Các chương trình, chính sách có liên quan đến tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thá

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 61 - 64)

4. KẾT QUẢ NGHÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.1Các chương trình, chính sách có liên quan đến tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thá

nông thôn huyện Thái Thụy.

- Chính sách dồn điều, đổi thửa đất nông nghiệp

Năm 2001, UBND tỉnh có Quyết định 948/QĐ-UB về việc dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp để tạo điều kiện tích tụ ruộng đất, đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng các trang trại, gia trại sản xuất nông nghiệp. Quyết định đã cho phép các tổ chức cá nhân tự dồn điền đổi đổi thửa tập trung lại đất nông nghiệp của gia đình hoặc thuê, mượn, nhận chuyển nhượng lại đất nông nghiệp của cá nhân khác hoặc thuê, mượn đất thuộc diện khó giao của UBND xã, thị trấn để xây dựng các trang trại, gia trại. Quy hoạch lại các vùng sản xuất cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã, đồng thời dùng ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư các công trình giao thông, thuỷ lợi, điện…đầu mối cho các vùng chuyển đổi mang quy mô sản xuất trang trại, gia trại;

- Chính sách khuyến khích chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp. Chính sách quy định các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, như hỗ trợ 7 triệu đồng/ha đối với diện

tích trồng lúa úng, trũng sang mô hình lúa cá hoặc nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, hỗ trợ 10 triệu đồng/ha sang mô hình nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ. Thời hạn cho thuê đất đến 20 năm và thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho trang trại. Hỗ trợ cho các hộ gia đình nuôi lợn hướng nạc với mức hỗ trợ 300.000 đồng/con lợn nái ngoại, 1,5 triệu đồng/con lợn đực ngoại giống; hỗ trợ 500.000 đ/trang trại để làm bể khí bioga; cho vay vốn giải quyết việc làm (vốn 120) để đầu tư sản xuất và hỗ trợ lãi suất trong 1 năm đầu khi triển khai.

- Chính sách khuyến khích khôi phục phát triển nghề, làng nghề và xây dựng khu, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư. Năm 2001, Tỉnh uỷ Thái Bình có Nghị quyết 01 – NQ/TU ngày 05/6/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ban hành Quyết định 12/QĐ-UB của về việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân khôi phục, phát triển các nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, tìm kiếm và du nhập những ngành nghề mới về địa phương và công nhận tiêu chuẩn làng nghề. Ưu tiên đầu tư cho các làng nghề, bao gồm đầu tư hệ thống điện, đường, hệ thống xử lý môi trường làng nghề; hỗ trợ kinh phí quảng bá sản phẩm làng nghề; hỗ trợ các nghệ nhân để duy trì nghề…

Xây dựng các khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp và xây dựng chính sách cởi mở để thu hút các nhà đầu tư vào xây dựng các nhà máy, giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương. Chính sách quy định, các nhà đầu tư vào Thái Bình không phải san lấp mặt bằng sản xuất (Ngân sách tỉnh đầu tư san lấp mặt bằng, đầu tư hệ thống điện, nước đến cổng rào của công ty), được thuê đất thời hạn đến 49 năm; 7 năm đầu được miễn hoàn toàn tiền thuê đất và được miễn 50% tiền thuê đất kể từ năm thứ 8 đến năm thứ 15. Được ưu tiên tuyển dụng lao động ở địa phương.

Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biển thành ngành kinh tế mũi nhọn; trong đó tập trung vào các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản và phát triển dịch vụ vận tải biển. Trong đó đặc biệt chú trọng lĩnh vực khai thác, chế biến hải sản và phát triển dịch vụ vận tải biển. Kêu gọi và cho phép các tổ chức, tín dụng ngân hàng Trung ương thực hiện việc cho thuê bao tài chính để đóng tàu biển

tại 2 huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải.

- Chính sách vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và xuất khẩu lao động

Chính sách vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh quy định, các hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng con vật nuôi được vay vốn ưu đãi từ nguồn vốn giải quyết việc làm; những hộ thuộc diện hộ nghèo được vay vốn ưu đãi qua hệ thông ngân hàng chính sách xã hội và tín chấp qua các tổ chức chính trị xã hội. Mức lãi suất ưu đãi 0,65/tháng, thời hạn vay vốn tuỳ thuộc vào đối tượng cây trồng, con vật nuôi, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

Chính sách về vay vốn đi lao động nước ngoài quy định: người lao động có nhu cầu đi lao động nước ngoài sau khi đảm bảo các điều kiện về sức khoẻ, kiến thức, kỹ thuật theo yêu cầu ngành nghề của đối tác nước ngoài, được công ty đưa người đi lao động nước ngoài, cùng tổ chức chính trị xã hội tín chấp bảo đảm thì người lao động được vay tối đa 30.000.000 đồng/lao động, lãi suất 0,65% /tháng, thời hạn vay bằng với thời gian lao động đi làm việc ở nước ngoài và trả lãi, gốc vay sau khi có thu nhập ở nước ngoài theo thoả thuận. Số vốn được vay tuỳ thuộc vào thị trường lao động, ngành nghề mà người lao động sẽ đến và làm.

- Chính sách vay vốn học nghề

Chính sách về việc cho học sinh, sinh viên vay vốn ưu đãI đi học nghề. Chính sách quy định: Mỗi học sinh, sinh viên theo học ở các trường Đại học, cao đẳng, THCN thuộc đối tượng con gia đình hộ nghèo được vay vốn với mức lãI suất ưu đãI. Được vay 8.000.000 đồng/01 năm học (4.000.000đồng/01 kỳ). Thời gian trả gốc vay sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm và thời gian hoàn thành trả nợ gốc vay bằng với thời gian học sinh, sinh viên đó theo học tại các trường. Năm 2008, Nhà nước lại có chính sách tạm thời không thu lãI suất tiền vay đối với học sinh, sinh viên con gia đình hộ nghèo vay để học nghề.

Năm 2007, UBND tỉnh có chính sách cho phép thành lập các trung tâm dạy nghề trực thuộc UBND huyện để tổ chức các hoạt động tư vấn, định hướng, đào tạo nghề cho người lao động trong huyện.

UBND tỉnh có Quyết định về quản lý, sử dụng vốn khuyến công, khuyến nông, khuyến thương, Khoa học công nghệ...đồng thời hàng năm cấp ngân sách cho các nguồn vốn này. Chính sách quy đình, dùng nguồn ngân sách nhà nước để hỗ trợ hộ gia đình, người lao động tham tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh …

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 61 - 64)