KẾT QUẢ TIÊU BẢN:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI THỰC HIỆN TIÊU bản HIỂN VI cố ĐỊNH NOÃN sào CHUỘT ĐỒNG (Trang 38 - 42)

3.1. Mẫu ngâm noãn sào định vị trong cơ thể chuột (Rattus.sp):

Hai mẫu ngâm trình bày gọn, đẹp. Quan sát rõ các cấu trúc trong hệ sinh dục chuột đồng cái:

+ Mẫu ngâm noãn sào giai đoạn trước mang thai có kích thước hệ sinh dục nhỏ, màu trắng đục.

+ Mẫu ngâm noãn sào chuột đầu giai đoạn mang thai kích thước hệ sinh dục lớn hơn, rất dễ quan sát. Ở hai bên ống tử cung có thể thấy sự định vị của nhiều trứng đã đươc thụ tinh.

3.2. Tiêu bản hiển vi noãn sào chuột đồng(Rattus.sp):

Do chuột đồng sinh sản theo chế độ đa thai, nên khi noãn sào có trứng rụng thì trong buồng trứng hầu như không còn các dạng noãn nang mà chủ yếu còn hoàng thể. Ngược lại trong giai đoạn chưa có trứng rụng thì noãn sào có nhiều loại noãn nang nhưng chưa hình thành hoàng thể hoặc chỉ có một hoặc hai hoàng thể (rất khó tìm thấy). Điều này dẫn đến kết quả có hai loại tiêu bản: tiêu bản chưa hình thành hoàng thể và tiêu bản đã hình thành hoàng thể.

3.2.1. Tiêu bản chưa có sự hình thành hoàng thể:

Quan sát trên mỗi lát cắt ngang đều thấy vùng vỏ noãn sào chứa nhiều noãn nang ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

* Nang noãn nguyên thuỷ: [hình 24]

Là những nang noãn nhỏ nhất, kích thước vài chục micromet, xếp thành nhiều hàng ở vùng ngoại biên buồng trứng. Mỗi nang noãn nguyên thuỷ gồm có từ trong ra ngoài:

- Một noãn bào nằm chính giữa nang, là tế bào lớn hình cầu với đường kính khoảng 20-25 micromet. Nhân ít nhuộm màu tím, có hạt nhân lớn, tế bào chất màu hồng.

- Chung quanh noãn có một vài tế bào nang dẹt, tựa trên màng đáy và phân cách với các tế bào kiên kết xung quanh.

- Ngoài cùng là một màng đáy, bọc toàn bộ nang noãn * Nang noãn sơ cấp (nang nguyên phát): [hình 24]

Là giai đoạn phát triển tiếp theo của nang noãn nguyên thuỷ, có kích thước lớn hơn. Cấu tạo gồm:

- Giữa là noãn bào bậc I có kích thước lớn, nhân màu tím, tế bào chất màu hồng chiếm hầu hết tế bào noãn.

- Những tế bào nang dẹt phát triển nhờ quá trình gián phân, tạo thành một lớp gọi là lớp hạt.

- Giữa lớp hạt và tế bào noãn bắt đầu hình thành màng trong suốt. * Nang noãn thứ cấp:

 Nang noãn đặc: [hình 24]

Nang noãn sơ cấp phát triển thành nang đặc, dễ phân biệt với noãn nang sơ cấp, kích thước lớn hơn và cấu tạo gồm:

- Giữa là noãn bào bậc II là kết quả giảm phân lần thứ I từ noãn bào bậc I - Những tế bào hạt sinh sản mạnh tạo thành nhiều hàng tế bào nang nên gọi là nang noãn đặc.

- Ngoài là bao liên kết (vỏ nang).

Giống như các loại noãn nang khác nếu lát cắt đi qua vùng trung tâm (nhân) của noãn bào thì mới có thể quan sát được nhân ở giữa noãn, còn nếu lát cắt không đi qua nhân thì chỉ quan sát được noãn bào với toàn bộ là tế bào chất màu hồng. Đối với lát cắt không qua noãn bào thì chúng ta chỉ quan sát được một vùng toàn tế bào hạt.

 Nang noãn có xoang: [hình 25, hình 26]

Có kích thước lớn hơn nang noãn đặc, từ ngoài vào cấu tạo gần giống nang noãn đặc. Nhưng trong đám tế bào nang có một số khe chứa chất lỏng (nước nang trứng) đó chính là hốc nang noãn. Những khe này dần to rồi họp lại thành 1 hốc duy nhất. Những nang noãn chỉ có một hốc duy nhất gọi là nang noãn có xoang điển hình chỉ có một hốc to duy nhất.

Thành hốc được giới hạn bởi lớp tế bào hạt. Lớp này gồm nhiều hàng tế bào nhưng càng đến giai đoạn sau thì càng mỏng, càng ít hàng tế bào. Như vậy, cùng là nang noãn có hốc nhưng bề dầy lớp hạt ta quan sát có thể khác nhau tuỳ giai đoạn phát triển của nó. Lớp hạt có một chỗ dày lên tạo thành một u lồi vào trong hốc nang noãn có hốc điển hình.

* Nang noãn chín (noãn nang De-graff): [hình 27] Nang noãn lớn, hốc nang lớn.

Do chứa nhiều nước, hốc nang noãn trương to, làm cho lớp hạt mỏng dần chỉ có hai hàng tế bào hạt và đẩy khối tế bào nang bọc noãn bào dạt về một phía. Khối tế bào đó

được gọi là gò noãn. Ở gò noãn lớp tế bào nang nằm sát màng trong suốt trở nên cao hơn, làm cho lớp tế bào đó có hình ảnh tia mặt trời và được gọi là vòng tia.

Trong giai đoạn này, ở lát cắt qua noãn ta có thể nhận diện nang noãn chín với các thành phần cấu tạo như trên. Còn đối với lát cắt không qua vùng noãn ta quan sát được nang noãn chín chỉ là một hốc to và một vài lớp tế bào hạt giới hạn nang noãn.

3.2.2.Tiêu bản buồng trứng đã có sự hình thành hoàng thể:[hình 28, hình 29]

Chủ yếu chứa thể vàng và có rất ít các loại noãn nang, đôi khi không có noãn nang.

Chuột thuộc loài gặm nhấm nên hiện tượng vỡ nang noãn và phóng thích noãn bào chỉ xảy ra khi có sự giao phối. Lúc đó các kích thích thần kinh làm mở rộng các mạch quản trong thành nang noãn, các noãn nang De-graff bắt đầu phồng to và nứt ra để phóng thích noãn bào. Phần còn lại của noãn nang De-graff biến đổi thành một tuyến nội tiết màu vàng gọi là thể vàng hay hoàng thể.

Thể vàng chỉ tồn tại khi chuột cái thụ thai để tiếp tục tiết kích thích tố progesteron giúp tử cung giữ vững thai. Nếu chuột cái không thụ thai thì thể vàng sẽ thoái hoá sau một thời gian ngắn.

Quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 40x10 cấu tạo thể vàng gồm: - Bên ngoài là vỏ xơ

- Bên trong hoàng thể chia nhiều thùy không rõ do sự xâm nhập của mạch từ vùng vỏ nang đi vào, có thể nhận diện được hai loại tế bào trong hoàng thể:

+ Tế bào vỏ hoàng thể: Ở vùng ngoại biên của hoàng thể. Tế bào này do tế bào hạt của vỏ nang phát triển thành, có kích thước nhỏ hơn so với tế hạt hoàng thể, nhưng lớn hơn tế bào hạt của nang noãn lúc chưa rụng trứng. Chúng có tỉ lệ giữa nhân và tế bào chất tương đương nhau và nhân ăn màu tím đậm của phẩm nhuộm Hematoxyline.

+ Tế bào hạt hoàng thể: Nằm ở vùng trung tâm của hoàng thể. Tế bào này do tế bào hạt của nang noãn sau khi rụng trứng phát triển thành, có kích thước lớn hơn tế bào vỏ hoàng thể và có tế bào chất chiếm hầu hết tế bào. Nhân bé, ăn màu tím đậm của phẩm nhuộm.

Ở cả hai loại tiêu bản trên, lát cắt ngang qua vùng tuỷ, chúng ta có thể quan sát được vùng tuỷ là mô liên kết sợi, thưa, tế bào nhỏ, nhân ăn màu tím đậm và nhiều mạch cắt ngang. [hình 23]

Hình 22 - Ảnh chụp: Buồng trứng cắt dọc (phóng đại 100 lần)

1. Rốn buồng trứng; 2.Vùng vỏ; 3. Vùng tuỷ; 4. Biểu mô; 5. Nang trứng chín; 6. Nang thứ cấp; 7. Thể vàng 6. Nang thứ cấp; 7. Thể vàng 5 3 2 6 4 7 1

Hình 23: - Ảnh chụp: Vùng tuỷ buồng trứng (phóng đại 400) 1. Mô liên kết; 2. Mạch (cắt ngang).

Hình 24 - Ảnh chụp: Một phần buồng trứng (phóng đại 400 lần) 1. Nang trứng đặc; 2. Tế bào nang; 3. Tế bào chất của noãn bào; 4. Vỏ nang;

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI THỰC HIỆN TIÊU bản HIỂN VI cố ĐỊNH NOÃN sào CHUỘT ĐỒNG (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w