Tẩm parafin:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI THỰC HIỆN TIÊU bản HIỂN VI cố ĐỊNH NOÃN sào CHUỘT ĐỒNG (Trang 34 - 36)

1. ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM:

2.2.4. Tẩm parafin:

Đây là một trong những khâu đóng vai trò quan trọng, cần phải có một số yêu cầu nhất định:

+ Chất lượng parafin phải tốt: parafin nguyên chất phải trong, dẻo và sạch.

+ Nhiệt độ tẩm: nhiệt độ thích hợp cho tẩm parafin là 600C: vì nếu thấp hơn 600C mẫu bị giòn và parafin không len lỏi vào trong tế bào, mẫu bị biến dạng, tiêu bản xấu.

+ Thời gian tẩm parafin, tuỳ theo kích thước mẫu có thể gia giảm thời gian tẩm cho phù hợp. Nếu thời gian tẩm parafin quá lâu thì mẫu sẽ bị giòn còn nếu thời gian chưa đủ thì bị bong ra khỏi khối parafin.

Để tìm ra nhiệt độ tẩm thích hợp, chúng tôi thử nghiệm ở các thời gian tẩm như sau:

NGHIỆM THỨC

THỜI GIAN TẨM NHIỆT ĐỘ TẨM

(60O) 1 Parafin:1Xylen (giờ) Parafin nguyên chất (giờ) KẾT QUẢ 1 12 24 20 Mẫu bị giòn, khó cắt, lát cắt có những đường nứt lớn, noãn nang không nguyên vẹn. 2 12 16 Mẫu vẫn còn giòn và những đường rạn nứt nhỏ.

3 10 24

20

Mẫu không giòn nhưng lát cắt vẫn còn bị rạn nứt. 4 8 24 20 5 10 16

Mẫu không giòn, giữ được cấu trúc đặt trưng nhưng vùng tuỷ cấu trúc vẫn còn bị răng. 6 8 16 Parafin ngấm tốt vào mẫu, lát cắt nguyên vẹn không rạn nứt. Cấu trúc noãn nang, tế bào hạt rõ.

7 8 12

Parafin không ngấm tốt vào mẫu. Mẫu bị bong ra khỏi khối parafin.

* Kết luận: qua thử nghiệm chúng tôi chọn nghiệm thức 6 để tẩm parafin cho mẫu

2.2.5. Đúc khuôn:

Việc chọn chất lượng parafin cũng ảnh hưởng rất lớn đến khối parafin đúc. Nếu parafin đục, xốp và bẩn thì khuôn đúc sẽ bị nứt, nhiều bọt khó cắt, nên lọc trước khi đúc khuôn.

Đúc khuôn nên tiến hành gần nguồn nóng. Chúng ta có thể tạo chuẩn bị 1 đèn cồn, 1 kim mũi giáo hoặc kim tiêm. Đèn cồn tạo nguồn nóng, kim mũi giáo hoặc kim tiêm hơ nóng hỗ trợ trong đúc khuôn.

Do mẫu noãn sào có kích thước nhỏ nên chỉ cần rót 1 lần parafin đầy khuôn. Chờ parafin ngoài thành khuôn vừa đặc thì để mẫu vào khuôn. Chú ý trong khi chờ Parafin ngoài thành khuôn đặc, dùng kim mũi giáo hơ nóng làm tan parafin bề mặt trước khi đặt mẫu vào khuôn. Cần đặt ngay mẫu vào khuôn khi lấy mẫu ra khỏi lọ parafin tẩm để tránh tình trạng parafin bị đục và mẫu bong ra khỏi khối parafin..

Thao tác rót thật nhẹ nhàng tránh bọt khí và parafin không dính chặt vào mẫu nếu rót mạnh.

Sau khi đúc khuôn, để parafin đặc lại ở nhiệt độ bình thường. Tuyệt đối không di chuyển mẫu sau khi đúc trong khoảng 3 giờ (khối nhỏ) mẫu sẽ bị đục không đồng nhất.

2.2.6. Cắt mẫu:

Trong khâu này 2 yếu tố quyết định đến chất lượng lát cắt là thời gian cắt và độ dày lát cắt.

Do không có phòng lạnh nên thời gian cắt tốt nhất là sáng sớm (6 – 8h) hoặc trời tối (19 – 21h), nhiệt độ phòng thí nghiệm tại thời điểm này khoảng 27-28o không làm tan chảy parafin. Vì vậy, để chủ động có thể bố trí vị trí cắt mẫu gần nguồn lạnh (mở cửa tủ lanh, chậu nước đá) tránh trường hợp mẫu bị nhăn, không dính thành băng khi nhiệt độ cao.

Độ dày lát cắt phải phải mỏng (9-10 micromet), vì mẫu dày hơn sẽ khó phân biệt được cấu trúc mô học. Nếu nóng thì mẫu bị nhăn, cuốn lại, độ dày lát cắt noãn sào không đều vì vậy cần chuẩn bị lưỡi dao cắt phải sắc, chất lượng parafin tốt, sạch để mẫu không bị trầy khi cắt. Độ nghiêng dao cắt 150 để cắt và các lát cắt tạo băng.

2.2.7.Tải mẫu lên lame:

Trước khi tải mẫu cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật liệu cần thiết và nước ấm (400C). Thao tác nhẹ nhàng, nhanh và gọn.

Giọt nước tải phải vừa ấm không quá nóng vì sẽ làm mẫu bị hư, nếu giọt nước nguội thì khó can thiệp đến độ thẳng của mẫu.

Cần điều chỉnh ngay ngắn mẫu tải trên giọt nước.

Sau khi tải xong để lame trên tủ sấy (50o) để mẫu thẳng đều.

Có thể quan sát mẫu vừa tải trên kính hiển vi để loại bỏ những mẫu không đạt yêu cầu trong quá trình tải mẫu.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI THỰC HIỆN TIÊU bản HIỂN VI cố ĐỊNH NOÃN sào CHUỘT ĐỒNG (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w