Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo việc làm cho TNNT

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 38 - 41)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM

2.3.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo việc làm cho TNNT

Thanh niên nông thôn có trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật thấp hơn so với mức chung của cả nước. Có trên 83% lao động nông thôn chưa qua trường lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật nào và khoảng 18,9% lao động nông thôn chưa tốt

nghiệp tiểu học trở xuống đang làm việc vì thế khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm là rất khó; lề lối làm ăn trong ngành nông nghiệp truyền thống và tình trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ đã hạn chế tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, cũng như khả năng tiếp cận thị trường của người lao động; lao động thanh niên nông thôn thường thiếu tác phong công nghiệp; còn mang nặng tư duy phải thi đỗ vào các trường Đại học, hoặc rời quê hương để vào làm tại các khu công nghiệp tập trung ở các thành phố lớn; không tha thiết với việc học nghề tại chỗ hoặc học nghề về lại vùng nông thôn để lập nghiệp; cơ sở vật chất của nông thụn không thuận lợi để thu hút đầu tư xây dựng khu công nghiệp, nhà máy để tạo việc làm cho người lao động, đồng thời tạo nền cho các nhà đầu tư xây dựng các trung tâm dạy nghề. Mặt khác đầu tư cho dạy nghề rất cao, trong khi thu học phí lại thấp dẫn đến chưa thu hút được các thành phần kinh tế, nhất là tư nhân đầu tư xây dựng các trường, trung tâm dạy nghề.

Qua các cuộc điều tra của Viện Xã hội học nghiên cứu về việc làm – lao động gần đây, chỉ có 2,7% thanh niên nông thôn có chuyên môn kỹ thuật bậc trung, cao trong các lĩnh vực; nhân viên kỹ thuật làm trong văn phòng khoảng 1%; trong khi đó, tỷ lệ thanh niên nông thôn lao động giản đơn, phi nông nghiệp chiếm rất cao, khoảng 27%, và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 32%. Tỷ lệ thất nghiệp từ độ tuổi 15- 29 ở nông thôn lên tới 77%.

Trước những khó khăn trong lập nghiệp tại địa phương, rất nhiều thanh niên nông thôn đã tìm giải pháp thoát ly lên thành phố. Tỷ lệ thanh niên nông thôn rời bỏ quê hương đi làm ăn xa hiện chiếm 20-30%. Song, do đại đa số thanh niên nông thôn có trình độ học vấn và tay nghề thấp nên chỉ tìm được những công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh và gặp rất nhiều rủi ro như: làm thợ xây, bán hàng rong hoặc lao động tại các khu công nghiệp với mức lương thấp. Hầu hết thanh niên nông thôn hiện nay chỉ tìm được những công việc đơn giản, làm theo thời vụ, kém tính bền vững, với mức thu nhập thấp. Ngay cả đối với những nhóm thanh niên nông thôn trụ lại ở địa phương, để phát triển kinh tế gia đình cũng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, không áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên năng

suất và sản lượng không cao.

Họ là những người trẻ tuổi: Thanh niên là những người trong độ tuổi từ 15 - 30 tuổi, độ tuổi xung mãn nhất của cuộc đời mỗi con người. Vì vậy họ sẵn sàng lao động và tiếp thu những ngành nghề mới nếu được đào tạo. Bên cạnh đó do tuổi còn ít nên thanh niên còn thiếu kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh do đó dễ dẫn đến thất bại trong sản xuất, kinh doanh. Từ đó họ dễ nảy sinh tâm trạng chán nản. Vì vậy trong các giải pháp tạo việc làm cho thanh niên cần phải thận trọng nếu không sẽ dẫn đến phản tác dụng.

Thanh niên dễ tiếp thu cái mới: Thanh niên có trình độ học vấn ngày càng cao hơn trước, thông minh nhanh nhạy hơn, có năng lực tiếp cận và sáng tạo công nghệ mới tích cực đi trước đón đầu trong mọi lĩnh vực. Đa số thanh niên tích cực học tập, tự khẳng định bản thân. Do vậy cần xây dựng những mô hình, phương thức tiên tiến cho thanh niên học tập góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho thanh niên.

Thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn thường không phải chủ hộ. Đây là đặc điểm ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm của thanh niên. Vì thanh niên còn phụ thuộc vào gia đình, Bố, Mẹ nên trong quá trình giải quyết việc làm cho thanh niên một mặt tác động vào thanh niên, mặt khác cần tác động vào Bố, Mẹ , gia đình của thanh niên để họ hiểu được và ủng hộ.

Thanh niên nông thôn thường có trình độ học vấn thấp, do vậy luôn khó khăn trong học nghề, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đây cũng là trở ngại lớn trong quá trình giải quyết việc làm cho thanh niên trước đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc CNH – HĐH. Do vậy trong đào tạo hướng nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho thanh niên cần có phương thức thích hợp, đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó để thanh niên hiểu và nắm bắt được.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w