Kết quả thực hiện tiêu bản

Một phần của tài liệu thực hiện tiêu bản và mô tả cơ thể học bộ xương dê (Trang 35)

Phương pháp làm tiêu bản được thực hiện theo các bước: tách thịt, chia bộ xương thành từng phần, làm sạch và ráp nối. Dê sau khi giết xong thì tiến hành tách thịt khỏi xương, đảm bảo xương không bị gãy hay mất trong quá trình tách. Sau đó chia bộ xương thành từng phần. Mẫu xương còn dính với nhau qua các khớp xương trừ những đoạn quá dài thì tháo khớp. Giữ lại một số khớp cần thiết để tiện cho việc ráp mẫu sau này. Bộ xương được chia thành các phần: đầu, các đốt sống cổ, các sống ngực và sườn, các đốt sống hông dính liền với các xương chậu và các đốt sông đuôi. Đối với các xương ống (xương cánh tay, xương đùi..) thì tiến hành khoan lỗ ở hai đầu. Sau đó các phần xương đem nấu khoảng một giờ. Tiếp theo là làm sạch. Cạo mẫu thật sạch, não cùng tủy sống được nạo lấy hết ra. Đối với những xương ống đã khoan lỗ ở hai đầu bơm nước oxy già vào một đầu lỗ khoang để rửa trôi phần tủy bên trong xương. Ngoài ra, để tránh sự hư thối mẫu xương được ngâm trong dung dịch formol 5%. Mẫu đã cạo sạch đem ngâm trong nước oxy già 5% khoảng một giờ để tẩy trắng xương, sau đó đem rửa bằng xà phòng để làm trôi hết mỡ, sau đó đem phơi khô. Và cuối cùng là ráp nối. Để có được một hình dạng tổng quát về bộ xương dê, các xương sau khi hoàn tấc các bước sẽ được dựng lên giá đỡ.

Sau khi thực hiện tiêu bản bộ xương, chúng tôi thu được kết quả:

Xương trục gồm có: xương đầu: gồm 6 xương vùng sọ, 11 xương vùng mặt; xương cột sống: gồm 7 đốt sống cổ, 14 đốt sống ngực, 6 đốt sống hông, 4 đốt sống khum và 12 đốt sống đuôi; xương sườn: 14 đôi và xương ức: 7 đốt.

Xương chi gồm có: Xương chi trước và xương chi sau. Xương chi trước gồm các xương: 2 xương bả vai, 2 cánh xương cánh tay, 2 xương cẳng tay, 12 xương cườm tay, 2 xương bàn tay và 4 xương ngón tay. Xương chi sau gồm: xương chậu: 2 xương, xương đùi: 2 xương, xương cẳng chân: 2 xương, xương cườm chân: 10 xương, 2 xương bàn chân và 4 xương ngón chân.

28

29

4.2Mô tả bộ xương dê

4.2.1Xương trục (Axial skeleton)

Xương trục gồm có: xương đầu, cột sống, xương sườn, xương ức. 4.2.1.1 Xương đầu

Nhìn mặt trên của xương đầu thấy hình dáng và vị trí của các xương như sau:

Hình 4.2 Xương đầu (nhìn từ mặt trên).

Xương trán, xương mũi, xương lệ và xương hàm trên tạo hình tam giác. Các xương đối xứng nhau qua một đường tiếp giáp giữa các xương hình thành ở giữa. Chiếm phần lớn diện tích ta nhìn thấy được là xương trán. Tiếp giáp phần sau xương trán là xương đỉnh tròn. Phía trước là tiếp giáp với hai xương mũi.

30

Xương mũi (Nasal bone): dài, thon, phần sau dẹp gồm hai mảnh xương mỏng làm thành trần của hốc mũi. Hai bên xương mũi nối với xương hàm trên và xương tiền hàm.

Xương hàm trên (Maxillary bone): là xương đôi, phía trên và trước tiếp giáp với xương tiền hàm và xương mũi, phía sau giáp xương lệ và xương gò má, phía dưới tiếp nhận răng hàm trên.

Xương liên hàm (Intermaxilla), còn là xương tiền hàm: xương đôi, nằm phía trước, có nhánh khớp với xương mũi tương đối dài nhưng không rộng.

Nhìn mặt bên của xương đầu thấy hình dáng và vị trí của các xương như sau:

Hình 4.3 Xương đầu (mặt bên).

Xương ót, hay còn gọi là xương chẩm (Occipital bone): chiếm phần sau và dưới của xương sọ, là xương dẹp, có một đôi xương bên, một xương trên chẩm và một xương góc chẩm. Phía trước phần trên xương chẩm tiếp giáp xương đỉnh, phần ngoài góc chẩm khớp với phần nhĩ và phần đái của xương thái dương. Cạnh xương trên chẩm có mào ót là chổ bám của dây chằng cổ.

Xương đỉnh (Parietal bone): nằm phía trên xương thái dương, trước xương chẩm và sau xương trán.

31

Xương trán (Frontal bone): nằm trước xương đỉnh, sau xương hàm trên, xương mũi và xương lệ, trên xương khẩu cái và xương bướm. Mõm sừng nằm ngay trên ổ mắt.

Xương thái dương (Temporale bone): là xương đôi, nằm ở hai bên sọ gồm 3 phần: mảnh trai, mảnh nhỉ và mảnh đá. Xương thái dương nằm phía trước xương chẩm, dưới xương trán và sau xương bướm.

Xương bướm (Sphenoid bone): phía trước khớp với xương khẩu cái, phía sau khớp với xương thái dương, trên khớp với xương đỉnh và xương trán. Xương bướm có ba lỗ nằm ở sau ổ mắt (từ trước ra sau) là ống mắt, lỗ nhãn và lỗ cánh trước. Ống mắt xuyên qua xương trước bướm, có dây thần kinh mắt đi qua. Lỗ cánh trước xuyên qua xương góc bướm, có động mạch hàm trên và dây thần kinh hàm trên đi qua. Lỗ nhãn tiếp giáp giữa phần sau xương góc bướm và trước bướm. Có cơ đảo mắt, cơ giạng, dây thần kinh mắt và một vài mạch xuyên qua.

Xương cánh (Pterygoid bone): là mấu nhỏ dưới xương khẩu cái và xương bướm.

Xương khẩu cái (Palatine bone): phía sau giáp với xương bướm, phía trước giáp với xương gò má, phía trên giáp với xương trán, góc sau phía dưới xương khẩu cái giáp với xương cánh.

Xương lệ (Lacrimal bone): là xương nhỏ ở trước hố mắt, phần lớn phủ lên xương hàm trên và xương gò má.

Xương hàm trên (Maxillary bone): là xương lớn nhất vùng mặt, phía trên và trước tiếp giáp với xương liên hàm và xương mũi, phía sau giáp với xương lệ và xương gò má, phía dưới tiếp nhận răng hàm trên.

Xương mũi (Nasal bone): ở phía trước và dưới xương của xương trán, phía trên xương hàm trên.

Xương liên hàm (Intermaxilla), còn gọi là xương tiền hàm nằm phía trước xương hàm trên.

32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn mặt dưới của xương đầu thấy hình dáng và vị trí của các xương như sau:

Hình 4.4 Xương đầu (mặt dưới).

Xương ót, còn gọi xương chẩm (Occipital bone): chiếm phần sau và dưới của xương sọ. Phần ngoài góc chẩm khớp với phần nhĩ và phần đái của xương thái xương và phần bụng khớp với thân xương bướm. Ngay đường gấp góc của phần trên xương trên chẩm và góc chẩm có lỗ chẩm rộng là não thông với tủy sống. Giới hạn bên lỗ chẩm rộng là hai lồi cầu chẩm để khớp với đốt atlas. Bên cạnh lồi cầu chẩm có mõm trâm hướng xuống dưới.

Xương thái dương (Temporale bone): tiếp giáp với mặt ngoài của xương chẩm, sau xương bướm và xương gò má. Mảnh trai: cong như vỏ trai, phần mảnh trai bao lấy xung quanh hố thái dương. Mặt ngoài có mõm gò má hướng về phía trước tiếp với mào gò má tạo thành cung gò má. Mõm gò má của cung thái dương là một mảnh xương kéo dài về phía trước để khớp với xương gò má. Phía dưới mõm này là mặt khớp với xương hàm dưới. Mảnh nhĩ: bị một phần mảnh trai che phủ chỉ có ống tai ngoài và mõm chủm lồi ra ngoài. Ống tai ngoài là ống lớn mở ra hai bên đầu. Sau ống này mõm chũm (mõm nhũ). Dưới mõm chũm có lỗ châm chũm là đường đi của dây thần kinh mặt. Phía trong và dưới có bóng nhỉ. Lỗ rách (lỗ xẻ) nằm ở bờ trước trong của bóng nhỉ.

33

Mảnh đá: rắn, là phần nhỏ có thể nhìn thấy ở mặt trong sọ, chứa các cơ quan của tai trong và có dây thần kinh VIII đi qua.

Xương bướm (Sphenoid bone): nằm ở đáy sọ, gồm một thân ở giữa, hai xương cánh nằm ở hai bên thân. Xương bướm có ba lỗ nằm ở sau ổ mắt (từ trước ra sau) là ống mắt, lỗ nhãn và lỗ cánh trước.

Xương cánh (Pterygoid bone): có phía mỏng, nhỏ, nằm ở hai bên cửa họng bẻ cong ra ngoài có dạng tứ giác ngắn và rộng. Khớp với thân của hai xương: xương trước bướm và xương góc bướm và có một phần khớp với xương khẩu cái.

Xương gò má (Zygomaticum bone): dẹp, hướng ra ngoài, phía sau xương hàm trên, phía trước xương thái dương.

Xương khẩu cái (Palatine bone): phía trước và ngoài xương khẩu cái khớp với xương hàm trên, phía sau khớp với xương cánh. Lỗ khẩu cái lớn nằm ở phía trong khoảng răng hàm thứ 4, phía sau lỗ khẩu cái nhỏ. Động mạch, tĩnh mạch và dây thần kinh khẩu cái lớn xuyên qua lỗ này.

Xương hàm trên (Maxillary bone): phía trước giáp với xương liên hàm, phía sau giáp với xương khẩu cái. Xung quanh mặt dưới xương hàm trên có răng hàm trên gắn vào.

Xương liên hàm (Intermaxillary bone) hay còn gọi là xương tiền hàm (Premaxillary): nằm ở phía trước hàm trên, thân là phần trước có 3 lỗ chân răng cửa, mặt dưới xương liên hàm có khe khẩu cái đối xứng nhau.

Xương hàm dưới (Mandible): Nhìn mặt bên của xương hàm dưới thấy hình dáng và vị trí của xương hàm dưới như sau: xương hàm dưới gồm có một thân và một nhánh. Thân là phần trước của xương, mặt trong hơi lõm, mặt ngoài có 3 lỗ cằm, cạnh bên của thân là nơi các răng hàm dưới gắn vào. Nhánh xương là phần thẳng đứng, mặt trong có lỗ hàm dưới, mặt ngoài có hố cơ hàm dạng hình tam giác. Nửa phần lưng của nhánh xương là mõm vẹt, phía dưới là mõm lồi cầu gắn vào khớp với xương thái dương.

Nhìn mặt trên của xương hàm dưới thấy hình dáng và vị trí của xương hàm dưới như sau: xương hàm gồm hai nhánh đối xứng dính nhau ở phía trước tại khớp hàn hàm dưới tạo thành chữ tạo thành hình chữ V. Mỗi xương gồm có một thân và một nhánh.

34

4.2.1.2 Cột sống (Vetebal column)

Cột sống là trục chính của bộ xương do nhiều đốt sống xếp nối tiếp nhau và nối với nhau bằng những đĩa sụn liên tiếp. Cột sống được chia làm năm vùng: các đốt sống cổ, đốt sống ngực, đốt sống hông, đốt sống khum và đốt sống đuôi. Các đốt sống mỗi vùng có đặc điểm khác nhau, tuy nhiên chúng có tính chất chung của đốt sống. Cấu tạo của một đốt sống: gồm có thân, cung và các mõm.

Đốt cổ (Cervical vertebrae): gồm 7 đốt sống cổ.

Nhìn mặt trên của các sống cổ thấy hình dáng và vị trí của các đốt cổ như sau: Đốt cổ đầu tiên là đốt Atlas có hai cánh rộng và dài. Cánh là biến dạng của mõm ngang, mỗi bên có hai lỗ: lỗ trước là lỗ liên sống, lỗ sau là lỗ ngang. Đốt cổ thứ 2 là đốt Axis, là đốt sống cổ dài nhất, mõm ngang ngắn. Đốt cổ 3,4,5,6: các đốt sống cổ ngắn dần. Đốt sống cổ thứ 7: là đốt sống cổ cuối cùng, mõm ngang ngắn nhỏ, phía sau hai bên thân có hố khớp sườn để khớp với xương sườn đầu tiên.

Nhìn mặt bên của các đốt sống cổ thấy hình dáng và vị trí của các đốt sống cổ như sau: Đốt Atlas: không thân, do gai cung tạo thành, không có mõm gai chỉ có u lưng. Phía trước diện khớp lõm, tiếp nhận lồi cầu chẩm. Phía sau mặt khớp hình yên ngựa để khớp với mõm răng của đốt Axis. Đốt cổ thứ 2 là đốt Axis, là đốt dài nhất trong 7 đốt sống cổ, ở phía trước thân có mõm răng dài nhô ra, mõm gai phát triển và cao nhất trong các đốt còn lại. Đốt sống cổ 3, 4, 5, 6, 7 càng về sau các đốt càng ngắn, mõm gai càng cao dần về phía sau.

35

Hình 4.5 Đốt Atlas

36

Đốt sống ngực (Thoracic vertebrae): có 14 đốt sống ngực.

Hình 4.7 Các đốt sống ngực (mặt bên)

Nhìn mặt bên của các đốt sống ngực thấy hình dáng và vị trí của các đốt sống ngực như sau: các đốt sống ngực có thân ngắn hơn so với các đốt sống cổ. Mõm gai cao và thấp dần về phía sau, mõm ngang tròn, từ đốt 10 trở ra trước thì mõm gai hướng về sau còn đốt 11, 12, 13, 14 thì mõm gai thẳng đứng. Riêng đốt sống ngực cuối cùng (đốt 14) không có hố khớp sau.

Nhìn mặt trên của các đốt sống ngực thấy hình dáng và vị trí của các đốt sống ngực như sau: mõm ngang ngắn nhỏ, các mõm gai tạo thành đường thẳng đứt khúc.

37

Đốt sống hông (Lumbar vertebrae): gồm 6 đốt sống hông.

Hình 4.8 Các đốt sống hông (mặt trên) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn mặt trên của các đốt sống hông thấy hình dáng và vị trí của các sống như sau: các đốt sống hông có mõm ngang dài đâm ra hai bên và hơi cong về phía trước như cánh máy bay. Ta thấy mõm ngang càng phát triển từ đốt 1 đến đốt thứ 4 (mõm ngang đốt 4 dài nhất), đốt 5 và 6 ngắn dần. Phía sau mặt khớp khi khớp thì chúng lồng nhau. Còn các mõm gai ta chỉ thấy như một đường thẳng đứt khúc.

Nhìn mặt bên của các đốt sông hông thấy hình dáng và vị trí của các đốt hông như sau: các đốt sống hông có thân dài hơn đốt sống ngực, mõm gai cao ngang với đốt sống ngực cuối cùng.

Đốt sống khum (Sacrum vertebrae): có 4 đốt sống khum dính chặt nhau.

Nhìn mặt trên của các đốt sống khum ta thấy hình dáng của các đốt sống khum: mặt lưng phát sinh hai lỗ lưng khum là lối đi của nhánh lưng của dây thần kinh gai khum. Đáy khum: là phần trước xương khum. Chính giữa có lỗ trước của ống tủy khum. Hai bên đáy là cánh khum, mỗi cánh có mặt nhĩ khớp với mặt nhĩ của xương cánh chậu tạo thành khớp khum chậu. Đỉnh khum: là đầu sau của xương khum có mặt khớp với xương đuôi và các lỗ sau tủy khum.

38

Nhìn mặt bên của các đốt sống khum thấy hình dáng và vị trí của các đốt sống khum: các đốt sống khum có mõm gai dính chặc với nhau, thân của đốt sống khum đầu tiên lớn hơn hai đốt sống khum còn lại liên liên kết lại. Mào giữa khum là sự kết hợp của các mõm gai. Ở cánh khum có mặt nhĩ khớp với mặt nhĩ của xương cánh chậu tạo thành khớp khum chậu.

Nhìn mặt bụng của các đốt sống khum thấy hình dáng và vị trí của các đốt sống khum: mặt bụng của các đốt sống khum lõm, có hai cặp lỗ khum chậu, là lối đi nhánh bụng của hai dây thần kinh gai khum đầu tiên. Phần bụng của đáy khum có đỉnh ngang gọi là u khum.

Đốt sống đuôi (Caudal vertebrae): có 12 đốt sống đuôi. Các đốt ngắn và nhỏ dần.

4.2.1.3 Xương sườn (Ribs)

Xương sườn có số lượng đôi sườn tương ứng với các đốt sống ngực. Có 14 đôi xương sườn tương ứng với 14 đốt sống ngực. Các xương sườn cong và hơi tròn. Mỗi xương sườn gồm hai phần chính: phần trên là xương và phần dưới là sụn sườn.

Phần trên nối với các đốt sống ngực. Mỗi sườn đầu trên có một đầu sườn, một cổ sườn và một củ sườn. Đầu sườn khớp với hố khớp sườn của các đốt sống ngực. Củ sườn khớp với mặt khớp mõm ngang, giữa đầu sườn và củ sườn là cổ sườn.

Phần dưới là sụn sườn gắn với xương ức hoặc có một số không gắn vào xương ức mà chúng làm thành vòm cung. Có 8 xương sườn gắn vào ức được gọi là sườn thật. Có 5 xương sườn không gắn vào xương ức gọi là sườn giả, trong đó sườn cuối không gắn vào sườn phía trước gọi sườn trôi. Giữa các sườn là một khoảng liên sườn.

Từ xương sườn thứ nhất đến xương sườn thứ 9 thì chiều dài phần xương sườn tăng dần, còn từ xương sườn thứ 9 trở đi thì ngắn dần. Trong khi đó phần sụn có chiều dài tăng dần từ trước đến sau.

39

Hình 4.9 Các đốt xương vùng ngực 4.2.1.4 Xương ức (Sternum)

Xương ức nằm giữa và dưới lồng ngực, chổ tựa cho các sụn sườn. Thân xương ức tròn, hai bên dẹp. Xương ức gồm 7 đốt xương ức. Đốt đầu tiên gọi cán ức. Đốt ức cuối cùng gọi là mõm kiếm, phía sau mõm kiếm có sụn mõm kiếm. Cán ức là đốt đầu tiên, giới hạn bởi phần dưới cửa trước lồng ngực, tiếp nhận hai sườn đầu tiên. Thân xương ức: là các đốt ức giữa. Sụn mõm kiếm: là phiến mõng nằm phía dưới cửa sau lồng ngực. Các sụn sườn gắn vào sụn liên ức, là phần sụn liên kết giữa các đốt xương ức.

40

4.2.2Xương chi (Forelimb, Thoracic limb) Xương chi bao gồm chi trước và chi sau: Xương chi bao gồm chi trước và chi sau: 4.2.2.1 Xương chi trước

Xương chân trước bao gồm xương bả vai, xương cánh tay, xương cẳng tay, xương cườm tay, xương bàn tay và xương ngón tay.

Một phần của tài liệu thực hiện tiêu bản và mô tả cơ thể học bộ xương dê (Trang 35)