Hải quan một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan - Thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 154)

* Ở Trung Quốc: Lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan Trung Quốc được gọi là lực lượng cảnh sát chống buôn lậu, lực lượng cảnh sát chống buôn lậu chịu sự chỉ đạo song song của hai ngành Hải quan và Công an, trong đó Hải quan giữ vai trò lãnh đạo chính, lực lượng cảnh sát chống buôn lậu chia làm 3 cấp: Tại Tổng cục Hải quan (còn gọi là Cao ủy) gọi là Cục chống buôn lậu; tại cấp Vùng cũng gọi là Cục chống buôn lậu và

tại Chi cục gọi là Chi cục chống buôn lậu. Chính phủ Trung Quốc rất xem trọng vai trò của công tác chống buôn lậu đối với sự phát triển của nền kinh tế và đã tích cực cải cách, thể chế pháp luật, tạo điều kiện cho công tác này của hải quan đạt hiệu quả cao. Tất cả hàng hóa và người phạm tội buôn lậu, bất cứ ngành nào, kể cả Công an phát hiện được đều phải bàn giao ngay cho cảnh sát chống buôn lậu của Hải quan để xử lý, khi đối tượng có đủ yếu tố cấu thành tội phạm buôn lậu, lực lượng cảnh sát chống buôn lậu của Hải quan chuyển cho cơ quan kiểm sát khởi tố. Bên cạnh đó lực lượng cảnh sát chống buôn lậu còn được nhà nước trang bị cho nhiều phương tiện, trang thiết bị hiện đại để phục vụ công tác như: Tầu cao tốc, máy soi Container, trực thăng,.... ngoài ra tại một số Hải quan vùng, lực lượng cảnh sát chống buôn lậu còn có bộ phận kỹ thuật giám định nghiệp vụ (tương tự như tổ chức kỹ thuật hình sự của ngành Công an ở nước ta hiện nay) để đáp ứng yêu cầu và tạo thuận lợi cho các hoạt động điều tra theo thẩm quyền. Bên cạnh đó, Hải quan Trung Quốc còn quan tâm đầu tư và phát triển công tác tình báo Hải quan (Hải quan Việt Nam gọi là công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp Hải quan). Lực lượng tình báo hải quan Trung Quốc được thiết lập thống nhất từ trung ương đến địa phương (nằm trong lực lượng cảnh sát chống buôn lậu) nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng này là thu thập, phân tích và tạo ra các sản phẩm thông tin tình báo phục vụ công tác quản lý hải quan nói chung và công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại nói riêng, hiệu quả hoạt động của lực lượng này thể hiện rất rõ nét trong các năm gần đây: Số vụ việc buôn lậu do Hải quan phát hiện trong toàn quốc dựa trên cơ sở thông tin tình báo chiếm khoảng 80%; số thuế truy thu từ các vụ án trốn thuế là 50% dựa trên thông tin tình báo,.... Hiện nay, Hải quan Trung Quốc đang nỗ lực thực hiện công tác cải cách, hiện đại hóa thủ tục hải quan và tích cực nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nghiệp vụ, về cơ bản hiện tại Hải quan Trung Quốc đã thiết lập, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu tương đối hiện đại thống nhất từ trung ương đến địa phương với nhiều hệ thống cơ sở dữ liệu vệ tinh như : Hệ thống thông quan

H2000; cơ sở dữ liệu quản lý phương tiện xuất nhập cảnh; cơ sở dữ liệu trao đổi thông tin với các Bộ, Ngành và cơ quan chuyên môn thuộc Chính phủ,.... [nguồn: tài liệu tổng hợp]

* Ở New Zealand : Trong vòng 10 năm qua, Hải quan New Zealand đã có nhiều thay đổi, từ một tổ chức tạo thuận lợi thành một tổ chức tạo thuận lợi và đảm bảo an ninh vì Hải quan New Zealand được coi là vị trí chiến lược trong quản lý biên giới và hỗ trợ thương mại, nguyên tắc quản lý mà Hải quan New Zealand áp dụng trong những năm qua là biên giới chỉ rộng mở đối với những doanh nghiệp, hành khách, hàng hóa hợp pháp và đóng với những thứ nguy hiểm như ma túy, vũ khí, khủng bố,...Các năm qua Hải quan New Zealand đã áp dụng các biện pháp ngăn ngừa rủi ro dựa trên chuẩn mực của WCO và được xây dựng trên hệ thống xử lý thông tin tích hợp tất cả các di chuyển qua biên giới (hành khách, phương tiện và hàng hóa) phục vụ đánh giá rủi ro, đặc biệt Hải quan New Zealand đã áp dụng chiến lược quản lý quản lý trước khi hàng hóa đến biên giới, quản lý tại biên giới và sau khi hàng hóa qua biên giới. Bên cạnh đó Hải quan New Zealand còn thiết kế chương trình dựa trên các chương trình bảo lãnh của các cơ quan khác như an toàn thực phẩm và chứng nhận sinh học,... (tương tự như dữ liệu trao đổi thông tin với Bộ, Ngành của Hải quan Trung Quốc). Công tác tình báo của Hải quan New Zealand được sự trợ giúp của Cảnh sát, Bộ Quốc phòng và các cơ quan an ninh đã thành lập Trung tâm xác định mục tiêu quốc gia, giúp Hải quan New Zealand trong công tác quản lý rủi ro và hoạt động liên tục 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần [nguồn: Bản tin nghiên cứu hải quan số 6/2007]

* Ở Hàn Quốc: Từ năm 1996, Hải quan Hàn Quốc đã đưa vào sử dụng Hệ thống kiểm tra sau thông quan để góp phần đẩy nhanh các thủ tục thông quan hàng hóa trong điều kiện ngày càng gia tăng về lưu lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Với hệ thống này, hàng nhập khẩu được thông quan ngay sau khi cán bộ hải quan kiểm tra các chứng từ nhập khẩu cơ và chủ hàng đã

thanh toán các khoản thuế hải quan và các thuế khác, tính chính xác của số thuế đã nộp sẽ được kiểm tra sau khi thông quan. Để triển khai hệ thống kiểm tra sau thông quan có hiệu quả, Tổng cục Hải quan Hàn Quốc đã thành lập Cục Kiểm tra sau thông quan với nhiệm vụ chính là ngăn chặn việc trốn thuế và phát hiện những trường hợp chủ hàng khai báo sai. Kiểm tra sau thông quan được chia làm 3 nhóm: Kiểm tra theo vụ việc, kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra toàn diện, trong đó: Hệ thống kiểm tra theo kế hoạch được đưa vào sử dụng từ năm 2000 giúp giải quyết sự yếu kém mang tính hệ thống của Hệ thống kiểm tra theo vụ việc vốn dễ bị các doanh nghiệp không đáng tin cậy lạm dụng, trốn thuế. Với hệ thống kiểm tra theo kế hoạch, cán bộ hải quan sẽ thực hiện kiểm tra đối với các trường hợp nhập khẩu đã có kế hoạch kiểm tra trước kết hợp với những thông tin mới nhất, đây là những đối tượng thuộc nhóm có độ rủi ro cao về trốn thuế; Hệ thống kiểm tra toàn diện được thực hiện từ năm 2001. Đây là hệ thống Doanh nghiệp tự đánh giá (ISA). Tự đánh giá nghĩa là hệ thống cho phép doanh nghiệp tự kiểm tra sự phù hợp, tính chính xác của các khoản thuế hải quan và thuế khác mà họ đã thanh toán và đánh giá sự tuân thủ pháp luật hải quan thông qua quá trình thông quan hàng hóa.

Theo hệ thống này, doanh nghiệp được lựa chọn sẽ báo cáo kết quả tự đánh giá lên cơ quan hải quan, nếu phát hiện sự thiếu chính xác và không trung thực trong kết quả báo cáo thì cơ quan Hải quan có quyền tiến hành kiểm tra trên cơ sở chứng từ đã nộp hoặc kiểm tra tại doanh nghiệp và có thể hủy bỏ tư cách được tự đánh giá của doanh nghiệp được lựa chọn. Theo thống kê, mỗi năm hải quan Hàn Quốc tiến hành kiểm tra sau thông quan với tỷ lệ 88% của gần 4 triệu tờ khai nhập khẩu hàng hóa. Ngoài ra, các đội kiểm tra sau thông quan đã phát hiện được nhiều hành vi vi phạm pháp luật hải quan như trốn thuế hoặc khai báo sai, chăng hạn: Bổ sung khoảng 100 triệu USD vào số thu của năm 2001, gần 480 triệu USD trong năm 2004 [nguồn: Website Tổng cục Hải quan].

* Ở Australia: Thời gian vừa qua, Hải quan Australia đã tăng cường đầu tư trang bị các công cụ kiểm tra container (gồm các hệ thống máy soi tia X và các thiết bị hỗ trợ khác). Việc sử dụng các công cụ kiểm tra container cho phép Hải quan Australia tăng cường khả năng phát hiện hàng vi phạm trong vận tải đường biển, xác định các chuyến hàng khai báo chưa chính xác, trốn thuế, gian lận và buôn lậu. Các thiết bị kiểm tra đều sử dụng công nghệ mới như kỹ thuật không đâm xuyên giúp giảm đáng kể thời gian kiểm tra và không làm ảnh hưởng tới quá trình thông quan hàng hoá. Quá trình lựa chọn kiểm tra được thực hiện trên cơ sở đánh giá, phân loại các tiêu chí rủi ro, ngoài số container có chỉ số rủi ro thấp thì các công cụ kiểm tra giúp cơ quan Hải quan kiểm tra một tỷ lệ lớn các container thuộc diện rủi ro cao. Các nhân viên Hải quan tại cảng đến đánh dấu container cần kiểm tra, container đó được chuyển đến nơi đặt các công cụ kiểm tra theo một tuyến đường vận chuyển được thiết kế riêng, đặt dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan nhằm giảm thiểu mức độ ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Hệ thống máy soi của Hải quan Australia đáp ứng các tiêu chuẩn của cơ quan An toàn hạt nhân và bảo vệ phóng xạ của Australia cũng như các quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, việc tổ chức và vận hành hệ thống máy soi của Hải quan Australia cũng được chuẩn hoá và được cấp chứng nhận ISO 9000:2001 về quản lý chất lượng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các công cụ kiểm tra container được kết hợp các nguồn lực khác của cơ quan Hải quan như chó nghiệp vụ và các công nghệ kiểm tra khác (quét bằng tia i-on và kiểm tra hoá chất). Các công cụ kiểm tra container được kết nối với các quy trình khác của Hải quan Australia như hệ thống tuân thủ, thông tin tình báo và đánh giá rủi ro để xác định sự đồng nhất của dữ liệu về hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu. Kết quả hoạt động trong thời gian qua cho thấy, việc ra quyết định kiểm tra của Hải quan Australia đã có hiệu quả cao hơn so với trước đồng thời tạo thuận lợi cho kinh doanh thương mại [nguồn: Website Tổng cục Hải quan].

Tóm lại, từ kinh nghiệm thực tế cho thấy, trong xu thế toàn cầu hóa, để nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau, hiện tại Hải quan các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới có xu hướng xúc tiến, ký kết các thỏa thuận hợp tác hỗ trợ hành chính, phối hợp chống buôn lậu - gian lận thương mại trong khuôn khổ song phương và đa phương (điều này được thể hiện rất rõ qua các hoạt động hợp tác trong các khối ASEAN - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á; APEC - Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương; ASEM - Diễn đàn hợp tác Á - Âu....).

Trong kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh chạy đua theo lợi nhuận nên tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại là điều khó tránh khỏi. Vì vậy để phòng chống các hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại cần có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh để ngăn chặn và răn đe những hành vi kinh doanh trái phép làm ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, trật tự xã hội.

Trong nền kinh tế mở, cần chú trọng cải tiến các hoạt động nghiệp vụ hải quan gắn với việc tăng cường trang thiết bị kỹ thuật để ngành Hải quan thực hiện tốt hơn chức năng của mình đối với hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH HẢI QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ

GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

2.1. Chủ trương, chính sách của nhà nước và các biện pháp của ngành Hải quan trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại

2.1.1. Chủ trương, chính sách của nhà nước

Đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài,.. là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước đã giao cho ngành Hải quan, điều này đã thể hiện rất rõ tại nội dung điểm 1.2 tại chương 1 của luận văn này. Từ sau khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế và đặc biệt là từ sau khi Việt Nam tăng cường quan hệ thương mại với Trung Quốc và các nước Tây Âu, kim ngạch xuất nhập khẩu và số thu thuế xuất nhập khẩu tăng nhanh chóng (trong vòng 10 năm, số thu của năm 1997 là 13.500 tỷ đến năm 2006 là 61.040 tỷ). Vai trò, vị thế của Hải quan ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình đổi mới đất nước. Những năm qua, các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước thể hiện sự quyết tâm xây dựng, phát triển Ngành Hải quan thực sự trở thành “người chiến sỹ gác cửa của quốc gia, là một trong những binh chủng đặc biệt trên mặt trận kinh tế, chính trị, an ninh, đối ngoại...” [23, tr 213].

Công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại của Hải quan còn được cụ thể hóa bằng các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật như:

- Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự quy định: Hải quan được tiến hành điều tra đối với tội phạm buôn lậu và tội vận

chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật hình sự; được quyền áp dụng các biện pháp: khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan, trưng cầu giám định, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự , kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát... [14, tr22].

- Luật hải quan quy định: cơ quan Hải quan chủ trì phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các hoạt động phòng, chống buôn lậu trong địa bàn hoạt động hải quan... áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết, thu thập thông tin trong nước và ngoài nước liên quan đến hoạt động hải quan để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phục vụ thông quan hàng hóa và kiểm tra sau thông quan...[8, tr 101].

- Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới (gọi tắt là lực lượng kiểm soát Hải quan). Theo đó lực lượng kiểm soát hải quan được trao quyền tiến hành các biện pháp nghiệp vụ đặc thù , bao gồm: Thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan (Hải quan thế giới gọi hoạt động này là Tình báo hải quan); vận động quần chúng tham gia phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; điều tra nghiên cứu nắm tình hình; tuần tra kiểm soát; các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật để phục vụ việc xác minh. làm rõ và xử lý hành vi vi phạm pháp luật hải quan; Tiến hành tiến hành một số hoạt động điều tra theo thẩm quyền quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự; cơ sở bí mật; sưu tra; đấu tranh chuyên án; nội tuyến; ngoại tuyến; trinh sát kỹ thuật [5, tr 2,3].

- Thông tư 102/2005/TT-BTC ngày 21/11/2005 của Bộ Tài chính và Quyết định 1882/QĐ-TCHQ ngày 29/11/2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn và quy định thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

Ngoài ra, xuất phát từ tình hình, đặc điểm của hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trong từng thời kỳ, Chính phủ ban hành các văn bản quy định cho Hải quan được tiến hành các hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, như: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 701/TTg, ngày 28/10/1995 về đấu tranh chống buôn lậu trên biển của lực lượng Hải quan và các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan - Thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w