CÁC LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 30

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP hồ chí minh (Trang 46)

Phương pháp nghiên cứu nhân quả còn gọi là phương pháp nghiên cứu giải thích(Causal research/ Causal studies).

Nghiên cứu quan hệ nhân quả cũng là loại nghiên cứu mô tả nhằm mục đích tìm hiểu một hiện tượng hay một vấn đề nào đó nhằm trả lời câu hỏi: Xảy ra như thế nào? Tại sao xảy ra hiện tượng, vấn đề đó?

Chính vì vậy, phương pháp nghiên cứu nhân quả đặt nền tảng để xây dựng lý thuyết ở hiện tại. Từđó dựđoán kết quả sẽ xảy ra trong tương lai để có những bước đi phù hợp trong hiện tại.

Nói cách khác, phương pháp nghiên cứu nhân quả là các nghiên cứu nhằm mục

đích tìm mối quan hệ nguyên nhân – hệ quả giữa các biến của một hiện tượng hay của một vấn đề.

Có hai phương pháp nghiên cứu để khám phá các mối quan hệ nhân quả giữa các biến: thực nghiệm và mô phỏng.

+ Thực nghiệm (Experimentation): Là một dạng phương pháp nghiên cứu dùng

để xác định mối quan hệ nhân quả (causal relationship) của các biến trong một hiện tượng hay vấn đề. Muốn thực hiện các dự án nghiên cứu nhân quả, chúng ta phải dùng các thiết kế thực nghiệm.

Có 3 biến thực nghiệm cơ bản:

 Biến độc lập (independent variables): Là các biến số thay đổi được – nguồn gốc gây ra thay đổi cho hiện tượng hay sự vật.

 Biến số phụ thuộc (dependent variables): Là biến số kết quả - là kết quả

của những thay đổi gây bởi biến sốđộc lập.

 Biến số ngoại lai (extraneous variables): Là biến số không thể đo lường

nhân quả. Đó là một vài nhân tố khác diễn ra ởđời sống thực tế có thể tạo ra những thay đổi lên biến sốđộc lập.

Hình 2.2: Sơ đồ các loại biến số trong mối quan hệ nhân quả

Điều kiện cho mối quan hệ nhân quả:

 Biến nguyên nhân và biến kết quả phải biến thiên đồng hành với nhau. Khi biến nguyên nhân thay đổi (tăng hay giảm) thì biến kết quả cũng phải thay đổi tương ứng.

 Biến kết quả phải xuất hiện sau hoặc đồng thời với biến nguyên nhân. Không có những lý giải khác cho biến kết quả trừ biến nguyên nhân đã được xác

định.

+ Mô phỏng (Simulation): Một cách khác để thiết lập mối quan hệ nhân quả

giữa các biến là thông qua việc sử dụng các mô phỏng.Mô phỏng là một tập hợp các công thức toán học phức tạp được sử dụng để mô phỏng hoặc bắt chước một tình huống thực tế đời sống.Bằng cách thay đổi một biến trong phương trình, nó có thểđể

xác định ảnh hưởng đến các biến trong phương trình.

Mô phỏng là một phương pháp sử dụng rộng rãi khi nghiên cứu các hệ thống tự

nhiên và kỹ thuật, các quá trình và hiện tượng, trong nhiều lĩnh vực khác nhau.Mô phỏng được phát triển trên cơ sở sử dụng các mô hình toán học, các mô hình tự nhiên và bán tự nhiên với sự trợ giúp của máy tính và một số kỹ thuật khác để diễn tả lại các quá trình hay hiện tượng của thế giới thực. Các quá trình hay hiện tượng được quan

tâm gọi là hệ thống và để nghiên cứu nó một cách khoa học phải nắm bắt các giả thiết, quy luật hoạt động của hệ thống đó. Tập hợp các giả thiết và quy luật, thường được đưa ra dưới dạng các công thức toán học hay quan hệ logic gọi là mô hình.

Tuy nhiên cũng có một vài trở ngại hạn chế sự ứng dụng rộng rãi của mô phỏng.Thứ nhất, các mô hình được nghiên cứu thường rất phức tạp và việc viết chương trình mô phỏng gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, sự hạn chế này được khắc phục do phát triển nhiều phần mềm tốt có khả năng tự động cung cấp các tính năng cần thiết để mã hoá (coding) mô hình mô phỏng. Thứ hai, các hệ thống phức tạp cần một số lượng lớn máy tính. Điều này cũng được khắc phục do máy tính ngày càng rẻ. Do đó cùng với sự phát triển của công nghệ sản xuất máy tính (cải thiện tốc độ, giá thành hạ) và công nghệ phần mềm, mô phỏng ngày càng là một công cụ mạnh và không thể thiếu khi nghiên cứu các hệ thống phức tạp và các hệ thống phục vụ huấn luyện.

 Mô hình phải đạt được hai tính chất cơ bản sau:

 Tính đồng nhất: Mô hình phải đồng nhất với đối tượng mà nó phản ánh theo những tiêu chuẩn định trước.

 Tính thực dụng: Có khả năng sử dụng mô hình để nghiên cứu đối tượng, phản ánh đầy đủ các mặt của đối tượng.

- Ưu điểm và nhược điểm + Ưu điểm

 Đi sâu vào bản chất để giải thích sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

 Đặt nền móng để xây dựng lý thuyết trong hiện tại và giúp con người có thể dựđoán trước điều có thể xảy ra trong tương lai.

+ Khuyết điểm

 Loại nghiên cứu này là rất phức tạp và các nhà nghiên cứu không bao giờ có thể hoàn toàn chắc chắn rằng không có các yếu tố khác ảnh hưởng

 Tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí.

 Đòi hỏi cao ở người nghiên cứu phải có sự hiểu biết khá đầy đủ và khá rộng về hiện tượng khảo sát và phải lập kế hoạch, phải quan sát cẩn thận mới có thể lựa ra được những yếu tố nào có thể là nguyên nhân và loại ra những yếu tố chỉ có liên hệ do tình cờ.

2.4.2Lý thuyết tích hợp

Lý thuyết tích hợp là một triết lý (trào lưu suy nghĩ) được Ken Wilber đề

xuất.Lý thuyết tích hợp tìm kiếm sự tổng hợp tốt nhất hiện thực “xưa- pre-modern, nay-modern, và mai sau- postmodern”. Nó được hình dung như là một lý thuyết về

mọi sự vật và cung cấp một đường hướng kết hợp nhiều mô thức rời rạc hiện tại thành một mạng hoạt động phức hợp, tương tác nội tại của nhiều cách tiếp cận. Lý thuyết tích hợp đã được nhiều nhà thực hành lý thuyết áp dụng trong hơn 35 lĩnh vực chuyên môn và học thuật khác nhau (Esbjörn-Hargens, 2010).

Điều quan trọng hơn, tích hợp là một tiến trình tư duy và nhận thức mang tính chất phát triển tự nhiên của con người trong mọi lĩnh vực hoạt động khi họ muốn hướng đến hiệu quả của chúng.Quan điểm tích hợp cho phép con người nhận ra những điều then chốt và các mối liên hệ hữu cơ giữa các thành tố trong hệ thống và trong tiến trình hoạt động thuộc một lĩnh vực nào đó.Việc khai thác hợp lý và có ý nghĩa các mối liên hệ này dẫn nhà hoạt động lý luận cũng như thực tiễn đến những phát kiến mới, tránh những trùng lắp gây lãng phí thời gian, tài chính và nhân lực.Đặc biệt, quan điểm này dẫn người ta đến việc phát triển nhiều loại hình họat

động, tạo môi trường áp dụng những điều mình lĩnh hội vào thực tiễn, nhờ vậy tác

động và thay đổi thực tiễn. Do vậy, tích hợp là vấn đề của nhận thức và tư duy của con người, là triết lý/nguyên lý chi phối, định hướng và quyết định thực tiễn hoạt

động của con người[16].

2.5KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 2.5.1Kế toán quản trị tại các nước đang phát triển 2.5.1Kế toán quản trị tại các nước đang phát triển

lãnh vực dịch vụ và sản xuất cho thấy có một mức độ cao khoảng 80% doanh nghiệp lập dự toán ngân sách và vốn ngân sách, dao động từ khoảng 56% đến 80% doang nghiệp có lập kế hoạch dài hạn, phân tích điểm hòa vốn, lợi nhuận đầu tư và chi phí chuẩn. Chỉ có khoảng 11% doanh nghiệp có quản lý chi phí trên cơ sở hoạt động (ABC)[14].

Các nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp Thái Lan hoạt động trong lãnh vực dịch vụ và sản xuất có lập dự toán ngân sách, lập kế hoạch và thực hành đánh giá hiệu suất rất cao, tuy nhiên mức độ áp dụng các kỹ thuật hiện đại như chi phí mục tiêu, phân tích chu kỳ sống của sản phẩm và dự toán ngân sách không thì lại thấp [11].

Kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp Trung Quốc có tham gia vào liên doanh hợp tác nước ngoài thực hiện nhiều thay đổi hơn về việc vận dụng KTQT so với các doanh nghiệp nhà nước tương tự mà không có hoạt động liên doanh hợp tác với nước ngoài [14].

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng văn hóa và các giá trị quốc gia trong việc kinh doanh của người Trung Quốc trải qua nhiều thế kỷ ảnh hưởng đến kết quả

của việc nỗ lực phát triển và phổ biến thông tin lớn hơn cho việc vận dụng KTQT. Người ta cho rằng sự thiếu hiểu biết về việc vận dụng KTQT của các nước phương Tây

đã làm chậm lại tốc độ phát triển của KTQT ở Trung Quốc[14].

Tổng kết các nghiên cứu trước đây về việc vận dụng KTQT tại các nước đang phát triển cho thấy rằng ở các quốc gia được khảo sát như Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Ấn Độ vẫn còn sử dụng nhiều các kỹ thuật KTQT truyền thống hơn là những công cụ KTQT hiện đại, lý do là vì sự thiếu nhận thức mới về kỹ thuật KTQT, thiếu chuyên môn và quan trọng hơn là thiếu sự hỗ trợ của các nhà quản lý hàng đầu [14].

2.5.2Kế toán quản trị tại các nước phát triển

Vào năm 1981 ở Mỹ, một số nghiên cứu kết luận rằng hầu hết các doanh nghiệp nhỏ khi thành lập thì không có hệ thống kế toán chi phí, nhưng các nhà quản lý đã nhanh chóng cảm nhận tính hữu dụng của nó. Doanh nghiệp lớn thì cần một hệ thống hiện đại để có thể ra các quyết định về giá cả, chi phí sản phẩm thường xuyên hơn, các

doanh nghiệp nhỏ hơn thì chỉ cần một dự toán ngân sách cơ bản và số liệu một vài chi phí chuẩn để quyết định giá cả, chi phí không thường xuyên. Trong bất kỳ trường hợp nào, các doanh nghiệp nên có hệ thống kế toán chi phí cơ bản với việc lập dự toán ngân sách và chi phí chuẩn.Điều này rất cần thiết cho việc lập kế hoạch và kiểm soát.Hệ

thống này nên được thiết kế sao cho dễ hiểu, dễ sử dụng, dễ hiệu chỉnh đồng thời phải linh hoạt và tốn ít chi phí [13].

Có nhiều yếu tố quan trọng trong việc vận dụng KTQT ở một môi trường sản xuất tiên tiến trong các doanh nghiệp tựđộng hóa cao. Tuy việc xây dựng giá thành sản phẩm và đánh giá hàng tồn kho của Nhật không mới hơn, không tiên tiến hơn các nhà máy ở phương Tây, nhưng sự nổ lực đổi mới trong quá trình phân tích chi phí cho việc ra quyết định và kiểm soát chi phí thông qua kỹ thuật KTQT lại rất cao. Những phát triển trong các lãnh vực này dường nhưđược tích hợp một cách cẩn thận với sự hỗ trợ

một mảng rộng hơn các hành động và hệ thống chiến lược [14]

Kết quả khảo sát ở Nhật vào năm 1999 đã cho thấy rằng kế toán chi phí ở các DNVVN ở Nhật tương tự nhưở các doanh nghiệp lớn. Mặc dù hệ thống chi phí và quá trình quản lý chi phí không thống nhất nhưng việc quản lý chi phí rất chi tiết và hiện

đại thường tập trung vào việc kiểm soát kỹ thuật và chất lượng [14].

Có những điểm giống nhau và khác nhau trong việc vận dụng KTQT giữa các doanh nghiệp ở Mỹ và Nhật. Thí dụ như họ cùng sử dụng chi phí khả biến, chi phí bất biến, tổng chi phí, nhưng các doanh nghiệp ở Nhật thì báo cáo thường xuyên hơn quá trình tập hợp chi phí cho giá thành sản phẩm và lại ít sử dụng quá trình phân tích mô hình chi phí – sản lượng – lợi nhuận hơn các doanh nghiệp ở Mỹ [13].

Thông qua các nghiên cứu trước về việc vận dụng KTQT tại các doanh ngiệp ở

các nước trên thế giới ta thấy rõ vai trò rất quan trọng của KTQT và sự phát triển không đồng đều về KTQT giữa các nước, các khu vực trên thế giới.Theo xu thế hiện nay, các nước đang phát triển ngày càng nhận thức được tầm quan trọng, vai trò chiến lược của KTQT trong việc duy trì, phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu, người viết đưa các câu hỏi nghiên cứu

đã được nêu ở chương I. Một mô hình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu

được xác định thông qua việc xem xét, phân tích các câu hỏi nghiên cứu trên.

Câu hỏi 1

KTQT giữ vai trò như thế nào trong các DNVVN tại địa bàn TP.HCM trong những năm gần đây? Trong chương II, mục 2.4 thì vai trò quan trọng của KTQT đã

được trình bày rất rõ, tuy nhiên vai trò này đối với các DNVVN tại địa bàn TP.HCM sẽ được làm rõ hơn thông qua việc khảo sát các DNVVN tại TP.HCM.

Câu hỏi 2

Mức độ vận dụng KTQT của các DNVVN trong những năm gần đây tại khu vực TP.HCM như thế nào ? Tương tự nhưở câu hỏi 1, nghiên cứu mức độ vận dụng KTQT tại vài quốc gia trên thế giới sau đó phạm vi nghiên cứu sẽ được thu hẹp đến các DNVVN tại địa bàn TP.HCM.

Câu hỏi 3

Các nhân tố nào tác động đến việc vận dụng KTQT vào các DNVVN tại địa bàn TP.HCM trong điều kiện hiện nay?Bằng việc sử dụng các kết quả của bảng câu hỏi khảo sát để xác định được các yếu tố tác động đến việc vận dụng KTQT ở các DNVVN tại địa bàn TP.HCM.

Dựa vào nghiên cứu trước của Ismail and King (2007) tại Trung Quốc[14], một mô hình để khảo sát và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp được đưa ra như sau:

u x β x β x β x β x β β y01 12 23 3 4 4 5 5

Với:

Biến phụ thuộc y = Việc vận dụng KTQT vào doanh nghiệp.

0

 : là hệ số chặn, 15: là hệ số góc trong quan hệ giữa y và x, u là sai số, là những yếu tố không quan sát được.

Các biến độc lập:

 X1 :: Trình độ của nhân viên kế toán

 X2 : Sự quan tâm về KTQT của chủ doanh nghiệp

 X3 : Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT của doanh nghiệp

 X4 : Áp lực cạnh tranh thị trường

 X5 : Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp.

Các biến độc lập là các yếu tốảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT vào doanh nghiệp. Các hệ số sẽđược xác định sau khi chạy hồi quy đa biến.

Với mô hình nghiên cứu và các biến vừa nêu trên, giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau:

H0 : Không có mối quan hệ giữa việc vận dụng KTQT vào doanh nghiệp (biến phụ thuộc y) với các biến độc lập (nghĩa là các 1...6 = 0).

H1 : Có mối quan hệ giữa việc vận dụng KTQT vào doanh nghiệp (biến phụ

thuộc y) với các biến độc lập (nghĩa là các 1...6≠ 0).

Câu hỏi 4

Phải xây dựng một hệ thống thông tin kế toán như thế nào để giúp các DNVVN tại địa bàn TP.HCM có thể dễ dàng vận dụng được KTQT trong điều kiện hiện nay? Thông qua việc tổng hợp giữa lý luận và thực tiễn việc khảo sát các yếu tố tác động đến việc vận dụng KTQT vào các DNVVN tại địa bàn TP.HCM đểđưa ra giải pháp xây dựng một hệ thống thông tin kế toán thích hợp giúp các DNVVN có thể dễ dàng vận dụng được KTQT vào doanh nghiệp của mình nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý.

3.2PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1Thiết kế nghiên cứu 3.2.1Thiết kế nghiên cứu

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu

Có ba thiết kế nghiên cứu riêng biệt là thăm dò, mô tả và quan hệ nhân quả. Trong đó thì thiết kế nghiên cứu mô tả và quan hệ nhân quả là thích hợp nhất để cung cấp các thông tin cho các câu hỏi nghiên cứu của đề tài. Dữ liệu mô tả sẽ trả lời cho các câu hỏi liên quan đến vai trò của KTQT và mức độ vận dụng KTQT trong các

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP hồ chí minh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)