1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI sưu tập và mô tả HÌNH DẠNG của một số LOÀI bướm

59 3,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 6,63 MB

Nội dung

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Nhằm góp phần tạo sự phong phú và đa dạng về mẫu các loài động vật không xương sống nói riêng và động vật nói chung; mặt khác, để phục vụ cho nhu cầu giảng dạy thực hành sinh học ngành Động vật không xương sống, chúng tôi thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp “Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm” với mục tiêu: Sưu tập và mô tả hình dạng của các loài bướm thu được. Nhận dạng đến họ và loài. Phần II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1. TỔNG QUAN VỀ BỘ CÁNH VẨY (LEPIDOPTERA) 1.1. Tổng quát Bộ cánh vẩy (Lepidoptera) gồm 140.000 loài đã được ghi nhận (tính trên toàn thế giới) là bộ lớn thứ hai thuộc lớp côn trùng (Insecta) sau bộ cánh cứng (Coleoptera gồm 400.000). Chúng gồm các loài côn trùng mà chúng ta thường gọi là bướm hoặc ngài. Bướm hoạt động ban ngày thường có màu sắc sặc sở, khi đậu thường gập hai cánh lại với nhau, ngài hoạt động ban đêm thường có màu tối, khi đậu thường mở cánh ra có hình mái nhà. Bướm được tìm thấy khắp nơi trên thế giới (trừ vùng cực), chúng phân bố nhiều ở rừng nhiệt đới và đồng cỏ. Ở Việt Nam, có hơn 1.000 loài bướm thuộc hai thượng họ: Papilionoidea và Hesperioidea Monastyrskii, Devyatkin, 2002. 1.2. Vị trí phân loại Ngành: Arthropoda (chân khớp) Ngành phụ: Mandibulata (có hàm) Lớp: Insecta (côn trùng) Bộ: Lepidoptera (cánh vẩy) 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CHUNG CỦA BỘ CÁNH VẨY Bướm là loài côn trùng, cơ thể có những đặc điểm cấu tạo cơ bản như sau: Toàn thân được bao bọc một lớp vỏ cứng lớp vỏ cứng được kitin hoá và được coi như bộ xương ngoài. Cơ thể được chia thành 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng, ở mỗi phần do nhiều đốt hợp thành. Có 1 đôi râu đầu, 3 đôi chân ngực, 1 đôi mắt kép và 2 đôi cánh được phủ đầy các vẩy nhỏ. 2.1. Phần đầu Đầu là phần trước cơ thể, giữ một chức năng quan trọng trong đời sống của bướm. Đầu do 5 6 đốt phía trước cơ thể gộp lại, tạo thành một khối đồng nhất. Đầu có 1 đôi mắt kép, 1 đôi râu, miệng và phụ miệng. 2.1.1. Mắt Bướm có 1 đôi mắt kép nằm ở hai bên đầu. Ở một số loài còn có cả mắt đơn như Aegeriidae, phần lớn các loài ngài có hai mắt đơn.

Luận văn tốt nghiệp “Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm” Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Nhằm góp phần tạo sự phong phú và đa dạng về mẫu các loài động vật không xương sống nói riêng và động vật nói chung; mặt khác, để phục vụ cho nhu cầu giảng dạy thực hành sinh học ngành Động vật không xương sống, chúng tôi thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp “Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm” với mục tiêu: - Sưu tập và mô tả hình dạng của các loài bướm thu được. - Nhận dạng đến họ và loài. 1 Luận văn tốt nghiệp “Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm” Phần II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1. TỔNG QUAN VỀ BỘ CÁNH VẨY (LEPIDOPTERA) 1.1. Tổng quát Bộ cánh vẩy (Lepidoptera) gồm 140.000 loài đã được ghi nhận (tính trên toàn thế giới) là bộ lớn thứ hai thuộc lớp côn trùng (Insecta) sau bộ cánh cứng (Coleoptera gồm 400.000). Chúng gồm các loài côn trùng mà chúng ta thường gọi là bướm hoặc ngài. Bướm hoạt động ban ngày thường có màu sắc sặc sở, khi đậu thường gập hai cánh lại với nhau, ngài hoạt động ban đêm thường có màu tối, khi đậu thường mở cánh ra có hình mái nhà. Bướm được tìm thấy khắp nơi trên thế giới (trừ vùng cực), chúng phân bố nhiều ở rừng nhiệt đới và đồng cỏ. Ở Việt Nam, có hơn 1.000 loài bướm thuộc hai thượng họ: Papilionoidea và Hesperioidea [Monastyrskii, Devyatkin, 2002]. 1.2. Vị trí phân loại Ngành: Arthropoda (chân khớp) Ngành phụ: Mandibulata (có hàm) Lớp: Insecta (côn trùng) Bộ: Lepidoptera (cánh vẩy) 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CHUNG CỦA BỘ CÁNH VẨY Bướm là loài côn trùng, cơ thể có những đặc điểm cấu tạo cơ bản như sau: - Toàn thân được bao bọc một lớp vỏ cứng - lớp vỏ cứng được kitin hoá và được coi như bộ xương ngoài. - Cơ thể được chia thành 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng, ở mỗi phần do nhiều đốt hợp thành. - Có 1 đôi râu đầu, 3 đôi chân ngực, 1 đôi mắt kép và 2 đôi cánh được phủ đầy các vẩy nhỏ. 2 Luận văn tốt nghiệp “Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm” 2.1. Phần đầu Đầu là phần trước cơ thể, giữ một chức năng quan trọng trong đời sống của bướm. Đầu do 5 - 6 đốt phía trước cơ thể gộp lại, tạo thành một khối đồng nhất. Đầu có 1 đôi mắt kép, 1 đôi râu, miệng và phụ miệng. 2.1.1. Mắt Bướm có 1 đôi mắt kép nằm ở hai bên đầu. Ở một số loài còn có cả mắt đơn như Aegeriidae, phần lớn các loài ngài có hai mắt đơn. 5 A B 1. Râu đầu 2. Mắt kép 3. Xúc biện 4. Vòi 5. Mắt đơn 6. Mảnh môi trên Hình 1: Cấu trúc đầu của bướm (A: nhìn ngang, B: nhìn trước) [J. Borror, M. Delong, 1963] 3 1 3 4 Họ Sp 2 6 Dạng chỉ Luận văn tốt nghiệp “Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm” 2.1.2. Râu Bướm có 1 đôi râu đầu, tùy theo họ mà hình dạng và cấu tạo khác nhau. Râu có sự phân đốt hoặc không phân đốt. Râu thường có 5 dạng chính: - Dạng móc câu: chót râu uốn cong như hình lưỡi câu, nơi uốn cong to, đầu nhọn. - Dạng lông chim: thân râu nhỏ được bao quanh bởi lớp lông tơ. - Dạng chỉ: râu thon nhỏ. - Dạng chùy: chót râu phù to giống dạng chùy. - Dạng dùi đục: thân râu to dần, chót râu co lại như hình cái móc. Hình 2: Các dạng râu của bướm [J. Borror, M. Delong, 1963] 2.1.3. Miệng và phụ miệng Miệng là công cụ dùng để lấy thức ăn. Bướm có hai loại miệng: miệng hút ở đa số các loài và miệng gậm nhai chỉ có ở một họ duy nhất đó là họ Micropterigidae, dạng miệng này chỉ xuất hiện ở dạng sâu non của bướm. 2.1.3.1. Miệng gặm nhai Dạng miệng này có cấu tạo cơ bản như sau: - Môi trên (Labrum): đây là một mảnh mỏng, cứng nằm ngay trên các chi phụ khác của miệng, có chức năng vị giác. - Đôi hàm trên (Mandible): là các mảnh kitin hoá rất cứng, không phân đốt, ngoài có răng cắt, trong có răng nhai. Đôi hàm trên nằm ngay phía dưới môi trên. 4 Dạng chuỳ Dạng lông chim Dạng móc câu Dạng dùi đục Luận văn tốt nghiệp “Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm” - Đôi hàm dưới (Maxillae): gồm 1 đôi xương cứng nằm ngay phía dưới hàm trên, có cấu tạo phức tạp, chia thành nhiều đốt, từ trong ra ngoài: đốt chân hàm, đốt thân hàm, 2 lá hàm (lá trong hàm và lá ngoài hàm). Lá trong hàm được kitin hoá cứng phía cuối có gai nhỏ để cắt thức ăn đưa vào miệng. Lá hàm ngoài có hình thìa giúp giữ thức ăn khỏi rơi sang hai bên. Ở đốt thân hàm có râu hàm dưới (xúc biện) cũng gồm có nhiều đốt. - Môi dưới (Labium): là một mảnh duy nhất nằm phía dưới môi trên. Môi dưới được chia thành hai phần bởi một đường nối ngang, 2 phần này có tên gọi là cằm trước và cằm sau. Cằm trước gồm có một đôi râu dưới, 2 lá ngoài râu và hai lá giữa môi. Cằm sau thường không cử động được mà phần cử động được là cằm trước với các chi phụ ở trên đó. 6 10 A. Môi trên 1. Lá môi giữa 6. Lá trong hàm B. Hàm trên 2. Lá môi ngoài 7. Lá ngoài hàm C. Hàm dưới 3. Râu môi dưới 8. Thân hàm D. Môi dưới 4. Cằm trước 9. Chân hàm 5. Cằm sau 10. Râu hàm dưới Hình 3: Cấu tạo miệng gặm nhai (vẽ theo Bocdanop Katxcôp) 5 C D 5 8 9 B 2 3 4 A 1 7 Luận văn tốt nghiệp “Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm” 2.1.3.2. Miệng hút (Hình 1) Đặc điểm cấu tạo của kiểu miệng dạng này như sau: - Hàm trên và môi trên tiêu giảm. - Môi dưới kém phát triển, chỉ thấy râu môi dưới phát triển có 3 đốt chìa ra phía trước. - Đôi hàm dưới phát triển dài ra và dính vào nhau tạo thành ống hút (vòi). Vòi là do vô số các vòng xoắn cứng nối với nhau bằng các màng, bình thường khi không hút, vòi được cuốn cong lại thành nhiều vòng trôn ốc. 2.2. Phần ngực Ngực là phần thứ hai và được coi là trung tâm vận động của cơ thể, vì ngực mang 3 đôi chân và 2 đôi cánh. Phần ngực gồm 3 đốt: ngực trước, ngực giữa và ngực sau. - Mỗi đốt được bao phủ bởi 4 mảnh cứng: 1 mảnh lưng, 1 mảnh bụng và 2 mảnh bên, bốn mảnh này được nối với nhau bởi lớp da mềm, mỏng. - Mỗi đốt đều mang 1 đôi chân (ở một số họ bướm không có hai chân trước hoặc bị tiêu giảm như: Nymphalidae). Chân gồm 5 đốt khớp với nhau: đốt chậu (coxa) - đốt chuyển (trochanter ) - đốt đùi (femur) - đốt ống (tibia) - đốt bàn (tarsus). - Đốt ngực giữa và đốt ngực sau mỗi đốt mang 1 đôi cánh. Nguồn gốc của cánh là do các phần bên của mảnh lưng và mảnh bên của đốt ngực giữa và ngực sau dính lại kéo dài ra tạo thành. Đôi cánh ở ngực giữa gọi là cánh trước, đôi cánh ở ngực sau gọi là cánh sau. Cánh bằng chất màng mỏng được phủ đầy vẩy, trên cánh có nhiều mạch cánh (gân cánh). Nhìn chung cánh bướm gần như hình tam giác có 3 góc: góc vai (basis), góc đỉnh (apex), góc sau (tornus) và 3 cạnh (mép): mép trước (costa), mép ngoài (termen), mép sau (dorsum). Trên cánh được phân chia thành các vùng khác nhau và các gân cánh có tên gọi khác nhau. Hệ thống mạch cánh bướm thường có các gân dọc - là gân cánh chạy từ gốc cánh theo chiều dọc của cánh ra phía mép cánh. Gân dọc có các tên gọi khác nhau và gồm các gân chủ yếu như sau: + Gân costa (C): nằm sát rìa trên của cánh, gân này không phân nhánh. + Gân subcosta (Sc): nằm phía dưới gân Costa. 6 Luận văn tốt nghiệp “Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm” + Gân radius (R): nằm phía sau gân Sc, gân này chia thành hai nhánh phụ: R 1 và R S ; R 1 không phân nhánh, nhưng gân R S thường phân thành 4 nhánh: R 2 , R 3 , R 4 , R 5 . Nếu R S chia thành hai nhánh thì các nhánh này được gọi R S1 (R 2 +R 3 ) và R S2 (R 4 +R 5 ). + Gân medius (M): nằm kế sau gân R. Gân này thường phân làm 3 gân nhỏ: M 1, M 2 , M 3 . + Gân cubitus (Cu): nằm tiếp sau gân medius, gân này chia thành hai nhánh nhỏ: Cu 1 , Cu 2 . + Gân anal (A): thường gọi là gân đáy gồm hai nhánh nhỏ nằm cuối cùng của hệ gân cánh: 2A, 3A. - Trên cánh còn được phân thành các vùng khác nhau với tên gọi khác nhau: vùng gốc cánh, vùng giữa cánh, vùng rìa cánh. hv. Gốc góc gân ngoài 1. Ô cánh Sc. Gân subcosta R. Gân radius M. Gân medius Cu. Gân cubitus A. Gân anal Hình 4: Hệ thống gân cánh bướm và các vùng trên cánh bướm gọi tên theo gân cánh (Theo quy ước của Comstock – Needham) 7 1 1 1 Luận văn tốt nghiệp “Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm” 1. Gốc cánh 2. Giữa cánh 3. Rìa cánh 4. Chót cánh Hình 5: Tên gọi thông thường các vùng và các mép trên cánh bướm (cách gọi tên các mép cánh sau tương tự mép cánh trước) [Mạnh, 1998] 2.3. Phần bụng Bụng là phần thứ ba của cơ thể, bên trong chứa các nội quan. Bụng gồm nhiều đốt. Các đốt bụng nối với nhau bằng một màng mỏng nên có thể co dãn và cử động dễ dàng. Mỗi đốt bụng cũng được bảo vệ bởi các tấm lưng, tấm bụng và tấm bên. 8 1 2 3 2 3 4 costa termen dorsum tornus basis 1 apex Luận văn tốt nghiệp “Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm” 3. SINH HỌC CỦA BƯỚM 3.1. Chu trình sống: bướm là loài côn trùng có chu trình sống khá phức tạp, vòng đời của chúng trải qua các giai đoạn biến thái khác nhau: bướm (thành trùng hay sâu trưởng thành) - trứng - ấu trùng (sâu non) - nhộng. Bướm đực và bướm cái sau khi cặp đôi, giao phối, con cái đẻ trứng và vòng đời như thế tiếp tục. 3.1.1. Trứng: trứng thường được con cái đẻ riêng lẻ hay thành đám ở mặt dưới lá của cây kí chủ. Trứng có kích thước lớn mắt thường có thể quan sát thấy. Trứng có hình dạng và màu sắc rất phong phú: - Hình cầu: Papilionidae - Có sọc nổi, hình cái chai: Pieridea 3.1.2. Ấu trùng: ấu trùng (sâu non) có dạng sâu với hình dáng rất đa dạng. Sâu non thuộc dạng nhiều chân, với bộ phận đầu rất phát triển, cơ thể hình ống dài gồm 13 đốt (3 đốt ngực và 10 đốt bụng), có 6 mắt đơn ở hai bên đầu và 1 đôi râu rất ngắn. Miệng thuộc kiểu ngậm nhai, hàm trên to khoẻ. Mỗi đốt ngực mang 1 đôi chân ngực. Bụng có từ 2 - 5 đôi chân ở vị trí tương đương với đốt bụng thứ 3, 4, 5, 6 và 10. Đôi chân ở đốt bụng thứ 10 thường gọi là đôi chân mông. Phía cuối chân bụng có nhiều móng dạng móc câu, sắp xếp thành từng kiểu khác nhau theo loài và đây là đặc điểm quan trọng để phân loài. Một số loài có hơn 5 đôi chân bụng giống như sâu đo, có loài hoàn toàn không có chân bụng như một số loài họ Xycanidae, những loài thuộc họ Microlepidotera hoàn toàn không có chân ngực lẫn chân bụng. 1. Lỗ thở 2. Mắt đơn 3.Râu 4. Chân ngực 5. Chân bụng 9 2 1 3 4 5 Hình 6: Ấu trùng họ Papilionidae [Borror, Delong, 1963] Luận văn tốt nghiệp “Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm” 3.1.3. Nhộng: nhộng thuộc nhộng màng - các chi phụ và cánh dính sát vào cơ thể. Nhiều loài trước khi hoá nhộng thường nhả tơ. 3.1.4. Bướm: còn gọi là thành trùng (xem mục đặc điểm cấu tạo và mô tả) 3.2. Tập tính [Mạnh, 1998] Bướm có các tập tính sau: 3.2.1. Tập tính bầy đàn Một số loài bướm có tập tính sống theo bầy đàn, chúng tập trung thành từng đàn nhỏ từ 8 - 10 cá thể, nhưng đôi khi có thể gặp những đàn có số lượng lớn hơn từ 20 - 30 cá thể, tập tính này thường gặp nhất ở một số loài như: Euploea modesta, Euploea- erydhovii…. 3.2.2. Tập tính sống theo khu vực Một số loài có tập tính sống theo khu vực, tập tính này chủ yếu xuất hiện ở con đực, chúng ít khi di chuyển ra khỏi khu vực và có tập tính bảo vệ khu vực mình cư ngụ, như loài Hypolimnas bolina, Parthenos sylvia…con cái có xu hướng tập trung quanh cây ký chủ. 3.2.3. Tập tính sống đơn lẻ Bên cạnh những loài có xu hướng tập trung thành bầy đàn thì một số loài sống đơn lẻ, chúng phân bố rải rác khắp các khu vực, những loài có tập tính này như: Tanaecia- julii, Euthalia aconthea… 3.2.4. Tập tính về sự phân bố Bộ cánh vẩy phân bố ở nhiều môi trường sống khác nhau: có những loài sống ở tầm thấp, có những loài thích ánh nắng (Ariadne specularia, Cyrestis cocles), có những loài thích tập trung ở nơi có bóng râm (Danaus melissa, Danaus genutia)… 10 [...]... mùi 4.3 Xúc biện hay mảnh sờ môi Xúc biện là một cấu trúc thuộc phụ họ bộ miệng của Lepidoptera, xúc biện có ba đốt, trên xúc biện có các lông cứng hoặc vẩy Dựa vào hình dạng và số lượng của các lông hoặc vẩy, chiều dài đốt để phân loại - 11 - Luận văn tốt nghiệp Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm 4.4 Râu Người ta dựa vào hình dạng của râu, chót râu, màu sắc của râu, các vẩy trên râu... loài Họ Danaidae: 5 loài Họ Papilionidae: 4 loài Họ Satyridae: 6 loài Họ Pieridae: 8 loài Họ Lycaenidae: 4 loài Họ Hesperiidae: 2 loài Họ Sphingidae: 1 loài Kết quả định danh đến loài: 41 mẫu - 19 - Luận văn tốt nghiệp Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm 1.2.2.1 Họ Nymphalidae * Một số đặc điểm của họ Nymphalidae: - Kích thước các loài thường khác nhau - Cánh trước và cánh sau thường... Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm 3.2.5 Tập tính về thời gian hoạt động Theo tập tính này người ta thường phân chia bướm ngày và bướm đêm Đối với những loài hoạt động ban ngày thời gian hoạt động mạnh nhất của chúng vào khoảng từ 8-10 giờ sáng (khoảng thời gian này đúng khi có nắng; nếu có mưa, khi tạnh ít thấy chúng xuất hiện kể cả trời âm u), chiếm đa số ở tập tính này là những loài. .. chết đã lâu và bị khô hoặc nhăn nheo có thể được phục hồi lại phần nào bằng cách ngâm vào bằng dung dịch KOH 10% ấm 2.3.6 Phương pháp làm mẫu nhộng và trứng Các mẫu nhộng và trứng được bảo quản bằng cách cho vào dung dịch cồn 90% Tôi cũng ghi nhận lại màu sắc của chúng bằng cách chụp hình hay mô tả - 18 - Luận văn tốt nghiệp Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm Phần IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN... tốt nghiệp Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm Hình 9: Thu bướm khi đậu 2.3 Phương pháp xử lý mẫu 2.3.1 Phương pháp xử lý mẫu tại chỗ Có 2 cách xử lý mẫu tại chỗ: - Cho mẫu thu được vào hộp kín trong chứa ete (ete được đựng trong lọ nhỏ) để gây mê bướm - Cho mẫu thu được vào tấm giấy gấp đã chuẩn bị trước (giấy gấp -giấy bìa được cắt thành hình chữ nhật và xếp đôi lại tạo thành hình vuông... mẫu: cho cát mịn và sạch vào trong hộp nhựa hoặc thuỷ tinh có nắp đập, tẩm cho cát ướt vừa đủ - Dùng kim ghim ghim thẳng góc vào phần ngực của chúng - 16 - Luận văn tốt nghiệp Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm - Đặt các mẫu ghim lên trên cát, tránh không cho chúng tiếp xúc trực tiếp với nước - Đậy nắp lại Tuỳ vào tình trạng cứng của mẫu mà thời gian làm cho phần cơ ngực của chúng mềm... bay của bướm rồi vợt hoặc đập cho chính xác (có thể vợt từ phía sau đường bay của bướm) Khi mẫu đã nằm trong lưới vợt, ta xoay cán vợt 1800 khép miệng vợt lại để mẫu không thoát ra ngoài - 14 - Luận văn tốt nghiệp Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm Hình 8 : Thu bướm khi bay 2.2.2 Thu mẫu bướm đang đậu Đối với bướm đang đậu, cần tiến lại gần từ từ tránh làm chúng hoảng sợ, rồi dùng vợt... song song - Trong nền cánh màu vàng nhạt có 3 đốm màu đen (2 thuộc vùng Cu2, 1 đốm thuộc vùng Cu1) + Cánh sau: nền cánh có màu vàng nhạt - 24 - Luận văn tốt nghiệp Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm - Rìa termen có màu đen với hàng hình chữ V màu trắng giống cánh trước nhưng kích thước lớn và rõ hơn Termen dạng răng cưa, phía trong rìa termen (nền cánh vàng nhạt) có 1 đường viền màu... đã sưu tập và lưu giữ được 350 mẫu 1.2 Kết quả mô tả và nhận dạng 1.2.1 Kết quả mô tả: Trên cơ sở mẫu lưu giữ, chúng tôi đã mô tả được 53 loài Trong đó có 12 loài vừa có cả cá thể đực và cá thể cái, 29 loài chỉ có cá thể đực 1.2.2 Kết quả nhận dạng (theo [Borror, Delong, 1963], [Monastyrskii, Devyatkin, 2002], [Mạnh, 1998], [Trung, 2000] ) Kết quả định danh được 8 họ, trong đó: Họ Nymphalidae: 11 loài. .. 30 - Luận văn tốt nghiệp Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm 1.2.2.2.3 Bướm nâu Ấn Độ (Euploea core ♂Cramer) * Sải cánh: trung bình 86mm * Mặt trên: nền cánh có màu nâu, phần gốc cánh có màu sậm nhất, càng ra gần termen màu càng sáng dần, sát termen màu chuyển gần như sang nâu + Cánh trước: - Chót cánh trước có màu trắng bạc, một số cá thể có ánh tím, một số cá thể khác chót cánh có . xương sống, chúng tôi thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm với mục tiêu: - Sưu tập và mô tả hình dạng của các loài bướm thu được. - Nhận dạng. văn tốt nghiệp Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm 2.1.3.2. Miệng hút (Hình 1) Đặc điểm cấu tạo của kiểu miệng dạng này như sau: - Hàm trên và môi trên tiêu giảm. - Môi dưới kém phát. bụng và tấm bên. 8 1 2 3 2 3 4 costa termen dorsum tornus basis 1 apex Luận văn tốt nghiệp Sưu tập và mô tả hình dạng của một số loài bướm 3. SINH HỌC CỦA BƯỚM 3.1. Chu trình sống: bướm là loài

Ngày đăng: 06/10/2014, 05:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w