BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
TP HỒ CHÍ MINH, tháng 05 năm 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HÀ VĂN DŨNG
TP HỒ CHÍ MINH, tháng 05 năm 2017
Trang 3CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS HÀ VĂN DŨNG
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM ngày23 tháng 04 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
1 PG2 P
G3 TS.4 T
S.5 T
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
PGS.TS Phạm Văn Dược
Trang 4TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCMPHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP HCM, ngày 31 tháng 03 năm 2017
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thanh Hợp Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 19/12/1984 Nơi sinh: Nam ĐịnhChuyên ngành: Kế Toán MSHV: 1541850018
I - Tên đề tài:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊTRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
II - Nhiệm vụ và nội dung:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Biên Hòa
Nội dung thực hiện bao gồm:
o Đánh giá tầm quan trọng của KTQT.
o Đánh giá thực trạng việc vận dụng KTQT trong các DNVVN tại Biên Hòao Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng đến việc vận
dụng kế toán quản trị trong các DNVVN tại thành phố Biên Hòa
o Đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao tính khả thi trong việc vận dụng KTQT tại các DNVVN này
III - Ngày giao nhiệm vụ: 26/09/2016
IV - Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/03/2017V - Cán bộ hướng dẫn: TS Hà Văn Dũng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quảnêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã đượccảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Họ tên và chữ ký)
Nguyễn Thanh Hợp
Trang 6LỜI CÁM ƠN
Để thực hiện được bài luận văn này là cả một quá trình học hỏi, tìm hiểu và được sựgiúp đỡ của từ Nhà trường, thầy cô, bạn bè, và đồng nghiệp… Vì vậy, trước tiên, tôixin được gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu Nhà trường và tất cả cácQuý Thầy/Cô trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạtnhững kiến thức quý báu cũng như các tài liệu cần thiết để tôi có đủ điều kiện hoànthành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cám ơn trân thành và sâu sắc nhất đến người thầy làTS Hà Văn Dũng – người trực tiếp hướng dẫn tôi một cách tận tình để hoàn thànhluận văn trong thời gian qua.
Sau cùng, tôi xin được gửi lời cám ơn đến các bạn học, đồng nghiệp, lãnh đạotrường Cao đẳng Công nghệ & Quản trị Sonadezi và Ủy Ban Nhân Dân tỉnh ĐồngNai đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi hoàn thành khóa học cũng như bài luận văn đúng thờihạn.
Chắc chắn rằng, luận văn của tôi không thể tránh được những thiếu sót, hạn chế Dođó, tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng của Quý Thầy Cô vàbạn bè.
Trân trọng cảm ơn!
Người thực hiện luận văn
Nguyễn Thanh Hợp
Trang 7TÓM TẮT
Trong nền kinh tế thị trường mở, đón nhận đầu tư từ tất cả các nước trên thế giới đãmở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam, nhưng cũng đặt ra nhữngthách thức không hề nhỏ Điều này đòi hỏi các DN Việt Nam phải chủ động trongquản lý, chủ động trong việc đưa ra những đối sách, chiến lược kinh doanh Vậynên, các DN phải có một công cụ quản lý thực sự hữu hiệu và một công cụ được rấtnhiều các DN trên thế giới đã sử dụng, đó là hệ thống kế toán quản trị (KTQT) Hệthống Kế toán quản trị hữu hiệu bởi tính linh hoạt, kịp thời của thông tin kế toánphục vụ yêu cầu quản trị nội bộ, giúp nhà quản lý lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra vàra quyết định.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) ở Việt Nam chiếm khoảng 98% tổng số DNđang hoạt động trên cả nước Và DNNVV đóng vai trò rất quan trọng trong nềnkinh tế quốc dân DNNVV là nơi tạo ra việc làm chủ yếu và tăng thu nhập chongười lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đóigiảm nghèo… Tại tỉnh Đồng Nai, có hơn 90% DNNVV Trong khi đó, Đồng Nai làmột tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phí Nam, là địa phương đi đầu trong cảnước về xây dựng và phát triển khu công nghiệp và Biên Hòa là thành phố đượcmệnh danh là thành phố công nghiệp của tỉnh.
Tuy nhiên, qua điều tra khảo sát thực tế, bằng cách gửi bảng câu hỏi khảo sát tới150 DNVVN trên địa bàn thành phố Biên Hòa và kết quả thu về 111 phiếu khảo sáthợp lệ, đủ điều kiện đưa vào nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đã cho thấy thực trạngviệc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại thành phố Biên Hòa chưa được chútrọng, tỷ lệ các DN vận dụng KTQT còn rất thấp Ngoài ra, tác giả còn xác địnhđược bốn yếu tố tác động đến việc vận dụng KTQT theo mức độ từ cao xuống thấp,gồm: Nhận thức và sự am hiểu KTQT của nhà quản lý DN; Trình độ chuyên môncủa nhân viên kế toán; Chi phí DN cam kết cho tổ chức hệ thống KTQT trong DN;Mức độ cạnh tranh của thị trường.
Trang 8Từ những kết quả có được, tác giả đã đưa ra kết luận và kiến nghị với cơ quan banngành Chính phủ và địa phương tỉnh Đồng Nai; kiến nghị đối với cơ quan, trungtâm xúc tiến hỗ trợ DNNVV; kiến nghị đối với bản thân các DNNVV Để cácDNNVV tại thành phố Biên Hòa nâng cao tính khả thi việc vận dụng KTQT tại DNmình, giúp các DNNVV hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý để cạnh tranh vớicác DN lớn hơn trong xu thế hội nhập quốc tế.
Trang 9In the open market economy, welcomed the investment from all countries in theworld has opened up many opportunities for businesses in Vietnam, but also posesthe challenge is not small This requires Vietnamese enterprises to be proactive inthe management and proactive in making those policies, business strategies.Therefore, the Vietnamese enterprises must have a management tool and a reallyeffective tools are a lot of businesses around the world already use, that ismanagement accounting system Management accounting system effectively byflexibility, timeliness of accounting information serves internal governancerequirements, helps managers plan, organize, test and make decisions.
Small and medium enterprises in Vietnam accounted for about 98% of all firmsactive in the country And small and medium enterprises played a very importantrole in the national economy Small and medium enterprises where jobs are mainlycreated and incomes for workers, to help mobilize resources for investment in socialdevelopment, poverty reduction In Dong Nai province, more than 90% of the smalland medium enterprises Meanwhile, Dong Nai province is located in the southernkey economic region, is leading the local in the country about the construction anddevelopment of industrial zones, Bien Hoa, the city is known as the industrial cityof Dong Nai.
However, through the actual survey, by sending a questionnaire survey to the list150 small and medium enterprises of Bien Hoa city and the result of the vote validsurvey 111, eligible to take on research Research results showed the use ofmanagement accounting in the small and medium enterprises in the city have notbeen focused, the percentage of enterprises to apply management accounting is stillvery low In addition, the author also identified four factors that impact the use ofmanagement accounting under the level of parity, including: awareness andunderstanding of the management accounting business management; Qualificationof Accountants; The cost of the business commitment to the Organization of
Trang 11MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii TÓM TẮT iii
ABSTRACT v
MỤC LỤC vii DANHMỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .xii
DANH MỤC CÁC BẢNG xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH xiv
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát: 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3
1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
41.8 Kết cấu của luận văn 4
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
62.1 Tổng quan về kế toán quản trị 6
2.1.1 Các khái niệm về kế toán quản trị 6
Trang 122.1.2 Vai trò, chức năng của KTQT 7
2.1.3 Nội dung của KTQT 9
2.1.3.1 Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành 9
2.1.3.2 Lập dự toán ngân sách 12
2.1.3.3 Đánh giá trách nhiệm quản lý 13
2.1.3.4 Thông tin kế toán cho việc ra quyết định 16
2.2 Một số nét về DNVVN 17
2.2.1 Khái niệm DNVVN 17
2.2.2 Đặc điểm của các DNVVN ở Việt Nam 18
2.2.3 Những khó khăn và thuận lợi của các DNVVN 20
2.3 Một số nghiên cứu trước 22
2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 22
2.3.1.1 Một số các nghiên cứu trên thế giới 22
2.3.1.2 Nhận xét 25
2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 25
2.3.2.1 Một số các nghiên cứu trong nước 25
2.3.2.2 Nhận xét 29
2.3.3 Khe hổng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu 29
2.3.3.1 Xác định khe hổng nghiên cứu 29
2.3.3.2 Định hướng nghiên cứu của tác giả 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 32
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
3.1 Bối cảnh nghiên cứu 33
Trang 133.2 Quy trình nghiên cứu 34
3.1.1 Thiết kế nghiên cứu 34
3.1.2 Khung nghiên cứu 35
3.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQTtrong DNVVN tại Biên Hòa 38
3.4 Phương pháp nghiên cứu định tính 39
3.4.1 Thiết kế nghiên cứu định tính 39
3.4.2 Kết quả thảo luận chuyên gia 40
3.4.3 Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu 41
3.5 Phương pháp nghiên cứu định lượng 42
3.5.1 Hệ hống thang đo: 43
3.5.2 Bảng câu hỏi khảo sát: 44
3.5.3 Mẫu nghiên cứu: 44
3.5.4 Đặc điểm mẫu nghiên cứu: 45
3.5.5 Độ tin cậy của phiếu khảo sát: 46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 48
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 49
4.1 Kết quả nghiên cứu 49
4.1.1 Thực trạng việc vận dụng KTQT trong các DNVVN tại thành phố Biên Hòa 49
4.1.2 Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNVVN tại Biên Hòa 52
4.1.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha 52
Trang 144.1.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 58
4.1.2.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình – Phân tích hồi quy 62
4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu 68
4.2.1 Quy mô doanh nghiệp 68
4.2.2 Nhóm nhân tố Nhận thức và sự am hiểu KTQT của nhà quản lý DN 68
4.2.3 Nhóm nhân tố Mức độ cạnh trạnh của thị trường 69
4.2.4 Nhóm nhân tố Trình độ chuyên môn của nhân viên kế 70
4.2.5 Nhóm nhân tố Chi phí DN cam kết cho tổ chức KTQT trong DN 71
4.3 So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 73
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
5.1 Kết luận 74
5.2 Một số kiến nghị 76
5.2.1 Kiến nghị đối với c quan ban ngành Chính phủ và địa phư ng 76
5.2.2 Kiến nghị đối với c quan, trung tâm x c tiến hỗ trợ DNVVN 77
Trang 155.2.3 Kiến nghị đối với bản thân các DNVVN 77
5.2.3.1 Đối với các DN siêu nhỏ 77
5.2.3.2 Đối với các DN nhỏ và v a 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 83
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85PHỤ LỤC
Trang 16DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT CHỮ TIẾNG ANH ĐẦY ĐỦ– NGHĨA TIẾNG VIỆT
CIMA The Chartered Institute of Management AccoutantsHiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh QuốcIMA Institude of Management Accountants
Hiệp hội KTQT Hoa Kỳ
IFAC International Federation of AccountantHiệp hội kế toán quốc tế
KTQT Kế toán quản trịNN Nhà nước
NVKT Nhân viên kế toán QTDN Quản trị doanh nghiệpQL Quản lý
TP Thành phốMQH Mối quan hệ
Trang 17DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 – Tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ 17
Bảng 3.1 – Thang Likert 5 mức độ dùng trong nghiên cứu 43
Bảng 3.2 – Phân loại lĩnh vực hoạt động của DNVVN của mẫu nghiên cứu 45
Bảng 3.3 – Tổng hợp phiếu khảo sát 46
Bảng 4.1 – Mức độ vận dụng hệ thống kế toán quản trị tại doanh nghiệp 49
Bảng 4.2 – Mức độ vận dụng hệ thống KTQT phân theo loại hình và quy mô DN 50Bảng 4.3 – Mức độ vận dụng KTQT phân theo quy mô DN 50
Bảng 4.4 – Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố Nhận thức và sự am hiểu KTQT của nhà quản trị DN 52
Bảng 4.5 – Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố Trình độ chuyên môncủa nhân viên kế toán 53
Bảng 4.6 – Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố Chi phí DN cam kếtcho tổ chức KTQT trong DN 54
Bảng 4.7 – Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố Mức độ cạnh trạnhcủa thị trường 55
Bảng 4.8 – Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố Hỗ trợ về lý luận và văn bản hướng dẫn của Nhà nước về KTQT 57
Bảng 4.9 – KMO and Bartlett’s Test 59
Bảng 4.10 – Kiểu dữ liệu của các biến trong mô hình hồi quy 62
Bảng 4.11 – Omnibus Tests of Model Coefficients 64
Bảng 4.12 – Model Summary 65
Bảng 4.13 – Classification Tablea 65
Bảng 4.14 – Variables in the Equation 66
Trang 18DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 – Quy trình nghiên cứu 37
Hình 3.2 – Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu 39
Hình 3.3 – Mô hình nghiên cứu sau thảo luận chuyên gia 42
Hình 4.1 – Mô hình nghiên cứu xây dựng dựa trên EFA 61
Trang 19CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, Việt Nam hội nhập quốc tế sâu hơn với các hiệp địnhsong phương và đa phương, đây là những hiệp định mở ra cơ hội, song cũng đặt rayêu cầu đổi mới thể chế kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của cả nền kinh tế vàtừng doanh nghiệp Trong khi đó, các Doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) lại có trìnhđộ sản xuất lạc hậu 2 – 3 thế hệ công nghệ so với các nước phát triển, tiềm lực vềvốn cũng rất nhỏ bé, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN) chiếm đa số và giữmột vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Điều này yêu cầu các DNVN phải cócái nhìn mới trong cách thức quản lý, đặc biệt là các DNNVV để có hướng hoạtđộng bài bản, chủ động trong hoạch định các chiến lược cho doanh nghiệp Muốnchủ động ra quyết định, các doanh nghiệp phải có công cụ thật tốt giúp nhà điềuhành DN nắm bắt được thông tin hoạt động nội bộ một cách nhanh chóng, chínhxác thì mới đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời Và hệ thống Kế toán quảntrị (KTQT) là một trong các công cụ quản lý hữu hiệu bởi tính linh hoạt, kịp thờicủa thông tin kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ, giúp nhà quản lý lập kếhoạch, tổ chức, kiểm tra và ra quyết định (Võ Văn Nhị, 2007).
Đồng Nai là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiềulợi thế để phát triển kinh tế - xã hội Tập trung nhiều loại hình doanh nghiệp, đónggóp đáng kể vào ngân sách nhà nước, vào kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm, tạocông ăn việc làm trên địa bàn tỉnh cũng như cả nước Biên Hòa là thành phố côngnghiệp của tỉnh Đồng Nai, có tiềm năng to lớn để phát triển công nghiệp, là trungtâm công nghiệp quan trọng cả nước với nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn và cũngkhông ít những DN có quy mô vừa và nhỏ khác nhau đóng trên địa bàn thành phố.Và là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vì vậy mà lượng DNNVV ở đây đang phảiđối đầu với nhiều thử thách, hoặc thay đổi kịp nhịp phát triển, hoặc bị đào thải Đểvượt qua thử thách DN phải có những chiến lược cụ thể, phải có công cụ KTQT đểlàm được điều đó.
Trang 20Theo IFAC (Liên đoàn kế toán quốc tế) thì vai trò KTQT thể hiện như mộtphần không thể tách rời của quy trình quản trị tại DN (trích dẫn bởi Trần NgọcHùng, 2016) Kế toán quản trị được sử dụng để phục vụ cho các chức năng hoạchđịnh, tổ chức – điều hành, kiểm soát và ra quyết định của các nhà quản lý doanhnghiệp Kế toán quản trị có tính đa dạng, linh hoạt gắn liền với quy mô hoạt độngđang diễn ra Mọi cấp quản lý trong doanh nghiệp đều phải dựa vào thông tin kếtoán quản trị để ra quyết định Như vậy, kế toán quản trị có một vai trò đặc biệtquan trọng trong quản lý doanh nghiệp (Võ Văn Nhị, 2007).
Vì những lý do trên, vấn đề nghiên cứu để nhận diện và lượng hóa mức độ tácđộng của các nhân tố đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại thành phố
Biên Hòa là quan trọng và cần thiết Đề tài tác giả hướng tới nghiên cứu “Các nhân
tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ vàvừa tại thành phố Biên Hòa” để làm luận văn tốt nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát:
Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong cácDNNVV tại khu vực thành phố Biên Hòa để đưa ra gợi ý một số giải pháp nhằmnâng cao tính khả thi trong việc vận dụng KTQT tại các DNNVV này, giúp các DNhoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để sẵn sàng hội nhập quốc tế.
Trang 211.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu đã nêu ở mục 1.2, đề tài tập trung nghiên cứuđể trả lời các câu hỏi sau:
Có những yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVVtại thành phố Biên Hòa?
Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến việc vận dụng KTQT trong cácDNNVV tại thành phố Biên Hòa như thế nào?
Có những giải pháp nào giúp nâng cao tính khả thi trong việc vận dụngKTQT tại các DNNVV?
1.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là những yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụngKTQT trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Biên Hòa – tỉnhĐồng Nai.
Khách thể nghiên cứu: Là các DNNVV đóng trên địa bàn thành phố BiênHòa – tỉnh Đồng Nai
1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Giới hạn về nội dung: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc vậndụng KTQT tại các DNNVV của thành phố Biên Hòa.
Giới hạn về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố BiênHòa – tỉnh Đồng Nai.
Giới hạn về thời gian: Thời gian nghiên cứu trong vòng 6 tháng kể từ ngày26 tháng 9 năm 2016 đến 26 tháng 3 năm 1017.
1.6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu định tính: Dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp vàphương pháp điều tra bằng internet các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhân
Trang 221.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học:
Xây dựng được mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vậndụng KTQT trong các DNNVV tại thành phố Biên Hòa, mô hình có giá trị thamkhảo tích cực đối với các nghiên cứu định lượng về sau trong cùng chủ đề.
Về mặt thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo đối với các cơ quanhữu quan của nhà nước, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp vàngười làm công tác kế toán để có cái nhìn bao quát và sự chuẩn bị cần thiết các điềukiện cần cho việc vận dụng KTQT trong các DNNVV.
1.8 Kết cấu của luận văn
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị.Chương 3: Thiết kế nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Trang 23Từ đó, tác giả tiếp tục đi vào xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể.Xây dựng câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như phươngpháp nghiên cứu của đề tài để thấy được ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Kết thúc chương là phần mô tả cấu trúc luận văn.
Trang 24CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ2.1 Tổng quan về kế toán quản trị
2.1.1 Các khái niệm về Kế toán quản trị
KTQT theo định nghĩa của CIMA (Chartered Institute of ManagementAccountants) – Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc (CIMA, 2005,trang 18) như là “…việc áp dụng các nguyên lý kế toán và quản trị tài chính nhằmtạo ra, bảo vệ, duy trì lâu dài và gia tăng giá trị của cổ đông và các bên có liên quantrong các DN hoạt động vì lợi nhuận và phi lợi nhuận, trong khu vực tư nhân haykhu vực công KTQT là một phần không thể thiếu trong quản lý, bao gồm việc nhậndiện, tạo ra, trình bày, giải thích và sử dụng các thông tin có liên quan đến: ra quyếtđịnh chiến lược và xây dựng chiến lược doanh nghiệp; kế hoạch logistics; các hoạtđộng trong trung và ngắn hạn; xác định cơ cấu vốn và cấu trúc tài trợ vốn; thiết kếchiến lược thưởng cho giám đốc và cổ đông; ra quyết định hoạt động; kiểm soáthoạt động và đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; đo lường và báo cáo hoạtđộng tài chính và phi tài chính cho cấp quản lý và các bên liên quan; bảo vệ tài sảnhữu hình và vô hình; triển khai thực hiện quản lý công ty, quản lý rủi ro và kiểmsoát nội bộ…”
Theo IMA (Institude of Management Accountants) – Hiệp hội KTQT HoaKỳ thì KTQT còn được định nghĩa là “…một nghề nghiệp liên quan đến việc thamgia vào quá trình ra quyết định quản lý, vạch ra kế hoạch và hệ thống quản lý hiệusuất, đồng thời cung cấp báo cáo tài chính chuyên nghiệp, hỗ trợ nhà quản lý kiểmsoát trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược của một tổ chức…” (IMA,2008, trang 2)
Định nghĩa về KTQT của IFAC (International Federation of Accountant) –Hiệp hội kế toán quốc tế cho rằng “…KTQT hướng về các quá trình xử lý và kỹthuật, tập trung vào việc sử dụng một cách có hiệu quả và hiệu suất những nguồn
Trang 25Các định nghĩa nêu trên, cũng như nhiều định nghĩa khác cho thấy KTQTphát triển mạnh mẽ theo thời gian Những định nghĩa truyền thống dần thu hẹp,nhường chỗ cho các định nghĩa nhấn mạnh vào việc quản trị doanh nghiệp ở mứccao hơn, thể hiện KTQT là một công cụ không thể thiếu trong quản trị, là một côngcụ thực tế được ứng dụng rộng rãi trong quản lý của doanh nghiệp.
2.1.2 Vai trò, chức năng của KTQT
Vai trò của kế toán quản trị là một hệ thống thông tin hỗ trợ các nhà quản lýtrong việc thực hiện chức năng của mình Là một hệ thống trong đó thông tin đượcthu thập, hỗ trợ cho việc lập kế hoạch, ra quyết định, kiểm soát và phân tích các giảđịnh liên quan với thực tế dễ dàng hơn.
Theo IFAC, vai trò của KTQT thể hiện như một phần không thể tách rời củaquy trình quản trị, với vai trò cung cấp thông tin cần thiết để kiểm soát những hoạtđộng hiện tại của doanh nghiệp, hoạch định chiến lược, chiến thuật và hoạt độngtương lai của DN; tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực; đo lường và đánh giá hoạtđộng của DN; giảm thiểu tính chủ quan trong quá trình ra quyết định và cải thiệnhoạt động giao tiếp trong và ngoài doanh nghiệp (IFAC, 1998, trang 99).
Kế toán quản trị là hệ thống kế toán cung cấp thông tin cho những ngườiquản lý doanh nghiệp trong việc hoạch định và kiểm soát hoạt động của họ (RobertS.Kaplan và Anthony A.Atkinson, 1998).
Như vậy, vai trò của KTQT đối với các nhà quản trị doanh nghiệp là hỗ trợhọ thực hiện các chức năng:
Cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch:
Trang 26Vai trò của KTQT phục vụ chức năng lập kế hoạch là cung cấp thông tinvề tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của từng bộ phận vàtoàn doanh nghiệp… Thông tin KTQT cung cấp dựa trên việc phân tích, đánh giátình hình và đưa ra dự báo, dự toán Từ đó, giúp nhà quản trị xây dựng các kế hoạchngắn hạn và dài hạn.
Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức và điều hành:
Vai trò của KTQT phục vụ chức năng tổ chức – điều hành là cung cấpthông tin cho việc xây dựng và phát triển một cơ cấu nguồn lực hợp lý trong doanhnghiệp và những thông tin phát sinh hàng ngày trong doanh nghiệp Thông tin doKTQT cung cấp phải có tác dụng phản hồi về hiệu quả và chất lượng của các hoạtđộng đã và đang được thực hiện để giúp nhà quản trị có thể kịp thời điều chỉnh và tổchức lại hoạt động của doanh nghiệp.
Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra, đánh giá:
Vai trò của KTQT phục vụ chức năng kiểm tra, đánh giá là cung cấpthông tin về tình hình thực tế, thông tin chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch củatừng bộ phận trong doanh nghiệp, giúp nhà quản trị kiểm soát được việc thực hiệncác chỉ tiêu kế hoạch và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngtrong tương lại.
Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định:
Vai trò của KTQT phục vụ chức năng ra quyết định là thu thập, xử lý vàcung cấp các thông tin liên quan đến các phương án kinh doanh nhằm giúp nhàquản trị lựa chọn phương án tối ưu nhất.
Vai trò của KTQT được thể hiện khác nhau ở mỗi cấp độ quản trị trong tổ
+ Ở cấp độ quản trị cơ sở, KTQT cung cấp thông tin phục vụ cho nhà quản trị cấp cơ sở kiểm soát và cải tiến hoạt động tại bộ phận do họ quản lý.
Trang 27+ Ở cấp độ quản trị trung gian, KTQT cung cấp thông tin phục vụ chonhà quản trị cấp trung gian giám sát và đưa ra quyết định về các nguồn lực nhưnguyên vật liệu, vốn đầu tư, sản phẩm, dịch vụ và khách hàng.
+ Ở cấp độ quản trị cấp cao, KTQT cung cấp thông tin đã được tổnghợp từ các nghiệp vụ, sự kiện đã xảy ra theo từng người điều hành, từng khách hàngvà từng bộ phận phục vụ cho nàh quản trị cấp cao để hộ trợ cho họ ra quyết địnhtrong ngắn hạn và dài hạn.
2.1.3 Nội dung của KTQT
Hệ thống KTQT là một hệ thống thông tin rộng khắp toàn DN, đáp ứng yêucầu của các nhà quản trị nhằm quản lý các nguồn lực và tạo ra giá trị Hệ thốngKTQT bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thànhLập dự toán ngân sách
Đánh giá trách nhiệm quản lý
Thông tin kế toán cho việc ra quyết định
2.1.3.1 Hệ thống kế toá n chi p hí và tính giá th ành
Khái niệm
Có thể hiểu chi phí là giá trị của nguồn lực bị mất đi trong quá trình hoạtđộng sản xuất của tổ chức để đạt được một mục đích nào đó Bản chất của chi phí làphải mất đi để đổi lấy một kết quả Kết quả có thể dưới dạng vật chất như tiền, sảnphẩm, nhà xưởng… hoặc phi vật chất như kiến thức, dịch vụ…
Đối với nhà quản trị, chi phí là mối quan tâm hàng đầu vì lợi nhuận bị ảnhhưởng trực tiếp bởi chi phí Do vậy, làm sao kiểm soát được chi phí và hạ chi phíxuống mức thấp nhất có thể Để làm điều này, công cụ KTQT là cần thiết để phânloại chi phí theo những tiêu thức khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu khác nhau.
Trang 28Phân loại chi phí:
Phân loại t heo chứ c nă ng:
+ Chi phí sản xuất (Manufacturing costs): Là những chi phí phát sinh
liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, dịch vụ trong một thời kỳ Bao gồm: chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Trongđó, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được gọi là chi phíchuyển đổi (hay chi phí chế biến); chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyênvật liệu trực tiếp được gọi là chi phí ban đầu.
+ Chí phí ngoài sản xuất (Non- manufacturing costs): là chi phí phát
sinh ngoài quá trình sản xuất, liên quan đến tiêu thụ sản phẩm và quản lý chungtoàn doanh nghiệp Bao gồm: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Phân lo ạ i theo m ối q u an hệ g i ữ a chi phí v ới thời k ỳ xác định kết quả
kinh doanh
+ Chi phí sản phẩm (Product costs): là toàn bộ những chi phí liên
quan đến việc sản xuất hoặc mua các sản phẩm Đối với sản xuất sản phẩm gồm chiphí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.Đối với sản phẩm mua gồm giá mua và chi phí mua.
+ Chi phí thời kỳ (Period costs): là chi phí gắn liền với từng thời kỳ
kinh doanh – không gắn với giá trị sản phẩm Bao gồm: chi phí bán hàng, chi phíquản lý doanh nghiệp.
Phân loại t heo tính chất chi phí
+ Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp:
o Chi phí trực tiếp (Direct costs): là những chi phí phát sinh đượctính trực tiếp vào các đối tượng sử dụng như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chiphí nhân công trực tiếp.
Trang 29o Chi phí gián tiếp (Indirect costs): là những chi phí phát sinh khikhông thể tính trực tiếp cho một đối tượng nào đó mà phải phân bổ theo một tiêuthức phù hợp như chi phí sản xuất chung.
+ Chi phí chênh lệch: là chí phí có trong phương án này nhưng lại
không hoặc chỉ xuất hiện một phần trong phương án khác.
+ Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được:
o Chi phí kiểm soát được (Controlled costs): là những chi phí mànhà quản trị có thể kiểm soát và có quyền ra quyết định về khoản chi phí đó.
o Chi phí không kiểm soát được (Non-controlled costs): là nhữngchi phí mà nhà quản trị không thể kiểm soát và tác động đến khoản chi phí đó.
+ Chi phí cơ hội (Opportunity costs): là những thu nhập tiềm tàng bị
mất đi khi chọn phương án này thay cho phương án khác
+ Chi phí ẩn (chìm, lặn): là những chi phí đã bỏ ra trong quá khứ và
nó không thể tránh được dù có lựa chọn bất kỳ phương án nào.
Phân loại c hi phí t heo c ách ứ ng xử của chi phí
+ Chi phí khả biến (Variable costs): hay còn gọi là biến phí, là những
chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm theo sự tăng giảm về mức độ hoạt động.Tổng số của chi phí khả biến tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động, nhưng tính trên mộtđơn vị của mức độ hoạt động thì chi phí khả biến không đổi trong phạm vi phù hợp.Chi phí khả biến chỉ phát sinh khi có hoạt động Gồm:
o Chi phí khả biến tuyến tính (Biến phí thực thụ): là chi phí thay đổi theo tỷ lệ với sự thay đổi mức độ hoạt động.
o Chi phí khả biến cấp bậc (Biến phí cấp bậc): là những chi phí thay đổi khi có sự thay đổi đủ lớn và rõ ràng của mức độ hoạt động
Trang 30+ Chi phí bất biến (Fixed costs): hay còn gọi là định phí, là những chi
phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong mộtphạm vi Gồm:
o Chi phí bất biến bắt buộc (Định phí bắt buộc): là những chi phíkhông thay đổi trong dài hạn, nó tồn tại không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan củangười quản trị, nó tồn tại ở mọi mức độ hoạt động, gắn liền với cơ cấu tổ chức bộmáy như chi phí khấu hao hay phần lớn chi phí phục vụ cho quá trình tổ chức vàđiều hành Chi phí này có bản chất lâu dài và không thể cắt giảm đến không cho dùmức độ hoạt động giảm xuống hay sản xuất bị gián đoạn.
o Chi phí bất biến không bắt buộc (Định phí không bắt buộc): lànhững chi phí bất biến có thể thay đổi trong từng kế hoạch ngắn hạn và có thể cắtgiảm khi cần thiết Ví dụ như chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, bồi dưỡng, nghiêncứu…
+ Chi phí hỗn hợp (Mixed costs): là chi phí mà thành phần của nó bao
gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗnhợp thường thể hiện các đặc điểm của chi phí bất biến, ở mức độ hoạt động vượtquá mức căn bản nó thể hiện đặc điểm của yếu tố khả biến Sự pha trộn giữa phầnbất biến và khả biến có thể theo những tỷ lệ nhất định.
2.1.3.2 Lập dự toán ngân sác h
Khái niệm
Dự toán là những tính toán, dự kiến một cách toàn diện mục tiêu mà tổchức cần phải đạt được, đồng thời chỉ rõ cách thức huy động các nguồn lực để thựchiện các mục tiêu mà tổ chức đặt ra Dự toán được xác định bằng một hệ thống cácchỉ tiêu về số lượng và giá trị cho một khoảng thời gian xác định trong tương lai.Dự toán được xây dựng dựa trên cơ sở của kế hoạch và là trung tâm của kế hoạch.
Dự toán ngân sách là những tính toán, dự kiến một cách toàn diện mục tiêukinh tế, tài chính mà doanh nghiệp cần phải đạt được trong kỳ hoạt động sản xuất
Trang 31kinh doanh, đồng thời chỉ rõ cách thức, biện pháp huy động các nguồn lực để thựchiện các mục tiêu đó Dự toán ngân sách là một hệ thống bao gồm các dự toán như:dự toán tiêu thụ sản phẩm; dự toán sản xuất; dự toán chi phí nguyên liệu, vật liệutrực tiếp; dự toán chi phí nhân công trực tiếp; dự toán chi phí sản xuất chung; dựtoán tồn kho thành phẩm, hàng hóa; dự toán chi phí bán hàng; dự toán chi phí quảnlý doanh nghiệp; dự toán tiền; dự toán kết quả hoạt động kinh doanh; dự toán bảngcân đối kế toán; dự toán vốn… Trong đó, dự toán về tiêu thụ sản phẩm là quantrọng nhất, nó chi phối toàn bộ các dự toán khác.
Dự toán ngân sách là kế hoạch cho tương lai Do đó, dự toán ngân sách làcông cụ để lập kế hoạch, và thường được lập trước khi bắt đầu một giai đoạn haymột kỳ ngân sách So sánh giữa dự toán ngân sách với các kết quả thực tế sẽ chonhiều thông tin có giá trị về các hoạt động Như vậy, dự toán vừa là công cụ lập kếhoạch, vừa là công cụ đánh giá thực hiện kế hoạch.
Mục đích của dự toán ngân sách
Mục đích cơ bản của dự toán ngân sách là phục vụ cho việc hoạch định vàkiểm soát hoạt động kinh doanh Thông qua hai chức năng này mà người quản lýđạt được mục tiêu của tổ chức kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận.
Chức năng hoạch đinh: Dự toán ngân sách buộc người quản lý phải dự tínhnhững gì sẽ xảy ra trong tương lai, thấy được những gì cần phải làm để đạt đượcmục tiêu hay thay đổi kết quả không mong muốn.
Chức năng kiểm tra: Kiểm soát trong quản lý được thực hiện bằng so sánhkết quả thực hiện với dự toán ngân sách Nhà quản lý không chỉ dự tính cái gì màcòn phải biết dự tính đó được hoàn thành như thế nào Nếu kết quả xảy ra khôngtheo dự tính, nhà quản lý phải có những biện pháp để điều chỉnh hoạt động ngàycàng tốt hơn.
2.1.3.3 Đánh giá trách nhiệmquản lý
Kế toán trách nhiệm
Trang 32Kế toán trách nhiệm là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin cóthể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt được mụctiêu chung của tổ chức.
Thông tin có thể kiểm soát của một bộ phận là những thông tin về doanhthu, chi phí, vốn đầu tư… mà nhà quản trị của bộ phận đó có thể đưa ra các quyếtđịnh tác động lên nó.
Thông tin có thể kiểm soát cụ thể đối với từng nhà quản trị phụ thuộc vàotrách nhiệm quản lý của nhà quản trị đó.
Gắn với kế toán trách nhiệm là các trung tâm trách nhiệm
Trung tâm trách nhiệm
Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong một tổ chức mà nhà quản trịcủa nó chịu trách nhiệm đối với thành quả hoạt động của chính bộ phận do mìnhphụ trách.
Có bốn loại trung tâm trách nhiệm, gồm: trung tâm chi phí; trung tâmdoanh thu; trung tâm lợi nhuận; trung tâm đầu tư.
Đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm
Đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm chi phí
Thành quả quản lý của nhà quản trị ở trung tâm chi phí được đánh giáqua báo cáo thành quả được lập cho từng trung tâm chi phí riêng biệt.
Thông tin đưa vào báo cáo thành quả để đánh giá thành quả của nhàquản trị ở trung tâm chi phí chỉ là chi phí có thể kiểm soát được bởi từng nhà quảntrị ở từng trung tâm chi phí Bằng việc so sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán,các nhà quản trị có thể biết được chênh lệch nào tốt, chênh lệch nào xấu Chênh lệchnào do biến động của khối lượng hoạt động, chênh lệch nào do thành quả kiểm soátchi phí mang lại.
Đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm doanh thu
Trang 33Thành quả quản lý của nhà quản trị ở trung tâm doanh thu thường đượcđánh giá bằng việc so sánh doanh thu có thể kiểm soát giữa thực tế so với dự toánvà phân tích các chênh lệch phát sinh
Nếu trung tâm doanh thu được quyền định giá bán, số lượng sản phẩmtiêu thụ thì trách nhiệm sẽ được đánh giá trên doanh thu tạo ra.
Đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm lợi nhuận
Thành quả quản lý của nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận được đánhgiá qua báo cáo thành quả được lập cho từng trung tâm lợi nhuận riêng biệt.
Thông tin đưa vào báo cáo thành quả để đánh giá thành quả của nhàquản trị ở trung tâm lợi nhuận chỉ là lợi nhuận có thể kiểm soát được bởi từng nhàquản trị ở từng trung tâm lợi nhuận Do lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu vàchi phí, nên chỉ doanh thu có thể kiểm soát và chi phí có thể kiểm soát được đưavào báo cáo thành quả Chi phí có thể kiểm soát được phân loại theo biến phí vàđịnh phí khi đưa vào báo cáo thành quả Báo cáo thành quả được đưa vào để đánhgiá thành quả của nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận là báo cáo kết quả kinh doanhđược trình bày dưới hình thức số dư đảm phí Bằng việc so sánh thông tin thực tếvới thông tin dự toán, nhà quản trị có thể biết được chênh lệch nào có lợi, chênhlệch nào bất lợi Chênh lệch nào do biến động của khối lượng hoạt động, chênh lệchnào do thành quả kiểm soát doanh thu và chi phí mang lại.
Đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm đầu tư
Đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm đầu tư bao gồm:
So sánh doanh thu và CP có thể kiểm soát được giữa thực tế với dự toánSử dụng các thước đo thành quả đối với các khoản vốn đầu tư thuộcquyền kiểm soát của nhà quản trị ở trung tâm đầu tư:
o Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI – Return on Investment)o Lợi tức còn lại (RI – Residual Income)
Trang 34Vậy hệ thống kế toán trách nhiệm được xây dựng dựa trên cơ cấu tổ chứccác bộ phận trong doanh nghiệp có liên quan đến việc sử dụng chi phí, thực hiệndoanh thu và lợi nhuận, đầu tư Kế toán trách nhiệm nhằm mục đích thông tin vềhiệu quả hoạt động của các bộ phận đó.
2.1.3.4 Thông ti n kế toá n cho việc ra quyế t định
Ra quyết định ngắn hạn
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận (C – V – P) lànghiên cứu sự tác động qua lại giữa các nhân tố sản lượng, giá bán, chi phí khảbiến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng, đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của sựtác động qua lại đó đến lợi nhuận Đây là phương pháp được sử dụng cho việc raquyết định trong ngắn hạn.
Quá trình ra quyết định ngắn hạn của DN là việc lựa chọn từ nhiều phươngán khác nhau, trong đó mỗi phương án được xem xét bao gồm rất nhiều thông tin kếtoán Vì vậy, để đảm bảo cho việc ra quyết định đúng đắn, nhà quản trị cần phảiphân biệt được thông tin cần thiết với thông tin không cần thiết Loại bỏ thông tinkhông cần thiế, chỉ có thông tin cần thiết được xem xét để ra quyết định kinh doanh.
Ra quyết định trong dài hạn
Quyết định trong dài hạn thường là những quyết định về đầu tư như: Đầutư tài sản mới; Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất; Đầu tư tài chính
KTQT cần thực hiện các việc sau để cung cấp thông tin cho nhà quản trị:- Phân loại các quyết định thành hai loại: Có tính sàng lọc; Có tính ưu tiên.- Thu thập thông tin và phân loại thông tin theo quyết định đã chọn.
- Lựa chọn phương pháp thích hợp để đánh giá phương án đầu tư như: cácchỉ số tài chính thông thường; Thời gian hoàn vốn;Hiện giá thuần (NPV); Tỉ suấtsinh lời nội bộ (IRR).
- Quyết định lựa chọn phương án sau khi đã có thông tin thích hợp.
Trang 352.2 Một số nét về DNNVV
2.2.1 Khái niệm DNNVV
Đến nay, trên thế giới vẫn chưa có khái niệm thống nhất về DNNVV mà kháiniệm này được xác định bởi một số tiêu chí khách nhau theo từng quốc gia, từngngành công nghiệp khác nhau như: vị trí địa lý, quy mô, số năm thành lập, cấu trúcvốn, số lượng nhân viên, doanh thu, tài sản ròng… (Derosetal, 2006).
Ở Việt Nam, theo Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009của Chính phủ, DNNVV được chia theo ngành, bao gồm: nông, lâm nghiệp và thủysản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ Tiêu thức chủ yếu để phânloại DNNVV là số lao động và số vốn Trong đó, số vốn được ưu tiên xét trước sốlao động.
Bảng 2.1 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
DoaS T
Số la
I – Nô
10 ng
20 tỷ
TừtrêII
– Côn
10 ng
20 tỷ
I – T
10 ng
10 tỷ
ê Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ
Trang 362.2.2 Đặc điểm của các DNVVN ở Việt Nam
DNNVV ở Việt Nam chiếm khoảng 98% tổng số DN đang hoạt động trên cảnước, trong đó số DN vừa chỉ chiếm 2.2%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 29.6% và cònlại 68.2% là siêu nhỏ Nhưng trên thực tế, DNNVV đóng vai trò rất quan trọngtrong nền kinh tế quốc dân DNVVN là nơi tạo ra việc làm chủ yếu và tăng thu nhậpcho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóađói giảm nghèo… Hàng năm, các DNNVV đã tạo ra trên một triệu lao động mới; sửdụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP cho đất nước (Báo mới,Đỗ Anh Tuấn – Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Đà Nẵng)
Những đặc điểm của DNNVV ở Việt Nam được thể hiện:
- Về vốn
DNNVV có nguồn vốn nhỏ, thường là những doanh nghiệp khởi sự thuộckhu vực kinh tế tư nhân, việc khởi sự kinh doanh và mở rộng quy mô đầu tư, đổimới công nghệ, thiết bị được thực hiện chủ yếu bằng một phần vốn tự có và tíndụng khác như vay, mượn bạn bè, người thân hay từ các tổ chức tài chính kháctrong xã hội DNNVV thường hướng vào những lĩnh vực phục vụ trực tiếp đờisống, những sản phẩm có sức mua cao, thị trường tiêu thụ lớn, nên huy động đượccác nguồn lực xã hội, các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân.
DNNVV có vốn đầu tư ban đầu ít nên chu kỳ sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp thường ngắn dẫn đến khả năng thu hồi vốn nhanh tạo điều kiện chodoanh nghiệp kinh doanh hiệu quả Với quy mô vừa và nhỏ các doanh nghiệp nàyrất linh hoạt, dễ thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường, thích hợp vớiđiều kiện sử dụng các trình độ kỹ thuật khác nhau như thủ công, cơ khí và bán cơkhí để sản xuất ra những sản phẩm thích ứng với yêu cầu của nhiều tầng lớp dân cưcó thu nhập khác nhau.
Dễ khởi nghiệp, phát triển rộng khắp ở cả thành thị và nông thôn, thôngthường để thành lập một doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ cần vốn đầu tư ban đầu
Trang 37không lớn, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp, quy mô nhà xưởng vừa phải Đặc điểm nàylàm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năng động, phát triển ở khắp mọi nơi, mọi ngànhnghề; tạo điều kiện cho nền kinh tế khai thác mọi tiềm năng, tạo ra một thị trườngcạnh tranh lành mạnh hơn.
- Về lao động
Phần lớn các DNNVV sử dụng nhiều lao động giản đơn, quy mô lao độngnhỏ, trình độ tay nghề chưa cao, đa số là sử dụng lao động hộ gia đình, thuê vàtuyển dụng ở các tỉnh Lao động thủ công còn chiếm tỷ trọng lớn.
Theo số liệu thống kê, có tới 55.63% số chủ doanh nghiệp có trình độ họcvấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43.3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từsơ cấp và phổ thông các cấp Cụ thể, tiến sỹ chỉ chiếm 0.66%; thạc sỹ 2.33%; tốtnghiệp đại học 37.82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3.56%; tốt nghiệp trung họcchuyên nghiệp chiếm 12.33% và 43.3% có trình độ thấp hơn Về lực lượng laođộng, có tới 75% lực lượng lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa quađào tạo chuyên môn kỹ thuật Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp, ngaycả những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít ngườiđược đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp, các lớp về pháp luậttrong kinh doanh , điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển,định hướng kinh doanh và quản lý, phòng tránh các rủi ro pháp lý của các doanhnghiệp Việt Nam
- Về khoa học công nghệ và máy móc thiết bị
Trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới còn thấp, đa số cácDNNVV chưa tham gia vào được chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu Số lượng cácdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn rất ít Số lượng nhàkhoa học, chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp chỉ chiếm 0.025% trong tổngsố lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp Khoảng 80 - 90% máy móc vàcông nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp của Việt Nam là nhập khẩu và 76% từthập niên 1980 - 1990, 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao
Trang 38- Về năng lực cạnh tranh
Năng lực kinh doanh còn hạn chế do quy mô vốn nhỏ nên các DNNVVkhông có điều kiện đầu tư để nâng cấp, đổi mới máy móc, mua sắm thiết bị côngnghệ tiên tiến, hiện đại Việc sử dụng các công nghệ lạc hậu dẫn đến chất lượng sảnphẩm không cao, tính độc đáo không cao, giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản phẩmnói chung thấp, tính cạnh tranh trên thị trường kém DNNVV cũng gặp nhiều khókhăn trong việc tìm kiếm, thâm nhập thị trường và phân phối sản phẩm do thiếuthông tin về thị trường Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt đối với thịtrường nước ngoài Nguyên nhân chủ yếu là do các DNNVV thường là nhữngdoanh nghiệp mới hình thành, công tác tiếp thị còn kém hiệu quả và cũng chưa cónhiều khách hàng truyền thống Năng lực tiếp cận với các chính sách pháp luật vàthông lệ quốc tế trong kinh doanh còn nhiều hạn chế Thêm vào đó, quy mô thịtrường của các doanh nghiệp này thường phục vụ cho nhu cầu của địa phương, việcmở rộng ra các thị trường mới là rất khó khăn đã hạn chế năng lực cạnh tranh củacác DNNVV.
- Về khả năng quản trị
Một đặc điểm của DNNVV nước ta hiện nay là sản xuất kinh doanh theocách tự phát, tự điều hành, quản lý còn mang tính gia đình Quản trị nội bộ của cácDNNVV còn yếu, nhất là quản lý tài chính, ý thức chấp hành các chế độ chính sáchchưa cao, còn lúng túng trong việc liên kết, nhất là kiên kết trong cùng một hộingành nghề Khả năng liên kết của các DNNVV còn hạn chế do tư tưởng mạnh ainấy làm, và do chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu DN lớn Do đó, hiệu quảsản xuất, kinh doanh của DNNVV thấp, hàng tồn kho lớn Trong khi đó ở nhiềunước DNNVV chính là đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu cho các DN lớn, tạo thànhchuỗi cung ứng hiệu quả.
2.2.3 Những khó khăn và thuận lợi của các DNNVV
Về mặt thuận lợi, Việt Nam có một hệ thống chính trị ổn định nên cácDNVN không bị ảnh hưởng nhiều từ sự điều tiết vĩ mô và vi mô của Chính phủ.
Trang 39Đồng thời, nguồn nhân lực lao động trẻ dồi dào đang được quan tâm đào tạo bài bảntại các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp ngày càng tăng, giúp phần nâng caotrình độ năng lực đội ngũ quản trị của DN Các thủ tục hành chính được cải thiệnđáng kể, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạchgiúp giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí cho sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp Về cơ sở hạ tầng, hệ thống cung cấp nước, điện, viễn thông, giaothông đáp ứng nhu cầu thực tế phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư Về thôngtin và đào tạo, các DN đã được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau nhưbáo chí, internet, truyền hình… Hoạt động trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhânlực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện theo nguyên tắc xã hội hoá: Nhànước hỗ trợ một phần kinh phí và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá nhân tham giađào tạo đóng góp một phần kinh phí.
Tuy nhiên, các DNNVV phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức.Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh gay gắttừ các doanh nghiệp nước ngoài và hàng nhập khẩu khi hội nhập sâu hơn Nguy cơbị loại khỏi thị trường ngay trên sân nhà là rất cao Nền kinh tế Việt Nam bị ảnhhưởng trong bối cảnh kinh tế thế giới hồi phục chậm và không đồng đều giữa cácnền kinh tế sau suy thoái toàn cầu Vốn bình quân rất thấp, chủ yếu dựa vào nguồnvốn tự có Quy mô nhỏ, sức cạnh tranh yếu, lao động chủ yếu dựa vào lao động bảnthân và gia đình Việc tiếp cận vốn vay từ chính sách nhà nước thực sự chưa hiệuquả Điều kiện hạ tầng cho cơ sở cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệpcòn nhiều bất cập, chi phí đầu vào cho sản xuất lớn Sản phẩm làm ra có sức cạnhtranh không cao Thiết bị máy móc phần lớn lạc hậu, khả năng nắm bắt thị trườngchưa tốt; chưa ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất kinhdoanh cũng như quản lý Trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp còn yếu so với quymô doanh nghiệp, trình độ, tay nghề của người lao động còn thấp Sự hiểu biết vềcơ chế, chính sách của nhà nước còn hạn chế, tiếp cận thông tin hạn chế Liên kết vàphối hợp giữa các tổ chức hỗ trợ còn hạn chế.
Trang 402.3 Một số nghiên cứu trước
Trong quá trình thực hiện đề tài và nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu thíchhợp, tác giả đã tham khảo, tìm hiểu một số công trình nghiên cứu trong cũng nhưngoài nước có liên quan.
2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.3.1.1 Một số các nghiê n cứ u trên thế g iới
“Management Accouting Practices of UK Small – Medium – SizedEnterprises (SMEs)”, năm 2013 – Tác giả Michael Lucas, Malcolm Prowle và
Glynn Lowth (Đại học Mở và Đại học Nottingham Trent) Bài viết nhấn mạnh vềviệc kế toán quản trị trong DN nhỏ tại Anh có xu hướng được về thông tin kiểmsoát hơn là trợ giúp ra quyết định Nghiên cứu còn chỉ ra rằng KTQT chịu ảnhhưởng của một số các yếu tố như: DN quy mô lớn hơn thì kế toán quản trị tốt hơn;Kinh nghiệm của đội ngũ quản lý cấp cao; Môi trường doanh nghiệp hoạt động…
“The Use of Management Accounting Techniques by Canadian Smalland Medium Sized Enterprises: A Field Study”, năm 2013 – Tác giả Howard M.
Armitage, Ph.D, FCMA Alan Webb, Ph.D, FCPA, FCA (University of Waterloo).Nghiên cứu của tác giả tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu về lĩnh vực tại 11 doanhnghiệp vừa và nhỏ của Canada để: (1) Xác định mức độ áp dụng các kỹ thuật vàcông cụ kế toán quản lý được chấp nhận rộng rãi ở các doanh nghiệp vừa và nhỏkhác nhau và (2) Khám phá những lý do cơ bản khiến các kỹ thuật cụ thể khôngđược sử dụng Trong 19 kỹ thuật kế toán quản trị nổi tiếng được đề cập trong cáccuộc phỏng vấn của tác giả, chỉ có một tỷ lệ nhỏ được sử dụng ở mức vừa phải hoặccao bởi các công ty tham gia khảo sát Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy rằng các côngty sản xuất có nhiều khả năng sử dụng một số kỹ thuật nhất định như hệ thống chiphí và báo cáo trung tâm trách nhiệm Lý do cơ bản khiến các kỹ thuật cụ thể củaKTQT không được sử dụng ở đây chính là giới hạn về quy mô của các DN.