Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
57,76 KB
Nội dung
CƠ SỞLÝLUẬNVÀ KINH NGHIỆMTHỰCTIỄNVỀHOẠTĐỘNGPHÒNGCHỐNGBUÔNLẬUVÀGIANLẬNTHƯƠNGMẠI 1.1. Cơsởlýluậnvềhoạtđộngphòngchốngbuônlậuvàgianlậnthươngmại 1.1.1. Kinh tế thị trường và vấn đề buôn lậu, gianlậnthươngmạiKinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội trong đó sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng đều gắn chặt với thị trường: Sản xuất ra hàng hoá - dịch vụ gì, khối lượng bao nhiêu ? sản xuất bằng cách nào ? ai sẽ nhận hàng hoá - dịch vụ sau khi sản xuất ra ? tất cả đều xuất phát từ nhu cầu của thị trường và thông qua thị trường. Thị trường là trung tâm của toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá dịch vụ cho xã hội. Thị trường là tập hợp các thoả thuận thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá - dịch vụ. Trong thị trường, người mua và người bán hàng hoá - dịch vụ tác động với nhau hình thành cung cầu hàng hoá - dịch vụ, sự tương tác giữa cung - cầu hàng hoá - dịch vụ trên thị trường hình thành giá cả thị trường. Thị trường điều tiết cung - cầu - hàng hoá - dịch vụ, mối quan hệ kinh tế giữa người mua, người bán, giữa nhà sản xuất kinh doanh với khách hàng thông qua mua bán bằng tiền trên thị trường. Trong kinh tế thị trường các mối quan hệ kinh tế đều tiền tệ hoá, khi tiền tệ tham gia vào quá trình lưu thông hàng hoá thì trao đổi hiện vật trực tiếp cũng không tồn tại. Tiền tệ có mặt trong lưu thông, làm cho quá trình trao đổi nhanh hơn, thúc đẩy quy mô sản xuất tăng lên và đời sống nhân dân được nâng cao. Trong nền kinh tế thị trường hoạtđộngthươngmại phát triển và nó có vị trí rất quan trọng. Thươngmại là một bộ phận hợp thành của tái sản xuất, nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng. Dòng vận động của sản phẩm hàng hoá qua khâu thươngmại hoặc để tiếp tục cho sản xuất hoặc đi vào tiêu dùng cá nhân. Ở vị trí cấu thành của tái sản xuất, thươngmại được coi như hệ thống dẫn lưu tạo ra sự liên tục của quá trình tái sản xuất, khâu này bị ách tắc sẽ dẫn tới sự khủng hoảng của sản xuất và tiêu dùng. Sản xuất hàng hoá có mục đích từ trước là để thoả mãn nhu cầu của người khác, để trao đổi mua bán hàng hoá. Không thể nói đến sản xuất hàng hoá mà không nói đến thương mại. Thươngmại là lĩnh vực kinh doanh cũng thu hút trí lực vàtiền vốn của các nhà đầu tư để thu hút lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận, kinh doanh thươngmại trở thành ngành sản xuất vật chất thứ hai. Thươngmạicó vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân thông qua việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chấn hưng các quan hệ hàng hoá tiền tệ. Qua hoạtđộng mua bán tạo ra động lực kích thích đối với người sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy phân công xã hội tổ chức lại sản xuất, hình thành nên các vùng chuyên môn hoá sản xuất. Thươngmại kích thích sự phát triển lực lượng sản xuất, trong đó lợi nhuận là mục đích của hoạtđộngthương mại. Người sản xuất sẽ tìm mọi cách để cải tiến công tác áp dụng khoa học và công nghệ mới, hạ chi phí để thu nhiều lợi nhuận. Đồng thời, cạnh tranh trong thươngmại bắt buộc người sản xuất phải năng động, không ngừng nâng cao tay nghề, chuyên môn và tính toán thực chất hoạtđộngkinh doanh, tiết kiệm các nguồn lực nâng cao năng suất lao động. Đó là những nhân tố tác động làm cho lực lượng sản xuất phát triển. Thươngmại kích thích nhu cầu và luôn tạo ra nhu cầu mới, lợi ích của sản phẩm hay mức độ thoả mãn nhu cầu của sản phẩm sẽ tạo ra khả năng tái tạo nhu cầu. Thươngmại một mặt, làm cho nhu cầu trên thị trường trung thực với nhu cầu, mặt khác nó làm bộc lộ tính đa dạng, phong phú của nhu cầu. Thươngmại buộc các nhà sản xuất phải đa dạng về loại hình, kiểu dáng, mẫu mã chất lượng sản phẩm. Điều này tác động ngược lại với người tiêu dùng, làm bật dậy các nhu cầu tiềm năng. Tóm lại thươngmại làm tăng trưởng nhu cầu và là nguồn gốc rễ cho sự phát triển của sản xuất kinh doanh. Thươngmại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, làm cho quan hệ thươngmại giữa nước ta với các nước khác không ngừng phát triển. Điều đó giúp chúng ta tận dụng được ưu thế của thời đại, phát huy được lợi thế so sánh, từng bước đưa thị trường nước ta hội nhập với thị trường thế giới, biến nước ta thành bộ phận của phân công lao động quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, thươngmại thể hiện sự tự do mua bán theo giá cả thị trường, người mua và người bán được tự do lựa chọn bạn hàng, ở đó có sự gắn kết giữa sản xuất với thương mại. Thươngmại cũng là một chức năng của sản xuất hàng hoá, giữa các doanh nghiệp, các vùng và quốc gia thực hiện cơ chế mở trong mua bán trao đổi hàng hoá. Thực tế, trong kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, thươngmại phát triển có những mặt tích cực nhưng bên cạnh đó có những mặt tiêu cực. Vì mục tiêu lợi nhuận đã làm phát sinh tư tưởng sùng bái đồng tiền, chạy theo cuộc sống giàu có mà không tôn trọng pháp luật, làm giàu bất chính, đó là tệ nạn “buôn lậuvàgianlậnthương mại”. Từ lợi dụng cơ chế tự do buôn bán lưu thông hàng hoá, một số người đã kinh doanh trái pháp luật, gianlậnthươngmại để kiếm lời. Tệ nạn buônlậuvàgianlậnthươngmại là một nhược điểm rất lớn trong nền kinh tế thị trường, nó bóp méo vai trò của thươngmại đi ngược lại với bản chất của thương mại. Thươngmạicó tác động tích cực đối với nền kinh tế, ngược lại tệ nạn buônlậuvàgianlậnthươngmại lại tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Việc nghiên cứu hoạtđộng phòng, chốngbuônlậuvàgianlậnthươngmại để hạn chế tác hại của nó là rất cần thiết. Do vậy, để đấu tranh chốngbuônlậuvàgianlậnthươngmại đem lại hiệu quả trước hết phải có nhận thức đầy đủ vềbuônlậuvàgianlậnthươngmại trong kinh tế thị trường như thế nào? * Khái niệm vềbuônlậu Thuật ngữ buônlậu được sử dụng với những ý nghĩa rất khác nhau. Từ góc độ của khoa học về ngôn ngữ, cụm từ "buôn lậu" có ý nghĩa là buôn bán những hàng hoá trốn thuế và hàng cấm. Đây là một khái niệm kế thừa những hiểu biết xưa nay của cụm từ này và khá phù hợp với quan niệm phổ thông hiện nay. Theo tài liệu của Tổ chức Hải quan thế giới dành cho các điều tra viên vềgianlậnthươngmại thì hành vi buônlậu được khái niệm như sau: “Đó là hành vi đưa hàng hoá vào trong lãnh thổ một quốc gia hay đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ đó mà vi phạm pháp luật hay các quy định hiện hành của quốc gia đó, trốn tránh hay có ý định trốn tránh nộp thuế Hải quan bằng cách không khai báo hoặc trốn tránh không chịu sự kiểm tra của cơ quan chức năng” [27, tr57]. Từ khái niệm nêu trên cho thấy, từ “buôn lậu” được chia làm hai loại như sau: - Trốn tránh hoặc tìm có cách trốn tránh nộp thuế/lệ phí theo quy định hoặc - Nhập khẩu, xuất khẩu hay có tìm cách nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá nằm trong những mặt hàng cấm theo quy định của pháp luật, các chính sách hay hạn ngạch khác. Từ xa xưa, trong "Quốc triều Hình luật" của triều Lê (1428 - 1788) được xem là Bộ Luật hình sự hoàn chỉnh nhất của thể chế phong kiến Việt Nam, tội danh buônlậu không được quy định. Mặc dù vậy "Quốc triều Hình luật" đã quy định "những trang trại ven bờ biển mà đón tiếp thuyền buôn, ngầm dỡ hộ hàng hoá lên bờ thì bị xử biếm (cách chức), phạt gấp 3 tang vật để sung công …" Những người bán ruộng đất ở bò cõi, binh khí; các thứ chất nổ có thể chế hoả tiễn, hoả pháo cho người nước ngoài đều phải tội chém", "bán mắm muối ra nước ngoài … thì bị xử đi Châu Xa". Các mặt hàng cấm xuất khẩu lúc đó được quy định gồm: ruộng đất, thuốc nổ, vũ khí, sắt, đồng, vàng da trâu, gỗ lim, vỏ quế, trân châu, ngà voi … Những hành vi cụ thể, tách biệt nói trên trong tiềm thức xã hội đều được gộp chung lại là hiện tượng buônlậu chứ không có tội danh buôn lậu. Trước năm 1985, thuật ngữ "tội buôn lậu" đã được đề cập trong một số văn bản pháp luật nước ta như Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng cảnh sát nhân dân (20/7/1962); Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép (30/6/1982). Song vềcơ bản tội danh "buôn lậu" lúc đó chưa được hướng dẫn nhận diện đầy đủ với các yếu tố cấu thành và dấu hiệu pháp lý đặc trưng. Phần lớn người ta vẫn chịu ảnh hưởng của các quan niệm truyền thống, cho rằng buônlậu bao gồm các hành vi kinh doanh trái phép, trốn thuế, đầu cơ tích trữ, làm hàng giả, buôn bán hàng cấm. Từ năm 1985, Bộ luật Hình sự ra đời (27/06/1985) đã chính thức ghi nhận tội danh buôn lậu. Điều 97 của Bộ Luật Hình sự tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới được quy định: "Người nào buôn bán trái phép hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm …". Bắt đầu từ đây, tội danh buônlậu đã được xác định với bốn yếu tố cấu thành tội phạm (các mặt khách thể, mặt khách quan, mặt chủ thể, mặt chủ quan) và những dấu hiệu pháp lý đặc trưng, nên đã có tác dụng hướng dẫn nhận thức cũng như chỉ đạo thực phi pháp luật. Từ năm 1986, đất nước chuyển sang phát triển kinh tế thị trường, tình hình buônlậucó xu hướng gia tăng. Đến năm 1999, trước yêu cầu của thựctiễn đấu tranh phòngchống tội phạm buôn lậu, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá 10, ngày 21/12/1999, Quốc hội đã thông qua việc sửa đổi, bổ sung, sửa đổi Bộ luật hình sự, tại Điều 153 của Bộ luật, tội buônlậu được quy định thành một tội độc lập (đã tách tội vận chuyển trái hàng hoá, tiền tệ qua biên giới được quy định tại Điều 154 Bộ luật hình sự): Như vậy, về mặt khách quan của tội buônlậu được thể hiện ở hành vi “buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý hoặc những vật phẩm có giá trị khác .”. Hành vi “buôn bán trái phép qua biên giới” là cấu thành cơ bản của tội buôn lậu, được xác định như sau: - Buôn bán qua biên giới, trái với quy định về quản lý hải quan những hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc hàng hóa là các vật phẩm thuộc di tích, lịch sử văn hóa hay hàng cấm cósố lượng lớn. Hành vi đó thường được thể hiện dưới một số hình thức như: không khai báo, khai báo gian dối; giả mạo giấy tờ dùng trong xuất, nhập khẩu; giấu hàng hoá tiền tệ; không đi qua các cửa khẩu hoặc trốn tránh sự kiểm tra, giám sát của Hải quan, Thuế vụ, Bộ đội biên phòng, Công an . - Không có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ của các cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. * Khái niệm vềgianlậnthươngmạiGianlậnthươngmại theo Từ điển tiếng Việt là "dối trá, lừa lọc" trong hoạtđộngthương mại. Người có hành vi gianlậnthươngmại gọi là "gian thương" tức là "người có nhiều mưu mô lừa lọc", "kẻ buôn bán gianlậnvà trái phép". Gianlận được coi là hành vi của con người cụ thể có lời nói hoặc cử chỉ, hành động không đúng với bản chất của sự vật hiện tượng nhằm mục đích đánh lừa người khác. Trong dân giangianlậnthươngmại gắn liền với thành ngữ "buôn gian, bán lận" và dùng để chỉ những thủ đoạn mánh khóe lừa lọc khách hàng hoặc người khác để thu lời bất chính. Hành vi "buôn gian, bán lận" trong dân gian được hiểu bao gồm một số thủ đoạn đơn giản như: hàng xấu nói tốt, ít nói nhiều, rẻ nói đắt, cân đo điêu, buôn bán hàng cấm, lén lút, giấu giếm, lậu thuế … Hành vi gianlậnthươngmại trước hết phải là hành vi gianlận được thể hiện trong lĩnh vực thương mại. Chủ thể của hành vi gianlậnthươngmại là các chủ hàng, có thể là người mua hoặc người bán, cũng có khi là cả người mua và người bán. Mục đích của hành vi gianlậnthươngmại là nhằm thu lợi bất chính từ thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá. Như vậy, gianlậnthươngmại trong lĩnh vực Hải quan là những hành vi gianlậnthươngmại của chủ hàng trong hoạtđộng xuất khẩu để trốn tránh việc kiểm soát và quản lý của Hải quan. Vấn đề này được Hội đồng Hợp tác Hải quan (nay là Tổ chức Hải quan thế giới) chú ý từ những ngày mới thành lập. Trong Bản khuyến nghị về giúp đỡ hành chính lẫn nhau do Hội đồng Hợp tác Hải quan quốc tế đưa ra ngày 5/12/1975 cũng đã đề cập vấn đề giúp đỡ hành chính lẫn nhau vềchốnggianlậnthương mại. Qua nhiều lần bổ xung, thảo luận, đến 9/6/1977 định nghĩa vềgianlậnthươngmại trong lĩnh vực Hải quan mới được Hội đồng Hợp tác Hải quan quốc tế đưa ra trong Công ước quốc tế về hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong ngăn chặn, trấn áp và điều tra các vi phạm Hải quan - Công ước Nairobi. Khái niệm vềgianlậnthươngmại trong lĩnh vực Hải quan được Công ước Nairobi nêu ra như sau: "Gian lậnthươngmại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi phạm pháp luật Hải quan trong đó một cá nhân lừa dối Hải quan để nhằm lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, việc áp dụng các biện pháp cấm hoặc hạn chế do luật pháp Hải quan quy định, hoặc thu được một khoản lợi nhuận nào đó qua việc vi phạm pháp luật này". Về khái niệm này đã khái quát được hành vi gianlậnthươngmại trong lĩnh vực Hải quan, hành vi đó được thể hiện bằng sự lừa dối thông qua hành độnglẩn tránh việc nộp thuế và tuân thủ pháp luật hải quan nhằm mục đích thu được một khoản lợi nào đó. Thực tế, trong bối cảnh hoạtđộngthươngmại quốc tế ngày càng phát triển, song song với xu thế này là những hoạtđộnggianlậnthươngmại cũng ngày càng phức tạp, tinh vi. Điều đó cho thấy, khái niệm trên chưa thể hiện được một cách đầy đủ, chính xác hành vi gianlậnthươngmại trong lĩnh vực hải quan. Vì vậy, tại hội nghị quốc tế lần thứ V vềchốnggianlậnthươngmại trong lĩnh vực hải quan do Tổ chức Hải quan thế giới triệu tập tại Brussels (Bỉ) từ ngày 9/10/1995 đến ngày 13/10/1995 đã xem xét lại khái niệm vềgianlậnthươngmại trong lĩnh vực hải quan và thống nhất đưa ra một khái niệm mới như sau: "Gian lậnthươngmại trong lĩnh vực hải quan là hành vi vi phạm các điều khoản pháp quy hoặc pháp luật hải quan nhằm: - Trốn tránh hoặc cố ý trốn tránh việc nộp thuế hải quan, phí và các khoản khu khác đối với việc di chuyển hàng hoá thươngmại và/hoặc: - Nhận vàcó ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hoá không thuộc đối tượng đó và/hoặc: - Đạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế thươngmại bất hợp pháp gây hại cho các nguyên tắc và tập tục, cạnh tranh thươngmại chân chính". Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạtđộnggianlậnthươngmại ngày càng đa dạng và tình tinh vi phức tạp hơn. Hội nghị đã thống nhất phân chia các hình thứcgianlậnthươngmại thành 16 loại: 1. Buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc ra khỏi sự kiểm soát của Hải quan (thí dụ: Buôn bán động vật quý hiếm, sản phẩm văn hoá …) 2. Khai báo sai chủng loại hàng hoá. 3. Khai tăng, giảm giá trị hàng hoá. 4. Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ hàng hoá (ví dụ: Nhà nước ta có chính sách ưu đãi về thuế đối với hàng hoá của các nước ASEAN, Trung Quốc, ). 5. Lợi dụng chế độ ưu đãi đối với hàng hoá gia công. 6. Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập (đây là hàng hoá được miễn thuế xuất nhập khẩu nhưng đã sử dụng sai mục đích ). 7. Lợi dụng các yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu (thí dụ các loại giấy phép theo nhu cầu chuyên ngành như hàng cho an ninh, quốc phòng, cho y tế, văn hoá, xã hội …) 8. Lợi dụng chế độ quá cảnh đem dùng trong nước (ví dụ: hàng của Lào, Trung Quốc vận chuyển qua lãnh thổ Việt Nam). 9. Khai báo sai vềsố lượng, chất lượng hàng hoá. 10. Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, buôn bán trái phép hàng hoá được sử dụng nhất định (ví dụ: Hàng cho đồng bào bị bão lụt, cho các dân tộc miền núi để xoá đói giảm nghèo, hàng cho các cơ quan ngoại giao…). 11. Vi phạm đạo luật về diễn giải thươngmại hoặc quy định bảo vệ người tiêu dùng. 12. Buôn bán hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã. 13. Buôn bán hàng không cósổ sách 14. Làm giả, làm khống việc hoàn hay truy hoàn thuế Hải quan (thí dụ: Làm giả chứng từ về hàng đã xuất …) 15. Kinh doanh "ma" để hưởng tín dụng thuế trái phép. 16. Thanh lý phá sản có chủ đích để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế (ví dụ: Công ty đăng ký kinh doanh một thời gian ngắn, nợ thuế rồi tuyên bố phá sản). Nhìn chung, đối với các nước trên thế giới, tuỳ thuộc vào mức độ tác hại, hậu quả của các hành vi gianlậnthươngmại đó mang lại cho xã hội sẽ bị xử lý hành chính hay xử lí hình sự. Đối với nhiều nước như Mỹ, Nhật, Pháp bên cạnh việc áp dụng các công ước quốc tế xử lý 16 hành vi này theo luật Hải quan, còn quy định trong Luật Hình sự các tội danh cụ thể tương ứng với những hành vi đó. Hiện nay, một vấn đề mới trong gianlậnthươngmại mà Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) cũng đang rất quan tâm đó là gianlậnthươngmại trong chuyển tải hàng hoá xuất nhập khẩu. Chuyển tải là một khâu cần thiết trong quá trình thực hiện hoạtđộngthương mại, nhằm đưa hàng hoá từ nơi này đến nơi khác nhưng phải đi qua một số địa điểm nhất định nào đó. Tuy nhiên, đôi khi chủ hàng sử dụng hoạtđộng chuyển tải để che giấu xuất xứ thực sự của hàng hoá và đó là gianlậnthươngmại trong chuyển tải. Do vậy, gianlậnthươngmại trong chuyển tải được hiểu như sau “Gian lận trong chuyển tải là việc sử dụng một nước thứ 3 để giấu nguồn gốc thực sự của hàng hoá, che mắt Hải quan của nước nhập khẩu”. Tại nước thứ 3, người ta cung cấp các tài liệu giả hoặc cóhoạtđộnggian dối nhằm thay đổi nguồn gốc hàng từ xuất khẩu sang nước quá cảnh (hay nước thứ 3). Như vậy đến khi nhập vào, họ tránh được hạn chế đặt ra của nước nhập như: hạn ngạch, li xăng, chế độ ưu đãi.,… Qua thực tế cho thấy, một số dạng gianlậnthươngmại qua chuyển tải là : - Hàng hoá đưa vào một cảng hoặc một kho ở nước chuyển tải ở đây chúng có thể thay thế được nhãn rồi lại bốc lên tàu và xem như sản phẩm của nước chuyển tải hoặc một số nước nào đó. - Hàng đưa vào nước chuyển tải là hàng hoàn chỉnh hoặc bán sản phẩm nhưng được khai là nguyên nhiên phụ kiện được coi là nguyên liệu để sản xuất hoặc để chế biến vànghiễm nhiên trở thành sản phẩm của nước chuyển tải. - Hàng mang giấy tờ giả để chứng minh là hàng của nước thứ 3 trên đường đi từ nước xuất hàng đến nước nhập hàng. 1.1.2. Mối quan hệ giữa buônlậuvàgianlậnthươngmạiGianlậnthươngmại dù không phải là một tội danh trong Bộ luật hình sự, nhưng các dấu hiệu đặc trưng của nó lại trùng hợp với tội buônlậuvàbuônlậu cũng bao gồm gianlậnthương mại. Theo nghiên cứu khoa học về tội phạm thì gianlậnthươngmạithực chất là những hành vi, thủ đoạn cụ thể để gian dối nhằm có được lãi suất cao trong kinh doanh, buôn bán nói chung, nhưng nếu sự gianlận đó được thực hiện để nhằm buôn bán trái phép qua biên giới thì đó chính là các hành vi trong mặt khách quan của tội buôn lậu. Hội nghị Quốc tế lần thứ năm (1995) vềchốnggianlậnthươngmại của Tổ chức Hải quan thế giới tại Brussels (Bỉ) đã xếp buônlậu vào trong các hình thứcgianlậnthương mại, nhưng coi đó là loại hình gianlậnthươngmại nguy hiểm, đặc biệt. Công ước quốc tế Nairobi cũng đã đưa ra khái niệm buônlậuvàgianlậnthươngmại nhằm che dấu sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan bằng mọi thủ đoạn, mọi phương tiện trong việc đưa hàng hoá lén lút qua biên giới. Trong Bộ Luật hình sự của nước ta đã ghi nhận tội buônlậu "….buôn bán trái phép, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới… ", tổ chức Hải quan thế giới phân loại các hành vi gianlậnthươngmạicó hành vi "buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc ra khỏi sự kiểm soát của Hải quan", “khai báo sai chủng loại hàng hoá", "khai tăng, giảm giá trị hàng hoá" Đây là những hành vi buôn bán gianlận trái pháp luật mang tính chất giống như buôn lậu. "Buôn lậu" từ trước đến nay được nhiều người biết đến hơn là "gian lậnthương mại". Gianlậnthươngmại là thuật ngữ mới xuất hiện, bao gồm nhiều hành vi gian lận, trái pháp luật hơn buônlậu hay nói cách khác nội hàm của nó rộng hơn nội hàm của buôn lậu. Vì vậy hai thuật ngữ này thường đi kèm với nhau "Buôn lậuvàgianlậnthương mại". [...]... nhân xuất hiện buônlậuvàgianlậnthươngmạiBuônlậuvàgianlậnthươngmại là hiện tượng kinh tế - xã hội xuất hiện trong hoạtđộng lưu thông hàng hoá cùng với sự ra đời của hàng rào thuế quan Nếu như hoạtđộng lưu thông hàng hoá góp phần cân bằng quan hệ cung - cầu trên thị trường thì những nguyên nhân cơ bản của sự tồn tại và phát triển của tình trạng buônlậuvàgianlậnthươngmại là sự chênh... địa và khả năng quản lý khác nhau thì quy mô, tính chất, mức độ buônlậuvàgianlậnthươngmại cũng khác nhau Buônlậuvàgianlậnthươngmại gắn bó rất chặt chẽ với các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì những tệ nạn này không ngừng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp 1.1.4 Ảnh hưởng tiêu cực của hoạtđộngbuônlậuvàgianlậnthương mại. .. hoá Không chỉ có thế, buônlậuvàgianlậnthươngmại bao giờ cũng dẫn đến tiêu cực, tham nhũng dễ dẫn đến tha hoá một bộ phận cán bộ công chức của Nhà nước Thực tế cho thấy những ngành chức năng trong hoạtđộngchốngbuôn lậu, gianthương mại; trong điều hành, thực thi chính sách thươngmại hoặc liên quan đến hoạtđộngthươngmại nếu không vững vàng sẽ bị lôi kéo, mua chuộc và trở thành nô lệ của... rất rõ qua các hoạtđộng hợp tác trong các khối ASEAN - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á; APEC - Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương; ASEM - Diễn đàn hợp tác Á - Âu ) Trong kinh tế thị trường, hoạt độngkinh doanh chạy đua theo lợi nhuận nên tình trạng buônlậuvàgianlậnthươngmại là điều khó tránh khỏi Vì vậy để phòngchống các hoạtđộngbuônlậuvàgianlậnthươngmại cần có hệ thống... khác không kém phần nguy hại là hậu quả của buôn lậu, gianlậnthươngmại dưới góc độ cả về vĩ mô và vi mô Nó làm cho cơ quan quản lý nhà nước không kiểm soát được tình hình xuất nhập khẩu và liên doanh đầu tư với ngoài; công tác điều hành của cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn vàhoạtđộng kém hiệu quả Xét về góc độ quản lý vĩ mô, buônlậuvàgianlậnthươngmại là một trong những nguyên nhân làm hàng... công chức Hải quan Để thực hiện nhiệm vụ phòng, chốngbuônlậuvàgianlậnthương mại, ngành Hải quan có quan hệ phối hợp với các lực lượng chức năng trong và ngoài phạm vi địa bàn hoạtđộng của mình (địa bàn hoạtđộng hải quan) * Địa bàn hoạtđộng hải quan: Địa bàn hoạtđộng hải quan là những khu vực, phạm vi mà tại đó cơ quan Hải quan có quyền hạn và trách nhiệm tiến hành các hoạtđộng kiểm tra, giám... chéo, mâu thuẫn nhau Chính vì thế, những chủ thể buôn lậu, gianlậnthươngmại đã lợi dụng kẽ hở, những quy định thiếu chặt chẽ của nhà nước để thực hiện hành vi buôn lậu, gianlận trốn thuế Từ đó việc quản lý của cơ quan nhà nước ở cơsở gặp nhiều khó khăn do sự lũng đoạn thị trường của hàng ngoại nhập lậu Giải pháp đấu tranh chốngbuôn lậu, gianlậnthương mại, tăng cường hiệu lực kiểm tra, kiểm soát... quản lý của Nhà nước thêm khó khăn, phức tạp Mặt khác, buônlậuvàgianlậnthươngmại trực tiếp dẫn đến thất thu về thuế xuất, nhập khẩu và các sắc thuế khác, đây là khoản thu lớn của ngân sách nhà nước Điều này ảnh hưởng đến các kế hoạch vềkinh tế, tài chính khiến nhà nước mất cân đối về thu - chi ngân sách Buôn lậu, gianlậnthươngmại còn phá vỡ sự bình ổn của thị trường, tạo nên cơn sốt về hàng... giữa hàng nội và hàng ngoại, là nguyên nhân phát sinh các tiêu cực trong xã hội Vì vậy tệ nạn buôn lậu, gianlậnthươngmại phải được ngăn chặn một cách triệt để và là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có ngành Hải quan 1.1.5 Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của ngành Hải quan đối với hoạtđộngphòngchốngbuônlậuvàgianlậnthươngmại “Hải quan” theo từ điển tiếng Việt được hiểu là cơ quan làm công... xử lý đối với các hành vi buônlậuvàgianlậnthươngmại của Hải quan Việt Nam Theo quy định hiện hành, đối với các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gianlậnthươngmại thì cơ quan hải quan sẽ tiến hành: Xử phạt vi phạm hành chính theo Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002; khởi tố vàtiến hành một sốhoạtđộng điều tra hình sự đối với 2 tội danh: “Tội buônlậu . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động phòng chống buôn lậu và. cứu hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại để hạn chế tác hại của nó là rất cần thiết. Do vậy, để đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương