Đổi mới và hiện đại hóa phươngpháp giáo dục theo hướng chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầygiảng, trò ghi chép sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trìnhtiếp c
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng phát huy tính tích cực học tập củahọc sinh (HS) là yêu cầu của thời đại, đồng thời là yêu cầu cấp bách cho sựnghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước Đổi mới và hiện đại hóa phươngpháp giáo dục theo hướng chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầygiảng, trò ghi chép sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trìnhtiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tinmột cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển được năng lựccủa mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của HS trong quá trìnhhọc tập, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội làmột vấn đề cấp bách của giáo dục trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay.Kiến thức Sinh học ngày càng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là sự pháttriển của Công nghệ sinh học và ứng dụng của Công nghệ sinh học vào thựctiễn Vì vậy, việc rèn luyện năng lực tự học cho HS là rất cần thiết
Một trong những biện pháp có thể giải quyết tốt nhiệm vụ nêu trên là sửdụng bài tập tình huống (BTTH) để giảng dạy kiến thức BTTH được sử dụngtrong tất cả các khâu của quá trình dạy học, từ khâu nghiên cứu tài liệu mới,củng cố hoàn thiện cho đến kiểm tra đánh giá kiến thức của HS Sử dụng BTTHtrong dạy học còn rèn luyện cho HS những thao tác tư duy đặc biệt là thao tácphân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, vận dụng các kiến thức đóvào đời sống và thực tiễn sản xuất Dạy học theo phương pháp sử dụng BTTHgiúp cho HS có thể lĩnh hội tri thức vững vàng hơn, tạo hứng thú học tập tốthơn Sử dụng BTTH là biện pháp quan trọng để tổ chức HS tự lực nghiên cứusách giáo khoa (SGK) gắn việc học với thực hành lí thuyết đã học vào giảiquyết các tình huống đặt ra
Mặt khác, thực tế dạy học Sinh học 10 ở trường phổ thông hiện nay vẫncòn mang nặng tính chất thông báo, tái hiện Đồng thời do nhu cầu và động cơhọc tập của HS đối với môn Sinh học 10 chưa đúng đắn, nên HS học tập mộtcách thụ động, gò ép Do đó, giáo viên (GV) cần phải có phương pháp dạy học(PPDH) tích cực hơn, đặt HS trước mỗi BTTH để các em chủ động tham giavào hoạt động học tập có hiệu quả hơn Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy: dạyhọc bằng BTTH đã được nghiên cứu và vận dụng nhiều đối với các môn họckhác, riêng đối với môn Sinh học 10 vẫn đang còn hạn chế và cần được quantâm nhiều hơn
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống để dạy Sinh học 10 THPT” cho nghiên cứu luận án.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đề xuất quy trình xây dựng BTTH, xây dựng một hệ thốngBTTH Sinh học 10 và tổ chức dạy học bằng BTTH để nâng cao chất lượng họccho HS ở trường trung học phổ thông (THPT)
Trang 23 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được các BTTH trong nội dung Sinh học 10 – THPT và cóbiện pháp sử dụng vào quá trình dạy học phù hợp thì sẽ góp phần nâng cao chấtlượng học tập bộ môn Sinh học 10 - THPT cho HS
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Lí luận và phương pháp dạy học Sinh học 10 ở trường THPT
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Lí thuyết tình huống, BTTH và sự vận dụng BTTH vào dạy học Sinh học
10 ở trường THPT
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu và sử dụng BTTH vào dạy học trên thếgiới và Việt Nam
5.2 Nghiên cứu bản chất, vai trò, ý nghĩa, các khái niệm liên quan đếnBTTH trong dạy học Sinh học ở trường THPT
5.3 Điều tra thực trạng về sự hiểu biết và việc sử dụng phương pháp dạyhọc, đặc biệt là việc sử dụng BTTH trong dạy học Sinh học 10 của GV ở trườngTHPT
5.4 Phân tích logic nội dung kiến thức cơ bản của Sinh học 10 để làm cơ
sở cho việc xây dựng các BTTH
5.5 Đề xuất nguyên tắc, quy trình xây dựng BTTH và vận dụng nó vàoxây dựng các BTTH trong nội dung Sinh học 10
5.6 Xây dựng nguyên tắc và quy trình sử dụng BTTH trong dạy học Sinhhọc 10 vào quá trình dạy học, đặc biệt trong khâu nghiên cứu tài liệu mới
5.7 Thiết kế các giáo án bài lên lớp dạy học Sinh học 10 ở trường THPTtheo hướng sử dụng BTTH
5.8 Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu lí thuyết
6.2 Điều tra thực trạng
6.3 Phương pháp chuyên gia
6.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
6.5 Phương pháp thống kê toán học
7 Đóng góp mới của luận án
7.1 Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về bản chất, vai trò và ý nghĩa củaBTTH trong dạy học nói chung và trong dạy học Sinh học nói riêng để vậndụng vào quá trình dạy học Sinh học 10
7.2 Điều tra thực trạng về khả năng nhận thức của GV về BTTH và mức
độ sử dụng BTTH trong dạy học Sinh học nói chung và Sinh học 10 nói riêng,qua đó đã xác định được các nguyên nhân gây ra thực trạng
7.3 Đề xuất được các nguyên tắc, quy trình xây dựng BTTH và xây dựngđược hệ thống BTTH gồm 67 BTTH để dạy học các kiến thức Sinh học 10
Trang 37.4 Xác định được nguyên tắc và quy trình dạy học bằng BTTH trong dạyhọc Sinh học 10.
7.5 Bước đầu xây dựng được các tiêu chí để đánh giá các kĩ năng pháthiện, giải quyết các tình huống đặt ra trong BTTH của HS trong dạy học Sinhhọc 10
8 Giới hạn nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng và sử dụng BTTH trong dạy học ởkhâu nghiên cứu tài liệu mới thuộc các nội dung kiến thức Sinh học 10
9 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 3chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng BTTHtrong dạy học Sinh học 10
Chương 2 Xây dựng và sử dụng BTTH trong dạy học Sinh học 10
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
VÀ SỬ DỤNG BTTH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học
1.1.1.1 Xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học trên thế giới
Một trong những hướng nghiên cứu có liên quan đến việc xây dựng và sửdụng câu hỏi, bài tập trong dạy học những môn học ở trường phổ thông phải kểđến hướng xây dựng và sử dụng câu hỏi bài tập như một phương tiện, mộtphương pháp dạy học được nhiều tác giả quan tâm như: Socolovskaia (1971),Abramova, Gophman, Kadosnhicov, Laixeva, Karlinxki (1975, 1979) Mụcđích của nghiên cứu câu hỏi, bài tập phương pháp là xác định hệ thống các dạngcâu hỏi, bài tập cho phép hình thành kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo về PPDH trongquá trình điều khiển hoạt động nhận thức ở HS phổ thông Từ các khó khăn gặpphải của sinh viên sư phạm và GV trong khi soạn bài lên lớp, tổ chức công tácđộc lập cho HS, đặc biệt là xây dựng những câu hỏi, bài tập tạo tình huống cóvấn đề (THCVĐ), tổ chức quá trình giải quyết vấn đề cho HS, các tác giả đãbiên soạn các tài liệu hướng dẫn dạy học môn học, các giáo trình rèn luyệnnghiệp vụ cho các trường sư phạm
Bài tập thực hành phương pháp được biên soạn hướng vào rèn luyện cho
GV kĩ thuật xây dựng, sử dụng câu hỏi, bài tập để tổ chức bài học bộ môn
Quy trình tổ chức rèn luyện những kĩ năng đó thông qua các bài tậpphương pháp là:
- GV đặt các bài tập phương pháp
- Tổ chức thảo luận, phân tích về kiến thức cơ bản, giá trị giáo dục, giáodưỡng của kiến thức đó
Trang 4- Sinh viên, GV thực hiện bài tập yêu cầu xác định kiến thức, kĩ năng, kĩxảo cần hình thành cho HS khi dạy một bài cụ thể ở SGK, chẩn đoán những khókhăn mà HS có thể gặp phải khi học kiến thức đó và xác định cách tổ chức để
HS vượt qua khó khăn đó
- Thiết kế và nêu phương án sử dụng câu hỏi, bài tập để tổ chức quá trìnhdạy học đạt được các yêu cầu trên
- Bài tập phương pháp là một dạng của bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng
và sử dụng câu hỏi, bài tập cho sinh viên và GV trong quá trình tổ chức dạyhọc, là một trong những định hướng tốt giúp luận án có cơ sở xác định quy trìnhxây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học các môn học ở trường phổthông
1.1.1.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học ở
Việt Nam
Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1989) trong quá trình nghiêncứu đã đưa ra các dạng bài tập rèn luyện kĩ năng, trong đó có bài toán tìnhhuống mô phỏng
Trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển giáo dục phục vụ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã có nhiều công trình nghiên cứu và các tàiliệu bồi dưỡng về lĩnh vực rèn luyện kĩ năng dạy học thông qua bài tập thựchành giáo dục, BTTH cho sinh viên thuộc các ngành học khác nhau Trong tàiliệu “Thực hành về Giáo dục học” các tác giả Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn ĐìnhChỉnh (1989) đã khẳng định vai trò của việc rèn nghề thông qua bài tập và đãđưa ra một hệ thống các bài tập thực hành giáo dục theo những chủ đề đã giảngdạy tương ứng ở phần lí luận
Nguyễn Đình Chỉnh (1995) trong tài liệu “BTTH quản lí giáo dục” mặc
dù tác giả không đi sâu phân tích cơ sở lí thuyết của BTTH, song tác giả cũngxác định BTTH là cầu nối giữa lí luận nghề nghiệp và thực hành nghề nghiệp.Trong BTTH chứa đựng cả tri thức, kĩ năng và cả phương pháp BTTH quản lígiáo dục không chỉ giúp học viên củng cố, khắc sâu kiến thức lí thuyết, mà còn
có tác dụng rèn luyện những kĩ năng cơ bản về quản lí giáo dục
Về bản chất, các bài tập này như là các tình huống mô phỏng những vấn đềxảy ra trong giảng dạy và giáo dục HS, sinh viên vận dụng lí luận giáo dục học
để giải quyết các tình huống đó; đồng thời qua đó mà rèn luyện kĩ năng xử lícác tình huống, cũng như phát triển kĩ năng để xử lí các tình huống giáo dụckhác
Trong môn Sinh học ở trường phổ thông, tất cả các tài liệu SGK Sinh học
từ lớp 6 đến lớp 12 đã được các tác giả thiết kế sẵn những câu hỏi, bài tập ởtrong mỗi bài, mỗi chương Những câu hỏi, bài tập này giúp GV định hướngxác định mục tiêu bài học, giúp HS hệ thống hóa những kiến thức trọng tâm củabài; cũng có thể sử dụng những câu hỏi, bài tập này để củng cố, hoàn thiện kiếnthức hay kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của HS
Trang 5Trong khuôn khổ đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học các môn khoa học
tự nhiên ở trường THPT theo hướng hoạt động hóa người học” do các tác giảĐinh Quang Báo, Nguyễn Cương, Nguyễn Đức Thâm (1996) đã sử dụng câuhỏi, bài tập như là một phương tiện có hiệu quả nhằm góp phần đổi mới PPDHcác môn khoa học tự nhiên ở trường THPT theo hướng tích cực
Trong các giáo trình lí luận dạy học, câu hỏi và bài tập cũng được nhiều tácgiả quan tâm nghiên cứu như các tác giả: Trần Bá Hoành “Giáo trình lí luận dạyhọc Sinh học đại cương ở trường phổ thông” (1972, 1975, 1979), Đinh QuangBáo và Nguyễn Đức Thành “Lí luận dạy học Sinh học phần đại cương” (1996),
… Tác giả Lê Đình Trung đã biên soạn một cách có hệ thống các câu hỏi, bàitập từ Sinh học 6 đến Sinh học 12, ngay từ năm 1975 đến nay, tác giả đã đưavào dạy cho sinh viên sư phạm Sinh học cách giải bài tập, cách sử dụng nó vàocác khâu của quá trình dạy học
Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997 - 2000 cho GV THPT: “Dạyhọc giải quyết vấn đề trong bộ môn Sinh học” của các tác giả: Nguyễn VănDuệ, Trần Văn Kiên, Dương Tiến Sỹ, đã xác định được nhiều tình huống dạyhọc điển hình trong các phân môn: Sinh học 10, Di truyền học 11, Sinh thái học
11 Các tác giả đã thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trong chươngtrình Sinh học THPT làm phương tiện để giúp HS tự phát hiện và xác địnhnhững tình huống học tập Trên cơ sở đó, giúp GV tổ chức hoạt động nhận thứccho HS theo tiếp cận dạy học giải quyết vấn đề
Những nghiên cứu trên đây tuy đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về
lí luận cũng như việc sử dụng câu hỏi, bài tập theo hướng tích cực trong dạyhọc Nhưng việc nghiên cứu có tính hệ thống từ những cơ sở lí luận đến việc đềxuất các nguyên tắc và xác lập một quy trình hợp lí thiết kế và sử dụng BTTH(trong đó thể hiện rõ những kĩ thuật thiết kế và sử dụng), để từ đó giúp GV cónhững định hướng về phương pháp và kĩ năng thiết kế câu hỏi, bài tập nhằm tổchức hoạt động nhận thức cho HS theo hướng phát huy cao độ tính tích cực họctập còn chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ
Vì vậy, luận án sẽ tập trung vào việc nghiên cứu xác định các nguyên tắc,quy trình thiết kế và sử dụng BTTH như một phương tiện, phương pháp để tổchức hướng dẫn HS tự lực phát hiện kiến thức mới nhằm nâng cao chất lượngdạy học Sinh học 10
1.1.2 Xây dựng và sử dụng BTTH trong dạy học
1.1.2.1 Xây dựng và sử dụng BTTH trong dạy học trên thế giới
Ở phương Tây, Mĩ là nước sớm nhất nghiên cứu và áp dụng tình huốngtrong giáo dục, đào tạo Trong các lĩnh vực khác nhau, các tác giả GrahameFeletti (1997); Dolmans (1994), Woods (1994), Gramham Gibbs & AlanJenkirs (1997), Robert J Marzano (1992), Kiriacou (1991) đã khẳng định tínhhiệu quả của việc sử dụng tình huống trong dạy học, chẳng hạn:
Trong đào tạo sĩ quan lái máy bay, những sĩ quan lái máy bay cựu chiếnbinh đã cung cấp hàng nghìn tình huống xử lí như thế nào là tốt, như thế nào là
Trang 6không tốt Họ đã xây dựng được một giáo trình mới và một phương pháp đàotạo phi công mới Kết quả là thời gian đào tạo ngắn hơn và học viên tốt nghiệplàm việc hiệu quả hơn so với phương pháp truyền thống.
Trong ngành y học, Học viện Y khoa Mĩ đã thu được 3000 tình huống cóliên quan đến kiến thức, thái độ, động tác của bác sĩ và nhân viên y tế Việc đàotạo và bồi dưỡng nhân viên y tế theo phương pháp tình huống đã đem lại hiệuquả cao: thời gian rút ngắn, học viên thông thạo nghề nghiệp hơn
- Nhật Bản, đã thực hiện phương pháp tình huống trong nhiều lĩnh vực, đặcbiệt trong ngành quản lí, ngành du lịch Bí quyết thành công của phương phápnày ở Nhật Bản đã được đăng trên báo Thế giới của Pháp (12/11/1985) gồm 4bước: dữ kiện về tình hình tình huống - phân tích - tổng hợp - hành động
- Các nhà nghiên cứu Liên bang Xô Viết và Ba Lan như Machiuxkin(1972), Lecne I Ia (1977), Kharlamốp I F (1978), Ôkôn V (2006),… đãnghiên cứu việc sử dụng tình huống trong dạy học nêu vấn đề và bàn đến dạngdạy học này một cách toàn diện Đặc biệt, họ đã trình bày sâu sắc và có hệthống tình huống có vấn đề - hạt nhân của dạy học nêu vấn đề
Theo Ôkôn V (2006), sử dụng tình huống trong dạy học theo phương phápnêu vấn đề, bao gồm các hành động như: tổ chức các tình huống có vấn đề; biểuđạt các vấn đề; giúp đỡ HS những điều kiện cần thiết để giải quyết vấn đề; kiểmtra các cách giải quyết vấn đề đó; cuối cùng, lãnh đạo quá trình hệ thống hóa vàcủng cố các kiến thức đã tiếp thu được Trong đó, nghệ thuật của GV có thểđược biểu hiện ở việc tổ chức THCVĐ Ông cho rằng tương đương với giảngdạy nêu vấn đề của GV là học tập theo kiểu nêu vấn đề của HS Quá trình đódiễn ra theo các khâu: nêu ra các vấn đề; biểu đạt vấn đề; giải quyết vấn đề vàkiểm tra cách giải quyết chúng Như vậy, một quy trình sử dụng tình huống của
GV tương tác với quy trình hoạt động giải quyết tình huống của HS Nhiều vấn
đề như yêu cầu trong việc xây dựng tình huống; điều kiện sử dụng tình huống,
… cũng được tác giả bàn đến
Tóm lại, tình huống đã được nghiên cứu và ứng dụng ngày càng rộng rãitrong công tác giáo dục đào tạo ở nhiều nước phát triển với vai trò như là mộtPPDH tích cực Trong đó, hai dạng dạy học sử dụng tình huống được đề cập làdạy học nêu vấn đề, dạy học giải quyết vấn đề và học tập trên vấn đề, học tậpđịnh hướng tới vấn đề Các tác giả cũng khẳng định được tính hiệu quả của việc
sử dụng tình huống trong dạy học và cũng đã nêu được quy trình sử dụng tìnhhuống trong dạy học Đây là vấn đề chúng tôi sử dụng làm cơ sở xây dựng quytrình dạy học bằng BTTH
1.1.2.2 Xây dựng và sử dụng BTTH trong dạy học ở Việt Nam
- BTTH trong lĩnh vực quản lí giáo dục của Nguyễn Đình Chỉnh (1995) đãđưa ra quy trình rèn luyện kĩ năng giải quyết BTTH giáo dục
- BTTH trong lĩnh vực tâm lí học quản trị kinh doanh của Nguyễn ĐìnhChỉnh (1996) Ở đây, tác giả đã xây dựng được những BTTH rất hữu ích đốivới nhà quản lí dù đã thâm niên hay mới vào nghề, vì nó cung cấp cho học viên
Trang 7những câu trả lời thiết thực qua các tình huống giả định, mô phỏng,… để giúp
họ thành công trong công tác lãnh đạo
- BTTH trong lĩnh vực Sinh học của Phan Đức Duy (1999), với đề tài “Sửdụng BTTH để rèn luyện cho sinh viên kĩ năng dạy học Sinh học”, nêu đượcbản chất của BTTH, cơ sở phân loại BTTH, quy trình thiết kế và sử dụngBTTH để rèn luyện kĩ năng tích hợp tổ chức bài lên lớp
- BTTH trong lĩnh vực Hóa học của Đặng Thị Oanh (1995) với công trình
“Dùng bài toán tình huống mô phỏng rèn luyện kĩ năng thiết kế công nghệ bàinghiên cứu tài liệu mới cho sinh viên Khoa Hóa học - Trường Đại học Sưphạm”, nêu được khái niệm bài toán mô phỏng là gì? Biên soạn hệ thống cácBTTH mô phỏng rèn luyện kĩ năng thiết kế công nghệ bài hóa học nghiên cứutài liệu mới cho sinh viên sư phạm
Qua tìm hiểu và phân tích những công trình nghiên cứu trên, chúng tôinhận thấy hầu hết các công trình nghiên cứu đã khẳng định sự cần thiết của việc
sử dụng BTTH trong quá trình dạy học Các tác giả khẳng định BTTH giúp HSnhanh chóng nắm bắt được các kiến thức mới, củng cố, khắc sâu được kiến thức
đã học, phát triển tư duy sáng tạo, BTTH là chiếc cầu nối giữa lí luận với thựctiễn
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên, bước đầu đã xây dựng được hệthống lí luận, quy trình xây dựng và cách sử dụng BTTH nói chung Đây là tiền
đề quan trọng giúp chúng tôi định hướng, triển khai tiếp việc xây dựng BTTHcũng như việc sử dụng BTTH trong dạy học Sinh học 10 THPT
Tuy nhiên, do đặc trưng mỗi lĩnh vực khác nhau nên việc phân loại BTTH,nguyên tắc, quy trình xây dựng, sử dụng BTTH và cách giải quyết BTTH cũng
- BTTH đặt ra những yêu cầu cần giải quyết, có tác dụng định hướng cho
GV trong việc lựa chọn BTTH phù hợp với nội dung dạy học
- Sự phân loại BTTH dựa trên cơ sở nội dung dạy học
- Các tác giả đã đưa ra được quy trình rèn luyện kĩ năng giải quyết BTTHgiáo dục cho HS
Như vậy, BTTH trong các sách bài tập hiện hành đã đảm bảo tính mụcđích, tính khoa học, tính giáo dục, tính thực tiễn, rất hữu ích cho GV và HStrong quá trình dạy học Những ưu điểm đó được chúng tôi tiếp thu, kế thừatrong việc xây dựng hệ thống BTTH, nhất là trong việc phân loại BTTH
Trang 81.2.1.4 Vai trò của BTTH trong dạy học
- BTTH góp phần giúp HS lĩnh hội kiến thức mới và củng cố kiến thức
- BTTH góp phần phát triển năng lực tư duy, óc sáng tạo, giải quyết vấn đềcủa HS
- BTTH góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
1.2.2 Phương pháp dạy học bằng BTTH
1.2.2.1 Khái niệm phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học với
sự tương tác lẫn nhau Trong đó, phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, cònphương pháp học có tính độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương phápdạy Nên có thể hiểu: “Phương pháp dạy học là hệ thống những hành động cóchủ đích theo một trình tự nhất định của GV để tổ chức hoạt động nhận thức vàhoạt động thực hành của HS, nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học
và chính nhờ vậy mà đạt được những mục tiêu dạy học”
1.2.2.2 Các phương pháp dạy học tích cực gắn liền với dạy học bằng BTTH
Theo tác giả Trần Bá Hoành (2007), những phương pháp tích cực gồm 3phương pháp đó là phương pháp vấn đáp, phương pháp dạy học nêu và giảiquyết vấn đề; dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
Theo ông cấu trúc một bài học theo dạy học đặt và giải quyết vấn đề gồmcác bước sau:
Bước 1 Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức
Bước 2 Giải quyết vấn đề đặt ra
Trang 9Bước 3 Kết luận
Trong dạy học giải quyết vấn đề, có thể phân biệt 4 mức trình độ, đó là:Mức 1 GV đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề HS thực hiện cách giảiquyết vấn đề theo hướng dẫn của GV GV đánh giá kết quả làm việc của HS.Mức 2 GV nêu vấn đề, gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết vấn đề HS thựchiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV khi cần GV và HS cùngđánh giá
Mức 3 GV cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề HS phát hiện vàxác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp
HS thực hiện cách giải quyết vấn đề GV và HS cùng đánh giá
Mức 4 HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặccủa cộng đồng, lựa chọn vấn đề phải giải quyết HS giải quyết vấn đề, tự đánhgiá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của GV khi kết thúc
1.2.2.3 Phương pháp dạy học bằng BTTH
* Khái niệm phương pháp dạy học tình huống
Phương pháp dạy học tình huống là phương pháp dạy học, GV cung cấpcho HS một tình huống dạy học, đòi hỏi HS tìm hiểu, phân tích và hành độngtrong tình huống đó để đưa ra lời giải đáp, dựa trên những nguyên tắc nhất định.Qua đó, HS tìm ra kiến thức mới, củng cố kiến thức, hình thành các kĩ năng, kĩxảo và các phẩm chất nhân cách cần thiết
* Đặc trưng của phương pháp dạy học tình huống
Khi sử dụng PPDH tình huống, người GV làm nhiệm vụ “ủy thác”, nghĩa
là không bắt người học làm theo ý mình một cách miễn cưỡng mà làm cho họ
tự giác, tích cực, biến ý đồ của GV thành nhiệm vụ học tập của mình và ngườihọc tự đảm nhận lấy việc học của mình để chiếm lĩnh tri thức GV chỉ đưangười học vào tình huống dạy học và gợi mở những vấn đề để tự họ tìm ra lờigiải đáp
GV tạo ra một môi trường sư phạm lí tưởng cho HS tổ chức các hoạt độnghọc tập của mình Trong môi trường đó, HS được trực tiếp làm việc với đốitượng học tập, tự mình “bóc tách” nội dung học tập được ngầm ẩn trong tìnhhuống
Phương pháp tình huống làm giảm khoảng cách giữa kiến thức sách vở vớithực tiễn cuộc sống Đồng thời, khi phân tích các tình huống trong quá trìnhhọc tập sẽ giúp người học nhận ra giá trị đích thực của những tri thức lí thuyết
có thể vận dụng được vào thực tiễn
Phương pháp tình huống chú trọng đến mặt ứng dụng tri thức vào việc giảiquyết những vấn đề thực tiễn hơn là việc giải quyết vấn đề có tính chất lí luận
* Vai trò của phương pháp dạy học tình huống
HS không phải được đặt trước những kiến thức có sẵn trong SGK hay làbài giảng giải áp đặt của GV mà tự đặt mình vào các tình huống, vấn đề thực tế,
cụ thể và sinh động của cuộc sống để tìm cách giải quyết chúng một cách ổnthỏa
Trang 10HS được gợi mở, tranh luận về những tình huống có thật và cụ thể, sau khi
đã biết được những nguyên lí cơ bản, là phương tiện sắc bén để phát huy tínhtích cực sáng tạo của HS, thúc đẩy HS động não, phát huy được óc phê phán, ócsáng tạo, rèn luyện phương pháp tư duy và trí tưởng tượng sáng tạo của ngườihọc
Phương pháp dạy học tình huống mang đến không khí lớp học sôi nổi, HSmong đợi giờ học, thích học, kích thích hứng thú và tính tích cực học tập
Thầy mến trò, hết lòng với trò là nhân vật trung tâm của lớp học Trò quýtrọng thầy, phương pháp tình huống có tác dụng rõ rệt về rèn luyện đạo đức cảđối với trò, với thầy
Phương pháp tình huống rất dễ xâm nhập vào khoa học quản lí và ngượclại khoa học quản lí vận dụng phương pháp tình huống để tạo ra những ngườiquản lí giỏi Nghệ thuật lãnh đạo là nghệ thuật xử lí tình huống từ đó mà đề rađược chiến lược, sách lược, chính sách, chủ trương đúng đắn Người lãnh đạovận dụng phương pháp tình huống sẽ tạo cho mình có đức nghe, biết trọng dụngcán bộ thuộc quyền, biết ứng xử tốt Trong dạy học cũng vậy, dạy học bằng sửdụng BTTH như là một phương tiện, một phương pháp, một biện pháp phát huynăng lực của mỗi HS, kết hợp với sự hỗ trợ, tương tác giữa trò với trò và giữatrò với thầy
* Vận dụng phương pháp tình huống để giải quyết BTTH Sinh học 10
Theo quan điểm của tác giả Vũ Văn Tảo và Trần Văn Hà, để giải quyếtmột tình huống cần phải thực hiện theo các giai đoạn như phân tích tình huống,sau đó tùy theo loại tình huống để đưa ra cách giải quyết Tuy nhiên, theochúng tôi, đây chỉ là các bước của việc giải quyết tình huống mà HS cần phảithực hiện Còn các bước hướng dẫn của GV để giải quyết một tình huống phảikhác với HS
Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh (2006) và Phan Thị Hồng Vinh (2007),
tổ chức giải quyết tình huống gồm các bước sau:
Bước 1 GV giới thiệu tình huống
Bước 2 Tổ chức phân tích tình huống: các dữ kiện đã cho, các vấn đề (cái
cần tìm)
Bước 3 Tổ chức giải quyết tình huống HS có thể được chia theo nhóm
hoặc cá nhân
Bước 4 Tổ chức thảo luận
Như vậy, theo quan điểm hai tác giả nói trên, để giải quyết một tình huống,cần phải thực hiện theo bốn bước Tuy nhiên, theo chúng tôi, các tác giả nàychưa phân định rõ các bước của người hướng dẫn với các bước của người giảiquyết tình huống, chẳng hạn bước 1 là công việc của GV; còn bước 2, 3 và 4 làcông việc của HS
Tóm lại, các giai đoạn, các bước tổ chức giải quyết tình huống là cơ sở đểchúng tôi xem xét đưa ra quy trình giải quyết BTTH được xây dựng từ SGKSinh học 10
Trang 11Phương pháp tình huống có nhiều ưu điểm phát huy tính tích cực, độc lập,sáng tạo của người học, nên có thể vận dụng ở tất cả các khâu của quá trình dạyhọc Trong luận án chúng tôi sử dụng BTTH chủ yếu ở khâu nghiên cứu tài liệumới:
Sử dụng BTTH để gợi mở việc lĩnh hội tri thức: BTTH trong trường hợpnày thường được sử dụng để đặt vấn đề và bao giờ cũng được sử dụng kết hợpvới các PPDH khác
Sử dụng BTTH để giúp HS lĩnh hội tri thức mới: BTTH chứa đựng tri thứcmới cần lĩnh hội HS giải quyết BTTH sẽ lĩnh hội được kiến thức cho mình.Như vậy, BTTH được xem như một phương tiện giúp HS lĩnh hội kiến thức tốtnhất
HS giải quyết BTTH và chỉ ra những tri thức chứa đựng trong các BTTH
đó hoặc vận dụng tri thức đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn
* Điều kiện cần có để dạy học theo phương pháp tình huống
- Tình huống chứa đựng trong nó một hay một số mâu thuẫn
- Dạy bằng tình huống không phải dạy bằng “ngẫu hứng” hoặc liên hệ choxong chuyện Nó đòi hỏi người dạy phải có sự chuẩn bị công phu, có bản lĩnh
sư phạm để khi phát động, khi HS nêu ra tình huống thì hệ thống có thể chọnlọc được ngay cái nào là “đắt giá” mang ra thảo luận
1.3 Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Điều tra sự hứng thú và ý thức học tập môn Sinh học 10 của HS
Chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát trên 378 HS thuộc 3 trường THPTkết quả thu được ở bảng 1.1 (xem ở luận án) cho thấy mong muốn của HS tronggiờ dạy của GV phải là: cần phải có minh họa bằng các phương tiện trực quan94,18 %, trong giờ dạy của GV cần phải có các bài tập, câu hỏi để tạo hứng thú87,57 % và cần cho HS thảo luận để xây dựng bài 92,8 % Các em hoàn toànkhông thích GV lên lớp thuyết trình từ đầu đến cuối 97,89 %
Từ các yêu cầu trên của HS trong các tiết học GV hiện tại chưa đáp ứngđược nên đã có tới 66,94 % HS không thích học bộ môn Sinh học Kể cả khâukiểm tra đánh giá của GV chỉ có 43,38 % là đồng tình, 56,62 % tỏ ra khôngthích Qua phân tích trên cho thấy các yêu cầu của HS là chính đáng Tuynhiên, hiện tại GV trong quá trình dạy học chưa đáp ứng được các yêu cầu của
HS, đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân làm cho HS không thíchhọc môn Sinh học
Kết quả điều tra thu được ở bảng 1.2 (xem ở luận án) cho thấy:
- Công tác chuẩn bị ở nhà của HS :
+ Việc ôn tập bài cũ và hoàn thành các nội dung của GV giao cho trước khiđến lớp chỉ đạt 42,33 % Một số HS được điều tra cho rằng: việc học bài chỉhọc thuộc lòng mang tính đối phó mà chưa thực sự tự giác để biến kiến thức từSGK thành kiến thức của bản thân chiếm tới 51,85 % số HS được điều tra
Trang 12+ Số HS chịu khó đọc bài mới, ghi lại các thắc mắc để hỏi GV trong giờhọc chỉ chiếm 5,82 % số HS được điều tra.
Các kết quả trên cho thấy HS ý thức học tập bộ môn chưa tốt, có thể docách dạy của GV, các yêu cầu của GV chưa thật cụ thể, chưa mang tính cấpbách đối với HS trước khi đến lớp
1.3.2 Điều tra việc nhận thức và vận dụng dạy học bằng BTTH của GV
Kết quả điều tra cho thấy GV chưa thực sự có nhận thức đúng đắn về vaitrò BTTH, cách xây dựng và sử dụng BTTH để tổ chức dạy học
Chương 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BTTH TRONG DẠY HỌC
SINH HỌC 10 THPT 2.1 Phân tích nội dung chương trình Sinh học 10 THPT làm cơ sở xây dựng các BTTH
Đề tài đã phân tích nội dung Sinh học 10 và đã chỉ ra được những nội dung
ở từng bài học có thể xây dựng BTTH vào dạy học (xem bảng 2.1 ở luận án)
2.2 Xây dựng BTTH trong chương trình Sinh học 10 THPT để dạy học
2.2.1 Thiết kế quy trình xây dựng BTTH để dạy học Sinh học 10 THPT 2.2.1.1 Các nguyên tắc xây dựng BTTH để dạy học Sinh học 10 THPT
BTTH phải chứa mâu thuẫn nhận thức; BTTH phải gây ra nhu cầu cầnnhận thức cho HS; BTTH phải phù hợp với trình độ, đối tượng HS;
2.2.1.2 Quy trình xây dựng BTTH để dạy học Sinh học 10 THPT
Bước 1 Xác định mục tiêu bài học
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình xây dựng BTTH
Bước 2 Phân tích lôgic nội dung bài họcBước 3 Xác định nội dung bài học có thể xây dựngBTTH
Bước 4.Tìm các tài liệu có liên quan với nội dungkiến thức bài học dự định xây dựng BTTH
Bước 5 Diễn đạt khả năng đó thành BTTHBước 6 Kiểm tra, đánh giá BTTH đã xây dựng, từ
đó điều chỉnh hệ thống BTTH