Xương chân sau (Pelvic)

Một phần của tài liệu thực hiện tiêu bản và mô tả cơ thể học bộ xương dê (Trang 52)

a.Xương chậu (Os coxae)

Xương đai chậu hay khung chậu của dê gồm hai xương chậu khớp nhau ở khớp hàn háng và phía trên khớp với cánh xương khum. Mỗi xương chậu là một dạng kết hợp của 3 xương là xương cánh chậu, xương háng và xương ngồi.

Nhìn mặt bên đai chậu có hình dạng như sau:

Xương cánh chậu, xương ngồi và xương háng được nhìn thấy rất rõ ràng. Mặt trước rộng là xương cánh chậu khớp với xương khum, mặt sau là xương ngồi và phần nằm ở trước bụng đến lỗ bịch là xương háng. Hố ổ cối là nơi gặp nhau của 3 xương trên, khớp với đầu của xương đùi.

Xương cánh chậu (Ilium) là xương lớn nhất trong 3 xương, chiếm nữa phía trước xương chậu. Cạnh trước hình vòng cung lõm gọi là cánh chậu, kéo dài từ góc mông đến góc hông. Cạnh trên lõm gọi là mẻ hõm hông lớn và giáp với mẻ hông nhỏ của xương ngồi tại gai ngồi. Mặt trong xương cánh chậu là mặt nhỉ khớp với mặt nhỉ của xương khum.

Xương ngồi (Ischium): chiếm phần sau của đai chậu và sàn của xoang chậu, gồm:

U ngồi (Tuber coxae) nằm phía sau và bên xương ngồi, là nơi bám của cơ và dây chằng.

Mẻ hông nhỏ, là cạnh trên của xương ngồi, giới hạn với mẻ hông lớn tại gai ngồi.

Cạnh sau xương ngồi hợp với cạnh sau xương ngồi phía bên kia thành vòng cung ngồi.

Xương háng (Pubis): là xương nhỏ nhất trong ba xương, gồm hai nhánh: nhánh trước tạo nên bờ trước lỗ bịt, nhánh trong khớp với nhánh trong xương háng phía bên kia tại khớp hàn háng.

Hố ổ cối (Acetabulum): là một hố tròn sâu để khớp với đầu xương đùi. Lỗ bịt (Foramen obturatum): là khoảng trống rộng hình bầu dục, nằm giữa xương hán và xương ngồi, là đường đi của mạch máu và dây thần kinh.

45

Nhìn mặt trên xương đai chậu có hình dạng như sau:

Hình 4.12 Xương chậu (mặt trên)

Đai chậu có hình dạng giống như hình chữ nhật. Hai xương cánh chậu chiếm phần lớn ở hai bên và ở phía trước trên đai chậu. Ở giữa hai cánh chậu là các đốt sống khum dính liền với nhau. Hai bên mặt ngoài đai chậu ở 2/3 về phía sau có hai hố ổ cối là nơi xương đùi khớp với đai chậu. Hai lỗ bịt đối xứng nhau qua khớp hàn háng.

46

Nhìn mặt bụng xương đai chậu có hình dạng như sau:

Hình 4.13 Xương chậu (mặt dưới)

Mặt nhĩ của xương cánh chậu rất rõ, là nơi khớp với mặt tương ứng của các đốt sống khum tạo thành khớp khung cánh chậu.

Xoang chậu: do xương chậu, xương khum, ba đốt xương đuôi đầu tiên và dây chằng khum ngồi, khum hông tạo thành. Cửa trước xoang chậu tạo bởi mặt dưới đốt khum một (đốt đầu tiên), hai bên là mào lược và cạnh trước xương háng. Cửa sau (cửa trực tràng và cơ quan sinh dục) phía trên là mặt dưới đỉnh khum, phía dưới là mặt trên xương ngồi, phía ngang là hai mào trên ổ cối.

b.Xương đùi (Femur)

Là xương dài, có hình trụ và hai đầu phình to, xương đùi có đầu tròn khớp với xương chậu tại chổ ổ cối. Đầu trên xương đùi có chổ chỏm khớp lồi cầu, hai bên cạnh là hai mấu động nhỏ ở sau. Đầu dưới có mặt khớp ròng rọc để khớp với xương bánh chè, còn hai chùy khớp với đầu trên xương chày.

Dựa vào những đặc điểm trên xương nhận biết xương đùi bên trái hay bên phải như sau: đặt xương đứng thẳng, đầu tròn to phía trên, bờ có mấu động nhỏ hướng ra sau. Nếu đầu tròn to hướng bên trái là xương đùi chân phải và ngược lại.

c. Xương cẳng chân (Shark bone)

Gồm xương chày và xương mác. Xương chày: là xương dài, đầu trên to hơn đầu dưới, gồm có một thân và hai đầu.

47

Thân: phía trên có dạng tam giác, ở giữa dạng giống hình trụ, phía dưới có bốn cạnh. Mặt trong trên rộng hơn dưới là nơi bám của cơ nửa gân và cơ khép mỏng. Mặt ngoài lõm phía trên, phía dưới lồi nghiên về phía trước. Mặt sau phẳng, 1/3 phía trên là nơi bám cho cơ khoeo trong và cơ gấp ngón ngoài.

Đầu trên: có mặt khớp rộng hơn đầu dưới xương đùi, có hai gò: gò trong và gò ngoài. Gò trong và gò ngoài được tách rời bởi mấu liên gò (mấu giang lồi cầu). Gò ngoài là phần nhô ra ở cạnh ngoài khớp với đầu xương mác, làm chổ bám cho một phần cơ mác và cơ chày trước. Một xương vừng ở gân của cơ khoeo khớp với gò ngoài xương chày. Gò trong làm chổ bám cho cơ nửa màng. Mấu liên gò gồm hai u nhỏ, kéo dài, cao nhất và có một hố trung gian. Vùng trước liên gò là vùng lõm ở phía trước mấu và ở phần rộng giữa hai gò. Nó làm chổ bám cho phần trước sụn chêm và dây chằng chữ thập trước. Vùng sau liên gò chiếm một nơi tương tự ở phía sau mấu làm chổ bám cho phần sau sụn chêm và dây chằng chữ thập sau. Rãnh khoeo là phần sau vùng sau liên gò và nằm giữa hai gò. U chày là mõm bốn cạnh nằm ở mặt trước trên của xương chày. Cơ tứ đầu đùi, cơ nhị đầu đùi và cơ may bám vào u này bằng xương bánh chè và dây chằng bánh chè. Tiếp theo phía dưới u chày là cạnh trước xương chày, làm chổ bám toàn bộ hoặc một phần của các cơ sau: cơ nhị đầu đùi, cơ nửa gân, cơ khép mỏng và cơ may. Rãnh cơ duỗi là một rãnh nhỏ, phẳng nằm ở chổ nối của gò ngoài và u chày.

Đầu dưới: có một nhỉ chày là mặt khớp gồm hai rãnh nhận đỉnh ròng rọc xương sên. Phần trong đầu dưới xương chày là xương mắt cá trong. Mặt ngoài đầu dưới khớp với xương mác bằng một mặt khớp nhỏ. Nửa phần dưới xương chày không có cơ bám vào.

Xương mác: bị thoái hóa, thay vào đó là ta thấy sụn xương bám vào cạnh ngoài đầu trên của xương chày.

Dựa vào những đặc điểm trên xương, nhận biết xương cẳng chân bên trái hay bên phải như sau: đặt xương thẳng đứng, đầu trên to hơn, hướng u chày về phía trước. Nếu là xương cẳng chân bên trái thì sụn xương mác sẽ bám vào cạnh ngoài đầu trên (phía bên trái) của xương chày. Nếu là xương cẳng chân bên phải thì sụn xương mác sẽ bám vào cạnh ngoài đầu trên (phía bên phải) của xương chày.

d.Xương cườm chân (Tarsus)

Dê có 5 xương xếp thành 3 hàng. Hàng trên có xương gót là to và dài nhất.

48

e. Xương bàn chân (Metatarsus) và xương ngón chân (Digits)

Các xương bàn chân và xương ngón chân sau tương tự như các xương bàn chân và xương ngón chân ở chi trước.

49 Chương 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu thực hiện tiêu bản và mô tả cơ thể học bộ xương dê (Trang 52)