Tác động của việc Việt Nam hội nhập kinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020

74 477 0
Tác động của việc Việt Nam hội nhập kinh tế  đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là từ tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Đề tài: “tác động của việc Việt Nam hội nhậpkinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020” DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT UNDP : Chương trình phát triển liên hợp quốc. UNIFEM : Quỹ phát triển dành cho phụ nữ của liên hợp quốc. WTO : Tổ chức thương mại quốc tế. CMKT : Chuyên môn kỹ thuật. LLLĐ : Lực lượng lao động. TNTH : Tốt nghiệp tiểu học. TN THCS : Tốt nghiệp trung học cơ sở. TN THPT : Tốt nghiệp trung học phổ thông. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Đề tài: “tác động của việc Việt Nam hội nhậpkinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020” GIỚI THIỆU CHUNG 1. Đặt vấn đề Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là từ tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã tạo điều kiện cho Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn trong tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu xã hội. Trong khi các thành tựu kinh tế do tác động WTO có vẻ khả quan, thì các tác động về lao động và xã hội rất phức tạp. Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy, trong thời kỳ ngắn hạn và trung hạn, đối với các nước nền kinh tế yếu, chậm điều chỉnh, thì các tác độnghội tiêu cực nhiều hơn là tích cực, đặc biệt là một bộ phận dân chúng sẽ bị chịu nhiều thiệt thòi do tăng trưởng không đồng bộ với các yếu tố xã hội. Trong nhiều trường hợp, phụ nữ, những người sản xuất nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn do mất việc làm, bất bình đẳng tăng lên. Thu nhập của người lao động có thể sẽ kém đi do sự bất ổn định của thu nhậpviệc làm do các điều chỉnh về chính sách trong khu vực nhà nước và giá cả đầu vào, đầu ra sản xuất… Xu thế của Việt Nam sau 1 năm hội nhập WTO phản ánh xu hướng này. Năm 2007, chỉ số giá tiêu dung lương thực thực phẩm tăng 13,9%; chỉ số giá chung tăng 9,5%; vượt xa so với mức chỉ tiêu kế hoạch (dự kiến dưới mức tăng trưởng GDP). Đặc biệt, trong 3 tháng đầu năm 2008, chỉ số giá tiêu dung đã tăng đến mức 12%. Các kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ năm 2007 của Viện KHLĐ cho thấy, hội nhập và đặc biệt là gia nhập WTO có những tác động không thuận đối với lao động, việc làm và các vấn đề xã hội. - Việc làm trong khu vực xuất khẩu có xu hướng gia tăng, song chủ yếu việc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao động có kỹ năng, do vậy xuất hiện các nút cổ chai về nguồn nhân lực, đặc biệt là trong các ngành xuất khẩu. - Tỷ lệ doanh nghiệp mới thành lập tăng khoảng 3% năm 2007 so với 2006, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động đã giảm. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Đề tài: “tác động của việc Việt Nam hội nhậpkinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020” không có khả năng cạnh tranh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc thậm chí đóng cửa dẫn đến tình trạng mất việc làm của người lao động, góp phần làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng và nghèo đói giữa các nhóm lao động. - Mức tiền lương có xu hướng tăng, song tăng nhanh trong khu vực công nghiệp và dich vụ, đối với lao động kỹ năng. Xuất nhập khẩu cao không làm tăng tiền lương đối với đa số lao động trong khu vực này. Điều này dẫn đến sự gia tăng khoảng cách thu nhập giữa các vùng, các ngành, các nhóm trình độ lao động. - Tác động của việc gia nhập WTO đối với lao động nữ cũng đáng kể. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng cách giới trong cơ hội việc làm và tiền lương có xu hướng gia tăng trong các khu vực có tỷ lệ xuất khẩu cao. Ngoài ra, các vấn đề của lao động nữ di cư, buôn bán phụ nữ…xuất hiện ngày càng sâu sắc. Cần phải khẳng đinh rằng, các tác đông của WTO trong thời gian dài là tích cực và tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiến quyết để thực hiện các mục tiêu xã hội. Tuy nhiên, điều này lại phụ thuộc vào cải cách hệ thống pháp luật, thể chế và sự thành công của các chính sách an sinh xã hội mang lại. Do vậy, việc tiếp tục nhận biết cơ chế và dự báo sự tác động của hội nhập WTO đến lao động, việc làm và các vấn đề xã hội là rất cần thiết. Hội nhập kinh tế sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lao động nữ, đặc biệt là ảnh hưởng tới việc làm của lao động nữ, do lao động nữ có những đặc thù diêng của mình như trình độ chuyên môn kỹ thuật, học vấn và sức khỏe… Điều này sẽ giúp cho việc đinh hướng các chính sách và giải pháp nhằm giảm bớt các tác động tiêu cực của quá trình hội nhập đến người lao động, đặc biệt là nhóm lao động nữ. Vì vậy, để hệ thống một các đầy đủ về sự tác động nên tôi chọn đề tài nghiên cứu là “Tác động của việc Việt Nam hội nhập kinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020” 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích trước hết của chuyên đề thực tập là đưa ra cơ sở lý luận về vấn đề tác động của việc Việt Nam hội nhập kinh tế đến việc làm của lao động nữ. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Đề tài: “tác động của việc Việt Nam hội nhậpkinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020” Mục đích thứ hai là: phân tích thực trạng sự tác động của hội nhập đến việc làm của lao động nữ. Mục đích thứ ba là: phân tích đánh giá thực trạng cung lao động nữ trên hai mặt đó là số lượng và chất lượng. Mục đích thứ tư là: Dựa trên phân tích thực trạng sự tác động của hội nhập đến việc làm lao động nữ trong thời gian vừa qua, để từ đó đưa ra hướng giải quyết việc làm trong tương lai của lao động nữ. Vì vậy, cần có những chính sách ưu tiên và hợp lý hơn cho lao động nữ phát triển khả năng của mình. Khi đó lao động nữ sẽ nhận được những công việc tốt khi Việt Nam tham gia hội nhập sâu vào nền kinh tế thới. Ngoài ra, thấy được sự phân biệt giữa lao động namlao động nữ trong thị trường lao động, nhất là quá trình chúng ta hội nhập sâu vào thương mại quốc tế. 3. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố về việc làm, hội nhậplao động nữ. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sự tác động của việc Việt Nam hội nhập kinh tế đến việc làm của lao động nữ ở tầm vĩ mô cho toàn nền kinh tế. Do kiến thức về hội nhập là rất rộng, vì vậy đề tài của tôi xin tập trung phân tích sự tác động của WTO đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp các tài liệu thứ cấp trong và ngoài nước. - Phương pháp thu thập số liệu thống kê. - Phương pháp dự báo bằng phương pháp chuyển tuổi nhằm xác định số lượng lao động nữ. - Phương pháp chuyên gia: Đề tài sử dụng phương pháp chuyên gia lấy ý kiến tham vấn về xu hướng tác động của tăng trưởng kinh tế, hội nhập tới việc làm của lao động nữ đến năm 2020 . Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Đề tài: “tác động của việc Việt Nam hội nhậpkinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020” 6. Bố cục Đề tài gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý thuyết chung Chương II: Tác động hội nhập đến việc làm của lao động nữ. Chương III: Phương hướng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ. Đây là ba phần chính quan trọng giúp ta từng bước thực hiện các mục đích đề ra. Từ việc nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng đến đưa ra các giải pháp có hiệu quả. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Đề tài: “tác động của việc Việt Nam hội nhậpkinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020” 1. Giới thiệu chung về hội nhập kinh tế quốc tế 1.1 Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam. Đảng Cộng sản VN với bản chất cách mạng và tư duy chính trị nhạy bén đã khởi xướng và tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc trên các lĩnh vực, cả về đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới quan hệ kinh tế đối ngoại và cải cách nền hành chính quốc gia. Gắn kết các nội dung đổi mới và để bảo đảm cho quá trình đổi mới là quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế quản lý, từng bước hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường. Chính điều này không chỉ đảm bảo phát huy được nội lực của đất nước, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân mà còn tạo ra tiền đề bên trong - nhân tố quyết định cho tiến trình hội nhập với bên ngoài. Việt Nam đã phát triển mạnh quan hệ toàn diện và mở cửa buôn bán biên giới với Trung Quốc; gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN), tham gia Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN; Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC); là sáng lập viên Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM). Cùng với các nước ASEAN ký Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, ASEAN Hàn Quốc, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Úc và New Zealand. Ký hiệp định thương mại song phương với Hoa kỳ (BTA). Đây là những bước đi quan trọng, là sự "cọ xát" từng bước trong tiến trình hội nhập. Thực tiễn những năm qua chỉ rõ: khi mở cửa thị trường, lúc đầu chúng ta có gặp khó khăn. Mở cửa buôn bán biên giới với Trung Quốc, hàng hoá nước bạn tràn vào đẩy doanh nghiệp nước ta vào thế bị động, một số ngành sản xuất "lao đao", một số doanh nghiệp phải giải thể. Tuy nhiên với thời gian, các doanh nghiệp nước ta đã vươn lên, trụ vững và đã có bước phát triển mới. Nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ sản xuất, cải tiến kiểu dáng, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhờ đó mà tăng được sức cạnh tranh, phát triển được sản xuất, mở rộng được thị trường. Thực hiện các cam kết theo hiệp định mậu dịch tự do ASEAN, chúng ta đã loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Đề tài: “tác động của việc Việt Nam hội nhậpkinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020” bỏ hàng rào phi quan thuế, giảm thuế nhập khẩu. Đến năm 2006, có 10.283 dòng thuế chiếm 99,43% biểu thuế nhập khẩu ASEAN có thuế suất chỉ ở mức 0 - 5%, nhưng các ngành sản xuất của ta vẫn phát triển với tốc độ cao. Trong nhiều năm qua, sản xuất công nghiệp tăng trung bình 15 - 16%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình trên 20%/năm là nhân tố quan trọng bảo đảm tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục, tạo thêm nhiều công ăn việc làm. Điều đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng lâu dài là tiến trình đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế đã từng bước xuất hiện lớp cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ, xuất hiện một đội ngũ những nhà doanh nghiệp mới, có kiến thức, năng động và tự tin, dám chấp nhận mạo hiểm, dám đối đầu với cạnh tranh. Đây là nguồn lực quý báu cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhận thức được toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, năm 1995 Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới và kiên trì đàm phán và cải tổ để được gia nhập tổ chức này. 1.2 Các mốc đánh dấu chặng đường gia nhập WTO của Việt Nam. - 4-1-1995: Đơn xin gia nhập WTO của Việt Nam được Đại hội đồng tiếp nhận. - 31-1-1995: Ban xem xét công tác gia nhập (WP) của Việt Nam được thành lập với chủ tịch là ông Eirik Glenne, đại sứ Na Uy tại WTO. - 24-8-1995: Việt Nam nộp bị vong lục về chế độ ngoại thương VN và gửi tới Ban thư ký WTO để luân chuyển đến các thành viên của ban công tác. Năm 1998-1999: Các phiên hỏi và trả lời với ban xem xét công tác xét duyệt. Đầu năm 2002: Việt Nam gửi bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ tới WTO và bắt đầu tiến hành đàm phán song phương với một số thành viên trên cơ sở bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ. - 9-10-2004: Việt Nam và EU đạt thỏa thuận về việc Việt Nam gia nhập WTO. - 9-6-2005: Việt Nam và Nhật Bản đạt được thỏa thuận cơ bản về vấn đề mở đường cho Việt Nam sớm gia nhập WTO. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Đề tài: “tác động của việc Việt Nam hội nhậpkinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020” - 12-6-2005: Việt Nam cử một phái đoàn đàm phán hùng hậu sang Washington trước thềm chuyến thăm Mỹ chính thức của Thủ tướng Phan Văn Khải với quyết tâm đi đến kết thúc đàm phán song phương. - 18-7-2005: Việt Nam và Trung Quốc đạt thỏa thuận về việc mở cửa thị trường để Việt Nam gia nhập WTO. -31-5-2006: Ký thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương với Mỹ - nước cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương. - 26-10-2006: Việt Nam hoàn tất đàm phán đa phương tốt đẹp với các nước. Cuộc đàm phán trước đó diễn ra căng thẳng và tưởng chừng không thể kết thúc được cho đến phút chót. - Ngày 07 tháng 11/2006, nước ta đã chính thức được kết nạp vào tổ chức này. 1.3 Một số điểm mốc trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Nhận thức được toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan. Vì vậy, việc hội nhập cần thiết phải diễn ra theo đúng xu thế của nó. Từ khi Việt Nam chính thức tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đến nay, nó được đánh dấu bởi các mốc thời gian sau: * Bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính-tiền tệ quốc tệ: WB, IFM, ADB * Tháng 1/1995: nộp đơn xin gia nhập WTO. Đã qua 5 phiên đàm phán. Gần đây nhất là phiên họp lần thứ 5 diễn ra ra tại Giơ-ne-vơ (Thuỵ Sĩ) từ 10-11/4/2002. * Tháng 7/ 1995: Ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế với Liên minh Châu Âu ( EU). * 7/1995 Gia nhập ASEAN * 1/1996 Thực hiện Chương trình CEPT nhằm tiến tới Khu vực Thương mại tự do ASEAN ( AFTA) * 3/1996: tham gia sáng lập Diễn đàn á- Âu (ASEM) với 25 thành viên. * 11/1998 gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu á-Thái Bình Dương ( APEC) : 21 thành viên. * 7/2000: Ký Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ ; có hiệu lực thi hành từ 10/12/2001. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Đề tài: “tác động của việc Việt Nam hội nhậpkinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020” * 9/2003: Ký kết hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản * 7/11/2006 Việt Nam chính thức gia hội nhập với tổ chức thương mại thế giới (WTO) 2. Việc làm 2.1. Việc làm và các nhân tố ảnh hưởng. Khái niệm việc làm là tiền đề cơ bản giúp chúng ta nhận dạng một cách chính xác và thống nhất về mối quan hệ giữa lao độngviệc làm trong nền kinh tế thị trường. Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người. Theo bộ luật lao động ở nước ta, khái niệm việc làm được xác định là: “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều thừa nhận là việc làm”. Từ quan niệm trên cho thấy, khái niệm việc làm bao gồm các nội dung sau: - Là hoạt động lao động của con người. - Hoạt động lao động nhằm mục đích tạo ra thu nhập. - Hoạt động lao động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Số lượng việc làm trong nền kinh tế phản ánh cầu lao động. Về lý thuyết, cầu lao động cho thấy số lượng lao động mà các tổ chức (đơn vị) kinh tế sẵn sàng thuê (sử dụng) để tiến hành các hoạt động kinh tế với mức tiền lương nhất định. Cầu lao động phụ thuộc chủ yếu vào quy mô sản lượng và hệ số co giãn việc làm đối với sản lượng (đầu ra). Quan hệ giữa việc làm và đầu tư thường được các nhà kinh tế xem xết qua chỉ tiêu mức đầu tư để tạo ra một chỗ làm việc mới chẳng hạn ở nước ta, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế mức đầu tư trung bình cho một chỗ làm việc mới khoảng 39,3 triệu đồng (cuối những năm 90). Mức đầu tư cần thiết để tạo việc làm có quan hệ với công nghệ sản xuất. Những ngành có công nghệ cao sẽ cần nhiều vốn hơn để tạo một chỗ làm việc mới và ngược lại 2.2. Những đặc trưng cơ bản của thị trường lao động nữ. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Đề tài: “tác động của việc Việt Nam hội nhậpkinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020” Trong nền kinh tế thị trường, thị trường vận hành hoàn hảo khi hàng hóa (dịch vụ) được phân phối một cách có hiệu quả thông qua giá cả. Tuy nhiên, hầu hết thị trường lao động đều chưa vận hành hoàn hảo. Chẳng hạn tiền lương (giá cả của lao động) không phải hoàn toàn do các lực lượng cạnh tranh trên thị trường quyết định. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm của thị trường lao động nữ có ý nghĩa trong định hướng phát triển thị trường lao động nữ và hoạch định các chính sách lao động-việc làm nhằm khai thác tối ưu nguồn lực lao động nữ cho phát triển kinh tế. 2.2.1 Đại bộ phận việc làm của lao động nữ là trong khu vực nông nghiệp. Việc làm của lao động nữ trong nông nghiệp ở nước ta có xu hướng giảm theo thời gian nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Khi nền kinh tế phát triển, với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm xuống thì lực lượng lao động nữ trong nông nghiệp cũng sẽ giảm xuống. Như vậy, mức độ phân bố lại lực lượng lao động nữ giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào mức độ phát triển của nền kinh tế. 2.2.2 Số người tự làm việc còn chiếm đa số. Khi nói đến thị trường lao động thường nói đến “việc làm được trả công” và “tự làm”. Việc làm được trả công này sinh trong quá trình mua bán sức lao động và nó phụ thuộc vào cả 2 yếu tố cung và cầu lao động. Điều này khác với trường hợp người lao động tự bản thân họ khai thác sức lao động của mình mà không cần có bất cứ sự trao đổi nào - họ được coi là “người tự làm việc”. Quy mô của “người tự làm việc” phụ thuộc phần lớn vào yếu tố cung lao động. Ở nước ta, “người tự làm việc” cũng rất đông đảo. Đa số họ hoạt động trong khu vực nông nghiệp và có nhiều lao động nữ tham gia. Việc giảm tỷ lệ “người tự làm việc” ở khu vực nông nghiệp – nông thôn một mặt, phụ thuộc vào quỹ đất đai, chính sách đất đai, các yếu tố văn hóa, xã hội và mặt Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10 [...]... kết khác Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực Mỗi biến động tích cực hoặc tiêu cực của nền kinh tế thế giới đều có những tác động nhiều mặt đến kinh tế Việt Nam Chính vì vậy, tôi chọn mốc thời gian này để làm rõ sự tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến việc làm của lao động nữ thông qua các cam kết khi Việt Nam tham gia hội nhập 1 Triển vọng kinh tế thế giới... tài: tác động của việc Việt Nam hội nhậpkinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020 (Nguồn: số liệu điều tra lao động việc làm 2005-bộ lao động, thương binh và xã hội. ) 3.2> Về mặt sức khỏe 3.2.1 Các yếu tố chủ quan Các cuộc điều tra về thời gian làm việc của phụ nữ nông thôn cho thấy, thời gian làm việc trung bình của chị em trong ngày là khá cao: 12 giờ/ngày Và có tới 83,4% trong số 504 nữ công... 0918.775.368 Đề tài: tác động của việc Việt Nam hội nhậpkinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020 (Nguồn: số liệu thống kê Việc làm- thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996-2005, NXB LĐXH, 2006; số liệu điều tra lao động việc làm 2006, bộ LĐ-TBXH) Trong giai đoạn 2000-2005, cơ cấu trình độ học vấn của lao động nữ đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực song còn chậm: tỷ lệ lao động có trình độ... Đề tài: tác động của việc Việt Nam hội nhậpkinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020 Trung học nghề, THCN CĐ-ĐH trở lên 4,73 5,50 4,73 5,74 4,72 5,26 4,55 5,74 4,34 5,98 4,78 5,48 (Nguồn: số liệu thống kê Việc làm- thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996-2005, NXB LĐXH, 2006; số liệu điều tra lao động việc làm 2006, bộ LĐ-TBXH) Ngược lại, năm 2005 số lao động nữ không có TĐ CMKT (lao động phổ... Tổng quan về xu hướng tác động của tự do hóa thương mại đến các yếu tố việc làm của lao động nữ 1 Quá trình hội nhập quốc tế sẽ có nhiều tác động tới việc tiếp cận, tham gia và khả năng cạnh tranh của lao động nữ trong thị trường lao động, từ đó cũng tác động đến vai trò và vị thế của người phụ nữ trong thị trường lao động cũng như trong hộ gia đình Để xem xét tác động của gia nhập WTO dưới góc độ giới... tài: tác động của việc Việt Nam hội nhậpkinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020 còn rất nhiều việc phải làm Trước hết, phải liên tục hoàn thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư và phát huy mọi tiềm lực của tất cả các thành phần kinh tế Đồng thời không ngừng hoàn thiện các quy định về cạnh tranh để bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng khi hội nhập Hội nhập kinh tế. .. 20002005, cơ cấu lao động nữ chia theo TĐ CMKT đã chuyển dịch tương đối nhanh, nhanh hơn rất nhiều so với cơ cấu lao động nữ chia theo trình độ học vấn Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 17 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Đề tài: tác động của việc Việt Nam hội nhậpkinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020 Hiện nay, cơ cấu lao động nữ theo TĐ CMKT của Việt Nam chưa... lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Đề tài: tác động của việc Việt Nam hội nhậpkinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020 ý trong giai đoạn 2011 -2020, giai đoạn Việt Nam đã thực sự hội nhập vào nền kinh tế khu vực thế giới Thứ hai, toàn cầu hóa đem lại cơ hội phát triển cho tất cả các nền kinh tế, chính vì vậy cạnh tranh để phát triển là quy luật tất yếu Việt Nam phải sẵn sàng đối mặt với sự cạnh... lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Đề tài: tác động của việc Việt Nam hội nhậpkinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020 - Quan hệ cung cầu lao động ở nông thôn thể hiện sự dư thừa lao động tiềm cũng có ý nghĩa là ở tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng - Thị trường lao động khu vực nông thôn phát triển ở trình độ thấp: tiền công (trả cho lao động phổ thông, lao động đại trà) trên thị trường rất thấp;... tế thế giới và khu vực giai đoạn 2011 -2020 có những ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế Việt Nam Bối cảnh kinh tế thế giới tạo ra những cơ hội phát triển của kinh tế Việt Nam Bối cảnh kinh tế thế giới tạo ra những cơ hội phát Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 32 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Đề tài: tác động của việc Việt Nam hội nhậpkinh tế đến việc . tác động của việc Việt Nam hội nhậpkinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020 1. Giới thiệu chung về hội nhập kinh tế quốc tế 1.1 Quá trình hội. Đề tài: tác động của việc Việt Nam hội nhậpkinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020 Hiện nay, cơ cấu lao động nữ theo TĐ CMKT của Việt Nam chưa

Ngày đăng: 17/04/2013, 08:58

Hình ảnh liên quan

Bảng: nguồn tiếp cận thụng tin tuyển lao động của người lao động (%) - Tác động của việc Việt Nam hội nhập kinh tế  đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020

ng.

nguồn tiếp cận thụng tin tuyển lao động của người lao động (%) Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 1.Dõn số cả nước tại thời điểm 1/4/1999 theo nhúm tuổi và phõn theo giới tớnh - Tác động của việc Việt Nam hội nhập kinh tế  đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020

Bảng 1..

Dõn số cả nước tại thời điểm 1/4/1999 theo nhúm tuổi và phõn theo giới tớnh Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2. Dõn số Việt Nam qua cỏc con số thống kờ - Tác động của việc Việt Nam hội nhập kinh tế  đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020

Bảng 2..

Dõn số Việt Nam qua cỏc con số thống kờ Xem tại trang 52 của tài liệu.
Từ bảng số liệu 1 và 2 ta tính tốc độ tăng dân số trung bình qua các năm 1999- -2000.  10PtP.lnt1ertr)(1 0Pt - Tác động của việc Việt Nam hội nhập kinh tế  đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020

b.

ảng số liệu 1 và 2 ta tính tốc độ tăng dân số trung bình qua các năm 1999- -2000. 10PtP.lnt1ertr)(1 0Pt Xem tại trang 53 của tài liệu.
Từ bảng 3 ta thấy: Tỷ lệ %(nữ/Σdõn số)= 77358123 39380920 *100%=50,9% - Tác động của việc Việt Nam hội nhập kinh tế  đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020

b.

ảng 3 ta thấy: Tỷ lệ %(nữ/Σdõn số)= 77358123 39380920 *100%=50,9% Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 5: tớnh số trẻ em được sinh ra trong giai đoạn 2000-2005 - Tác động của việc Việt Nam hội nhập kinh tế  đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020

Bảng 5.

tớnh số trẻ em được sinh ra trong giai đoạn 2000-2005 Xem tại trang 55 của tài liệu.
Một số cụng thức được tớnh toỏn ở bảng trờn: - Tác động của việc Việt Nam hội nhập kinh tế  đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020

t.

số cụng thức được tớnh toỏn ở bảng trờn: Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 6. Kết quả dự bỏo lực lượng lao động nữ năm 2010 - Tác động của việc Việt Nam hội nhập kinh tế  đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020

Bảng 6..

Kết quả dự bỏo lực lượng lao động nữ năm 2010 Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 7. Kết quả dự bỏo lực lượng lao động nữ năm 2015 - Tác động của việc Việt Nam hội nhập kinh tế  đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020

Bảng 7..

Kết quả dự bỏo lực lượng lao động nữ năm 2015 Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 8. Kết quả dự bỏo lực lượng lao động nữ năm 2020 - Tác động của việc Việt Nam hội nhập kinh tế  đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020

Bảng 8..

Kết quả dự bỏo lực lượng lao động nữ năm 2020 Xem tại trang 58 của tài liệu.
Từ kết quả bảng 8 ta cú: - Tác động của việc Việt Nam hội nhập kinh tế  đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020

k.

ết quả bảng 8 ta cú: Xem tại trang 59 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan