Giải pháp xây dựng hệ thống thông tin tích hợp giữa KTTC vàKTQT 55

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP hồ chí minh (Trang 71)

Vai trò quan trọng của KTQT trong các DNVVN đã được minh chứng từ các số

liệu thống kê trong thực tế cũng như từ các cơ sở lý thuyết về KTQT đã được trình bày

ở chương 1 và chương 2, tuy nhiên mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN tại địa bàn TP.HCM trong những năm gần đây vẫn còn rất hạn chế theo như kết quả khảo sát.

Đồng thời dựa vào kết quả khảo sát các yếu tố tác động đến mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN tại địa bàn TP.HCM cũng cho thấy chi phí để tổ chức hệ

thốngKTQT đã có ảnh hưởng đến mức độ vận dụng này. Các doanh nghiệp đều đã có một hệ thống KTTC vì các báo cáo tài chính mang tính bắt buộc. Hàng tháng, hàng quý và hàng năm các doanh nghiệp đều phải nộp các báo cáo này cho cơ quan chức năng (Cơ quan Thuế, phòng Thống kê…).

Theo như cơ sở lý thuyết đã trình bày về KTQT thì các báo cáo KTQT sẽ khác với KTTC về nội dung lẫn hình thức, nguồn dữ liệu để làm báo cáo cũng có phần khác nhau, do đó, nếu nhưphải tổ chức thêm một hệ thống KTQT nữa thì doanh nghiệp lại phải tăng thêm chi phí cho một phần mềm KTQT, chi phí cho một bộ phận nhân viên, máy móc, phòng ban… để thực hiện nhiệm vụ của KTQT. Chính vấn đề chi phí này đã làm hạn chế mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN tại địa bàn TP.HCM.

Nghiên cứu này sẽ dựa vào những điểm giống nhau và khác nhau giữa KTTC và KTQT để xây dựng một mô hình kết hợp KTTC vàKTQT trong cùng một hệ thống kế

toán nhằm giảm chi phí khi đưa KTQT vào doanh nghiệp giúp cho các chủ doanh nghiệp dễ dàng vận dụng KTQT vào doanh nghiệp. Mô hình này cho phép KTQT kế

thừa được những nội dung của KTTCđã tồn tại và biểu hiện cụ thể trong hệ thống kế

toán hiện hành (53/2006/TT-BTC).

Việc tồn tại chỉ một hệ thống kế toán sẽ tiết kiệm được chi phí trong quá trình thực hiện, nó cũng phù hợp với trình độ nhân viên kế toán tại các DNVVN hiện nay,

đồng thời đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát của chủ sở hữu cũng như nhà quản lý.

4.2.3.1 Tổ chức phân loại chi phí và thiết kế tài khoản cho chi phí

Theo cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương 2, bản chất ban đầu của KTQT là kế

toán chi phí do đó việc đầu tiên DNVVN cần tổ chức thật tốt việc ghi nhận chi phí, sử

dụng những kỹ thuật chi phí của KTQT để có thể nhận dạng và phân loại chi phí ngay khi phát sinh dùng cho mục đích quản trị.

Việc phân loại chi phí sản xuất tại DNVVN hiện nay trong hệ thống KTTCđơn thuần chỉ theo KTTCnên chưa thoả mãn được nhu cầu thông tin của KTQT. Hệ thống tài khoản kế toán có phân chi tiết nhưng chưa phù hợp với việc phân tích chi phí theochi phí khả biến và chi phí bất biến để từđó có báo cáo lợi nhuận theo số dưđảm phí nhằm phân tích mối quan hệ C-V-P. Phân tích này giúp xác định điểm hoà vốn, số

dưđảm phí, ROI, RI.... Để thực hiện được việc này theo mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT thì việc xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết cho các khoản mục chi phí là

điều quan trọng nhất.

Mục tiêu là phải xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết dựa trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán được Bộ Tài Chính ban hành nhằm phục vụ công tác theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh và lập các báo cáo KTQT. Để hệ thống hóa và cung cấp thông tin kế toán cho việc lập các báo cáo KTQT theo yêu cầu quản lý, các doanh nghiệp cần lựa chọn, thiết kế hệ thống tài khoản chi tiết sau cấp 2 là dành cho KTQT vì KTTC đã sử dụng đến tài khoản cấp 2. Điều này nói lên một điều hết sức quan trọng là nếu DNVVN thật sự muốn vận dụng được KTQT thì KTTC buộc phải sử dụng hệ thống tài khoản theo Thông tư 200/TT-BTC ngày 22/12/2014 chứ không thể theo QĐ 48/2006- BTC trong mô hình kết hợp. Việc xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp cần phải dựa vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp như quản lý theo từng khoản mục chi phí, khoản mục giá thành một cách chi tiết cụ thể theo từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng...nhưng nhất thiết phải có một cấp dành riêng để chỉ

rõ chi phí đó là khả biến, bất biến hay hỗn hợp.

Có thể thiết kế hệ thống tài khoản như sau:

Các tài khoản chi phí có thể bao gồm 6 ký tự: 4 ký tựđầu dành cho KTTC; ký tự

thứ 6 dùng để xác định đối tượng chịu chi phí (đối tượng có thể là cửa hàng, bộ phận...) nhận mã từ A đến Z.

Ví dụ: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng ở bộ phận sản xuất phân xưởng ở

phân xưởng sản xuất 1, tài khoản chi tiết là 62111A (với 6211 là tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã được sử dụng trong hệ thống KTTC, 1 là mã của chi phí khả biến và A là mã của phân xưởng 1).

Bảng 4.14: Hệ thống tài khoản chi phí

Phần sử dụng cho hệ thống KTTC Phần hỗ trợ cho hệ thống KTQT Tài khoản cấp 1 Tài khoản cấp 2 Mã loại chi phí Mã bộ phận

1 2 3 4 5 6

X X X X X X

4.2.3.2 Tổ chức phân loại doanh thu và thiết kế tài khoản doanh thu

Doanh thu là yếu tố quan trọng không kém chi phí và đó cũng là yếu tố quan trọng trong phân tích C-V-P. Doanh thu khi phân loại cũng phải được xác định xem thuộc bộ phận nào. Do đó tài khoản về doanh thu ngoài 4 kí tựđầu dùng cho KTTC thì kí tự thứ 5 dùng để xác định nơi phát sinh ra doanh thu (nhận mã từ A đến Z).

Phân loại doanh thu và chi phí theo mã sản phẩm là rất cần thiết vì khi đó mới tính được doanh thu đơn vị, chi phí khả biến đơn vị và tỉ lệ số dưđảm phí. Nhưng số

lượng sản phẩm có thể sẽ rất lớn do đó nên tách mã sản phẩm thành một trường riêng như các phần mềm kế toán hay thiết kế. Nếu phân loại doanh thu theo mã hợp đồng cũng nên như vậy.

Việc phân loại doanh thu chi tiết hơn trong KTQT cũng giúp cho việc lập dự toán tiêu thụ tốt hơn do lúc đó doanh thu được thống kê theo từng bộ phận và lĩnh vực kinh doanh.

Bảng 4.15:Hệ thống tài khoản doanh thu

Phần sử dụng cho hệ thống KTTC Phần hỗ trợ cho KTQT Tài khoản cấp 1 Tài khoản cấp 2 Mã bộ phận

1 2 3 4 5

X X X X X

4.2.3.3 Mô hình kế toán kết hợp KTTC và KTQT

Để tiết kiệm chi chí cho việc vận dụng KTQT tại các DNVVN trên địa bàn TP.HCM ngoài việc xây dựng một hệ thống thông tin kế toán tích hợp như trên, doanh nghiệp cần phải tổ chức một bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp. Theo mô hình này kế toán trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm chung về toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp từ việc tổ chức xây dựng bộ máy kế toán, lưu chuyển chứng từ, vận dụng tài khoản, hệ thống báo cáo…nhằm cung thông tin cho nhà quản trị. Các bộ phận kế

toán có chức năng thu thập và cung cấp thông tin kế toán vừa tổng hợp, vừa chi tiết...đồng thời lập dự toán tổng hợp và chi tiết theo yêu cầu quản lý. KTQT không sử

dụng chếđộ kế toán riêng, tách rời với KTTC mà sẽ sử dụng các tài khoản kế toán chi tiết. KTTC và KTQT được tổ chức thành một bộ máy thống nhất trong cùng một bộ

máy kế toán. KTTC sử dụng các tài khoản kế toán tổng hợp còn KTQT sử dụng các tài khoản chi tiết và sử dụng thêm các phương pháp khác như phương pháp thống kê, phương pháp toán...để hệ thống hóa và xử lý thông tin. Việc ghi chép, phản ánh, xử lý và truyền đạt thông tin được tính đến cả mục đích của KTTC và KTQT nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin kế toán cho cảđối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Mỗi bộ phận kế toán có chức năng thu thập, cung cấp thông tin kế toán vừa ở dạng tổng hợp, vừa ở dạng chi tiết theo yêu cầu quản lý. Bộ phận KTQT chi phí sử dụng báo cáo bộ phận để cung cấp thông tin cho nội bộ doanh nghiệp, bộ phận KTTC sử dụng hệ

thống báo cáo tài chính để cung thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Mô hình kết gắn kết hệ thống KTQT và hệ thống KTTC trong sẽ tiết kiệm ñược chi phí vận hành hệ thống kế toán cho các doanh nghiệp.

Hình 4.1:Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp

Theo mô hình này công tác KTQT sẽ được thực hiện như sau:

 Về Chứng từ: Kế toán chi phí và giá thành sẽ sử dụng hệ thống chứng từ chung với hệ thống KTTC.

 VềTài khoản kế toán và sổ kế toán: Kế toán quản trị chi phí và giá thành sẽ sử

dụng hệ thống sổ chi tiết mà kế toán tài chính của đơn vị đã sử dụng để cung cấp thông tin cho việc lập các báo cáo kế toán quản trị chi phí và giá thành.

 Về Báo cáo kế toán: Theo mô hình kết hợp hệ thống báo cáo kế toán quản trị

chi phí và giá thành sẽđược tổ chức lập và nộp các báo cáo bộ phận dựa vào số

liệu kế toán chi tiết đã ghi trên các sổ chi tiết chi phí và giá thành của đơn vị.

 Về bộ máy kế toán: Theo môn hình này đơn vị không tổ chức bộ máy kế

toán quản trị riêng mà nhân sự thực hiện công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành sẽ được bố trí ngay trong phòng KTTC, nhân viên kế toán phần hành chi phí và giá thành sẽ thực hiện kết hợp việc ghi sổ tổng hợp chi phí và giá thành để lập các báo cáo KTTC đồng thời ghi sổ chi tiết về kế toán quản trị chi phí và giá thành để phục vụ cho việc lập các báo cáo KTQT.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Thông qua kết quả nghiên cứu ở chương 4, tất cả các vấn đề nghiên cứu sẽđược tóm lược lại tại chương này. Từ những cơ sở lý thuyết và thực trạng đã được kiểm chứng, người viết sẽ đưa ra các giải pháp xoay quanh vấn đề là làm sao để giúp các DNVVN tại địa bàn TP.HCM có thể vận dụng được KTQT vào doanh nghiệp của mình dựa trên việc xây dựng một hệ thống thông tin tích hợp giữa KTTC và KTQT nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý mà không phải tốn thêm nhiều chi phí.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP hồ chí minh (Trang 71)