nhân dẫn đến còn tồn tại trong giải quyết việc làm.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA VĨNHPHÚC GIAI ĐOẠN 2006-2008 PHÚC GIAI ĐOẠN 2006-2008
Trước khi tiến hành đánh giá về công tác giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc, thì phải phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm để thấy được những kết quả đạt được chịu ảnh hưởng tích cực từ các nhân tố nào, và những tồn tại chịu ảnh hưởng tiêu cực của những nhân tố nào, từ đó giúp tìm ra được các nguyên nhân của những tồn tại đó để có các giải pháp giải quyết phù hợp.
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm
1.1. Điều kiện tự nhiên Vĩnh Phúc1.1.1.. Vị trí địa lý: 1.1.1.. Vị trí địa lý:
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ tiếp giáp với Hà Nội và một số tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Tây, Phú Thọ với diện tích tự nhiên vào khoảng 1371,41km2.
Vĩnh Phúc có vị trí thuận lợi, nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội- Lào Cai, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía bắc với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ, đặc biệt đối với thủ đô Hà Nội, góp phần cùng với thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của Thủ đô Hà Nội.
Với vị trí thuận lợi đó, đã giúp Vĩnh phúc có những lợi thế mới để phát triển kinh tế như; tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía bắc; chịu ảnh hưởng mạnh mẽ trước sự lan tỏa của các khu công nghiệp lớn thuộc Hà Nội như Bắc Thăng Long, Sóc Sơn… Sự hình thành phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa tỉnh xích gần hơn với các trung tâm kinh tế.
Từ các lợi thế về kinh tế đã tạo nhiều cơ hội cho Vĩnh Phúc thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển các vào các ngành, các khu công nghiệp tỉnh. Nhiều ngành nghề mới phát triển góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động của tỉnh.
1.1.2.. Tài nguyên thiên nhiên( đất, hầm mỏ, sông ngòi, núi non):
Tài nguyên đất: Tỉnh Vĩnh Phúc có 219.200ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: diện tích đất nông nghiệp là 66.781 ha chiếm 48,69 %; diện tích đất
lâm nghiệp là 30433 ha chiếm 22,18 %, diện tích đất chuyên dung là 18693 ha chiếm 13,63 %, diện tích đất ở là 5.158 ha chiếm 3,67%, diện tích đất chưa sử dụng và song suối đá là 16017 ha chiếm 11,71 %. Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 53.587 ha chiếm 89,64%, riêng đất lúa chiếm 96,18%, gieo trồng hai vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 1.139 ha chiếm 1,7%; diện tích đất cơ mặt nước nuôi trồng thủy sản là 2.171 ha chiếm 3,25%. Diện tích đất trống đồi trọc cần phủ xanh là 7608 ha, bãi bồi có thể sử dụng là 1.426 ha, đất mặt nước chưa được khai thác 533 ha.
Với tài nguyên đất phong phú như thế giúp cho Vĩnh Phúc phát triển đa dạng loại ngành nghề: nông lâm nghiệp và các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ nông, lâm nghiệp, các ngành dịch vụ phục vụ cho các ngành nông lâm nghiệp; từ đó tạo cơ hội giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong tỉnh. Nhưng hiện nay một phần đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã gây không ít khó khăn cho công tác giải quyết việc làm cho người lao động ở vùng bị thu hồi đất tìm kiếm việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp; bởi trình họ là những lao động không có trình độ cao.
Tài nguyên rừng: Toàn tỉnh có 30.439 ha rừng, trong đó: diện tích rừng tự nhiên là 9592 ha, diện tích rừng trống là 20.847 ha. Khu bảo tồn thiên nhiên có 15.482 ha thuộc vườn quốc gia Tam Đảo quản lý.
Diện tích rừng rộng, tài nguyên rừng phong phú về chủng loại, tạo cơ hội cho Vĩnh Phúc phát triển các ngành lâm nghiệp, nuôi trồng cây công nghiệp, cây dược liệu quý từ rừng; đặc biệt khu rừng sinh thái Tam Đảo giúp tỉnh phát triển ngành du lịch tạo điều kiện giải quyết nhiều việc làm cho lao động của tỉnh.
Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản cũng phong phú về chủng loại, có 4 loại khoáng sản đó là:
Khoáng sản nguyên vật liệu xây dựng và nguyên liệu làm sứ gốm: đất sét làm gạch ngói, trữ lượng hàng tỷ m3; cát sỏi lòng sông và bậc thềm, trữ lượng hàng chục m3; đá xây dựng, trữ lượng hàng tỷ m3 gồm đá khối, đá tảng, đá dăm. Nhóm nguyên vật liệu làm sứ: đất cao lanh có trữ lượng hàng triệu m3 để sản xuất gốm sứ và gạch chịu lửa.
Khoáng sản kim loại gồm có: đồng, vàng, thiếc, sắt.
Khoáng sản là than chưa khai thác gồm: than đá antraxit có khoảng 1000 tấn ở xã Đạo Trù, than nâu trữ lượng vài nghìn tấn, than bùn ở nhiều điểm.
Với trữ lượng khoáng sản phong phú về chủng loại, nhiều về số lượng đã tạo cơ hội cho Vĩnh Phúc phát triển nhiều ngành nghề liên quan đến công nghiệp thác và chế biến các sản phẩm khai thác, tạo cơ hội cho Vĩnh Phúc giải quyết được nhiều việc làm cho lao động trong tỉnh.
1.2. Tăng trưởng kinh tế
Nền kinh tế Vĩnh Phúc( kể từ khi tái lập tỉnh trên cơ sở tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú) đã có những phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 10 năm qua đạt khoảng 17%, GDP bình quân đầu người ước đạt 21,6 triệu đồng, tăng 37,4% so với năm 2007. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ năm 2008 đạt 82% trong cơ cấu kinh tế. Tăng trưởng kinh tế(GDP-giá so sánh 1994) tuy không đạt kế hoạch, nhưng vẫn tăng trưởng ở mức cao so với cả nước, ước đạt 14,78%( kế hoạch là trên 18%), trong đó khu vực công nghiệp-xây dựng tăng14,91%, khu vực dịch vụ tăng 18,99%, khu vực nông lâm nghiệp thủy sản tăng 6,89%. Kinh tế tăng trưởng cao, từ đó tỷ lệ tiết kiệm cho tái đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cao, từ đó giúp tỉnh có điều kiện giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cũng gây ra sự mất cân đối giữa việc làm khu vực nông thôn và thành thị.
Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Vĩnh Phúc có bước phát triển mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006-2008 có tốc độ tăng trưởng bình quân gần 30%, trong đó kim ngạch xuất khẩu năm 2008 trên địa bàn tỉnh ước đạt 425 triệu USD. Hàng công nghiệp xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đạt 248 triệu USD chiếm 96% tổng kim ngạch, năm 2007 đạt 315 triệu USD chiếm 92%, riêng 7 tháng đầu năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 248 triệu USD chiếm 97% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, hiện nay sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp Vĩnh Phúc đã có mặt tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có các nước EU, ASEAN, Nhật Bản, Nam Mỹ và Hoa Kỳ. Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu này có tác động rất lớn đến mức tăng trưởng kinh tế cũng như mức thay đổi cơ cấu GDP các ngành của tỉnh, cụ thể xuất khẩu giúp các ngành mở rộng quy mô theo hướng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế của tỉnh, từ đó tác động tới mở rộng quy mô việc làm trong tỉnh.
Những thành tựu về tăng trưởng kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng mà Vĩnh Phúc đạt được trong thời gian qua kết hợp với chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi thông thoáng đã giúp tỉnh thu hút được vốn đầu tư mạnh ( với khoảng 4 tỷ USD và trên 600 dự án đầu tư), giúp mở rộng đầu tư phát triển quy mô sản xuất, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong tỉnh.
Tái cơ cấu kinh tế diễn ra theo chiều hướng tích cực, các ngành nghề mới nhiều do đó đã tăng thêm nhu cầu về lao động trong các ngành nghề góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là những lao động có trình độ trong tỉnh. Tái cơ cấu trong tỉnh đã làm cho một bộ phận lớn lao động không có trình độ mất việc làm, gây không ít khó khăn cho giải quyết việc làm cho bộ phận lao động này.
1.3. Nhân tố công nghệ, chính sách thu hút vốn đầu tư tạo việc làm1.3.1. Tác động của khoa học công nghệ 1.3.1. Tác động của khoa học công nghệ
Trong những năm qua, khoa học công nghệ đã thực sự góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp đạt kết quả. Một số giống lúa mới có năng suất cao, thích hợp với các vùng sinh thái được tuyển chọn và đưa vào sản xuất đại trà. Sự kết hợp giữa các giống lúa mới có năng suất cao với khả năng thâm canh tăng vụ của nông dân nên năng suất lúa đại trà năm sau cao hơn năm trước. Nhiều tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi như lai tạo giống con có năng suất cao, chương trình Sind hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn, gà công nghiệp, đưa đàn cá lai nhập lội đã tăng lên rõ rệt về số lượng và chất lượng sản phẩm. Các kết quả trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã giúp kinh tế nông nghiệp phát triển, giúp người lao động vùng nông thôn đạt hiệu quả trong sản xuất, mở rộng thâm canh tăng vụ, nhân rộng các mô hình kinh tế, góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở khu vực này.
Trong công nghiệp dịch vụ, bước đầu đã thúc đẩy cải tiến công nghệ, nhập các công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch góp phần nâng cao trình độ công nghệ trên địa bàn tỉnh, tăng sản phẩm và năng suất lao động, bảo vệ môi trường. Trong những năm qua đã nhập và đưa vào sản xuất 12 công nghệ tiên tiến trên các lĩnh vực như công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, công nghệ lắp ráp xe máy Honda, xe ô tô Toyota của Nhật, ứng dụng cả công nghệ mới trong như chất phụ gia Con-acid, xây dựng lò gạch tuy len, chế biến sản xuất thuốc tân dược, các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Công nghệ đã giúp ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Những tác động của công
nghệ đó đã trực tiếp làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế của các ngành này từ đó gián tiếp tác động giải quyết việc làm cho lao động của tỉnh.
Trình độ áp dụng khoa học công nghệ của tỉnh còn ở mức thấp, hầu hết các công nghệ, trang thiết bị cũ và lạc hậu, đã thiếu lại không đồng bộ, trình độ cán bộ còn hạn chế, chưa có chuyên gia đầu ngành giỏi đáp ứng yêu cầu hiện nay. Do đó những tác động tích cực của khoa học công nghệ trên chỉ ở mức thấp, hay nói khác yếu tố khoa học công nghệ chưa giúp tỉnh giải quyết được nhiều việc làm cho lao động.
1.3.2. Chính sách thu hút vốn đầu tư
Vĩnh Phúc đã ban hành các chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư trực tiếp vào Vĩnh Phúc, đó là:
Miễn tiền thuê đất: Dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tại địa bàn huyện Lập Thạch và các xã miền núi của các huyện Tam dương, Mê Linh, Bình Xuyên được miễn thêm 8 năm; đầu tư cào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các địa bàn khác được miễn thêm 5 năm.
Hỗ trợ tiền đền bù giải phóng mặt bằng: Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, cụm công nghiệp được hỗ trợ 8%; các ngành nghề sử dụng công nghệ cao và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 10%; doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở lên và sử dụng từ 50 lao động trở lên cũng được hỗ trợ 10%; doanh nghiệp chế biến nông sản sử dụng trên 30% nguồn nguyên liệu của tỉnh và sử dụng trên 50 lao động trở lên được hỗ trợ 15%; đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vùng đồng bằng các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc được hỗ trợ 20%; Đầu tư chung cư cao tầng để cho thuê đô thị, phục vụ khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở thị xã Vĩnh Yên, các huyện Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch và các công trình văn hóa thể thao, vui chơi giải trí, y tế giáo dục được hỗ trợ từ 50-100%.
Hỗ trợ tiền vay: Dự án đầu tư để xây dựng chung cư cao tầng( 3 tầng trở lên), nhà ở cho thuê đô thị, phục vụ cụm công nghiệp và các công trình văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh xem xét hỗ trợ lãi suất tiền vay của các tổ các tổ chức tín dụng cho từng dự án cụ thể.
Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động của tỉnh: Các dự án được hưởng ưu đãi trên là các dự án đầu tư mới, sử dụng chưa qua đào tạo là người của tỉnh Vĩnh Phúc được ngân sách hỗ trợ kinh phí một lần để đào tạo nghề là 500.000 đồng/ người.
Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng: Vĩnh Phúc đảm bảo xây dựng kết cấu hạ tầng gồm đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc đến hàng rào của khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu xử lý chất thải rắn công nghiệp tập trung; khu quy hoạch chi tiết khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các dự án đầu tư vào địa bàn ngoài khu công nghiệp theo yêu cầu của tỉnh gắn với vùng nguyên liệu được hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng đường giao thông, đường cấp nước ngoài hàng rào.
Thủ tục hành chính: bớt rườm rà và được quy định rõ ràng đối với từng dự án.
Các chính sách thu hút vốn rất hấp dẫn thông thoáng trên, tạo điều kiện thu hút được nhiều nhà đầu tư mới vào các dự án đang thực hiện, dự án mới. Kéo theo là sự phát triển nhiều ngành nghề như dịch vụ xây dựng, cấp thoát nước… cũng như quy mô nền kinh tế của tỉnh được mở rộng, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
1.4. Tốc độ đô thị hóa
Tốc độ đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh. Lao động tại các vùng nông thôn di cư lên thành thị đông sinh sống làm cho mật độ lao động ở khu vực này đông gây khó khăn cho giải quyết việc làm ở khu vực thành thị. Đồng thời để phục vụ xây dựng các cụm công nghiệp khu công nghiệp một phần lớn lao động bị mất đất sử dụng đã khó khăn trong việc tìm việc làm mới và chuyển đổi nghề nghiệp. Lao động nông nghiệp nơi có đất bị thu hồi để phục vụ phát triển tốc độ đô thị hóa( xây dựng khu, cụm công nghiệp) rất khó khăn trong vấn đề giải quyết công ăn việc làm và chuyển nghề nhất là lao động từ 35 tuổi trở lên.
Tóm lại, Vĩnh Phúc có vị trí địa lý thuận lợi đã tạo điều kiện cho Vĩnh Phúc thu hút được nhiều nhà đầu tư đầu tư phát triển các ngành, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động của tỉnh. Ngoài ra Vĩnh Phúc còn có tiềm năng phong phú về tài nguyên thiên nhiên, cũng tạo cơ hội cho Vĩnh Phúc