Thiết lập cơ sở dữ liệu các nhân tố sinh thái liên quan đến phân bố và tá

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài Pơ mu tại vườn quốc gia Chưyangsin, tỉnh Đắc lắc (Trang 87 - 90)

đến phân bố và tái sinh Pơ Mu trong GIS:

Trên cơ sở dữ liệu các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến mật độ phân bố Pơmu, ứng dụng GIS để quản lý lưu giữ, cập nhật cũng như xây dựng các bản đồ chuyên đề phục vụ cho công tác giám sát bảo tồn loài.

Trong phần mềm Mapinfo, trên cơ sở các điểm quan sát, thu thập dữ liệu trên thực địa, lập các trường (field) chính như: Đối tượng giám sát bao gồm: mật độ phân bố cây Pơ Mu , mật độ tái sinh Pơ Mu ; các nhân tố sinh thái, nhân tác: Kiểu rừng, trạng thái, diện tích, trữ lượng, tổng diện ngang (G), mật độ che phủ thảm thực bì, độ dốc, hướng phơi, màu sắc đất...

Từ đây xây dựng được các lớp dữ liệu để giám sát bảo tồn loài, bao gồm: - Các lớp dữ liệu cơ bản như: Địa hình, giao thông, sông, suối, tiểu khu… - Lớp dữ liệu phân bố Pơ Mu và các nhân tố sinh thái, nhân tác ảnh hưởng, bao gồm: Tuyến điều tra (tuyendieutra), điểm quan sát, mật độ (Npomu), mật độ tái sinh Pơ Mu (Ntspomu), trạng thái rừng, nhân tố sinh thái; hệ thống các nhân tố bao gồm các trường chính: Kiểu rừng, trạng thái, các nhân tố điều tra lâm phần cơ bản như: Tiết diện ngang (G), độ tàn che (DTC), mức độ tác động (mucdotacdong), số tầng rừng, ưu hợp, màu sắc đất...

Cơ sở dữ liệu trong GIS về Pơ Mu sẽ phục vụ cho:

- Tổ chức giám sát tình hình sinh trưởng phát triển Pơ Mu : Trên cơ sở tọa độ các tuyến điều tra, điểm điều tra đã xác định tọa độ, có thể tiến hành điều tra giám sát lặp lại dễ dàng, thuận tiện.

- Cập nhật dữ liệu về biến động cá thể và quần thể Pơ Mu : Tại các điểm khảo sát, định kỳ thu thập dữ liệu sinh trưởng, tái sinh Pơ Mu và cập nhật trong lớp dữ liệu Mapinfo sẽ có được cơ sở dữ liệu động về tình hình bảo tồn và phát triển Pơ Mu trong vườn và hệ thống các nhân tố sinh thái liên quan, ảnh hưởng.

- Theo dỏi sự tác động đến loài, phục vụ bảo vệ loài: Trong lớp dữ liệu có một trường là “Mức độ tác động” được đánh giá trong năm 2010 về khả năng và mức độ tác động đến loài. Tiếp tục theo dỏi tại các vị trí này để cho thấy biến động của các tác động bên ngoài đến bảo tồn loài.

- Tạo lập các bản đồ chuyên đề để giám sát bảo tồn như: Bản đồ mật độ phân bố Pơ Mu theo các nhân tố sinh thái; bản đồ mức độ tác động Pơ Mu ở các khu vực khác nhau trong vườn. Đây là cơ sở quan trọng trong bảo vệ và bảo tồn loài quý hiếm, đang bị áp lực tác động rất lớn.

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài Pơ mu tại vườn quốc gia Chưyangsin, tỉnh Đắc lắc (Trang 87 - 90)