1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các công ty dịch vụ công ích trên địa bàn tp hồ chí minh

130 169 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 2,66 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

PHẠM THỊ ÁNH HỒNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬNDỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁCCÔNG TY DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TRÊN ĐỊA BÀN

TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Kế toán Mãsố ngành: 60340301

TP Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

PHẠM THỊ ÁNH HỒNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬNDỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁCCÔNG TY DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TRÊN ĐỊA BÀN

TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Kế toán Mãsố ngành: 60340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN QUYẾTTHẮNG

TP Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụngkế toán quản trị trong công ty dịch vụ công ích trên địa bàn TP Hồ Chí Minh” làcông trình của việc học tập và nghiên cứu thật sự nghiêm túc của bản thân Nhữngkết quả nêu ra trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trướcđây Các số liệu trong luận văn nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, được tổng hợp từnhững nguồn thông tin đáng tin cậy.

TP Hồ Chí Minh, Ngày 30 tháng 03 năm 2017HỌC VIÊN THỰC HIỆN LUẬN VĂN

Phạm Thị Ánh Hồng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi đến quý Thầy Cô ở khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng;Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Công nghệTp.HCM; tất cả quý Thầy Cô đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyềnđạt vốn kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốtthời gian học tập tại trường.

Tôi chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Quyết Thắng đã tận tâm hướng dẫn tôi trongsuốt thời gian thực hiện đề tài luận văn Nếu không có những lời hướng dẫn tận tìnhcủa thầy thì tôi rất khó hoàn thiện được luận văn này.

Mặc dù, tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiệnluận văn Nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm trongnghiên cứu nên đề tài luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót Tôi rấtmong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để luận văn củatôi được hoàn thiện hơn nữa.

TP Hồ Chí Minh,Ngày 30 tháng 03 năm 2017

Tác giả

Phạm Thị Ánh Hồng

Trang 5

TÓM TẮT

Thông tin kế toán quản trị có một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt độngdoanh nghiệp Nhà quản trị ở các cấp khác nhau sẽ có những nhu cầu thông tin khácnhau Tuy nhiên, bản thân kế toán tài chính không thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầuthông tin của doanh nghiệp (DN).Vì vậy, DN phải vận dụng kế toán quản trị(KTQT) trong hoạt động của mình Kế toán quản trị được coi là cần thiết và phùhợp, tuy nhiên trong khu vực công hay các công ty dịch vụ công ích không coitrọng.

Đề tài nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quảntrị tại các công ty dịch vụ công ích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” từ đóđánh giá sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT nhằmđưa ra các giải pháp vận dụng KTQT tại các công ty dịch vụ công ích.

Nghiên cứu này sẽ trả lời các câu hỏi: “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vậndụng kế toán quản trị tại các công ty dịch vụ công ích?” và “Đo lường mức độ ảnhhưởng của các yếu tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các công tydịch vụ công ích?”.

Tổng hợp các lý luận, thừa kế kết quả từ các nghiên cứu trước đây có liênquan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, tác giả bước đầu hình thành nên các thang đolựa chọn các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT tại các công ty dịch vụ công íchThành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) gồm 05 nhân tố: Quy mô công ty (QMCT),Chất lượng nguồn nhân lực (CLNNL), Chính sách nhà nước (CSNN), Nhận thức vềKTQT nhà điều hành (NTNDH), Đặc điểm công ty(DDCTCI) Trong 5 nhân tố nàythì nhân tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến vận dụng kế toán quản trị tại các công tydịch vụ công ích là QMCT (β= 0,460), tiếp đến là nhân tố CSNN (β=0,352),CLNNL (β=0,342), DDCTCI (β=0,342), và cuối cùng là NTNDH (β = 0,148).

Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp có tác động trực tiếpđến các nhân tố nhằm có các giải pháp vận dụng kế toán quản trị tại các công ty dịchvụ công ích Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ thực hiện ở một nhóm mẫu, chưa đạidiện hết cho tất cả các các doanh nghiệp tại Việt Nam, ngoài ra còn nhiều hạn chế vềthời gian, số lượng mẫu nhỏ nên hạn chế tính tổng quát cao của đề tài.

Trang 6

Management accounting information has a very important role in businessoperations Administrators at different levels will have different information needs.However, financial accounting itself can not fully meet the information needs of theenterprise so businesses must apply management accounting in its activities.Management accounting is considered to be necessary and appropriate forlarge-scale enterprises But in the public sector or the public service companies donot attach importance to management accounting.

Research project on "The factors affecting the application of managementaccounting in the public service company in the area of Ho Chi Minh City" fromwhich to measure the impact of factors affecting to the application of managementaccounting to provide solutions for management accounting applied in the publicservice company.

This study will answer the question: "The factors that affect the applicationof management accounting in the public service company?" And "Measure theimpact of factors affecting the management accounting applied in the public servicecompany? ".

Synthesis of reasoning, inheritance results from previous studies relateddirectly and indirectly to the subject, the author initially formed the scale selectionfactors affecting accounting applied Managing in the public service company TP.HCM consists of 05 factors: company size (QMCT), quality of human resources(CLNNL), policy of government (CSNN), Perceptions of international economicoperators (NTNDH), Corporate Identity (DDCTCI) 5 factors, the factors that moststrongly influence to apply to management accounting in the company's utilityservices QMCT (β = 0.460), followed by policy of government (β = 0.352),CLNNL (β = 0.342), DDCTCI (β = 0.342), and finally NTNDH (β = 0.148)

From the study results, the authors have proposed a number of measureshave a direct impact on the people in order to have the solution applyingmanagement accounting in the public service company However, this study is onlydone in a sample group, not representative of all for all businesses in Vietnam, inaddition to many restrictions on time, number of small samples should limit highgenerality topic.

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1

1.1 Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: 2

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5.1 Dữ liệu dùng cho nghiên cứu 3

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5.2.1 Nghiên cứu định tính 3

1.5.2.2 Nghiên cứu định lượng 3

1.6 Ý nghĩa của đề tài 4

1.7 Kết cấu luận văn 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

52.1 Khái quát về công ty dịch vụ công ích 5

2.1.1 Khái niệm công ty dịch vụ công ích 5

2.1.2 Vị trí, vai trò, bản chất của công ty công ích 5

2.1.3 Các loại dịch vụ công ích 7

2.2 Khái quát về kế toán quản trị 8

Trang 8

2.2.1 Định nghĩa kế toán quản trị 8

2.2.2 Vị trí của kế toán quản trị trong tổ chức 8

2.2.3 Mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính 9

2.2.4 Nhiệm vụ của kế toán quản trị 10

2.2.5 Nội dung của kế toán quản trị 11

2.2.5.1 Chi phí và các công cụ kỹ thuật KTQT 11

2.2.5.2 Các kỹ thuật ra quyết định 13

2.2.5.3 Dự toán và kiểm soát 14

2.2.5.4 Đo lường hiệu quả hoạt động và kiểm soát 16

2.2.6 Yêu cầu và nguyên tắc tổ chức hệ thống KTQT trong doanh nghiệp 17

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị tại các công ty dịch vụ công ích 17

2.3.1 Quy mô doanh nghiệp 18

2.3.2 Chất lượng nguồn nhân lực 18

2.3.3 Chính sách Nhà nước 19

2.3.4 Nhận thức của người điều hành 19

2.3.5 Đặc điểm của các công ty dịch vụ công ích 20

2.4 Tổng quan các nghiên cứu trước đây 21

2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài 21

2.4.2 Các nghiên cứu trong nước 24

2.4.3 Điểm mới của đề tài 26

2.5 Mô hình nghiên cứu và đề xuất các giả thiết 27

2.5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 27

2.5.2 Các giả thiết đề xuất 29

2.5.2.1 Quy mô công ty 29

2.5.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực 29

2.5.2.3 Chính sách Nhà nước 29

2.5.2.4 Nhận thức của người điều hành 30

2.5.2.5 Đặc điểm công ty dịch vụ công ích 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 32

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

Trang 9

3.1 Thiết kế nghiên cứu 33

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu 33

3.1.1.1 Nghiên cứu định tính 33

3.1.1.2 Nghiên cứu định lượng 35

3.1.2 Quy trình nghiên cứu 37

3.1.3 Phương pháp chọn mẫu 38

3.1.4 Thiết kế bảng câu hỏi 38

3.2 Xây dựng thang đo 39

3.3 Thực hiện nghiên cứu định lượng 42

3.3.1 Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng 42

3.3.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 43

3.3.2.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát 43

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 45

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46

4.1 Thực trạng công tác kế toán quản trị tại các công ty dịch vụ công ích trên địa bànTP Hồ Chí Minh 46

4.1.1 Giới thiệu sơ lược về nhiệm vụ công ty dịch vụ công ích TP.HCM 46

4.1.1.2 Sơ đồ tổ chức công ty dịch vụ công ích 48

4.1.2 Thực trạng công tác kế toán quản trị tại các công ty dịch vụ công ích trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

504.1.2.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty dịch vụ 50

công ích trên địa bàn TP Hồ Chí Minh 50

TP Hồ Chí Minh 50

ĐVT: Triệu đồng 50

4.1.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác kế toán quản trị 51

4.1.2.3 Hệ thống thông tin kế toán quản trị 52

4.1.2.4 Nhu cầu tổ chức công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp 55

4.1.2.5 Công tác nâng cao cơ sở vật chất phục vụ công tác kế toán 56

4.1.2.6 Công tác thực hiện cơ chế giám sát 56

4.2 Phân tích và đánh giá độ tin cậy của thang đo: 57

4.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach's alpha: 58

Trang 10

4.2.1.5 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Đặc điểm công ty dịch vụ công ích” 61

4.2.1.6 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Vận dụng kế toán quản trị tại các công ty dịch vụ công ích TP.HCM” 62

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 63

4.2.2.1 Phân tích khám phá EFA cho biến độc lập 63

4.2.2.2 Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc “Vận dụng kế toán quản trịtại các công ty dịch vụ công ích Tp HCM” 66

4.3 Phân tích hồi quy - Phương trình hồi quy tuyến tính 66

4.4 Kiểm định các giả thiết cần thiết trong mô hình phân tích hồi quy 70

4.4.1 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy 70

4.4.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 70

4.4.3 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư 71

4.4.4 Kiểm định về tính độc lập của phần dư 71

4.5 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội 72

4.5.1 Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi 72

4.5.2 Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn 73

4.6 Bàn luận kết quả nghiên cứu 74

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 76

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

5.1 Kết luận 77

Trang 11

5.2 Các kiến nghị về phía các công ty dịch vụ công ích trên địa bàn TP Hồ ChíMinh nhằm hoàn thiện việc vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị này

77

Trang 12

5.2.1 Quy mô doanh nghiệp 77

5.2.2 Chính sách nhà nước 79

5.2.3 Chất lượng nguồn nhân lực 80

5.2.4 Đặc điểm của các công ty dịch vụ công ích 81

5.2.5 Nhận thức của người điều hành 82

5.3 Các kiến nghị khác về phía các công ty công ích tại TP Hồ Chí Minh 82

5.4 Kiến nghị về phía cơ quan chức năng 83

5.5 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng 84

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 86

KẾT LUẬN CHUNG 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHỤ LỤC

Trang 13

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

T KếtoáD

N DoanD

N DoanT

P ThànD

N DoanD

N DoanN

Đ NghịC

P ChínhS

P SảnDV DịchH

H HàngT

T ThônB

T BộtàiN

V NguK

T KếtoáS

X SảnQM QyC

L ChấtC

L ChấtN

T NhậnD

D ĐặcV

D Vận

Trang 14

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Sự khác nhau giữa Kế toán quản trị và Kế toán tài chính 10

Bảng 2.2: Những cách phân loại chi phí 12

Bảng 2.3: Yêu cầu tổ chức hệ thống KTQT trong doanh nghiệp 17

Bảng 2.4: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính 28

Bảng 3.1: Trình tự tiến hành 34

Bảng 3.1: Thang đo chính thức được mã hóa 39

Bảng 3.2: Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng 42

Bảng 3.3: Thống kê mẫu về giới tính 43

Bảng 3.4: Thống kê mẫu về độ tuổi 43

Bảng 3.5: Thống kê mẫu về trình độ học vấn 44

Bảng 3.6: Thống kê mẫu về chức vụ 44

Bảng 4.1 Các công ty dịch vụ công ích tại thành phố Hồ Chí Minh 46

Bảng 4.2: Các hoạt động của công ty dịch vụ công ích 48

Bảng 4.3: Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh các công ty dịch vụ công ích 50

Bảng 4.4: Số lượng nhân viên kế toán tại các công ty công ích giai đoạn 2013-2015 51

Bảng 4.5: Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác kế toán quản trị 52

Bảng 4.6: Kết quả khảo sát tình hình tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại cáccông ty công ích TP Hồ Chí Minh 54

Bảng 4.7: Nhu cầu tổ chức công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp 55

Bảng 4.8: Mức độ xử lý thông tin kế toán bằng máy tính 56

Bảng 4.9: Công tác thực hiện cơ chế giám sát 56

Bảng 4.10 Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Quy mô công ty” 59

Bảng 4.11 Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Chất lượng nguồn nhân lực” 59

Bảng 4.12 Kết quả độ tin cậy thang đo biến “chính sách nhà nước” 60

Bảng 4.13 Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Nhận thức về kế toán quản trị củangười điều hành” 61

Bảng 4.14 Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Đặc điểm công ty dịch vụ công ích” 61Bảng 4.15 Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Vận dụng kế toán quản trị tại các côngty dịch vụ công ích TP.HCM” 62

Trang 15

Bảng 4.23: Bảng kết quả hồi quy 69

Bảng 4.24: Kết quả chạy Durbin-Watson 71

Trang 16

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1: Nội dung của kế toán quản trị 11

Sơ đồ 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại Jordan 21

Sơ đồ 2.3: Giá trị cho các doanh nghiệp khi áp dụng KTQT theo Ronald W Hilton(2005) 22

Sơ đồ 2.4: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT vào doanhnghiệp theo Đào Khánh Trí (2015) 26

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 28

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 37

Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức công ty dịch vụ công ích 49

Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa 73

Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa 74

Trang 17

Hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu coi trọng kế toán tài chính Tuy nhiên,thông tin kế toán tài chính phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của DN tại mộtthời điểm nào đó Ngược lại, kế toán quản trị mang tính nội bộ, vạch ra những chínhsách và đường lối rõ ràng, giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định có tính chấtxây dựng và cũng cố DN lâu dài Do đó, các DN nên sử dụng kế toán quản trị tronghoạt động của mình không chỉ phục vụ cho việc quản lý DN ngày càng tốt hơn, màcòn cung cấp thông tin kế toán tài chính chính xác và kịp thời, giúp DN hoàn thànhtrách nhiệm và nghĩa vụ với nhà nước, kiểm toán, và các đối tác liên quan.

Theo quan niệm thông thường, KTQT được coi là cần thiết và phù hợp chocác doanh nghiệp có quy mô lớn Với các doanh nghiệp công, hay các công ty dịchvụ công ích trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, KTQT chưa được phổ biến rộngrãi, bởi vì loại hình kinh doanh không phức tạp và thị trường cạnh tranh không cao.Đây là nguyên nhân chính đẩy các DN chưa thực sự quan tâm tới việc sử dụngKTQT trong việc quản lý DN của mình

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh, việc xây dựng môitrường sạch và xanh là cấp bách và cần thiết Để góp phần thực hiện chủ trương củachính phủ, việc vận dụng KTQT trong các các công ty dịch vụ công ích trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh nên được phổ biến và bắt buộc.

Việc vận dụng KTQT trong các các công ty dịch vụ công ích trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh chịu sự tác động của nhiều yếu tố, tác động đến tính khả thicủa việc vận dụng KTQT Do đó việc nghiên cứu nhằm nhận diện các yếu tố, mứcđộ tác động của từng yếu tố đến việc vận dụng KTQT trong các công ty dịch vụcông ích

Trang 18

trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là chủ đề quan trọng và cần thiết Đây cũng làlý do tôi đã chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trịtại các công ty dịch vụ công ích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận vănthạc sĩ của mình.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các công ty dịch vụ công ích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực tế công tác kế toán quản trị tại các công ty dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các công ty dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?

- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các công ty dịch vụ công ích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thế nào?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Là các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các công ty dịch vụ công ích.

Trang 19

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại các công ty dịch vụ công ích trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh.

- Về thời gian khảo sát được tiến hành từ tháng 9/2016 đến tháng 01/2017.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Dữ liệu dùng cho nghiên cứu

Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:

- Dữ liệu thứ cấp: các báo cáo, kế hoạch của phòng, ban tại các công ty dịch vụcông ích trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các văn bản ban hành của Chínhphủ, UBND thành phố Hồ Chí Minh, các nghiên cứu có liên quan.

- Dữ liệu sơ cấp: điều tra khảo sát, thu thập ý kiến từ cán bộ quản lý, nhân viênkế toán tại 25 công ty dịch vụ công ích trên địa bàn Tp.HCM để thực hiện nghiêncứu định lượng.

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộsử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương phápđịnh lượng.

1.5.2.1 Nghiên cứu định tính

Tham khảo một số tài liệu đã nghiên cứu của các tác giả và kế thừa cácnghiên cứu khảo sát về việc vận dụng kế toán quản trị để rút ra các nhân tố cơ bảnảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các công ty dịch vụ công ích Sauđó xây dựng bảng câu hỏi để tiến hành khảo sát và lựa chọn mẫu.Thực hiện phỏngvấn bao gồm: cán bộ quản lý, trưởng, phó phòng – ban, và kế toán viên tại đơn vị.

Riêng phần đánh giá thực trạng việc vận dụng kế toán quản trị tại các công tydịch vụ công ích trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đề tài còn sử dụng các phươngpháp thống kê phân tích, so sánh, tổng hợp để làm rõ các chỉ tiêu phân tích.

1.5.2.2 Nghiên cứu định lượng

Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng là

Trang 20

Sử dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 20.

1.6 Ý nghĩa của đề tài

- Về mặt khoa học: Hệ thống hóa các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnhhưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các công ty dịch vụ công ích.

- Về mặt thực tiễn: thông qua kết quả xác định mức độ ảnh hưởng đến việcvận dụng kế toán quản trị, từ đó nâng cao việc vận dụng kế toán quản trị tại cáccông ty dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

1.7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần phụ lục, tài liệu tham khảo thì luận văn bao gồm 5 chương:Chương 1: Tổng quan đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứuChương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 21

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU2.1 Khái quát về công ty dịch vụ công ích

2.1.1 Khái niệm công ty dịch vụ công ích

Dịch vụ công ích (DVCI) - từ tiếng Anh là “public service” có quan hệ chặtchẽ với phạm trù hàng hóa công cộng Theo ý nghĩa kinh tế học, hàng hóa côngcộng có một số đặc tính cơ bản như:

- Là loại hàng hóa khi đã được tạo ra thì khó có thể loại trừ ai ra khỏi việc sửdụng nó;

- Việc tiêu dùng của người này không làm giảm lượng tiêu dùng của ngườikhác;

- Và không thể vứt bỏ, ngay khi không được tiêu dùng thì hàng hóa công cộngvẫn tồn tại.

Tại Nghị định số 56/CP ngày 2/10/1996 của Chính phủ, Doanh nghiệp công ích(DNCI) được quan niệm như sau: Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) hoạt động côngích là DNNN độc lập, hoặc DNNN là thành viên hạch toán độc lập của tổng công tynhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc sản xuất sản phẩm,cung ứng dịch vụ công cộng theo chính sách của Nhà nước, do Nhà nước giao kếhoạch, khung giá hoặc phí do Nhà nước quy định, hoạt động chủ yếu không vì mụctiêu lợi nhuận (Chính phủ, 1996).

Hiện nay, theo Nghị định số 130/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hànhngày 16 tháng 10 năm 2013, DVCI là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống,kinh tế, xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ Để có khảnăng bù đắp chi phí, việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ này được Nhà nước giao kếhoạch, các DN đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định (Chính phủ, 2013).

2.1.2 Vị trí, vai trò, bản chất của công ty công ích

Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam rất nhanh, phát sinh nhiềuvấn đề phải giải quyết như: vệ sinh đô thị, duy tu bảo quản công viên cây xanh, duytu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, thoát nước đô thị, xây dựng và quản lý các dịch vụ

Trang 22

công cộng khác… Chính các công ty dịch vụ công ích là đơn vị chủ lực của Nhànước giải quyết các vấn đề trên, đáp ứng và phục vụ nhu cầu xã hội ngày càng tốthơn Các công ty dịch vụ công ích đã có nhiều đóng góp tạo tiền đề thúc đẩy nềnkinh tế phát triển: thu nộp ngân sách, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên ở cácdoanh nghiệp, tạo thêm việc làm cho người lao động Cơ cấu tài sản công ty dịch vụcông ích cũng phát triển theo hướng tích cực, giá trị tài sản cố định phục vụ cho cáchoạt động sản xuất của các doanh nghiệp được tăng lên.

Các Công ty dịch vụ công ích (CTDVCI) bước đầu đảm bảo cung ứng nhữngsản phẩm dịch vụ quan trọng theo kế hoạch của Nhà nước giao, giải quyết được nhucầu thiết yếu về hàng hóa công cộng.

Vai trò của công ty dịch vụ công ích là cung cấp hàng hóa công cộng (HHCC),HHCC được tập trung trên ba khía cạnh cơ bản sau:

- Thứ nhất, Cung ứng các hàng hóa và dịch vụ: trên thị trường hiện nay có

nhiều "chỗ trống" do tính phi hiệu quả, hoặc sự cấm đoán của pháp luật trong việccung ứng các hàng hóa và dịch vụ công ích Do đó, CTDVCI góp phần lấp nhữngchỗ trống này Các DN tham gia và hình thành một môi trường kinh doanh ổn định,đóng góp tích cực trong việc nâng cao hệ thống kinh tế - xã hội nói chung.

- Thứ hai, Phân bổ nguồn lực: Xét trên phương diện sản xuất xã hội có hai

phương thức phân bổ nguồn lực: phân bổ thị trường áp dụng chủ yếu cho các hànghóa cá nhân, và phân bổ phi thị trường áp dụng chủ yếu cho các HHCC Nếu như tấtcả hàng hóa đều là hàng hóa cá nhân, mọi nguồn lực không được phân bổ qua thịtrường, điều này dẫn tới sự bất bình đẳng, điều này không phải là mục đích kinhdoanh của CTDVCI Mỗi công dân VN, tuy có địa vị xã hội và mức thu nhập khônggiống nhau, nhưng họ có quyền hưởng thụ một số lợi ích tối thiểu như nhau đượccung cấp bởi các CTDVCI Tạo ra sự công bằng trong xã hội là mục tiêu lợi nhuậncủa các CTDVCI.

- Thứ ba, Tích cực đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội: CTDVCI cung cấp

HHCC góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế vùng, ngành và cânđối sự phát triển kinh tế của đất nước Tác dụng điều tiết và cân đối thể hiện rõtrong các chương trình đầu tư vào kết cấu hạ tầng nông thôn, miền núi, các chương

Trang 23

- Xét theo tiêu chí chủ thể cung ứng, dịch vụ công ích được chia thành 3loại, như sau:

+ Dịch vụ công ích do tổ chức nhà nước, tổ chức tư nhân phối hợp thựchiện: Loại hình cung ứng dịch vụ này ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều nước Nhưở Trung Quốc, việc thiết lập hệ thống bảo vệ trật tự phối hợp thực hiện.

+ Dịch vụ công ích do các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhâncung cấp: Gồm những dịch vụ mà Nhà nước có trách nhiệm cung cấp, nhưng khôngtrực tiếp thực hiện mà ủy nhiệm cho tổ chức phi chính phủ và tư nhân thực hiện,dưới sự đôn đốc, giám sát của nhà nước Thí dụ các công trình công cộng do chínhphủ gọi thầu có thể do các công ty tư nhân đấu thầu xây dựng.

+ Dịch vụ công ích do cơ quan nhà nước trực tiếp cung cấp: Đó lànhững dịch vụ công cộng cơ bản do các cơ quan của nhà nước cung cấp Thí dụ: anninh, giáo dục, phổ thông, chăm sóc y tế công cộng, bảo trợ xã hội…

- Dựa vào tính chất và tác dụng của dịch vụ được cung ứng, có thể chiadịch vụ công ích thành ba loại sau:

+ Dịch vụ hành chính công: Đây là loại dịch vụ gắn liền với chức năngquản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân Đối tượng cung ứng dịchvụ công này là cơ quan công quyền hay các cơ quan do nhà nước được ủy quyềnthực hiện Tuy nhiên, nhà nước trực tiếp cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký,công chứng, thị thực, hoặc hộ tịch….Người dân được hưởng những dịch vụ này phảiđóng lệ phí hoặc phí cho cơ quan hành chính nhà nước Phần lệ phí này mang tínhchất hỗ trợ cho ngân sách nhà nước.

+ Dịch vụ sự nghiệp công: Bao gồm các hoạt động cung cấp phúc lợi xãhội thiết yếu cho người dân như giáo dục, văn hóa, khoa học, chăm sóc sức khỏe,thể dục

Trang 24

thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội….Hiện nay nhà nước chỉ thực hiện những dịch vụcông nào mà xã hội không thể làm được, cho nên loại dịch vụ này được thực hiệnbởi tư nhân hoặc các tổ chức xã hội.

+ Dịch vụ công cộng: Là các hoạt động như: Vệ sinh môi trường, xử lýrác thải, cấp nước sạch, duy tu bảo dưỡng công viên cây xanh, vận tải công cộngphòng chống thiên tai… được làm bởi các doanh nghiệp nhà nước Có một số hoạtđộng ở địa bàn cơ sở được đảm nhiệm bởi tư nhân như vệ sinh môi trường, thu gomvận chuyển rác thải, cung ứng nước sạch ở một số vùng nông thôn.

2.2 Khái quát về kế toán quản trị2.2.1 Định nghĩa kế toán quản trị

Theo quan niệm truyền thống, KTQT là một hệ thống thu thập, xử lý, kiểmtra, phân tích và cung cấp thông tin cho những người ra quyết định Người sử dụngthông tin kế toán bao gồm nhiều đối tượng khác nhau, trong và ngoài DN Nhómbên trong là những người có trách nhiệm trong việc quản lý, điều hành hoạt độngcủa DN Nhóm bên ngoài bao gồm nhà đầu tư, chủ nợ, các cơ quan chức năng củanhà nước.

Theo các giáo sư đại học South Florida: “Kế toán quản trị là một hệ thống kếtoán cung cấp những thông tin định lượng cho các nhà quản trị, mà họ cần để hoạchđịnh và kiểm soát” (Abdel, 2006).

Tóm lại, Kế toán quản trị là một hệ thống thu thập, xử lý và cung cấp thông tinkinh tế, tài chính cho các nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp để hoạch định,kiểm soát và ra quyết định, nhằm quản lý và sử dụng một cách hiệu quả nguồn lựcdoanh nghiệp Qua đó, KTQT giúp gia tăng giá trị khách hàng và giá trị cổ đông.

2.2.2 Vị trí của kế toán quản trị trong tổ chức

Để có thể thấy được vai trò của kế toán quản trị trong quá trình hoạch định vàkiểm soát ta cần phải hiểu được cơ cấu của tổ chức, vị trí của kế toán trong tổ chức,kỹ thuật và qui trình kế toán quản trị Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận hoặccác khâu khác nhau trong tổ chức, được chuyên môn hóa và có chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn nhất định Cơ cấu tổ chức được phân chia thành những cấp khác nhau

Trang 25

nhằm thực hiện các chức năng quản trị, hướng mọi hoạt động trong tổ chức về mụctiêu chung Tuy nhiên, do qui mô, lĩnh vực và môi trường hoạt động khác nhau nêncơ cấu của mỗi tổ chức cũng khác nhau và luôn thay đổi khi môi trường hoạt độngthay đổi.

Kế toán nói chung là một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức quảnlý của mỗi tổ chức, nhất là đối với các đơn vị kinh doanh Bộ máy kế toán là tập hợpnhững kế toán viên và những trang bị kỹ thuật để thực hiện toàn bộ công tác kế toántrong doanh nghiệp Bộ phận này thực hiện các công việc của cả kế toán tài chính vàkế toán quản trị Ở một số doanh nghiệp lớn, có thể tổ chức kế toán quản trị thànhmột hệ thống riêng biệt, nhưng cũng không ít doanh nghiệp chỉ tổ chức một bộ phậnkế toán quản trị trong bộ máy kế toán hoặc cũng có những doanh nghiệp không cóchức danh kế toán quản trị Tuy nhiên, chức năng kế toán quản trị vẫn được thựchiện ở những mức độ khác nhau đan xen với bộ phận khác trong bộ máy kế toándoanh nghiệp Bộ máy kế toán trong tổ chức có thể được xây dựng theo mô hình tậptrung, mô hình phân tán hay mô hình kết hợp Người đứng đầu bộ máy kế toán, ởViệt Nam, là kế toán trưởng Trên thế giới, người chịu trách nhiệm về chức năng kếtoán trong tổ chức có nhiều chức danh khác nhau: kế toán trưởng (controller), giámđốc tài chính (financial manager), hay chuyên gia phân tích tài chính (financialanalyst),… Người đứng đầu bộ máy kế toán, dù với chức danh gì, vẫn là ngườitham mưu, cố vấn cho lãnh đạo về toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính trong tổchức; là nhân sự cao cấp trong tổ chức, trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyếtđịnh (Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương, 2003)

2.2.3 Mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính

Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều có chung đối tượng phản ánh, cùng dựavào một hệ thống ghi chép ban đầu và cả hai cùng phản ánh trách nhiệm của nhàquản trị tổ chức.

Tuy nhiên, giữa KTQT và kế toán tài chính (KTTC) có những điểm khác nhau,được so sánh trong bảng sau:

Trang 26

Báocáo tó

BêntroYêucầu về

Đượcyêu

Trình bày N

guồn dữ li

Dựavào hệthốn

DựavàohệTính ch

Linh hK

ết Tổ ChiT

HướnKỳ báo

Hàng nă

2.2.4 Nhiệm vụ của kế toán quản trị

Theo Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tàichính Việt Nam về việc hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp,Phần I, mục 3; kế toán quản trị có những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung kế toán quản trịcủa đơn vị xác định theo từng thời kỳ.

Trang 27

- Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán.

- Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo kếtoán quản trị.

- Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết địnhcủa Ban lãnh đạo doanh nghiệp.

2.2.5 Nội dung của kế toán quản trị

Nội dung của KTQT là tổng hợp tất cả các mặt, các yếu tố cấu thành nên KTQT,thể hiện kết quả của công việc KTQT Theo giáo trình kế toán quản trị của tác giảPhạm Văn Dược (2006) KTQT bao gồm các nội dung chính như sau:

Nội dung của kế toán quản trị

Chi phí vàcác côngcụ kỹ thuậtKTQT

thuật raquyết định

Dự toán vàkiểm soát

Đo lườnghiệu quảhoạt động vàkiểm soát

Sơ đồ 2.1: Nội dung của kế toán quản trị

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Phạm Văn Dược, 2006)

2.2.5.1 Chi phí và các công cụ kỹ thuật KTQT

Theo ACCA F5 2014, chi phí là một khái niệm kinh tế, chi phí là giá trị củanguồn lực bị mất đi của tổ chức để đạt được một mục đích nào đó Bản chất của chiphí là sự mất đi để đổi lấy một kết quả.Kết quả có thể dưới dạng vật chất như sảnphẩm, tiền, nhà xưởng, hoặc là tài sản vô hình như kiến thức, dịch vụ.

Đối với nhà quản trị, chi phí là mối quan tâm hàng đầu vì chúng trực tiếplàmgiảm lợi nhuận của DN Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát và đưa chi phíxuống mức thấp nhất có thể Để làm được điều này thì nhà quản trị phải xác địnhđược các phương pháp phân loại chi phí, tập hợp chi phí, cách xác định các trungtâm

Trang 28

chi phí để có thể đưa ra quyết định đúng đắn trong quá trình tổ chức điều hành hoạtđộng của nhà quản trị (Theo Đoàn Ngọc Quế và cộng sự, 2013)

Theo Đoàn Ngọc Quế và cộng sự (2013), chi phí thường có những cách phân loại sau đây:

Bảng 2.2: Những cách phân loại chi phíTi

Theo chức

ChTheo m

CTheo tính chất chi

Chi phTheo cách

ChPhân loại chi phísử

Chi phTheo m

Trang 29

2.2.5.2 Các kỹ thuật ra quyết định

Các kỹ thuật ra quyết định bao gồm: Ra quyết định ngắn hạn và ra quyếtđịnh trong dài hạn Khi triển khai chi tiết các dạng quyết định trên ta sẽ có cáctrường hợp sau:

Thứ nhất, quyết định mua hay tự sản xuất (make or buy decisions): Nhà

quản trị sẽ phải đối diện với việc lựa chọn là tự mình làm ra sản phẩm, dịch vụ haylà mua từ một nhà cung cấp bên ngoài Khi không bị giới hạn về mặt nguồn lực sảnxuất, chi phí thích hợp sẽ chính là chi phí khác biệt giữa hai lựa chọn Bên cạnh đócũng còn một vài vấn đề cần phải quan tâm như: khi tự làm ra sản phẩm, dịch vụ thìviệc giám sát sẽ trực tiếp hơn đối với công việc, trong khi đó việc lựa chọn mua từnhà cung ứng bên ngoài lại có lợi thế là dịch vụ chuyên nghiệp hơn từ việc chuyênmôn hóa cao, lực lượng lao động có tay nghề chuyên môn cao hơn nhờ những kỹnăng chuyên biệt Ngoài ra các vấn đề về kiểm soát, chất lượng, thời gian giao hàng,mức độ linh hoạt … cũng nên được cân nhắc khi lựa chọn giữa hai phương án (HồĐức Hùng, 2000).

Thứ hai, quyết định thuê ngoài (outsourcing): Nhà quản trị hiện nay đang

đối diện với làn sóng dịch vụ thuê ngoài (outsourcing) Làn sóng này bắt đầu từnhững năm thập niên 90 khi các DN, tổ chức lựa chọn tập trung vào năng lực cốt lõicủa mình - tức là lĩnh vực mà mình làm tốt nhất, và lựa chọn thuê ngoài các nhà thầuchuyên nghiệp Trong trường hợp này chi phí/doanh thu thích hợp là sự khác biệt vềchi phí/doanh thu giữa hai phương án (Hồ Đức Hùng, 2000).

Thứ ba, các quyết định tiếp tục gia công (futher processing decisions):

Nhà quản trị đối diện với lựa chọn là tại những điểm phân chia (split-off point) củanhững sản phẩm liên kết (joint products) DN nên bán sản phẩm hay là tiếp tục giacông thành những sản phẩm hoàn chỉnh hơn rồi mới bán Đặc điểm của những sảnphẩm liên kết này là được sản xuất khởi đầu từ cùng một loại NVL chung, qua quátrình chế biến sẽ tạo ra những bán thành phẩm khác nhau (Hồ Đức Hùng, 2000).

Thứ tư, các quyết định đóng cửa (shut down decisions): Nhà quản trị phải

lựa chọn việc đóng cửa hay ngừng sản xuất và bán một loại sản phẩm hay dịch vụnào đó (Hồ Đức Hùng, 2000).

Trang 30

Thứ năm, Các rủi ro và tình trạng bất ổn (Risk and uncertainty): Việc ra

quyết định luôn có liên quan đến việc quyết định những sự việc sẽ xảy ra trongtương lai, và rõ ràng rằng tương lai luôn thay đổi dẫn đến quyết định có thể trở nênrất tệ hoặc kết quả thực tế có thể khác rất xa so với ước tính ban đầu Do vậy vai tròKTQT thể hiện ở chỗ có thể cung cấp các thông tin cho các nhà quản trị ra quyếtđịnh nhằm mục đích giúp họ đánh giá và cân nhắc các khả năng có thể xảy ra, chodù là kịch bản tệ nhất (Hồ Đức Hùng, 2000).

2.2.5.3 Dự toán và kiểm soát

Nhà quản lý luôn cần thông tin để điều hành hoạt động doanh nghiệp nhằmsử dụng các nguồn tài nguyên và tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Cácthông tin được trình bày một cách có hệ thống trong dự toán ngân sách, là một kếhoạch chi tiết, trình bày kết quả tài chính của hoạt động doanh nghiệp trong một thờikỳ tương lai nhất định Dự toán ngân sách được sử dụng để hoạch định và kiểm soáthoạt động của doanh nghiệp “Dự toán là quá trình tính toán chi tiết cho kỳ tới,nhằm huy động và sử dụng các nguồn lực theo các mục tiêu kế hoạch đề ra trongtừng thời kỳ cụ thể” (Phạm Văn Dược và Trần Văn Tùng, 2011, 153).

Hoạch định chiến lược là kế hoạch dài hạn, liên quan đến việc ra quyết địnhkinh doanh và tham gia thị trường trong tương lai dài hạn Những quyết định nàycần thời gian dài hạn và nguồn tài chính rất lớn Mỗi doanh nghiệp trong các tổngcông ty có thể chọn chiến lược cạnh tranh với tư cách là nhà sản xuất với giá thấp,trong khi trong khi một doanh nghiệp khác có thể chọn chiến lược cạnh tranh vớidòng sản phẩm cao cấp, giá cao.

Hoạch định chiến lược liên quan đến hoạt động doanh nghiệp trong thời gian3 năm hoặc 5 năm Trong khi dự toán ngân sách là kế hoạch ngắn hạn cho thời kỳ 1năm Hoạch định chiến lược liên quan đến việc ước lượng các khoản thu chi tàichính rộng lớn, trong khi dự toán ngân sách chi tiết cho từng khoản mục chi tiêu cụthể Hoạch định chiến lược có liên quan trực tiếp đến những tính toán trong dự toánngân sách và được thực hiện bởi nhà quản lý cấp cao Người ta căn cứ vào hoạchđịnh chiến lược để tính toán dự toán ngân sách hàng năm.

Trang 31

Thông thường, đầu vào quan trọng nhất trong dự toán ngân sách là một sốbiện pháp dự báo sản lượng đầu ra dự kiến Đối với nhà máy sản xuất, sản lượng đầura là số lượng của mỗi loại sản phẩm được sản xuất ra Đối với một nhà bán lẻ, nócó thể là số lượng của mỗi loại sản phẩm được bán ra (Phạm Văn Dược và TrầnVăn Tùng, 2011).

Mục đích của dự toán ngân sách

Mục đích của dự toán ngân sách là hoạch định và kiểm soát hoạt động kinhdoanh Thông qua hai chức năng này để đưa hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đề ra Dự toán ngân sách nhằm đạt được 05mục đích cơ bản sau đây:

- Lập kế hoạch: Dự toán ngân sách sẽ dự tính những gì sẽ xảy ra trong tươnglai và tính toán thành các chỉ tiêu cụ thể Thông qua các chỉ tiêu kinh tế phản ánhđược tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp, điều chỉnh các mặt hoạt độngkhông tốt, giải quyết vấn đề trước khi chúng bế tắc Quá trình dự toán ngân sáchcũng liên kết tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu chungđã đề ra.

- Phân bổ nguồn lực: Nguồn lực của doanh nghiệp là có giới hạn, dự toánngân sách sẽ thực hiện phân bổ nguồn lực một cách tốt nhất cho các đối tượng sửdụng Ưu tiên các đối tượng sử dụng nguồn lực mang lại hiệu quả kinh tế cao Tấtnhiên, sẽ có sự cạnh tranh giữa các bộ phận trong việc sử dụng các nguồn lực Việcphân bổ nguồn lực cũng phải nằm trong chiến lược phát triển của toàn doanhnghiệp Quá trình dự toán ngân sách sẽ thực hiện phân bổ nguồn lực có giới hạn nàyvà đánh giá việc thay đổi đối với việc phân bổ các nguồn lực đó.

- Kiểm soát lợi nhuận và hoạt động kinh doanh: Dự toán ngân sách là căn cứđể kiểm soát tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp Kiểm soát là quá trình sosánh kết quả thực hiện với các chỉ tiêu dự toán và đánh giá việc thực hiện đó.Không có các chỉ tiêu dự toán thì không có cở sở để so sánh và đánh giá kết quảthực hiện Dự toán chi phí sẽ được so sánh với chi phí thực tế hàng tháng để chỉ rakhu vực cần có sự kiểm soát chi phí nhiều hơn.

Trang 32

So sánh kết quả thực hiện với dự toán giúp cho nhà quản lý đánh giá tìnhhình thực hiện của các bộ phận và toàn công ty Khi dự toán được sử dụng để đánhgiá việc thực hiện sẽ động viên mọi người thực hiện tốt hơn Để đánh giá việc thựchiện, người ta lập báo cáo thực hiện, trình bày số liệu dự toán và kết quả thực hiện,cho phép so sánh để thấy được sự thay đổi giữa thực hiện so với dự toán Nếu sựthay đổi lớn, vượt quá mức cho phép, nhà quản lý sẽ điều tra nguyên nhân của sựthay đổi để có biện pháp chấn chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuấtkinh doanh.

“Báo cáo thực hiện” sẽ thông tin cho nhà quản lý thấy được những mặt hoạtđộng không xảy ra theo kế hoạch Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc thực hiệnkhông đúng kế hoạch là do dự toán không sát với thực tế Trong trường hợp này,người ta sẽ điều chỉnh để lập kế hoạch kỳ sau tốt hơn.

Tóm lại, đánh giá kết quả thực hiện so với dự toán ngân sách được xem là kỹ

thuật kiểm soát trong quản lý Nhà quản lý phải biết dự toán những gì phải làm, màcòn phải biết đã hoàn thành các dự toán như thế nào Nếu kết quả xảy ra không theodự toán, nhà quản lý phải có biện pháp điều chỉnh để hoạt động ngày càng tốt hơn.

2.2.5.4 Đo lường hiệu quả hoạt động và kiểm soát

Đo lường hiệu quả hoạt động thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa chiphí - khối lượng - lợi nhuận Trong đó, đánh giá xem xét mối quan hệ nội tại của cácnhân tố: Giá bán, sản lượng, chi phí khả biến và chi phí bất biến và kết cấu mặthàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó tới lợi nhuận của công ty.Đây là cơ sở để công ty đưa ra các quyết định như: Lựa chọn kết cấu sản phẩm haythay đổi mức sản lượng tiêu thụ để đạt mức lãi như mong muốn, chọn dây chuyềnsản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược bán hàng.

Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động gồm: Phân tích điểm hòa vốn, phântích mức sản lượng cần thiết để đạt mức lợi nhuận mong muốn, xác định giá bán sảnphẩm với mức sản lượng, chi phí và lợi nhuận mong muốn, phân tích ảnh hưởng củagiá bán đối với lợi nhuận theo các thay đổi dự tính về biến phí và định phí Để phântích hiệu quả hoạt động kế toán thường sử dụng các công cụ sau: Số dư đảm phí, tỷlệ số dư đảm phí.

Trang 33

2.2.6 Yêu cầu và nguyên tắc tổ chức hệ thống KTQT trong doanh nghiệp

Theo Phạm Văn Dược (2006) thì “Đầu ra”của hệ thống KTQT là các báocáo quản trị, cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà lãnh đạo trong quá trình quảntrị Yêu cầu của hệ thống chính là yêu cầu đối với “đầu ra” này Một hệ thốngKTQT hoạt động hiệu quả phải thoả mãn các yêu cầu sau:

Bảng 2.3: Yêu cầu tổ chức hệ thống KTQT trong doanh nghiệpS

1Tính

nh

nh li

nh so

nh lợ

nh si

nh

Thô

Trang 34

tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động, phát huy các yếu tố tích cực, rút ra những bài học kinh nghiệm cho công ty.

2.3.1 Quy mô doanh nghiệp

Các công ty với quy mô lớn thường sẽ có phạm vi hoạt động rộng, cơ cấu tổchức cồng kềnh và nhu cầu thông tin đòi hỏi cao Do đó, những công ty này cầnứng dụng đầy đủ các nội dung kế toán quản trị nhằm cung cấp đầy đủ thông tin chotừng bộ phận và bộ máy kế toán quản trị sẽ phức tạp hơn Bên cạnh đó, các côngty lớn thường sẽ có nền tảng về nhân sự, khoa học kỹ thuật tốt hơn nên điều kiệnáp dụng kế toán quản trị cũng sẽ thuận lợi hơn.

Ngược lại, đối với các công ty nhỏ và vừa, phạm vi hoạt động tương đối hẹphơn, cơ cấu tổ chức thường đơn giản, nhu cầu thông tin đòi hỏi không quá cao,trình độ nhân sự và ứng dụng công nghệ thông tin thường bị hạn chế Do đó cáccông ty này chưa thể áp dụng được đầy đủ các nội dung của kế toán quản trị mà chỉnên tập trung vào một số nội dung kế toán quản trị thật sự cần thiết, bộ máy kế toánquản trị cũng sẽ đơn giản hơn.

2.3.2 Chất lượng nguồn nhân lực

Theo Ederer (2005) thì xét về mặt nhân sự thì người làm công tác KTQTtrong công ty thường là người có hiểu biết toàn diện về mọi mặt quản lý kinh doanhcủa công ty, tức là nhân sự này hiểu và nắm rõ hầu hết từ lớn đến nhỏ mọi việc hoạtđộng của đơn vị: từ kế hoạch chiến lược kinh doanh hàng năm cho đến báo cáo tìnhhình tài chính hàng tháng,… và thường thì người này hỗ trợ cho ban điều hành côngty trong vấn đề ra quyết định, do đó để đảm bảo được vai trò của mình thì việc đòihỏi một kiến thức tổng thể, toàn diện về mọi mặt của công ty là yêu cầu tất yếu, từcác vấn đề về quan hệ trong nội bộ công ty cho đến quy trình xử lý kế toán (DanielaWiedemann,

Các công ty dịch vụ công ích do hạn chế về ngân sách hoạt động hay phải chingân sách cho nhiều hoạt động khác nhau trong đơn vị nên việc tuyển dụng mộtKTQT viên chuyên nghiệp, làm việc toàn thời gian về mảng KTQT là điều ít xảy ra.Thay vào đó nhân sự này hay kiêm nhiệm nhiều công tác khác nhau hoặc có thểthiếu các kỹ năng của một KTQT viên chuyên nghiệp.

Trang 35

2.3.3 Chính sách Nhà nước

Ngoài nhiệm vụ thực hiện chỉ tiêu Nhà nước giao hoặc đặt hàng, công ty dịchvụ công ích có thể sản xuất kinh doanh các sản phẩm dịch vụ khác để tận dụng nănglực sản xuất nhưng phải bảo đảm các điều kiện sau: Phải được Ủy ban nhân dânthành phố đồng ý bằng văn bản; không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụcông ích Nhà nước giao hoặc đặt hàng; đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanhtheo quy định hiện hành; hạch toán riêng phần hoạt động kinh doanh; thực hiệnnghĩa vụ nộp thuế với phần hoạt động kinh doanh thêm theo quy định của pháp luật.Như vậy quan trọng nhất, các công ty dịch vụ công ích phải tập trung mọi nguồn lựcđể xây dựng công ty có sản phẩm tốt nhất cho xã hội và tăng trưởng nhanh, bềnvững bằng chiến lược cũng cố các sản phẩm dịch vụ sẵn có hiện tại chiếm ưu thế vàđa dạng hóa sản phẩm dịch vụ xã hội hiện đại phát sinh, đồng thời nâng cao nănglực cạnh tranh của tổ chức.

Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp ngoài khu vực công hoặc các doanhnghiệp nước ngoài bắt đầu tham gia vào lĩnh vực DVCI và trở thanh đối thủ cạnhtranh với các công ty công ích hiện tại Từ năm 2011, khi các chủ đầu tư bắt đầu chođấu thầu cung ứng sản phẩm lĩnh vực DVCI thuộc nhiều chuyên ngành khác nhaunhư chiếu sáng công cộng, vệ sinh công cộng, thêm vào đó DVCI đang chuyển sangđấu thầu rộng rãi theo nghị định 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 về sản xuất vàcung ứng sản phẩm, DVCI tạo nên sức cạnh tranh ngày càng gay gắt với các công tytrong khu vực này Chính trong môi trường cạnh tranh này đòi hỏi các công ty phảihoạt động hiệu quả hơn nữa để sử dụng tốt các nguồn lực hiện có, tiết kiệm chi phí,loại bỏ nguy cơ bị đào thải trên thị trường, mà trong đó kế toán quản trị là công cụthiết yếu hỗ trợ các công ty trong việc thực hiện mục tiêu này.

2.3.4 Nhận thức của người điều hành

Theo như nghiên cứu của CIMA về thực trạng vận dụng KTQT trong cácdoanh nghiệp tại Anh đã chỉ ra rằng người chủ/người điều hành đơn vị thường đảmtrách luôn công tác KTQT Và điều này đã dẫn đến một hệ lụy tất yếu là các doanhnghiệp đã tiêu tốn một lượng chi phí cơ hội lớn về việc sử dụng thời gian của cácnhà quản lý cấp cao vào công việc KTQT thay vì tập trung thời gian vào việc pháttriển chiến lược marketing, phát triển doanh số, thị trường, sản phẩm mới,… Trongkhi đó với nguồn lực tài chính hùng mạnh của mình, các DN lớn thường tổ chứcKTQT thành các bộ phận chức năng riêng biệt với bộ máy nhân sự riêng biệt chuyêntrách do

Trang 36

đó hiệu quả của việc vận dụng KTQT mang lại thường cao hơn (Michael Lucas et al.,

Việc tổ chức và áp dụng KTQT phụ thuộc chủ yếu vào trình độ nhận thứccủa nhà quản trị cấp cao từ việc đưa ra định hướng, chủ trương đến quá trình tổchức, thực hiện, kiểm soát toàn bộ quá trình và sau cùng là đánh giá kết quả thựchiện trước, sau khi thực hiện áp dụng KTQT Nhà quản trị cấp cao sẽ xác địnhđược nhu cầu thông tin cần dùng, cách thức sử dụng thông tin KTQT một cách hiệuquả để từ đó đưa ra các quyết định quản trị dựa trên những thông tin đã được sànglọc phân tích và dựa vào quyết đoán của bản thân Ngoài ra, nhà quản trị cần xácđịnh đối tượng nhận và sử dụng thông tin, từ đó phân cấp cho việc xử lý thông tincho từng bộ phận, cá nhân ví dụ các thông tin phục vụ cho cơ quan thuế phải theocác khuôn mẫu hiện hành; thông tin chi tiết phục vụ cho nhà đầu tư, cổ đông theo ýđịnh của doanh nghiệp; thông tin theo yêu cầu của nhà quản trị để ra các quyết địnhquản trị.

2.3.5 Đặc điểm của các công ty dịch vụ công ích

Mỗi doanh nghiệp đều có những đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanhkhác nhau bao gồm lĩnh vực hoạt động, đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổchức sản xuất, Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến việc ứng dụng kế toánquản trị, việc lựa chọn những nội dung và mô hình kế toán quản trị khi áp dụngvào doanh nghiệp Cụ thể, đối với các công ty dịch vụ công ích, cơ cấu tổ chức bộmáy hoạt động rất cồng kềnh, chi phí bộ máy khá lớn, làm ảnh hưởng đến nguồnkinh phí để thực hiện các hoạt động chuyên môn, mua sắm trang thiết bị và cáchoạt động khác Thêm vào đó đội ngũ cán bộ quản lý phần lớn còn chịu ảnh hưởngcủa lề lối, tác phong làm việc theo cơ chế bao cấp, quan tâm đến chỉ tiêu kế hoạch,rất quan tâm đến lợi ích xã hội, ít quan tâm đến hiệu quả kinh tế Do đó, vấn đề lợiích kinh tế không phải là một trong những mối quan tâm hàng đầu, xảy ra tìnhtrạng chưa sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nhất nguồn kinh phí, mà kế toán quản trị làmột trong các công cụ cần thiết khi muốn hoạt động hiệu quả.

Các công ty dịch vụ công ích với chức năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụđặc thù, các yêu cầu đặt ra của các cơ quan quản lý ngành cần xây dựng cơ cấu tổchức bộ máy KTQT hợp lý, phù hợp với các nguồn lực của công ty, phù hợp vớiđặc trưng sản phẩm của công ty, trong đó cũng bắt buộc các công ty này phải tuântheo các quy định pháp lý như: Luật kế toán, các chế độ, luật Ngân sách Nhà nước,Luật

Trang 37

viên chức, các thông tư hướng dẫn, các chuẩn mực kế toán hiện hành,…từ đó ảnhhưởng đến việc tổ chức sắp xếp bộ máy kế toán trong đó tác động rất lớn vào côngtác tổ chức KTTC nói chung và KTQT nói riêng

2.4 Tổng quan các nghiên cứu trước đây2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Tác giả Anand, Sahay và Subhashish năm 2004 đã tiến hành một nghiên cứuvới tên gọi “Cost Management Practices in India: An Empirical Study” tạm dịchthực hành quản trị chi phí ở Ấn Độ: một nghiên cứu thực nghiệm Mục tiêu củanghiên cứu này nhằm nắm bắt được sự phát triển trong việc vận dụng kế toán quảntrị mà đặc biệt là kế toán chi phí, quản lý ngân sách cũng như chuẩn hóa chi phítrong các công ty tại Ấn Độ.

Tác giả Khaled Abed Hutaibat (2005) trong luận án tiến sỹ nghiên cứu vềviệc vận dụng KTQT tại Jordan đã kiểm định thành công mô hình các nhân tố tácđộng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp bao gồm các nhân tốsau: -Quy mô DN (tổng doanh thu hàng năm)

-Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại trong DN-Ngành nghề kinh doanh của DN

-Mức độ cạnh tranh thị trường (nội địa & quốc tế)

Quy mô DN

Vận dụngKTQT tạiJordan

Tỷ lệ sở hữucủa nhà đầu

tư ngoại

Ngành nghềkinh doanh

của DN

Mức độ cạnhtranh thị

Sơ đồ 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại Jordan

Nguồn: Tác giả sưu tầm

Trang 38

Để xác định các nhân tố trên, tác giả chủ yếu sử dụng nghiên cứu định tính, tuynhiên để áp dụng mô hình này người dùng cần cân nhắc cũng như điều chỉnh mộtvài đặc điểm trong chính sách của Nhà nước về ngành nghề, địa lý, … tại nơi đónhằm phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, mà tại đó tồn tại sự khác biệtvới đặc điểm của các đơn vị tại Jordan.

Tác giả Ronald W Hilton (2005) đã đưa ra năm yếu tố làm tăng giá trị cho cácdoanh nghiệp khi áp dụng KTQT bao gồm cung cấp thông tin cho việc ra quyếtđịnh, lập kế hoạch; cơ sở để nhà quản lý đưa ra quyết định; hỗ trợ các nhà quản lýtrong việc chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động; thúc đẩy nhà quản lý và nhân viênđạt được mục tiêu của doanh nghiệp; đo lường việc thực hiện các hoạt động, nhàquản lý và các nhân viên trong doanh nghiệp; đánh giá vị thế cạnh tranh của doanhnghiệp, đảm bảo khả năng cạnh tranh dài hạn của doanh nghiệp trong ngành Để dễdàng nắm bắt tác

giả biểu diễn các yếu tố này theo sơ đồ dưới đây:

Giá trị cho các doanh nghiệp khi áp dụng KTQT

Cung cấpthông tin cho việc ra quyết định, lập kế hoạch

Cơ sở đểnhà quảnlý đưa ra quyết định

Hỗ trợ các nhà quản lý trong việc chỉđạo và kiểm soát các hoạt động

Đo lường việcthực hiện các hoạt động,nhà quản lý vàcác nhân viên trong doanh nghiệp

Đánh giá vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đảmbảo khả năng cạnh tranh dài hạn của doanh nghiệptrong ngành

Sơ đồ 2.3: Giá trị cho các doanh nghiệp khi áp dụng KTQT theo Ronald W.Hilton (2005) Nguồn:

Tác giả sưu tầm

Tác giả Abdel-Kader (2006)” Management accounting practices in theBritish food and drinks industry” nghiên cứu về sự vận dụng KTQT trong ngànhcông nghiệp thức uống và thực phẩm ở Anh, để hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tớiviệc

Trang 39

triển khai KTQT trong ngành công nghiệp này Tác giả đã tìm hiểu về mối quan hệgiữa sự phát triển của KTQT trong thực tế với các yếu tố khác nhau như yếu tố tổchức và sản xuất Nhiều nội dung đã được tác giả phân tích như: Đánh giá mức độ,số lượng các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp sản xuất thức uống và thựcphẩm có áp dụng KTQT.

Đánh giá hiệu quả khi doanh nghiệp áp dụng công tác KTQT như: thông tincho việc đưa ra quyết định, phân tích chiến lược, và truyền thông trong KTQT Quaquá trình nghiên cứu, tổng hợp, thống kê và phân tích tác giả đã đưa ra các kết luậnsau: Hệ thống KTQT được áp dụng trong nhiều công ty thức uống và thực phẩm,nhưng chưa được đầu tư một cách có hệ thống, có ít bằng chứng cho thấy là KTQTtrực tiếp kết nối vào việc tạo ra giá trị Tuy nhiên, nhận định của tác giả trong tươnglai việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp này sẽ cung cấp được những thôngtin để đưa ra các quyết định liên quan đến chi phí, các chính sách quản lý nguồn lựcvà phân tích những điểm mạnh yếu của đối thủ.

Theo tác giả Nelson Waweru (Canada), Enrico Uliana (South Africa)(2008) Nghiên cứu đã chỉ ra những thay đổi trong công tác quản lý và hệ thốngkiểm soát tại thời điểm bấy giờ từ đó nêu lên vai trò quan trọng của cơ cấu tổ chức,vận hành hoạt động của doanh nghiệp khi áp dụng KTQT Chỉ ra sự thay đổi tíchcực khi áp dụng hệ thống KTQT, những thay đổi khả quan về phương pháp kiểmsoát, công tác lập kế hoạch Chỉ ra mối quan hệ tích cực, liên quan trực tiếp giữaKTQT và cách thức tổ chức quản lý để đưa ra các chiến lược khác biệt.

Một số lượng lớn các công trình đề cập đến độ tin cậy về thông tin khi vận dụngKTQT như: Hartmann, Frank G H and Sergeja Slapnicar (2009), and Vosselman,E., and Van der Meer-Kooistra, J (2009), nghiên cứu về độ tin cậy khi áp dụngKTQT nhiều mức độ khác nhau Những nghiên cứu này đề xuất rằng: xu hướng sẽmở rộng hướng tới việc công nhận vai trò quan trọng của tính tin cậy trong KTQT,đặc biệt là trong quản lý tổ chức và đo lường hiệu quả ở các doanh nghiệp Tuynhiên, còn nhiều khía cạnh về lí thuyết và thực tế của việc tổ chức và đánh giá hiệuquả của các chủ đề nghiên cứu này cần được tác giả nghiên cứu thêm.

Trang 40

2.4.2 Các nghiên cứu trong nước

Ở nước ta, kế toán quản trị được tiếp thu và đưa vào giảng dạy ở các trườngđại học khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ 20 và chính thức được công nhậntrong Luật kế toán từ năm 2004 Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, tác giảđã tham khảo một số nghiên cứu đã được thực hiện trước đây Dưới đây tác giả trìnhbày một số nghiên cứu được thực hiện trong nước liên quan đến việc vận dụng kếtoán quản trị:

Bài báo “Mô hình tổ chức kế toán quản trị của một số nước trên thế giới –Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Lê Thị Hươngđược đăng trên Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 7 năm 1996 Tác giả cungcấp hai cách tổ chức mô hình KTQT là mô hình kết hợp và mô hình tách rời dựa vàomột số mô hình tổ chức KTQT của một số nước phát triển trên thế giới và rút ra cácbài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam về KTQT.

Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Hải Hà (2005) - Trường Đại học Thương Mạivề “Hoàn thiện tổ chức KTQT chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩmdịch vụ vận tải tại các DN vận tải ô tô hành khách ở Việt Nam” đã đánh giá hiệntrạng, đưa ra các nguyên tắc cơ bản và các biện pháp đẻ hoàn thiện công tác KTQTtại các DN vận tải ô tô hành khách ở Việt Nam.

Bài báo của Đỗ Lương Trường (2008) về “Lịch sử tiến hóa của KTQT"đãchỉ rõ: Qua quá trình phát triển gần 30 năm KTQT tại Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ởkhâu lập kế hoạch và quản trị chi phí chưa tạo ra giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp.KTQT vẫn bị hiểu sai từ nội dung đến cách thức xây dựng khiến cho nhiều doanhnghiệp còn lúng túng khi nghiên cứu đề áp dụng.

Luận văn thạc sỹ của Phạm Thị Hồng Hạnh (2008) - Trường Đại họcThương mại về “Hoàn thiện tổ chức KTQT trong các DN khai thác than thuộc tâpđoàn than - khoáng sản Việt Nam" đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chứcbộ máy kế toán, trình tự tiến hành KTQT, phân loại chi phí, hệ thống chứng từ phụcvụ kế toán quản trị, hệ thống tài khoản, sổ chi tiết, hệ thống báo cáo KTQT.

Tác giả Phạm Ngọc Toàn (2010) với luận án tiến sĩ “Xây dựng nội dung và tổchức KTQT cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” Trong luận án này, tác

Ngày đăng: 01/01/2019, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w