Nghiên cứu này nêu bật vai trò của KTQT trong việc quản lý tại các DNVVN, khảo sátviệc vận dụng KTQT trong các DNVVNtại TP.HCM trong những năm gần đâyđồng thời xác định các yếu tố tác độ
Trang 1-
ĐÀO KHÁNH TRÍ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã ngành: 60340301
TP HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2015
Trang 2-
ĐÀO KHÁNH TRÍ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã ngành: 60340301
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS_TS TRẦN PHƯỚC
TP HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2015
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS_TS TRẦN PHƯỚC
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM ngày 19 tháng 04 năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
2 TS NGUYỄN NGỌC ẢNH Phản biện 1
3 TS DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM Phản biện 2
4 TS NGUYỄN THỊ MỸ LINH Ủy viên
5 TS MAI ĐÌNH LÂM Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
Trang 4PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP HCM, ngày 12 tháng 03 năm 2015
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:Đào Khánh Trí Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 07/09/1966 Nơi sinh: Phan Rang Chuyên ngành: Kế Toán MSHV: 1341850050
I-Tên đề tài:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
II-Nhiệm vụ và nội dung:
Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh
Xây dựng hệ thống thông tin tích hợp giữa kế toán tài chính với kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung thực hiện bao gồm:
Đánh giá tầm quan trọng của KTQT
Đánh giá thực trạng việc vận dụng KTQT trong các DNVVN tại địa bàn TP.HCM
Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh
Xây dựng hệ thống thông tin tích hợp giữa KTTC với KTQT cho các DNVVN tại địa bàn TP.HCM
III- Ngày giao nhiệm vụ: 18/08/2014
IV-Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 02/03/2015
V-Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS.TRẦN PHƯỚC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên thực hiện Luận văn
Đào Khánh Trí
Trang 6LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu và tất cả các Quý Thầy Cô trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như các tài liệu cần thiết để tôi có đủ điều kiện hoàn thành luận văn này
Đặc biệt tôi xin được gửi lời cám ơn trân trọng đến PGS.TS.Trần Phước là người
đã trực tiếp hướng dẫn tôi một cách tận tình để hoàn thành công việc này trong thời gian qua
Sau cùng, tôi xin được gửi lời cám ơn chân tình đến các bạn học, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi một cách trực tiếp cũng như gián tiếp để tôi có thể hoàn thành luận văn này đúng thời hạn
Với vốn kiến thức có giới hạn, luận văn này chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót, hạn chế, do đó tôi rất mong nhận được nhiều những ý kiến đóng góp xây dựng của Quý Thầy Cô và các bạn bè
Trân trọng
Đào Khánh Trí
Trang 7TÓM TẮT
Trước tiên, vai trò của KTQT tại các doanh nghiệp đang ngày càng lớn mạnh cùng với việc phát triển của nền kinh tế thị trường Tác dụng của việc vận dụng KTQT vào công tác quản lý, điều hành ở các doanh nghiệp ngày càng rõ nét và mang tính tích cực.Điều này đã được minh chứng tại các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển trên thế giới.Mặt khác, các DNVVN cũng đang chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế đối với các nước đang phát triển như Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng
Hai lý do trên cũng chính là động lực thôi thúc người viết thực hiện nghiên cứu này
Nghiên cứu này nêu bật vai trò của KTQT trong việc quản lý tại các DNVVN, khảo sátviệc vận dụng KTQT trong các DNVVNtại TP.HCM trong những năm gần đâyđồng thời xác định các yếu tố tác động đến việcvận dụng KTQT trong các DNVVN trên địa bàn TP.HCM để cuối cùng đi đến đề xuất việc xây dựng một hệ thống thông tin tích hợp giữa KTTC với KTQT nhằm giúp các DNVVN tại TP.HCM có thể vận dụng KTQT một cách có hiệu quả nhất.Các cơ sở lý thuyết của KTQT và cácsố liệu trên báo cáo tài chính của các DNVVN tại TP.HCM sẽ được thống kê, phân tích để chứng minh cho vai trò quan trọng của KTQT trong các DNVVN Một bảng câu hỏi khảo sát đã được gửi đến khoảng 200 DNVVN tại địa bàn TP.HCM, người viết nhận được 150 bảng khảo sát trả về và có thể sử dụng được cho quá trình phân tích.Kết quả khảo sát cho thấy rất ít các doanh nghiệp có vận dụng KTQT Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ vận dụng KTQT ở các doanh nghiệp vừa cao hơn các doanh nghiệp nhỏ
Qua khảo sát cho thấy mặc dù KTQT có vai trò rất quan trọng nhưng mức độ vận dụng KTQT vào các DNVVN tại địa bàn TP.HCM trong những năm gần đây lại rấtthấp Dựa vào một số các nghiên cứu trước,người viết sẽ nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến mức
độ vận dụng của KTQT vào các doanh nghiệp, xây dựng các mô hình với các giả thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu Để thực hiện đề tài, tác giả sẽ thu thập dữ liệu sẽ bằng các câu hỏi khảo sát và đưa vào mô hình để tiến hành phân tích, kiểm định lại các giả thuyết Kết quả của việc kiểm định này sẽ giải thích được mức độ tác động của từng yếu
tố đến việc vận dụng KTQT vào doanh nghiệp Cuối cùng, bằng phương pháp hồi quy binary logistic cho thấy có 3 yếu tố là trình độ của nhân viên kế toán, sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp và chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT trong doanh
Trang 8nghiệp là có ý nghĩa thống kê và có mối quan hệ tích cực đến mức độ vận dụng KTQT của các DNVVN tại địa bàn TP.HCM
Từ kết quả đó, người viết sẽ đề xuất các giải pháp để nâng cao mức độ vận dụng KTQT vào các DNVVN tại địa bàn TP.HCM thông qua việc xây dựng một hệ thống thông tin kế toán để có thể sử dụng tích hợp được cho cả KTTC và KTQT cùng với việc
tổ chức một bộ máy kế toán kết hợp nhằm giảm chi phí cho việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp
Nghiên cứu này giúp các DNVVN tại địa bàn TP.HCM có thể vận dụng KTQT vào doanh nghiệp một cách dễ dàng, hiệu quả, ít tốn kém theo hướng kết hợp giữa KTTC
và KTQT để các DNVVN có thể nâng cao vị thế cạnh tranh trong thương trường và thể hiện được vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
Trang 9ABSTRACT
First, the management accounting’s role in the business is growing with the development of market economy The effects of the application of management accounting cooperation in the management and administration of the enterprise is increasingly clear and positive This was demonstrated in the developing countries as well
as developed countries in the world On the other hand, Small and medium enterprises also occupies an important position in the economy of the developing countries like Vietnam in general and HCM City in particular Two reasons are also the motivation for the writer perform this study
This study highlights the role of management accounting management in Small and medium enterprises, the application of management accounting survey of Small and medium enterprises in Ho Chi Minh City in recent years and identify the factors that affect the application of management accounting small and medium enterprises in Ho Chi Minh City to finally go to the proposal to build an information system for management accounting integration between financial accounting to help small and medium enterprises
in Ho Chi Minh city can apply the management accounting effectively The theoretical basis of management accounting and the data on and financial statements of small and medium enterprises in Ho Chi Minh City will be statistical analysis to demonstrate the important role of management accounting in small and medium enterprises A survey questionnaire was sent to 200 small and medium enterprises in Ho Chi Minh City, the writer received 150 surveys returned and may be used for the analysis Survey results showed that very few businesses have used management accounting Results also showed that the rate of the management accounting using in medium enterprises is higher in small enterprises
The survey shows that the management accounting role is very important, but the level of management accounting applying is very low at small and medium enterprises in HCM City in recent years Based on previous studies, the writer mentioned factors will affect the level of management accounting using in the enterprise, building models with assumptions related research issues To implement the project, the author will collect data through questionnaires and included in the model to be analyzed, tested the hypothesis
Trang 10The results of this audit will explain the impact of each factor to apply the management accounting in enterprises Finally, using binary logistic regression showed that three factors are the qualifications of accounting staff, the owners’s interested about management accounting and the costs of organizing an management accounting system
in the enterprise have significant statistical and have positive relationship to the level of management accounting using in small and medium enterprises in Ho Chi Minh City
From the results, the writer will propose solutions to improve the level of management accounting apply to small and medium enterprises in Ho Chi Minh City through the construction of a system of accounting information can be used to integrate for financial accounting and management accounting organizations along with an accounting apparatus combination to reduce the cost of management accounting using in the enterprise
This study helps small and medium enterprises in Ho Chi Minh City can apply to management accounting enterprises easily, efficient, less costly towards the integration between management accounting and financial accounting and small and medium enterprises can improve the competitive position in the market and demonstrate its role in the economy in Vietnam market today
Trang 11DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT CHỮ TIẾNG ANH ĐẦY ĐỦ– NGHĨA TIẾNG VIỆT
ANOVA Analysis of variance - Phân tích phương sai
CIMA The Chartered Institute of Management Accoutants
CMA Certified Management Accountant
CPBH Chi phí bán hàng
CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CPNLTT Chi phí nguyên liệu trực tiếp
CPSXC Chi phí sản xuất chung
CPSXCBB Chi phí sản xuất chung bất biến
CPSXCKB Chi phí sản xuất chung khả biến
C-V-P Cost-Volume-Profit
DNVVV Doanh nghiệp vừa và nhỏ
IFAC International Federation of Accountants
IMA Institute of Management Accoutants
KTQT Kế toán quản trị
KTTC Kế toán tài chính
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 12DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ 13
Bảng 2.2: Tóm tắt sự khác biệt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị 29
Bảng 4.1: Tổng hợp số lượng trả lời nhận được 42
Bảng 4.2: Thông tin các công ty khảo sát 42
Bảng 4.3: Kết quả mức độ vận dụng KTQT trong các công ty khảo sát 43
Bảng 4.4: Kiểm tra độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach 44
Bảng 4.5: Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán 45
Bảng 4.6: Mức độ quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp 45
Bảng 4.7: Chi phí để tổ chức một hệ thống KTQT trong doanh nghiệp 46
Bảng 4.8: Áp lực canh tranh thị trường 47
Bảng 4.9: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp 47
Bảng 4.10: Biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình hồi qui 49
Bảng 4.11: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập 50
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy binary logistic của mô hình 51
Bảng 4.13: Kết quả thống kê theo chỉ số odd của mô hình khảo sát 53
Bảng 4.14: Hệ thống tài khoản chi phí 57
Bảng 4.15: Hệ thống tài khoản doanh thu 58
Trang 13DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình phương pháp phân bổ bậc thang 23
Hình 2.2: Sơ đồ các loại biến số trong mối quan hệ nhân quả 31
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu 38
Hình 4.1:Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp 59
Trang 14MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 3
1.3 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 5
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu 5
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 6
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6
1.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
1.7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN 9
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 12
2.1 CÁC KHÁI NIỆM 12
2.2 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 13
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển kế toán quản trị 13
2.2.2 Khái niệm về kế toán quản trị 14
2.2.3 Vai trò của kế toán quản trị 16
2.2.4 Nội dung của kế toán quản trị 18
Trang 152.2.5 Thông tin kế toán cho việc ra quyết định 25
2.3 SO SÁNH GIỮA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 26
2.4 CÁC LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 30
2.4.1 Lý thuyết nhân quả 30
2.4.2 Lý thuyết tích hợp 33
2.5 KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 33
2.5.1 Kế toán quản trị tại các nước đang phát triển 33
2.5.2 Kế toán quản trị tại các nước phát triển 34
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 36
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu 38
3.2.2 Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu 39
3.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 39
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
4.1.1 Thông tin về các công ty được khảo sát 42
4.1.2 Mức độ vận dụng KTQT ở các công ty được khảo sát 43
4.1.3 Kết quả khảo sát các yếu tố tác động đến mức độ vận dụng KTQT tại địa bàn TP.HCM 44
4.1.4 Khảo sát các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT ở các DNVVN tại địa bàn TP.HCM 44
4.2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN TÍCH HỢP GIỮA KTTC VÀ KTQT 54 4.2.1 Sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp 54
4.2.2 Giải pháp nâng cao trình độ nhân viên kế toán 54
Trang 164.2.3 Giải pháp xây dựng hệ thống thông tin tích hợp giữa KTTC và KTQT 55
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
5.1 KẾT LUẬN 60
5.2 MỘT SỐ CÁC KIẾN NGHỊ 62
5.2.1 Về phía các cơ quan 63
5.2.2 Về phía các doanh nghiệp 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC 1: 65
Trang 17CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu, bao gồm các phần chính như sau: (1) Lý do, tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài; (2) Mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu; (3) Tổng quan cùng phương pháp nghiên cứu của đề tài
và cuối cùng là bố cục cơ bản của luận văn
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đã gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization- WTO) đồng thời chuẩn bị gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (Trans-Pacific Strategic - TPP), điều này đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt
Nam nhiều cơ hội về hoạt động kinh doanh nhưng đồng thời nó cũng đẩy các doanh nghiệp Việt Nam vào những thách thức, cạnh tranh rất khốc liệt Các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường được thì họ cần phải
có được những thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách chính xác, kịp thời để có thể ra những quyết định đúng đắn và đúng thời cơ Công
cụ hữu hiệu nhất để cung cấp các thông tin đó chính là hệ thống Kế toán quản trị (KTQT)
Tại Việt Nam, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ(DNVVN) thường chiếm đa số và giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Theo báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thì hiện nay số lượng DNVVV chiếm đến 97,5% trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động trên thực tế Khối doanh nghiệp này tạo ra đến 40% tổng sản phẩm quốc nội, đóng góp khoảng 30% cho ngân sách nhà nước và thu hút được 51% lực lượng lao động của cả nước, giữ vai trò nòng cốt trong việc giải quyết vấn đề an sinh xã hội
Trong thời gian gần đây, Chính phủ đã có một số các giải pháp nhằm hỗ trợ cho các DNVVN như trong Nghị định 56/2009/NĐ-CPđã ban hành vào ngày
30/06/2009[7] Theo đó, khối doanh nghiệp này được sự hỗ trợ từ tài chính, thông tin,
đào tạo nhân lực đến chính sách hỗ trợ để sử dụng khoa học công nghệ… Sau đó,
Trang 18tháng 5/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 22/NQ-CP triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP Những hỗ trợ này đã tạo động lực mới cho sự phát triển của cộng đồng DNVVN [8]
Tuy nhiên, khối DNVVN ở nước ta hiện nay vẫn chưa thực sự tạo được thế mạnh, khối này cũng chỉ mới phát triển trong những lãnh vực có tỷ suất lợi nhuận thấp
và cũng đã có rất nhiều DNVVN buộc phải giải thể do gặp quá nhiều khó khăn, thách thức trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt với một bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, khó lường
Để có thể tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh như thế, buộc các DNVVN phải
có hệ thống KTQT thật tốt để giúp cho chủ doanh nghiệp có thể nắm bắt được các thông tin về hoạt động trong nội bộ đơn vị một cách nhanh chóng, chính xác để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời KTQT chính là một trong các công cụ quan trọng giúp cho các nhà quản lý thực hiện được các nghiệp vụ như lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra và ra quyết định
Với một vai trò quan trọng như thế nhưng KTQT lại rất ít được vận dụng tại các DNVVN ở Việt Nam hiện nay là do một số các lý do liên quan đến sự hiểu biết của nhà quản lý về KTQT, trình độ của nhân viên kế toán, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý doanh nghiệp, chi phí để xây dựng một hệ thống KTQT…Theo như nghiên cứu thì yếu tố chi phí chính là yếu tố có tác động rất lớn đến việc vận dụng KTQT tại các DNVVN tại Việt Nam hiện nay vì các doanh nghiệp luôn phải cân nhắc sao cho chi phí để tổ chức một hệ thống KTQT phải thấp hơn giá trị lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp
Trong thực tế hiện nay, để thiết lập một hệ thống KTQT hoàn chỉnh rất tốn kém
vì doanh nghiệp cần phải có thêm nhân viên, phòng ban chuyên thực hiện công việc KTQT kèm theo một phần mềm dành riêng cho KTQT
Những yêu cầu đó xuất phát từ đặc thù khác nhau giữa KTTC và KTQT trong việc thu thập và xử lý thông tin, đặc biệt là thông tin về chi phí Vấn đề ở đây là làm sao để có thể xây dựng được một hệ thống tin kế toán có thể sử dụng được cho cả KTTC và KTQT nhằm tiết kiệm công việc thu thập thông tin thay vì phải có hai hệ
Trang 19thống thông tin phục vụ cho hai bộ phận kế toán là KTTC và KTQT
1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, do báo cáo tài chính là loại báo cáo mang tính pháp lý, bắt buộc nên bất
ký doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng đều phải có một hệ thống KTTC để làm nhiệm vụ lập ra các báo cáo tài chính để hàng tháng, hàng quý hay hàng năm nộp cho các cơ quan chức năng như Thuế, phòng Thống kê… Trong khi đó, các báo cáo của KTQT thì chỉ xuất phát từ yêu cầu của người quản lý doanh nghiệp chứ không mang tính pháp lý, bắt buộc nên rất nhiều DNVVN đã bỏ qua các báo cáo này.Điều này một phần cũng xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về KTQT của các người quản lý doanh nghiệp cộng với việc tốn kém khi phải thiết lập một hệ thống KTQT trong doanh nghiệp.Tuy nhiên việc bỏ qua KTQT lại chính là một sai lầm lớn của các chủ doanh nghiệp và rất nhiều người đã phải trả giá cho sai lầm này
Theo kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2014 do Tổng cục thống kê thực hiện, cả nước đã có 67.823 doanh nghiệp phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động có thời hạn vì gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Sở dĩ xảy ra điều này là vì đa phần các doanh nghiệp ở Việt Nam thường không hoạt động một cách có bài bản, không vận dụng được những công cụ hỗ trợ như KTQT nên đã không dự tính được hết những khó khăn có thể xảy ra do đó đã không thể có những đối sách thích hợp, kịp thời
Theo dự báo những năm tiếp sau, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh nền kinh tế thế giới diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường Vì thế, việc vận dụng các công cụ, các giải pháp để quản lý, điều hành doanh nghiệp là một trong những yêu cầu rất cấp thiết và KTQT với những vai trò của nó sẽ trở thành công cụ không thể thiếu được đối với các nhà quản lý
Các DNVVN tại Việt Nam hiện nay đa số đều đã có sử dụng phần mềm kế toán
để phục vụ cho công tác KTTC Vì KTTC gần như là thực hiện theo một khuôn mẫu thống nhất theo luật kế toán, luật thuế nên việc thiết lập một phần mềm phục vụ cho KTTC tương đối không phức tạp và một phần mềm có thể được sử dụng cho rất nhiều
Trang 20doanh nghiệp, trong khi đó KTQT lại được thực hiện tùy theo yêu cầu quản lý khác nhau của từng doanh nghiệp nên việc thiết kế một phần mềm phục vụ cho KTQT là gần như phải thiết kế cho riêng từng doanh nghiệp Chính vì đặc thù đó mà chi phí cho một phần mềm KTQT rất cao và đòi hỏi phải có một bộ phận nhân viên kế toán riêng
để thu thập, xử lý các dữ liệu thông tin kế toán cho KTQT thông qua phần mềm KTQT
đó
Việc tổ chức KTQT đã vấp phải không ít các khó khăn về sự hiểu biết về KTQT của cả ban giám đốc lẫn nhân viên kế toán, khó khăn do chi phí cho việc tổ chức quá lớn cho nên đến nay thì KTQT hầu như chưa được vận dụng hoặc là vận dụng rất ít trong các DNVVN Trong khi đó, các doanh nghiệp đã bỏ qua một phần mềm quản lý
cơ sở dữ liệu rất tốt, có thể đáp ứng được yêu cầu của KTQT mà lại không mấy tốn kém, gần như bất kỳ máy vi tính nào nào cũng có thể dễ dàng cài đặt và khá quen thuộc với nhiều người đó là phần mềm Excel Bên cạnh đó, tất cả các phần mềm phục vụ cho KTTC đều có thể xuất số liệu ra Excel để xử lý một số nghiệp vụ ngoài khả năng của
nó rồi sau đó lại nhập trở lại vào phần mềm để tiếp tục phần việc còn lại Vấn đề là làm thế nào để có thể thiết lập một hệ thống cơ sở dữ liệu đầu vào như thế nào để doanh nghiệp có thể sử dụng chung cho cả KTTC và KTQT để tiết kiệm được thời gian, công sức, con người trong việc thu thập, xử lý các thông tin kế toán
Trong nhiều năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài
nước có đề cập đến vấn đề KTQT, cụ thể như đề tài “Factors influencing the alignment
of accounting information systems in small and medium sized Malaysian manufacturing firms” của Noor Azizi Ismail và Malcolm- King[14] Đề tài có đề cập
tới các nhân tố ảnh hưởng đến KTQT, tuy nhiên lại không nói tới nhân tố chi phí
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thành Kim Dung năm 2013 với đề tài “Tổ chức
công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp vận tải thủy nội địa Logistics trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” [1] Luận văn đã đưa ra giải pháp để hoàn thiện công tác
KTQT này dựa trên việc nghiên cứu tình hình tổ chức KTQT tại các doanh nghiệp này
Bài báo “Mô hình tổ chức kế toán quản trị của một số nước trên thế giới – Bài
học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam”của tác giả Lê Thị Hương được
Trang 21đăng trên Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 7 năm 1996 Tác giả cung cấp hai cách tổ chức mô hình KTQT là mô hình kết hợp và mô hình tách rời dựa vào một số
mô hình tổ chức KTQT của một số nước phát triển trên thế giới và rút ra các bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam về KTQT[3]
Nhìn chung, các nghiên cứu trên chỉ tập trung nghiên cứu cách tổ chức KTQT mà không chú trọng đến việc làm sao để có thể xây dựng một mô hình kết hợp được KTTC và KTQT trong cùng một doanh nghiệp nhằm giúp các chủ doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được KTQT, vận dụng được KTQT vào công tác quản lý một cách hiệu
quả, ít tốn kém Vì tính cấp thiết đó, người viết quyết định chọn đề tài “Các nhân tố
ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu với mong muốn tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng đến việc vận dụng KTQT cho các DNVVN tại thành phố Hồ Chí Minh và từ đó xây dựng một hệ thống thông tin tích hợp giữa KTQT và KTTC giúp cho các DNVVN
có thể dễ dàng vận dụng KTQT vào doanh nghiệp mình nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong thương trường nói riêng hay sự phát triển bền vững hơn, hội nhập tốt hơn, thể hiện vai trò của các DNVVN trong nền kinh tế thị trường của Việt nam nói chung hiện nay
1.3 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện theo hai mục tiêu sau:
Nghiên cứu giải pháp để có thể vận dụng được KTQT vào các DNVVN tại địa bàn TP.HCM trong tình hình hiện nay thông qua việc khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT cho các DNVVN tại TP.HCM
Xác định vai trò của KTQT trong các DNVVN tại TP.HCM hiện nay
Trang 22Khảo sát tình hình vận dụng KTQT của các DNVVN tại khu vực TP.HCM trong những năm gần đây
Xác định các nhân tố tác động đến mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN tại địa bàn TP.HCM
Đưa ra giải pháp xây dựng hệ thống thông tin kế toán tích hợp giữa KTTC và KTQT để có thể vận dụng được công cụ KTQT vào các DNVVN tại địa bàn TP.HCM
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể trên, cần phải giải quyết các vấn đề sau:
KTQT giữ vai trò như thế nào trong các DNVVN tại địa bàn TP.HCM trong những năm gần đây?
Mức độ vận dụng KTQT của các DNVVN trong những năm gần đây tại khu vực TP.HCM như thế nào ?
Các nhân tố nào tác động đến việc vận dụng KTQT vào các DNVVN tại địa bàn TP.HCM trong điều kiện hiện nay?
Phải xây dựng một hệ thống thông tin kế toán như thế nào để giúp các DNVVN tại địa bàn TP.HCM có thể dễ dàng vận dụng được KTQT trong điều kiện hiện nay?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng:Là các DNVVN và các chuyên gia, nhân viên am hiểu lãnh vực
Kế toán nói chung và kế toán Quản trị nói riêng và đang trực tiếp làm công việc này
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu trên tổng thể khoảng 150 quan sát với các DNVVN tại địa bàn TP.HCM và chủ yếu là tập trung vào việc thiết lập một hệ thống thông tin tích hợp để có thể sử dụng cho cả KTTC và KTQT nhằm giúp các DNVVN tại địa bàn TP.HCM có thể dễ dàng vận dụng được KTQT hầu có được những đối sách kịp thời đối với những diễn biến kinh tế phức tạp và một môi trường cạnh tranh khốc liệt như
Trang 23hiện nay để thể hiện vai trò của các DNVVN trong nền kinh tế thị trường của Việt nam nói chung hiện nay
1.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về KTQT để biết rõ được vai trò, tầm quan trọng của KTQT trong các doanh nghiệp nói chung và trong các DNVVN tại địa bàn TP.HCM nói riêng
Nghiên cứu việc thực hiện công tác KTQT trong một số DNVVN tại nước ngoài
để có sự so sánh với các DNVVN tại địa bàn TP.HCM
Khảo sát thực trạng mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN tại địa bàn TP.HCM trong những năm gần đây để từ đó tìm ra được các yếu tố tác động đến việc vận KTQT vào các DNVVN tại địa bàn TP.HCM Các yếu tố này sẽ được tiến hành phân tích bằng phương pháp định lượng
Nghiên cứu những điểm riêng biệt và những điểm chung giữa KTTC và KTQT Dựa vào kết quả của việc phân tích các yếu tố tác động đến việc vận dụng KTQT
và những điểm chung giữa KTTC và KTQT để tìm ra giải pháp giúp cho các DNVVN tại địa bàn TP.HCM có thể dễ dàng vận dụng được KTQT vào doanh nghiệp của mình thông qua việc xây dựng một hệ thống thông tin tích hợp giữa KTTC và KTQT
Như vậy, muốn đạt được những mục tiêu đã đề ra, người viết cần phải tiến hành những công việc cụ thể như sau:
Nêu ra được vai trò quan trọng của KTQT trong các DNVVN tại địa bàn TP.HCM, nói lên được hiệu quả cụ thể của việc vận dụng KTQT
Cho thấy thực trạng việc vận dụng KTQT vào các DNVVN tại địa bàn TP.HCM trong những năm gần đây, các DNVVN hiện nay đang vận dụng KTQT ở mức độ nào? Tại sao?
Xác định được đầy đủ các yếu tố hiện nay đang tác động đến việc vận dụng KTQT vào các DNVVN tại địa bàn TP.HCM và cho biết cụ thể mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố để từ đó đưa ra hướng giải quyết, các giải pháp cho phù hợp với tình hình
Trang 24thực tế
Cần phải xây dựng các bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các doanh nghiệp để thu thập các thông tin, sau đó các thông tin này sẽ được mã hóa thành các biến độc lập và được làm sạch bằng phần mềm thống kê Tiếp theo là tiến hành phân tích mối tương quan giữa các biến, loại các biến có ảnh hưởng không đáng kể và chạy hồi quy để xác định được các hệ số nhằm tìm ra được các yếu tố có tác động lớn đến biến phụ thuộc
là mức độ vận dụng KTQT vào các DNVVN tại địa bàn TP.HCM Sau khi đã xác định được yếu tố tác động lớn bằng phương pháp hồi quy, người viết phải đưa ra được giải pháp cụ thể để giúp các DNVVN tại địa bàn TP.HCM có thể vận dụng một cách dễ dàng công tác KTQT vào doanh nghiệp
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn phối hợp cả hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp định tính và phương pháp định lượng
Đối với việc khảo sát thực trạng mức độ vận dụng KTQT vào các DNVVN tại địa bàn TP.HCM người viết sẽ thu thập các dữ liệu mang tính định lượng có liên quan đến DNVVN tại địa bàn TP.HCM, thu thập các thông tin về việc ứng dụng KTQT trong các DNVVN ở địa bàn TP.HCM và ở nước ngoài để xác định tầm quan trọng của KTQT trong doanh nghiệp
Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu đã được công bố, ở giai đoạn này tác giả thực hiện phương pháp phỏng vấn số lượng 30 người, đây là các chuyên gia – những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán nói chung và Kế toán Quản trị nói riêng Nghiên cứu này nhằm mục đích bổ sung những tiêu chí đánh giá, điều chỉnh thang đo, là cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng ở giai đoạn 2
Sau quá trình thu thập, phỏng vấn, các ý kiến của chuyên gia sẽ được tập hợp và tiến hành xây dựng bảng câu hỏi Bảng câu hỏi khảo sát này tiếp tục được trực tiếp phỏng vấn thử nghiệm cho khoảng 10 người ngẫu nhiên để kiểm tra mức độ rõ ràng
Trang 25của câu chữ và điều chỉnh lại lần nữa trước khi gởi đi khảo sát chính thức
Nghiên cứu này được thực hiện từ số liệu thu thập từ các bảng khảo sát được thiết lập ở giai đoạn 1 được gửi tới các giám đốc và các kế toán trưởng, nhân viên của các DNVVN trong khu vực TP HCM
Phương pháp xử lý số liệu được tiến hành theo hai bước cụ thể sau:
- Nhập dữ liệu điều tra và xử lý số liệu thô: tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 để nhập dữ liệu, sau đó tiến hành xử lý số liệu thô bằng phương pháp thống
kê mô tả để xác định tính hợp lý, trung thực của dữ liệu được khảo sát, kiểm tra dữ liệu trống (missing data)…
- Phân tích thống kê mô tả và phân tích kiểm định: sau khi khảo sát xong, Tiếp theo, phương pháp phân tích số liệu thống kê được sử dụng để phân tích các yếu tố ngẫu nhiên (Các biến độc lập) tác động đến việc vận dụng KTQT vào các DNVVN tại địa bàn TP.HCM (Biến phụ thuộc) Phương pháp hồi quy đa biến sẽ được sử dụng để phân tích dữ liệu nhằm xác định hệ số tương quan giữa các biến và giải thích ý nghĩa kinh tế của mô hình hồi quy Hệ số của các biến được xét để kiểm định giả thiết H1:
≠ 0 nhằm xác định mức độ quan trọng của biến, từ đó tìm ra yếu tố nào có tác động lớn đến việc vận dụng KTQT vào DNVVN tại địa bàn TP.HCM
Cuối cùng, dựa vào việc xem xét mối quan hệ nhân quả giữa các biến độc lập và biến phụ thuộctrên kết quả phân tích, tác giả đưa ra những hàm ý về kế toán quản trị giúp cho các DNVVN có khả năng quản trị tốt vấn đề tài chính của mình, đồng thời dựa vào kết quả nghiên cứu những điểm chung giữa KTTC và KTQT để xây dựng một
hệ thống thông tin tích hợp giữa KTTC và KTQT giúp cho các DNVVN dễ dàng chấp nhận việc vận dụng KTQT vào doanh nghiệp mình, từ đó có thể nâng cao vị thế của doanh nghiệp mình trong quá trình hội nhập hiện nay
1.7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần tóm tắt thì luận văn sẽ bao gồm 5 chương:
Trang 26 Chương I: GIỚI THIỆU
Chương này sẽ đặt vấn đề và lý do nghiên cứu, nêu lên mục tiêu nghiên cứu (gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể) để từ đó đặt ra các câu hỏi nghiên cứu, trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước, nêu lên khe hổng của các nghiên cứu trước Xây dựng nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đồng thời giới hạn phạm vi nghiên cứu Chương này nói lên được tầm quan trọng của các DNVVN tại dịa bàn TP.HCM và các khó khăn mà các doanh nghiệp đang vướng phải, đồng thời cho thấy vai trò của KTQT đối với các DNVVN trong bối cảnh kinh tế hiện nay Chương này kết thúc với phần mô tả cấu trúc luận văn
Chương II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu như: tích hợp, thông tin kế toán, DNVVN, KTTC, KTQT Hệ thống lại các vấn đề lý luận về KTQT và lịch sử hình thành, phát triển của KTQT trên thế giới cũng như tại Việt Nam,
so sánh giữa KTQT và KTTC, nêu bật vai trò của KTQT đối với các DNVVN tại địa bàn TP.HCM
Chương III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày nội dung và phương pháp nghiên cứu các mục tiêu nghiên cứu đã được nêu lên ở chương I, xem xét, phân tích các vấn đề liên quan đến các câu hỏi nghiên cứu Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin, thiết lập mô hình khảo sát các yếu tố tác động đến mức độ vận dụng KTQT của các DNVVN tại địa bàn TP.HCM, đặt giả thuyết nghiên cứu, thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và xây dựng hệ thống thang đo cho từng nhóm câu hỏi
Chương IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bằngphương pháp thống kê mô tả xác định thực trang việc vận dụng KTQT của các DNVVN tại địa bàn TP.HCM thông qua bảng câu hỏi khảo sát từ các mẫu được chọn
Tổng hợp và làm sạch các dữ liệu điều tra dựa trên kết quả của bảng câu hỏi khảo sát Bằng phương pháp hồi quy đa biến, xác định sự tác động của các biến độc lập và
Trang 27sử dụng kết quả phân tích số liệu để đưa ra các yếu tố tác động lớn đến mức độ vận dụng KTQT vào các DNVVN tại địa bàn TP.HCM với việc kiểm định giả thuyết
Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận khẳng định tầm quan trọng của KTQT đối với các DNVVN tại địa bàn TP.HCM trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay, xác định các nhân tố chính tác động đến mức độ vận dụng KTQT vào các DNVVN, trong đó có nhân tố chi phí
Từ kết luận đó, đưa ra giải pháp xây dựng một hệ thống thông tin kế toán tích hợp giữa KTTC và KTQT để giúp các DNVVN tại địa bàn TP.HCM giảm được chi phí khi
sử dụng công cụ KTQT
KẾT LUẬN
Trong chương 1 này tác giả đã trình bày lý do, tính cấp thiết và ý nghĩa về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn của đề tài nghiên cứu Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra mục tiêu của đề tài, các câu hỏi cần phải làm rõ khi nghiên cứu và đưa ra giới hạn, phạm vi của đề tài nghiên cứu Song song với việc giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu của mình thông qua các đề tài đã nghiên cứu trước đó, tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu theo hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Kết thúc chương, tác giả trình bày sơ lược nội dung chính của luận văn bao gồm 5 chương và các phần tài liệu tham khảo cùng phụ lục
Trang 28Thông tin: Là một tập hợp nhiều nguồn dữ liệu đã xử lý [12]
Hệ thống thông tin kế toán: Là một tập hợp gồm các thành phần dữ liệu kế
toán, lưu trữ dữ liệu kế toán cho việc sử dụng trong tương lai và xử lý dữ liệu kế toán phục vụ cho người sử dụng cuối cùng[12]
Kế toán: Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh
tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động[5]
Kế toán tài chính (KTTC):Là kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin liên
quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp cho người quản lý và những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, giúp họ ra các quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm [5]
Kế toán quản trị (KTQT): Là kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho
những người trong nội bộ doanh nghiệp, giúp cho việc đưa ra các quyết định để vận hành công việc kinh doanh và vạch kế hoạch cho tương lai phù hợp với chiến lược và sách lược kinh doanh [5]
Tích hợp: Là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần
khác nhau thành một khối chức năng Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp,
sự kết hợp [6]
Doanh nghiệp vừa và nhỏ(DNVVN): Là những doanh nghiệp có quy mô không
lớn về vốn, lao động hay và doanh thu DNVVN được chia thành ba loại đó là doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ Tại Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ quy định một số tiêu chí cụ thể để xác định DNVVN được trình bày ở Bảng 2.1
Trang 29Bảng 2.1: Tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ
Khu vực
DN siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động
Tổng nguồn vốn
Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động
I-Nông lâm
nghiệp và thủy
sản
10 người trở xuống
20 tỷ đồng trở xuống
Từ trên 10 người đến
200 người
Từ trên 20 tỷ đồng đến 100
tỷ đồng
Từ trên 200 người đến
300 người II.Công nghiệp
và dân dụng 10 người trở xuống
20 tỷ đồng trở xuống
Từ trên 10 người đến
200 người
Từ trên 20 tỷ đồng đến 100
tỷ đồng
Từ trên 200 người đến
300 ngườiIII.Thương mại
và dịch vụ 10 người trở xuống
10 tỷ đồng trở xuống
Từ trên 10 người đến
50 người
Từ trên 10 tỷ đồng đến 50
tỷ đồng
Từ trên 50 người đến
100 người
Nguồn: Theo Nghị định của Chính Phủ[7]
2.2 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển kế toán quản trị
KTQT xuất phát từ kế toán chi phí.Các nhà sử học kế toán từ lâu đã ủng hộ quan điểm cho rằng kế toán chi phí là sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng kế toán chi phí chỉ xuất hiện sau thế kỷ XVIII như một kết quả của sự gia tăng nhanh chóng hệ thống nhà máy sản xuất trong cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu âu và Mỹ[13]
Kế toán chi phí tiếp tục phát triển hơn nữa trong thế kỷ XIX và thông qua giữa thế kỷ XX như một kết quả của nền công nghiệp hóa lớn hơn và tăng quy mô của các tập đoàn Có quan sát cho thấy rằng trong những thập niên đầu của thế kỷ XX, các lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp và KTQT phát triển song song Trong quá trình phát triển này đã dẫn đến việc sử dụng hệ thống chi phí tiêu chuẩn, hệ thống này còn sử dụng rộng rãi cho việc lập kế hoạch, kiểm soát của các công ty sản xuất.Sau đó trong thế kỷ
XX, thời kỳ mà kế toán chi phí bắt đầu thay đổi thành KTQT.Có lập luận cho rằng năm
1925, hầu như KTQT sử dụng ngày nay đã được phát triển
Sách giáo khoa đầu tiên được biết đến về KTQT được trình bày vào năm 1950,
Trang 30được viết bởi Vatter, và có tiêu đề KTQT.Vatter cho rằng KTQT có mục đích hỗ trợ các nhà quản trị Sự thay đổi từ kế toán chi phí thành KTQT cũng được thể hiện khi Viện Kế Toán Chi phí và Sản Xuất (The Institute of Cost and Works Accountants) thay đổi tên của tạp chí của nó từ "Kế toán chi phí" thành "Kế toán quản trị" vào năm 1965
và tên viện được đổi thành Viện Kế Toán Chi Phí và Quản Trị (The Institute of Cost and Management Accounting) vào năm 1972 Năm 1986, viện đổi tên thành Viện KTQT Chartered (Chartered Institute of Management Accountants -CIMA).Tại Mỹ Hiệp Hội Quốc Gia Kế Toán Chi Phí đổi tên thành Hiệp Hội Kế Toán năm 1958.Tổ chức này đã trở thành Học Viện Kế Toán Quản Trị (IMA) trong năm 1991
Tổng thể có thể thấy rằng sau thế kỷ XIX sự thay đổi trọng tâm từ kế toán chi phí sang KTQT nhằm để nhấn mạnh vào việc cung cấp các thông tin phù hợp với nhu cầu của các nhà quản trị
2.2.2 Khái niệm về kế toán quản trị
Có quan điểm cho rằng không có định nghĩa chung về KTQT Sự tiến hóa của KTQT bây giờ sẽ được khám phá trong các định nghĩa thay đổi từ ba cơ quan hàng đầu của kế toán gồm: Viện KTQT (IMA), Học Viện KTQT Chartered (CIMA) và Liên Đoàn Kế Toán Quốc Tế (IFAC)
Định nghĩa ban đầu về KTQT của IMA (IMA, 1981, p.1), KTQT là " quá trình xác định, đo lường, tích lũy, phân tích, chuẩn bị, giải thích, và thông tin tài chính cho việc quản trị kế hoạch, đánh giá và kiểm soát của một tổ chức nhằm đảm bảo sử dụng hợp lý đối với các nguồn lực của nó KTQT cũng bao gồm việc lập các báo cáo tài chính cho các nhóm không quản trị như cổ đông, chủ nợ, cơ quan chức năng và cơ quan thuế.Nhưng gần đây, KTQT được định nghĩa như là "một nghề có liên quan đến
sự hợp tác trong quản trị để ra quyết định, vạch ra kế hoạch và quản trị hiệu quả hệ thống, đồng thời cung cấp chuyên môn trong báo cáo tài chính và kiểm soát để hỗ trợ quản trị trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược của một tổ chức"(IMA, 2008, p.1) Các thay đổi trong định nghĩa cho thấy vai trò của KTQT phát triển từ xu hướng giao dịch và tuân thủ thành một đối tác kinh doanh chiến lược giúp các tổ chức trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, lập kế hoạch và dự toán ngân sách, quản trị rủi ro,
Trang 31kiểm soát nội bộ, báo cáo tài chính tại thời điểm của sự thay đổi lớn, cũng như các phương thức quản trị chi phí chuyên sâu (IMA, 2008)
Theo tổ chức CIMA, KTQT được định nghĩa là cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhà quản trị cho các mục đích như: xây dựng chính sách, lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp; quyết định các hoạt động thay thế; thông tin ra bên ngoài
để cho cổ đông và những người khác, thông tin cho nhân viên (CIMA, 2005 p.18) cho thấy KTQT đã chuyển hướng tới một vai trò rộng lớn hơn KTQT được định nghĩa là việc áp dụng các nguyên tắc của KTQT và quản trị tài chính để tạo ra, bảo vệ, bảo tồn
và gia tăng giá trị cho các bên liên quan kể cả doanh nghiệp vì lợi nhuận và phi lợi nhuận trong khu vực công và tư nhân CIMA (2005) nói rõ hơn định nghĩa của KTQT, nhấn mạnh KTQT là một phần của quản trị, trong đó yêu cầu xác định, trình bày, giải thích và sử dụng thông tin liên quan để: Xây dựng chiến lược kinh doanh; Lập kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; Xác định cơ cấu nguồn vốn và các quỹ; Kiểm soát các hoạt động và đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực; Triển khai các qui trình quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ Định nghĩa thay đổi của CIMA cho thấy, KTQT đã tiến gần hơn đến mối quan tâm quản trị cấp cao tập trung vào tính hiệu quả, lập kế hoạch chiến lược và tạo ra giá trị sáng tạo
IFAC (1998, p.99) định nghĩa KTQT là "quá trình nhận dạng, đo lường, tích lũy, phân tích, trình bày, giải thích, và trao đổi thông tin (cả về tài chính và điều hành) được
sử dụng bởi nhà quản trị để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm soát trong một tổ chức Đảm bảo sử dụng hợp lý đối với các nguồn lực của tổ chức" IFAC (1989) - Một định nghĩa được căn cứ vào ý tưởng truyền thống của đối tượng Tuy nhiên, chỉ chín năm sau đó phạm vi đã được mở rộng đáng kể, (IFAC, 1998, p.86) xem KTQT là một hoạt động được đan xen trong quá trình quản trị của tất cả các tổ chức KTQT đề cập đến một phần của quá trình quản trị đó là tập trung làm tăng giá trị cho tổ chức bằng cách làm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực, trong bối cảnh năng động và cạnh tranh Tiến trình này cũng được xem như là kết quả của bốn giai đoạn trong quá trình tiến hóa của KTQT
Nếu như ở một số nước phát triển KTQT đã phát triển rất lâu và đã đạt được
Trang 32những thành tựu rất lớn cả về lý thuyết cũng như thực tiễn ứng dụng Ở Canada, Mỹ, KTQT đã trở thành một nghề với những tiêu chuẩn nghề nghiệp xác định (CMA), thì ở Việt Nam, thuật ngữ “Kế toán quản trị” mới chỉ được ghi nhận chính thức trong Luật
Kế Toán ban hành vào ngày 17/06/2003 Ngày 12/06/2006 Bộ tài chính ban hành thông tư 53/2006/TT – BTC, hướng dẫn áp dụng KTQT trong doanh nghiệp Theo đó, KTQT được hiểu là “việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”
KTQT còn được hiểu ở một khía cạnh khác là việc thu thập, xử lý thông tin về các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp nhằm cung cấp cơ sở cần thiết để nhà quản trị đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai
Kết luận
Nhìn chung KTQT trên thế giới hiện nay phát triển rất mạnh, theo thời gian tất cả các định nghĩa quản trị truyền thống dần thu hẹp, nhường chổ cho các hoạt động nhằm tạo ra các giá trị cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp, các hoạt động đó nhấn mạnh vào việc quản trị doanh nghiệp ở mức độ cao hơn và KTQT là một công cụ không thể thiếu trong hoạt động này, còn ở Việt Nam hiện nay KTQT đóng vai trò rất khiêm tốn, nhất là đối với DNVVN Điều này sẽ được chứng minh trong chương 4
2.2.3 Vai trò của kế toán quản trị
Vai trò của KTQT đối với doanh nghiệp đặc biệt là các nhà quản trị là hỗ trợ họ thực hiện các chức năng cơ bản sau:
Để lập kế hoạch đòi hỏi phải nắm được những thông tin đã xảy ra, phải có những phương pháp để phân tích đánh giá tình hình và phải có những công cụ để đưa ra những dự báo trong tương lai.KTQT sẽ cung cấp thông tin về tình hình đã xảy ra, cung cấp những công cụ, phương pháp để phân tích đánh giá tình hình và đưa ra dự báo.Vì vậy KTQT giữ một vị trí rất quan trọng trong chức năng lập kế hoạch
Trang 33 Chức năng tổ chức và điều hành
Tổ chức và điều hành là quá trình thực hiện các công việc như: Tổ chức về nhân
sự, phân bổ tài sản, nguồn vốn…Để thực hiện tốt các công việc trên đòi hỏi phải nắm được thông tin về tình hình hoạt động của từng bộ phận, phải có những công cụ để đánh giá kết quả, hiệu quả của từng bộ phận, từ đó xác định được trách nhiệm của từng
bộ phận, của mỗi cá nhân phụ trách từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn bộ doanh nghiệp KTQT sẽ cung cấp những thông tin và công cụ để đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động của từng bộ phận phục vụ cho mục đích trên.Vì vậy KTQT giữ một vị trí quan trọng trong việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hành
Kiểm tra là quá trình đối chiếu, so sánh giữa số liệu thực tế với số liệu phản ánh mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch đề ra nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch…KTQT có vai trò trong việc hình thành thông tin thực tế và kế hoạch phục vụ cho công tác kiểm tra Vì vậy nó giữ một vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng này
Nói đúng hơn ra quyết định không phải là một chức năng riêng biệt mà nó là một
bộ phận của 3 chức năng trên, bởi vì chính trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức – điều hành và kiểm tra cũng phải ra quyết định Qua những phân tích trên, chứng tỏ KTQT giữ một vị trí quan trọng trong việc thực hiện chức năng ra quyết định
Người đảm nhận công việc KTQT ngày nay ngoài những kiến thức chuyên ngành, cần phải hiểu được các lĩnh vực chức năng khác như marketing, tài chính, quản trị hòa quyện với các quyết định của kế toán thế nào
Những tiến bộ trong hàng chục năm qua đã làm cho những nhà KTQT có thể trở thành một phần trong đội ngũ các nhà quản lý làm gia tăng giá trị của tổ chức [11] KTQT ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin để nhà quản trị thực hiện toàn diện các chức năng quản trị theo nhu cầu, cụ thể như sau:
Trang 34- KTQT giúp nhà quản trị có tài liệu về mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Từ đó, nhà quản trị thiết lập định hướng cho sản xuất kinh doanh để khai thác có hiệu quả các nguồn lực kinh tế của đơn vị
- KTQT giúp nhà quản trị nhận biết được tình hình thực hiện, biến động trong thực hiện để đưa ra phương pháp khai thác, kiểm soát, giải pháp điều chỉnh và đánh giá đúng về trách nhiệm của từng bộ phận
- KTQT giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định quản trị khoa học, khai thác được tiềm năng kinh tế, tài chính và đảm bảo mục tiêu của đơn vị
2.2.4 Nội dung của kế toán quản trị
Nội dung của KTQT là tổng hợp tất cả các mặt, các yếu tố cấu thành nên KTQT, thể hiện kết quả của công việc KTQT và phương pháp kỹ thuật KTQT là phương tiện
để đạt được nội dung KTQT KTQT bao gồm các nội dung sau:
- Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành
- Lập dự toán ngân sách
- Đánh giá trách nhiệm quản lý
- Thông tin kế toán cho việc ra quyết định
Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành
Chi phí là một khái niệm kinh tế, chi phí là giá trị của nguồn lực bị mất đi của tổ chức để đạt được một mục đích nào đó [10].Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một kết quả Kết quả có thể dưới dạng vật chất như sản phẩm, tiền, nhà xưởng hoặc phi vật chất như kiến thức, dịch vụ…
Đối với nhà quản trị, chi phí là mối quan tâm hàng đầu vì chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát và đưa chi phí xuống mức thấp nhất có thể Để làm được điều này thì nhà quản trị phải xác định được các phương pháp phân loại chi phí, các phương pháp tập hợp chi phí, cách xác định các trung tâm
Trang 35chi phí để có thể đưa ra quyết định đúng đắn trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động của nhà quản trị
Chi phí được phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng cuối cùng cũng không nằm ngoài mục đích là nhằm kiểm soát và giảm chi phí để phục vụ cho quá trình quản trị cho các hoạt động của tổ chức
- Chi phí sản xuất (manufacturing costs): Là những khoản chi phí phát sinh ở những phân xưởng sản xuất, trong các bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Trong các doanh nghiệp thương mại thì không có chi phí sản xuất mà thay vào đó là chí phí hàng mua (giá vốn), nó bao gồm giá mua và chi phí mua Giá mua và chi phí mua là chi phí sản phẩm trong doanh nghiệp thương mại
- Chi phí ngoài sản xuất (Non-manufacturing costs): Là những chi phí phát sinh ngoài ngoài các phân xưởng sản xuất liên quan đến việc quản lý chung và tiêu thụ sản phẩm, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp [9]
Trang 36- Chi phí kiểm soát được - chi phí không kiểm soát được:
+ Chi phí kiểm soát được (controlled costs): Là những chi phí mà nhà quản trị có thể kiểm soát và có quyền ra quyết định về khoản chi phí đó
+ Chi phí không kiểm soát được (Non-controlled costs): Là những chi phí
mà nhà quản trị không thể kiểm soát và tác động đến khoản chi phí đó
- Chi phí trực tiếp - chi phí gián tiếp:
+ Chi phí trực tiếp (direct costs): Là những chi phí phát sinh gắn liền trực tiếp từng đối tượng, từng sản phẩm, từng bộ phận và có thể tính thẳng và tính toàn bộ cho đối tượng đó như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí gián tiếp (indirect costs): Là những chi phí phát sinh mang tính chất chung của tổng thể không thể tách riêng cho từng đối tương, không thể tính thẳng toàn bộ cho đối tượng đó mà phải thực hiện phân bổ
- Chi phí cơ hội (opportunity cost): Trong hoạt động kinh doanh, bất kỳ một khoản mục chi phí nào phát sinh đều được phản ánh và theo dõi trên các sổ sách kế toán Tuy nhiên, có một loại chi phí hoàn toàn không được phản ánh trên sổ sách kế toán nhưng lại rất quan trọng, cần được xem xét đến mỗi khi nhà quản trị lựa chọn các phương án kinh doanh, đầu tư Đó là chi phí cơ hội, chi phí cơ hội là khoản lợi ích thu nhập bị mất đi do chọn phương án này mà hủy bỏ phương án khác
- Chi phí thích đáng - chi phí không thích đáng:
+ Chi phí thích đáng (relevant costs): Là chi phí có thể hạn chế được, có thể tránh được trong phương án mà nhà quản trị quyết định lựa chọn
+ Chi phí không thích đáng (irrelevant costs): Là loại chi phí không thể hạn chế được, hoặc tránh được trong phương án mà nhà quản trị lựa chọn Chi phí không thích đáng có hai loại:
o Chi phí lặn (sunk costs): Là chi phí đã phát sinh trong quá khứ Chi
Trang 37phí lặn không thể tránh được Vì vậy, trong việc lựa chọn các phương án khác nhau, chi phí này không được đưa vào xem xét, nó không thích hợp cho việc ra quyết định
o Chi phí tương lai không chênh lệch (committed costs): Trong quá trình ra quyết định, nhà quản lý thường phải so sánh nhiều phương
án khác nhau Tất nhiên, sẽ phát sinh các chi phí gắn liền với phương án đó Các nhà quản lý thường so sánh các chi phí phát sinh trong các phương án khác nhau để đi đến quyết định là chọn một phương án Có những khoản chi phí không có sự chênh lệch giữa các phương án do đó nó không thích hợp cho việc ra quyết định
- Chi phí khả biến (variable costs): Là những chi phí thay đổi tỷ lệ thuận với sự thay đổi của mức độ hoạt động Chi phí khả biến tính cho từng đơn vị hoạt động lại ổn định Chi phí khả biến chỉ phát sinh khi có hoạt động
+ Chi phí khả biến tuyến tính: Là chi phí biến động theo cùng một tỉ lệ với
sự biến động của mức độ hoạt động
+ Chi phí khả biến cấp bậc: Là những chi phí thay đổi khi có sự thay đổi đủ lớn và rõ ràng của mức độ hoạt động
- Chi phí bất biến (fixed costs): Là những chi phí không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhưng khi tính cho một đơn vị hoạt động thì chi phí bất biến thay đổi
+ Chi phí bất biến bắt buộc: Là những chi phí không thay đổi trong dài hạn,
nó tồn tại không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người quản trị, nó tồn tại ở mọi mức độ hoạt động, gắn liền với cơ cấu tổ chức bộ máy như chi phí khấu hao hay phần lớn những chi phí phục vụ cho quá trình tổ chức và điều hành Chi phí này có bản chất lâu dài và không thể cắt giảm đến không cho dù mức độ hoạt động giảm xuống hay sản xuất bị gián
Trang 38đoạn
+ Chi phí bất biến không bắt buộc: Là những chi phí không đổi trong ngắn hạn nhưng có thể thay đổi trong từng chương trình, từng mục tiêu ngắn hạn của nhà quản trị, ví dụ chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học Chi phí này có bản chất ngắn hạn và trong một vài trường hợp có thể cắt giảm được
- Chi phí hỗn hợp (mixed costs): Là chi phí vừa mang yếu tố khả biến vừa mang yếu tố bất biến Trong một mức độ hoạt động nào đó, tổng chi phí hỗn hợp không thay đổi nhưng nếu vượt qua mức độ hoạt động đó thì chi phí hỗn hợp sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động
Phân loại chi phí theo cách ứng xử cho chúng ta "Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí", đây là báo cáo cung cấp những thông tin để phục vụ cho quá trình ra quyết định và điều hành Theo công thức sau:
Doanh thu - Chi phí khả biến = Số dư đảm phí
Số dư đảm phí - Chi phí bất biến = Lợi nhuận
Có hai phương pháp là phương pháp trực tiếp và phương pháp phân bổ
Phương pháp trực tiếp:Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh chỉ liên quan đến
một đối tượng chịu chi phí Nghĩa là chi phí thuộc đối tượng nào sẽ được tập hợp trực tiếp vào đối tượng đó
Phương pháp phân bổ:Cho trường hợp ngược lại là chi phí phát sinh liên quan đến
nhiều đối tượng chịu chi phí nhất là những chi phí ở bộ phận phục vụ Nên phải phân bổ chi phí theo các tiêu chí sau: Giờ công, giờ máy hoạt động, diện tích sử dụng
Các bộ phận trong doanh nghiệp phải bao gồm hai loại: Các bộ phận chức năng và các
bộ phận phục vụ
Trang 39Các bộ phận chức năng là những bộ phận thực hiện những nhiệm vụ chính của
công ty như các phân xưởng sản xuất trong công ty sản xuất chế biến
Các bộ phận phục vụ là những bộ phận phục vụ cho hoạt động của các bộ phận
chức năng và các bộ phận phục vụ khác, như phân xưởng điện, sửa chữa, phòng
kế toán, phòng tổ chức, phòng kế hoạch Bộ phận phục vụ để hoạt động cũng cần chi phí do đó cần phải phân bổ chi phí của bộ phận này vào bộ phận chức năng để xác định đúng tổng chi phí cho từng sản phẩm hay từng hoạt động của
bộ phận chức năng
Có hai phương pháp được sử dụng để phân bổ chi phí của các bộ phận phục vụ, được gọi là phương pháp trực tiếp và phương pháp bậc thang:
- Phương pháp trực tiếp: Là một phương pháp phân bổ đơn giản, nó bỏ qua
tất cả các chi phí về các dịch vụ giữa các bộ phận phục vụ lẫn nhau và phân
bổ tất cả các chi phí cho các bộ phận chức năng Tiêu thức phân bổ có thể dựa trên số giờ lao động, diện tích sử dụng của từng bộ phận
- Phương pháp bậc thang: Là phương pháp phân bổ chi phí của bộ phận phục
vụ không chỉ cho bộ phận chức năng mà còn phân bổ cho các bộ phận phục
vụ khác Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự bắt đầu từ bộ phận phục
vụ có chi phí phát sinh lớn nhất đến các bộ phận phục vụ có chi phí phát sinh nhỏ hơn, và không được phân bổ theo trình tự ngược lại (Hình 2.1)
Hình 2.1: Mô hình phương pháp phân bổ bậc thang
Trang 402.2.4.4 Dự toán ngân sách
Dự toán là những tính toán, dự kiến một cách toàn diện mục tiêu mà tổ chức cần phải đạt được, đồng thời chỉ rõ cách thức huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu mà tổ chức đặt ra.Dự toán được xác định bằng một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị cho một khoảng thời gian xác định trong tương lai.Dự toán được xây dựng dựa trên cơ sở của kế hoạch và là trung tâm của kế hoạch [4]
Dự toán ngân sách là những tính toán, dự kiến một cách toàn diện mục tiêu kinh
tế, tài chính mà doanh nghiệp cần đạt được trong kỳ hoạt động, đồng thời chỉ rõ cách thức, biện pháp huy động các nguồn lực để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đó Dự toán ngân sách là một hệ thống bao gồm nhiều dự toán như: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu, dự toán chi phí nhân công, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán vốn đầu tư, dự toán tiền, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán [4]
Dự toán ngân sách là kế hoạch cho tương lai Do đó, dự toán ngân sách là các công cụ để lập kế hoạch, và nó thường được lập trước khi bắt đầu một giai đoạn hay một kỳ ngân sách Tuy nhiên, so sánh giữa dự toán ngân sách với các kết quả thực tế sẽ cung cấp được nhiều thông tin có giá trị về các hoạt động Do đó, dự toán ngân sách là
cả hai công cụ lập kế hoạch và công cụ đánh giá thực hiện kế hoạch [4]
Thông thường, đầu vào quan trọng nhất trong dự toán ngân sách là một số biện pháp dự báo sản lượng đầu ra dự kiến.Đối với nhà máy sản xuất, sản lượng đầu ra là số lượng của mỗi loại sản phẩm được sản xuất ra.Đối với một nhà bán lẻ, nó có thể là số lượng của mỗi loại sản phẩm được bán ra[4]
Dự toán ngân sách cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch của doanh nghiệp bằng những số liệu cụ thể.Cụ thể hóa các nguồn lực, các biện pháp để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ bằng những số liệu những bản tính toán chi tiết và cụ thể