Theo Nguyễn Đình Nhung, 2005. Xương chân sau gồm có: Xương chậu, đùi, cẳng chân, cổ chân, bàn chân và ngón chân được mô tả về hình dạng và vị trí như sau:
a.Đai chậu (Os coxae)
Hình 2.17 Xương chậu dê (mặt bên). (nguồn từ: The Anatomy of the Domestic animals)
Gồm 2 xương chậu phải, trái khớp với nhau tại khớp hàn háng. Xương chậu là một xương dẹp, gồm 3 xương dính lại với nhau lúc sinh vật còn non, đó là xương cánh chậu (xương hông), xương ngồi và xương háng, ba xương hội tụ lại ở hố ổ cối, là chỗ khớp với đầu xương đùi.
Hai xương chậu khớp với nhau ở phía dưới tại khớp với hàng háng và phía trên khớp với xương khum tạo nên xoang chậu, là nơi chứa các cơ quan trọng yếu của bộ máy tiếc niệu, sinh dục và tiêu hóa.
Xương cánh chậu (Ilium) là một xương dẹp, có 2 mặt, 3 cạnh. Chiếm từ 1/2 đến 3/5 xương chậu, được chia làm hai phần. Phần trước rộng có mặt bên lõm gọi là cánh và phần sau hẹp gọi là thân. Cạnh trước gọi là mào cánh chậu. Mào cánh chậu nối với cạnh bụng tại góc hông là nơi bám của cơ may gọi là gai cánh chậu trước bụng. Cạnh lưng thì rộng và chắc đặc, nó khớp với mào cánh chậu tại góc mông gọi là gai cánh chậu trước lưng. Nữa phần sau của cạnh lưng hơi lõm gọi là mẻ hông lớn và tạo nên gai ngồi ở phần lưng ổ cối.
Xương ngồi (Ischium) gồm có u, thân và nhánh, ở phần sau của xương chậu. U ngồi có mép sau ngoài dầy. Góc ngoài của u rộng có dạng móc câu. Mặt bụng là cơ bám của cơ nhị đầu đùi. Mặt bụng ngoài có phần sau rộng là cơ bám của cơ bịt ngoài và cơ khép. Mặt lưng là cơ bám của cơ bịt trong. Gai
21
ngồi là một mào kéo dài từ xương cạnh chậu đến phần sau xương ngồi. Là nơi chia cắt giữa mẽ hông lớn và mẽ hông nhỏ.
Xương háng (Pubis) ở phía trước phần dưới xoang chậu cùng với xương ngồi bao quanh lỗ bịt gồm có thân và hai nhánh. Thân nằm ở phía trước lỗ bịt. Nhánh trước kéo dài từ thân xương cánh chậu và gắn vào ổ cối. Nhánh sau hòa lẫn với xương ngồi ở phần giữa khớp chậu. Gò hông háng nhô ra từ cạnh trước của nhánh trước xương háng là nơi bám của cơ lược.
Ổ cối là xoang nhận đầu của xương đùi. Nó có một khớp hình bán nguyệt và được tạo thành từ một phần xương cánh chậu, xương ngồi và xương háng. Lỗ bịt được đóng kín bởi màng cơ bịt và màng ngoài này sẽ phân chia cơ bịt trong và cơ bịt ngoài.
b.Xương đùi (Femur)
Là xương dài với thân hình trụ và hai đầu mở rộng. Thân có mặt trước lồi mỏng, phẳng, mặt sau gồ ghề, có ranh giới được tạo bởi mép trong và mép ngoài. Phần trên của mép trong ở mấu động nhỏ và phần dưới ở u trên lồi cầu trong, là nơi bám của gân cơ lược.
Đầu trên có cạnh giữa phẳng gần đầu bán cầu (chỏm khớp lồi cầu) là nơi bám của phần cơ lớn thuộc cơ tứ đầu đùi, trên đầu gần phần giữa ở mép sau trong có hố đầu đùi, là nơi dây chằn đầu đùi bám vào. Chỗ gắn giữa đầu với phần trong gọi là cổ. Mấu động lớn là mấu lớn nhất của đầu trên, nằm ở phần ngoài đầu đùi, là nơi bám của cơ mông giữa và cơ mông sau. Hố mấu động là một hố sâu ở trong mấu động lớn. Cơ bịt trong và cơ bịt ngoài bám vào hố này. Mấu động nhỏ có dạng hình chóp nhô ra ở cạnh trong của thân xương đùi, nó là nơi bám của cơ hông chậu. Mào liên mấu kéo dài từ đỉnh mấu động lớn đến mấu động nhỏ, là nơi bám của cơ vuông đùi. Mấu động ba thường kém phát triển, nằm ở phần đáy của mấu động lớn, là một vùng nhỏ gồ ghề, là nơi bám của bề mặt cơ mông. Mấu động 3 và mấu động nhỏ nằm tương ứng cùng mặt phẳng ngang.
Đầu dưới xương đùi có một vài mặt khớp. Ròng rọc là rãnh phẳng nằm ở phần trước sau của xương khớp với xương bánh chè và kéo dài đến hố liên cầu. Mép ròng rọc trong dày hơn mép ròng rọc ngoài. Phần sau đầu dưới là hai lồi cầu: lồi cầu trong và lồi cầu ngoài. Chúng cách nhau bởi hố liên cầu sâu và rộng. Phía trên hai lồi cầu là hai xương vừng. Mặt khoeo thì rộng, dẹt, có vùng tam giác ở mặt sau từ phía trên đầu dưới đến lồi cầu và hố liên cầu. Phía trên cạnh sắc mặt khoeo là u trên lồi cầu trong và ngoài, là nơi bám của cơ bắp chân. Lồi cầu trên trong và ngoài là vùng gồ ghề ở mỗi cạnh ở phía trên lồi cầu. Nó là nơi bám của dây chằng bên của khuỷ chân sau. Lồi cầu trên trong
22
nơi bám của cơ nửa màng. Lồi cầu trên ngoài cũng nhô lên từ vùng khoeo. Hố cơ duỗi nhỏ nằm ở lồi cầu trên ngoài ở chổ khớp của lồi cầu ngoài và mép ngoài của ròng rọc, là nơi bám của cơ duỗi ngón.
Hình 2.18 Xương đùi dê (chân trái)
(Clarence E. hopkins, Sr, Thomas E. Hamm, Jr, CPT, Vc, Gry L. Leppart, 1970)
c. Xương cẳng chân
Gồm hai xương: xương chày và xương mác. Xương chày (Tibia) hơi cong, phía trên khớp với đầu dưới xương đùi, phía dưới khớp với xương bàn chân. Xương mác (Fibula) ở dê xương mác bị thoái hóa và được thay bằng một mấu sụn gân nhỏ ngắn.
23
Hình 2.19 Xương cẳng chân dê (chân trái)
(Clarence E. hopkins, Sr, Thomas E. Hamm, Jr, CPT, Vc, Gry L. Leppart, 1970)
d.Xương cườm chân (Tarsus)
Có 5 xương xếp thành 3 hàng. Hàng trên có xương gót ở sau và xương sên ở trước. Hàng giữa có xương hộp ở ngoài xương ghe ở trong. Hàng dưới: xương chêm bé và xương chêm lớn hợp lại thành một.
e. Xương bàn chân (Metatarsus) và xương ngón chân (Digits)
Các xương bàn chân và xương ngón chân chi sau tương tự như các xương bàn chân và xương ngón chân ở chi trước.
24
Hình 2.20 Các xương chi sau (bên trái)
(http://cal.vet.upenn.edu/projects/grossanat/general/Goat%20Book/gengoatme nu.htm)
25 Chương 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1Phương tiện 3.1.1Mẫu vật