Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 41 - 44)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1Điều kiện tự nhiên

Huyện Thái Thụy nằm phía Đông Bắc tỉnh Thái Bình; có 275.902 người, sinh sống ở 47 xã, 1 thị trấn; dân cư phân bổ ở 3 vùng kinh tế: kinh tế thuần nông (37 xã); kinh tế ven biển (6 xã); kinh tế thương mại dịch vụ (1 thị trấn và 4 xã). Trong những năm gần đây, đời sống nhân dân trong huyện từng bước được nâng cao về mọi mặt.

Công tác giáo dục - đào tạo đạt thành tích tốt. Toàn huyện đã đạt phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, trong đó: giáo dục phổ cập đúng độ tuổi thiếu niên từ 11 đến 14 tuổi học xong tiểu học chiếm 99,25%. Giáo dục mầm non: bao gồm 190 nhóm với 4.226 cháu đạt 37,5% so với dân số độ tuổi, 100% các trường thực hiện nghiêm túc chương trình chương trình chăm sóc, giáo dục, đồng thời luôn đổi mới phương pháp giảng dạy; tập trung các nguồn lực để xây dựng các công trình vệ sinh, nước sạch.

- Giáo dục phổ thông: Tiểu học: có 790 lớp với 25.998 học sinh. Tỷ lệ học sinh 11 tuổi tốt nghiệp tiểu học đạt 97,6%. Có 48/48 xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học. Trung học cơ sở: gồm 21.065 học sinh với 553 lớp. 46/48 trường đạt tiêu chuẩn phổ cập mới.

- Giáo dục thường xuyên: Thực hiện tốt việc bổ túc kiến thức cho học sinh trong độ tuổi và liên kết đào tạo nghề cho thanh niên.

Nhân dân Thái Thụy nói chung và thanh niên nói riêng có truyền thống hiếu học, sau khi thanh niên tốt nghiệp các trường THPT, THCS ...đều có xu hướng thi vào các trường Đại học, Cao đẳng, THCN; số còn lại đều tìm kiếm việc làm ở các khu công nghiệp tập trung ở các thành phố lớn, đặc biệt là các khu công nghiệp ở Miền Nam; số rất ít còn lại (khoảng 20%) ở lại địa phương thì họ có xu hướng chọn nghề là trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ thủ và xây dựng, cơ khí...

TT Cấp học Số trường Số lớp Số học sinh

1 Tiểu học 48 648 17.548

2 THCS 47 438 14.678

3 THPT, GDTX 8 226 11.872

4 Trung học chuyên nghiệp 0 1 38

5 Cao đẳng 0 0 0

6 Đại học 0 4 324

Nguồn: Phòng thống kê huyện.

Hệ thống cơ sở y tế cơ bản đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân về khám, chữa bệnh. Hiện nay y tế huyện có 196 cán bộ, trong đó có 63 bác sỹ, 3 dược sỹ, 23 y sỹ, 30 y tá ... và 178 cán bộ y tế xã, thị trấn trong đó 23 đạt trình độ đại học. Bình quân toàn huyện có 1 bác sỹ/3005 dân. Có thể nói mạng lưới y tế của Thái Thụy khá đầy đủ và phát triển, phục vụ tốt việc chăm lo sức khoẻ cho nhân dân, cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng được nâng cấp; Các phong tục chữa bệnh lạc hậu cũ không còn và là một trong những huyện đứng đầu về công tác sinh đẻ và chăm sóc sức khoẻ cho người có thai.

Tình hình chính trị, trật tự, an toàn xã hội luôn ổn định. Hệ thống Đảng và chính quyền các cấp luôn phát huy tốt vai trò lãnh đạo và quản lý nhà nước ở địa phương. Kỷ cương, kỷ luật xã hội được giữ vững.

Tình hình kinh tế của huyện duy trì ở mức độ tăng trưởng khá qua các năm, bình quân 9% đến 11%/năm; kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư từng bước đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh quy mô lớn, hàng hoá ngày một phát triển của huyện; các vùng sản xuất nông nghiệp được quy hoạch phù hợp với 5 chương trình trọng tâm đang phát huy hiệu quả; Cảng Diêm điền được quy hoạch mở rộng làm mở ra ngành dịch vụ vận tảI biển và đóng tàu rất phát triển, Khu công nghiệp Thụy Hà, Mỹ lộc …đang được quy hoạch, bước đầu đã thu hút đầu tư của Tổng công ty dầu khí và Điện lực Việt Nam xây dựng nhà máy Nhiệt điện trị giá trên 30 nghìn tỷ đồng; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội định, trình độ dân trí và đời sống nhân dân ngày một nâng lên…Tất cả các yếu tố trên đang ảnh hưởng rất tích cực đến nhân dân nói chung và thanh niên nói riêng trong việc tạo, tìm kiếm cơ hội việc làm và phát triển sản xuất kinh doanh…

+ Tình hình phân bổ sử dụng đất đai

Thái Thuỵ có tổng diện tích tự nhiên là 29.747,36 ha, chiếm 18,21% diện tích của tỉnh. Bao gồm 25.683,20 ha đã thống kê theo đơn vị hành chính và 4.064,16 ha vùng bãi triều do huyện quản lý. Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người là 960 m2/người, là huyện có diện tích đất tự nhiên lớn nhất tỉnh Thái Bình. Đất đai huyện Thái Thụy đa phần là đất phù sa màu mỡ, phân bố trên địa hình khá bằng phẳng. Tuy nhiên, đây là vùng đất phù sa trẻ, mực nước ngầm nông, đất đai phần lớn bị nhiễm mặn. Vì vậy, việc thau chua rửa mặn là yêu cầu tất yếu trong quá trình chinh phục, khai phá, cải tạo vùng đất này.

Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm từ 2006 - 2008

Chỉ tiêu Diện tích (ha)

2006 2007 2008

Tổng diện tích đất tự nhiên 257,400,686 260,888,264 265,036,407

I. Đất NN 186,533,249 190,107,125 192,805,750

1. Đất canh tác (SXNN) 152,464,753 15,895,052 16,103,241 2. Đất trồng cây lâu năm (Lâm nghiệp) 1081,0008 406,0713 420,0184 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 2265,6514 2608,6871 2635,5182 4. Đất làm muối 60,1974 72,8038 64,08 5. Đất nông nghiệp khác 0 28,0974 57,7175 II. Đất phi NN 6811,7178 6907,1862 7138,7154 1. Đất ở 2014,8954 1978,2775 1960,7231 2. Đất chuyên dùng 3747,2106 4011,6999 4245,056 3. Đất khác 1049,6118 908,2081 932,9363 III. Đất chưa sử dụng 275,0259 170,9277 84,3503

Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường

+ Tình hình dân số, lao động

Huyện Thái Thụy có 275.902 người, trong đó dân số nông nghiệp chiếm tới hơn 90%. Mật độ dân số trung bình là 1045 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,61%. Mặc dù mức sinh giảm nhanh nhưng kết quả chưa thật vững chắc, tỷ lệ phát triển dân số còn cao, mật độ dân số đông, cơ cấu dân số trẻ còn thấp. Đây là những thách thức lớn đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và sự phát triển bền vững.

Toàn huyện có 123.493 lao động, chiếm 44,76% dân số; trong đó lao động nông - lâm- nghiệp chiếm 77%, còn lại là lao động tham gia các ngành sản xuất khác. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện chưa thật hợp lý, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp do tính chất thời vụ nên vẫn còn tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp. Theo điều tra, hàng năm lao động của huyện mới chỉ sử dụng hết 70% thời gian lao động. Hiện tại có khoảng 2 - 3% lao động thường xuyên không có việc làm và khoảng 30% lao động nông nghiệp nhàn rỗi.

Có thể nói nguồn lao động của huyện khá dồi dào, song trình độ còn hạn chế. Tình trạng không có hoặc thiếu việc làm nhất là đối với thanh niên học sinh mới ra trường, cũng như lực lượng lao động nông nhàn vẫn là vấn đề bức xúc cần giải quyết, đặc biệt trong khi sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế còn chậm, cơ cấu lao động chưa cân đối, còn nặng về sản xuất nông nghiệp; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, du lịch chưa phát triển đa dạng ... đã gây hạn chế rất lớn đến khả năng khai thác triệt để nguồn tài nguyên quý giá này. Trong tương lai để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của huyện, thì việc đào tạo, nâng cao chất lượng, trình độ lao động sẽ là vấn đề phải được quan tâm, để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 41 - 44)