1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực hiện tiêu bản và mô tả cơ thể học bộ xương dê

58 2,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 2,74 MB

Nội dung

Bước 2: chia bộ xương thành các phần: đầu, các đốt sống cổ, các sống ngực và sườn, các đốt sống hông dính liền với các xương chậu và các đốt sống đuôi.. Hình 2.2 Xương đầu mặt bên http:/

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN THÚ Y

*****

NGUYỄN THANH SANG

THỰC HIỆN TIÊU BẢN VÀ MÔ TẢ

CƠ THỂ HỌC BỘ XƯƠNG DÊ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH THÚ Y

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS NGUYỄN THỊ BÉ MƯỜI

2013

Trang 3

iii

LỜI CẢM TẠ

Đề tài luận văn tốt nghiệp được hoàn thành tại Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:

Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Bộ môn Thú y

Cảm ơn cô Nguyễn Thị Bé Mười đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này

Cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Thú y và Bộ môn Chăn nuôi thú y, trong đó, xin chân thành cảm ơn thầy Đỗ Quang Phước phòng Cơ thể gia súc E005 đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này

Cảm ơn cha, mẹ và toàn thể các anh chị em và bạn bè đã nhiệt tình động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn

Trang 4

iv

MỤC LỤC

Trang phụ bìa i

Trang Duyệt ii

Lời cảm tạ iii

Mục lục iv

Phụ lục hình vi

Tóm lược viii

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

2.1 Giới thiệu về bộ xương 2

2.1.1 Chức năng của xương 2

2.1.2 Cấu tạo của xương 2

2.1.3 Thành phần hóa học của xương 2

2.1.4 Hệ thống bộ xương dê 3

2.1.5 Nguyên tắc mô tả 4

2.1.5.1 Qui tắc mô tả 4

2.1.5.2 Các vị trí 4

2.1.5.3 Từ ngữ mô tả 4

2.2 Mô tả bộ xương dê 5

2.2.1 Xương trục (Axial skeleton) 5

2.2.1.1 Xương Đầu (Skull) 5

2.2.1.2 Cột sống (Vetebal column) 9

2.2.1.3 Xương sườn (Ribs) 14

2.2.1.4 Xương ức (Sternum) 15

2.2.2 Xương chân 16

2.2.2.1 Xương chân trước (Forelimb hay Thoracic limb) 16

2.2.2.2 Xương chân sau (Pelvic limb) 20

Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 25

Trang 5

v

3.1 Phương tiện 25

3.1.1 Mẫu vật 25

3.1.2 Dụng cụ, thiết bị và hóa chất 25

3.2 Thời gian tiến hành 25

3.3 Phương pháp tiến hành 25

3.4 Phương pháp mô tả bộ xương 26

Chương 4 KẾT QUẢ 27

4.1 Kết quả thực hiện tiêu bản 27

4.2 Mô tả bộ xương dê 29

4.2.1 Xương trục (Axial skeleton) 29

4.2.1.1 Xương đầu 29

4.2.1.2 Cột sống (Vetebal column) 34

4.2.1.3 Xương sườn (Ribs) 38

4.2.1.4 Xương ức (Sternum) 39

4.2.2 Xương chi (Forelimb, Thoracic limb) 40

4.2.2.1 Xương chi trước 40

4.2.2.2 Xương chân sau (Pelvic) 44

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49

5.1 Kết luận 49

5.2 Đề nghị 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Trang 6

vi

PHỤ LỤC HÌNH

Hình 2.1 Bộ xương dê 3

Hình 2.2 Xương đầu (mặt dưới) 7

Hình 2.3 Xương đầu (mặt bên) 6

Hình 2.4 Xương hàm dưới 9

Hình 2.5 Đốt Atlas 11

Hình 2.6 Đốt sống cổ thứ 6 12

Hình 2.7 Đốt cổ thứ 7 12

Hình 2.8 Các đốt sống ngực 13

Hình 2.9 Đốt sống hông thứ 4 (Mặt trước) 13

Hình 2.10 Các đốt sống hông và các đốt sống khum bộ xương dê 14

Hình 2.11 Xương sườn và xương ức 15

Hình 2.12 Xương bả vai thuộc chân trước bên trái (Mặt ngoài) 16

Hình 2.13 Xương cánh tay (chân phải) 17

Hình 2.14 Xương cẳng tay (chân phải) 18

Hình 2.15 Xương chân trước (bên trái) 19

Hình 2.16 Xương chậu (mặt bên) 20

Hình 2.17 Xương đùi (Chân phải) 22

Hình 2.18 Xương cẳng chân (chân trái) 23

Hình 2.19 Các xương thuộc xương chi sau 24

Hình 4.1 Bộ xương dê 28

Hình 4.2 Xương đầu (nhìn từ mặt trên) 29

Hình 4.3 Xương đầu (mặt bên) 30

Hình 4.4 Xương đầu (mặt dưới) 32

Hình 4.5 Đốt Atlas 35

Hình 4.6 Các đốt sống cổ (từ 2 đến 6) 35

Hình 4.7 Các đốt sống ngực 36

Hình 4.8 Các đốt sống hông (mặt trên) 37

Trang 7

vii

Hình 4.9 Các đốt xương vùng ngực 39

Hình 4.10 Xương bả vai (bên trái) Error! Bookmark not defined Hình 4.11 Xương chân trước (chân trái) 43

Hình 4.12 Xương chậu (mặt trên) 45

Hình 4.13 Xương chậu (mặt dưới) 46

Hình 4.14 Xương chân sau (bên trái) 48

Trang 8

viii

TÓM LƯỢC

Để thực hiện tiêu bản bộ xương dê, chúng tôi tiến hành chọn giống dê trưởng thành, có trọng lượng khoảng 40 kg Dê sau khi giết xong thì được tiến hành qua các bước: Bước 1: tách thịt : thịt được tách khỏi xương, đảm bảo xương không bị gãy hay mất trong quá trình bóc tách Bước 2: chia bộ xương thành các phần: đầu, các đốt sống cổ, các sống ngực và sườn, các đốt sống hông dính liền với các xương chậu và các đốt sống đuôi Bước 3: làm sạch tất cả các phần của xương, sau đó đem ngâm trong formol 5% để cố định mẫu, ngâm trong oxy già 5% để tẩy trắng Bước 4: ráp nối

Kết quả như sau:

Xương trục gồm có: xương đầu: gồm 6 xương vùng sọ, 11 xương vùng mặt; xương cột sống: gồm 7 đốt sống cổ, 14 đốt sống ngực, 6 đốt sống hông, 4 đốt sống khum và 12 đốt sống đuôi; xương sườn: 14 đôi và xương ức: 7 đốt

Xương chi gồm có: Xương chi trước và xương chi sau Xương chi trước gồm các xương: bả vai, xương cánh tay, cẳng tay, cườm tay, bàn tay và ngón tay Xương chi sau gồm: xương chậu, xương đùi, xương cẳng chân, xương cườm chân, xương bàn chân và xương ngón chân

Trang 9

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Cơ thể học là môn khoa học nghiên cứu về hình thái và cấu tạo của cơ thể sinh vật Cơ thể học thông thường quan sát và mô tả trên các cấu tạo lớn của cơ thể Cơ thể học là ngành khoa học cơ bản cho nhiều ngành như: ngoại khoa, x-quang, chẩn đoán,… đặc biệt là cấu tạo bộ xương góp phần quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh

Để có mẫu vật phong phú hơn phục vụ trong việc giảng dạy, học tập của cán bộ và sinh viên ngành Thú y và Chăn nuôi thú y trường Đại học Cần Thơ Được sự đồng ý của bộ môn Thú y, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thực hiện tiêu bản và mô tả cơ thể học bộ xương dê”

Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:

Thực hiện tiêu bản bộ xương dê

Dựa trên tiêu bản bộ xương dê mô tả hình dáng và vị trí của các xương

Trang 10

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Giới thiệu về bộ xương

2.1.1 Chức năng của xương

Bộ xương là khung rắn chắc có nhiệm vụ nâng đỡ và che chỡ cho cấu trúc mềm bên trong cơ thể

Bộ xương là chỗ bám vững chắc cho các cơ Ngoài ra, xương còn là nơi

dự trữ các chất khoáng như: Ca, P của cơ thể , tủy xương tham gia vào quá trình tạo hồng cầu của cơ thể (Lăng Ngọc Quỳnh, 2007)

2.1.2 Cấu tạo của xương

Bổ dọc một chiếc xương còn tươi, từ ngoài vào trong ta thấy:

Cốt mạc (màng xương) là lớp màng sợi mỏng dính sát ngoài mặt xương, trừ ở mặt khớp và các chỗ bám của gân hay cơ Mặt trong cốt mạc có nhiều mạch máu đi vào trong xương để nuôi xương và có nhiều tế bào sinh xương

Mô xương hai thể: thể đặc và thể xốp Thể đặc là lớp xương đặc, chắc mịn màu vàng nhạt, tạo thành thân xương, giống như ống tre rỗng ở giữa chứa tủy xương Thể xốp là lớp xương mềm nằm ở hai đầu của xương dài hoặc ở bên trong xương ngắn và xương dẹp

Tủy xương: ở trong ruột các xương dài, trong các hốc tủy mô của xương xốp Tủy xương chứa các mô lưới, tế bào lưới, sợi, các mao mạch ít các mô

mỡ

Mô sụn: là mô liên kết có nhiều tế bào sụn và chất căn bản nằm ở hai đầu xương nối nhau, để cho xương cử động dễ dàng (Nguyễn Đình Nhung, 2005) 2.1.3 Thành phần hóa học của xương

Theo Nguyễn Đình Nhung (2005), mô xương có hai thành phần hóa học chủ yếu cấu tạo nên:

Chất hữu cơ (chất cốt giao): chiếm 30% so với trọng lượng của xương Chất khoáng: chiếm 70% chủ yếu gồm có canxi phốt phát (Ca3(PO4)2) với tỷ lệ khoảng 52%, canxi cacbonat tỷ lệ gần 11% Ngoài ra còn có các muối

vô cơ khác như Mg3(PO4)2, CaCl2, CaF2,

Tùy loại xương, tùy thời kỳ phát triển của cơ thể, thành phần xương có thay đổi: xương non nhiều hữu cơ, ít khoáng nên mềm và ngược lại

Trang 11

2.1.4 Hệ thống bộ xương dê

Hình 2.1 Bộ xương dê (nguồn: goat-link.com)

Trang 12

2.1.5 Nguyên tắc mô tả

2.1.5.1 Qui tắc mô tả

Theo Lăng Ngọc Huỳnh (2007), các xương được mô tả dựa trên các nguyên tắc sau:

Mặt phẳng giữa (Median plane): là mặt phẳng dọc chia đầu, thân, chân

cơ thể gia súc hai phần phải và trái đối xứng nhau

Mặt phẳng song giữa (Sagittal plane): là mặt phẳng bất kì ở giữa cơ thể gia súc song song với mặt phẳng giữa

Mặt phẳng ngang (Transverse plane): thẳng góc với các mặt phẳng kia, chia con vật thành hai phần trên và dưới

Lateral: Ngoài, những vị trí xa mặt phẳng giữa nhất

Cranial: Trước, những vị trí có chiều hướng về phần đầu

Caudal: Sau, những vị trí có chiều hướng về gần phía đuôi

Rostral: Vùng đầu, những vị trí trên vùng đầu gần mũi

2.1.5.3 Từ ngữ mô tả

Theo Lăng Ngọc Huỳnh (2007), các mặt của những xương có những chỗ lồi lõm Các u và hố có thể tiếp hợp hay không, là chỗ bám của những cơ, gân, dây chằng hay màng cơ Sau đây là một số từ ngữ được dùng để mô tả một cách tổng quát:

Mấu hay mõm (Process) là những chỗ lồi nói chung

U (Tuber, Tuberrosilas) là những chỗ lớn nhô lên tròn

Củ (Tuberculum) là chỗ lồi nhỏ hơn không tiếp hợp

Gai (Spine) là một chỗ lồi nhọn

Mào (Crista) là một lằn bén

Trang 13

Hố ròng rọc (Trochlea) là một khối tiếp hợp hình giống như cái ròng rọc

Hố khớp (Cavitas glenoidalis) là một chỗ lõm tiếp hợp hẹp

2.2 Mô tả bộ xương dê

Bộ xương gia súc chia làm 2 phần: xương trục và xương chân

2.2.1 Xương trục (Axial skeleton)

Theo Lăng Ngọc Huỳnh (2007) xương trục gồm có: xương đầu, cột sống, xương sườn và xương ức Được mô tả về hình dạng và vị trí như sau:

2.2.1.1 Xương Đầu (Skull)

Bao gồm xương vùng sọ (có 6 xương) và xương vùng mặt (có 10 xương) Các xương vùng sọ làm thành một hộp chứa não và các cấu tạo phụ thuộc như màng não, các huyết quản, tuyến tùng, tuyến não thùy và một phần cấu tạo của các giác quan: thị giác, khứu giác, thính giác Các xương vùng mặt cấu tạo phần trước của đầu gồm hốc mắt, hốc mũi, xoang miệng

a Xương vùng sọ (Cranium cerebrale)

Xương ót, hay còn gọi là xương chẩm (Occipital bone): chiếm phần sau

và dưới của xương sọ, là xương dẹp, có một đôi xương bên, một xương trên chẩm và một xương góc chẩm Cạnh trên phần mai có mào ót là chổ bám của dây chằng cổ Ngay đường gấp góc của phần mai và phần đáy có lỗ chẩm rộng

là nơi não bộ ăn thông với tủy sống Giới hạn hai bên lỗ chẫm rộng là hai lồi cầu chẫm để khớp với đốt Atlas Bên cạnh lồi cầu chẫm là mõm trâm nhọn chỉa xuống dưới Ở góc mõm trâm có lỗ hạ thiệt là nơi dây thần kinh hạ thiệt

đi qua

Xương bướm (Sphenoid bone): nằm ở đáy sọ, một thân ở giữa, hai xương cánh bướm nằm ở hai bên thân Phía trước khớp với xương cánh và phía sau khớp với xương chẩm Xương bướm gồm có xương góc bướm và xương trước bướm Xương góc bướm phía sau khớp với xương chẩm, phía trước khớp với xương bướm và xương cánh Xương trước bướm phía sau khớp với xương góc bướm, phía ngoài khớp với phần thẳng đứng của xương khẩu cái và phía trước là xương lá mía

Xương cân, hay còn gọi là xương sàng (Ethmoid bone): tạo thành bờ trước của sọ và là phần sau của xương mũi gồm có một phiến thẳng đứng và hai bên có phiến sang Phiến thẳng đứng nằm chính giữa, cạnh trước nối với phiến sụn mũi, cạnh sau lồi vào trong sọ, cạnh trên giáp với xương trán, cạnh dưới nằm trong rãnh xương lá mía Phiến sàng: ngăn cách giữa xoang mũi và

sọ do nhiều ống cuộn bọc trong một mảnh xương mỏng

Trang 14

Hình 2.2 Xương đầu (mặt bên)

(http://cal.vet.upenn.edu/projects/grossanat/general/Goat%20Book/gengoatmenu.htm)

Xương trán (Frontal bone): là xương đôi nằm trước xương đỉnh và sau xương mũi, làm thành phần trên của sọ và kéo dài xuống hốc mắt Xương trán

ở dê rất lớn chiếm một phần lớn trên xoang sọ Chổ tiếp giáp giữa cạnh bên và cạnh sau là mõm sừng, có rất nhiều lỗ nhỏ là đường đi của các mạch máu Xương đỉnh (Parietal bone): là xương đôi, cạnh trước nối tiếp với xương trán, cạnh sau giáp với xương chẩm, cạnh ngoài bị một phần xương thái dương che phủ Mặt ngoài lồi, có hai đường sống cong gọi là mào đỉnh tách rời ở phía trước

Xương liên đỉnh (Interparietal bone): là xương lẻ nằm ở giữa xương đỉnh

và xương chẩm, nó khớp với xương này rất sớm khi còn là bào thai và xuất hiện như một mõm kéo dài về phía trước

Xương thái dương (Temporale bone): là xương đôi, nằm ở hai bên sọ gồm ba phần: mảnh trai, mảnh nhỉ, mảnh đá Mảnh trai: cong như vỏ trai, phần mảnh trai bao lấy xung quanh hố thái dương Mảnh nhỉ: bị một phần mảnh trai che phủ chỉ có ống tai ngoài và mõm chủm lồi ra ngoài Mảnh đá: rắn, là phần nhỏ có thể nhìn thấy ở mặt trong sọ chứa các cơ quan của tai trong

Trang 15

Hình 2.3 Xương đầu (mặt dưới) (http://cal.vet.upenn.edu/projects/grossanat/general/Goat%20Book/gengoatme

nu.htm)

Trang 16

b Xương vùng mặt (Crannium faciale)

Xương liên hàm (Intermaxilla), hay còn gọi là xương tiền hàm (Premaxilla): nằm phía trước hàm trên, có nhánh khớp với xương mũi tương đối dài nhưng không rộng, ở dê không có răng cửa hàm trên

Xương hàm trên (Maxillary bone): là xương lớn nhất vùng mặt, phía trên

và trước tiếp giáp với xương liên hàm và xương mũi, phía sau giáp xương lệ

và xương gò má, phía trước tiếp nhận xương hàm trên

Xương khẩu cái (Palatine bone): ở xung quanh cửa sau hốc mũi, giữa hai xương hàm trên Mỗi bên có một phần đứng và một phần nằm ngang Phần này khớp với xương cánh và xương bướm tạo thành mào cánh khẩu, giới hạn hai bên cửa họng

Xương lệ (Lacrimal bone): là xương bé ở hố mắt, chỉ có một phần nhỏ ở phía trước là tự do, phần lớn phủ lên xương hàm trên và xương gò má

Xương gò má (Zygomaticum bone): dẹp, hướng ra ngoài, phía dưới là xương lệ, phía sau và trên xương hàm trên Mỏm gò má của xương thái dương

và xương gò má tạo thành cung gò má

Xương mũi (Nasal bone): dài, thon, phần sau dẹp gồm hai mãnh xương mỏng làm thành trần của hốc mũi, ở phía dưới của xương trán Mặt trong mỗi xương có một sóng dài làm chỗ bám cho ống cuộn mũi

Xương lá mía (Vomer bone): là xương lẽ nằm dưới hốc mũi, phía trước thân xương bướm, phía sau nối liền với nhánh thẳng đứng xương sàng

Xương cánh (Pterygoid bone): có hai phiến mỏng, nhỏ, nằm hai bên cửa họng

Xương ống cuộn (Turbinate bone): gồm hai đôi bám vào mặt trong thành bên xoang mũi Ống cuộn mũi (ống cuộn dưới) bám vào cuộn hàm của xương hàm, cuộn theo chiều từ dưới lên trên

Trang 17

c Xương hàm dưới (Mandible)

Hình 2.4 Xương hàm dưới (http://cal.vet.upenn.edu/projects/grossanat/general/Goat%20Book/gengoatme

nu.htm) Gồm hai nhánh đối xứng dính nhau ở phía trước tại khớp hàn hàm dưới Mỗi xương có một thân và một nhánh Thân là phần trước của xương, khớp với thân của phần bên kia tại khớp hàn ở mặt phẳng giữa Nhánh xương là phần đứng phía sau, mặt trong có lỗ hàm dưới là cửa ngỏ sau của kênh hàm dưới

Xương hình quay (Hyoid bone): nằm giữa hai nhánh của xương hàm dưới và dính vào xương đầu tại mấu vai của xương thái dương Phần trước dính vào lưỡi, thanh quản và yết hầu Xương gồm có các phần sau: xương đáy quay (basihyoid), giáp quay (thyrohoid), sừng quay (keratohyoid), ngoại quay (epihyoid), trâm quay (stylohyoid)

2.2.1.2 Cột sống (Vetebal column)

Cột sống là trục chính của bộ xương do nhiều đốt sống xếp nối nhau và nối với nhau bằng đĩa sụn liên tiếp Cột sống được chia làm năm vùng: đốt sống cổ, đốt sống ngực, đốt sống hông, đốt sống khum và đốt sống đuôi Các đốt sống mỗi vùng có đặc điểm khác nhau, tuy nhiên chúng cũng có tính chất chung của đốt sống

Trang 18

Cấu tạo của một đốt sống: gồm có thân, cung và các mõm Thân (Body):

có hình trụ đặc, tạo thành phần dưới của đốt sống Cung (Arch): tạo thành vòm trên thân đốt sống Thân và cung tạo thành lỗ sống ở giữa Các lỗ sống của các đốt sống nối tiếp nhau tạo thành ống tủy Chổ tiếp giữa thân và cung là khuyết sống Khuyết sống của hai đốt sống kế tiếp nhau tạo thành lỗ liên sống (Intervertebral foramina) Các mõm (Process): mõm gai (Spinous process) từ giữa vòng cung chỉa lên, mõm ngang (Tranverse process) xuất phát từ hai bên thân đâm ngang, mõm khớp (Articular process) xuất phát từ bờ trước và bờ sau của cung đốt sống

a Đốt cổ (Cervical vertebrae)

Đốt cổ 1 (Đốt Atlas): không thân, do gai cung tạo thành, không có mõm gai chỉ có u lưng, hai cánh Atlas tương đối rộng và dài Phía trước diện khớp lõm, tiếp nhận lồi cầu chẩm Mặt sau khớp hình yên ngựa để khớp với mõm răng của xương trục Cánh là biến dạng của mõm ngang, mỗi bên có hai lỗ: lỗ trước là lỗ liên sống (đường đi của dây thần kinh tủy sống thứ nhất), lỗ sau là

lỗ ngang

Đốt cổ 2 (Đốt Axis): là đốt dài nhất trong các đốt sống cổ Ở phía trước thân có mõm răng dài nhô ra, mõm ngang nhỏ, mõm gai phát triển Ở góc mõm ngang có lỗ ngang nhỏ Phần sau có hai mõm khớp để khớp với mặt trước mõm khớp đốt sống thứ 3

Đốt cổ 3, 4, 5, 6: mõm gai càng về phía sau phát triển càng cao Mõm ngang có hai cánh, có lỗ mõm ngang xuyên qua

Đốt cổ thứ 7: mõm gai cao hơn các đốt trước, mõm ngang ngắn nhỏ, phía sau hai bên thân có hố khớp sườn để khớp với xương sườn đầu tiên

Trang 19

Hình 2.5 Đốt Atlas (nguồn từ: The Anatomy of the Domestic animals)

Hình 2.6 Đốt Axis (nguồn từ: The Anatomy of the Domestic animals)

Trang 20

Hình 2.7 Đốt sống cổ thứ 6 (nguồn từ: The Anatomy of the Domestic animals)

Hình 2.8 Đốt cổ thứ 7 (nguồn từ: The Anatomy of the Domestic animals)

Trang 21

Hình 2.9 Các đốt sống ngực dê (http://cal.vet.upenn.edu/projects/grossanat/general/Goat%20Book/gengoatme

nu.htm)

c Đốt sống hông (Lumbar vertebrae)

Dê có 6 đốt sống hông, nhưng có thể có 5 đốt (Clarence E hopkins, Sr, Thomas E Hamm, Jr, CPT, Vc, Gry L Leppart, 1970) Thân dài hơn đốt sống ngực Mõm ngang dẹp đâm ra hai bên hướng về trước Mõm gai cao ngang với các đốt sống ngực cuối cùng và hướng ra trước Mõm khớp phía trước mặt khớp lõm, phía sau mặt khớp lồi, khi khớp thì chúng lồng vào nhau

Hình 2.10 Đốt sống hông thứ 4 (mặt trước) (nguồn từ: The Anatomy of the Domestic animals)

Trang 22

d Đốt sống khum (Sacrum vertebrae)

Có 4 đốt xương khum Các đốt xương khum dính chặc lại với nhau gọi là xương khum Phía trước là đáy khum to, phía sau là đỉnh khum nhỏ Đốt xương đầu tiên to, mõm ngang biến dạng thành cánh khum, có mặt nhỉ khớp với mặt nhỉ xương cánh chậu tạo thành khớp khung chậu

e Đốt sống đuôi (Coccygeal vertebrae)

Dê có khoảng 10 đến 12 đốt đuôi (Clarence E hopkins, Sr, Thomas E Hamm, Jr, CPT, Vc, Gry L Leppart, 1970) Các đốt đầu có đầy đủ các thành phần của một đốt sống Càng về sau biến dạng thành hình trụ đặc và nhỏ dần

Hình 2.11 Các đốt sống hông và các đốt sống khum dê

(http://cal.vet.upenn.edu/projects/grossanat/general/Goat%20Book/gengoatme

nu.htm) 2.2.1.3 Xương sườn (Ribs)

Số lượng các đôi xương sườn tương ứng với số lượng các đốt sống ngực Mỗi sườn gồm hai phần chính: xương sườn và sụn sườn Ở dê thường có 13 đốt sống ngực nên có 13 đôi xương sườn Và có những trường hợp dê có 12 hoặc 14 đốt ngực thì dê cũng có 12 hoặc 14 đôi xương sườn (Clarence E hopkins, Sr, Thomas E Hamm, Jr, CPT, Vc, Gry L Leppart, 1970) Từ xương sườn thứ nhất đến xương sườn thứ 9 thì dài còn từ xương sườn thứ 9 trở đi thì ngắn dần Các sườn cong và hơi tròn Xương sườn: phần xương, đầu trên gắn vào các đốt sống ngực, đầu dưới nối với sụn sườn Mỗi sườn đầu trên có một đầu sườn, một cổ sườn và một củ sườn Sụn sườn: phần sụn, đầu dưới gắn vào

Trang 23

xương ức Một số sườn gắn vào xương ức gọi là sườn thật, còn những sườn không gắn vào xương ức gọi là sườn giả Phần dưới của sườn giả hình thành vòm cung sườn Giữa các sườn là khoảng liên sườn Đầu trên của xương sườn

có đầu sườn khớp với hố khớp sườn của các đốt sống ngực Củ sườn khớp với mặt khớp mõm ngang, giữa đầu củ là cổ sườn

2.2.1.4 Xương ức (Sternum)

Nằm giữa và dưới lồng ngực, làm chổ tựa cho các sụn sườn Thân xương ức tròn, hai bên dẹp Xương ức gồm 7 đốt ức Các đốt ức liên tiếp được khớp với bởi sụn liên ức Đốt đầu tiên gọi là cán ức Đốt ức cuối cùng gọi là mõm kiếm, phía sau mõm kiếm có sụn mõm kiếm Cán ức (Manubrium): là đốt đầu tiên, giới hạn bởi phần dưới cửa trước lồng ngực, tiếp nhận hai sườn đầu tiên Thân xương ức: các đốt ức giữa Sụn mõm kiếm: là phiến mõng nằm phía dưới cửa sau lồng ngực

Hình 2.12 Xương sườn và xương ức dê (http://cal.vet.upenn.edu/projects/grossanat/general/Goat%20Book/gengoatme

nu.htm)

Trang 24

2.2.2 Xương chân

2.2.2.1 Xương chân trước (Forelimb hay Thoracic limb)

Theo Nguyễn Đình Nhung (2005) Xương chân trước gồm có các xương

bả vai, xương, cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay và ngón tay được mô tả về hình dáng và vị trí như sau:

a Xương bả vai (Scapula)

Là xương dẹt, nhám và thô, hình tam giác, 2 mặt, 3 góc và 3 cạnh Phía dưới khớp với xương cánh tay tại hõm khớp Sụn trên bả vai mỏng gắn vào cạnh trên Mặt ngoài: gai vai chia mặt ngoài thành 2 phần là hố trên vai và hố dưới gai Mặt trong: lõm áp vào xương sườn

Hình 2.13 Xương bả vai thuộc chân trước bên phải dê (mặt ngoài) (Clarence E hopkins, Sr, Thomas E Hamm, Jr, CPT, Vc, Gry L Leppart,

1970)

Trang 25

b Xương cánh tay (Humerus)

Là một xương dài, đầu trên giáp với xương bả vai, đầu dưới giáp với xương cẳng tay, nằm chéo từ trên xuống dưới từ trước ra sau, có một thân và hai đầu

Thân xương hình ống hơi xoắn vặn, mặt ngoài phần trên thân có mào cánh tay, trên mào cánh tay có u delta

Đầu trên có chõm khớp lồi cầu, nằm phía trên và hướng về phía sau và 2 gò: gò lớn ở ngoài và gò nhỏ ở trong

Đầu dưới có một mặt khớp hình ròng rọc nằm giữa hai chùy: chùy nhỏ ở trong và chùy lớn ở ngoài Hai chùy ngăn cách nhau bởi hố quay ở phía trước

và hố khuỷu ở phía sau sâu hơn

Hình 2.14 Xương cánh tay (chân phải) (Clarence E hopkins, Sr, Thomas E Hamm, Jr, CPT, Vc, Gry L Leppart,

1970)

Trang 26

c Xương cẳng tay

Xương quay và xương trụ dính chặc với nhau

Xương quay (Radius) là một xương dài, nằm phía trước xương trụ Đầu trên xương quay khớp với đầu dưới xương cánh tay tại khớp khuỷu (cùi chỏ), đầu dưới khớp với xương cổ tay

Xương trụ (Ulna) là xương dài, có dạng thon, áp sát vào mặt sau xương quay, gồm một thân và hai đầu Đầu trên xương cẳng tay khớp với ròng rọc của xương cánh tay bởi rãnh ròng rọc Đầu dưới: Có mõm trâm khớp với xương cườm trụ và cườm phụ

Hình 2.15 Xương cẳng tay dê (chân phải) (Clarence E hopkins, Sr, Thomas E Hamm, Jr, CPT, Vc, Gry L Leppart,

1970)

Trang 27

d Xương cổ tay hay còn gọi là xương cườm tay (Carpus)

Có 6 xương xếp thành 2 hàng: hàng trên gồm 4 xương và 2 xương hàng dưới

e Xương bàn tay (Metacarpus)

Dê có 2 xương, một xương lớn do sự dính lại của 2 xương III và IV và một xương nhỏ là xương thứ V, nằm ở cạnh ngoài ( xương I và xương II bị thoái hóa ngay khi còn trong phôi)

f Xương ngón tay (Digits)

Dê có 2 ngón, mỗi ngón có 3 đốt Ngón III, IV là ngón chủ yếu, ngón II,

V gọi là ngón đeo

Hình 2.16 Xương dê chân trước (bên trái) (http://cal.vet.upenn.edu/projects/grossanat/general/Goat%20Book/gengoatme

nu.htm)

Trang 28

2.2.2.2 Xương chân sau (Pelvic limb)

Theo Nguyễn Đình Nhung, 2005 Xương chân sau gồm có: Xương chậu, đùi, cẳng chân, cổ chân, bàn chân và ngón chân được mô tả về hình dạng và vị trí như sau:

a Đai chậu (Os coxae)

Hình 2.17 Xương chậu dê (mặt bên)

(nguồn từ: The Anatomy of the Domestic animals) Gồm 2 xương chậu phải, trái khớp với nhau tại khớp hàn háng Xương chậu là một xương dẹp, gồm 3 xương dính lại với nhau lúc sinh vật còn non,

đó là xương cánh chậu (xương hông), xương ngồi và xương háng, ba xương hội tụ lại ở hố ổ cối, là chỗ khớp với đầu xương đùi

Hai xương chậu khớp với nhau ở phía dưới tại khớp với hàng háng và phía trên khớp với xương khum tạo nên xoang chậu, là nơi chứa các cơ quan trọng yếu của bộ máy tiếc niệu, sinh dục và tiêu hóa

Xương cánh chậu (Ilium) là một xương dẹp, có 2 mặt, 3 cạnh Chiếm từ 1/2 đến 3/5 xương chậu, được chia làm hai phần Phần trước rộng có mặt bên lõm gọi là cánh và phần sau hẹp gọi là thân Cạnh trước gọi là mào cánh chậu Mào cánh chậu nối với cạnh bụng tại góc hông là nơi bám của cơ may gọi là gai cánh chậu trước bụng Cạnh lưng thì rộng và chắc đặc, nó khớp với mào cánh chậu tại góc mông gọi là gai cánh chậu trước lưng Nữa phần sau của cạnh lưng hơi lõm gọi là mẻ hông lớn và tạo nên gai ngồi ở phần lưng ổ cối Xương ngồi (Ischium) gồm có u, thân và nhánh, ở phần sau của xương chậu U ngồi có mép sau ngoài dầy Góc ngoài của u rộng có dạng móc câu Mặt bụng là cơ bám của cơ nhị đầu đùi Mặt bụng ngoài có phần sau rộng là

cơ bám của cơ bịt ngoài và cơ khép Mặt lưng là cơ bám của cơ bịt trong Gai

Trang 29

ngồi là một mào kéo dài từ xương cạnh chậu đến phần sau xương ngồi Là nơi chia cắt giữa mẽ hông lớn và mẽ hông nhỏ

Xương háng (Pubis) ở phía trước phần dưới xoang chậu cùng với xương ngồi bao quanh lỗ bịt gồm có thân và hai nhánh Thân nằm ở phía trước lỗ bịt Nhánh trước kéo dài từ thân xương cánh chậu và gắn vào ổ cối Nhánh sau hòa lẫn với xương ngồi ở phần giữa khớp chậu Gò hông háng nhô ra từ cạnh trước của nhánh trước xương háng là nơi bám của cơ lược

Ổ cối là xoang nhận đầu của xương đùi Nó có một khớp hình bán nguyệt

và được tạo thành từ một phần xương cánh chậu, xương ngồi và xương háng

Lỗ bịt được đóng kín bởi màng cơ bịt và màng ngoài này sẽ phân chia cơ bịt trong và cơ bịt ngoài

b Xương đùi (Femur)

Là xương dài với thân hình trụ và hai đầu mở rộng Thân có mặt trước lồi mỏng, phẳng, mặt sau gồ ghề, có ranh giới được tạo bởi mép trong và mép ngoài Phần trên của mép trong ở mấu động nhỏ và phần dưới ở u trên lồi cầu trong, là nơi bám của gân cơ lược

Đầu trên có cạnh giữa phẳng gần đầu bán cầu (chỏm khớp lồi cầu) là nơi bám của phần cơ lớn thuộc cơ tứ đầu đùi, trên đầu gần phần giữa ở mép sau trong có hố đầu đùi, là nơi dây chằn đầu đùi bám vào Chỗ gắn giữa đầu với phần trong gọi là cổ Mấu động lớn là mấu lớn nhất của đầu trên, nằm ở phần ngoài đầu đùi, là nơi bám của cơ mông giữa và cơ mông sau Hố mấu động là một hố sâu ở trong mấu động lớn Cơ bịt trong và cơ bịt ngoài bám vào hố này Mấu động nhỏ có dạng hình chóp nhô ra ở cạnh trong của thân xương đùi, nó là nơi bám của cơ hông chậu Mào liên mấu kéo dài từ đỉnh mấu động lớn đến mấu động nhỏ, là nơi bám của cơ vuông đùi Mấu động ba thường kém phát triển, nằm ở phần đáy của mấu động lớn, là một vùng nhỏ gồ ghề, là nơi bám của bề mặt cơ mông Mấu động 3 và mấu động nhỏ nằm tương ứng cùng mặt phẳng ngang

Đầu dưới xương đùi có một vài mặt khớp Ròng rọc là rãnh phẳng nằm ở phần trước sau của xương khớp với xương bánh chè và kéo dài đến hố liên cầu Mép ròng rọc trong dày hơn mép ròng rọc ngoài Phần sau đầu dưới là hai lồi cầu: lồi cầu trong và lồi cầu ngoài Chúng cách nhau bởi hố liên cầu sâu và rộng Phía trên hai lồi cầu là hai xương vừng Mặt khoeo thì rộng, dẹt, có vùng tam giác ở mặt sau từ phía trên đầu dưới đến lồi cầu và hố liên cầu Phía trên cạnh sắc mặt khoeo là u trên lồi cầu trong và ngoài, là nơi bám của cơ bắp chân Lồi cầu trên trong và ngoài là vùng gồ ghề ở mỗi cạnh ở phía trên lồi cầu Nó là nơi bám của dây chằng bên của khuỷ chân sau Lồi cầu trên trong

Ngày đăng: 22/09/2015, 12:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w