Ở một số nướcĐông Âu, đặc biệt ở Liên Xô cũ, đã có nhiều tài liệu của các tác giả đề cập đếnmục đích, nội dung và phương pháp thiết kế sử dụng cũng như vai trò, giá trị củacâu hỏi, bài t
Trang 1MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng phát huy tính tích cực học tập củahọc sinh (HS) là yêu cầu của thời đại, đồng thời là yêu cầu cấp bách cho sự nghiệpphát triển kinh tế xã hội của đất nước Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáodục theo hướng chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi chépsang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạycho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có
tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân; tăng cườngtính chủ động, tính tự chủ của HS trong quá trình học tập, hoạt động tự quản trongnhà trường và tham gia các hoạt động xã hội là một vấn đề cấp bách của giáo dụctrong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay
Kiến thức sinh học ngày càng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là sự phát triểncủa công nghệ sinh học và ứng dụng của công nghệ sinh học vào thực tiễn Vì vậy,việc rèn luyện năng lực tự học cho HS là rất cần thiết
Một trong những biện pháp có thể giải quyết tốt nhiệm vụ nêu trên là sử dụngbài tập tình huống (BTTH) để giảng dạy kiến thức BTTH được sử dụng trong tất cảcác khâu của quá trình dạy học, từ khâu nghiên cứu tài liệu mới, củng cố hoàn thiệncho đến kiểm tra đánh giá kiến thức của HS Sử dụng BTTH trong dạy học còn rènluyện cho HS những thao tác tư duy đặc biệt là thao tác phân tích, tổng hợp, kháiquát hóa, trừu tượng hóa, vận dụng các kiến thức đó vào đời sống và thực tiễn sảnxuất Dạy học theo phương pháp sử dụng BTTH giúp cho HS có thể lĩnh hội tri thứcvững vàng hơn, tạo hứng thú học tập tốt hơn Sử dụng BTTH là biện pháp quantrọng để tổ chức HS tự lực nghiên cứu sách giáo khoa (SGK) gắn việc học với thựchành lí thuyết đã học vào giải quyết các tình huống đặt ra
Mặt khác, thực tế dạy học Sinh học 10 ở trường phổ thông hiện nay vẫn cònmang nặng tính chất thông báo, tái hiện Đồng thời do nhu cầu và động cơ học tậpcủa HS đối với môn Sinh học 10 chưa đúng đắn, nên HS học tập một cách thụ động,
gò ép Do đó, giáo viên (GV) cần phải có phương pháp dạy học (PPDH) tích cực
Trang 2hơn, đặt HS trước mỗi BTTH để các em chủ động tham gia vào hoạt động học tập
có hiệu quả hơn Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy: dạy học bằng BTTH đã đượcnghiên cứu và vận dụng nhiều đối với các môn học khác, riêng đối với môn Sinhhọc 10 vẫn đang còn hạn chế và cần được quan tâm nhiều hơn
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống để dạy sinh học 10 THPT” cho nghiên cứu luận án.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở đề xuất quy trình xây dựng BTTH, xây dựng một hệ thống BTTHSinh học 10 và tổ chức dạy học bằng BTTH để nâng cao chất lượng học cho HS ởtrường trung học phổ thông (THPT)
3 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng được các BTTH trong nội dung Sinh học 10 – THPT và có biệnpháp sử dụng vào quá trình dạy học phù hợp thì sẽ góp phần nâng cao chất lượnghọc tập bộ môn Sinh học 10 - THPT cho HS
4 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1 Khách thể nghiên cứu
Lí luận và phương pháp dạy học Sinh học 10 ở trường THPT
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Lí thuyết tình huống, BTTH và sự vận dụng BTTH vào dạy học Sinh học 10 ởtrường THPT
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu và sử dụng BTTH vào dạy học trên thế giới
Trang 35.4 Phân tích logic nội dung kiến thức cơ bản của Sinh học 10 để làm cơ sởcho việc xây dựng các BTTH.
5.5 Đề xuất nguyên tắc, quy trình xây dựng BTTH và vận dụng nó vào xâydựng các BTTH trong nội dung Sinh học 10
5.6 Xây dựng nguyên tắc và quy trình sử dụng BTTH trong dạy học Sinh học
10 vào quá trình dạy học, đặc biệt trong khâu nghiên cứu tài liệu mới.5.7 Thiết kế các giáo án bài lên lớp dạy học Sinh học 10 ở trường THPT theohướng sử dụng BTTH
5.8 Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước liên quan đến đổi mới cách dạy
và học hiện nay theo hướng tích cực hóa hoạt động học của HS
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và phương pháp dạy học Sinh học, vai trò của bàitập và BTTH trong dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng
- Nghiên cứu các nội dung tri thức lí thuyết và thực tiễn liên quan đến nộidung kiến thức Sinh học 10 để xây dựng các BTTH
6.2 Điều tra thực trạng
Điều tra thực trạng dạy học Sinh học 10 ở trường THPT bằng bộ câu hỏi trênđối tượng HS và GV dạy Sinh học liên quan tới nội dung nghiên cứu
6.3 Phương pháp chuyên gia
Trao đổi, xin ý kiến của các nhà nghiên cứu, chuyên gia về đánh giá chấtlượng quy trình xây dựng, sử dụng, các BTTH, các tiêu chí đánh giá kĩ năng pháthiện và giải quyết BTTH
6.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm song song, trong đó nhóm đối chứng (ĐC) và nhóm thực nghiệm(TN) trên cùng một số GV và HS có cùng đặc điểm về năng lực, kết quả học tập
Trang 46.5 Phương pháp thống kê toán học
Các bài kiểm tra ở cả nhóm lớp TN và ĐC đều chấm cùng biểu điểm theothang điểm 10 Các kết quả của đề tài được xử lí bằng thống kê toán học phần mềmMicrosoft office và Excel 2013 như sau:
- Lập bảng phân phối TN và bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra
- Tính các tham số theo các công thức sau:
Điểm trung bình (X´) là tham số xác định giá trị trung bình các điểm số của HS
Trong đó: n: tổng số bài kiểm tra;
xi: điểm số theo thang điểm 10;
ni: số bài kiểm tra có điểm số xi.
Phương sai (S2): Đặc trưng cho sự sai biệt của một số liệu trong kết quả nghiêncứu Phương sai càng lớn thì sai biệt càng nhiều
m= s
Hệ số biến thiên Cv (%): Khi có 2 số trung bình cộng khác nhau, độ lệchchuẩn khác nhau thì phải xét hệ số biến thiên Nếu hệ số biến thiên càng nhỏ thì độtin cậy càng cao
C v= s
´
X.100 %
Trang 5Trong đó:
- Cv: 0 – 10% dao động nhỏ, tin cậy lớn;
- Cv: 10 – 30% dao động trung bình, độ tin cậy trung bình;
- Cv: 30 – 100% dao động lớn, độ tin cậy nhỏ
Độ tin cậy (td): Độ tin cậy sai khác giữa 2 giá trị trung bình phản ánh kết quảcủa 2 phương án TN và ĐC
XTN, XĐC: Điểm số trung bình của phương án TN và ĐC
Tra td từ bảng phân phối Student (với α = 0,05) để tìm ra xác suất đáng tin cậycủa tα
Nếu td > tα thì sai khác giữa X¯ TNv à X¯ ĐC là có ý nghĩa
Biểu diễn kết quả TN theo phân phối tần suất bằng đồ thị
7 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
7.1 Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về bản chất, vai trò và ý nghĩa củaBTTH trong dạy học nói chung và trong dạy học Sinh học nói riêng đểvận dụng vào quá trình dạy học Sinh học 10
7.2 Điều tra thực trạng về khả năng nhận thức của GV về BTTH và mức độ
sử dụng BTTH trong dạy học Sinh học nói chung và Sinh học 10 nóiriêng, qua đó đã xác định được các nguyên nhân gây ra thực trạng
7.3 Đề xuất được nguyên tắc, quy trình xây dựng BTTH và xây dựng được hệthống BTTH gồm 67 BTTH để dạy học các kiến thức Sinh học 10
7.4 Xác định được nguyên tắc và quy trình dạy học bằng BTTH trong dạy họcSinh học 10
Với:
Trang 67.5 Bước đầu xây dựng được các tiêu chí để đánh giá các kĩ năng phát hiện,giải quyết các tình huống đặt ra trong BTTH của HS trong dạy học Sinhhọc 10.
8 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng và sử dụng BTTH trong dạy học ở khâunghiên cứu tài liệu mới thuộc các nội dung kiến thức Sinh học 10
9 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 3chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng BTTHtrong dạy học Sinh học 10
Chương 2 Xây dựng và sử dụng BTTH trong dạy học Sinh học 10
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Trang 7Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BTTH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học
1.1.1.1 Xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học trên thế giới
Trên thế giới, từ lâu người ta đã quan tâm đến việc dạy học bằng câu hỏi, bàitập Ở một số nước phương Tây như: Pháp, Mĩ… đã xuất hiện nhiều tài liệu về líluận dạy học theo hướng khuyến khích tăng cường sử dụng câu hỏi, bài tập để rènluyện tính chủ động, tích cực của HS từ bậc tiểu học lên trung học Ở một số nướcĐông Âu, đặc biệt ở Liên Xô (cũ), đã có nhiều tài liệu của các tác giả đề cập đếnmục đích, nội dung và phương pháp thiết kế sử dụng cũng như vai trò, giá trị củacâu hỏi, bài tập trong dạy học như: Socolovskaia (1971), Abramova, Gophman,Kadosnhicov, Laixeva, Karlinxki (1975, 1979) Các tác giả đã nêu lên những quanđiểm về bản chất, ý nghĩa của câu hỏi, bài tập trong dạy học Hệ thống câu hỏi, bàitập mà các tác giả thiết kế đã góp phần cải tiến PPDH lúc bấy giờ theo hướng pháthuy tính tích cực hoạt động nhận thức của HS trong các nhà trường ở Liên Xô (cũ).Một trong những hướng nghiên cứu có liên quan đến việc xây dựng và sửdụng câu hỏi, bài tập trong dạy học những môn học ở trường phổ thông phải kể đếnhướng xây dựng và sử dụng câu hỏi bài tập như một phương tiện, một phương phápdạy học của các tác giả nói trên Mục đích của nghiên cứu câu hỏi, bài tập phương
pháp là xác định hệ thống các dạng câu hỏi, bài tập cho phép hình thành kiến thức,
kĩ năng, kĩ xảo về PPDH trong quá trình điều khiển hoạt động nhận thức ở HS phổthông Từ các khó khăn gặp phải của sinh viên sư phạm và GV trong khi soạn bàilên lớp, tổ chức công tác độc lập cho HS, đặc biệt là xây dựng những câu hỏi, bàitập tạo tình huống có vấn đề (THCVĐ), tổ chức quá trình giải quyết vấn đề cho HS,các tác giả đã biên soạn các tài liệu hướng dẫn dạy học môn học, các giáo trình rènluyện nghiệp vụ cho các trường sư phạm
Trang 8Bài tập thực hành phương pháp được biên soạn hướng vào rèn luyện cho GV
kĩ thuật xây dựng, sử dụng câu hỏi, bài tập để tổ chức bài học bộ môn
Quy trình tổ chức rèn luyện những kĩ năng đó thông qua các bài tập phương pháp là:
Bài tập phương pháp là một dạng của bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng và
sử dụng câu hỏi, bài tập cho sinh viên và GV trong quá trình tổ chức dạy học, làmột trong những định hướng tốt giúp luận án có cơ sở xác định quy trình xây dựng
và sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học các môn học ở trường phổ thông
Tác giả Êxipôp B P (1971) chỉ ra bài tập ở nhà có ý nghĩa rất to lớn vì nó thểhiện tính “độc lập” của HS, đồng thời “giúp trang bị cho các em những kĩ năng độclập, thúc đẩy việc tự học của HS, nó đòi hỏi GV phải hướng dẫn và kiểm tra đúngđắn, kịp thời” [22] Bài tập về nhà buộc HS không những phải đọc mà còn phải suynghĩ, tìm tòi sáng tạo, chúng làm cho đời sống trí tuệ của HS thêm phong phú, làmcho việc học tập trở nên năng động và có hiệu quả
Khalamốp I F (1978) nhất trí với nhà tâm lí học Rubinxtêin X L rằng: conngười phải khám phá cho bản thân mình, dù chỉ là “khám phá lại” [33] Từ đó,Khalamốp I F đã xây dựng những cơ sở lí luận và xác định đúng nội dung, phươngpháp phát huy tính tích cực của HS, trong đó tác giả khẳng định bài tập có vai trò, ýnghĩa quan trọng
Trang 9Đairi N G (1980) quan niệm bài tập là một trong những biện pháp quan trọngnhất để hình thành tư duy độc lập và tính tích cực, tự giác trong học tập của HS,đồng thời ông cũng khẳng định bài tập mở ra những khả năng rộng lớn trong việcphát triển trí tuệ của HS và vạch ra bản chất của hiện tượng Theo ông, “bài tập nêuvấn đề cho HS về nhà không được sao lại việc đã làm ở trên lớp Bài tập là hợp línếu nó buộc HS phải xem xét lại những sự kiện đã học nhưng đặt trong mối quan hệkhác của vấn đề, hoặc làm cho kiến thức đã biết thêm sâu sắc, đòi hỏi HS phải kếthợp tài liệu của SGK với bài trình bày của thầy giáo, phải lập ra các sơ đồ - côngviệc này HS làm ở nhà tiện hơn là làm ở trên lớp” [18].
1.1.1.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học ở VN
Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1989) [60] trong quá trình nghiên
cứu đã đưa ra các dạng bài tập rèn luyện kĩ năng, trong đó có bài toán tình huống
mô phỏng
Theo tác giả, bài toán tình huống mô phỏng được xuất phát từ những tìnhhuống mô phỏng thông qua việc xử lí sư phạm Nguyên tắc xử lí sư phạm là làmcho phương pháp khoa học được vận dụng vào dạy học, thích hợp với những điềukiện dạy học khác nhau Cụ thể là chọn một tình huống thực nhưng có tính điểnhình, tình huống đó được soạn lại dưới dạng bài toán nhận thức, phù hợp vớichương trình, trình độ của sinh viên Quá trình biến tình huống nghề thành bài toántình huống mô phỏng thực chất là quá trình xử lí sư phạm Tác giả đưa ra 4 bướcthiết kế bài toán tình huống mô phỏng để cho sinh viên giải như sau:
- Phân tích cấu trúc kĩ năng nghề nghiệp tương lai thành hệ thống những nhómtình huống nghề nghiệp điển hình
- Mô hình hóa theo lối mô phỏng những tình huống nghề nghiệp đó thành hệthống những bài toán tình huống mô phỏng
- Đưa hệ thống bài toán tình huống mô phỏng vào dạy học dưới hình thức tròchơi, cùng nhau giải bài toán theo vai mà người giảng viên làm chủ trò
- Thông qua giải bài toán tình huống mô phỏng mà hình thành kĩ năng nghềnghiệp tương lai
Trang 10Trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển giáo dục phục vụ công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước, đã có nhiều công trình nghiên cứu và các tài liệu bồidưỡng về lĩnh vực rèn luyện kĩ năng dạy học thông qua bài tập thực hành giáo dục,BTTH cho sinh viên thuộc các ngành học khác nhau Trong tài liệu “Thực hành vềGiáo dục học” các tác giả Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Đình Chỉnh (1989) đã khẳngđịnh vai trò của việc rèn nghề thông qua bài tập và đã đưa ra một hệ thống các bàitập thực hành giáo dục theo những chủ đề đã giảng dạy tương ứng ở phần lí luận[6].
Nguyễn Đình Chỉnh (1995) [8] trong tài liệu “ BTTH quản lí giáo dục” mặc
dù tác giả không đi sâu phân tích cơ sở lí thuyết của BTTH, song tác giả cũng xácđịnh BTTH là cầu nối giữa lí luận nghề nghiệp và thực hành nghề nghiệp TrongBTTH chứa đựng cả tri thức, kĩ năng và cả phương pháp BTTH quản lí giáo dụckhông chỉ giúp học viên củng cố, khắc sâu kiến thức lí thuyết, mà còn có tác dụngrèn luyện những kĩ năng cơ bản về quản lí giáo dục
Về bản chất, các bài tập này như là các tình huống mô phỏng những vấn đềxảy ra trong giảng dạy và giáo dục HS, sinh viên vận dụng lí luận giáo dục học đểgiải quyết các tình huống đó; đồng thời qua đó mà rèn luyện kĩ năng xử lí các tìnhhuống, cũng như phát triển kĩ năng để xử lí các tình huống giáo dục khác
Trong môn Sinh học ở trường phổ thông, tất cả các tài liệu giáo khoa Sinh học
từ lớp 6 đến lớp 12 đã được các tác giả thiết kế sẵn những câu hỏi, bài tập ở trongmỗi bài, mỗi chương Những câu hỏi, bài tập này giúp GV định hướng xác địnhmục tiêu bài học, giúp HS hệ thống hóa những kiến thức trọng tâm của bài; cũng cóthể sử dụng những câu hỏi, bài tập này để củng cố, hoàn thiện kiến thức hay kiểmtra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của HS
Nói như thế, không có nghĩa là chỉ cần những câu hỏi, bài tập trong SGK là cóthể tổ chức được bài lên lớp Nếu dựa vào các khâu của quá trình dạy học, có thểphân ra câu hỏi, bài tập sử dụng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới; câu hỏi, bài tập
sử dụng trong khâu củng cố, hoàn thiện; câu hỏi, bài tập sử dụng trong khâu kiểmtra đánh giá Nếu xuất phát từ cơ sở phân loại dựa vào mức độ nhận thức của HS, có
Trang 11thể phân ra câu hỏi yêu cầu mức độ tái hiện sự kiện, hiện tượng, quá trình; câu hỏiyêu cầu mức độ hiểu khái niệm; câu hỏi yêu cầu mức độ vận dụng khái niệm; câuhỏi yêu cầu mức độ sáng tạo Hoặc nếu dựa vào mức độ tích cực nhận thức của HS,người ta có thể phân ra câu hỏi tái hiện thông báo; câu hỏi tìm tòi bộ phận; câu hỏitích cực tư duy tìm tòi sáng tạo Cũng có khi dựa vào hình thức ra câu hỏi, người ta
có thể phân ra câu hỏi tự luận; câu hỏi trắc nghiệm khách quan Hoặc dựa vào yêucầu phải hoàn thành là viết hay vấn đáp mà người ta có thể phân ra câu hỏi yêu cầutrả lời bằng lời nói (vấn đáp); câu hỏi yêu cầu trả lời bằng chữ viết,…
Trong khuôn khổ đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học các môn khoa học tựnhiên ở trường THPT theo hướng hoạt động hóa người học” do các tác giả ĐinhQuang Báo, Nguyễn Cương, Nguyễn Đức Thâm (1996) [3] đã sử dụng câu hỏi, bàitập như là một phương tiện có hiệu quả nhằm góp phần đổi mới PPDH các mônkhoa học tự nhiên ở trường THPT theo hướng tích cực
Trong các giáo trình lí luận dạy học, câu hỏi và bài tập cũng được nhiều tácgiả quan tâm nghiên cứu như các tác giả: Trần Bá Hoành “Giáo trình Lí luận dạyhọc Sinh học đại cương ở trường phổ thông” (1972, 1975, 1979), Đinh Quang Báo
và Nguyễn Đức Thành “Lí luận dạy học Sinh học phần đại cương” (1996) [4],…Tácgiả Lê Đình Trung đã biên soạn một cách có hệ thống các câu hỏi, bài tập từ Sinhhọc 6 đến Sinh học 12, ngay từ năm 1975 đến nay, tác giả đã đưa vào dạy cho sinhviên sư phạm Sinh học cách giải bài tập, cách sử dụng nó vào các khâu của quátrình dạy học
Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997 - 2000 cho GV THPT: “Dạy họcgiải quyết vấn đề trong bộ môn Sinh học” của các tác giả: Nguyễn Văn Duệ, TrầnVăn Kiên, Dương Tiến Sỹ [12], đã xác định được nhiều tình huống dạy học điểnhình trong các phân môn: Sinh học 10, Di truyền học 11, Sinh thái học 11 Các tácgiả đã thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trong chương trình Sinh họcTHPT làm phương tiện để giúp HS tự phát hiện và xác định những tình huống họctập Trên cơ sở đó, giúp GV tổ chức hoạt động nhận thức cho HS theo tiếp cận dạyhọc giải quyết vấn đề
Trang 12Những nghiên cứu trên đây tuy đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về líluận cũng như việc sử dụng câu hỏi, bài tập theo hướng tích cực trong dạy học.Nhưng việc nghiên cứu có tính hệ thống từ những cơ sở lí luận đến việc đề xuất cácnguyên tắc và xác lập một quy trình hợp lí thiết kế và sử dụng BTTH (trong đó thểhiện rõ những kĩ thuật thiết kế và sử dụng), để từ đó giúp GV có những định hướng
về phương pháp và kĩ năng thiết kế câu hỏi, bài tập nhằm tổ chức hoạt động nhậnthức cho HS theo hướng phát huy cao độ tính tích cực học tập còn chưa được quantâm nghiên cứu đầy đủ
Vì vậy, luận án sẽ tập trung vào việc nghiên cứu xác định các nguyên tắc, quytrình thiết kế và sử dụng BTTH như một phương tiện, phương pháp để tổ chứchướng dẫn HS tự lực phát hiện kiến thức mới nhằm nâng cao chất lượng dạy họcSinh học 10
1.1.2 Xây dựng và sử dụng BTTH trong dạy học
1.1.2.1 Xây dựng và sử dụng BTTH trong dạy học trên thế giới
Xây dựng và sử dụng tình huống được biết đến thuộc nhiều lĩnh vực của cuộcsống xã hội ở các nước trên thế giới và Việt Nam
- Ở Trung Quốc: từ hàng nghìn năm trước, phương pháp xử lí tình huống đượcdiễn đạt trong nhiều kinh sách, văn học cổ qua lịch sử của nhiều thời đại Kinh dịchcòn được gọi là “đạo của người quân tử” Người quân tử là người có tài đức, cónhân cách, có phương pháp ứng xử, tiếp cận chân lí Kinh dịch cũng là bộ sách cổcủa Trung Quốc độc đáo nhất của nhân loại (đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, đượcnhiều độc giả đông tây kim cổ của nhiều nước nghiên cứu) dạy cách xử lí tìnhhuống cho mọi người, thuộc mọi lứa tuổi, ngành nghề và thời đại Những tìnhhuống này và cách xử lí chúng luôn luôn biến động tùy thời đại Dịch lí vạch racách xử lí đúng đắn những tình huống đó, từ việc ăn uống, nuôi thân đến việc xử lí
xã hội; từ việc tề gia đến việc trị dân Dịch lí giúp ta sống theo đạo, nghĩa là hợp vớiquy luật thiên nhiên, quy luật xã hội, thuận thiên ích nhân
- Ở phương Tây, Mĩ là nước sớm nhất nghiên cứu và áp dụng tình huống tronggiáo dục, đào tạo Trong các lĩnh vực khác nhau, các tác giả Grahame Feletti (1997)
Trang 13[76]; Dolmans (1994) [77], Woods (1994) [78], Gramham Gibbs & Alan Jenkirs(1997) [79], Robert J Marzano (1992) [80], Kiriacou (1991) [83] đã khẳng địnhtính hiệu quả của việc sử dụng tình huống trong dạy học, chẳng hạn:
Trong đào tạo sĩ quan lái máy bay, những sĩ quan lái máy bay cựu chiến binh
đã cung cấp hàng nghìn tình huống xử lí như thế nào là tốt, như thế nào là khôngtốt Họ đã xây dựng được một giáo trình mới và một phương pháp đào tạo phi côngmới Kết quả là thời gian đào tạo ngắn hơn và học viên tốt nghiệp làm việc hiệu quảhơn so với phương pháp truyền thống
Trong ngành y học, Học viện Y khoa Mĩ đã thu được 3000 tình huống có liênquan đến kiến thức, thái độ, động tác của bác sĩ và nhân viên y tế Việc đào tạo vàbồi dưỡng nhân viên y tế theo phương pháp tình huống đã đem lại hiệu quả cao:thời gian rút ngắn, học viên thông thạo nghề nghiệp hơn
- Ở Pháp, sử dụng tình huống đã được áp dụng từ rất sớm trong ngành giáodục Từ những năm 60, Gaston de Villard xây dựng một giáo trình luận lí kiểu mới
“Luận lí trong hành động” Giáo trình gồm nhiều chương mục mang tiêu đề tương
tự như các giáo trình cũ, nhưng nội dung là những tình huống có thật và cụ thể GVxác định một số vấn đề lí thuyết ngắn gọn, rồi nêu tình huống cụ thể để trò tranhluận Cuối cùng, GV kết luận Học luận lí không còn khô khan như trước nữa Lớphọc với phương pháp tình huống trở nên hết sức sôi động
- Ở cộng hòa Liên bang Đức, phương pháp tình huống đã được áp dụng ởnhiều ngành trong đó có giáo dục và nông nghiệp Trong giáo trình về khuyến nôngngười ta đã thực hiện một quan niệm mới, khuyến nông không phải chỉ là chuyểngiao kĩ thuật đến người nông dân, mà là phát triển nông nghiệp, phải thực hiện mộtphương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề
- Nhật Bản, đã thực hiện phương pháp tình huống trong nhiều lĩnh vực, đặcbiệt trong ngành quản lí, ngành du lịch Bí quyết thành công của phương pháp này ởNhật Bản đã được đăng trên báo Thế giới của Pháp (12/11/1985) gồm 4 bước: dữkiện về tình hình tình huống - phân tích - tổng hợp - hành động
Trang 14- Các nhà nghiên cứu Liên bang Xô Viết và Ba Lan như Machiuxkin (1972)[42], Lecne I Ia (1977) [41], Kharlamốp I F (1978) [33], Ôkôn V (2006) [56], …
đã nghiên cứu việc sử dụng tình huống trong dạy học nêu vấn đề và bàn đến dạngdạy học này một cách toàn diện Đặc biệt, họ đã trình bày sâu sắc và có hệ thốngtình huống có vấn đề - hạt nhân của dạy học nêu vấn đề
Theo Ôkôn V (2006) [56], sử dụng tình huống trong dạy học theo phươngpháp nêu vấn đề, bao gồm các hành động như: tổ chức các tình huống có vấn đề;biểu đạt các vấn đề; giúp đỡ HS những điều kiện cần thiết để giải quyết vấn đề;kiểm tra các cách giải quyết vấn đề đó; cuối cùng, lãnh đạo quá trình hệ thống hóa
và củng cố các kiến thức đã tiếp thu được Trong đó, nghệ thuật của GV có thể đượcbiểu hiện ở việc tổ chức THCVĐ Ông cho rằng tương đương với giảng dạy nêu vấn
đề của GV là học tập theo kiểu nêu vấn đề của HS Quá trình đó diễn ra theo cáckhâu: nêu ra các vấn đề; biểu đạt vấn đề; giải quyết vấn đề và kiểm tra cách giảiquyết chúng Như vậy, một quy trình sử dụng tình huống của GV tương tác với quytrình hoạt động giải quyết tình huống của HS Nhiều vấn đề như yêu cầu trong việcxây dựng tình huống; điều kiện sử dụng tình huống… cũng được tác giả bàn đến.Lecne I Ia (1977) [41] coi tình huống có vấn đề là khái niệm chủ yếu và mởđầu cho dạy học nêu vấn đề và một hệ thống các THCVĐ Các vấn đề và các bàitoán có vấn đề là cái mà dạy học nêu vấn đề đòi hỏi Sử dụng THCVĐ trong quátrình dạy học có thể được tiến hành theo 3 dạng: trình bày vấn đề, tìm tòi bộ phận
và phương pháp nghiên cứu Mỗi dạng được đặc trưng bởi những hệ thống hànhđộng của GV và HS riêng Ông đưa ra những yêu cầu dạy học nêu vấn đề đòi hỏi
GV phải có cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm lẫn phẩm chất đạo đức
để có thể sử dụng được PPDH này
Tóm lại, tình huống đã được nghiên cứu và ứng dụng ngày càng rộng rãi trongcông tác giáo dục đào tạo ở nhiều nước phát triển với vai trò như là một PPDH tíchcực Trong đó, hai dạng dạy học sử dụng tình huống được đề cập là dạy học nêu vấn
đề, dạy học giải quyết vấn đề và học tập trên vấn đề, học tập định hướng tới vấn đề.Các tác giả cũng khẳng định được tính hiệu quả của việc sử dụng tình huống trong
Trang 15dạy học và cũng đã nêu được quy trình sử dụng tình huống trong dạy học Đây làvấn đề chúng tôi sử dụng làm cơ sở xây dựng quy trình dạy học bằng BTTH.
1.1.2.2 Xây dựng và sử dụng BTTH trong dạy học ở Việt Nam
Ở Việt Nam, phép ứng xử, thuật đắc nhân tâm vốn đã được quan tâm Nhữngcâu chuyện dân gian, những câu chuyện lịch sử, những câu chuyện thường nhật điểnhình về ứng xử và cách ứng xử thường được viện dẫn trong những cuộc trò chuyện,được đưa ra để tranh luận sôi nổi, được đưa ra để răn dạy người khác với nhiều hìnhthức đa dạng, phong phú trên mọi phương tiện và cho mọi lứa tuổi Trong đó, phải
kể đến các cuộc thi ứng xử, thi sưu tầm và xử lí các tình huống nói chung, tìnhhuống sư phạm nói riêng, các chương trình vườn cổ tích, người đương thời, trongbáo và tạp chí như báo giáo dục thời đại, báo GV và nhà trường,…
Về lí luận, nhiều nhà nghiên cứu lí luận dạy học Việt Nam trong các tài liệu,trong các bài giảng của mình đã thể hiện sự quan tâm đến vấn đề này Nhiều tài liệu
về tình huống và cách ứng xử tình huống, nhiều công trình nghiên cứu ứng dụngdạy học nêu vấn đề - dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống trong giáodục, đào tạo - huấn luyện ngành nghề đã và đang ngày càng được nghiên cứu vàphổ biến rộng rãi hơn Chúng tôi xin đề cập một số tác giả tiêu biểu đã bàn về vấn
đề này:
Hồ Chí Minh - Vị anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuấtcủa thế giới, được coi là người có tài xử lí những tình huống vào bậc nhất TheoNgười: “Muốn giải quyết vấn đề, trước tiên cần phải nghiên cứu để hiểu rõ cái gốcmâu thuẫn trong vấn đề là gì, phải xác định được đâu là mâu thuẫn chính, đâu làmâu thuẫn phụ Người đưa ra 3 bước giải quyết vấn đề: đề ra nó, phân tích nó, giảiquyết nó” [45]
Vũ Văn Tảo (1996) [63] cho rằng: “Năng lực giải quyết vấn đề đòi hỏi cầnphải có khả năng: làm rõ và khoanh vấn đề; xác định rõ nguồn gốc và những nộidung làm nảy sinh vấn đề; xử lí những ý kiến, những tranh luận bằng những cáchthức gắn bó những vấn đề; đề ra không chỉ những khả năng đáp ứng vấn đề được
Trang 16trình bày, mà còn có khả năng thấy được những vấn đề và nghĩ ra những chiến lượcđáp ứng thích hợp”.
Trần Văn Hà (1996) [27] là một trong những người Việt Nam đầu tiên đã sớmnghiên cứu và ứng dụng thành công phương pháp xử lí tình huống - hành độngtrong đào tạo huấn luyện cán bộ, kĩ sư canh nông từ năm 1947 Ông đã biên soạnnhiều giáo trình, tài liệu giảng dạy theo phương pháp này và xây dựng được hàngngàn tình huống trong nông thôn và nông nghiệp Khi bàn về phương pháp xử lítình huống - hành động Ông đưa ra bốn giai đoạn trong phương pháp xử lí tìnhhuống hành động và bảy bước trong quá trình ra một quyết định, năm đặc trưng củaphương pháp xử lí tình huống hành động và ông khẳng định được tính hiệu quả củaviệc sử dụng phương pháp tình huống - hành động Có thể nói tác giả đã đưa rađược cách giải quyết tình huống Đây cũng chính là kĩ năng giải quyết tình huống.Tuy nhiên, theo chúng tôi, đây chỉ là kĩ năng giải quyết tình huống đối với ngườihọc, còn người dạy cần phải hướng dẫn cách giải quyết tình huống như thế nào thìchưa được tác giả bàn đến
Trong lĩnh vực đào tạo GV và cán bộ quản lí giáo dục, phải kể đến nhữngđóng góp về nghiên cứu được thể hiện trong tài liệu “Tình huống và cách xử lí tìnhhuống trong quản lí giáo dục và đào tạo” của Phan Thế Sủng và Lưu Xuân Mới(2000) [62] Trong tài liệu này, các tác giả đã đề cập đến những khái niệm tìnhhuống, nêu được năm đặc điểm của tình huống quản lí giáo dục: tính cụ thể, thực tếcủa tình huống, tính ngẫu nhiên và tính quy luật trong sự xuất hiện tình huống, tính
đa dạng, tính phức tạp của tình huống; tính phá trộn và tính lan tỏa của các tìnhhuống Đặc biệt, tác giả đã nêu được các bước tiến hành ứng xử tình huống được đềcập đến ở đây là: tiếp cận tình huống; phân tích, tổng hợp tìm ra nguyên nhân cốtlõi; tìm biện pháp ứng xử; đánh giá kết quả và tổng kết một số bí quyết thành côngtrong ứng xử tình huống Các bước này là tài liệu tốt để chúng tôi đưa ra các bướcgiải quyết BTTH trong dạy học Sinh học 10 THPT
Gần đây đã có một số tài liệu của các tác giả như Nguyễn Ngọc Bảo (2006)[5], Phan Trọng Ngọ (2005) [51], Trần Thị Tuyết Oanh (2006) [53], Phan Thị Hồng
Trang 17Vinh (2007) [72],… nghiên cứu về PPDH tình huống Các tác giả này đã nêu đượckhái niệm về phương pháp tình huống, những đặc trưng của phương pháp tìnhhuống, gợi ý về cách tiến hành phương pháp tình huống.
Đã có một số luận án tiến sĩ nghiên cứu và ứng dụng tình huống có vấn đề,tình huống sư phạm trong lĩnh vực giảng dạy đó là: luận án tiến sĩ của Trần ThịQuốc Minh (1996) [44] với đề tài: “Phân tích tâm lí tình huống có vấn đề trongquan hệ giữa GV và trẻ mẫu giáo”; luận án Tiến sĩ của Trần Thị Nam (1999) [47]với đề tài: “Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học ngữ pháp tiếng Việt ởtrường Trung học cơ sở”; luận án tiến sĩ của Bùi Thị Mùi (2003) [45] với đề tài:
“Xây dựng và sử dụng tình huống sư phạm trong dạy học phần công tác chủ nhiệmlớp cho sinh viên đại học sư phạm”,…
Tác giả Bùi Văn Huệ (2001) đã xây dựng được trên 100 tình huống ứng xử sưphạm trong đào tạo GV tâm lí giáo dục
Tác giả Lê Đình Trung trong nhiều cuốn sách viết cho GV và HS đã đề cập tớihàng ngàn câu hỏi, bài tập Sinh học dưới dạng giải quyết các tình huống
Như vậy, các tác giả Việt Nam đã nghiên cứu tình huống, vận dụng tình huốngtrong dạy học tích cực và quan tâm đến quy trình xử lí một tình huống giáo dục.Chưa tác giả nào chính thức đề cập đến quy trình sử dụng BTTH trong dạy học Sinhhọc 10 THPT
Như trên đã đề cập BTTH là loại bài tập được nhiều lĩnh vực quan tâm nghiêncứu, chẳng hạn:
- BTTH trong lĩnh vực quản lí giáo dục của Nguyễn Đình Chỉnh (1995) [8] đãđưa ra quy trình rèn luyện kĩ năng giải quyết BTTH giáo dục
- BTTH trong lĩnh vực tâm lí học quản trị kinh doanh của Nguyễn Đình Chỉnh(1996) [9] Ở đây, tác giả đã xây dựng được những BTTH rất hữu ích đối với nhàquản lí dù đã thâm niên hay mới vào nghề, vì nó cung cấp cho học viên những câutrả lời thiết thực qua các tình huống giả định, mô phỏng… để giúp họ thành côngtrong công tác lãnh đạo
Trang 18- BTTH trong lĩnh vực Sinh học của Phan Đức Duy (1999) [15], với đề tài “Sửdụng BTTH để rèn luyện cho sinh viên kĩ năng dạy học Sinh học”, nêu được bảnchất của BTTH, cơ sở phân loại BTTH, quy trình thiết kế và sử dụng BTTH để rènluyện kĩ năng tích hợp tổ chức bài lên lớp.
- BTTH trong lĩnh vực Hóa học của Đặng Thị Oanh (1995) [52] với công trình
“Dùng bài toán tình huống mô phỏng rèn luyện kĩ năng thiết kế công nghệ bàinghiên cứu tài liệu mới cho sinh viên Khoa Hóa học - Trường Đại học Sư phạm”,nêu được khái niệm bài toán mô phỏng là gì? Biên soạn hệ thống các BTTH môphỏng rèn luyện kĩ năng thiết kế công nghệ bài hóa học nghiên cứu tài liệu mới chosinh viên sư phạm
Qua tìm hiểu và phân tích những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhậnthấy hầu hết các công trình nghiên cứu đã khẳng định sự cần thiết của việc sử dụngBTTH trong quá trình dạy học Các tác giả khẳng định BTTH giúp HS nhanh chóngnắm bắt được các kiến thức mới, củng cố, khắc sâu được kiến thức đã học, pháttriển tư duy sáng tạo, BTTH là chiếc cầu nối giữa lí luận với thực tiễn
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên, bước đầu đã xây dựng được hệthống lí luận, quy trình xây dựng và cách sử dụng BTTH nói chung Đây là tiền đềquan trọng giúp chúng tôi định hướng, triển khai tiếp việc xây dựng BTTH cũngnhư việc sử dụng BTTH trong dạy học Sinh học 10 THPT
Tuy nhiên, do đặc trưng mỗi lĩnh vực khác nhau nên việc phân loại BTTH,nguyên tắc, quy trình xây dựng, sử dụng BTTH và cách giải quyết BTTH cũng cónhững nét đặc trưng khác nhau
Sau khi phân tích hệ thống bản chất, vai trò của BTTH thuộc nhiều lĩnh vựcnghiên cứu ở trên, chúng tôi nhận thấy:
- Các BTTH đa dạng và phong phú, bởi vì những tình huống dạy học cấu trúcnên BTTH liên quan tới tất cả nội dung các môn học ở trường phổ thông hoặc đượclựa chọn từ những quan điểm, nhận định về giáo dục của các tác giả trong và ngoàinước, từ các văn kiện, sách báo, tạp chí điển hình, tiêu biểu và từ thực tiễn dạy học.Những BTTH này có tác dụng như là “cầu nối” gắn lí luận với thực tiễn
Trang 19- BTTH đặt ra những yêu cầu cần giải quyết, có tác dụng định hướng cho GVtrong việc lựa chọn BTTH phù hợp với nội dung dạy học.
- Sự phân loại BTTH dựa trên cơ sở nội dung dạy học
- Các tác giả đã đưa ra được quy trình rèn luyện kĩ năng giải quyết BTTH giáodục cho HS
Như vậy, BTTH trong các sách bài tập hiện hành đã đảm bảo tính mục đích,tính khoa học, tính giáo dục, tính thực tiễn, rất hữu ích cho GV và HS trong quátrình dạy học Những ưu điểm đó được chúng tôi tiếp thu, kế thừa trong việc xâydựng hệ thống BTTH, nhất là trong việc phân loại BTTH
ở lớp” Theo nghĩa này, bài tập sẽ giúp HS củng cố tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
Tác giả Trần Quốc Tuấn (2001) [65] cho rằng “Bài tập là một thông tin xácđịnh, bao gồm những điều kiện và những yêu cầu được đưa ra trong quá trình dạyhọc, đòi hỏi người học phải tìm ra lời giải đáp, mà lời giải đáp này về toàn bộ hoặctừng phần không ở trạng thái có sẵn của người giải tại thời điểm mà bài tập đượcđưa ra” Theo khái niệm này, có thể hiểu bài tập là một hệ thông tin xác định baogồm hai tập hợp gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại với nhau, đó là những điều kiện(tức là cái đã cho) và những yêu cầu (tức là cái phải tìm)
Tác giả Trần Thị Hương (2005) [30] cho rằng “Bài tập là các nhiệm vụ học tập
mà GV đặt ra cho HS thực hiện, được trình bày dưới dạng câu hỏi, bài toán, tìnhhuống có vấn đề hay yêu cầu hoạt động, buộc HS tìm điều chưa biết trên cơ sởnhững điều đã biết, qua đó nắm vững tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo tươngứng” Theo khái niệm này, có thể hiểu bài tập có các dấu hiệu sau:
- Bài tập bao gồm các yếu tố cơ bản là những điều kiện (tức cái đã cho, cái đãbiết) và những yêu cầu (tức cái phải tìm, cái chưa biết)
Trang 20- Bài tập giúp HS nắm vững kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo tương ứng.Phân tích quan niệm của các tác giả trên, chúng tôi nhận thấy: nhìn chungthống nhất ở đặc trưng: bài tập bao gồm các yếu tố cơ bản là những điều kiện đãcho và những yêu cầu cần tìm.
Tuy nhiên, quan niệm về BTTH ở các tác giả còn có những điểm khác nhau ởchỗ tác giả Trần Thị Hương (2005) [30] và khái niệm bài tập trong từ điển tiếngViệt cho rằng bài tập giúp HS nắm vững kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo Tácgiả Trần Quốc Tuấn (2001) [65] lại cho rằng hai tập hợp “những điều kiện” và
“những yêu cầu” tạo thành bài tập, chúng lại không phù hợp với nhau, thậm chímâu thuẫn với nhau; từ đó, xuất hiện nhu cầu phải biến đổi chúng để khắc phục sựkhông phù hợp hay mâu thuẫn giữa chúng
Từ những phân tích, tổng hợp các ý kiến trên, chúng tôi quan niệm: bài tậpbao gồm là các thông tin xác định, những điều kiện và những yêu cầu được đưa ratrong quá trình dạy học, đòi hỏi người học tạo ra một lời giải đáp, qua đó nắm vữngtri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo tương ứng
1.2.1.2 Tình huống có vấn đề
Khái niệm THCVĐ được các tác giả đưa ra nhiều ý kiến khác nhau:
Macmutôp M I (1997) [43] cho rằng “Tình huống có vấn đề là trở ngại vềmặt trí tuệ của con người, xuất hiện khi anh ta chưa biết cách giải thích hiện tượng,
sự kiện, quá trình của thực tế, khi chưa thể đạt tới mục đích bằng cách thức hoạtđộng quen thuộc Tình huống này kích thích con người tìm tòi cách giải thích hayhành động mới” Theo khái niệm này, tình huống có vấn đề phải có các dấu hiệu:Thứ nhất, sự xuất hiện trở ngại về trí tuệ của con người trong tình huống khicon người đứng trước một vấn đề lí luận hay thực tiễn cần giải thích bằng hànhđộng
Thứ hai, nhấn mạnh tính kích thích sự tìm tòi của tình huống
Lecne I Ia (1977) [41] cho rằng “Tình huống có vấn đề là một khó khăn đượcchủ thể ý thức rõ ràng hay mơ hồ, mà muốn khắc phục thì phải tìm tòi những tri
Trang 21thức mới, những phương thức hành động mới” Theo khái niệm này, tác giả đã nhấnmạnh ý thức khó khăn của chủ thể và hướng khắc phục khó khăn là sự tìm tòi.Tác giả Bùi Hiền (2001) [29] cho rằng “Tình huống có vấn đề là tập hợpnhững điều kiện và hoàn cảnh cùng nhau tạo nên một tình thế, một vấn đề cần phảiđược xem xét, cân nhắc và đề ra giải pháp hợp lí” Theo khái niệm này, tác giả đãnhấn mạnh 2 đặc trưng:
- Những điều kiện và hoàn cảnh cùng nhau tạo nên một vấn đề
- Việc lựa chọn các giải pháp hợp lí để giải quyết THCVĐ đó
Rõ ràng, mỗi tác giả đưa ra khái niệm THCVĐ khác nhau, khai thác ở các khíacạnh khác nhau Tuy nhiên, ý kiến của các tác giả đều chứa đựng những điểmchung Tổng kết những nghiên cứu về THCVĐ của các tác giả trong và ngoài nước,
Vũ Văn Tảo (1996) [63] đã đưa ra một số nhận xét chung về THCVĐ như sau:
- Trong THCVĐ luôn luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm
vụ cần giải quyết, một khó khăn cần khắc phục Chính lẽ đó, việc nghiên cứu vàgiải quyết THCVĐ có tác dụng kích thích chủ thể tìm tòi để chiếm lĩnh được trithức mới hoặc phương hướng hành động mới
- THCVĐ được đặc trưng bởi trạng thái tâm lí xuất hiện ở chủ thể trong khigiải quyết một vấn đề, mà việc giải quyết đó cần đến tri thức mới, hành động mới
- THCVĐ được cấu thành bởi 3 yếu tố: (1) nhu cầu nhận thức hoặc hành độngcủa người học, (2) sự tìm kiếm những tri thức và phương thức hành động chưa biết,(3) khả năng trí tuệ của chủ thể thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực
- Đặc trưng cơ bản của THCVĐ là những lúng túng về lí thuyết và thực hành
để giải quyết vấn đề Trạng thái lúng túng xuất hiện trong quá trình nhận thức nhưmột mâu thuẫn giữa chủ thể và khách thể nhận thức trong hoạt động của con người.Chính vì vậy, THCVĐ là một hiện tượng, một trạng thái tâm lí của chủ thể,THCVĐ xuất hiện nhờ hoạt động tích cực tìm tòi, nghiên cứu của chính chủ thể.Xét về mối quan hệ giữa vấn đề, THCVĐ và bài toán có vấn đề, Lecne I Ia.(1977) [41] cho rằng: “Vấn đề là một câu hỏi nảy ra hay được đặt ra cho chủ thể màchủ thể chưa biết lời giải từ trước và phải tìm tòi, sáng tạo lời giải, nhưng chủ thể đã
Trang 22có sẵn một số phương tiện ban đầu để sử dụng thích hợp vào sự tìm tòi đó Theokhái niệm này, vấn đề thường được biểu đạt dưới hình thức câu hỏi và nó có cácdấu hiệu: có tình huống có vấn đề; được chuẩn bị để tìm lời giải và có nhiều cáchgiải Cho nên, mọi vấn đề đều chứa đựng tình huống có vấn đề nhưng không phảitình huống có vấn đề nào cũng là vấn đề”.
Lecne I Ia (1977) [41] cho rằng: “Vấn đề được xây dựng và đưa vào trongquá trình dạy học thì lúc này biến thành bài toán có vấn đề Bài toán có vấn đề làmột vấn đề giải quyết được với những điều kiện hay thông số cho trước Bài toán cóvấn đề khác vấn đề ở chỗ phạm vi lời giải của nó được giới hạn rõ ràng, nó là môhình bằng kí hiệu của THCVĐ”
Chúng tôi thống nhất với khái niệm của tác giả Đinh Quang Báo (1996) [4] vềTHCVĐ: “Tình huống có vấn đề là một trạng thái tâm lí của chủ thể nhận thức khivấp phải một mâu thuẫn, một khó khăn về nhận thức Mâu thuẫn và khó khăn đóvượt ra khỏi giới hạn của tri thức đã có của chủ thể, bao hàm một điều gì đó chưabiết, đòi hỏi một sự tìm tòi tích cực, sáng tạo”
1.2.1.3 BTTH trong dạy học
Khái niệm BTTH được các tác giả đưa ra nhiều ý kiến khác nhau:
Tác giả Nguyễn Như An (1992) [1] cho rằng: “BTTH sư phạm là một dạng bàitập nêu tình huống giả định hay thực tiễn trong quá trình dạy học - giáo dục, mộttình huống khó khăn căng thẳng về trí tuệ, đòi hỏi sinh viên phải nhận thức được vàcảm thấy có nhu cầu giải đáp bằng cách huy động vốn tri thức và kinh nghiệm sángtạo của họ để giải quyết theo quy trình hợp lí, phù hợp với nguyên tắc, phương pháp
và lí luận dạy học - giáo dục đúng đắn” Theo khái niệm này, có thể hiểu BTTH cầnphải có các dấu hiệu:
Thứ nhất, BTTH là một dạng bài tập nêu những tình huống giả định hay tìnhhuống thực tiễn
Thứ hai, BTTH là một tình huống khó khăn căng thẳng về trí tuệ, tức là BTTH
đó phải chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, giữa kiến thức lí
Trang 23thuyết với kiến thức thực hành, giữa kiến thức đã học với kiến thức trong tìnhhuống.
Thứ ba, BTTH đòi hỏi người học phải nhận thức được, tức BTTH đó phải vừasức với người học
Thứ tư, người học cảm thấy có nhu cầu giải đáp, tức là BTTH đó phải rất líthú đối với họ, khi giải quyết sẽ thỏa mãn những gì mà các em cho là có giá trị đốivới họ
Tác giả Nguyễn Đình Chỉnh (1995) [8] cho rằng: “BTTH quản lí giáo dụcthường là một tình huống thực, cũng có thể là một tình huống giả định, mô phỏngnhưng lại rất thực tế, rất thiết thực và sinh động Nó phát sinh và phát triển từ nhữnghoàn cảnh tiêu biểu của quá trình quản lí giáo dục thực do yêu cầu của xã hội đặt ra.Trong quá trình học tập, người GV đưa ra những BTTH đó buộc học viên phải suynghĩ, tìm kiếm những giải pháp, những con đường thích hợp trong muôn vàn cáchthức mà tình huống đòi hỏi theo một quy trình hợp lí để giải quyết nó” Theo kháiniệm này, BTTH cần phải có các dấu hiệu:
Thứ nhất, BTTH là một tình huống có thực hay tình huống giả định
Thứ hai, BTTH đó phải chứa đựng mâu thuẫn giữa điều họ đã biết và điều họchưa biết, từ đó người học phải suy nghĩ, tìm kiếm giải pháp, đi tìm lời giải đáp.Thứ ba, giải quyết BTTH là những con đường, quy trình hợp lí
Tác giả Nguyễn Trường Kháng (1998) [32] tuy không nêu rõ khái niệm BTTHtrong môn giáo dục công dân, nhưng đã xác định BTTH là những giả định, đã, đanghoặc có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống Việc giải quyết BTTH nhằm xây dựng,củng cố kiến thức giáo dục công dân ở trường THPT Theo tác giả này, BTTH phải
có các dấu hiệu:
Thứ nhất, BTTH là những giả định đã, đang hoặc có thể xảy ra trong thực tếcuộc sống
Thứ hai, việc giải quyết BTTH nhằm củng cố kiến thức bài học
Tác giả Phan Đức Duy (1999) [15] cho rằng: “BTTH dạy học là những tìnhhuống khác nhau đã, đang và có thể xảy ra trong quá trình dạy học, được cấu trúc
Trang 24lại dưới dạng bài tập, khi sinh viên giải bài tập ấy vừa có tác dụng củng cố kiếnthức, vừa rèn luyện được những kĩ năng dạy học cần thiết” Theo tác giả này, BTTHphải có các dấu hiệu:
Thứ nhất, BTTH là những tình huống khác nhau đã, đang hoặc có thể xảy ratrong quá trình dạy học
Thứ hai, BTTH được cấu trúc dưới dạng bài tập
Thứ ba, giải BTTH sẽ có tác dụng củng cố tri thức, rèn luyện kĩ năng dạy học.Phân tích quan niệm của các tác giả trên, chúng tôi thấy về cơ bản thống nhất
ở đặc trưng: BTTH là một dạng bài tập nêu những tình huống giả định hay thựctiễn
Tuy nhiên, quan niệm về BTTH ở các tác giả có những điểm khác nhau chẳnghạn, Nguyễn Như An (1992) [1] cho rằng BTTH phải chứa đựng mâu thuẫn, phảivừa sức với sinh viên, phải có lí thú Trong khi đó, tác giả Phan Đức Duy lại chorằng BTTH được cấu trúc dưới dạng bài tập, giải bài tập ấy có tác dụng củng cố trithức, rèn luyện kĩ năng dạy học Còn tác giả Nguyễn Đình Chỉnh tiếp cận ở góc độgiải quyết BTTH cho rằng: việc giải quyết BTTH phải theo con đường, quy trìnhhợp lí
Từ những phân tích, tổng hợp các ý kiến trên, chúng tôi quan niệm: BTTHtrong dạy học là bài tập chứa đựng các tình huống khác nhau, chứa đựng các mâuthuẫn nhận thức tạo ra động lực thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo của HS góp phần nângcao chất lượng dạy và học BTTH có mâu thuẫn, có vấn đề, đòi hỏi HS phải nhậnthức được và cảm thấy có nhu cầu giải đáp bằng cách huy động vốn tri thức, kinhnghiệm sáng tạo của họ để giải quyết theo những nguyên tắc và quy trình hợp lí,qua đó HS có thể nắm vững tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và phát huy tính tíchcực, độc lập, chủ động, sáng tạo
Phân tích khái niệm BTTH, chúng tôi nhận thấy BTTH có những đặc trưngsau:
- BTTH là một dạng bài tập, có cấu trúc bao gồm phần điều kiện “cái đã cho”
và phần yêu cầu của bài tập “cái cần tìm”
Trang 25- Yếu tố quan trọng nhất của BTTH là phải có mâu thuẫn Mâu thuẫn lànguyên nhân của mọi sự vận động, là động lực của quá trình phát triển Có mâuthuẫn mới kích thích được hoạt động tư duy Đó là mâu thuẫn giữa lí thuyết và thựctiễn, mâu thuẫn giữa tri thức cũ và tri thức mới.
- BTTH phải lí thú BTTH mà không lí thú thì không được HS chấp nhận Đểđảm bảo tính lí thú, BTTH phải thỏa mãn nhu cầu của HS, thỏa mãn những gì mà
HS cho là có giá trị đối với họ, từ đó HS mới tích cực, chủ động, sáng tạo trong việctìm kiếm lời giải Lí thú còn phụ thuộc vào đặc điểm của lứa tuổi, vào điều kiện vàmôi trường sống, vào văn hóa, truyền thống của vùng miền
1.2.1.4 Vai trò của BTTH trong dạy học
* BTTH góp phần giúp HS lĩnh hội kiến thức mới và củng cố kiến thức
Học xong chương trình Sinh học 10, HS đã có những hiểu biết phổ thông, cơbản, hiện đại, thực tiễn về các cấp tổ chức của sự sống: từ cấp độ phân tử đến cấp
độ tế bào Đây là nền tảng để HS có khả năng lĩnh hội các kiến thức ở cấp độ sốngcao hơn như cơ thể đến quần thể, quần xã, hệ sinh thái và sinh quyển ở chương trìnhSinh học 11, 12 Trong dạy học, nếu GV chỉ biết cung cấp cho HS những tri thức líthuyết mà không có sự liên hệ nào với thực tiễn, thì các em chỉ có nhận thức bênngoài một cách phiến diện, hời hợt, nhận thức sẽ trở nên khô cứng Việc thực hiệnnhiệm vụ trên được tiến hành bằng nhiều con đường, biện pháp khác nhau, trong đó
Trang 26* BTTH góp phần phát triển năng lực tư duy, óc sáng tạo, giải quyết vấn đề của HS
BTTH là dạng bài tập chứa đựng những khó khăn, mâu thuẫn trong nhận thức,buộc HS phải nỗ lực tư duy mới giải quyết được Những bài tập như thế kích thích
HS suy nghĩ và hào hứng đi tìm câu trả lời Sự hứng thú học tập ở đây không chỉdừng lại ở những say mê bên ngoài, mà nó thực sự được tạo ra từ những động cơtích cực bên trong mang tính chất tự giác cao, được gọi là hứng thú bên trong Dovậy, sử dụng BTTH có tác dụng phát triển hứng thú học tập bộ môn
Sử dụng BTTH còn giúp HS phát triển khả năng tri giác, trong đó quan trọng
là óc quan sát, năng lực ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy phê phán và tư duy sáng tạo.Khi tiếp xúc với BTTH, HS phải biết ghi nhớ các tình tiết diễn ra trong BTTH đó,tưởng tượng để phỏng đoán các yêu cầu của bài tập
BTTH còn có tác dụng bồi dưỡng khả năng diễn đạt, trau dồi ngôn ngữ nói vàviết cho HS Qua việc giải quyết bài tập, GV đưa HS vào những hoạt động đượctính toán và sắp đặt hợp lí nhằm giúp họ đạt tới những kĩ năng nhất định Ví dụ: khithảo luận bài tập, HS có nhiệm vụ lựa chọn một trong những cách giải mà họ cho là
có hiệu quả nhất Họ phải biện luận cho việc lựa chọn đó Có thể nói BTTH vừa rènluyện khả năng làm việc cá nhân, tập dượt vai trò làm việc theo nhóm nhỏ để tranhluận, phê phán đi đến thống nhất giải quyết một tình huống đặt ra
Trong quá trình giải quyết BTTH, HS phải hiểu được mục đích của việc giảiquyết BTTH qua đó hình thành kĩ năng, hiểu và biết cách thực hiện các thao táchành động, phải luyện tập các thao tác từ chỗ biết làm đến làm thành thạo và làmmột cách mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo
BTTH rèn luyện các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quáthóa, trừu tượng hóa qua hàng loạt các biện pháp logic, góp phần nâng cao chấtlượng lĩnh hội tri thức
* BTTH góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Trong các PPDH, không có PPDH tốt nhất, không có PPDH vạn năng, mà chỉ
có PPDH hợp lí phù hợp với tính chất nội dung cần truyền đạt, với đặc điểm tâm lí
Trang 27ở lứa tuổi và trình độ học vấn Trong nhà trường, dạy học bằng BTTH cần đượcnhận thức như một phương pháp đào tạo và xa hơn nữa như một năng lực cần hìnhthành trong mục tiêu đào tạo Mục tiêu của dạy học là dạy phương pháp học haycách học, chứ không phải chỉ là một biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học Dạyhọc bằng BTTH đáp ứng yêu cầu “học để biết cách học”.
Các nhà sư phạm đã nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của PPDH; nếu tìmđược phương pháp tốt thì HS tiếp thu kiến thức vững chắc hơn, đi sâu vào bản chấthơn và đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời HS còn có thể chủ động tự mình tìm họcnhững nội dung mới và vận dụng những nội dung đã nắm được vào việc “giải quyếtnhững vấn đề” đặt ra trong thực tiễn cuộc sống Muốn con người khi vào đời là conngười “tự chủ, năng động, sáng tạo” thì phương pháp giáo dục đào tạo cũng phảihướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm một cách tựchủ, năng động, sáng tạo ngay trong học tập ở nhà trường Phương pháp nói trên,trong khoa học giáo dục thuộc về hệ thống “phương pháp tích cực” trong đó dạyhọc bằng BTTH đóng vai trò quan trọng BTTH vừa là phương tiện, phương pháp,biện pháp để tổ chức quá trình dạy học
Vì vậy, dạy học bằng BTTH có vai trò quan trọng, cần được vận dụng trongnhà trường để có thể đào tạo ra những con người có năng lực “giải quyết vấn đề”,vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học được trong nhà trường, chủ động, sángtạo phát huy hết khả năng của mình đáp ứng đòi hỏi của xã hội Đây cũng là một nétđặc trưng của nền giáo dục mới, nền giáo dục con người “tự chủ, năng động, sángtạo” trong thế kỉ XXI
1.2.2 Phương pháp dạy học bằng BTTH
1.2.2.1 Khái niệm phương pháp dạy học
Thuật ngữ “phương pháp” mà tiếng Hi Lạp là “Méthodos” có nghĩa là conđường, cách thức hoạt động đạt được mục đích nhất định
Vì thế, phương pháp là cách thức tiến hành một cách tự giác, tuần tự nhằm đạtđược những kết quả phù hợp với mục đích đã định
Trang 28Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học với sựtương tác lẫn nhau Trong đó, phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, còn phươngpháp học có tính độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy Nên cóthể hiểu: “Phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo mộttrình tự nhất định của GV để tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hànhcủa HS, nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính nhờ vậy mà đạtđược những mục tiêu dạy học”.
Trong thực tế, thuật ngữ “phương pháp” được dùng ở những cấp độ khácnhau, từ khái quát đến cụ thể như phương pháp biện chứng, phương pháp thựcnghiệm, phương pháp bố trí một thí nghiệm Trong dạy học cũng tương tự, ví dụ,phương pháp dạy học tích cực, phương pháp dạy học trực quan, phương pháp biểudiễn một thí nghiệm, …Phương pháp dạy học tích cực nói tới những phương phápgiáo dục hay dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của người học
1.2.2.2 Các phương pháp dạy học tích cực
Theo tác giả Trần Bá Hoành (2007) [26], những phương pháp tích cực gồm 3phương pháp đó là phương pháp vấn đáp, phương pháp dạy học nêu và giải quyếtvấn đề; dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
Theo ông cấu trúc một bài học theo dạy học đặt và giải quyết vấn đề gồm cácbước sau:
Bước 1 Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức
Bước 2 Giải quyết vấn đề đặt ra
Bước 3 Kết luận
Trong dạy học giải quyết vấn đề, có thể phân biệt 4 mức trình độ, đó là:
Mức 1 GV đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề HS thực hiện cách giải
quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV GV đánh giá kết quả làm việc của HS
Mức 2 GV nêu vấn đề, gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết vấn đề HS thực
hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV khi cần GV và HS cùng đánhgiá
Trang 29Mức 3 GV cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề HS phát hiện và xác
định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp HS thựchiện cách giải quyết vấn đề GV và HS cùng đánh giá
Mức 4 HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc
của cộng đồng, lựa chọn vấn đề phải giải quyết HS giải quyết vấn đề, tự đánh giáchất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của GV khi kết thúc
Hiện nay, nhiều GV đã biết áp dụng ở mức độ 1 và 2 Cần phấn đấu để ngàycàng có nhiều bài học thành công ở mức 3 và 4 Trong dạy học nêu và giải quyếtvấn đề, HS vừa biết tri thức mới, vừa biết được phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó,phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đờisống xã hội
Sử dụng BTTH trong dạy học Sinh học 10 là thực hiện phương pháp dạy họcđặt và giải quyết vấn đề Khi giải quyết BTTH, HS vừa lĩnh hội, hiểu được kiếnthức Sinh học 10, vừa có được kĩ năng và phát triển tư duy tích cực, độc lập, sángtạo
1.2.2.3 Phương pháp dạy học bằng BTTH
* Khái niệm phương pháp dạy học tình huống
Khái niệm phương pháp dạy học tình huống (hay phương pháp tình huống)được các tác giả đưa ra với nhiều ý kiến khác nhau:
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Bảo (2006) [5]: “Phương pháp tình huống làphương pháp dạy học nhằm giới thiệu cho HS một tình huống cụ thể hoặc có tínhchất hư cấu, đòi hỏi phải giải quyết như một bài toán hoặc một vấn đề Các giảipháp tình huống đó được người học và tập thể người học nêu lên căn cứ vào nhữngnguyên tắc nhất định được thảo ra và người ta cố gắng đưa ra một giải pháp kết hợpđược tất cả các ý kiến đó” Tác giả này nhấn mạnh: phương pháp tình huống là giớithiệu cho HS một tình huống, đòi hỏi HS có một lời giải đáp dựa trên những nguyêntắc nhất định
Tác giả Phan Trọng Ngọ (2005) [51] cho rằng “Phương pháp dạy học bằngtình huống là GV cung cấp cho học viên tình huống dạy học Học viên tìm hiểu,
Trang 30phân tích và hành động trong tình huống đó Kết quả là học viên thu nhận được cáctri thức khoa học, thái độ và các kĩ năng hành động (trí óc và thực tiễn) sau khi giảiquyết tình huống đã cho” Theo tác giả này, bằng việc giải quyết tình huống, HS thunhận được các tri thức khoa học, thái độ và các kĩ năng hành động.
Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh (2006) [53] cho rằng: “Phương pháp tìnhhuống là phương pháp dạy học, trong đó GV sử dụng những tình huống thực tiễn cóchứa đựng các vấn đề để HS giải quyết, qua đó giúp HS tìm ra kiến thức mới, củng
cố, vận dụng kiến thức” Khái niệm này nhấn mạnh việc giải quyết tình huống để
HS tìm ra kiến thức mới, củng cố, vận dụng kiến thức
Tác giả Phan Thị Hồng Vinh (2007) [72] cho rằng “Dạy học theo tình huống
là phương pháp dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo những chủ đềphức hợp gần với các tình huống thật của cuộc sống và nghề nghiệp Quá trình dạyhọc được tổ chức trong môi trường tạo điều kiện kiến tạo tri thức” Theo khái niệmnày, dạy học tình huống chính là tạo môi trường học tập để người học tạo khả năng
tự lực tìm ra kiến thức mới hay vận dụng tri thức mới
Từ những phân tích, tổng hợp các quan niệm của các tác giả trên, chúng tôiquan niệm: phương pháp dạy học bằng BTTH là phương pháp dạy học, GV cungcấp cho HS một BTTH, đòi hỏi HS tìm hiểu, phân tích và hành động trong BTTH
đó để đưa ra lời giải đáp, dựa trên những nguyên tắc nhất định Qua đó, HS tìm rakiến thức mới, củng cố kiến thức, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo và các phẩm chấtnhân cách cần thiết
* Đặc trưng của phương pháp dạy học tình huống
Khi sử dụng PPDH bằng BTTH, người GV làm nhiệm vụ “ủy thác”, nghĩa làkhông bắt người học làm theo ý mình một cách miễn cưỡng mà làm cho họ tự giác,tích cực, biến ý đồ của GV thành nhiệm vụ học tập của mình và người học tự đảmnhận lấy việc học của mình để chiếm lĩnh tri thức GV chỉ đưa người học vàoBTTH và gợi mở những vấn đề để tự họ tìm ra lời giải đáp
Trang 31GV tạo ra một môi trường sư phạm lí tưởng cho HS tổ chức các hoạt động họctập của mình Trong môi trường đó, HS được trực tiếp làm việc với đối tượng họctập, tự mình “bóc tách” nội dung học tập được ngầm ẩn trong BTTH.
Phương pháp dạy học bằng BTTH làm giảm khoảng cách giữa kiến thức sách
vở với thực tiễn cuộc sống Đồng thời, khi phân tích các BTTH trong quá trình họctập sẽ giúp người học nhận ra giá trị đích thực của những tri thức lí thuyết có thểvận dụng được vào thực tiễn
Phương pháp dạy học bằng BTTH chú trọng đến mặt ứng dụng tri thức vàoviệc giải quyết những vấn đề thực tiễn hơn là việc giải quyết vấn đề có tính chất líluận
Bên cạnh những đặc trưng này, sử dụng phương pháp dạy học bằng BTTH còn
có những hạn chế sau đây:
- Xây dựng được một BTTH tiền sư phạm là việc không đơn giản Vì vậy, đòihỏi GV phải có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn, vốn văn hóa sâu rộng và amhiểu những vấn đề thực tế liên quan tới nhiều lĩnh vực môn học
- HS cần nhiều thời gian để giải quyết BTTH và rút ra các tri thức cần thiết Vìvậy, các BTTH được khai thác phải điển hình để tránh lãng phí thời gian của HS
- HS dễ bị lạc hướng trong quá trình giải quyết BTTH; dễ nản chí khi gặpBTTH khó hoặc không nhiệt tình tham gia khi BTTH thiếu sự hấp dẫn
* Vai trò của phương pháp dạy học bằng BTTH
HS không phải được đặt trước những kiến thức có sẵn trong SGK hay là bàigiảng giải áp đặt của GV mà tự đặt mình vào các tình huống, vấn đề thực tế, cụ thể
và sinh động của cuộc sống Từ đó, HS thấy có nhu cầu hay hứng thú giải quyếtnhững vật cản, mâu thuẫn trong nhận thức của mình để tự mình tìm ra “cái chưabiết”, “cái cần khám phá” Tự đặt mình vào tình huống của cuộc sống, HS quan sát,suy nghĩ, tự nghiên cứu, tra cứu, làm thí nghiệm, đặt giả thiết, đặt vấn đề, làm thử,phân tích, phán đoán, tập xử lí tình huống, giải quyết vấn đề, …để tự mình tìm rakiến thức, chân lí cùng với cách xử lí tình huống, cách giải quyết vấn đề Quá trìnhlĩnh hội chân lí của HS cũng là quá trình hành động làm theo một phần nào đó (kiểu
Trang 32học trò) con đường của những bậc tiền bối đã phát minh ra những chân lí đó Trithức và phương pháp mà HS tự lực khám phá ra không rập theo một khuôn mẫu sẵn
có, điều đó là tri thức và phương pháp mới Do đó, hoạt động tự lực đi tìm cái chưabiết mang tính chất sáng tạo đối với HS
HS được gợi mở, tranh luận về những tình huống có thật và cụ thể, sau khi đãbiết được những nguyên lí cơ bản, là phương tiện sắc bén để phát huy tính tích cựcsáng tạo của HS, thúc đẩy HS động não, phát huy được óc phê phán, óc sáng tạo,rèn luyện phương pháp tư duy và trí tưởng tượng sáng tạo của người học
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “…Trong mỗi một người chúng ta,người nào cũng có một sở trường gì đó, nó đang ngủ trong người mình Người tachưa biết hết trong mỗi người có những sở trường gì, những tiềm năng gì, thậm chí
có những cái xuất chúng, cái thiên tài mà nếu không có cơ hội thì nó không xuấthiện được Chính phương pháp này (phương pháp dạy học phát huy tính tích cực -phương pháp xử lí tình huống hành động) đã khêu gợi, kích thích, đòi hỏi mọingười suy nghĩ, tìm tòi và phát huy tư duy đến mức cao nhất, moi móc trong conngười mình, thậm chí trong tiềm thức của mình, cái gì có thể giải quyết được vấn đềđặt ra…Một phương pháp quý như vậy, cần phải thấy giá trị của nó” [63]
Phương pháp dạy học bằng BTTH mang đến không khí lớp học sôi nổi, HSmong đợi giờ học, thích học, kích thích hứng thú và tính tích cực học tập
Tác giả Nguyễn Mỹ Lộc cho rằng: “Phương pháp tình huống rất hữu hiệu Nótác động vào não của người học, luôn thu hút người học vào các tình huống mà thầynêu ra Nội dung của bài giảng gắn liền với những vấn đề thực tiễn, thiết thực nên
dễ gây hứng thú Lớp học nhẹ nhàng, HS tiếp thu dễ nhớ Tác dụng hiệu quả củagiờ lên lớp cao Thầy dạy phải công phu, sưu tầm tình huống và soạn bài chu đáo,đòi hỏi vốn thực tiễn và lí luận cao, thực sự nhuần nhuyễn bài giảng” [63]
Thầy mến trò, hết lòng với trò là nhân vật trung tâm của lớp học Trò quýtrọng thầy, phương pháp dạy học bằng BTTH có tác dụng rõ rệt về rèn luyện đạođức cả đối với trò, với thầy
Trang 33Phương pháp dạy học bằng BTTH rất dễ xâm nhập vào khoa học quản lí vàngược lại khoa học quản lí vận dụng phương pháp dạy học bằng BTTH để tạo ranhững người quản lí giỏi Nghệ thuật lãnh đạo là nghệ thuật xử lí tình huống từ đó
mà đề ra được chiến lược, sách lược, chính sách, chủ trương đúng đắn Người lãnhđạo vận dụng phương pháp dạy học bằng BTTH sẽ tạo cho mình có đức nghe, biếttrọng dụng cán bộ thuộc quyền, biết ứng xử tốt Trong dạy học cũng vậy, dạy họcbằng sử dụng BTTH như là một phương tiện, một phương pháp, một biện pháp pháthuy năng lực của mỗi HS, kết hợp với sự hỗ trợ, tương tác giữa trò với trò và giữatrò với thầy
* Vận dụng PPDH bằng BTTH để thực hiện BTTH Sinh học 10
Theo tác giả Vũ Văn Tảo - Trần Văn Hà (1996) [63] phương pháp tình huốngthường mang tính chất khoa học, có thể chuyển tải bằng một quy trình công nghệ:quy trình bốn giai đoạn của phương pháp tình huống đó là: giai đoạn 1 - Điều tranghiên cứu đầy đủ các dữ kiện có liên quan đến tình hình, tình huống; giai đoạn 2 -Phân tích; giai đoạn 3 - Tổng hợp; giai đoạn 4 - Hành động Quy trình sử dụngBTTH lại gồm bảy bước trong việc ra quyết định để xử lí đúng đắn những tìnhhuống quan trọng, phức tạp, đó là: bước 1 – Xác định loại tình huống; bước 2 -Phân tích, tổng hợp, đưa ra dự kiến lần thứ nhất về cách xử lí tình huống; bước 3 -Phân tích tổng hợp lần thứ hai, dự kiến cách xử lí lần thứ hai, bổ sung cho cách xử lílần thứ nhất; bước 4 - Ra quyết định xử lí tình huống; bước 5 - Làm thử; bước 6 -Theo dõi sự thi hành, sơ kết, rút ra kinh nghiệm, hoàn thiện quyết định; bước 7 -Tổng kết, rút ra những kết luận có ý nghĩa nguyên tắc, khẳng định tính đúng đắncủa quyết định
Như vậy, theo quan điểm của tác giả Vũ Văn Tảo và Trần Văn Hà, để giảiquyết một tình huống cần phải thực hiện theo các giai đoạn như phân tích tìnhhuống, sau đó tùy theo loại tình huống để đưa ra cách giải quyết Tuy nhiên, theochúng tôi, đây chỉ là các bước của việc giải quyết tình huống mà HS cần phải thựchiện Còn các bước hướng dẫn của GV để giải quyết một tình huống phải khác vớiHS
Trang 34Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh (2006) [53] và Phan Thị Hồng Vinh (2007)[72], tổ chức giải quyết tình huống gồm các bước sau:
Bước 1 GV giới thiệu tình huống.
Bước 2 Tổ chức phân tích tình huống: các dữ kiện đã cho, các vấn đề (cái cần
tìm)
Bước 3 Tổ chức giải quyết tình huống HS có thể được chia theo nhóm hoặc
cá nhân
- HS đưa ra các giả thuyết khác nhau và luận cứ, các giả thuyết của mình
- Các giả thuyết được ghi chép lại
Bước 4 Tổ chức thảo luận.
- Các nhóm hoặc cá nhân trình bày và bảo vệ những giả thuyết của mình
- HS lắng nghe, đồng tình, chất vấn hoặc phê phán
- Nếu còn tồn tại vấn đề, GV làm trọng tài để đi đến kết luận về cách giảiquyết tối ưu
- GV xác nhận kiến thức lĩnh hội, chỉ ra vị trí của nó trong hệ thống kiến thức,hướng dẫn ghi chép, ghi nhớ và sử dụng trong hoạt động thực tiễn
- HS tự kiểm tra, chỉnh lí, bổ sung và hoàn thiện giả thuyết của mình, tự rút rakết luận khoa học cần thiết
Như vậy, theo quan điểm hai tác giả nói trên, để giải quyết một tình huống,cần phải thực hiện theo bốn bước Tuy nhiên, theo chúng tôi, các tác giả này chưaphân định rõ các bước của người hướng dẫn với các bước của người giải quyết tìnhhuống, chẳng hạn bước 1 là công việc của GV; còn bước 2, 3 và 4 là công việc củaHS
Tóm lại, các giai đoạn, các bước tổ chức giải quyết tình huống là cơ sở đểchúng tôi xem xét đưa ra quy trình giải quyết BTTH được xây dựng từ SGK Sinhhọc 10
Phương pháp tình huống có nhiều ưu điểm phát huy tính tích cực, độc lập,sáng tạo của người học, nên có thể vận dụng ở tất cả các khâu của quá trình dạy
Trang 35học Trong luận án, chúng tôi sử dụng BTTH chủ yếu ở khâu nghiên cứu tài liệumới:
Sử dụng BTTH để gợi mở việc lĩnh hội tri thức: BTTH trong trường hợp nàythường được sử dụng để đặt vấn đề và bao giờ cũng được sử dụng kết hợp với cácPPDH khác
Sử dụng BTTH để giúp HS lĩnh hội tri thức mới: BTTH chứa đựng tri thứcmới cần lĩnh hội HS giải quyết BTTH sẽ lĩnh hội được kiến thức cho mình Nhưvậy, BTTH được xem như một phương tiện giúp HS lĩnh hội kiến thức tốt nhất
HS giải quyết BTTH và chỉ ra những tri thức chứa đựng trong các BTTH đóhoặc vận dụng tri thức đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn
* Điều kiện cần có để dạy học theo phương pháp tình huống
- Tình huống chứa đựng trong nó một hay một số mâu thuẫn Có trường hợpmâu thuẫn còn ở mức bình thường, song cũng có mâu thuẫn đạt tới mức “gây cấn”,hoặc tới mức “xung đột”, đòi hỏi phải khẩn trương giải quyết Lúc này, người xử lí
“tình huống” phải nắm vững các khái niệm, phạm trù, các lí luận thuộc lĩnh vựcmình xử lí “tình huống”
- Dạy bằng tình huống không phải dạy bằng “ngẫu hứng” hoặc liên hệ choxong chuyện Nó đòi hỏi người dạy phải có sự chuẩn bị công phu, có bản lĩnh sưphạm để khi phát động, khi HS nêu ra tình huống thì có thể chọn lọc được ngay cáinào là “đắt giá” mang ra thảo luận
Tác giả Nguyễn Mỹ Lộc cho rằng: “Phương pháp tình huống đòi hỏi phải cóphương tiện cần thiết (máy phản quang, micro…) kinh phí cho giảng dạy phải cómới thực thi được Phải có chế độ đối với GV để đi thực tế, sách báo đầy đủ để GVđọc Bản thân GV phải rất nhiệt tâm với nghề, có ý thức và quan tâm trong việc vậndụng phương pháp này trong giảng dạy” [63]
Tác giả Nguyễn Thị Minh Giang nói: “Tán thành phương pháp tình huống hành động vì phương pháp này đạt hiệu quả đào tạo cao nhất, tuy khó thực hiện.Người giảng viên giảng theo phương pháp này phải đầu tư tìm tòi, tích lũy nhiềutình huống có thật tạo thành một ngân quỹ tình huống, biết cách phân tích tình
Trang 36-huống, tổng hợp và hành động lâu dần trở thành nghệ thuật của người giảng dạy”[63].
Như chúng ta đã biết chủ tịch Hồ Chí Minh là một người xử lí tình huống rấttài tình từ việc nhỏ đến việc lớn Người đã kết hợp hài hòa truyền thống và tinh hoacủa dân tộc với tinh hoa của triết học phương Đông và khoa học hiện đại củaphương Tây Từ trí tuệ và kinh nghiệm của tiền thân, Người đã đúc kết: trongphương pháp xử lí tình huống, phải hiểu rõ điều kiện khách quan và chủ quan; phảihiểu rõ thời và thế, thế và thời; phải phát huy đến mức cao nhất tri thức của mìnhtrong việc phân tích, tổng hợp tình hình để đề ra những phương án hành động
1.3 Cơ sở thực tiễn
Để có cơ sở xác định thực trạng dạy và học Sinh học ở trường THPT về mônSinh học mà đặc biệt là Sinh học 10 làm cơ sở cho việc xây dựng và sử dụng cácBTTH vào nâng cao chất lượng dạy học Chúng tôi đã tiến hành khảo sát, điều tratrên đối tượng HS và GV
1.3.1 Điều tra sự hứng thú và ý thức học tập môn Sinh học 10 của HS
Mục đích điều tra là để tìm hiểu chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS và tìmnguyên nhân hạn chế chất lượng học Sinh học 10 ở trường THPT
Quá trình điều tra được tiến hành vào năm học 2012 - 2013 tại các trườngTHPT tại TP.HCM mà đề tài sẽ tiến hành thực nghiệm đó là Trường Trung họcThực hành Đại học Sư phạm TP.HCM (quận 5), trường THPT Nguyễn Hiền (quận11), Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1)
Đề tài sử dụng phiếu điều tra về mong muốn, ý thức học tập môn Sinh học của
378 HS thuộc ba trường THPT trên
Bảng 1.1 Kết quả điều tra về mong muốn học tập môn Sinh học 10 của HS ST
Rất thích (%)
Thích (%)
Không thích (%)
1 Trong giờ dạy, GV thuyết trình từ đầu
2 Giờ giảng có tranh, ảnh, máy chiếu,…minh họa. 69,84 24,34 5,82
Trang 37Rất thích (%)
Thích (%)
Không thích (%)
3 Giờ giảng cần có câu hỏi, bài tập gây hứng thú học tập. 47,09 40,48 12,43
4
Giờ giảng cần phải được nhiều bạn
tham gia xây dựng bài, bảo vệ ý kiến
5 PP giảng bài của GV hiện nay 23,02 27,25 49,73
6 Kiến thức Sinh học 10 của GV 14,81 16,67 68,52
7 PP kiểm tra đánh giá hiện nay của GV 17,72 25,66 56,62
Từ kết quả thu được ở bảng 1.1 cho thấy mong muốn của HS trong giờ dạycủa GV phải là: cần phải có minh họa bằng các phương tiện trực quan 94,18%,trong giờ dạy của GV cần phải có các bài tập, câu hỏi để tạo hứng thú 87,57% vàcần cho HS thảo luận để xây dựng bài 92,8% Các em hoàn toàn không thích GVlên lớp thuyết trình từ đầu đến cuối 97,89%
Từ các yêu cầu trên của HS trong các tiết học GV ở các trường được điều trachưa đáp ứng được nên đã có tới 49,73% HS không thích phương pháp giảng bàicủa GV Kể cả khâu kiểm tra đánh giá của GV chỉ có 43,38% HS là đồng tình,56,62% HS tỏ ra không thích Qua phân tích trên cho thấy các yêu cầu của HS làchính đáng Tuy nhiên, hiện tại GV trong quá trình dạy học chưa đáp ứng được cácyêu cầu của HS, đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân làm cho HSkhông thích học môn Sinh học
Bảng 1.2 Kết quả điều tra về ý thức học tập môn Sinh học 10 của HS ST
1 Để chuẩn bị trước cho một bài học môn Sinh học, em thường làm những việc gì dưới đây?
- Học bài cũ, trả lời những câu hỏi và bài tập được GV giao về
- Học bài cũ nhưng chỉ học thuộc lòng một cách máy móc 51,85
- Đọc trước bài mới, ghi lại những thắc mắc để hỏi GV trong 5,82
Trang 38giờ học
2 Khi GV kiểm tra bài cũ, em thường làm gì?
- Nghe bạn trả lời để nhận xét và đánh giá bổ sung ý kiến 82,54
- Xem lại bài để đối phó nếu bị GV gọi lên bảng 17,46
3 Trong giờ học, GV khi đưa ra câu hỏi hoặc bài tập, em thường làm gì?
- Suy nghĩ cách trả lời câu hỏi, bài tập 12,10
- Nghe sự trả lời hoặc giải bài tập của bạn 14,88
Kết quả điều tra thu được ở bảng 1.2 cho thấy:
- Công tác chuẩn bị ở nhà của HS :
+ Việc ôn tập bài cũ và hoàn thành các nội dung của GV giao cho trước khiđến lớp chỉ đạt 42,33% Một số HS được điều tra cho rằng: việc học bài chỉ họcthuộc lòng mang tính đối phó mà chưa thực sự tự giác để biến kiến thức từ SGKthành kiến thức của bản thân chiếm tới 51,85% số HS được điều tra
+ Số HS chịu khó đọc bài mới, ghi lại các thắc mắc để hỏi GV trong giờ họcchỉ chiếm 5,82% số HS được điều tra
Các kết quả trên cho thấy HS ý thức học tập bộ môn chưa tốt, có thể do cáchdạy của GV, các yêu cầu của GV chưa thật cụ thể, chưa mang tính cấp bách đối với
1.3.2 Điều tra việc nhận thức và vận dụng dạy học bằng BTTH của GV
Đề tài sử dụng phiếu điều tra về vận dụng các PPDH của GV ở trường THPTthuộc địa bàn Tp.HCM với 30 GV môn Sinh học tại các Trường THPT Mạc Đĩnh
Trang 39Chi (quận 6), Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh), trường THPT NguyễnHiền (quận 11), Trường THPT Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh) và TrườngTHPT Lương Thế Vinh (quận 1) (phương án chọn có dấu * là phương án trả lờiđúng).
Bảng 1.3 Kết quả điều tra vận dụng các PPDH của GV ở trường THPT
(%) Câu 1 Trọng tâm đổi mới PPDH hiện nay là:
C chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS.* 60,00
-Câu 2 Những dấu hiệu nào biểu hiện tính tích cực của HS trong hoạt
động học tập?
-D HS kiên trì làm cho xong các bài tập, không nản trước bài tập khó 46,67
Câu 3 Giữa tích cực và hứng thú có mối quan hệ như thế nào?
A Phong cách học tập tích cực tạo ra hứng thú.* 23,33
B Hứng thú là tiền đề của học tập tích cực.* 16,67
C Học tập tích cực đòi hỏi phải cố gắng nhiều nên làm giảm hứng thú
-D Không khí vui vẻ của lớp học tạo ra hứng thú chứ không phải những
Câu 4 Giữa tích cực và sáng tạo có mối quan hệ như thế nào?
A Thói quen suy nghĩ tích cực dẫn đến sáng tạo 33,33
B Sáng tạo là kết quả của những liên tưởng bất ngờ
-C Sáng tạo là tiềm năng bẩm sinh của một số ít người 6,67
D Sáng tạo là kết quả rèn luyện theo cách học tập tích cực.* 60,00
Câu 5 Những dấu hiệu nào của trí sáng tạo?
Trang 40Câu hỏi điều tra Tỉ lệ
C Chuyển trọng tâm từ hoạt động dạy của GV sang hoạt động học của
D Hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.* 26,67
Câu 7 Để phát triển phương pháp học tập tích cực, GV cần có thay
đổi gì trong cách viết mục tiêu bài học?
A Mục tiêu viết cho người dạy, bảo đảm người dạy chủ động hoàn thành
B Mục tiêu viết cho người học, do người học thực hiện.* 13,33
C Mục tiêu được viết cụ thể, đủ làm căn cứ đánh giá kết quả bài học.* 26,67
D Bên cạnh mục tiêu chung cho cả lớp, cần tính đến mục tiêu riêng cho
Câu 9 Để thiết kế thành công bài học theo PPDH tích cực, GV cần
tuân thủ những điểm nào dưới đây:
C Nắm vững trình độ kiến thức tư duy cho HS.* 13,33
D Xây dựng và nuôi dưỡng động lực học tập của HS.* 76,67
Câu 10 Phát triển các PPDH tích cực đòi hỏi có những thay đổi gì