Đổi mới phương pháp, nội dung và ngành nghề đào tạo

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 110 - 112)

Củng cố và hoàn thiện công tác dạy nghề các ngành truyền thống trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đáp ứng tốt yêu của xã hội và nâng cao đời sống của người lao động nông thôn như: các ngành trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng và nuôi trồng thủy sản. Các nghề này sẽ được tập trung cho các đối tượng là thanh niên nông thôn với định hướng ở lại nông thôn làm nông nghiệp. Do vậy, hình thức đào tạo trước mắt chủ yếu vẫn sẽ là ngắn hạn nhằm nâng cao tay nghề, chuyên môn

kĩ thuật cao đối với từng chuyên ngành hẹp. Tuy nhiên, cần lưu ý nông nghiệp sẽ dần tiến lên hiện đại và nông dân cũng cần được đào tạo một cách chuyên nghiệp hơn trong dài hạn.

Tập trung đào tạo các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là các ngành nghề mang tính phục vụ và hỗ trợ cho sản xuất công nghiệp và dịch vụ như: chế biến nông, lâm, thủy, hải sản, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp... Các nghề này được đào tạo cho khối lao động ở lại nông thôn làm các nghề sản xuất phi nông nghiệp. Do kiến thức, kĩ năng và hiểu biết của lao động từ trước đến nay về lĩnh vực này còn khá hạn chế nên cần có hình thức tổ chức đào tạo đặc thù, tốt nhất là gắn với mạng lưới các ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ này tại các địa phương (đào tạo tại cơ sở sản xuất kinh doanh). Tại những vùng mà các hoạt động phi nông nghiệp này chưa phát triển cần có các nghiên cứu phát triển mạng lưới sản xuất kinh doanh này trước nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương một cách tổng thể, cân đối, hiệu quả và đúng định hướng.

Ngoài ra, đối với khối lao động định hướng sẽ chuyển hẳn ra các khu vực thành thị với các công việc trong công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ… cũng cần được quan tâm đào tạo nghề một cách bài bản. các ngành nghề đào tạo và nội dung, phương pháp thực hiện cần được nghiên cứu kĩ và áp dụng sao cho phù hợp với cả phía sử dụng lao động và người lao động tham gia học nghề. Hình thức này cần phối hợp cả ngắn và dài hạn hoặc định kì để đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian và tài chính của người đi học nghề do nhóm đối tượng này thường bị ràng buộc khá chặt chẽ về các vấn đề này. Nên đặc biệt chú ý đến hình thức đào tạo tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất… để có thể tạo điều kiện đáp ứng yêu cầu của cả người lao động và người sử dụng lao động. Cần nghiên cứu đề ra các biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đào tạo kiểu này nhằm đảo bảo tính hiệu quả và bền vững đồng thời tạo sự bảo đảm nhất định cho người lao động sau khi được dạy nghề.

Nhìn chung, việc phát triển các chương trình đào tạo cần phải gắn với nhu cầu của thị trường và nhu cầu của người học được quy định tại các tiêu chuẩn kỹ năng nghề và được xác định qua phân tích nghề và thường xuyên được cập nhật kỹ thuật,

công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Do vậy, hình thức, nội dung của tất cả các nghề được đề xuất đào tạo cần được xây dựng sao cho hết sức linh hoạt, tạo điều kiện cho việc thực hiện trên thực tế đào tạo nghề đặc biệt là đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn. Do đó, việc nghiên cứu và lựa chọn các tài liệu, phương pháp giảng dạy của nước ngoài áp dụng vào công tác giảng dạy ở các cơ sở dạy nghề là rất cần thiết nhưng cũng cần hết sức cẩn thận trong quá trình điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi cho phù hợp với điều kiện đặc thù. Ngoài ra, việc tạo ra các cơ chế hợp tác với các cơ sở dạy nghề nước ngoài để trao đổi và học hỏi các kinh nghiệm để áp dụng vào thực tế dạy nghề ở nước ta một cách phù hợp cũng là một giải pháp chính sách tốt cần được khuyến khích vừa nhằm tăng năng lực dạy nghề trong nước, vừa đảm bảo mục tiêu xã hội hóa công tác dạy nghề.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w