Thực trạng lao động theo giới tính

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 55 - 57)

4. KẾT QUẢ NGHÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.3 Thực trạng lao động theo giới tính

Cũng như các huyện trong tỉnh, nhìn chung ở huyện Thái Thụy, lực lượng lao động nữ tham gia vào thị trường lao động lớn hơn lao động nam và đang có chiều hướng tăng lên: năm 2006, lao động nữ chiếm 53,12%; 2006: 52,24%; năm 2007: 54,11% và năm 2008: 53,12%. Đồng thời, trong độ tuổi lao động, lao động nữ cũng chiếm tỷ lệ lớn hơn lao động nam (năm 2008, lao động nữ trong độ tuổi lao động chiếm 52,35%). Sở dĩ như vậy chủ yếu vì hai lý do sau:

- Tỷ lệ nữ của tỉnh hiện tại đang lớn hơn tỷ lệ nam. Năm 2006, tỷ lệ giữa nam và nữ là 52/48; 2006: 52/48; 2007: 53/47 và 2008: 52/48.

- Dân số nông thôn chiếm tỷ lệ lớn (80,39% tổng dân số của huyện), trong khi lao động nữ của Thái Thụy hiện vẫn tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông

nghiệp, dẫn đến lực lượng lao động nữ cao hơn lực lượng lao động nam trong nhiều năm qua. Lao động nam lại dễ thoát ly khỏi tỉnh để tìm việc làm ở nơi khác.

Mặt khác, lao động nữ thiếu việc làm có tỷ lệ lớn hơn lao động nam trong các năm 2007 và 2008 (tỷ lệ đó là: 51% và 57%). Nguyên nhân là do, hiện tại thiếu việc làm tập trung chủ yếu ở nông thôn – nơi mà lao động nữ vẫn đang chiếm tỷ lệ cao hơn. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp dài hạn (không có việc làm từ 12 tháng trở lên) cũng có xu hướng tăng dần qua các năm từ 2006 – 2008 và tập trung ở lao động nữ nhiều hơn lao động nam. Tỷ lệ nữ không tham gia hoạt động kinh tế cũng nhiều hơn nam. Năm 2008, nữ không tham gia hoạt động kinh tế chiếm 54,34% so với tổng số người không hoạt động kinh tế.

Bảng 4.3. Lao động theo giới tính

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Nam giới 25290 48 24703 46 25358 47 -2,32 2,651 2 Nữ giới 27663 52 29127 54 28733 53 5,292 -1,353 Tổng 52953 100 53830 100 54091 100 1,656 0,485

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động nữ thấp hơn lao động nam. Cụ thể:

- Tỷ lệ đã qua đào tạo của lực lượng lao động nữ bình quân từ 2006 – 2008 là 26,82% (chung toàn huyện là 29,18%).

- Tỷ lệ đã qua đào tạo nghề và tương đương của lực lượng lao động nữ bình quân từ 2006 – 2008 là 15,53% (chung toàn huyện là 17,12%).

- Tỷ lệ đã qua đào tạo từ trung học chuyên nghiệp trở lên của lực lượng lao động nữ bình quân từ 2006 – 2008 là 11,29% (chung toàn tỉnh là 12,06%).

Trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp là một trong những yếu tố bất lợi đối với lao động nữ trong quá trình dịch chuyển lao động và hạn chế cơ hội tìm kiếm việc làm ở những khu vực phi nông nghiệp.

Từ đây đặt ra vấn đề: một mặt, cần phải tập trung phát triển những ngành nghề thu hút nhiều lao động, nhất là lao động nữ để giải quyết việc làm cho lao động nữ, cải thiện và nâng cao đời sống của họ và gia đình; mặt khác, cần xây dựng chính sách giáo dục, đào tạo, tập huấn... phù hợp với lao động nữ để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, đáp ứng nhu cầu của thị trường, từng bước thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w