sách khuyến khích thu hút người

Trang 9

lao động, chính sách bảo hộ sản xuất, chính sách thất nghiệp, chính sáchkhuyến khích và thu hút vốn đầu tư, hệ thống các dịch vụ việc làm…

Thực hiện các giải pháp để phát triển việc làm và việc làm có hiệu quảcao: Các giải pháp này có thể kể đến các nhóm giải pháp về quản lý và điềuhành, các biện pháp khai thác có hiệu quả công suất của máy móc thiết bị cảitiến công nghệ, duy trì và nâng cao chất lượng của sức lao động, kinh nghiệmquản trị kinh doanh của người sử dụng lao động…

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động

2.1 Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu thổ nhưỡng, đất đai…

có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, trong đó có công tác tạoviệc làm của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương

2.1.1 Vị trí địa lý:

Do đặc điểm tự nhiên mà mỗi địa phương đều nằm trên những vị tríđịa lý nhất định, từ đó mà có những đặc điểm khác biệt về khí hậu, thời tiết,nhiệt độ, lượng gió, lượng mưa, bão lụt…ảnh hưởng đến điều kiện sản xuất,kinh doanh, đặc biệt là sản xuất nông lâm ngư nghiệp vì thế nó có thể chophép mỗi địa phương hình thành một phương thức tổ chức sản xuất, lao độngkhác nhau

Những vùng có vị trí thuận lợi thì cây cối xanh tươi, bốn mùa hoa trái,

có các loại cây con hải sản hết sức đa dạng phong phú Với điều kiện đất đaimàu mỡ con người có thể phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, côngnghiệp chế biến… xuất khẩu các mặt hàng đặc sản quý hiếm trên thị trườngquốc tế Đây cũng chính là những lợi thế nhất định của mỗi địa phương trongviệc tạo ra công ăn việc làm thu hút người lao động

Tuy nhiên có những vùng vị trí không thuận lợi sẽ ảnh hưởng xấu đếnlao động sản xuất: hạn hán, lũ lụt…những vùng địa hình chia cắt, giao thông

Trang 10

không thuận lợi, vùng không chịu sự phát triển lan tỏa từ các vùng kinh tế lâncận cũng gây khó khăn cho phát triển kinh tế, thu hút đầu tư giải quyết công

ăn việc làm

2.1.2 Khí hậu

Ở mỗi vùng, địa phương, quốc gia có những đặc điểm tự nhiên ảnhhưởng rất lớn tới khí hậu của mỗi quốc gia Ngay trong một quốc gia nhữngvùng khác nhau cũng có khí hậu khác nhau Nhiệt độ nóng lạnh, mưa gió bãolụt, độ ẩm… là những đặc trưng cơ bản của khí hậu của mỗi vùng, miền, quốcgia Ở mỗi quốc gia khí hậu ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến các vấn

đề kinh tế xã hội, khí hậu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của dân cư, pháttriển hoạt động sản xuất kinh doanh Đặc biệt khí hậu ảnh hưởng đến sự pháttriển của nông nghiệp, quyết định cây con mùa vụ, canh tác, năng suất câytrồng… do đó khí hậu ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người lao động

Với những địa phương mà khí hậu ưu đãi có thể tạo ra nhiều công ănviệc làm một cách dễ dàng qua việc phát triển nông, công nghiệp chế biếnbằng cách thâm canh tăng vụ, tạo ra nhiều ngành nghề mới gắn bó chặt chẽvới nông nghiệp

Tuy nhiên những địa phương có khí hậu không thuận lợi thường xuyênhạn hán lũ lụt, mưa gió bất thường… như các tỉnh miền trung cũng gây không

ít khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, làm giảm sút thậm chí cướp khôngnhững thành quả lao động của mọi người Vì vậy tổ chức tạo việc làm chongười lao động ở các địa phương này gặp không ít khó khăn

2.1.3 Đất đai, hầm mỏ, sông ngòi, núi non

Đất đai, hầm mỏ, sông ngòi núi non là những đối tượng lao động sẵn cócủa thiên nhiên cho mỗi địa phương Có thể nói đất đai, như William petty đãviết “ lao động là cha và đất đai là mẹ của của cải” Các nguồn tài nguyên này

Trang 11

phong phú sẽ có cơ hội phát triển nhiều khu công nghiệp, trang trại nông lâmnghiệp chiếm ưu thế của vùng.

Vai trò của đất đối với lao động việc làm cực kỳ quan trọng Đất đaigiúp phát triển nông, lâm nghiệp và các ngành công nghiệp chế biến từ cácsản phẩm nông nghiệp; đất đai cho phép xây dựng các công trình xây dựng,nhà ở, cụm công nghiệp Từ đó gián tiếp tạo ra rất nhiều công việc khác nhaucho con người

Về tài nguyên dưới lòng đất, hầm mỏ cũng rất quan trọng với việc tạo

ra việc làm cho con người Các loại khoáng sản dưới lòng đất như than đá,vàng, thiếc, sắt nhôm… Giúp con người phát triển các ngành công nghiệpkhai thác, chế biến từ các sản phẩm khai thác, từ đó tạo nhiều việc làm chocon người

Các loại tài nguyên khác như sông ngòi, núi non cũng giúp con ngườitạo ra nhiều công ăn việc làm bằng cách phát triển các ngành nghề khai thác,nuôi trồng thủy sản, trồng cây công nghiệp…

Như vậy có thể nói những tiềm năng trên cho phép chúng ta tổ chứcphân công lao động tạo ra hàng trăm nghìn loại hình công việc khai thác từcác lợi thế tài nguyên trên Với các địa phương có các điều kiện ưu đãi về tàinguyên thiên nhiên sẽ có cơ hội tạo ra nhiều việc làm hơn cho con người, vàngược lại với những địa phương không có các điều kiện ưu đãi về tài nguyênthiên nhiên sẽ ít có cơ hội tạo ra nhiều việc làm cho con người

2.2 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế: Kinh tế tăng trưởng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ

tiết kiệm dành cho tái sản xuất và do đó ảnh hưởng vốn đầu tư sản xuất chogiai đoạn sau của nền kinh tế Kinh tế tăng trưởng cao, tỷ lệ tiết kiệm dànhcho tái suất cao, vốn đầu tư sản xuất cho giai đoạn sau cao, và như như vậyquy mô sản xuất nền kinh tế được mở rộng, quy mô việc làm cũng được tăng

Trang 12

theo Và ngược lại tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, tỷ lệ tiết kiệm cho tái sảnxuất thấp, vốn đầu tư thấp, quy mô sản xuất không được mở rộng thêm thậmchí bị thu hẹp để cắt giảm chi phí, việc làm mới không được tạo thêm thậmchí còn gia tăng tỷ lệ mất việc làm do bị sa thải.

Xuất khẩu sản phẩm: Các địa phương có lợi thế về xuất khẩu sản phẩm

sẽ giúp các địa phương đó phát triển những ngành có lợi thế riêng Kim ngạchxuất khẩu sản phẩm cao sẽ đóng góp vào GDP cao, góp phần tăng trưởngkinh tế, mở rộng quy mô các ngành có lợi thế riêng, từ đó mở rộng quy môviệc làm góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động

Và ngược lại các địa phương nào không có lợi thế để xuất khẩu sảnphẩm thì ít có cơ hội phát triển kinh tế, mở rộng quy mô ngành kinh tế có lợithế, từ đó ít có điều kiện tạo nhiều việc làm cho người lao động

Tái cơ cấu kinh tế: Việc cơ cấu lại kinh tế có ảnh hưởng đến việc bố trí,

sắp xếp lại lao động trong toàn bộ nền kinh tế Một mặt tái cơ cấu kinh tế làmgiảm số lượng việc làm trong nền kinh tế quốc dân Thực chất của tái cơ cấukinh tế là việc bố trí sắp xếp lại ngành nghề sản xuất kinh doanh sao cho hợp

lý, cân đối phù hợp với thế mạnh của từng vùng, miền Như vậy trong mộtchừng mực nào đó thì tái cơ cấu sẽ giảm nhu cầu về lao động hoặc dôi dư một

số lao động do không đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề mới

Mặt khác tái cơ cấu kinh tế cũng có tác dụng làm tăng thêm nhu cầu vềlao động, tức là tăng thêm nhu cầu về việc làm Việc cơ cấu lại kinh tế gópphần phát triển, mở rộng quy mô trong mỗi ngành nghề mà mỗi vùng, địaphương có thế mạnh Nhiều ngành nghề mới ra đời nhờ lợi thế so sánh và đầu

tư của chính phủ nhằm tăng cường năng lực sản xuất phục vụ trong nước vàxuất khẩu Đương nhiên nhu cầu lao động tăng thêm và từ đó tạo thêm việclàm cho người lao động

Trang 13

2.3 Nhân tố về công nghệ, chính sách thu hút vốn đầu tư tạo việc làm

Khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ là nhân tố quan trọng ảnh

hưởng lớn đến việc tổ chức lao động sản xuất Hoạt động lao động của conngười phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố, tiến bộ khoa học kỹ thuật, máy mócthiết bị, công cụ lao động và công nghệ sản xuất Để có việc làm với năngsuất chất lượng cao, cần phải có kỹ thuật, máy móc thiết bị, công cụ lao động,công nghệ tiên tiến Khoa học công nghệ cải tiến quy mô sản xuất, nâng caonăng suất lao động giúp kinh tế phát triển, quy mô nền kinh tế mở rộng tạođiều kiện giải quyết được nhiều việc làm cho lao động Nhưng khoa học côngnghệ phát triển cũng sẽ góp phần tạo ra nhiều việc làm có năng suất chấtlượng cao, sử dụng ít lao động chân tay và đòi hỏi người lao động phải cótrình độ chuyên môn, hay đòi hỏi trình độ chất xám từ người lao động nhiềuhơn Và như vậy người lao động không có trình độ sẽ có nguy cơ mất việc vàkhông tìm được việc làm cao hơn Nhưng tác động tiêu cực này chỉ có thể xảy

ra khi nền kinh tế áp dụng trình độ khoa học công nghệ ở mức cao

Tuy nhiên có một tác dụng tích cực nữa là việc ứng dụng khoa họccông nghệ đã và đang tạo ra nhiều ngành nghề mới trong xã hội, mà trước đâyloài người chưa từng biết tới( công nghệ điện tử và tin học) Ngành nghề mới

và quy mô của mỗi ngành không ngừng mở rộng đã tạo cho con người nhữngviệc làm mới trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau Ngoài lĩnh vực truyền thốngnhư công, nông nghiệp còn phát triển nhiều lĩnh vực mới về công nghệ mới,dịch vụ… Tuy nhiên ngành nghề mới này cũng đòi hỏi người lao động phải

có trình độ, tiêu chuẩn nghề nghiệp cao hơn nhiều so với trước

Chính sách thu hút vốn đầu tư tạo việc làm: Vốn đầu tư là nhân tố quan

trọng hàng đầu để mở rộng quy mô sản xuất trong nền kinh tế Trong lĩnh vựcsản xuất vật chất muốn tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động yếu tốđầu tiên là vốn đầu tư Việc thu hút vốn đầu tư phụ thuộc rất lớn vào chính

Trang 14

sách thu hút vốn Nếu chính sách thu hút vốn đầu tư thông thoáng thì càng thuhút được nhiều vốn, càng có điều kiện tạo ra nhiều chỗ việc làm mới Ngượclại chính sách thu hút vốn không thông thoáng, vốn đầu tư càng ít và càng ít

có điều kiện tạo ra nhiều việc làm mới

2.4 Tốc độ đô thị hóa

Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh sẽ có cơ hội tạo ra nhiều việc làm chongười lao động do các trung tâm công nghiệp, trường học, dịch vụ mọc lênnhiều Nhưng đô thị hóa kèm theo dân số nhập cư tăng nhanh gây khó khăncho giải quyết việc làm, đồng thời đất đai được chuyển đổi mục đích sử dụng

từ đất nông nghiệp thành đất xây dựng các cụm khu công nghiệp, công trìnhcông cộng… đã khiến không ít người lao động dựa vào canh tác đất rơi vàotình trạng mất việc và khó tìm được việc làm mới

Tóm lại, khung lý thuyết được trình bày trong chương này sẽ cung cấp

đầy đủ những cơ sở lý luận cần thiết về việc làm, tạo việc làm và các nhân tốảnh hưởng đến tạo việc làm để nghiên cứu, phân tích thực trạng của giải quyếtviệc làm và từ đó có cơ sở đưa ra những giải pháp cần thiết để giải quyết việclàm cho người lao động của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 Cụ thể phần lýthuyết này sẽ được sử dụng làm cơ sở để phân tích đánh giá trong chương hai

Trang 15

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA TỈNH

1 Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư

Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư của VĩnhPhúc bước đầu đem lại hiệu quả rõ rệt Ngoài những chính sách đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng thuận lợi, thông thoáng, chính sách phát huy mọi nguồnlực thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; đặc biệt là kể từ thời điểm cácluật khuyến khích đầu tư, luật doanh nghiệp được sửa đổi ban hành; khu vựcdoanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang phát triển mạnhmẽ( trên 1700 doanh nghiệp năm 2007 và theo thống kê mới nhất cho tới thờiđiểm tháng 10/2008 là 2500 doanh nghiệp) Các doanh nghiệp thuộc cácthành phần kinh tế đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động.Nhiều doanh nghiệp được cấp giấy phép đầu tư vào Vĩnh Phúc, nhiều nhàmáy đã xây dựng xong và bắt đầu đi vào hoạt động, thu hút nhiều lao động.Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang trên đà phát triểntrong hai năm qua( doanh thu bình quân hàng năm đã tăng từ 116,57 tỷ năm

2006 lên 137,2 tỷ năm 2008) Tổng số lao động và số lao động làm việc bìnhquân/doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2006-2008 Cụ thể,tổng số lao động trong các doanh nghiệp năm 2006 là 14972 người và năm

2008 là 20785 người Quy mô số lao động bình quân/doanh nghiệp đã tănglên từ 155,96 lao động/doanh nghiệp năm 2006 lên 173,20 lao động/doanhnghiệp năm 2008 Đặc biệt mức độ thu hút lao động vào làm việc trong các

Trang 16

doanh nghiệp mới được thành lập thời kỳ này cao hơn nhiều so với trước đây,lao động địa phương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động làm việc trongcác doanh nghiệp.

Đó là kết quả cho thấy các chính sách khuyến khích doanh nghiệp mởrộng đầu tư có hiệu quả cao Các doanh nghiệp mới đầu tư đi vào hoạt độngthu hút nhiều lao động, các doanh nghiệp cũ hoạt động có doanh thu tăng caoqua các năm và do đó cơ hội tiết kiệm cho tái đầu tư mở rộng quy mô sẽ cao,

là điều kiện để góp phần giải quyết việc làm cho lao động của tỉnh

2 Chính sách về đào tạo nghề trong các doanh nghiệp

Một trong những chính sách mà Vĩnh Phúc đã sử dụng trong giải quyếtviệc làm là Vĩnh Phúc đã khuyến khích các công ty, doanh nghiệp tự mở cáclớp, các trung tâm đào tạo để chủ động về nhân lực Một số công ty, doanhnghiệp lớn như Toyota, Honda, VinaKorea…cũng có những mô hình này.Công ty Toyota mỗi năm đã tổ chức 25-30 khoa học, đào tạo được khoảng

300 kỹ thuật viên, cố vấn dịch vụ cho công ty Nhằm nâng cao năng lực quản

lý cho các chủ doanh nghiệp, các cán bộ quản lý, cán bộ nòng cốt, năm 2007các doanh nghiệp đã phối hợp cùng trung tâm khuyến công của tỉnh hợp tácvới viện kinh tế và phát triển- trường Đại học kinh tế quốc dân và trung tâmdạy nghề và giới thiệu việc làm- Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức 4 lớp bồidưỡng kiến thức cho 198 lãnh đạo, cán bộ quản lý doanh nghiệp và một sốđoàn viên Ngoài ra một số doanh nghiệp còn phối hợp với trường cao đẳngcông nghiệp thực phẩm tổ chức 2 lớp tin học văn phòng và ứng dụng thươngmại điện tử cho 22 cán bộ quản lý doanh nghiệp

Kết quả của chính sách này là chất lượng lao động làm việc trong cácdoanh nghiệp tốt hơn so với chất lượng của lực lượng lao động toàn tỉnh vớitrên 50% lao động đã qua đào tạo( trong đó chủ yếu là đã qua đào tạo nghề-23,21% năm 2006 và 35,71% năm 2008)

Trang 17

3 Tạo việc làm thông qua trung tâm giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động, hội chợ việc làm

Hình thức tuyển dụng lao động phổ biến nhất vẫn là “ qua các mối quan

hệ cá nhân” và tiếp theo đó là hình thức “lao động tự tìm đến” Hình thứctuyển dụng tiếp theo là “ thông qua thông báo tuyển dụng lao động gián tạicác doanh nghiệp” Trong khi hình thức tuyển dụng lao động thông qua hệthống trung tâm dịch vụ việc làm, sàn giao dịch/ hội chợ việc làm vẫn chưađược doanh nghiệp quan tâm nhiều Các trung tâm môi giới ở trên địa bàntỉnh hoạt động vẫn chưa nhiều và hiệu quả hoạt động kém Đến năm 2008, sốngười được trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm là 20.000 người trong đó chỉ

có 5000 người là tìm được việc làm Một kết quả cho thấy hiệu quả hoạt độngcủa trung tâm giới thiệu việc làm còn kém Do sự lắm bắt thông tin của cáctrung tâm về hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tuyển dụng của cácdoanh nghiệp chưa cao cũng như chưa lắm bắt rõ nhu cầu cầu của người laođộng, vì vậy việc đưa thông tin đến người lao động và các nhà tuyển dụng gặpnhiều khó khăn

Tuy tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị của Vĩnh Phúc thấp( tỷ lệ thấtnghiệp khu vực thành thị là 1.74%) nhưng tiếp cận dịch vụ giới thiệu việc làmcủa người thất nghiệp không đáng kể( chỉ có 3% trong số người thất nghiệpđến trung tâm giới thiệu việc làm)

Như vậy nhìn từ góc độ tuyển dụng lao động qua các kênh giao dịchchính thức trên thị trường lao động vẫn chưa thực sự phát triển trên địa bàntỉnh Vĩnh Phúc Mặc dù các kênh giao dịch chính thức trên thị trường laođộng vẫn chưa được các doanh nghiệp sử dụng nhiều, nhưng trong thực tế cácdoanh nghiệp cũng không thực sự gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng laođộng, số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng lao động chỉchiếm 30% tổng số doanh nghiệp Nhưng nhìn góc độ này về lâu dài thì đó là

Trang 18

một hạn chế cần khắc phục trong tương lai khi mà diễn biến trên thị trườnglao động ngày càng phức tạp Trong số những khó khăn mà doanh nghiệp gặpphải trong quá trình tuyển dụng lao động, khó khăn lớn nhất đối với họ làkhông tìm được lao động có tay nghề và cấp trình độ chuyên môn kỹ thuậtphù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chất lượng củalao động tuyển mới cũng không được doanh nghiệp đánh giá cao.

Xuất khẩu lao động là một trong những chủ trương cơ bản nhằm xóađói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động hiện đang được thực hiệnmột cách có hiệu quả không chỉ ở Vĩnh Phúc mà là chủ chương cơ bản của cảquốc gia Chính vì thế công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động đãđược tỉnh quan tâm Đến nay Vĩnh Phúc có 27 đơn vị tham gia tuyển dụng laođộng đi xuất khẩu, trong đó 4 đơn vị nhà nước, còn lại là các công ty cổ phần,công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp tư nhân Kết quả năm 2006tỉnh đã đưa đi xuất khẩu lao động 1536 người, năm 2007 là 1634 người( tăng6,38% so với năm 2006), năm 2008 là 1036 người( giảm 36,7% so với năm2007) Nhìn chung cả giai đoạn 2006-2008 số lao động đi xuất khẩu là giảm

và đạt thấp chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, do thu nhập của lao động

ở khu vực Đông nam á thấp, một số doanh nghiệp không thực hiện đúng camkết theo hợp đồng với người lao động, trình độ lao động còn thấp, một số laođộng bỏ trốn, vi phạm pháp luật gây tác động tiêu cực và ảnh hưởng về tâm lýđối với lao động khác

4 Phát triển đa dạng các thành phần kinh tế để thu hút lao động

Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển, nhất là kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài, khu vực tư nhân Khu vực kinh tế nhà nước tiếp tục được đổimới, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, năm 2008 tăng trưởng 15,65%, tỷ trọngchiếm 18,5% trong GDP( theo giá cố định 1994) Cơ bản việc hoàn thành sắpxếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Kinh tế hợp tác xã tiếp

Trang 19

tục phát triển với nhiều loại hình, hoạt động từng bước có hiệu quả Kinh tế tưnhân phát triển nhanh, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và giảiquyết việc làm, năm 2008 chiếm tỷ trọng 29,11 % GDP( theo cố định 1994),tăng trưởng 14,59% Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởngcao, năm 2008 tăng 32,27%, chiếm 44,7% GDP Quy mô kinh tế hộ gia đìnhlớn nhưng kém phát triển.

Các thành phần kinh tế phát triển đa dạng góp phần giải quyết nhiềuviệc làm cho lao động của tỉnh Lao động có việc làm cũng có sự chuyển dịch

về khu vực kinh tế Xu hướng chuyển dịch là tăng tỷ trọng lao động làm việctrong khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài , giảm tỷ trọnglao động trong khu vực cá thể hộ gia đình Tỷ trọng lao động trong khu vựckinh tư nhân có xu hướng giảm

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng lao động làm việc trong các thành phần kinh tế qua

các năm

tỉ trọng lao động(%)

Nguồn: Báo cáo tổng hợp viện khoa học lao động và xã hội

Trang 20

5 Chính sách về giáo dục đào tạo của tỉnh

Đào tạo nghề là một trong những hình thức nâng cao chất lượng nguồnlao động nhằm thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ trên thịtrường lao động Chính vì vậy, công tác này đã được tỉnh quan tâm đầu tư cơ

sở vật chất, số lượng cơ sở dạy nghề, quy mô và chất lượng đào tạo cũng đã

có sự thay đổi để từng bước đáp ứng nhu cầu trên thị trường lao động và phùhợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc, góp phần giải quyếtcông ăn việc làm cho nhiều lao động

Phát triển mạnh về mạng lưới dạy nghề và quy mô dạy nghề:

Mạng lưới dạy nghề: phát triển theo đúng định hướng quy hoạch pháttriển hệ thống đào tạo nghề, từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối vềphân bố giữa các vùng và các ngành Năm 2006 toàn tỉnh có 52 cơ sở dạynghề, thì đến năm 2008 trên địa bàn tỉnh có 55 cơ sở dạy nghề bao gồm: 4trường cao đẳng dạy nghề, 4 trường trung cấp dạy nghề, 8 trung tâm dạy nghề

và 29 cơ sở dạy nghề khác Nhìn chung các cơ sở dạy nghề vẫn còn thiếu sovới yêu cầu thực tế

Quy mô nghề: Quy mô đào tạo của các cơ sở dạy nghề tăng từ 22550học viên năm 2006 lên 36400 học viên năm 2008 Hàng năm số học viênđược đào tạo nghề tương đối lớn được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Trang 21

Bảng 2.1: Số học sinh được đào tạo nghề ra trường hàng năm

Nguồn: sở lao động thương binh Xã hội Vĩnh Phúc

Qua bảng số liệu ta thấy quy mô dạy nghề tăng qua các năm thể hiệnqua số học sinh được đào tạo nghề tốt nghiệp ra trường Năm 2007 số họcsinh ra trường tăng mạnh 46,72%, năm 2008 có tăng nhưng tăng nhẹ 8,1%.Nhìn chung bình quân mỗi năm Vĩnh Phúc đã đào tạo nghề cho 27678 người/năm Tuy nhiên quy mô số học sinh dạy nghề tốt nghiệp của dạy nghề dài hạn

và dạy nghề thường xuyên vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu dạy nghề đặcbiệt là dạy nghề dài hạn, sơ cấp dạy nghề vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất qua cácnăm Điều này cho thấy quy mô dạy nghề dài hạn vẫn còn thấp so với tổng sốlao động được đào tạo nghề ra trường hàng năm

Mở rộng ngành nghề, đa dạng hóa các loại hình, hình thức đào tạo nghề: Để đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động, cũng như nhu cầu

của thị trường lao động, một số cơ sở dạy nghề đã chủ động xây dựng kếhoạch mở rộng đào tạo các nghề mới, nâng cao quy mô năng lực đào tạonghề

Bên cạnh việc đào tạo nghề cho người lao động thường xuyên, dạynghề dài hạn, ngắn hạn; sơ cấp nghề; các cơ sở dạy nghề còn tổ chức đào tạonghề cho người lao động dưới nhiều hình thức như: dạy nghề gắn với giảiquyết việc làm, dạy nghề theo hợp đồng lao động của các doanh nghiệp, dạy

Trang 22

nghề theo hình thức vừa học vừa làm tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuấtkinh doanh, các làng nghề truyền thống, dạy nghề lưu động tại các địaphương, các khu, cụm công nghiệp.

Tăng cường đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý: Đội ngũ giáo viên

phát triển về số lượng, chất lượng từng bước được nâng cao Đại bộ phận cán

bộ quản lý tại các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề là những giáo viên cótrình độ có kinh nghiệm nhưng nhìn chung năng lực tổ chức quản lý đào tạocòn hạn chế

Đầu tư nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề:

Việc xây dựng các cơ sở dạy nghề được đẩy mạnh, trường đào tạo nghềVĩnh Phúc, trung tâm dạy nghề thị xã Phúc Yên, trung tâm dạy nghề LậpThạch và Vĩnh Tường cơ bản đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, các cơ sởdạy nghề này đã cơ bản có đủ phòng học lý thuyết, xưởng thực hành

Để đáp ứng công tác đào tạo nghề được thực hiện tốt, Vĩnh Phúc đãđầu tư vào cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề Năm 2006, tỉnh đã đầu tư trên 70

tỷ đồng cho đào tạo nghề trong đó mua sắm máy móc thiết bị dạy nghề chocác cơ sở đào tạo nghề công lập gần 15 tỷ đồng Năm 2007 chỉ đầu tư đượcgần 4 tỷ đồng cho cơ sở vật chất đào tạo nghề, không đạt chỉ tiêu kế hoạch đềra( kế hoạch là 14,5 tỷ) Đến năm 2008, kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề là 7,1 tỷđồng, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra Tuy nhiên trang thiết bị dạy và học nghềcủa nhiều cơ sở, nhất là trung tâm dạy nghề vẫn còn thiếu và lạc hậu

Chất lượng đào tạo nghề: Chất lượng đào tạo nghề cũng chưa được sát

với yêu cầu công việc trong thực tế và kỹ năng nghề, ý thức kỷ luật, tác phongcông nghiệp, sức khỏe và ngoại ngữ của các học viên học nghề còn nhiều hạnchế

Nguồn kinh phí cho dạy nghề: Kinh phí cho đào tạo nghề thời gian qua

theo xu hướng, nguồn từ ngân sách giảm và đóng góp của học viên tăng Năm

Trang 23

2006 là kinh phí sự nghiệp đào tạo nghề là 10,5 tỷ đồng trong đó ngân sách là7,8 tỷ đồng, đóng góp của học viên là 2,5 tỷ, nguồn khác 0,2 tỷ Nhưng đếnnăm 2007 kinh phí là 11,3 tỷ trong đó ngân sách là 4,9 tỷ( giảm 2,9 tỷ), đónggóp của học viên là 3,8 tỷ( tăng 1,3 tỷ), nguồn khác 2,7 tỷ Như vậy kinh phícho học nghề do học viên đóng góp tăng cao, và do đó sẽ hạn chế số học theohọc đào vì không có đủ kinh phí theo học.

Tóm lại, chính sách giáo dục đào tạo của tỉnh cho người lao động đã cóbước phát triển, cụ thể là phát triển về mạng lưới dạy nghề, quy mô dạy nghềđược mở rộng, đội ngũ giáo viên dạy nghề được tăng cường cả về số và chấtlượng, cũng như đầu tư vào các trang thiết bị dạy nghề Các chính sách giáodục đào tạo này đã tác động đến chất lượng nguồn lao động của tỉnh, từngbước đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, từ đó giántiếp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh

6 Giải quyết việc làm thông qua chương trình vay vốn giải quyết việc làm

Cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm theo nghị quyết 120/HĐBT( nay là chính phủ) ra đời năm 1992 nhằm thực hiện chính sách tín dụng hỗtrợ cho các đối tượng tạo việc làm, tăng thu nhập với lãi suất ưu đãi khuyếnkhích mọi thành phần kinh tế phát triển, tạo ra nhiều việc làm mới và ổn địnhviệc làm cho người lao động trong các cơ sở sản xuất Thực hiện chủ trương

đó trong những năm qua Vĩnh Phúc đã triển khai nguồn vốn cho vay đối vớicác đối tượng lao động trong tỉnh Trong giai đoạn 2006-2008:

Trang 24

Bảng 2.2: Quỹ quốc gia cho vay hỗ trợ việc làm giai đoạn 2006-2008

2 Số dự án được duyệt vay vốn

Số tiền cho các dự án vay

Triệu đồng 12000 11500 11500

Nguồn: Sở lao động thương binh và xã hội Vĩnh Phúc

Qua bảng số liệu cho thấy, quỹ quốc gia giải quyết việc làm năm 2006

đã duyệt được 49 dự án với tổng số tiền cho vay là 12 tỷ đồng trong đó vốnmới bổ sung là 4 tỷ đồng Năm 2007, quỹ đã duyệt được 60 dự án với tổng sốtiền cho vay 11,5 tỷ đồng trong đó vốn mới bổ sung là 3,5 tỷ đồng Như vậynăm 2007 số dự án được duyệt cho vay đã tăng thêm 11 dự án so với năm

2006 nhưng số tiền cho vay lại giảm 0,5 tỷ đồng Năm 2008, quỹ đã duyệtđược 54 dự án với tổng số tiền cho vay 11,5 tỷ đồng trong đó vốn mới bổsung là 3,5 tỷ đồng Năm 2008, số dự án được duyệt lại giảm so với năm 2007

là 6 dự án nhưng quy mô tiền vốn cho vay lại không đổi Nhìn chung cả thời

kỳ 2006-2008, quy mô vay vốn của tỉnh đã mở rộng hơn về số dự án, thu hẹphơn về số tiền vay Năm 2008, số dự án cho vay tăng thêm nhưng số tiền vaykhông đổi và số lao động được tạo việc làm từ nguồn vốn cho vay này tăngthêm 1255 lao động so với năm 2007, có được điều này là do sự thay đổichính sách cho vay vốn của tỉnh, các dự án tỉnh duyệt đều là các dự án sửdụng ít vốn nhưng lại sử dụng nhiều lao động Đó là một một giải pháp tốt màtỉnh đã sử dụng, góp phần giải quyết được nhiệu việc làm cho lao động, tuynhiên tổng số tiền cho vay còn thấp và trong thời gian tới cần tăng quy mô sốtiền cho vay lên

Trang 25

Tóm lại, qua một loạt những cố gắng trong công tác giải quyết việc làmcủa tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2008, và để thấy rõ hơn những kết quả đạtđược cũng như những tồn tại trong công tác giải quyết việc làm của tỉnh, tôi

sẽ tiến hành phân tích thực trạng về việc làm theo ngành và theo khu vực củatỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2008 ở mục II sau

II THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2008

2006-1 Thực trạng việc làm theo ngành kinh tế

Số lao động được tạo việc làm theo ngành có xu hướng tăng trong giaiđoạn 2006-2008( năm 2008 tăng 3,23% so với năm 2006), trong đó ngànhdịch vụ có xu hướng tăng dần tỷ trọng số lao động được tạo việc làm, ngànhnông nghiệp và công nghiệp có xu hướng giảm dần tỷ trọng số lao động đượctạo việc làm Ngành công nghiệp vẫn là ngành tạo ra nhiều việc làm nhất cholao động của tỉnh( chiếm 52,77% năm 2006, 60,45% năm 2007 và 48,56%năm 2008 trong tổng số lao động được tạo việc làm từng năm) Do đặc điểmVĩnh Phúc là tỉnh có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển Xuhướng chuyển dịch số lao động được tạo việc làm qua các năm của Vĩnh Phúcđược thể hiện qua bảng số liệu sau:

Trang 26

Bảng2.3: Tổng số lao động được tạo việc làm theo ngành và Tỷ lệ lao

động được tạo việc làm

II Phần trăm lao động được tạo

việc làm(%)

Nguồn: Sở lao động thương binh xã hội Vĩnh Phúc

Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ trọng số lao động được tạo việc làm giữacác năm có sự biến đổi tăng giảm giữa các ngành trong nền kinh tế Cụ thể,trong năm 2006, ngành nông nghiệp đã tạo được việc làm cho 5.800 lao động,chiếm 28,9% trong tổng số lao động được tạo việc làm; ngành công nghiệpxây dựng tạo ra việc làm cho 10.587 lao động chiếm 52,77% trong tổng số laođộng được tạo việc làm; trong đó ngành dịch vụ chỉ tạo ra được việc làm cho3.677 lao động chiếm 18,33% trong tổng số lao động được tạo việc làm toàntỉnh Như vậy ngành dịch vụ tạo ra ít việc làm nhất

Nhưng sang năm 2007, Vĩnh phúc đã thực hiện rất nhiều chính sách thuhút vốn đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thì tổng sốlao động được tạo việc làm tăng so với năm trước là 1936 người Cơ cấu việclàm đã có sự chuyển dịch từ ngành nông nghiệp, ngành dịch vụ sang ngànhcông nghiệp xây dựng, điều đó được giải thích bởi chính sách thu hút đầu tưcủa tỉnh Trong năm 2006 và 2007 là hai năm mà UBND tỉnh có chính sách

Trang 27

mở rộng các khu công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư do đó côngtác xây dựng ban đầu tại các khu công nghiệp đã thu hút không ít lao độngvào làm việc Khi hoàn thành đầu tư các dự án vào khu công nghiệp cácdoanh nghiệp thu hút thêm lượng lớn lao động nữa vào làm việc, bên cạnh đóviệc thu hồi đất xây dựng các dự án đã đẩy nhiều hộ gia đình mất đất nôngnghiệp và các gia đình đang kinh doanh dịch vụ phải chuyển sang làm tronglĩnh vực khác làm cho cơ cấu nông nghiệp và dịch vụ cũng chuyển sangngành công nghiệp xây dựng Cụ thể ngành nông nghiệp do mất đất sử dụng,lao động bị thu hút sang các ngành khác một phần nên số lao động được tạoviệc làm giảm 700 người tương đương giảm 5.72%; còn ngành công nghiệp

số lao động được tạo việc làm tăng mạnh 2.713 người tương đương tăng7,68%; trong đó ngành dịch vụ có giảm nhưng giảm nhẹ, chỉ giảm đi 77người tương đương 1,97%

Năm 2008, tổng số lao động được tạo việc làm ít hơn năm 2007 nhưngvẫn cao hơn năm 2006, cơ cấu việc làm lại có chiều hướng chuyển dịchngược lại Ngành nông nghiệp và dịch vụ lại thu hút lao động từ ngành côngnghiệp- xây dựng chuyển sang Công tác quản lý vốn không hiệu quả gâynhiều thất thoát, và do một nguyên nhân khách quan nữa là cơn bão giá toàncầu đã làm các khu công nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động vốn gặp nhiều khókhăn lại càng khó khăn hơn, các doanh nghiệp buộc cắt giảm nhân công đểgiảm giá thành, các công trình xây dựng dở dang trì hoãn xây dựng do giá đầuvào tăng khiến không ít người lao động mất việc Trong tình hình đó nhữnglao động không có trình độ sẽ bị sa thải khỏi ngành công nghiệp làm số laođộng được tạo việc làm của ngành giảm 3.242 lao động tương đương giảm11,89% Số lao động không có trình độ chuyển sang làm việc trong nhữngngành không đòi nhiều về trình độ chuyên môn như nông nghiệp, các dịch vụnông nghiệp, chủ yếu là dịch vụ nhỏ lẻ khác, và như vậy làm cho lao động

Trang 28

được tạo việc làm trong các ngành này tăng tương tương ứng 174 và 1780 laođộng Và số lao động toàn nền kinh tế của tỉnh giảm 1.288 lao động.

Nhìn chung số lao động được tạo việc làm trong toàn tỉnh có sự biếnđộng không đồng đều giữa các năm nhưng nhìn chung có biến động nhẹ theochiều hướng tốt Trong ba năm lao động trong ngành nông nghiệp có giảm,ngành dịch vụ tăng và ngành công nghiệp tuy có giảm nhưng giảm nhẹ so vớinăm 2006 Hay nói khác chuyển đổi việc làm có xu hướng chuyển từ khu vựcnông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, nhưng vẫn ở những công việc cótrình độ thấp Và tính tổng số lao động được tạo việc làm năm 2008 so với

2006 là có tăng 648 người

3 Thực trạng việc làm theo khu vực kinh tế

Số lượng lao động có việc làm theo khu vực có xu hướng tăng liên tụctrong ba năm giai đoạn 2006-2008, năm 2007 tăng 10.815 người tương đương1,61%, năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007 với quy mô tăng 27.022 ngườitương đương 4% Cơ cấu lao động có việc làm có xu hướng chuyển dịch từkhu vực nông thông sang thành thị Điều này được thể hiện qua bảng số liệusau:

Bảng 2.4: Số lao động và tỷ lệ lao động có việc làm chia theo khu vực

Trang 29

Ở khu vực thành thị số lao động có việc làm và tỷ trọng lao động cóviệc làm đều có xu hướng tăng trong cả giai đoạn 2006-2008 Năm 2007, sốlao động có việc làm giảm người, tương đương giảm 0,25% về tỷ trọng.Nhưng sang năm 2008, số lao động có việc làm tăng nhanh đột biến với sốlượng tăng 19.188 người, tương đương tăng 2,24% về tỷ trọng.

Có sự thay đổi tăng lên về quy mô số lao động có việc làm trong cả haikhu vực là do các khu vực kinh tế mở rộng quy mô các ngành nghề, tạo ranhiều công ăn việc làm mới cho nền kinh tế Tuy nhiên lại có sự chuyển dịchtrong tỷ trọng số lao động có việc làm từ khu vực nông thôn sang khu vựcthành thị, do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, việc mở rộng hoạt động sản xuấttrong khu vực thành thị đã làm mở rộng quy mô sử dụng lao động trong khuvực thành thị thu hút nhiều lao động ở khu vực nông thông chuyển sang

Nhìn chung cả giai đoạn 2006-2008, số lao động có việc làm có xuhướng tăng lên và tỷ trọng số lao động khu vực thành thị có xu hướng chuyểndịch từ khu vực nông thôn sang Đây là xu hướng chuyển dịch tốt, thể hiện sựphát triển trong nền kinh tế Tuy nhiên xét về mặt cơ cấu thì vẫn chưa đồngđều, số lao động có việc làm cao hơn rất nhiều so với khu vực thành thị và tỷ

Trang 30

trọng lao động có việc làm khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng

cơ cấu( trên 85%)

Tóm lại, sau khi phân tích thực trạng việc làm của Vĩnh Phúc giai đoạn2006-2008 là cơ sở để để mục III đưa ra những nhận xét, những đánh giá vềgiải quyết việc làm của Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2008, tìm ra những nguyênnhân dẫn đến còn tồn tại trong giải quyết việc làm

III ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006-2008

Trước khi tiến hành đánh giá về công tác giải quyết việc làm của tỉnh

Vĩnh Phúc, thì phải phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyếtviệc làm để thấy được những kết quả đạt được chịu ảnh hưởng tích cực từ cácnhân tố nào, và những tồn tại chịu ảnh hưởng tiêu cực của những nhân tố nào,

từ đó giúp tìm ra được các nguyên nhân của những tồn tại đó để có các giảipháp giải quyết phù hợp

Ngày đăng: 22/04/2013, 10:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

tục phát triển với nhiều loại hình, hoạt động từng bước có hiệu quả. Kinh tế tư nhân phát triển nhanh, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm, năm 2008 chiếm tỷ trọng 29,11 % GDP( theo cố định 1994), tăng trưởng 14,59% - Một số giải pháp giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2010
t ục phát triển với nhiều loại hình, hoạt động từng bước có hiệu quả. Kinh tế tư nhân phát triển nhanh, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm, năm 2008 chiếm tỷ trọng 29,11 % GDP( theo cố định 1994), tăng trưởng 14,59% (Trang 19)
Bảng 2.1: Số học sinh được đào tạo nghề ra trường hàng năm - Một số giải pháp giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2010
Bảng 2.1 Số học sinh được đào tạo nghề ra trường hàng năm (Trang 21)
Bảng 2.1: Số học sinh được đào tạo nghề ra trường hàng năm - Một số giải pháp giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2010
Bảng 2.1 Số học sinh được đào tạo nghề ra trường hàng năm (Trang 21)
Bảng 2.4: Số lao động và tỷ lệ lao động có việc làm chia theo khu vực thành thị nông thôn - Một số giải pháp giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2010
Bảng 2.4 Số lao động và tỷ lệ lao động có việc làm chia theo khu vực thành thị nông thôn (Trang 28)
Bảng 2.4: Số lao động và tỷ lệ lao động có việc làm chia theo khu vực thành thị nông thôn - Một số giải pháp giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2010
Bảng 2.4 Số lao động và tỷ lệ lao động có việc làm chia theo khu vực thành thị nông thôn (Trang 28)
Bảng 2.5 : so sánh cơ cấu thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2006 với năm 2008 - Một số giải pháp giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2010
Bảng 2.5 so sánh cơ cấu thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2006 với năm 2008 (Trang 41)
Bảng 2.5 : so sánh cơ cấu thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2006 với năm 2008 - Một số giải pháp giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2010
Bảng 2.5 so sánh cơ cấu thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2006 với năm 2008 (Trang 41)
Bảng 2.6: Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất của dân số hoạt động kinh tế theo khu vực - Một số giải pháp giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2010
Bảng 2.6 Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất của dân số hoạt động kinh tế theo khu vực (Trang 42)
Bảng 2.6: Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất của dân số hoạt động kinh tế theo khu vực - Một số giải pháp giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2010
Bảng 2.6 Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất của dân số hoạt động kinh tế theo khu vực (Trang 42)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w