Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 51 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
51
Dung lượng
0,91 MB
Nội dung
1 CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ông cha ta đã có câu như: “An cư mới lập nghiệp”; “Tậu trâu, cưới vợ, xây nhà”… để thể hiện tầm quan trọng của việc sở hữu một căn nhà để ở và đó cũng là mong ước của rất nhiều người nhất là đối với những người là công nhân, viên chức có thu nhập thấp tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất cả nước về kinh tế cũng như số lượng dân cư sinh sống. Những năm 2007, 2008 có thể coi là thời kỳ hoàng kim của bất động sản, rất nhiều những doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế đều nhảy vào lĩnh vực kinh doanh này, mặc dù có những doanh nghiệp không có chút kinh nghiệm về bất động sản. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam, chỉ một vài năm sau bất động sản tồn kho lên tới cả trăm ngàn tỷ đồng. Theo Bộ trưởng bộ xây dựng Trịnh Đình Dũng tính đến tháng 11/2013 tồn kho bất động sản cả nước là 96.805 tỷ đồng. (Nguồn: www.cafeland.vn, 2013) Sự ảm đạm của thị trường bất động sản không những gây khó khăn riêng cho chủ đầu tư mà còn gây khó khăn cho một lượng lớn người lao động tham gia hoạt động trong ngành. Bên cạnh đó, những công ty có ngành nghề hoạt động liên quan như các công ty xây dựng, các công ty tư vấn đầu tư, ngân hàng v.v. cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Điều đó góp phần gây ra khó khăn chung cho nền kinh tế hiện nay. Có nhiều nguyên nhân được các chuyên gia đưa ra phân tích thực trạng trên và một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là giá bất động sản chưa thực sự phù hợp với thu nhập của một bộ phận lớn người dân. Không phải công nhân, viên chức nghèo nào cũng có đủ tiền để mua một căn nhà đáp ứng đầy đủ các điều kiện như: giá cả, địa điểm, diện tích. Nhằm tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản, thông qua đó giúp cải thiện “ tồn kho ” của bất động sản, vốn, nguyên vật liệu và như vậy sẽ có tác động lan tỏa đến nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế nên chính đã đưa ra gói tín dng 30 ngàn tỷ cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội theo Thông tư 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5. Nhưng từ khi khởi động gói hỗ trợ gói tín dng 30 tỉ thì thị trường bất động sản cũng không có vẻ phc hồi mà gói tín dng cũng khó đến tay người dân. Trong thời 2 gian qua khiến tác giả luôn thắc mắc về câu hỏi: những nguyên nhân nào khiến người tiêu dùng hạn chế mua nhà cho người thu nhập mà chính phủ hỗ trợ ? Qua một thời gian dài trăn trở với câu hỏi trên, cùng với mong muốn khám phá những điều mới lạ trong ngành bất động sản, tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA NHÀ CỦA NGƯỜI THU NHẬP THẤP TẠI TP.HCM“ làm Luận văn Thạc sĩ của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài xác định các mc tiêu cần nghiên cứu sau: - Nhận dạng các nhân tố tác động đến quyết định của khách hàng mua nhà cho người thu nhập thấp. - Phân tích các số liệu đo lường để tìm ra mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định mua nhà cho người thu nhập thấp tại TP.HCM. - Từ kết quả phân tích, đề suất các kiến nghị cho chủ đầu tư tham gia vào phân khúc thị trường nhà cho người thu nhập thấp tại TP.HCM hiện nay. Từ đó câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: - Các nhân tố nào tác động đến quyết định của khách hàng mua nhà cho người thu nhập thấp tại TP.HCM ? - Mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định của khách hàng mua nhà cho người thu nhập thấp tại TP.HCM ? Đề tài nghiên cứu sẽ cho thấy được những những yếu tố nào là nhân tố mà khách hàng quan tâm nhiều nhất và mức độ quan trọng của các yếu tố đó đối với khách hàng ra sao khi họ quyết định của khách hàng mua nhà cho người thu nhập thấp tại TP.HCM. Kết quả có thể giúp chủ đầu tư hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu của mình để từ đó lên ý tưởng thiết kế xây dựng và bán hàng tốt hơn. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng góp phần giúp các cơ quan chức năng hiểu hơn về nhu cầu thực tế của người dân để từ đó ban hành cơ chế quản lý thị trường đạt hiệu quả hơn. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu lần này cũng góp phần tạo điều kiện để những cuộc nghiên cứu về kinh doanh, tiếp thị tiếp theo có cơ sở để thực hiện dễ dàng hơn, góp phần tạo điều kiện để thị trường phát triển bền vững hơn. 3 1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Kết quả nghiên cứu đã xác định được phương trình hồi quy chỉ mối tương quan giữa biến ph thuộc là quyết định của khách hàng với các biến độc lập là: yếu tố vị trí, yếu tố thu nhập, yếu tố chất lượng công trình, yếu tố môi trường sống, yếu tố giá cả, yếu tố uy tín chủ đầu tư, yếu tố tham khảo và yếu tố chiêu thị. - Thông qua phân tích phương sai (ANOVA) để kiểm định sự khác nhau của các đặc tính cá nhân dến quyết định mua nhà của khách hàng cho người thu nhập thấp tại TP.HCM - Thông qua phân tích giá trị trung bình của biến độc lập và biến ph thuộc yếu tố để đánh giá được mức yếu tố quan trọng của khách hàng về việc mua nhà cho người thu nhập thấp tại TP.HCM. 1.4. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu là những khách hàng đang có nhu cầu mua nhà và những khách hàng vừa mới mua nhà tại thành phố Hồ Chí Minh. - Những nhà được đưa vào nghiên cứu được hoàn thành và đưa vào sử dng trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay tại Thành phố Hồ Chí Minh. 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu lần này thực hiện dựa trên cả hai phương pháp: phương pháp định tính và phương pháp định lượng Nghiên cứu định tính Kỹ thuật của nghiên cứu định tính được sử dng để hoàn thành luận văn là trên cơ sở lý thuyết và tham khảo các mô hình đã nghiên cứu trước để hình thành bảng câu hỏi sơ bộ; sau đó tham khảo ý kiến chuyên gia (thảo luận nhóm) với các cá nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản nhằm củng có nội dung bảng câu hỏi. Và để có bảng câu hỏi chính thức, tác giả tiến hành khảo sát và chạy kiểm định thang đo trên 20 phiếu. Nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng được tiến hành trên phần mềm SPSS 16. , xử lý phiếu điều tra, vận dng phương pháp hồi qui trên nền phương pháp nhân tố khám phá 4 (EFA) nhằm xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà của khách hàng. 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN. Luận văn có kết cấu được 5 chương như sau: * Chương 1: Giới thiệu đề tài. Nội dung chương này trình bày khái quát về lý do chọn đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài, mc tiêu nghiên cứu, và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu. * Chương 2: Cơ sở lý thuyết về quyết định lựa chọn của người tiêu dùng và mô hình nghiên cứu. Chương này trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu, các định nghĩa và các khái niệm liên quan, làm cơ sở thực hiện cho đề tài nghiên cứu. * Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày qui trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được áp dng, nhằm phát triển mô hình mô hình nghiên cứu và xây dựng thang đo chính thức cho mô hình nghiên cứu của luận văn. * Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Từ kết quả số liệu khảo sát thu được, chương này sẽ tiến hành phân tích và kiểm định thang đo, kiểm định mô hình hồi qui và các giả thuyết đặt ra của mô hình nghiên cứu. * Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này sẽ tiến hành thảo luận kết quả đạt được, từ đó nêu lên những kiến nghị đề suất với chủ đầu tư và các cơ quan ban ngành liên quan. Sau đó, tác giả sẽ tiến hành tổng kết những hạn chế của đề tài và gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 . LÝ THUYẾT CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 2.1.1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng Có nhiều cách tiếp cận khác nhau như sau: Theo Leon Schiffiman, David Bednall và Aron O’cass (1997): Hành vi người tiêu dùng là sự tương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi và môi trường mà qua sự thay đổi đó con người thay đổi cuộc sống của họ. Theo Peter D.Bennet (1988): hành vi của người tiêu dùng là những hành vi mà người tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dng, đánh giá sản phẩm và dịch v mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ. Theo Charles W. Lamb, Joseph F. Hair và Carl McDaniel (2000):Hành vi của người tiêu dùng là một quá trình mô tả cách thức mà người tiêu dùng ra quyết định lựa chọn và loại bỏ một loại sản phẩm hay dịch v. Theo Philip Kotler (2001): Người làm kinh doanh nghiên cứu hành vi người tiêu dùng với mc đích nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen của họ. C thể là xem người tiêu dùng muốn mua gì, sao họ lại mua sản phẩm, dịch v đó, tại sao họ mua nhãn hiệu đó, họ mua như thế nào, mua ở đâu, khi nào mua và mức độ mua ra sao để xây dựng chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, dịch v của mình. Philip Kotler (2001) đã hệ thống diễn biến của hành vi người mua hàng qua hình sau: Kích thích marketing Kích thích khác Đặc điểm người mua Quá trình ra quyết định Quyết định của người mua - Sản phẩm - Giá - Địa điểm - Chiêu thị - Kinh tế - Công nghệ - Chính trị - Văn hóa - Văn hóa - Xã hội - Tâm lý - Cá tính - Nhận thức vấn đề - Tìm kiếm thông tin - Đánh giá - Quyết định - Hành vi sau khi mua - Chọn sản phẩm - Chọn công ty - Chọn đơn vị phân phối - Định thời gian - Định số lượng (Nguồn: Philip Kotler (2001), Quản trị Marketing, Nxb. Thống kê, tr.198). HÌNH 2.1: HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 6 Như vậy, hành vi người tiêu dùng là những phản ứng của khách hàng dưới tác động của những kích thích bên ngoài và quá trình tâm lý bên trong diễn ra thông qua quá trình quyết định lựa chọn hàng hóa, dịch v. 2.1.2. Khái niệm quyết định lựa chọn của người tiêu dùng. Theo N. Gregory Mankiw: “Quá trình ra quyết định của cá nhân được định hướng bởi sự tối đa hóa tính hữu ích trong một lượng ngân sách hạn chế”. Theo đó, với giả thuyết con người là duy lý và thông tin trên thị trường là hoàn hảo, hành vi của người tiêu dùng chịu sự ảnh hưởng bởi hai yếu tố cơ bản sau: Thứ nhất, sự giới hạn của ngân sách (thu nhập): mọi người đều chịu sự giới hạn hay ràng buộc về mức thu nhập của họ. Khi quyết định mua một loại hàng hóa nào đó, người ta thường phải xem xét đến khả năng chi trả của họ, khả năng đánh đổi của họ để có được hàng hóa này thay vì hàng hóa khác hay dùng vào việc khác. Thứ hai, mức hữu dụng cao nhất: người tiêu dùng chỉ lựa chọn những loại hàng hóa, dịch v nào mang lại cho họ lợi ích lớn nhất. Lợi ích này là tổng hòa những giá trị mà người tiêu dùng nhận được khi lựa chọn sản phẩm hay dịch v đó. 2.1.3. Quá trình thông qua quyết định lựa chọn Theo Philip Kotler (2001), quá trình thông qua quyết định lựa chọn của người tiêu dùng diễn ra qua các giai đoạn sau đây: (Nguồn: Philip Kotler (2001), Quản trị Marketing, Nxb Thống kê, tr.220-229) HÌNH 2.2: CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN. Nhận biết nhu cầu Tìm kiếm thông tin Đánh giá lựa chọn Quyết định mua Hành vi sau khi mua 7 2.1.3.1. Nhận biết nhu cầu Quá trình mua hàng bắt đầu xảy ra khi người tiêu dùng ý thức được nhu cầu của chính họ. Theo Philip Kotler, nhu cầu phát sinh do những kích thích bên trong và bên ngoài. - Kích thích bên trong: là các nhu cầu thông thường của con người như: đói, khát, nghỉ ngơi, an toàn, giao tiếp, được ngưỡng mộ, v.v. Chẳng hạn, một người muốn mua nhà khi chưa có nơi ở riêng, muốn ăn khi đói, muốn uống nước khi khát v.v. - Kích thích bên ngoài: như thời gian, sự thay đổi do hoàn cảnh, môi trường, đặc tính của người tiêu dùng; những chi phối có tính chất xã hội như: văn hóa, giới tham khảo, những yêu cầu tương xứng với các đặc điểm cá nhân, những kích thích tiếp thị . 2.1.3.2. Tìm kiếm thông tin Theo Philip Kotler, khi nhu cầu đủ mạnh sẽ hình thành động cơ thúc đẩy người tiêu dùng tìm kiếm thông tin để hiểu biết về sản phẩm. Quá trình tìm kiếm thông tin có thể ở “bên trong” hoặc “bên ngoài”. Song nếu việc tìm kiếm bên trong thành công, thì có thể sẽ không xảy ra việc tìm kiếm thông tin từ nguồn bên ngoài. Các nguồn thông tin người tiêu dùng sử dng để tìm hiểu sản phẩm thay đổi tùy thuộc vào sản phẩm muốn mua và các đặc tính của người mua. Có thể phân chia các nguồn thông tin của người tiêu dùng thành bốn nhóm: - Nguồn thông tin cá nhân: những thông tin từ gia đình, bạn bè, người quen, hàng xóm. - Nguồn thông tin thương mại: thông tin nhận từ các đơn vị tiếp thị, chủ đầu tư. - Nguồn thông tin công cộng: thông tin khách quan trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan chức năng của nhà nước, các tổ chức. - Nguồn thông tin kinh nghiệm: qua tìm hiểu trực tiếp như tiếp xúc với những nhà của chủ đầu tư đã thực hiện hay tham quan nhà mẫu. Mỗi nguồn thông tin đảm nhận vai trò khác nhau với mức độ nào đó ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhà là sản phẩm đặc biệt có giá trị lớn, do đó khách hàng khi mua thì sẽ phải tìm hiểu rất kỹ để lựa chọn, thông thường khi khách hàng có dự kiến mua nhà thì khách hàng sẽ sẵn sàng bỏ nhiều thời gian để tham khảo rất nhiều nguồn thông tin khác nhau. 8 2.1.3.3. Đánh giá các lựa chọn Theo Philip Kotler (2001), trước khi đưa ra quyết định lựa chọn người tiêu dùng xử lý thông tin thu được rồi đưa ra đánh giá giá trị của các loại sản phẩm khác nhau. Tiến trình đánh giá được thực hiện theo nguyên tắc và trình tự sau đây: Thứ nhất, người tiêu dùng xem mỗi sản phẩm là một tập hợp các thuộc tính nhất định. Trong đó, mỗi thuộc tính được gán cho một chức năng hữu ích mà sản phẩm đó có thể đem lại sự thỏa mãn cho người tiêu dùng khi sở hữu nó. Thứ hai, người tiêu dùng có khuynh hướng phân loại các thuộc tính theo mức độ quan trọng đối với nhu cầu được thỏa mãn của họ. Thứ ba, người tiêu dùng có khuynh hướng xây dựng cho mình một tập hợp những niềm tin vào thuộc tính làm cơ sở để đánh giá sản phẩm. Giá trị của mỗi một loại sản phẩm được xác định tương ứng với số điểm đánh giá cho sản phẩm đó theo công thức: Tj= ∑Ki x Mij (trong đó: Tj là tổng số điểm đánh giá cho sản phẩm j; Ki là hệ số quan trọng của thuộc tính; Mij là điểm đánh giá cho thuộc tính i của sản phẩm). Người tiêu dùng sẽ chọn mua sản phẩm nào có thể đáp ứng cao nhất những thuộc tính mà họ đang quan tâm, nghĩa là đạt được tổng số điểm cao nhất. Tuy nhiên, kết quả đánh giá này ph thuộc vào tâm lý, điều kiện kinh tế và bối cảnh c thể diễn ra hành vi lựa chọn của người tiêu dùng. 2.1.3.4. Quyết định mua hàng Sau khi đánh giá, ý định mua hàng sẽ được hình thành đối với sản phẩm nhận được điểm đánh giá cao nhất và đi đến quyết định mua hàng. Tuy nhiên, theo Philip Kotler (2001), có hai yếu tố có thể xen vào trước khi tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng như sau : (Nguồn: Philip Kotler (2001), Quản trị Marketing, Nxb. Thống kê, tr.225 -228) HÌNH 2.3: CÁC BƯỚC TỪ GIAI ĐOẠN ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG ÁN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN Ý định mua hàng Đánh giá các lựa chọn Thái độ của những người khác Những yếu tố tình huống bất ngờ Quyết định lựa chọn 9 Yếu tố thứ nhất: là thái độ của người thân, bạn bè, đồng nghiệp từng ủng hộ hay phản đối. Tùy thuộc vào cường độ và chiều hướng của thái độ ủng hộ hay phản đối của những người này mà người tiêu dùng đưa ra quyết định lựa chọn hay từ bỏ ý định mua hàng. Yếu tố thứ hai: là những yếu tố tình huống bất ngờ. Người tiêu dùng hình thành ý định mua hàng dựa trên những cơ sở nhất định như: dự kiến về thu nhập, giá cả, lợi ích, kỳ vọng v.v. Vì thế, khi xảy ra các tình huống làm thay đổi cơ sở dẫn đến ý định mua (chẳng hạn: giá cả tăng cao, sản phẩm không đáp ứng kỳ vọng v.v.) thì người mua có thể thay đổi, thậm chí từ bỏ ý định mua hàng. Ngoài ra, quyết định mua hàng của người tiêu dùng có thể thay đổi, hoãn lại hay hủy bỏ trước những rủi ro mà khách hàng nhận thức được. Vì thế, người làm kinh doanh cần phải hiểu được các yếu tố gây nên rủi ro trong nhận thức của người tiêu dùng để áp dng các biện pháp giảm thiểu rủi ro nhận thức được của khách hàng. 2.1.3.5. Hành vi sau mua Sau khi mua sản phẩm, dịch v người tiêu dùng sẽ cảm thấy hài lòng hay không hài lòng ở một mức độ nào đó và sau đó có các hành động sau khi mua như là một phản ứng đáp lại với sản phẩm hay dịch v đó. Nếu tính năng và công dng của sản phẩm làm thỏa mãn các kỳ vọng trước khi mua hàng thì người tiêu dùng sẽ hài lòng. Hệ quả là hành vi mua hàng sẽ được lặp lại khi họ có nhu cầu, hoặc giới thiệu (quảng cáo) cho người khác. Trường hợp ngược lại, họ sẽ huỷ ngang hợp đồng, đòi bồi thường (nếu người bán sai phạm) hay bán lại cho người khác và nói xấu lại với người thân. Vì thế, người làm kinh doanh cần phải theo dõi người tiêu dùng cảm nhận và phản ứng với sản phẩm như thế nào để từ đó đưa ra những phương án thích hợp nhằm tận dng cơ hội, hoặc giảm thiểu sự không hài lòng của khách hàng sau khi mua. Tóm lại, qua phân tích quá trình thông quyết định mua hàng của Kotler, chúng ta có thể kết luận: Hành vi mua hàng là một quá trình diễn ra kể từ khi hình thành ý thức về nhu cầu đến khi đưa ra quyết định lựa chọn . Quyết định lựa chọn là giai đoạn cuối cùng của quá trình thông qua quyết định lựa chọn.Đó là kết quả đánh giá các lựa chọn trên các cơ sở sau: - Cân đối giữa nhu cầu và khả năng. 10 - Cân đối giữa tổng lợi ích hay giá trị khách hàng cảm nhận được từ sản phẩm, dịch v đó so với tổng chi phí mà họ phải trả để có được sản phẩm, dịch v. - Dưới sự tác động của các những người khác (người thân, bạn bè, đồng nghiệp, ). - Các tình huống bất ngờ nảy sinh và rủi ro khách hàng nhận thức được trước khi ra quyết định lựa chọn. Đây chính là cơ sở lý thuyết cho xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn 2.2. MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG. 2.2.1. Mô hình lý thuyết theo Philip Kotler và Gary Armstrong. Nghiên cứu một cách tổng quát về hành vi người tiêu dùng, Philip Kotler và Gary Armstrong (2009) cho rằng quá trình mua hàng chịu sự tác động bởi các nhóm yếu tố cơ bản sau: nhân tố văn hoá, yếu tố xã hội, yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lý (Nguồn: Philip Kotler, Gary Armstrong (2009), Principles of Marketing, 13th, Pearson) HÌNH 2.4: MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG. Văn hóa - Nền văn hóa - Nhánh văn hóa - Tầng lớp xã hội Xã hội - Nhóm tham khảo - Gia đình - Vai trò và địa vị xã hội Cá nhân - Tuổi và giai đoạn của chu kỳ sống - Nghề nghiệp - Hoàn cảnh kinh tế và lối sống - Nhân cách và tự ý thức Tâm lý - Động cơ - Nhận thức - Hiểu biết - Niềm tin và thái độ Quyết định mua hàng [...]... tín của đầu tư, Nhóm tham khảo, Chiêu thị Giả thiết: H1: nhân tố thu nhập có tác động đến quyết định mua nhà H2: nhân tố vị trí có tác động đến quyết định mua nhà H3: nhân tố chất lượng công trình có tác động đến quyết định mua nhà H4: nhân tố môi trường sống có tác động đến quyết định mua nhà H5: nhân tố giá cả có tác động đến quyết định mua nhà H6: nhân tố uy tín chủ đầu tư có tác động đến quyết định. .. giá cả, yếu tố uy tín chủ đầu tư, yếu tố nhóm tham khảo, Yếu tố chiêu thị Các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra: Yếu tố thu nhập có tác động đến quyết định mua nhà Yếu tố vị trí có tác động đến quyết định mua nhà 22 Yếu tố chất lượng công trình có tác động đến quyết định mua nhà Yếu tố môi trường sống có tác động đến quyết định mua nhà Yếu tố giá cả có tác động đến quyết định mua nhà Yếu tố uy tín... đến quyết định mua nhà Yếu tố nhóm tham khảo có tác động đến quyết định mua nhà Yếu tố chiêu thị có tác động đến quyết định mua nhà Tác giả cũng đã tiến hành nghiên cứu nhà ở cho người thu nhập thấp và các quy định và cơ chế khuyến khích hoạt động đầu tư, xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp 23 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Để đánh giá các nhân tố tác động đến quyết định. .. Từ cơ sở lý luận và các mô hình tham khảo, tác giả đề xuất mô hình Các nhân tố tác động đến quyết định mua nhà của khách hàng cho người thu nhập thấp tại TP.HCM Thu nhập Vị trí Chất lượng công trình Quyết định mua nhà Môi trường sống Giá cả Uy tín chủ đầu tư Nhóm tham khảo Chiêu thị HÌNH 2.7: MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT Trong đó: Biến phụ thu c: Quyết định mua Biến độc lập : 8 nhân tố: Thu nhập, Vị trí, Chất... độ của mọi người 2.2.2 Các mô hình nghiên cứu tham khảo Mô hình đo lường những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua căn hộ chung cư cao cấp của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh 15 Các yếu tố gây ảnh hưởng (hỗ trợ vốn vay của ngân hàng, tiến độ thanh toán) Các yếu tố thu c tính sản phẩm (Hướng, tiện ích xung quanh, chất lượng căn hộ, thiết kế) Mong đợi của khách Yếu tố cá nhân (Thu nhập của. .. qua quyết định lựa chọn của người tiêu dùng, lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng và mô hình các yếu tố tác động đến hành vi người tiêu dùng Qua đó, tác giả đã xây dựng các giả thuyết và đề nghị mô hình nghiên cứu cho đề tài của luận văn Theo đó, hành vi mua nhà chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chính sau: yếu tố thu nhập, yếu tố vị trí, yếu tố chất lượng công trình, yếu tố môi trường sống, yếu tố. .. cũng cần xây dựng các chính sách, giải pháp để hỗ trợ về tài chính cho chính các đối tượng có thu nhập thấp để có đủ khả năng mua nhà thông qua các hình thức cho vay ưu đãi KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Với mục đích nghiên cứu nhằm làm cơ sở để nhận diện các nhân tố tác động đến quyết định lựa mua nhà cho người thu nhập thấp tại TP.HCM, tác giả đã lần lượt giới thiệu các khái niệm về hành vi người tiêu dùng, quá... Yếu tố cá nhân (Thu nhập của hàng khách hàng) Quyết định mua căn hộ chung cư Các yếu tố marketing (Quảng cáo, khuyến mãi, giá cả) Các yếu tố xã hội (Nguồn: Phạm Thị Vân Trinh, 2011) HÌNH 2.5: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN MUA CĂN HỘ CHUNG CƯ CAO CẤP CỦA KHÁCH HÀNG TẠI TP.HCM Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng của các căn hộ chung cư trên thị trường Khánh Hòa... hoá Aij : Hệ số hồi quy bội chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến i F : Các nhân tố chung Vi : Hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng i đối với biến i Ui : Nhân tố đặc trưng của biến i n : Số nhân tố chung Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung Bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát: Fi = Wi1X1 + Wi2X2... Sau khi kiểm định thang đo xong ta tiến hành phân tích nhân tố Phân tích nhân tố Khái niệm: Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu Phân tích nhân tố là một kĩ thu t phụ thu c lẫn nhau Mô hình nhân tố: Mỗi biến trong phân tích nhân tố được biểu diễn như là một kết hợp tuyến tính của các nhân tố cơ bản Lượng biến thiên của một biến . dạng các nhân tố tác động đến quyết định của khách hàng mua nhà cho người thu nhập thấp. - Phân tích các số liệu đo lường để tìm ra mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định mua nhà cho người. cứu của đề tài là: - Các nhân tố nào tác động đến quyết định của khách hàng mua nhà cho người thu nhập thấp tại TP. HCM ? - Mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định của khách hàng mua. H 2 : nhân tố vị trí có tác động đến quyết định mua nhà. H 3 : nhân tố chất lượng công trình có tác động đến quyết định mua nhà. H 4 : nhân tố môi trường sống có tác động đến quyết định mua nhà.