PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ sinh dục là cơ quan duy trì nòi giống. Ở cơ quan sinh dục trong của động vật hữu nhũ cái gồm: buồng trứng (noãn sào), ống dẫn trứng , tử cung, âm đạo. Trong các cấu trúc này, buồng trứng là tổ chức sản sinh ra giao tử cái, phát triển thành cơ thể sống khi chúng được thụ tinh, đồng thời đây cũng là nơi sản xuất hormon sinh dục. Xuất phát từ những nhu cầu: Tìm hiểu cấu trúc mô học của buồng trứng nhằm cung cấp kiến thức cơ sở cho môn sinh lý động vật và nguời, ứng dụng trong các biện pháp kế hoạch hoá gia đình. Thực tế giảng dạy thực tập giải phẫu cần một lượng mẫu hiển vi mới nhằm thay thế nguồn mẫu hiển vi cũ đã bị xuống cấp (do SV Nguyễn Thị Diệu Linh thực hiện năm 1981). Chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực hiện tiêu bản hiển vi cố định noãn sào chuột đồng (Rattus.sp)” nhằm: Xác định thời lượng chính xác để thực hiện tiêu bản hiển vi cố định chuột đồng (Rattus.sp). Sản xuất ra 100 tiêu bản cố định và 2 mẫu ngâm noãn sào định vị trong cơ thể chuột đồng (Rattus.sp). PHẦN II : LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1. KỸ THUẬT: Thực hiện theo phương pháp tiêu bản cắt lát. Mẫu thực hiện theo phương pháp này qua nhiều giai đoạn phức tạp và có thêm một số thao tác phụ nếu như trong mỗi giai đoạn chính chưa đạt được tính chất mong muốn. Tóm lược qui trình như sau: định hình khử nước tẩm parafin đúc khuôn cắt mẫu tải mẫu lên lame nhuộm kép bằng Hematoxyline Eosin khử nước làm trong mẫu và cố định mẫu trong Baume Canada. 1.1. Cố định: Nguyên tắc chung: Mẫu vật phải được cố định ngay sau khi lấy. Không được làm dập nát mẫu. Không được cắt quá dày. Không để một mặt mẫu dính vào lọ đựng. Dung dịch cố định cần thiết phải: + Đúng nồng độ. + Thể tích dung dịch cố định gấp từ 30 60 lần thể tích mẫu. Thời gian cố định thích hợp: nếu mẫu dày tối đa 5mm cố định từ 24 48 giờ. Dung dịch cố định Bouin: chứa acid piric, acid acetic và formol. Nếu không rửa mẫu cố định bằng vòi nước chảy thì thay dung dịch cố định bằng cồn 950 ít nhất 2 lần. 1.2. Khử nước: Quy trình khử nước thông thường chung cho mỗi loại mẫu (thời gian khử nước có thể gia giảm tuỳ theo kích cỡ mẫu, điều kiện của từng phòng thí nghiệm) Cồn II (cồn tuyệt đối sử dụng 2 lần) 4 giờ Cồn I (cồn tuyệt đối sử dụng 1 lần) 4 giờ Cồn tuyệt đối. 6 giờ Cồn tuyệt đối. 6 giờ 1.3. Tẩm parafin: Tẩm dung môi trung gian của parafin (khử cồn) Dung môi trung gian của parafin thường dùng nhất là tôluen và xylen. Ngoài ra còn có nhiều chất có đặc tính khử cồn hoà tan parafin như benzen, étxăng bách hương, butanol, sunfuacacbon ... Những chất sau chỉ dùng hạn chế: ví dụ như étxăng bách hương dùng cho kỹ thuật xét nghiệm ty lạp thể, butanol dùng cho tổ chức hạch. Để khử hết cồn dùng: Xylen (hay xylol) II (đã sử dụng 2 lần) Xylen I (đã sử dụng 1 lần) Xylen nguyên chất. Thời gian khử cồn tối đa là 24 giờ, mẫu ngâm lâu quá sẽ cứng và dễ vỡ. Tẩm parafin (khử xylen): Trước hết cần chọn loại parafin tốt và thích hợp. Parafin chỉ có thể ngấm vào mẫu và loại xylen ra khi nó ở trạng thái lỏng, tẩm parafin chỉ thực hiện đầy đủ khi dung môi trung gian đã bị loại hoàn toàn. Người ta khử dung môi trung gian bằng cách chuyển mẫu lần lượt vào những lọ có parafin ngày càng tinh khiết. Để tiết kiệm hoá chất và thời gian, trên thực tế chỉ cần 3 lần tẩm là đủ. Parafin I (đã sử dụng 2 lần). 6 giờ Parafin II (đã sử dụng 1 lần). 6 giờ Parafin III (nguyên chất). 12 giờ Loại parafin I và II có thể dùng nhiều lần hơn qui định. Loại parafin III phải đảm bảo nguyên chất vì chính nó sẽ dùng đ
GVHD: ThS. Dương Thị Huỳnh Hoa LVTN - Nguyễn Thị Phương Đài PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ sinh dục là cơ quan duy trì nòi giống. Ở cơ quan sinh dục trong của động vật hữu nhũ cái gồm: buồng trứng (noãn sào), ống dẫn trứng , tử cung, âm đạo. Trong các cấu trúc này, buồng trứng là tổ chức sản sinh ra giao tử cái, phát triển thành cơ thể sống khi chúng được thụ tinh, đồng thời đây cũng là nơi sản xuất hormon sinh dục. Xuất phát từ những nhu cầu: + Tìm hiểu cấu trúc mô học của buồng trứng nhằm cung cấp kiến thức cơ sở cho môn sinh lý động vật và nguời, ứng dụng trong các biện pháp kế hoạch hoá gia đình. + Thực tế giảng dạy thực tập giải phẫu cần một lượng mẫu hiển vi mới nhằm thay thế nguồn mẫu hiển vi cũ đã bị xuống cấp (do SV Nguyễn Thị Diệu Linh thực hiện năm 1981). Chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực hiện tiêu bản hiển vi cố định noãn sào chuột đồng (Rattus.sp)” nhằm: + Xác định thời lượng chính xác để thực hiện tiêu bản hiển vi cố định chuột đồng (Rattus.sp). + Sản xuất ra 100 tiêu bản cố định và 2 mẫu ngâm noãn sào định vị trong cơ thể chuột đồng (Rattus.sp). Trang 1 GVHD: ThS. Dương Thị Huỳnh Hoa LVTN - Nguyễn Thị Phương Đài PHẦN II : LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1. KỸ THUẬT: Thực hiện theo phương pháp tiêu bản cắt lát. Mẫu thực hiện theo phương pháp này qua nhiều giai đoạn phức tạp và có thêm một số thao tác phụ nếu như trong mỗi giai đoạn chính chưa đạt được tính chất mong muốn. Tóm lược qui trình như sau: định hình - khử nước - tẩm parafin - đúc khuôn - cắt mẫu - tải mẫu lên lame - nhuộm kép bằng Hematoxyline & Eosin - khử nước - làm trong mẫu và cố định mẫu trong Baume Canada. 1.1. Cố định: Nguyên tắc chung: - Mẫu vật phải được cố định ngay sau khi lấy. - Không được làm dập nát mẫu. - Không được cắt quá dày. - Không để một mặt mẫu dính vào lọ đựng. - Dung dịch cố định cần thiết phải: + Đúng nồng độ. + Thể tích dung dịch cố định gấp từ 30 - 60 lần thể tích mẫu. - Thời gian cố định thích hợp: nếu mẫu dày tối đa 5mm cố định từ 24 - 48 giờ. - Dung dịch cố định Bouin: chứa acid piric, acid acetic và formol. - Nếu không rửa mẫu cố định bằng vòi nước chảy thì thay dung dịch cố định bằng cồn 95 0 ít nhất 2 lần. 1.2. Khử nước: Quy trình khử nước thông thường chung cho mỗi loại mẫu (thời gian khử nước có thể gia giảm tuỳ theo kích cỡ mẫu, điều kiện của từng phòng thí nghiệm) - Cồn II (cồn tuyệt đối sử dụng 2 lần) 4 giờ - Cồn I (cồn tuyệt đối sử dụng 1 lần) 4 giờ - Cồn tuyệt đối. 6 giờ - Cồn tuyệt đối. 6 giờ 1.3. Tẩm parafin: - Tẩm dung môi trung gian của parafin (khử cồn) Dung môi trung gian của parafin thường dùng nhất là tôluen và xylen. Ngoài ra còn có nhiều chất có đặc tính khử cồn hoà tan parafin như benzen, ét-xăng bách hương, butanol, sunfuacacbon Những chất sau chỉ dùng hạn chế: ví dụ như ét-xăng bách hương dùng cho kỹ thuật xét nghiệm ty lạp thể, butanol dùng cho tổ chức hạch. Để khử hết cồn dùng: - Xylen (hay xylol) II (đã sử dụng 2 lần) Trang 2 GVHD: ThS. Dương Thị Huỳnh Hoa LVTN - Nguyễn Thị Phương Đài - Xylen I (đã sử dụng 1 lần) - Xylen nguyên chất. Thời gian khử cồn tối đa là 24 giờ, mẫu ngâm lâu quá sẽ cứng và dễ vỡ. - Tẩm parafin (khử xylen): Trước hết cần chọn loại parafin tốt và thích hợp. Parafin chỉ có thể ngấm vào mẫu và loại xylen ra khi nó ở trạng thái lỏng, tẩm parafin chỉ thực hiện đầy đủ khi dung môi trung gian đã bị loại hoàn toàn. Người ta khử dung môi trung gian bằng cách chuyển mẫu lần lượt vào những lọ có parafin ngày càng tinh khiết. Để tiết kiệm hoá chất và thời gian, trên thực tế chỉ cần 3 lần tẩm là đủ. - Parafin I (đã sử dụng 2 lần). 6 giờ - Parafin II (đã sử dụng 1 lần). 6 giờ - Parafin III (nguyên chất). 12 giờ Loại parafin I và II có thể dùng nhiều lần hơn qui định. Loại parafin III phải đảm bảo nguyên chất vì chính nó sẽ dùng để đúc khuôn. Nói chung, thời gian tẩm lâu hay mau là tuỳ vào kích thước và tính chất của mẫu: nếu mẫu nhỏ và cấu trúc mô lỏng lẻo thì tẩm vài giờ, nếu mẫu to và cứng thì tẩm từ 24 - 36 giờ. 1.4. Đúc khuôn: Người ta đổ vào khuôn chất parafin lỏng đã lọc từ trước (parafin ở lần chuyển thứ 3, nghĩa là parafin hoàn toàn mới). Nhúng ngay mẫu vào chất parafin đang lỏng này. Dùng kẹp hay kiềm đã đun nóng để định hướng mẫu theo ý muốn. Sau vài phút parafin sẽ đông đặc lại và giữ mẫu ở nguyên vị trí. Khi lớp vỏ ngoài parafin đã đủ cứng, nhúng cả khuôn vào trong bát đựng đầy nước lạnh và chú ý đừng làm rạn, vỡ màng mỏng parafin bên trên. Khoảng 20 - 30 phút sau, parafin sẽ cứng và thuần nhất toàn bộ. Cần tránh làm lạnh ngay khi parafin còn lỏng, không được cắt lát ngay, phải đợi 24 giờ sau khi đúc khuôn. 1.5. Cắt và dán mẫu: - Bảo quản máy cắt và lưỡi dao: + Máy cắt lát luôn luôn được bảo quản tốt và các phụ tùng được kiểm tra chặt chẽ. + Trước khi dùng cần kiểm tra lại vị trí các trụ của bàn gắn và lưỡi dao tránh sự va chạm vào nhau làm sai lệch máy. + Xem lại dầu tra vào máy, sự trơ tru của các trục chuyển động. Sau khi dùng thì tháo lưỡi dao ra, lau sạch bằng một miếng vải mịn có tẩm xylene, vít chặt trong hộp để tránh tai nạn, lau chùi cẩn thận các mảnh vụn nếu không sẽ làm cho máy cắt bị rỉ sét và bị bẩn. - Cắt mẫu tẩm parafin bằng máy cắt với 3 giai đoạn: + Cắt mẫu thành hình khối, đáy hình thang để một khoảng 2 - 3 mm parafin quanh mẫu, gọt làm sao cho 2 cạnh trên và dưới song song. + Cố định mẫu trên thớ gỗ cho ngay ngắn. Trang 3 GVHD: ThS. Dương Thị Huỳnh Hoa LVTN - Nguyễn Thị Phương Đài + Đặt lưỡi dao vào, định hướng khối mẫu và dao trên lát cắt cho thích hợp, nhiệt độ tối ưu trong phòng là 28 - 29 o C. Độ dày của mẫu cắt: * 3 – 5 µm đối với nghiên cứu tế bào học. * 10 - 15 µm đối với nghiên cứu tổ chức định khu. Tốc độ của tay quay tuỳ thuộc vào tính chất của khối và độ dày của khối. Nói chung nên quay chậm với các khối dễ vỡ, đặc biệt là gan và lách. Còn đối với khối rắn không vỡ cần quay nhanh, hứng các mẫu cắt trên một tờ giấy trắng. - Tải mảnh cắt lên lame: Trước khi nhuộm cần tải mảnh cắt và dán mảnh trên lame, muốn mảnh cắt dính vào nền của lame có thể dùng một chất dính gêlatin hoặc albumin, trình tự thực hiện: + Tráng một lớp dung dịch albumin, để se khô. + Nhỏ vài giọt nước ấm trên lame + Đặt lên trên dung dịch một mảnh cắt hay một dãy cắt. + Đặt lên trên bàn nóng, hoặc đặt mẫu vào trong tủ sấy ở nhiệt độ khoảng 50 0 C khoảng 15 phút, theo dõi mảnh cắt tải ra, mảnh cắt phải nổi trên dung dịch. Không bao giờ bàn nóng hoặc tủ sấy quá 50 0 C vì tổ chức sẽ bị khô. + Nghiêng lame để tháo nước đi một cách thận trọng. Làm thế nào cho dung dịch dán trôi đi càng nhiều càng tốt. + Để tiêu bản khô theo tư thế nghiêng (mảnh cắt ở mặt dưới) ít nhất là 12 giờ ở nhiệt độ bình thường hoặc là 20 - 30 phút trong tủ ấm ở nhiệt độ 40 - 45 0 C khi đã khô kiệt, các mảnh cắt dính rất tốt vào lame. 1.6. Loại parafin ra khỏi mảnh cắt: Loại parafin ra khỏi mảnh cắt được tiến hành trước khi nhuộm vì không thể bảo quản lâu được tổ chức rất hay vụn vỡ, hút ẩm. - Đối với các tiêu bản được nhuộm cả khối: + Làm tan parafin bằng xylen. + Gắn bằng Baume Canada. - Đối với các tiêu bản chưa nhuộm và dán bằng albumin: + Làm đông đặc albumin bằng cách hơ nhanh trên ngọn đèn cồn. + Hoà tan parafin bằng xylen từ 1 - 2 phút. + Loại xylen bằng cồn tuyệt đối 1 phút. + Cho vào cồn 95 0 - 1 phút. + Cho vào nước 5 phút. 1.7. Nhuộm Hematoxyline - Eosin: - Cho tiêu bản vào Hematoxyline 5 - 45 phút tuỳ theo loại Hematoxyline và tuỳ loại mẫu. - Rửa tiêu bản trong vòi nước chảy cho đến khi nào tiêu bản màu xanh (từ hồng sang xanh) khoảng 10 phút (nước chảy có pH = 8) Trang 4 GVHD: ThS. Dương Thị Huỳnh Hoa LVTN - Nguyễn Thị Phương Đài - Nhúng vào cồn acid vài giây (1ml acid HCl + 99ml cồn 96 0 ). - Cần lắc tiêu bản rồi nhúng vào nước lã cho xanh lại, kiểm tra lại nếu biệt hoá chưa đủ thì nhúng lại cồn acid, nếu màu nhạt sau khi rửa qua nước cất, có thể cho lại Hematoxyline từ 10 - 15 phút, sau đó biệt hoá trở lại. - Ngâm tiêu bản trong Eosin từ 2 - 4 phút (Eosin Y 1% trong cồn 80 o ) để nhuộm nguyên sinh chất. - Rửa nước từ 3 - 4 phút (kiểm tra trên kính hiển vi xem đã đạt yêu cầu chưa) - Nhúng tiêu bản trong cồn 90 0 khoảng 10 - 15 giây sau đó là cồn tuyệt đối I, II, III (10 - 30 giây mỗi lần) để khử nước. - Chuyển sang ngâm mẫu trong xylen cho đến khi nào mẫu trong (khoảng 15 giây) Gắn Baume Canada vào tiêu bản cần chú ý: sau khi gắn xong tiêu bản phải trong suốt. Baume Canada thường dùng với dung dịch xylen 55%. [Miền, 2005]. 2. SINH THÁI HỌC CHUỘT ĐỒNG: * V ị trí phân loại: Ngành: Chordata Ngành phụ: Vertebrata Lớp: Mammalia Bộ: Rodentia Họ: Muridae Giống: Rattus Loài: Rattus.sp 2.1. Mô tả hình dạng: Thân hình thô, đuôi dài gần 2/3 thân, tai ngắn hình bầu dục, bàn chân sau lớn. Bình thường có 6 đôi vú. Lông mềm mại không có gai. Mặt lưng vàng sẫm có điểm nâu cánh gián. Con non sẫm hơn chỉ trừ phần đầu nâu vàng đất sáng. mặt bụng trắng có vệt tối giữa ngực không rõ. Bàn chân trắng bẩn có vệt nâu tối, ngắn hơn thân. Đối với chuột đồng bé hình dạng tương tự nhưng chỉ dài 28 - 30 mm, bàn tay trắng, bàn chân màu nâu. Trang 5 GVHD: ThS. Dương Thị Huỳnh Hoa LVTN - Nguyễn Thị Phương Đài Hình 1: Ảnh chụp chuột đồng 2.2. Sinh thái học chuột đồng: Chuột đồng sống ở đồng ruộng, thích ở gần các bờ nước, đào hang ở bờ ruộng, bờ đê và đôi khi ờ giữa ruộng, không gặp ở vùng núi cao, đôi khi còn vào ở trong nhà. Mùa đông có thể vào trú ở đống rơm rạ hoặc chạy vào nhà kho, nhà ở. Hang chuột đơn giản. Đối với chuột đồng lớn thường chỉ có 1 cửa ra vào đường hầm tương đối thẳng và ngắn. đường kính của hang khoảng 7 cm. Trong hang có phòng ở (14 x 18 cm) lót bằng lá, rơm rạ. Đường hầm dài ngắn tuỳ nơi ở ruộng thì dài hơn 2,38m. Hang ở đê có cấu trúc khác hơn, có các lối thoát thông với khe nứt trong đê. Đường hầm dài 2,55m [Đào Văn Tiên, 1967]. Đối với chuột đồng bé, hang có 2 - 6 cửa, đường kính hang bé (3 - 5 cm) trong hang thường dùng lá cây lót thành tổ. Đất do chuột đào ra thường có thành viên bé dễ nhận thấy. Hang có một số cửa bí mật, chuột chỉ dùng khi cần chạy thoát. Chuột đồng ăn tạp, trong dạ dày phân tích thấy có bột xám, khoai (40 - 60%) thực vật xanh. Trong dạ dày còn chứa một ít thịt, thức ăn ưa thích của chuột đồng nhỏ là cá con, cua, ốc, côn trùng, Vào mùa gặt lượng thịt gặp không đáng kể chiếm 16,6% trong lúc đó vào các tháng 1 - 2 tần số gặp thức ăn thịt tăng lên 100%. Điều đó chứng tỏ rằng khi có thức ăn thực vật, chuột chỉ ăn một ít thịt, nhưng khi thực vật khan hiếm chuột ăn thịt đồng loại và các loài động vật khác. Chuột đồng lớn thành thục có cỡ tối thiểu với con đực có chiều dài thân 160mm nặng 180 gr; với con cái là 170mm và nặng 180gr. Phân tích số phôi của chuột sưu tầm được thấy số phôi trung bình mỗi lứa từ 3-14 (trung bình 9.1). số phôi không phụ thuộc vào số lứa đẻ, ví dụ lứa thứ nhất số phôi là 3-10 ( 8.2); lứa hai 10-14 (11.2); lứa thứ ba 6- 10 (7.6). Chuột đẻ tối đa 3 lứa với tổng số 27-30 con. Tỉ lệ chuột non bắt vào tháng 11 cao; còn tháng 12-1 thì gặp nhiều chuột sắp trưởng thành. Điều đó chứng tỏ cường độ Trang 6 GVHD: ThS. Dương Thị Huỳnh Hoa LVTN - Nguyễn Thị Phương Đài sinh sản của chuột mạnh vào các tháng mùa thu, đầu mùa đông ứng với vụ mùa ở nước ta và giảm đáng kể vào cuối mùa đông đầu mùa xuân. Đối với chuột đồng bé, chúng sinh sản không mạnh lắm. Ở Trung Quốc chuột sinh sản tập trung vào tháng 4-5. Số lượng phôi trung bình 5-6 (2-13). Ở nước ta chuột đẻ tập trung vào lúc lúa làm đòng và giảm ở sau vụ gặt. Chuột hoạt động ban đêm, nhanh nhẹn, leo trèo, đào đất nhanh và bơi lội dễ dàng. Ở nước ta vào mùa lũ lụt (tháng 7-8) chuột ra khỏi hang bị ngập nước, bơi đến những chỗ cao như mô đất cao hay bụi cây để trú ẩn. Chuột nhút nhát và đa nghi. Trong phòng thí nghiệm chuột luôn tìm cách trốn thoát khi người đến gần. Chuột đồng lớn sống chung với các loài chuột khác ở đồng như chuột lợn (Bandicota indica), chuột nhà (Rattus flavipectus colliculus), chuột đồng nhỏ (R.losea). Chúng thường cạnh tranh nhau đôi khi ăn thịt lẫn nhau. Chuột đồng làm hại đáng kể cho nông nghiệp: cắn đổ mạ và lúa, ăn lá và bông lúa. Chuột đào bới và gậm các loại củ làm chết cây (sắn, khoai, ). Chuột đào hang trong đê, bờ ruộng, bờ đập làm cho thấm lậu nước trong ruộng và đê [Cao Văn Sung - Đặng Huy Huỳnh – Bùi Kính, 1980]. 3. CẤU TRÚC MÔ HỌC: Ở động vật hữu nhũ, con đực và con cái có bộ máy sinh dục riêng. Đối với con cái, bộ máy sinh dục gồm: - Hai buồng trứng (noãn sào) đảm nhiệm chức năng quan trọng: tạo giao tử cái và tiết hormon sinh dục. - Đường sinh dục cái: hai vòi fallope, tử cung và âm đạo. 3.1. Đường sinh dục cái: 3.1.1. Vòi Fallope: Là ống dài, đầu ngoài có hình loa kèn, đầu trong thông với khoang tử cung, lòng ống hẹp hai đầu và rộng ở giữa. Từ ngoài vào trong, thành tử cung cấu tạo bởi ba tầng mô: tầng vỏ ngoài, tầng cơ và tầng niêm mạc 3.1.2. Tử cung: Tử cung gồm hai ống tử cung, cấu tạo cũng gồm ba lớp (tầng vỏ ngoài, tầng cơ và tầng niêm mạc). Là nơi làm tổ của noãn đã thụ tinh và là nơi phát triển của phôi thai để tạo ra cá thể mới. Trang 7 GVHD: ThS. Dương Thị Huỳnh Hoa LVTN - Nguyễn Thị Phương Đài 3.1.3. Âm đạo: Hai ống tử cung phối hợp ở ngọn thành một ống duy nhất gọi là âm đạo liên lạc với bên ngoài nhờ âm môn ở trước hậu môn, sau lổ tiểu. 3.2. Buồng trứng: Buồng trứng có nhiệm vụ sản sinh ra trứng và kích thích tố sinh dục cái. 3.2.1. Hình thể: Buồng trứng hình hạt đậu, dưới thận nằm ở phía sau dây chằng rộng và dính vào dây chằng rộng bởi một cuống tức là mạc treo buồng trứng. Chỗ buồng trứng tiếp với cuống gọi là rốn [Diệu Linh, 1981]. Buồng trứng phát triển từ lá phôi giữa, từ mấu sinh dục ở phía bụng của thận sơ cấp. Bên ngoài buồng trứng là lớp biểu mô ngoài, dưới đó là lớp màng trắng [Nguyễn Xuân Hoạt và Phạm Đức Lộ, 1980]. Trang 8 Hình 2 : Cơ quan sinh dục chuột cái 1. Tuyến thượng thận; 2. Thận; 3. Buồng trứng; 4. Noãn phễu; 5. Tử cung; 6. Ống dẫn tiểu; 7. Bàng quang; 8. Ống thoát tiểu; 9. Lỗ tiểu; 10. Lỗ sinh dục ; 11. Hậu môn. [Diệu Linh, 1981] 8 1 2 3 4 5 6 7 9 10 11 GVHD: ThS. Dương Thị Huỳnh Hoa LVTN - Nguyễn Thị Phương Đài Hình 3: Buồng trứng động vật hữu nhũ trong thời kỳ sinh dục [www.eme.maricopa.edu/vc/BioBookRepRod. hmt] 3.2.2. Cấu trúc chi tiết: Bổ đôi buồng trứng qua rốn, người ta phân biệt được hai phần: 3.2.2.1. Phần vỏ: Là phần ngoại vi của buồng trứng. Từ ngoài vào trong gồm có: a) Biểu mô buồng trứng (biểu mô vuông đơn). Nằm trên mặt buồng trứng, cấu tạo bởi một hàng tế bào hình khối vuông nằm sát nhau. Những tế bào ấy có ít bào tươngvà một nhân bắt màu mạnh, đôi khi có hình giảm phân. Thỉnh thoảng biểu mô ẩn sâu vào trong vùng vỏ tạo nên thừng thượng mô. b) Màng trắng: là một màng liên kết, hình thành một cái vỏ không có ranh giới rõ rệt ở phía trong. Màng này cấu tạo bởi ít tế bào liên kết, nhưng nhiều chất căn bản. c) Lớp đệm vỏ: là lớp tổ chức liên kết khá đặt cấu tạo bởi ít sợi chun và nhiều sợi tạo keo, nhưng nhiều tế bào hình thoi non nằm sát nhau. Trong lớp đệm vỏ có những khối hình cầu gọi là noãn nang, ở những giai đoạn tiến triển khác nhau. Mỗi nang noãn là một cái túi đựng noãn, noãn là một tế bào thuộc dòng sinh dục cái gọi là dòng noãn. Thành túi cấu tạo bởi những tế bào biểu mô gọi là tế bào nang (tế bào hạt) có cùng nguồn gốc với tế bào dòng noãn nghĩa là phát sinh từ biểu mô xoang cơ thể thuộc trung bì trung gian. [Phạm Phan Địch. 1998] Trang 9 GVHD: ThS. Dương Thị Huỳnh Hoa LVTN - Nguyễn Thị Phương Đài Những nang noãn: Kết quả cuối cùng của sự sinh noãn là hình thành các nang sơ cấp. Sự sinh noãn có thể chia thành những giai đoạn khác nhau tương ứng với những pha phát triển của noãn. [Diệu Linh, 1987] Hình 4: Sự biến đổi nang noãn a. Nang nguyên thuỷ; b. Nang noãn đặc; c. Nang noãn có hốc; d. Nang noãn chín ; e. Sự rụng trứng; f. Hoàng thể. [www.mum.org/ovary.hmt] * Noãn nguyên bào (nguyên thuỷ): Đó là những nang noãn nhỏ nhất, xếp thành nhiều hàng ở vùng ngoại biên của buồng trứng, ngay dưới màng trắng. Mỗi nang noãn gồm có từ trong ra ngoài: - Một noãn bào I nằm chính giữa nang. - Chung quanh noãn có một vài hàng tế bào nang dẹt gọi là tế bào hạt. - Ngoài cùng là một màng đáy, bọc toàn bộ nang noãn gọi là vỏ nang. [Phạm Phan Địch. 1998] Hình 5: Nang noãn nguyên thuỷ [www.ansi.okstate.edu/…/study/Note/Female/] Trang 10 Nhân [...]... đã thực hiện 100 tiêu bản noãn sào chuột đồng (Rattus.sp) kết quả ghi nhận được như sau: 1 ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM: 1.1 Ưu điểm: Xác định thời lượng các giai đoạn của qui trình thực hiện tiêu bản cố định noãn sào chuột đồng ở lát cắt có độ dày 10 micromet - Tiêu bản ngâm noãn sào định vị trong cơ thể chuột gọn, đẹp, thấy được rõ các bộ phận trong hệ sinh dục cái của chuột đồng - Tiêu bản hiển vi cố định: ... Canada lan ra ngoài (nếu có) Dán nhãn tiêu bản, trên nhãn ghi rõ: tên mẫu, tên phẩm nhuộm, ngày, tháng, năm làm tiêu bản (hình 21) Noãn sào chuột đồng cắt ngang Ngày, tháng, năm Hình 21: Tiêu bản hoàn chỉnh H&E 2.3 Bảng tóm tắt qui trình thực hiện: 00/00/0000 2.3.1 Thực hiện mẫu ngâm noãn sào chuột: GIAI ĐOẠN Lấy mẫu Giải phẫu Ngâm noãn sào VẬT LIỆU SỬ DỤNG THỜI GIAN Chuột, kéo, kẹp, khay mổ, thau nhựa,... mẫu trong tiêu bản bị phạm, vệ sinh albumin-glycerin xung quanh mẫu chưa thật sạch Do không chủ động nuôi chuột nên không nắm được thời gian phát dục của chuột đồng, vì vậy buồng trứng được chọn có nhiều kích thước khác nhau, số lượng noãn nang trong tiêu bản không đồng bộ và độ bắt màu phẩm nhuộm cũng khác nhau trên một tiêu bản 2 KỸ THUẬT: 2.1 Thực hiện mẫu ngâm noãn sào định vị trong cơ thể chuột: ... tấm nhựa phải đẹp và gọn, đối với hệ tiêu hoá có thể cuộn phần ruột lại để mẫu gọn hơn Trong thời gian đầu ngâm dung dịch formol nên ngâm với nồng độ 15% sau đó chuyển lại 10% và nên thay hoá chất 2-3 lần đảm bảo mẫu không bị vàng do nước dịch cơ thể chuột tươm ra ngoài dung dịch formol 2.2 Thực hiện tiêu bản hiển vi cố định noãn sào chuột đồng: 2.2.1 Lấy mẫu: Chọn chuột cái kích thước trung bình 11.5cm,... Chuột, kéo, kẹp, khay mổ, thau nhựa, nước Kéo, kẹp, khay nhựa, nước 45 phút 1 giờ Giữ mẫu suốt trong formol Formol 15%, hộp nhựa 2.3.2 Thực hiện mẫu hiển vi cố định noãn sào chuột: GIAI ĐOẠN Lấy mẫu Cố định mẫu Tách noãn sào ra khỏi cơ thể Rửa Khử nước VẬT LIỆU SỬ DỤNG Chuột, kéo, kẹp, khay mổ, thau nhựa, nước Keo nhựa, dung dịch Bouin Kéo, kẹp, khay mổ, thau nhựa, nước Vòi nước máy Nước cất Cồn 500... thông qua vi c thực hiện tiêu bản hiển vi cố định gồm những bước có tính chất nguyên tắc : lấy mẫu, cố định, khử nước, tẩm parafin, đúc khuôn, cắt lát, nhuộm mẫu, khử nước, làm trong và gắn mẫu Tất cả các bước trên cần phải được tiến hành theo đúng trình tự, thao tác kỹ thuật và thời gian xử lý phải thật hợp lý Nếu không tuân thủ sẽ đưa đến kết quả xấu Vật liệu và phương tiện chính là cơ sở cho vi c nghiên... khi tách bỏ hệ tiêu hoá, hệ bài tiết để lộ hệ sinh dục từ đó tìm vị trí buồng trứng 1 2 A Hình 14: Ảnh chụp giải phẫu chuột đồng A Chuột chưa mang thai; B Chuột mang thai 1 Buồng trứng; 2 Tử cung Cẩn thận dùng kéo luồn qua lớp mỡ sau đó cắt bỏ dần lớp mỡ bao quanh buồng trứng và tách buồng trứng khỏi vòi Fallope 2.2.2 Cố định: Có nhiều phương pháp cố định mẫu: cơ học, hoá học, ở đây cố định mẫu bằng... hệ tiêu hóa trình bày sang bên phải Gỡ bỏ phần mở dính trong khoang bụng để thấy rõ hệ sinh dục và hệ bài tiết Cố định mẫu trên tấm nhựa có đục lỗ Đặt mẫu vào trong hộp dựng dung dịch formol dehyd 15% (trước khi trữ mẫu vĩnh vi n nên thay dung dich formol 10% 2 đến 3 lần) Trang 21 GVHD: ThS Dương Thị Huỳnh Hoa LVTN - Nguyễn Thị Phương Đài 2.2 Thực hiện mẫu hiển vi: Nghiên cứu cấu trúc noãn sào chuột. .. hiện tượng 1 mặt mẫu luôn tiếp xúc với lọ đựng Thời gian cố định phải thích hợp nhằm: + Tránh tình trạng mẫu bị giòn khi thời gian cố định lâu + Tránh trường hợp mẫu bị hoại tử, mềm khi cắt mẫu vì vậy thời gian bảo quản sẽ không lâu khi cố định với thời gian ngắn Để xác định thời gian cố định thích hợp, thí nghiệm được bố trí như sau: Chất cố định Thời gian Bouin 18 giờ 12 giờ 8 giờ 4 giờ Kết quả Mẫu... sinh dục cái của chuột đồng - Tiêu bản hiển vi cố định: + Tiêu bản lát cắt ngang giữ nguyên vẹn về hình dạng noãn sào + Mẫu trong, sạch phân biệt rõ cấu trúc vùng vỏ và vùng tuỷ, tương phản tốt hai màu giữa nhân và tế bào chất của noãn và tế bào hạt + Mẫu thấy được các loại noãn nang, mạch máu, lớp biểu mô, lớp đệm 1.2 Khuyết điểm: Noãn sào chuột đồng có kích thước nhỏ, vì vậy trong thao tác kỹ thuật . Thực hiện tiêu bản hiển vi cố định noãn sào chuột đồng (Rattus.sp)” nhằm: + Xác định thời lượng chính xác để thực hiện tiêu bản hiển vi cố định chuột đồng (Rattus.sp). + Sản xuất ra 100 tiêu. đình. + Thực tế giảng dạy thực tập giải phẫu cần một lượng mẫu hiển vi mới nhằm thay thế nguồn mẫu hiển vi cũ đã bị xuống cấp (do SV Nguyễn Thị Diệu Linh thực hiện năm 1981). Chúng tôi thực hiện. hiển vi cố định chuột đồng (Rattus.sp). + Sản xuất ra 100 tiêu bản cố định và 2 mẫu ngâm noãn sào định vị trong cơ thể chuột đồng (Rattus.sp). Trang 1 GVHD: ThS. Dương Thị Huỳnh Hoa LVTN