Xương chi (Forelimb, Thoracic limb)

Một phần của tài liệu thực hiện tiêu bản và mô tả cơ thể học bộ xương dê (Trang 48)

Xương chi bao gồm chi trước và chi sau: 4.2.2.1 Xương chi trước

Xương chân trước bao gồm xương bả vai, xương cánh tay, xương cẳng tay, xương cườm tay, xương bàn tay và xương ngón tay.

a.Xương bả vai (Scapula)

Là một xương dẹt, nhám, nằm hai bên lồng ngực, có dạng hình tam giác, có hai mặt, 3 cạnh, 3 góc.

Hình 4.10 Xương bả vai (chân trái)

Mặt ngoài được gai vai chia làm hai phần: hố trên gai là mặt trước gai và hố dưới gai là mặt sau gai. Gai vai là phần xương lồi, nó bắt đầu từ cạnh lưng rất dày, đỉnh thấp, mỏng và cao về phía dưới. Đầu dưới gai vai có mõm bả vai là nơi phát sinh một phần cơ tam giác. Phần giữa gai vai cao, nhám gọi là u gai.

Mặt trong: còn gọi là mặt sườn, là nơi bám của cơ răng cưa bụng và cơ đường thẳng.

Cạnh trước xương bả vai mỏng. Cạnh trên (cạnh lưng) là miếng sụn hình vòng cung. Cạnh trước mỏng, gần góc dưới có cạnh lõm tạo thành bên trong cổ gọi là rãnh bả vai và tận cùng là một mõm quạ. Cạnh sau dày hơn cạnh trước.

Góc trước ở phần trên cạnh trước, nơi giao nhau giữa cạnh trên và cạnh trước. Góc sau cách góc trước bởi cạnh lưng (cạnh trên). Góc dưới ( góc bụng) là góc tiếp hợp có hõm khớp để khớp với đầu xương cánh tay.

41

Dựa vào những đặc điểm trên xương ta nhận biết xương bả vai bên trái hay bên phải như sau: xương thẳng đứng, phần sụn trên bả vai nằm phía trên, quay mặt có gai vai vào đối diện với tầm nhìn của mình, ta thấy hố trên gai (phần có diện tích nhỏ hơn) nằm trước hố dưới gai (phần có diện tích lớn hơn) đó là xương bả vai bên trái và ngược lại.

b.Xương cánh tay (Humerus)

Là một xương dài, đầu trên giáp với xương bả vai, đầu duới giáp với xương cẳng tay, có một thân và hai đầu. Ở 1/3 cạnh trước có hai đỉnh, từ đỉnh kéo dài đến phần trước giữa là mào gò lớn. Mặt sau thân phẳng trơn, mặt ngoài kéo dài từ đỉnh đến phần sau bên của gò lớn, có rảnh xoắn làm cho xương cánh tay bị uốn vặn, phía trước có mào trước rãnh xoắn, phía sau có mào sau rảnh xoắn. Trên mào trước rảnh xoắn có u delta cơ delta bám vào u này. Mặt trong tròn, có một gò lớn làm chổ bám cho cơ lưng to.

Đầu trên có một đầu khớp tròn ở phía sau và hai gò ở phía trước. Hai gò cách nhau bởi rãnh liên gò. Rãnh này bắt đầu ở phần trước vùng khớp, nằm ở gân của cơ nhị đầu và lệch về phía trước mặt trong của gò lớn. Gò lớn có đỉnh cao hơn đầu cánh tay, là cơ bám của cơ trên gai, cơ dưới gai và một phần của cơ ngực sâu. Giữa đầu cánh tay và gò lớn có vài lổ nhỏ cho mạch truyền qua. Gò nhỏ nằm ở trong đầu xương cánh tay, kéo dài từ phần sau giữa đến rãnh liên gò. Nó không cao rộng như gò lớn. Mào gò nhỏ đi qua phần trên của mặt trong và đầu cuối ở gò tròn lớn.

Đầu dưới: có một diện khớp hình ròng rọc ở phía trong khớp với xương quay và xương trụ. Diện khớp nhỏ ở phía ngoài là mõm chỉ khớp với đầu xương quay. U lồi cầu ngoài nhỏ hơn u lồi cầu trong và mở rộng ở phần dưới ngoài đến mõm. U trên lồi cầu trong mở rộng ở phần dưới trong đến ròng rọc. Phần sau của lồi cầu là hố khuỷu, nó nhận mõm khuỷu của xương trụ. Phần trước của lồi cầu là hố quay nó thông với hố khuỷu bằng lỗ trên ròng rọc.

Dựa vào những đặc điểm trên xương giúp chúng ta nhận biết xương cánh tay bên trái hay bên phải như sau: để xương thẳng đứng, đầu lớn tròn phía trên, đầu có rãnh ròng rọc phía dưới, để gò lớn hướng về phía trước, nếu đầu tròn hướng bên trái (cùng lúc đó u delta nằm chết về phía bên phải) đó là xương cánh tay tay bên phải và ngược lại.

c. Xương cẳng tay (Antibrachium) Gồm xương trụ và xương quay.

Xương quay (radius) là một xương dài, thẳng đứng, trên giáp với xương cánh tay, dưới giáp với xương cườm tay, gồm một thân và hai đầu: thân có mặt trước lồi mỏng, mặt sau lõm mỏng và gồ ghề khớp với xương trụ tạo

42

thành vòng cung quay trụ. Đầu trên: có một diện khớp với cánh tay có đầu, cổ và u. Đầu có dạng bầu dục, mặt khớp lõm tạo hố nhỏ khớp với mõm xương cánh tay. U quay nằm phía dưới cổ ở cạnh trong của xương là nơi bám của cơ nhị đầu cánh tay. Đầu dưới: có mặt khớp cườm, lõm, khớp với hàng cườm trên, có một ròng rọc. Mặt ngoài có rãnh trụ có mặt lõm và khớp với xương trụ. Mặt trong có phần nhô ra gọi là mõm trâm. Mặt trước có ba rãnh phân biệt: rãnh trong, rãnh giữa và rãnh ngoài. Rãnh trong chéo, ngắn, nhỏ nhất chứa gân và cơ giạng – ngón cái. Rãnh giữa thì dài nhất chứa cơ duỗi cườm tay. Rãnh ngoài thì rộng nhất chứa gân cơ duỗi ngón.

Xương trụ (ulna) dài, có dạng thon, áp sát vào mặt sau xương quay, gồm có một thân và hai đầu. Thân có 3 cạnh ở 1/3 xương sau thì dần dần mất cạnh và trở nên không điều tiếp tục kéo dài xuống đầu dưới. U trụ là một u nhỏ, có mõm nhô ra ở mặt trong của xương, phía dưới là mõm vẹt trong. Cơ nhị đầu cánh tay và cơ cánh tay bám vào u này. Cạnh liên xương thì không đều, gồ ghề đặc biệt ở chổ nối 1/3 đầu và giữa của xương là nơi rộng nhưng có mõm thấp. Đầu trên: khớp với ròng rọc của xương cánh tay bởi rãnh ròng rọc và với diện khớp xương quay bởi rãnh quay. Đầu trên to gọi là đầu khuỷu có tác dụng như đòn bẩy cánh tay giúp cho cơ khuỷu co duỗi. Phần trước có rãnh, phần sau rộng và gồ ghề là nơi bám của cơ tam đầu cánh tay, cơ khuỷu và dãy gân tay. Rãnh ròng rọc nhẵn thẳng đứng, mặt trước lõm dạng bán nguyệt. Phía trên có một cạnh sắc, mỏng dạng móc câu gọi là mõm khuỷu gắn với hố khuỷu khi tay duỗi thẳng. Phía trước rãnh có mõm vẹt trong và mõm vẹt ngoài là nơi khớp với xương cánh tay và xương quay. Mõm vẹt trong thì rộng hơn. Đầu dưới có mõm trâm khớp với xương cườm trụ và xương cườm phụ.

Dựa vào những đặc điểm trên xương giúp chúng ta nhận biết xương cẳng tay bên trái hay bên phải: để xương nằm hướng thẳng đứng, mõm khuỷu nằm phía đầu trên, để xương quay nằm phía trước (có rãnh ròng rọc quay về phía trước), ta thấy mõm trâm nằm bên trái xương quay thì đó là xương cẳng tay bên trái và ngược lại.

43

Hình 4.11 Xương chân trước (chân trái). d.Xương cườm tay (Carpal bones)

Bao gồm 06 xương nhỏ không đồng đều và được sắp xếp thành hai hàng. e. Xương bàn tay (Metacarpus)

Dê có 2 xương, một xương lớn do sự dính lại của 2 xương III và IV và một xương nhỏ là xương thứ V, nằm ở cạnh ngoài ( xương I và xương II bị thoái hóa ngay khi còn trong phôi).

f.Xương ngón tay (Digits)

Dê có 2 ngón, mỗi ngón có 3 đốt. Ngón III, IV là ngón chủ yếu, ngón II, V gọi là ngón đeo. Ta thấy hai đốt đầu là to và dài nhất, hai đốt tiếp theo ngắn hơn và hai đốt cuối ngắn nhất.

44

4.2.2.2 Xương chân sau (Pelvic) a.Xương chậu (Os coxae) a.Xương chậu (Os coxae)

Xương đai chậu hay khung chậu của dê gồm hai xương chậu khớp nhau ở khớp hàn háng và phía trên khớp với cánh xương khum. Mỗi xương chậu là một dạng kết hợp của 3 xương là xương cánh chậu, xương háng và xương ngồi.

Nhìn mặt bên đai chậu có hình dạng như sau:

Xương cánh chậu, xương ngồi và xương háng được nhìn thấy rất rõ ràng. Mặt trước rộng là xương cánh chậu khớp với xương khum, mặt sau là xương ngồi và phần nằm ở trước bụng đến lỗ bịch là xương háng. Hố ổ cối là nơi gặp nhau của 3 xương trên, khớp với đầu của xương đùi.

Xương cánh chậu (Ilium) là xương lớn nhất trong 3 xương, chiếm nữa phía trước xương chậu. Cạnh trước hình vòng cung lõm gọi là cánh chậu, kéo dài từ góc mông đến góc hông. Cạnh trên lõm gọi là mẻ hõm hông lớn và giáp với mẻ hông nhỏ của xương ngồi tại gai ngồi. Mặt trong xương cánh chậu là mặt nhỉ khớp với mặt nhỉ của xương khum.

Xương ngồi (Ischium): chiếm phần sau của đai chậu và sàn của xoang chậu, gồm:

U ngồi (Tuber coxae) nằm phía sau và bên xương ngồi, là nơi bám của cơ và dây chằng.

Mẻ hông nhỏ, là cạnh trên của xương ngồi, giới hạn với mẻ hông lớn tại gai ngồi.

Cạnh sau xương ngồi hợp với cạnh sau xương ngồi phía bên kia thành vòng cung ngồi.

Xương háng (Pubis): là xương nhỏ nhất trong ba xương, gồm hai nhánh: nhánh trước tạo nên bờ trước lỗ bịt, nhánh trong khớp với nhánh trong xương háng phía bên kia tại khớp hàn háng.

Hố ổ cối (Acetabulum): là một hố tròn sâu để khớp với đầu xương đùi. Lỗ bịt (Foramen obturatum): là khoảng trống rộng hình bầu dục, nằm giữa xương hán và xương ngồi, là đường đi của mạch máu và dây thần kinh.

45

Nhìn mặt trên xương đai chậu có hình dạng như sau:

Hình 4.12 Xương chậu (mặt trên)

Đai chậu có hình dạng giống như hình chữ nhật. Hai xương cánh chậu chiếm phần lớn ở hai bên và ở phía trước trên đai chậu. Ở giữa hai cánh chậu là các đốt sống khum dính liền với nhau. Hai bên mặt ngoài đai chậu ở 2/3 về phía sau có hai hố ổ cối là nơi xương đùi khớp với đai chậu. Hai lỗ bịt đối xứng nhau qua khớp hàn háng.

46

Nhìn mặt bụng xương đai chậu có hình dạng như sau:

Hình 4.13 Xương chậu (mặt dưới)

Mặt nhĩ của xương cánh chậu rất rõ, là nơi khớp với mặt tương ứng của các đốt sống khum tạo thành khớp khung cánh chậu.

Xoang chậu: do xương chậu, xương khum, ba đốt xương đuôi đầu tiên và dây chằng khum ngồi, khum hông tạo thành. Cửa trước xoang chậu tạo bởi mặt dưới đốt khum một (đốt đầu tiên), hai bên là mào lược và cạnh trước xương háng. Cửa sau (cửa trực tràng và cơ quan sinh dục) phía trên là mặt dưới đỉnh khum, phía dưới là mặt trên xương ngồi, phía ngang là hai mào trên ổ cối.

b.Xương đùi (Femur)

Là xương dài, có hình trụ và hai đầu phình to, xương đùi có đầu tròn khớp với xương chậu tại chổ ổ cối. Đầu trên xương đùi có chổ chỏm khớp lồi cầu, hai bên cạnh là hai mấu động nhỏ ở sau. Đầu dưới có mặt khớp ròng rọc để khớp với xương bánh chè, còn hai chùy khớp với đầu trên xương chày.

Dựa vào những đặc điểm trên xương nhận biết xương đùi bên trái hay bên phải như sau: đặt xương đứng thẳng, đầu tròn to phía trên, bờ có mấu động nhỏ hướng ra sau. Nếu đầu tròn to hướng bên trái là xương đùi chân phải và ngược lại.

c. Xương cẳng chân (Shark bone)

Gồm xương chày và xương mác. Xương chày: là xương dài, đầu trên to hơn đầu dưới, gồm có một thân và hai đầu.

47

Thân: phía trên có dạng tam giác, ở giữa dạng giống hình trụ, phía dưới có bốn cạnh. Mặt trong trên rộng hơn dưới là nơi bám của cơ nửa gân và cơ khép mỏng. Mặt ngoài lõm phía trên, phía dưới lồi nghiên về phía trước. Mặt sau phẳng, 1/3 phía trên là nơi bám cho cơ khoeo trong và cơ gấp ngón ngoài.

Đầu trên: có mặt khớp rộng hơn đầu dưới xương đùi, có hai gò: gò trong và gò ngoài. Gò trong và gò ngoài được tách rời bởi mấu liên gò (mấu giang lồi cầu). Gò ngoài là phần nhô ra ở cạnh ngoài khớp với đầu xương mác, làm chổ bám cho một phần cơ mác và cơ chày trước. Một xương vừng ở gân của cơ khoeo khớp với gò ngoài xương chày. Gò trong làm chổ bám cho cơ nửa màng. Mấu liên gò gồm hai u nhỏ, kéo dài, cao nhất và có một hố trung gian. Vùng trước liên gò là vùng lõm ở phía trước mấu và ở phần rộng giữa hai gò. Nó làm chổ bám cho phần trước sụn chêm và dây chằng chữ thập trước. Vùng sau liên gò chiếm một nơi tương tự ở phía sau mấu làm chổ bám cho phần sau sụn chêm và dây chằng chữ thập sau. Rãnh khoeo là phần sau vùng sau liên gò và nằm giữa hai gò. U chày là mõm bốn cạnh nằm ở mặt trước trên của xương chày. Cơ tứ đầu đùi, cơ nhị đầu đùi và cơ may bám vào u này bằng xương bánh chè và dây chằng bánh chè. Tiếp theo phía dưới u chày là cạnh trước xương chày, làm chổ bám toàn bộ hoặc một phần của các cơ sau: cơ nhị đầu đùi, cơ nửa gân, cơ khép mỏng và cơ may. Rãnh cơ duỗi là một rãnh nhỏ, phẳng nằm ở chổ nối của gò ngoài và u chày.

Đầu dưới: có một nhỉ chày là mặt khớp gồm hai rãnh nhận đỉnh ròng rọc xương sên. Phần trong đầu dưới xương chày là xương mắt cá trong. Mặt ngoài đầu dưới khớp với xương mác bằng một mặt khớp nhỏ. Nửa phần dưới xương chày không có cơ bám vào.

Xương mác: bị thoái hóa, thay vào đó là ta thấy sụn xương bám vào cạnh ngoài đầu trên của xương chày.

Dựa vào những đặc điểm trên xương, nhận biết xương cẳng chân bên trái hay bên phải như sau: đặt xương thẳng đứng, đầu trên to hơn, hướng u chày về phía trước. Nếu là xương cẳng chân bên trái thì sụn xương mác sẽ bám vào cạnh ngoài đầu trên (phía bên trái) của xương chày. Nếu là xương cẳng chân bên phải thì sụn xương mác sẽ bám vào cạnh ngoài đầu trên (phía bên phải) của xương chày.

d.Xương cườm chân (Tarsus)

Dê có 5 xương xếp thành 3 hàng. Hàng trên có xương gót là to và dài nhất.

48

e. Xương bàn chân (Metatarsus) và xương ngón chân (Digits)

Các xương bàn chân và xương ngón chân sau tương tự như các xương bàn chân và xương ngón chân ở chi trước.

49 Chương 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1Kết luận

Bộ xương dê là bộ mẫu xương có kích thước khá lớn.

Việc thực hiện tiêu bản bộ xương dê mất nhiều thời gian, đòi hỏi sự khéo tay và chăm chỉ.

Trong quá trình thực hiện bộ xương dê phải tuân thủ theo các bước tiến hành.

5.2Đề nghị

Hạn chế việc tháo rời các khớp xương, chỉ tháo một số khớp khi cần thiết.

Trong quá trình làm mẫu, khi nấu chín các đoạn xương để dễ ráp nối và có được mẫu đẹp mắt sau này, cần nẹp các khớp để cố định tạo dáng cho đẹp.

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lăng Ngọc Huỳnh. 2007. Bài giảng Cơ thể gia súc A. Bộ môn chăn nuôi. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ. Trang 1-18.

2. Nguyễn Đình Nhung, Nguyễn Minh Tâm. 2005. Giáo trình giải phẫu gia súc vật nuôi. NXB Hà nội. Trang 21-35.

3. Võ Văn Bé. 2009. Giáo trình thực tập Động vật 2. Khoa Khoa học Tự Nhiên. Trường Đại học Cần Thơ. Trang 3-5.

4. Clarence E., Hopkins, Sr., Thomas E. Hamm, Jr., CPT, VC., 1970, Atlas of goat antomy. Department of the Army, Edgewood Arsenal, Maryland, USA.

5. Evans, Howard E. - Miller's. 1993. Anatomy of the Dog. W.B. Saunders Company, Philadelphia, P.A.

Septimus Sisson, D.V.Sc., S.B., V.S.,. 1914, The Anatomy of the Domestic animals. W. B. Saunders company. Philadelphia and London. (144-160)

6. http://cal.vet.upenn.edu/ projects/grossanat/general/Goat%20Book/ 7. http://goat-link.com/content/view/13/#.UlelltITAco.

Một phần của tài liệu thực hiện tiêu bản và mô tả cơ thể học bộ xương dê (Trang 48)