1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

125 1,7K 26
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Những năm qua Đảng, nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

- -BÙI ĐỨC HOÀNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Mã số: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN MẬU DŨNG

HÀ NỘI - 2009

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng:

+ Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sửdụng để bảo vệ một học vị nào

+ Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và cácthông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Bùi Đức Hoàng

Trang 3

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Viện Sau đại học, Khoakinh tế và phát triển, bộ môn Kinh tế tài nguyên môi trường thuộc trường Đại họcNông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ tôi trong suốtquá trình thực tập và hoàn thành đề tài này.

Xin cảm ơn gia đình, ban bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trongsuốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2009

Tác giả

Bùi Đức Hoàng

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan Error: Reference source not foundLời cảm ơn Error: Reference source not foundMục lục Error: Reference source not foundDanh mục các chữ viết tắt Error: Reference source not foundDanh mục bảng Error: Reference source not found

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO

2.3 Tình hình về việc làm và thu nhập cho thanh niên ở Việt Nam 2626

4.1 Thực trạng lao động và việc làm của thanh niên nông thôn huyện Thái

4.1.1 Số lượng lao động thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy 474.1.2 Thực trạng lao động theo tình trạng việc làm 48

4.1.4 Thực trạng lao động thanh niên theo trình độ 51

4.2 Thực trạng công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn 554.2.1 Các chương trình, chính sách có liên quan đến tạo việc làm cho thanh

Trang 5

niên nông thôn huyện Thái Thụy 554.2.2 Thực trạng mạng lưới tạo việc làm cho thanh niên nông thôn 584.2.3 Kết quả công tác tư vấn, tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn 624.2.4 Hiệu quả của tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trong huyện 794.2.5 Ý kiến đánh giá về công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

4.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới việc tạo việc làm cho thanh niên trên địa

4.3.1 Chất lượng của lao động là thanh niên trong huyện còn thấp 89

4.3.3 Chính sách hỗ trợ cho học nghề của nhà nước còn hạn chế 914.3.4 Thiếu các trung tâm dạy nghề đủ các điều kiện đảm bảo các điều kiện

4.4 Một số giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trong thời

4.4.1 Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn 934.4.2 Tăng cường công tác tư vấn, định hướng, đào tạo nghề cho thanh niên

4.4.3 Tăng cường hoạt động hỗ trợ người lao động 100

4.4.2 Giải pháp đối với đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên 108

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KTTHHNDN Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

3.2 Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm từ 2006 - 2008 37

3.5 Một số chỉ tiêu chủ yếu của huyện Thái Thuỵ 2006 đến 2008 41

4.5 Lao dộng thanh niên theo trình độ chuyên môn 53

4.7 Mạng lưới tạo việc làm cho lao động thanh niên 58

4.14 Số lượng thanh niên được tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT 3

4.15 Số lượng lao động trong các trang trại, gia trại 67

4.17 Số doanh nghiệp, số lao động trên địa bàn huyện 3 năm 714.18 Các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp của huyện 734.19 Các làng nghề và lao động thanh niên làm nghề 75

4.21 Bảng tổng hợp lao động được tư vấn, dạy nghề, tạo việc làm 78

Trang 8

4.23 Tình hình học viên sau khi học nghề 824.24 Hiệu quả kinh tế của một lao động đi xuất khẩu so với một lao động

4.27 Thông tin chung về đội ngũ giáo viên dạy nghề 87

Trang 9

1 MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Những năm qua Đảng, nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách pháttriển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo việc làm tại chỗ cho lao động nôngthôn nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng Những chủ trương, chính sách đó

đã, đang đi vào thực tế cuộc sống nông thôn, từ đó mà nhiều cơ hội việc làm ở nôngthôn được tạo ra để giải quyết lao động tại chỗ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

xã hội ở nông thôn, giảm tỷ lệ phân biệt giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giảmsức ép lao động về các thành phố lớn, trung tâm kinh tế xã hội của đất nước, phân bổ

cơ cấu lao động hợp lý hơn, giảm các tai tệ nạn xã hội, giữ vững truyền thống vănhoá làng quê, xây dựng củng cố Đảng, chính quyền và hệ thống tổ chức chính trị xãhội ở nông thôn Tuy vậy, thiếu việc làm đối với lao động nông thôn nói riêng vàthanh niên nông thôn nói chung vẫn diễn ra khá phổ biến Tình trạng TNNT chưa quađào tạo nghề chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập bình quân từ lao động các ngành nghề tạicác vùng thường thấp hơn so với thành thị; cơ hội chuyển đổi việc làm, nghề nghiệpcũng khó hơn, điều kiện văn hoá, xã hội cũng chậm phát triển hơn Cùng với tư tưởngcoi trọng " Đại học" của các gia đình, dòng họ, bản thân TN học sinh nên dẫn đến đa

số TNNT đều có nguyện vọng thi vào các trường "Đại học", sau khi tốt nghiệp Đạichọc, Cao Đẳng họ cũng không muốn về nông thôn làm việc mà tìm kiếm việc làmtại thành thị, họ chưa tha thiết với sản xuất, công tác tại ở nông thôn và tham gia họcnghề, dẫn đến thiếu hụt một lực lượng lớn TN tại các vùng nông thôn để tham gia cáchoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội,truyền thống văn hoá làng quê nông thôn Việt Nam; làm mất cân bằng cơ cấu giữaĐại học và học nghề

Thái Thụy là huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, TN từ 16 đến 30 tuổi chiếm23,8% dân số và chiếm 61% lực lượng lao động của huyện Qua điều tra về việclàm – lao động của phòng Lao động và thương binh xã hội, có 2,7% TNNT cóchuyên môn kỹ thuật bậc trung (1460 người); nhân viên kỹ thuật làm văn phòng 1%

Trang 10

(540 người); lao động giản đơn, phi nông nghiệp 27% (14604 người), lao độngnông nghiệp là 32% (17309 người) Tỷ lệ TN thiếu việc làm từ độ tuổi 15-29 chiếm33% (18537 người) Trước những khó khăn trong lập nghiệp tại địa phương, đa sốTNNT trong huyện rời quê hương đi làm ăn xa chiếm 20-30%.( 15.885 TN) Trước

thực trạng đó, thực hiện phong trào " Sáng tạo trẻ", phong trào " Thanh niên nông

thôn thi đua thực hiện bốn nội dung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh” (Kỹ

thuật mới, Ngành nghề mới, mô hình mới và thị trường mới), Nghị quyết Trungương Đoàn khoá IX, Nghị quyết 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về việc

" Tăng cường sự lãnh đạo của của Đảng đối với TN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH HĐH", Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện 5 năm 2005 -2009 Đoàn TN huyện, xã đã tín chấp cho đoàn viên TN vay vốn từ quỹ giải quyếtviệc làm quốc gia, vốn người nghèo, vốn học sinh, sinh viên nghèo, vốn xuất khẩulao động, vốn nước sạch vệ sinh môi trường để phát triển sản xuất kinh doanh, họcnghề , tạo việc làm tại chỗ cho thanh niên nông thôn Đã có trên 11.000 TN đượcvay trên 60 tỷ đồng để học Đại học, cao đẳng, THCN, đồng thời có 1.521 hộ gia đình

-TN vay trên 15 tỷ đồng …các hộ gia đình -TN tự cho nhau vay trên 5 tỷ đồng để đầu

tư phát triển sản xuất kinh doanh; chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi, xây dựng trangtrại; du nhập nghề tiểu thủ công nghiệp mới; phát triển dịch vụ đóng tàu vận tải; tăngcường áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào nuôi trồng, khai thác nguồn lợi thuỷ hải sản

Tổ chức các hoạt động việc làm cho thanh niên, như: tư vấn, định hướng, hội chợviệc làm, thanh lập câu lạc bộ nghề nghiệp, câu lạc bộ doanh nghiệp trẻ, trang trại trẻ;phát triển đội ngũ trí thức trẻ tình nguyện; đảm nhận các chương trình, dự án pháttriển kinh tế - xã hội… Theo báo cáo của Đoàn TN huyện, đã có trên 5.000 TN đượcdạy nghề, trên 23.763 TN được chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, trên 18.000

TN được giới thiệu việc Thông qua đó, Đoàn TN đã phát huy vai trò xung kích tronghướng nghiệp, tư vấn, dạy nghề, giới thiệu, giải quyết việc làm cho TN, góp phần xâydựng quê hương, đất nước

Tuy nhiên, thiếu việc làm việc làm, thiếu định hướng nghề nghiệp vẫn làvấn đề xã hội tồn tại trong TNNT hiện nay và các năm tới Tỷ lệ TNNT thất nghiệp,

Trang 11

thiếu việc làm cao và đang có xu hướng tăng do chuyển đổi mục đích sử dụng đấtnông nghiệp và áp dụng kỹ thuật công nghệ sử dụng ít lao động Một bộ phận TN viphạm pháp luật, nghiện hút ma tuý, mại dâm, nhiễm HIV;AIDS…mà nguyên nhânchủ yếu là do không có nghề nghiệp, việc làm

Xuất phát từ thực tiễn khách quan đó, Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài

“Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Khái quát thực trạng lao động và việc làm của thanh niên nông thôn trong huyện

- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác tạo việc làm cho thanh niên nôngthôn ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để tạo việc làm cho thanh niên nông thônhuyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

1.3 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thanh niên sinh sống, lao động, sản xuất trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnhThái Bình

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

* Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng việc làm, vấn đề tư vấn, cách thức tạoviệc làm cho thanh niên nông thôn

* Về không gian: Địa bàn huyện Thái Thụy – tỉnh Thái Bình

* Về thời gian: Nguồn số liệu phục vụ đề tài được thu thập giai đoạn 2006 –

2008 Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn thanh niên, hộ giađình thanh niên, mạng lưới tạo việc làm, các cơ quan năm 2009

Trang 12

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM

CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN

2.1 Những vấn đề lý luận

2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề tạo việc làm cho thanh niên

- Lao động: là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật

chất và các giá trị tinh thần của xã hội Lao động có năng suất, chất lượng và hiệuquả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước

+ Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và cógiao kết hợp đồng lao động Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sửdụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm Người cần tìm việclàm có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng ký tại các tổ chức dịch vụ việclàm để tìm việc tuỳ theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khoẻcủa mình

+ Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu

là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức dịch vụ việclàm để tuyển chọn lao động, có quyền tăng giảm lao động phù hợp với nhu cầu sảnxuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (Theo quy định của Luật lao động)

- Nguồn lao động

Nguồn lao động (hay lực lượng lao động) là một bộ phận dân số trong độtuổi quy định thực tế có tham gia lao động (đang có việc làm) và những ngườikhông có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc

Như vậy nguồn lao động bao gồm:

- Người có việc làm ổn định

- Người có việc làm không ổn định

- Người đang thất nghiệp

- Việc làm: Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp

luật cấm đều được thừa nhận là việc làm

Trang 13

Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơhội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội.

- Người có việc làm:

- Người có việc làm là người có đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong cácngành kinh tế quốc dân mà trong tuần lễ liền kề trước thời điểm điều tra có thời gianlàm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người được coi là có việc làm ởnhiều nước sử dụng mức chuẩn này là 1 giờ, còn ở nước ta mức chuẩn này là 8 giờ

Riêng với những người trong tuần lễ tham khảo không có việc làm vì các lý

do bất khả kháng hoặc do nghỉ ốm, thai sản, nghỉ phép, nghỉ hè, đi học có hưởnglương, nhưng trước đó họ đã có một công việc nào đó với thời gian thực tế làm việckhông ít hơn mức chuẩn quy định cho người được coi là có việc làm và họ sẽ tiếptục trở lại làm việc bình thường sau thời gian tạm nghỉ, vẫn được tính là người cóviệc làm

Căn cứ vào chế độ làm việc, thời gian thực tế và nhu cầu làm thêm của ngườiđược xác định là có việc làm trong tuần lễ trước điều tra Người có việc làm chia thànhhai nhóm: Người đủ việc làm và người thiếu việc làm

- Người đủ việc làm: Là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảolớn hơn hoặc bằng 36 giờ nhưng không có nhu cầu làm thêm hoặc có số giờ làmviệc nhỏ hơn 36 giờ nhưng bằng hoặc lớn hơn số giờ quy định đối với người làmcác công việc nặng nhọc, độc hại

- Người thiếu việc làm: Là người có số thời gian làm việc trong tuần lễ tham khảodưới 36 giờ, hoặc ít hơn giờ chế độ quy định đối với các công việc nặng nhọc, độc hại, cónhu cầu làm thêm giờ và sẵn sàng làm việc khi có việc làm

- Thất nghiệp

Thất nghiệp là từ Hán - Việt (thất: mất mát, nghiệp là việc làm) chỉ tình trạngkhông có việc làm mang lại thu nhập, người cần có việc làm nhưng lại không cóviệc sẽ gặp khó khăn hoặc không thể chi trả các khoản đóng góp, thuế, nợ nần…Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè,nghiện hút, mại dâm…Theo luật lao động nước ta sửa đổi và bổ sung năm 2002:

Trang 14

“Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng chưa tìmđược việc làm” Căn cứ vào thời gian thất nghiệp mà người ta chia thất nghiệp rathành thất nghiệp dài hạn và thất nghiệp ngắn hạn.

Thất nghiệp dài hạn là thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên tính từ ngàyđăng ký thất nghiệp hoặc tính từ thời điểm điều tra trở về trước

Ở nông thôn tình trạng thất nghiệp hiếm thấy nhưng tình trạng thiếu việc làmthì phổ biến

* Những người không thuộc lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (còn

được gọi là dân số không hoạt động kinh tế) bao gồm: Toàn bộ số người chưa đủ từ

15 tuổi trở lên nên không thuộc bộ phận người có việc làm và thất nghiệp.Nhữngngười không hoạt động kinh tế vì các lý do: Đang đi học, đang làm công việc nộitrợ cho gia đình, già cả ốm đau kéo dài, tàn tật không có khả năng lao động, tìnhtrạng khác

- Người thất nghiệp

Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên thuộc nhóm dân số hoạt động kinh

tế mà trong tuần lễ tham khảo không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵnsàng làm việc nhưng không tìm được việc

* Căn cứ vào thời gian thất nghiệp,người thất nghiệp được chia thành: Thấtnghiệp ngắn hạn và thất nghiệp dài hạn

- Thất nghiệp ngắn hạn: Là người thất nghiệp liên tục từ dưới 12 tháng tính từngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước

- Thất nghiệp dài hạn: Là người thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên tính

từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước

Phần lớn các nước đều sử dụng khái niệm trên để xác định người thất nghiệp.Tuy nhiên cũng có sự khác biệt khi xác định mức thời gian không có việc làm

* Trong khi phân loại cơ cấu các thị trường lao động hiện nay, thất nghiệpphân ra thành ba loại khác nhau: Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp theo chu kỳ vàthất nghiệp có tính cơ cấu

Trang 15

- Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do sự di chuyển không ngừng của conngười giữa các vùng, các công việc hoặc là các giai đoạn khác nhau của cuộc sống.Thậm chí trong nền kinh tế có đầy đủ việc làm, vẫn luôn có một số chuyển độngnào đó do người ta đi tìm việc làm khi tốt nghiệp các trường hoặc chuyển đến mộtnơi sinh sống mới Hay phụ nữ có thể trở lại lực lượng lao động sau khi sinh con.

Do những công nhân thất nghiệp tạm thời thường chuyển công việc hoặc tìm nhữngcông việc mới tốt hơn, cho nên người ta thường cho rằng họ là những người thấtnghiệp “Tự nguyện”

- Thất nghiệp có tính cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầulao động, sự mất cân đối này có thể diễn ra vì mức cầu đối với một loại lao độngtăng lên trong khi mức cầu đối với một loại lao động khác giảm đi, trong khi đómức cung không được điều chỉnh nhanh chóng Như vậy trong thực tế xảy ra sự mấtcân đối trong các ngành nghề hoặc các vùng do một số lĩnh vực phát triển so vớimột số lĩnh vực khác và do quá trình đổi mới công nghệ Nếu tiền lương rất linhhoạt trong những khu vực có nguồn cung cao và tăng lên trong những khu vực cómức cầu cao

- Khái niệm về thu nhập:

Thu nhập là phần còn lại của giá trị tổng thu từ các ngành nghề sản xuất kinhdoanh như trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất các ngành nghề… sau khi đã trừ đi các khoảnchi phí vật chất, khấu hao tài sản cố định, lãi vay thuê công lao động ngoài

Ngoài ra thu nhập còn được hiểu là nguồn thu của một bộ phận có thu nhập

từ tiền lương, trợ cấp, thương bệnh binh, chế độ chính sách khác

Mỗi người lao động đều mong ước có được thu nhập cao, để đáp ứng cho các khoảnchi phí trong cuộc sống, đáp ứng cho nhu cầu cá nhân của con người Tuy vậychúng ta chỉ có thể đạt được thu nhập cho bản thân sau khi lao động trong một giớihạn, do đó con người luôn tìm cách để nâng cao năng suất lao động từ đó nâng caothu nhập

Một thực tế hiện nay là năng suất lao động của người dân nông thôn nói chung vàthanh niên nông thôn nói riêng vẫn còn thấp nên dẫn đến thu nhập của người dân thường

Trang 16

thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn, thu nhập chưa đáp ứng được nhu cầu của cuộc sốnghiện tại khi giá cả các mặt hàng ngày càng đắt đỏ hơn.

Trên thế giới có nhiều nhà khoa học quan tâm đến vấn đề thu nhập, có nhiềucông trình nghiên cứu khoa học, thảo luận về vấn đề này Các đề tài nghiên cứu haycác cuộc hội thảo, thảo luận đều mục đích tìm ra những giải pháp nâng cao thu nhậpcho người lao động nói chung và thanh niên nói riêng Biện pháp chủ yếu đều đưa ra lànhằm nâng cao năng suất của lao động

- Tư vấn việc làm và nghề nghiệp: là việc định hướng nghề nghiệp trong

tương lai cho người lao động hợp với khả năng, trình độ của người lao động

- Tổ chức dịch vụ việc làm được thành lập theo quy định của pháp luật cónhiệm vụ tư vấn, giới thiệu, cung ứng và giúp tuyển lao động, thu thập và cungứng thông tin về thị trường lao động Việc đưa người lao động Việt Nam đi làmviệc ở nước ngoài chỉ được tiến hành sau khi có giấy phép của cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền

- Tổ chức dịch vụ việc làm được thu lệ phí, được Nhà nước xét giảm, miễnthuế và được tổ chức dạy nghề theo các quy định tại

- Dạy nghề và tiêu chuẩn nghề kỹ năng nghề:

+ Dạy nghề: là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và

thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc

tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học

Dạy nghề có ba trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳngnghề Dạy nghề bao gồm dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên

Trang 17

Dạy nghề trình độ sơ cấp được thực hiện từ ba tháng đến dưới một năm đối

với người có trình độ học vấn, sức khoẻ phù hợp với nghề cần học

Nội dung dạy nghề trình độ sơ cấp phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình

độ sơ cấp, tập trung vào năng lực thực hành nghề, phù hợp với thực tiễn và sự pháttriển của khoa học, công nghệ

Phương pháp dạy nghề trình độ sơ cấp phải chú trọng rèn luyện kỹ năng thựchành nghề và phát huy tính tích cực, tự giác của người học nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ

sơ cấp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phươngpháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, mỗi nghề Người đứng đầu cơ sở dạy nghề quy định.chương trình dạy nghềtrình độ sơ cấp do

Cơ sở dạy nghề trình độ sơ cấp, gồm: Trung tâm dạy nghề; Trường trung cấpnghề, trường cao đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp; Doanh nghiệp,hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác (sau đây gọi chung là doanhnghiệp), trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học, cơ sởgiáo dục khác có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp

Người học nghề học hết chương trình sơ cấp nghề có đủ điều kiện thì được

dự kiểm tra, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ sở dạy nghề cấp chứng chỉ

sơ cấp nghề theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ởtrung ương

* Trung cấp nghề

Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thứcchuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làmviệc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâmnghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện chongười học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặctiếp tục học lên trình độ cao hơn

Dạy nghề trình độ trung cấp được thực hiện từ một đến hai năm học tuỳ theo

Trang 18

nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba đến bốnnăm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

Nội dung dạy nghề trình độ trung cấp phải phù hợp với mục tiêu dạy nghềtrình độ trung cấp, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề,nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo, bảo đảm tính hệ thống, cơ bản, phùhợp với thực tiễn và sự phát triển của khoa học, công nghệ

Phương pháp dạy nghề trình độ trung cấp phải kết hợp rèn luyện năng lựcthực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tựgiác, khả năng làm việc độc lập của người học nghề

Chương trình dạy nghề trình độ trung cấp thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độtrung cấp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung,phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗimô-đun, môn học, mỗi nghề

Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương phối hợpvới Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

có liên quan tổ chức xây dựng chương trình khung trung cấp nghề.

Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương quyết địnhthành lập hội đồng thẩm định chương trình khung trung cấp nghề; quy định nhiệm

vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động và số lượng thành viên của hội đồng; banhành chương trình khung trung cấp nghề trên cơ sở kết quả thẩm định của hội đồngthẩm định chương trình khung trung cấp nghề

Căn cứ vào chương trình khung, hiệu trưởng các trường tổ chức biên soạn vàduyệt chương trình dạy nghề của trường mình

Cơ sở dạy nghề trình độ trung cấp, gồm: Trường trung cấp nghề;Trường cao

đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp; Trường trung cấp chuyênnghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp

Học sinh học hết chương trình trung cấp nghề có đủ điều kiện thì được dự thi,

nếu đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng các trường cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề

Trang 19

theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương.

* Cao đẳng nghề

Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thứcchuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làmviệc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹthuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thựctế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, cósức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việclàm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn

Dạy nghề trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tuỳ theonghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ một đến hainăm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghềcùng ngành nghề đào tạo

Nội dung dạy nghề trình độ cao đẳng phải phù hợp với mục tiêu dạy nghềtrình độ cao đẳng, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề,nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu đào tạo của nghề, bảo đảm tính hệthống, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng sự phát triển của khoahọc, công nghệ

Phương pháp dạy nghề trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực

thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự

giác, năng động, khả năng tổ chức làm việc theo nhóm

Chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độcao đẳng; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phươngpháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề

Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương phối hợpvới Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

có liên quan tổ chức xây dựng chương trình khung cao đẳng nghề

Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương quyết định

Trang 20

thành lập hội đồng thẩm định chương trình khung cao đẳng nghề; quy định nhiệm

vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động và số lượng thành viên của hội đồng; banhành chương trình khung cao đẳng nghề trên cơ sở kết quả thẩm định của hội đồngthẩm định chương trình khung cao đẳng nghề

Căn cứ vào chương trình khung, hiệu trưởng các trường quy định tại Điều 29của Luật này tổ chức biên soạn và duyệt chương trình dạy nghề của trường mình

Cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng, gồm: Trường cao đẳng nghề; Trường cao

đẳng, trường đại học có đăng ký dạy nghề trình độ cao đẳng.

Sinh viên học hết chương trình cao đẳng nghề có đủ điều kiện thì được dự thi,nếu đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng các trường cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghềtheo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương

* Dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên

Dạy nghề chính quy được thực hiện với các chương trình sơ cấp nghề, trungcấp nghề và cao đẳng nghề tại các cơ sở dạy nghề theo các khoá học tập trung vàliên tục

Dạy nghề thường xuyên được thực hiện với các chương trình dạy nghề Dạy nghề thường xuyên được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm,phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học nghề nhằm tạo điềukiện cho người lao động học suốt đời, nâng cao trình độ kỹ năng nghề thích ứng vớiyêu cầu của thị trường lao động, tạo cơ hội tìm việc làm, tự tạo việc làm

Chương trình dạy nghề thường xuyên bao gồm: Chương trình bồi dưỡng,nâng cao, cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề; Chương trình dạy nghề theo hìnhthức kèm cặp nghề, truyền nghề; Chương trình chuyển giao công nghệ; Chươngtrình dạy nghề được thực hiện theo hình thức vừa làm vừa học hoặc tự học cóhướng dẫn để được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề,bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề

Phương pháp dạy nghề thường xuyên phải phát huy vai trò chủ động, nănglực tự học và kinh nghiệm của người học nghề

Người đứng đầu cơ sở dạy nghề xây dựng chương trình dạy nghề thường

Trang 21

xuyên tổ chức thực hiện và cấp chứng chỉ cho người học nghề Chứng chỉ phải ghi

rõ nội dung và thời gian khoá học

Người dạy các chương trình dạy nghề thường xuyên là nhà giáo, nhà khoahọc, nghệ nhân, người có tay nghề cao

- Người học nghề ở cơ sở dạy nghề ít nhất phải đủ 13 tuổi, trừ một số nghề

do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và phải có đủ sức khoẻ phù hợpvới yêu cầu của nghề theo học

+ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: quy định về mức độ thực hiện và yêu cầu kiếnthức, kỹ năng, thái độ cần có để thực hiện các công việc của một nghề

- Những vấn đề chung về thanh niên

Khái niệm về thanh niên

Trong lịch sử đã diễn ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi giữa các nhà khoa học

về định nghĩa TN Có thể tiếp cận đối tượng này dưới nhiều góc độ khác nhau: Triếthọc, tâm lý hoc, xã hội học, khoa học thể chất…

Tiêu điểm của các cuộc tranh luận là vấn đề có nên coi TN là một nhóm nhân khẩu

-xã hội độc lập hay không? Do quan điểm giai cấp chi phối, nếu coi TN là một tầnglớp độc lập thì sợ bị nhầm lẫn với “giai cấp thanh niên” – theo quan điểm của một sốnhà xã hội học phương Tây xuyên tạc Còn nếu không coi TN là một nhóm nhân khẩu

xã hội độc lập thì không thấy được đặc thù của tầng lớp này, dễ hoà tan lợi ích của nóvào các tầng lớp xã hội khác

Tuy nhiên, cuộc tranh luận dần dần cũng được thống nhất Quan điểm chorằng TN là một nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù ấy là: Đặc trưng về độ tuổi, đặcđiểm tâm sinh lý và đặc điểm về địa vị xã hội Chẳng hạn, giáo sư tiến sỹ Côn

(người Nga) đã cho một định nghĩa về TN như sau: “Thanh niên là một tầng lớp

nhân khẩu – xã hội được đặc trưng bởi một độ tuổi xác định, với những đặc tính tâm lý xã hội nhất định và những đặc điểm cụ thể của địa vị xã hội Đó là một giai đoạn nhất định trong chu kỳ sống và các đặc điểm nêu trên là có bản chất xã hội – lịch sử, tuỳ thuộc vào chế độ xã hội cụ thể, vào văn hoá, vào những quy luật xã hội hoá của xã hội đó”.

Trang 22

Theo quy ước hiện nay độ tuổi thanh niên Việt Nam hiện nay được tính từ 16

-30 tuổi.Thanh niên là lứa tuổi đã trưởng thành, có đầy đủ tố chất của người lớn, là thời

kỳ dồi dào về trí lực và thể lực do đó thanh niên có đầy đủ những điều kiện cần thiết đểtham gia hoạt động học tập, lao động, hoạt động chính trị xã hội đạt hiệu quả cao, cókhả năng đóng góp cống hiến thể lực và trí lực cho công cuộc đổi mới đất nước

- Thanh niên: Là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi

(Theo quy định của Luật thanh niên năm 2005)

+ Quyền và nghĩa vụ của thanh niên

* Thanh niên có các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiếnpháp, pháp luật và các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này

* Thanh niên không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng,tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đều được tôn trọng và bình đẳng về quyền,nghĩa vụ

+ Trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên:

* Thanh niên là tương lai của đất nước, là lực lượng xã hội hùng hậu, có tiềmnăng to lớn, xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đào tạo, bồidưỡng và phát huy thanh niên là trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội

* Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động, giảitrí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thứccông dân, ý chí vươn lên phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh

* Cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có trách nhiệm góp phần tích cực vàoviệc chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của thanh niên

- Mối quan hệ việc làm và tăng trưởng triển kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặctổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trênđầu người (PCI) trong một thời gian nhất định

* Tăng trưởng và phát triển

Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc

Trang 23

thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI).

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản phẩm trong nước là giá trị tínhbằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm

vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính)

Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm

và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhấtđịnh (thường là một năm) Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nộicộng với thu nhập ròng

Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân

số Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bìnhquân đầu người trong một thời gian nhất định Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thayđổi về lượng của nền kinh tế Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳngkinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiềungười dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ

* Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế Nó bao gồmtăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi

xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khuvực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ) Phát triển kinh tế là mộtquá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môitrường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơnđồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn

Đo lường tăng trưởng kinh tế

Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độtăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần

so sánh

Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô

Trang 24

kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước.Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.

Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:

y = dY/Y × 100(%),

trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng Nếu quy môkinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP(hoặc GNP) danh nghĩa Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP)thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế Thông thường, tăngtrưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa

Kinh tế tăng trưởng càng cao thì khả năng tạo việc làm càng nhiều trong điềukiện năng suất lao động không thay đổi Qua số liệu thực tế về phát triển kinh tếViệt Nam cho thấy, nếu kinh tế tăng trưởng 1% thì việc làm tăng từ 0,3% - 0,35%.Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng việc làm mới được tạo ra còn thấp, vì việc làmchủ yếu được tạo thêm trong khu vực nông nghiệp với trang bị công nghệ và trình

độ chuyên môn kỹ thuật thấp; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hương tích cựcnhưng còn chậm Do phụ thuộc vào năng suất lao động nên khả năng tạo việc làmtrong các ngành cũng khác nhau Trong nông nghiệp tỷ lệ giữa tăng GDP và laođộng là 1% và 0,38 - 0,39%; ngành công nghiệp - xây dựng là 1% và 0,1% - 0,15%;ngành dịch vụ là 1% và 0,5%- 0,55%

2.1.2 Đặc điểm của thanh niên nông thôn

Thanh niên nông thôn chiếm tỷ lệ cao trong thanh niên cả nước, là nguồn nhânlực phát triển và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Thanh niên nông thôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới

do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; là lực lượng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp

Có tinh thần xung kích, tình nguyện tham gia các hoạt động Đoàn, Hội phátđộng; tính tích cực tham gia và phỏt huy tốt ý thức chính trị; ý chí tự lực tự cường,khát vọng vươn lên thoát nghèo và làm giàu, không ngừng giác ngộ nâng cao trình

độ chính trị, rèn luyện tư cách phẩm chất đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra

Trang 25

Việc làm và thu nhập của thanh niên nông thôn vẫn là vấn đề bức súc Tìnhtrạng không đủ việc làm, việc làm không ổn định, thu nhập thấp đã tác động rất lớnđến thanh niên nông thôn, ảnh hưởng đến công tác đoàn kết tập hợp thanh niênnông thôn.

Thanh niên nông thôn đang đứng trước những khó khăn và thách thức như:trình độ học vấn, tay nghề, thiếu vốn, kinh nghiệm so với đối tượng thanh niên khác

Thanh niên nông thôn là nguồn nhân lực quan trọng trong quá trình pháttriển kinh tế - xã hội Phần lớn thanh niên nông thông hiện nay trình độ học vấn cònthấp, thiếu việc làm, ít có cơ hội được đào tạo nghề nghiệp Thực tế này đặt ranhiệm vụ quan trọng của tổ chức Đoàn trong việc tập hợp và giải quyết việc làmcho thanh niên nông thôn Nhưng thanh niên nông thôn đang gặp rào cản lớn làtrình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp thấp

* Đặc điểm nhận thức của thanh niên:

- Khả năng nhận thức: Do sự hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệ thầnkinh trung ương và các giác quan, sự tích luỹ phong phú kinh nghiệm sống và trithức, yêu cầu ngày càng cao của hoạt động học tập, lao động, hoạt động chính trị xãhội nên nhận thức của lứa tuổi thanh niên có những nét mới về chất so với các lứatuổi trước

- Nhận thức chính trị xã hội của thanh niên:

+ Đa số thanh niên đã nhận thức được về tình hình nhiệm vụ của đất nước,

về nhiệm vụ chiến lược trong những năm đầu của thế kỷ XXI

+ Thanh niên đã thể hiện rõ ý thức chính trị - xã hội qua tính cộng đồng, tinhthần xung phong, tình nguyện, lòng nhân ái, sẵn sàng nhường cơm xẻ áo, xả thân vìnghĩa lớn Thanh niên đã nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đốivới đất nước và tích cực tham gia

* Đời sống tình cảm của thanh niên:

- Đời sống tình cảm của thanh niên rất phong phú và đa dạng Tình cảm củathanh niên ổn định, bền vững, sâu sắc, có cơ sở lý tính khá vững vàng

Trang 26

- Tình bạn, tình yêu và tình đồng chí là nội dung tình cảm chiếm vị trí quantrọng trong đời sống tình cảm của thanh niên, nó có tính chất nghiêm túc và rõ ràng.

- Tuổi thanh niên có tính năng động, tính tích cực Thế hệ trẻ rất nhạy bénvới sự biến động của xã hội Thanh niên ngày nay không thụ động, không trông chờ

ỷ lại vào người khác mà tự mình giải quyết những vấn đề của bản thân Thanh niênthường giàu lòng quả cảm, gan dạ, dũng cảm và giàu đức hy sinh

- Thanh niên có tinh thần đổi mới, rất nhạy cảm với cái mới, nhanh chóngtiếp thu cái mới Trong học tập, lao động và hoạt động xã hội , thanh niên thể hiệntính tổ chức, tính kỷ luật rõ rệt

- Trong đặc điểm về tính cách của thanh niên có những hạn chế:

+ Do tính tự trọng, tự chủ phát triển mạnh nên thanh niên dễ có tính chủquan, tự phụ đánh giá quá cao về bản thân mình Thanh niên còn có tính nóng vội,muốn đốt cháy giai đoạn, thiếu cặn kẽ, dễ đưa đến thất bại

+ Thanh niên có tính gan dạ, dũng cảm cao nhưng đôi khi hành động liềulĩnh mạo hiểm ở thanh niên khi không thành công ở một vài việc nào đó thì thường

dễ chán nản, bi quan với những công việc khác Từ đó thanh niên dễ tự ti, thụ động,sống khép kín ít tích cực tham gia hoạt động

+ TN có tinh thần đổi mới, nhạy bén, tiếp thu nhanh cái mới song TN cũng dễ phủnhận quá khứ, phủ nhận những thành quả của thế hệ đi trước, phủ nhận “ sạch trơn”

+ TN dễ có thiên hướng chuộng hình thức, đánh giá sự việc qua hình thức bề ngoài

Trang 27

Như vậy TN có nhiều đặc điểm tính cách nổi bật đáng trân trọng, xã hội nói chung,

tổ chức Đoàn nói riêng cần tạo cơ hội giúp họ khẳng định mình để cống hiến nhiềucho xã hội

* Đặc điểm về xu hướng của thanh niên:

- Nhu cầu của thanh niên: Nhu cầu của TN ngày nay khá đa dạng và phongphú và phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội Mối quan tâm lớn nhất của

TN là việc làm, nghề nghiệp tiếp theo là nhu cầu học tập, nâng cao nhận thức, pháttriển tài năng TN có nhu cầu nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống Bên cạnh đó TNcòn có các nhu cầu về vui chơi giải trí, thể thao, nhu cầu về tình bạn, tình yêu và hônnhân gia đình…TN đã thể hiện tích cực, chủ động trong việc thoả mãn nhu cầu của mìnhthông qua hoạt động lao động học tập, giao tiếp, giải trí… bằng chính sức lực và trí tuệcủa thế hệ trẻ Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận TN có những nhu cầu lệch lạc, lười laođộng, thích hưởng thụ đòi hỏi vượt quá khả năng đáp ứng của gia đình và xã hội nên đã

có biểu hiện lối sống không lành mạnh hoặc vi phạm pháp luật

- Hứng thú của thanh niên: Hứng thú của TN có tính ổn định bền vững, liênquan đến nhu cầu Hứng thú có tính phân hoá cao, đa dạng, ảnh hưởng đến khát vọnghành động và sáng tạo của TN Nhìn chung TN rất hứng thú với cái mới, cái đẹp

- Lý tưởng của thanh niên: TN là lứa tuổi có ước mơ, có hoài bão lớn lao và

cố gắng học tập, rèn luyện, phấn đấu để đạt ước mơ đó Nhìn chung TN ngày nay có

lý tưởng xã hội chủ nghĩa, muốn đem sức mình cống hiến cho xã hội, phấn đấu vìmột xã hội tốt đẹp hơn

- Về thế giới quan: Do trí tuệ đã phát triển, TN đã xây dựng được thế giớiquan hoàn chỉnh với tư cách là một hệ thống TN đã có quan điểm riêng với các vấn

đề xã hội, chính trị, đạo đức, lao động

2.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

2.2.1 Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về vấn đề dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn

Nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn đáp ứng cho công cuộc côngnghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới,

Trang 28

Việt Nam đã đề ra hàng loạt chủ trương lớn, cho đến các chính sách cụ thể Mộttrong những mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn được xác định tạiĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là chuyển dịch, phân bố lại lực lượng lao độngnông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, thủ côngnghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống 50% vào năm 2010.Mục tiêu và giải pháp cơ bản được đề cập tại nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Banchấp hành TƯ Đảng khoá IX “…dành vốn ngân sách đầu tư nâng cấp các cơ sở dạynghề của Nhà nước, đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hoá, pháttriển các hình thức dạy nghề đa dạng, bảo đảm hàng năm đào tạo nghề cho khoảngmột triệu lao động, đưa tỷ lệ được đào tạo nghề lên khoảng 30% vào năm 2010”.

Trong những năm gần đây, Đảng, Quốc hội và Chính phủ, các Bộ, Ngành đãban hành hàng loạt các văn bản pháp qui về dạy nghề: Từ các nghị quyết, luật, đếnhàng loạt các quyết định, thông tư…Các quy định pháp luật cũng như các chínhsách này có tác dụng bước đầu tạo môi trường, hành lang pháp lý và chính sáchthuận lợi để phát triển mạnh công cuộc dạy nghề cho người lao động, nâng cao khảnăng tạo việc làm, thúc đẩy chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn

Đại hội Đảng lần thứ X đã xác định rõ quan điểm: Việt Nam tiếp tục đẩymạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; chuyểndịch và phân bố lại lực lượng lao động trong nông nghiệp và nông thôn theo hướngtăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp, ngành nghề thủ công nghiệp, dịch vụnông thôn và tiếp tục khẳng định mục tiêu giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống50% vào năm 2010 Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành một số chủ trương vàchính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua việc thực thi các biện pháp toàndiện để phát triển nguồn nhân lực nông thôn, phát triển các loại hình trường lớp dạynghề cho nhân dân nông thôn đồng thời khuyến khích phát triển ngành nghề nôngthôn, trong đó yêu cầu đẩy mạnh “đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề và nghiệp vụ kinhdoanh cho các cơ sở ngành nghề nông thôn”

Năm 2003, Chính phủ đã giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phốihợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng Đề án “Tăng

Trang 29

cường phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn, cho xuất khẩu lao động” nhằmđào tạo nguồn nhân lực nông thôn chất lượng cao phục vụ cho mục tiêu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đây là một trong những chủ trương rất đúng đắnphù hợp với yêu cầu của bối cảnh mới khi Việt Nam bắt đầu tham gia vào quá trìnhhội nhập quốc tế vừa đào tạo phát triển nguồn nhân lực vừa thu ngoại tệ.

Trong thời gian này, với mục tiêu thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa

đã có khá nhiều đất đai nông nghiệp bị thu hồi chuyển sang phục vụ cho phát triểncông nghiệp và phát triển đô thị Do đó, Chính phủ đã giao Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, ban hành chính sáchdạy nghề; cơ chế hình thành Quỹ hỗ trợ dạy nghề cho lao động mất việc ở các địaphương khi Nhà nước thực hiện chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng các khucông nghiệp, khu chế xuất Đồng thời, Chính phủ cũng đã yêu cầu các Bộ, ngành ủyban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, điềuchỉnh quy hoạch các dự án sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương, của từng vùng và cả nước; gắn quy hoạch sửdụng đất nông nghiệp với phát triển các ngành nghề, đặc biệt quan tâm đến việckhôi phục các ngành nghề truyền thống, tạo quỹ đất tái định cư, quy hoạch đất dịch

vụ và đất liền kề các khu công nghiệp; đồng thời xây dựng trình cơ quan có thẩmquyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, giải pháp

hỗ trợ cho người lao động bị thu hồi đất về dạy nghề và việc làm phù hợp với tìnhhình thực tiễn của mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước

Gần đây nhất, Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ươngĐCSVN, Hội nghị lần thứ bảy khóa X về nông nghiệp nông dân và nông thôn làmột chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam sau hơn 20 năm thực hiện đổimới bao trùm toàn bộ lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn - cấu phần chủyếu và quan trọng của Việt Nam Trong đó, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lựcnông thôn đã được đặc biệt quan tâm thể hiện ở việc BCH TW đã yêu cầu tăng ngânsách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ để nông nghiệp sớm đạt trình

độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực; Đồng thời tăng cường đào tạo

Trang 30

bồi dưỡng kiến thức khoa học kĩ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại chonông dân, đào tạo nghề cho bộ phận con em nông dân để chuyển nghề, xuất khẩulao động; tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lí, cán bộ cơ sở.Nghị quyết TW cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc hình thành Chương trìnhmục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo hàng nămđào tạo 01 triệu lao động nông thôn, thực hiện tốt việc xã hội hóa công tác đào tạonghề Mục tiêu chung của Nghị quyết này là nhằm phát triển nền nông nghiệp ViệtNam toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất,chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo an ninh lương thực trướcmắt và trong dài hạn Chủ trương, đường lối của Đảng thể hiện trong Nghị quyếtnày đang là kim chỉ nam cho tất cả các hoạt động phát triển nông nghiệp- nông thôntrong đó bao gồm cả phát triển nguồn nhân lực nông thôn mà đào tạo nghề là mộthợp phần quan trọng Trong thời gian tới, công tác đào tạo nghề theo tinh thần củaNghị quyết này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh góp phần vào mục tiêu phát triển nguồnnhân lực nông thôn theo hướng công nghiệp và hiện đại Với định hướng đó, cácchương trình sẽ tiếp tục được xây dựng liên quan đến tất cả các khâu của công tácđào tạo nghề từ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đến nâng cao chất lượng đội ngũgiáo viên dạy nghề, cải tiến giáo trình và phương pháp dạy nghề… nhằm đảm bảocung cấp được lực lượng lao động nông thôn có trình độ chuyên môn tốt, tay nghềcao đáp ứng được các yêu cầu của cả sản xuất nông nghiệp hiện đại và chuyển sangphục vụ phát triển công nghiệp.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định phải " mở rộngquy mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, đảm bảo tốc độ tăng nhanh hơn đàotạo đại học, cao đẳng Quy mô tuyển sinh dạy nghề dài hạn tăng 17%/năm và trunghọc chuyên nghiệp tăng 15%/năm đẩy nạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo Có lộtrình cụ thể cho việc chuyển một số cơ sở giáo dục, đào tạo công lập sang dân lập,

tư thục, xóa bỏ hệ bán công Khuyến khích thành lập mới và phát triển các trườngđại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề ngoài công lập, kể cả cáctrường do ngước ngoài đầu tư"

Trang 31

Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Nhà nước đã ban hành cácchính sách nhằm thúc đẩy dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên Luật dạy nghềban hành ngày 29/11/2006, tại điều 7 quy định " đầu tư mở rộng các cơ sở dạynghề, nâng cao chất lượng dạy nghề góp phần bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực phục

vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần thực hiện phânluồng học sinh tốt nghiệp THCS và THPT; tạo điều kiện phổ cập nghề cho thanhniên " Luật thanh niên ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 , tại điều 18 quy định:

" Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân giải quyết việc làmcho thanh niên; ưu đãi thuế, tín dụng, đất đai để phát triển giáo dục nghề nghiệp đápứng nhu cầu đa dạng về học nghề cho thanh niên; Phát triển hệ thống các cơ sởdịch vụ tư vấn giúp thanh niên tiếp cận thị trường

Năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã bàn hành Quyết định 103/2008/QĐ-TTgphê duyệt Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2010”

2.2.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới có sử dụng lao động ở nông thôn.

2.2.2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

2.2.2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất trên Thế giới, với trên 1,4 tỷ ngườinhưng gần 70% dân số vẫn ở khu vực nông thôn, hàng năm có hơn 10 triệu laođộng đến tuổi tham gia vào lực lượng lao động xã hội, nên vấn đề giải quyết việclàm cần phải được giải quyết

Đứng trước khó khăn đó, ngay từ năm 1978 sau cải cách và mở cửa nền kinh

tế, Trung Quốc thực hiện phương châm “Ly nông bất ly hương, nhập xưởng bất

thành” Thông qua chính sách phát triển mạnh công nghiệp Hương Chấn nhằm phát

triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động nông thôn,rút ngắn chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, coi phát triển công nghiệp nôngthôn chính là con đường để giải quyết việc làm

Nhờ con đường đúng đắn này mà trong 12 năm từ 1978 đến 1990, doanhnghiệp Hương Chấn đã giải quyết được việc làm từ 28,3 triệu người lên đến 92,6

Trang 32

triệu ngưòi Và đến năm 1991 Trung Quốc có đến 19 triệu xí nghiệp Hương Chấn,thu hút 96 triệu lao động bằng 13,8% lực lượng lao động ở nông thôn tạo giá trịtổng sản lượng là 1162 tỷ NDT chiếm 60% tổng giá trị sản phẩm trong khu vựcnông thôn.

Từ thực tế phát triển nông nghiệp ở nông thôn Trung Quốc ta rút ra một sốkinh nghiệm sau:

-Thứ nhất: Trung Quốc thực hiện chính sách đa dạng hóa và chuyên môn hoánền sản xuất kinh doanh, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn, thực hiệnphi tập trung hoá trong nông nghiệp thông qua việc áp dụng hình thức khoán sản phẩm,khuyến khích nông dân đầu tư dài hạn phát triển sản xuất cả nông nghiệp và mở rộng cáchoạt động phi nông nghiệp trong nông thôn

- Thứ hai: Tạo môi trường để công nghiệp nông thôn phát triển với nhiềuhình thức khác nhau Như bảo hộ hàng hoá sản xuất trong nước, hạn chế sự dichuyển nguồn lao động giữa các vùng…

- Thứ ba: Thiết lập hệ thống cung cấp tài chính có hiệu quả cho phát triểncác doanh nghiệp nông thôn

- Thứ tư: Duy trì và mở rộng các mối quan hệ hai chiều giữa Doanh nghiệpnông thôn và Doanh nghiệp nhà nước

2.2.2.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Sau năm 1945, nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề do chiến tranh, thiệthại về vật chất rất lớn Hơn 13 triệu người bị rơi vào tình trạng thiếu việc làm.Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách và biện pháp phát triển kinh tế, tạoviệc làm cho người lao động

Nhật Bản đã tận dụng sự giúp đỡ về tài chính và thị trường của một số nướcviện trợ, đầu tư nguồn vốn, máy móc thiết bị trong giai đoạn đầu khôi phục kinh tế,tạo đà cho sự phát triển nhảy vọt sau này Mặc dù hạn chế chi tiêu cho phúc lợi xãhội, Nhật Bản vẫn đầu tư lớn cho giáo dục, đào tạo Chính vì vậy người Nhật Bản

có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất cao

Với các nguồn vốn được huy động từ tích luỹ, tiết kiệm, phát hành công trái

Trang 33

…Nhật Bản đã đầu tư cho các ngành có hiệu quả cao như ngành luyện kim, hoáchất, đóng tàu, chế tạo máy, điện tử và đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng Chútrọng cho đầu tư nghiên cứu khoa học kỹ thuật, khoa học ứng dụng

Thị trường Nhật Bản trong và ngoài nước rất lớn, hàng hoá đã thâm nhập vàothị trường Đông Nam Á, châu Mỹ, châu Âu…Nhật Bản có chính sách thực hiệncông nghiệp hoá nông thôn, vừa biến đổi nền công nghiệp cổ truyền kiểu Châu Áthành nền nông nghiệp tiên tiến, vừa phát triển nông thôn theo hướng đa dạng hoánhằm giải quyết việc làm ở khu vực này Các ngành tiểu thủ công nghiệp truyềnthống cũng được khuyến khích phát triển Trong những năm qua, Vùng tây nam

Nhật Bản đã có phong trào: “Mỗi thôn, làng có một sản phẩm nhằm khai thác

ngành nghề nông thôn” Phong trào phục hồi ngành nghề tiểu thủ công nghiệp

truyền thống đã lan rộng khắp nước Nhật, góp phần giải quyết việc làm cho hàngtriệu lao động, làm tăng mức sống, mức đô thị hoá ở vùng nông thôn Nhật Bản

2.2.2.3 Kinh nghiệm của Malaisia

Malaisia hiện nay là nước có tốc độ phát triển tương đối lớn và nhu cầu

về lao động khá cao Tuy nhiên,trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá Malaisia đã rơi vào tình trạng thừa lao động Đứng trướcthực trạng này Malaisia đã có những chính sách hợp lý giải quyết việc làm ởnông thôn rất hiệu quả

* Kinh nghiệm của Malaisia cho thấy:

- Khai thác những vùng đất mới để sản xuất nông nghiệp theo định hướngcủa chính phủ để giải quyết việc làm cho lao động dư thừa ngay trong khu vực nôngthôn như những quốc gia khác Malaisia có kinh nghiệm tốt trong giải quyết laođộng nông thôn làm biến đổi nhanh tình trạng dư thừa sang tận dụng lao động vàphải nhập thêm từ bên ngoài

- Khai thác những vùng đất mới để sản xuất nông nghiệp theo định hướng củachính phủ để giải quyết việc làm cho lao động dư thừa ngay trong khu vực nông thôn ởgiai đoạn đầu của quá trình phát triển Nhà nước không chỉ đầu tư vào cơ sở hạ tầng màcòn đầu tư vào các cơ sở phúc lợi xã hội khác, kèm theo đó là cơ chế thu hút đầu tư, thông

Trang 34

tin để người dân ổn định cuộc sống.

- Thu hút cả đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp mà trước hết làcông nghệp chế biến nông sản để nâng cao giá trị cũng như giải quyết lao động dư thừa vàchuyển dịch lao động nông nghiêp sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ Sản xuấtphát triển thu hút được ngày càng nhiều lao động

- Khi nền kinh tế đã được mức toàn dụng và lao động Malaisia chuyển sang

sử dụng nhiều vốn và bước đầu sử dụng nhiều công nghệ hiện đại.Thực hiện mốiquan hệ chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, các trung tâm đào tạo quốc gia và các

tổ chức công nghiệp chế biến, các hộ nông dân tại các vùng nguyên liệu để ứngdụng kỹ thuật mới, cung cấp nguyên liêu đã qua đào tạo phát triển đồng bộ cácngành nghề ở nông thôn

2.3 Tình hình về việc làm và thu nhập cho thanh niên ở Việt Nam

2.3.1 Thực trạng về việc làm và thu nhập cho thanh niên ở nước ta

Nước ta được đánh giá là có cơ cấu “dân số vàng” với lực lượng lao độngkhoảng 45,6 triệu người (năm 2006) Dân số trong thanh niên là 26,4 triệu ngườitrong đó số TN có khả năng tham gia lực lượng lao động là 15,053 triệu người vàtổng cầu về lao động trong TN là 17,28 triệu người, tăng trung bình mỗi năm là260.000 người

Với dân số trên 84 triệu người (tính đến hết năm 2006) mức tăng dân số bìnhquân là 1,4% Hàng năm dân số bổ sung vào lực lượng lao động là rất lớn, đặc biệt

là lực lượng lao động trẻ … theo dự báo từ đề án giải quyết việc làm của TW ĐoànTNCS Hồ Chí Minh đến năm 2010 số lượng lao động thất nghiệp và thiếu việc làmtrong TN là từ 1,7 – 1,8 triệu người

Trong số đó học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường, bộ đội xuất ngũ chiếmmột số lượng đáng kể Ngoài ra còn một số nguồn khác như: số người đi xuất khẩulao động ở nước ngoài về, số lao động dôi ra do sắp xếp lại bộ máy các cơ quandoanh nghiệp, hơn nữa việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại,máy móc thay thế sức lao động của con người khiến nhiều người không có việc làmhoặc mất việc làm

Trang 35

Có thể nói hơn lúc nào hết việc làm cho TN đang là vấn đề xã hội bức xúchiện nay và các năm tới Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nói chung

và TN nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta cùng với sự

cố gắng nỗ lực của bản thân người lao động nói chung trong đó có TN để tự tìmkiếm việc làm phù hợp với bản thân mình

2.3.2 Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đối với vấn đề việc làm và thu nhập cho thanh niên

* Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và thanh niên nói riêng:

Từ những quan điểm vĩ đại của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề giải quyếtviệc làm cho người lao động nói chung và thanh niên nói riêng Đảng cộng sản ViệtNam đã vận dụng sáng tạo những quan điểm, tư tưởng đó vào điều kiện cụ thể củađất nước ta, trong đó Đảng ta luôn nhấn mạnh đến vấn đề giải quyết việc làm chothanh niên

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH TW Đảng khoá VII về công tác thanh

niên khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào

thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn phụ thuộc vào lực lượng thanh niên, việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên công tác thanh niên, là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”.

Mới đây trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng trongvấn đề đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ cácvấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân cũng nêu rõ: Chú trọng dạy nghề giảiquyết việc làm cho nông dân (trong đó có thanh niên) Trước hết ở các vùng sửdụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, cáckhu đô thị mới chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷtrọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch

Trang 36

vụ…Văn kiện cũng đã nêu rõ: Đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị,truyền thống lý tưởng, đạo đức và lối sống tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí,phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc, khuyến khích thanhniên tự học, tự nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm, chú trọng đào tạo nguồn cán bộ, đàotạo thanh niên trong lực lượng vũ trang, có nghề khi hết thời hạn nghĩa vụ quân sự, tạo

cơ hội cho thanh niên có tài năng đi học ở nước ngoài về phục vụ đất nước, thu hútrộng rãi thanh niên, thiếu niên, nhi đồng vào các tổ chức do Đoàn TNCS Hồ Chí Minhlàm nòng cốt và phụ trách

Cụ thể hoá những chủ trương, Nghị quyết của Đảng Thủ tướng Chính phủ đãban hành Chỉ thị số: 145/TTg về thanh niên tham gia thực hiện các chương trình kinh tế

xã hội, chỉ thị nêu rõ: Vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên, hướng chủ yếu là thanhniên tự tìm việc làm phù hợp, cùng góp vốn phát triển sản xuất mở các hoạt động dịch vụtheo các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế mà chính phủ đã ban hành đểtạo điều kiện tốt cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện tốt nhiệm vụ giải quyết việclàm cho thanh niên

Tóm lại: Đảng và nhà nước ta luôn đánh giá đúng vai trò, vị trí của thanh

niên Việt Nam nói chung và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạngđồng thời luôn quan tâm, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo thế hệ trẻ nhằm đápứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng

Trong Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X diễn ra

từ ngày 09 đến hết ngày 17/7/2008 đã bàn và ban hành các nghị quyết quan trọng

gồm : Nghị quyết số 25 về “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác

Thanh niên thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ”Nghị

quyết số 26 về “ nông nghiệp,nông dân và nông thôn” Nghị quyết số 27 về “ Xây

dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước” là những chủ trương quan trọng để nâng cao việc sử dụng hiệu quả

nguồn lực lao động và công tác Thanh niên tham gia vào quá trình phát triển kinh

tế - xã hội của Đất nước

Trang 37

Qua những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước việc sử dụng hiệu quảnguồn lực lao động đặc biệt trong lực lượng Thanh niên những năm qua đạt đượcnhững kết quả như sau:

* Những thành tựu đạt được

Từ năm 1991 đến năm 2000 số người lao động có việc làm trong đó có TN tăng từkhoảng 30,9 triệu người lên 40,6 triệu người, tăng 32,2%, bình quân hàng năm tăng khoảng2,95% tương đương với khoảng 1,2 triệu người có việc làm mới

Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005, trung bình mỗi năm cả nước tạo việc làm chohơn 1,5 triệu lao động, trong đó lao động là thanh niên chiếm khoảng 70% Thông qua cácchương trình kinh tế – xã hội đã giải quyết việc làm cho khoảng 3- 4 triệu lao động, qua quỹquốc gia giải quyết việc làm cho 1,7 triệu người

Riêng năm 2006, cả nước đã tạo việc làm cho 1,572 triệu người, xuất khẩu laođộng và chuyên gia là 78.855 người chủ yếu là thanh niên Hệ thống trung tâm giớithiệu việc làm đã tư vấn việc làm cho trên 45 vạn lượt người, trong đó giới thiệu việclàm và cung ứng lao động trên 9 vạn người, đã tổ chức hội chợ việc làm ở 40 tỉnh,thành phố với trên 50 ngàn lượt người tham gia

Tỷ lệ thiếu việc làm đối với TN có chiều hướng giảm, đặc biệt ở khu vựcnông thôn: năm 1997 tỷ lệ TN thiếu việc làm là 29,4%; đến năm 2001 tỷ lệ TN thiếuviệc làm giảm còn 27,6% TN nông thôn có khoảng 20 triệu người, chiếm 75% số TN

cả nước và 34% dân số nông thôn Trong khi lực lượng lao động trẻ tăng nhẹ thì lựclượng lao động là TN nông thôn giảm mạnh

Tỷ lệ lao động qua đào tạo hàng năm tăng lên, cụ thể như số lượng TN làCông nhân, TN viên chức, TN là tri thức đều tăng lên:

+ Số TN học đại học cao đẳng sau một chu kỳ 5 năm (từ 1995 đến 2000) tăng 2,5lần (Nguồn: Trung tâm thông tin quản lý giáo dục, bộ GD - ĐT)

+ TN công nhân: Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam năm

2002, số lượng TN công nhân là 2,55 triệu người

+ TN viên chức: Hiện nay cả nước có khoảng1,3 triệu cán bộ công chức,trong đó TN chiếm 25% (khoảng 400.000 người)

Trang 38

+ TN là trí thức trẻ: Cả nước có hơn 500.000 trí thức trẻ, chiếm 35,3% tổng

số tri thức và 2% số TN

Cơ cấu lao động TN chuyển dịch mạnh , lao động TN tăng lên trong cácngành công nghiệp, dịch vụ, xây dựng, còn các ngành nông – lâm – ngư nghiệpgiảm dần và thu nhập của TN ngày càng tăng lên

Đó là những tín hiệu đáng mừng trong tiến trình CNH, HĐH đất nước

* Những tồn tại:

Tuy đã đạt được những thành tựu khá lớn trong việc giải quyết việc làm cho ngườilao động nói chung và TN nói riêng, song bên cạnh đó còn những tồn tại cần khắc phục đểgiải quyết tốt vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho TN như sau:

- Thị trường lao động hiện phát triển không đồng đều giữa các vùng, địaphương; hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện; các trung tâm giớithiệu việc làm chưa đáp ứng được yêu cầu; chất lượng lao động qua đào tạo cònthấp, chưa gắn kết giữa đào tạo và sử dụng lao động… đã tác động trực tiếp đến vấn

đề giải quyết việc làm cho thanh niên

- TN luôn chiếm tỷ lệ cao trong số lao động thất nghiệp ở cả khu vực nôngthôn và thành thị ở thành thị tỷ lệ thất nghiệp năm 2006 là 5,1% trong đó có một sốthành phố lớn tỷ lệ khá cao (Hà Nội gần 6%, thành phố Hồ Chí Minh trên 6%) ởnông thôn vùng có tỷ lệ TN thiếu việc làm cao là: Đồng bằng Sông Hồng 37,8%, BắcTrung Bộ: 33,6% Năm 2004: Thất nghiệp thuộc nhóm tuổi 15 – 24 chiếm 49,5%,nhóm tuổi 25 – 34 tuổi chiếm 25,4% trong tổng số người thất nghiệp cả nước (Nguồntổng quan tình hình TN công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi 2004)

Tình trạng thất nghiệp đối với TN thành thị và thiếu việc làm đối với TNnông thôn vẫn không giảm sau nhiều năm đổi mới

- Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp Ngân hàng thế giới chobiết, trong số 12 nước ở khu vực châu á, Việt Nam đứng thứ 11 (chỉ trên Inđônêxia).Theo điều tra của Viện nghiên cứu thanh niên, số người đáp ứng nhu cầu tuyển dụngcủa các doanh nghiệp đạt tỷ lệ thấp (cao nhất là 56,7%, thấp nhất chỉ 3,9%)

Trang 39

- Tình trạng thiếu việc và thất nghiệp của TN sẽ gây ra các tạc động xấu như:

+ Thanh niên không có cơ hội để cống hiến và trưởng thành

+ TN dễ mắc các tệ nạn xã hội: Trộm cắp, cờ bạc, nghiện rượu, ma tuý…

+ Gây ra những gánh nặng cho xã hội

2.3.3 Các hoạt động nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

Trung ương Ðoàn đã ban hành Nghị quyết số 04 về tăng cường vai trò củaÐoàn thanh niên trong việc vận động, tổ chức thanh niên tham gia phát triển kinh tế,phát động thanh niên nông thôn thi đua thực hiện phong trào "Bốn mới" nhằm nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh, gồm: kỹ thuật mới, ngành nghề mới, thị trườngmới và mô hình mới tại các địa phương trong cả nước

Ðoàn thanh niên phối hợp các ngành chức năng tổ chức tập huấn chuyểngiao tiến bộ kỹ thuật về khuyến nông, lâm, ngư cho hàng triệu đoàn viên, phối hợpNgân hàng chính sách xã hội tín chấp cho thanh niên vay vốn phát triển sản xuất

Mô hình thanh niên xung phong tham gia phát triển kinh tế xã hội tiếp tục được cáccấp bộ Ðoàn triển khai, như Dự án 18 làng thanh niên lập nghiệp dọc đường Hồ ChíMinh, trồng mới 5 triệu ha rừng, xóa 1.000 cầu khỉ ở đồng bằng sông Cửu Long Các hoạt động này đã góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tếnông nghiệp, nông thôn, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giải quyết việclàm, tăng thu nhập, cổ vũ tuổi trẻ làm giàu chính đáng trên quê hương mình

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế Hiện nay, số thanh niên đượcvay vốn để phát triển sản xuất không nhiều Chính sách vay vốn còn bị bó hẹp vàchưa thật sự mở rộng cả về nguồn vốn và hình thức cho vay Do vậy, cần đẩy mạnhcác chính sách hỗ trợ thanh niên, trong đó đặc biệt là chính sách hỗ trợ vốn nhằmtạo điều kiện cho họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế nông thôn, yếu tốmang tính quyết định trên bước đường lập nghiệp Hiện nay rất cần có những chínhsách đổi mới về giáo dục đào tạo theo hướng tăng cường đào tạo những nghề kỹthuật, công nghệ, công nghệ cao; hướng việc đào tạo theo nhu cầu xã hội

Trang 40

Chính vì thế, các cấp bộ Ðoàn đã đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu tìm ranhững cách làm mới hỗ trợ thanh niên nông thôn giải quyết việc làm, nâng cao thunhập, có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, tập trung các hoạt động:

Thành lập trung tâm dạy nghề, liên kết dạy nghề

Cho vay vốn ưu đãi Nhà nước để đi lao động hợp tác nước ngoài; học nghề,đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh;

Tổ chức tư vấn, hướng, nghiệp, dạy nghề

Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật khoa học

2.3.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo việc làm cho TNNT

Thanh niên nông thôn có trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật thấp hơn

so với mức chung của cả nước Có trên 83% lao động nông thôn chưa qua trườnglớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật nào và khoảng 18,9% lao động nông thôn chưa tốtnghiệp tiểu học trở xuống đang làm việc vì thế khả năng chuyển đổi nghề nghiệp,tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm là rất khó; lề lối làm ăn trong ngành nông nghiệptruyền thống và tình trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ đã hạn chế tính chủ động,sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, cũng như khả năng tiếp cận thị trường củangười lao động; lao động thanh niên nông thôn thường thiếu tác phong công nghiệp;còn mang nặng tư duy phải thi đỗ vào các trường Đại học, hoặc rời quê hương đểvào làm tại các khu công nghiệp tập trung ở các thành phố lớn; không tha thiết vớiviệc học nghề tại chỗ hoặc học nghề về lại vùng nông thôn để lập nghiệp; cơ sở vậtchất của nông thụn không thuận lợi để thu hút đầu tư xây dựng khu công nghiệp,nhà máy để tạo việc làm cho người lao động, đồng thời tạo nền cho các nhà đầu tưxây dựng các trung tâm dạy nghề Mặt khác đầu tư cho dạy nghề rất cao, trong khithu học phí lại thấp dẫn đến chưa thu hút được các thành phần kinh tế, nhất là tưnhân đầu tư xây dựng các trường, trung tâm dạy nghề

Qua các cuộc điều tra của Viện Xã hội học nghiên cứu về việc làm – laođộng gần đây, chỉ có 2,7% thanh niên nông thôn có chuyên môn kỹ thuật bậc trung,cao trong các lĩnh vực; nhân viên kỹ thuật làm trong văn phòng khoảng 1%; trongkhi đó, tỷ lệ thanh niên nông thôn lao động giản đơn, phi nông nghiệp chiếm rất

Ngày đăng: 16/04/2013, 20:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

+ Tình hình phân bổ sử dụng đất đai - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
nh hình phân bổ sử dụng đất đai (Trang 43)
Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm từ 2006 - 2008 - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm từ 2006 - 2008 (Trang 43)
Bảng 3.4. Hiện trạng hệ thống giao thông cuả huyện - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 3.4. Hiện trạng hệ thống giao thông cuả huyện (Trang 45)
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu chủ yếu của huyện Thái Thuỵ  2006 đến  2008 - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu chủ yếu của huyện Thái Thuỵ 2006 đến 2008 (Trang 46)
Bảng 4.1. Số lượng lao động thanh niên theo độ tuổi Lao động  - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.1. Số lượng lao động thanh niên theo độ tuổi Lao động (Trang 54)
Bảng 4.1. Số lượng lao động thanh niên theo độ tuổi - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.1. Số lượng lao động thanh niên theo độ tuổi (Trang 54)
4.1.3 Thực trạng lao động theo giới tính - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
4.1.3 Thực trạng lao động theo giới tính (Trang 55)
Bảng 4.2. Lao động có việc làm theo cơ cấu ngành nghề - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.2. Lao động có việc làm theo cơ cấu ngành nghề (Trang 55)
Bảng 4.3. Lao động theo giới tính - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.3. Lao động theo giới tính (Trang 56)
Bảng 4.3. Lao động theo giới tính - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.3. Lao động theo giới tính (Trang 56)
Bảng 4.4. Lao động thanh niên theo trình độ học vấn - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.4. Lao động thanh niên theo trình độ học vấn (Trang 58)
Bảng 4.4. Lao động thanh niên theo trình độ học vấn - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.4. Lao động thanh niên theo trình độ học vấn (Trang 58)
Bảng 4.5. Lao dộng thanh niên theo trình độ chuyên môn - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.5. Lao dộng thanh niên theo trình độ chuyên môn (Trang 59)
Bảng 4.5. Lao dộng thanh niên theo trình độ chuyên môn - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.5. Lao dộng thanh niên theo trình độ chuyên môn (Trang 59)
Bảng 4.6. Lao động theo độ tuổi - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.6. Lao động theo độ tuổi (Trang 61)
4.2.1 Các chương trình, chính sách có liên quan đến tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy. - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
4.2.1 Các chương trình, chính sách có liên quan đến tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy (Trang 61)
Bảng 4.6. Lao động theo độ tuổi TT Chỉ tiêu - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.6. Lao động theo độ tuổi TT Chỉ tiêu (Trang 61)
Bảng 4.7. Mạng lưới tạo việc làm cho lao động thanh niên - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.7. Mạng lưới tạo việc làm cho lao động thanh niên (Trang 64)
c/ Các doanh nghiệp. Hiện nay Thái Thụy có 303 doanh nghiệp, trên 6,8 - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
c Các doanh nghiệp. Hiện nay Thái Thụy có 303 doanh nghiệp, trên 6,8 (Trang 65)
Bảng 4.8. Tổng hợp các doanh nghiệp - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.8. Tổng hợp các doanh nghiệp (Trang 65)
Bảng 4.10. Các làng nghề - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.10. Các làng nghề (Trang 66)
Bảng 4.10. Các làng nghề - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.10. Các làng nghề (Trang 66)
Bảng 4.11. Số lượng thanh niên được định hướng nghề nghiệp 3 năm - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.11. Số lượng thanh niên được định hướng nghề nghiệp 3 năm (Trang 68)
Bảng 4.13. Số lượng thanh niên được dạy nghề dài hạn - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.13. Số lượng thanh niên được dạy nghề dài hạn (Trang 70)
Bảng 4.13. Số lượng thanh niên được dạy nghề dài hạn - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.13. Số lượng thanh niên được dạy nghề dài hạn (Trang 70)
Bảng 4.14. Số lượng thanh niên được tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT 3 năm từ năm 2006 - 2008 - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.14. Số lượng thanh niên được tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT 3 năm từ năm 2006 - 2008 (Trang 72)
Bảng 4.14. Số lượng thanh niên được tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT  3 năm từ năm 2006 - 2008 - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.14. Số lượng thanh niên được tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT 3 năm từ năm 2006 - 2008 (Trang 72)
Bảng 4.15. Số lượng lao động trong các trang trại, gia trại - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.15. Số lượng lao động trong các trang trại, gia trại (Trang 73)
Bảng  4.15. Số lượng lao động trong các trang trại, gia trại - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
ng 4.15. Số lượng lao động trong các trang trại, gia trại (Trang 73)
Bảng 4.16. Số lao động thanh niên trong hộ gia đình. T - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.16. Số lao động thanh niên trong hộ gia đình. T (Trang 75)
Bảng 4.16. Số lao động thanh niên trong hộ gia đình. - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.16. Số lao động thanh niên trong hộ gia đình (Trang 75)
Bảng 4.17. Số doanh nghiệp, số lao động trên địa bàn huyện 3 năm - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.17. Số doanh nghiệp, số lao động trên địa bàn huyện 3 năm (Trang 77)
Bảng 4.17. Số doanh nghiệp, số lao động trên địa bàn huyện 3 năm T - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.17. Số doanh nghiệp, số lao động trên địa bàn huyện 3 năm T (Trang 77)
Bảng 4.18. Các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp của huyện - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.18. Các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp của huyện (Trang 79)
Bảng 4.18. Các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp của huyện - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.18. Các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp của huyện (Trang 79)
Bảng 4.19. Các làng nghề và lao động thanh niên làm nghề - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.19. Các làng nghề và lao động thanh niên làm nghề (Trang 81)
Bảng 4.19. Các làng nghề và lao động thanh niên làm nghề - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.19. Các làng nghề và lao động thanh niên làm nghề (Trang 81)
Bảng 4.20. Số thanh niên xuất khẩu lao động - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.20. Số thanh niên xuất khẩu lao động (Trang 83)
Bảng 4.20. Số thanh niên xuất khẩu lao động - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.20. Số thanh niên xuất khẩu lao động (Trang 83)
Bảng 4.21. Bảng tổng hợp lao động được tư vấn, dạy nghề, tạo việc làm - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.21. Bảng tổng hợp lao động được tư vấn, dạy nghề, tạo việc làm (Trang 84)
Bảng 4.21. Bảng tổng hợp lao động được tư vấn, dạy nghề, tạo việc làm - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.21. Bảng tổng hợp lao động được tư vấn, dạy nghề, tạo việc làm (Trang 84)
Bảng 4.22. Tình hình sử dụng đất đai của các nhóm hộ - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.22. Tình hình sử dụng đất đai của các nhóm hộ (Trang 86)
Bảng 4.23. Tình hình học viên sau khi học nghề Thấp  - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.23. Tình hình học viên sau khi học nghề Thấp (Trang 88)
Bảng 4.23. Tình hình học viên sau khi học nghề Thấp - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.23. Tình hình học viên sau khi học nghề Thấp (Trang 88)
Bảng 4.24. Hiệu quả kinh tế của một lao động đi xuất khẩu so với một lao động trong nước, trên một tháng - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.24. Hiệu quả kinh tế của một lao động đi xuất khẩu so với một lao động trong nước, trên một tháng (Trang 89)
Bảng 4.24. Hiệu quả kinh tế của một lao động đi xuất khẩu so với một lao động  trong nước, trên một tháng - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.24. Hiệu quả kinh tế của một lao động đi xuất khẩu so với một lao động trong nước, trên một tháng (Trang 89)
Bảng 4.25. Hiệu quả sử dụng vốn vay - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.25. Hiệu quả sử dụng vốn vay (Trang 90)
Bảng 4.25. Hiệu quả sử dụng vốn vay - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.25. Hiệu quả sử dụng vốn vay (Trang 90)
Bảng  4.26  Đánh giá quá trình đào tạo - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
ng 4.26 Đánh giá quá trình đào tạo (Trang 91)
Bảng 4.28 Ý kiến của đơn vị sử dụng lao động - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.28 Ý kiến của đơn vị sử dụng lao động (Trang 94)
Bảng 4.28  Ý kiến của đơn vị sử dụng lao động - NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO  VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN  HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Bảng 4.28 Ý kiến của đơn vị sử dụng lao động (Trang 94)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w