Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan Việt Nam: Thực trạng, kết quả và giải pháp nâng cao hiệu quả

MỤC LỤC

Kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại của Hải quan các nước trên thế giới

Lực lượng tình báo hải quan Trung Quốc được thiết lập thống nhất từ trung ương đến địa phương (nằm trong lực lượng cảnh sát chống buôn lậu) nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng này là thu thập, phân tích và tạo ra các sản phẩm thông tin tình báo phục vụ công tác quản lý hải quan nói chung và công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại núi riờng, hiệu quả hoạt động của lực lượng này thể hiện rất rừ nét trong các năm gần đây: Số vụ việc buôn lậu do Hải quan phát hiện trong toàn quốc dựa trên cơ sở thông tin tình báo chiếm khoảng 80%; số thuế truy thu từ các vụ án trốn thuế là 50% dựa trên thông tin tình báo,. * Ở New Zealand : Trong vòng 10 năm qua, Hải quan New Zealand đã có nhiều thay đổi, từ một tổ chức tạo thuận lợi thành một tổ chức tạo thuận lợi và đảm bảo an ninh vì Hải quan New Zealand được coi là vị trí chiến lược trong quản lý biên giới và hỗ trợ thương mại, nguyên tắc quản lý mà Hải quan New Zealand áp dụng trong những năm qua là biên giới chỉ rộng mở đối với những doanh nghiệp, hành khách, hàng hóa hợp pháp và đóng với những thứ nguy hiểm như ma túy, vũ khí, khủng bố,..Các năm qua Hải quan New Zealand đã áp dụng các biện pháp ngăn ngừa rủi ro dựa trên chuẩn mực của WCO và được xây dựng trên hệ thống xử lý thông tin tích hợp tất cả các di chuyển qua biên giới (hành khách, phương tiện và hàng hóa) phục vụ đánh giá rủi ro, đặc biệt Hải quan New Zealand đã áp dụng chiến lược quản lý quản lý trước khi hàng hóa đến biên giới, quản lý tại biên giới và sau khi hàng hóa qua biên giới.

Chủ trương, chính sách của nhà nước và các biện pháp của ngành Hải quan trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương

Rủi ro là những điều bất lợi (không mong muốn) xảy ra hoặc có thể xảy ra trên thực tế; rủi ro trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan là những điều bất lợi cản trở ngành Hải quan thực hiện nhiệm vụ mà nhà nước giao cho (trong đó buôn lậu, gian lận thương mại là một trong những loại rủi ro mà ngành hải quan phải đối mặt); quản lý rủi ro là việc áp dụng đồng bộ phương pháp để xác định và xử lý các rủi ro đó; rủi ro được phân loại thành các mức độ: rất cao - cao - trung bình - thấp - rất thấp, tương ứng với mỗi mức độ rủi ro là một cách xử lý (ra quyết định quản lý) của cơ quan Hải quan, ví dụ: Rủi ro cao, rất cao thì cơ quan hải quan không chấp nhận, phải tiến hành kiểm tra, kiểm soát và ngăn chặn ngay (luồng đỏ trong việc làm thủ tục Hải quan hiện nay, kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa); rủi ro thấp/rất thấp là những rủi ro ít có khả năng xảy ra trên thực tế thì cơ quan hải quan có thể chấp nhận rủi ro (luồng xanh, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa hiện nay), thậm chí nếu nguồn lực hạn chế thì đối với trường hợp rủi ro trung bình thi cơ quan hải quan cũng có thể chấp nhận rủi ro (luồng vàng, chỉ kiểm tra hồ sơ, không kiểm tra thực tế hàng hóa) đồng thời chuyển giao rủi ro này cho lực lượng kiểm tra sau thông quan xử lý (tiến hành hậu kiểm) làm giảm áp lực công việc cho khâu trong thông quan. Qua hoạt động kiểm tra đã đánh giá được sự tuân thủ pháp luật của phần lớn các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng lỏng, hàng rời (truy thu 66,5 tỷ đồng), vải vụn, nguyên liệu được miễn thuế 5 năm theo pháp luật về đầu tư (truy thu 3,3 tỷ đồng)…Lực lượng Kiểm tra sau thông quan cũng đã tiến hành 48 cuộc Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp (tăng 3 lần so với 2006) kiểm tra hồ sơ, chứng từ đối với các mặt hàng thép lá cán nguội, ô tô nhập khẩu, sữa bột… và đã thu được một số kết quả tích cực.

Khái quát tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong thời kỳ mở cửa nền kinh tế và phát triển kinh tế thị trường

Ngoài đặc thù về tình hình buôn lậu tại từng khu vực biên giới phía Bắc, miền Trung và Tây Nam thì trên toàn tuyến biên giới đường bộ còn xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách theo Quyết định 254/QĐ-TTg, ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ Tướng Chính phủ cho phép cư dân biên giới được mua bán, trao đổi hàng hoá dưới 2.000.000 VNĐ/1 người/1 ngày, các đối tượng buôn lậu đã lợi dụng bằng hình thức: Thuê cư dân biên giới mua hàng theo tiêu chuẩn sau đó tập kết và vận chuyển sâu vào trong nội địa để tiêu thụ bằng cách: gửi khách du lịch, thuê thương binh, người tàn tật dùng xe ba gác, xe tự tạo để vận chuyển hoặc thuê các đầu nậu chuyên vận chuyển từ biên giới vào sâu trong nội địa theo phương thức giao liên theo tuyến, theo trạm nên các cơ quan chức năng rất khó phát hiện, bắt giữ. Hàng hoá nhập khẩu phải có C/O trong các trường hợp sau: Hàng hoá có xuất xứ từ những nước được Việt Nam cho hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu hay về các chế độ quản lý khác (ví dụ: Hàng hoá được cấp C/O Mẫu AK là hàng hoá đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về xuất xứ theo quy định tại và thuộc Danh mục hàng hoá ban hành kèm theo quyết định của Bộ Tài chính quy định về hàng hoá thuộc chương trình ưu đãi thuế quan ASEAN - Hàn Quốc; giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam- mẫu D để hưởng các ưu đãi theo “ Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN”….); những loại hàng hoá thuộc diện Nhà nước hoặc các Tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây nguy hại đến sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường.

Kết quả và hạn chế trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của Ngành Hải quan

Tổng cục Hải quan đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị nghiệp vụ thuộc Cơ quan Tổng cục, Cục Hải quan địa phương, Chi cục Hải quan định hướng hàng loạt các biện pháp cụ thể để chống thất thu thuế, gian lận thương mại như: Quán triệt tư tưởng cho cán bộ, công chức; có biện pháp thu thập thông tin, phân tích xử lý thông tin cho các Chi cục Hải quan; áp mã số với những hàng hóa nhạy cảm, có thuế suất cao, hàng hóa có mã chưa thống nhất giữa các Chi cục; kiểm tra tính xác thực của của C/O; tham vấn xác định trị giá tính thuế đối với nhóm hàng trọng điểm có thuế suất cao, kim ngạch lớn; tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Hải quan và doanh nghiệp;. Thực tế trong lĩnh vực gia công, sản xuất xuất khẩu nổi lên tình trạng làm giả hồ sơ Hải quan và xuất khống hàng hóa để hợp thức nguyên liệu đầu vào nhập khẩu (đã tiêu thụ trong nước), từ kết quả phối hợp đấu tranh chuyên án giữa Cục Điều tra chống buôn lậu với Cục Hải quan Bình Dương (tháng 02/2006), với Cục Hải quan Hải phòng(tháng 5/2006) Tổng cục Hải quan đã có công văn 1373/TCHQ-ĐT, ngày 03/07/2006 cảnh báo Hải quan địa phương về phương thức, thủ đoạn làm giả hồ sơ Hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;.

Bảng 2.1 - Kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại từ 2002 - 2008
Bảng 2.1 - Kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại từ 2002 - 2008

Dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong thời gian tới Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức

- Các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng mang tính quốc tế hơn, xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn có tính tổ chức, tinh vi hơn, Có dấu hiệu cho thấy các hoạt động này có sự tiếp tay của các đối tác nước ngoài nhất là trong việc chuyển giá trong hoạt động đầu tư, trong việc xác nhận gửi nhầm hàng khi hàng hoá bị cơ quan hải quan phát hiện không đúng với khai báo như đã nhiều lần xảy ra trong thực tế hoạt động của hải quan cửa khẩu. + Các hoạt động gian lận thương mại thời gian tới tiếp tục phát triển theo hướng lợi dụng các sơ hở của chính sách quản lý kinh tế, quy trình thủ tục Hải quan thông thoáng, năng lực kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước nói chung, cơ quan hải quan nói riêng, các hành vi gian lận chủ yếu vẫn là: Gian lận qua giá; gian lận xuất xứ; khai báo sai tên, phẩm chất, quy cách hàng hóa; giả mạo hồ sơ, chứng từ.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan

Theo quy định tại điều 6 của Luật Hải quan thì địa bàn hoạt động bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện chủ quyền của Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động hải quan khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế hồ sơ doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục với cơ quan Hải quan đã được chế biến, làm sạch; hàng hóa nhập khẩu có khi đã được tiêu thụ hết, không lưu giữ tại kho hàng; bên cạnh đó thời gian quy định cho hoạt động kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp là không nhiều (năm ngày), do vậy trước khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, cần thiết phải tiến hành các hoạt động thu thập, xác minh thông tin tài liệu từ các nguồn khác nhau để củng cố hồ sơ, chứng cứ, nhận định về hành vi vi phạm của Doanh nghiệp mà trong một số trường hợp chỉ có thể thực hiện được thông qua việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ đặc thù theo quyết định 65/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.