Luận văn: Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được ban hành là cơ sở trong việc xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Xuất phát từ mục đích của việc xác lập quan hệ vợ chồng là nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bên vững, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 khi điều chỉnh các quan hệ giữa vợ và chồng đã dựa trên nguyên tắc tiến bộ, bình đẳng điều đó được thể hiện rõ nét trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng.Bảo vệ quyền của người người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng là một vấn đề rất cơ bản nhưng chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu, thấu đáo đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay đang có những chuyển biến phức tạp, quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệ giữa vợ và chồng đang ngày càng bị xâm phạm dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, chẳng hạn như nạn bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần…Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng không chỉ thể hiện ở việc ghi nhận những quyền nhân thân của họ trong pháp luật mà phải đảm đảm cho những quyền đó được trở thành hiện thực trên thực tế, điều đó đòi hỏi một cơ chế đồng bộ từ việc xây dựng pháp luật đến các biện pháp thực hiện ở mọi cấp, mọi nghành. Chỉ khi nào bảo vệ tốt quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng thì việc đảm bảo bình đẳng giới mới trở thành hiện thực.Luật HNGĐ năm 2014 ban hành đã mang nhiều quy định tiến bộ trong việc đảm bảo quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân của vợ và chồng, chẳng hạn quy định nghĩa vụ sống chung của vợ chồng, đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh… góp phần đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, để đưa ra nhiều biện pháp giải quyết hiệu quả, nhằm thúc đẩy và thực hiện tốt hơn nữa quyền bình đẳng của người phụ nữ thì việc nghiên cứu vấn đề “Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014” có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc”
Trang 1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được ban hành là cơ sở trong việc xâydựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩnmực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huytruyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam Xuất phát từ mục đích củaviệc xác lập quan hệ vợ chồng là nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng,tiến bộ, hạnh phúc và bên vững, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 khi điềuchỉnh các quan hệ giữa vợ và chồng đã dựa trên nguyên tắc tiến bộ, bình đẳngđiều đó được thể hiện rõ nét trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
Bảo vệ quyền của người người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ vàchồng là một vấn đề rất cơ bản nhưng chưa được nghiên cứu một cách chuyênsâu, thấu đáo đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay đang có nhữngchuyển biến phức tạp, quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệ giữa vợvà chồng đang ngày càng bị xâm phạm dưới nhiều hình thức và mức độ khácnhau, chẳng hạn như nạn bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần…
Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồngkhông chỉ thể hiện ở việc ghi nhận những quyền nhân thân của họ trong phápluật mà phải đảm đảm cho những quyền đó được trở thành hiện thực trên thực
tế, điều đó đòi hỏi một cơ chế đồng bộ từ việc xây dựng pháp luật đến các biệnpháp thực hiện ở mọi cấp, mọi nghành Chỉ khi nào bảo vệ tốt quyền của ngườiphụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng thì việc đảm bảo bình đẳnggiới mới trở thành hiện thực
Luật HN&GĐ năm 2014 ban hành đã mang nhiều quy định tiến bộ trongviệc đảm bảo quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân của vợ vàchồng, chẳng hạn quy định nghĩa vụ sống chung của vợ chồng, đại diện giữa vợvà chồng trong quan hệ kinh doanh… góp phần đảm bảo quyền và lợi ích chính
Trang 3đáng của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng Tuy nhiên,
để đưa ra nhiều biện pháp giải quyết hiệu quả, nhằm thúc đẩy và thực hiện tốt
hơn nữa quyền bình đẳng của người phụ nữ thì việc nghiên cứu vấn đề “Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014” có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc”
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Chế định hôn nhân và gia đình hiện nay cũng đã có một số đề tài nghiên cứudưới những góc độ khác nhau như khóa luận tốt nghiệp năm 2003: “Bảo vệquyền của người phụ nữ theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000”, của LươngThị Kim Dung, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội; Luận văn thạc sỹ: “Ảnhhưởng của Nho giáo đến các quy định pháp luật Việt Nam về mối quan hệ giữa
vợ và chồng”, của Đinh Hạnh Nga, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội; Luậnvăn Thạc sỹ: “Bảo vệ quyền người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ vàchồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000”, của Trần Thị Hồng Nhung,Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội…Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ quyền củangười phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng chưa được nghiên cứumột cách chuyên sâu và quan tâm đúng mức Các công trình nghiên cứu mới chỉnghiên cứu về việc bảo vệ quyền của người phụ nữ một cách nói chung hay chỉdừng lại ở việc nghiên cứu về bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tàisản giữa vợ và chồng mà chưa có sự đề cập tới việc bảo vệ quyền của người phụ
nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Mục đích nghiên cứu đề tài:
+ Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền của ngườiphụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và giađình năm 2014 trong đó có xem xét dưới góc độ bình đẳng giới Từ đó, tìm ramột số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này và nângcao hơn nữa vấn đề bảo vệ quyền người phụ nữ trong quan hệ giữa vợ và chồng
- Nhiệm vụ của luận văn
Trang 4+ Tìm hiểu cơ sở lý luận về quyền của người phụ nữ và bảo vệ quyền củangười phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
+ Tìm hiểu thực trạng về vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trongquan hệ nhân thân giữa vợ với chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
+ Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy định của phápluật về bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ vớichồng
4 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Với đề tài “Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợvà chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014” tác giả tập trung nghiêncứu, phân tích bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ với tư cách là người vợ trongquan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo quy định của Luật hôn nhân và giađình năm 2014 Vì vậy, quyền của người phụ nữ trong phạm vi này được nghiêncứu với tư cách cách người phụ nữ là người vợ trong quan hệ hôn nhân hợppháp mà không nghiên cứu quyền của người phụ nữ với tư cách là người mẹ,người chị trong gia đình, trong các mối quan hệ khác
5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để đảm bảo quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ vàchồng trong quá trình nghiên cứu luật văn đã sử dụng một số phương phápnghiên cứu như sau:
- Phương pháp luận nghiên cứu luận văn là chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủnghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng của Đảng vàNhà nước về pháp luật
- Luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích,
so sánh, thống kê, tổng hợp
6 Ý nghĩa và điểm mới của luận văn
- Luận văn nghiên cứu và phân tích sâu sắc, toàn diện về ý nghĩa, mục đích,nội dung bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ vàchồng dưới góc độ bình đẳng giới
Trang 5- Luận văn đánh giá thực trạng về vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữtrong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trên thực tế, đưa ra một số kiến nghị,giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về vấn đề này và nâng cao hiệu quảviệc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng,nhằm thực hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trên thực tế.
7 Kết cấu của luận văn.
Luận văn được trình bày theo 3 phần:
- Lời mở đầu
- Nội dung
- Kết bài
Trong đó phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan
hệ nhân thân giữa vợ và chồng
Chương 2: Vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân
giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Chương 3: Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền của người phụ nữ
trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
Trang 6
NỘI DUNGChương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ NHÂN
THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
1.1 Khái niệm về quyền của người phụ nữ và bảo vệ quyền của người
phụ nữ
1.1.1 Quyền của người phụ nữ
Theo nghĩa thông thường thì quyền được hiểu là điều mà pháp luật hoặc
xã hội công nhận cho họ được hưởng, được làm, được đòi hỏi Để tiếp cận kháiniệm về quyền của người phụ nữ chúng ta cần thiết nghiên cứu và tìm hiểu kháiniệm về quyền con người và khái niệm về bình đẳng giới
1.1.1.1 Khái niệm về quyền con người
Quyền con người là một phạm trù đa diện, do đó đã có nhiều định nghĩakhác nhau về quyền con người (theo một tài liệu của Liên hợp quốc, có đến gần
50 định nghĩa về quyền con người đã được công bố) (19) Tuy nhiên, trong cácvăn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia, chưa có một định nghĩachính thức về quyền con người mà mỗi định nghĩa tiếp cận dưới những góc độnhất định và khác nhau
Ở cấp độ quốc tế, theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc
thì “Quyền con người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu, có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người”
(20)
Ở Việt Nam, quyền con người được hiểu là “những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp luật quốc tế” (21)
Trang 7Theo quan điểm của chúng tôi, quyền con người vừa mang quyền tựnhiên vừa mang quyền pháp lý Quyền con người là quyền tự nhiên được hiểu là
những quyền khi sinh ra họ đã có, mà người khác phải tôn trọng, “mọi người sinh ra đều bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được” (Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948) Quyền con người
là quyền pháp lý tức là quyền con người được pháp điển hóa, được ghi nhậnbằng pháp luật, được cộng đồng tôn trọng và bảo đảm thực hiện
Như vậy, nhìn ở góc độ nào và ở cấp độ nào thì quyền con người cũngđược xác định như là những chuẩn mực được thừa nhận, những chuẩn mực nàykết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại và được áp dụng cho tất cảmọi người Vì vậy, dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định nhưng mộtđiều rõ ràng rằng quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng vàbảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử
1.1.1.2 Khái niệm bình đẳng giới
Quyền bình đẳng là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân loại tiến bộ quacác thời kì lịch sử khác nhau Năm 1948, Liên hợp quốc ra Tuyên ngôn toàn thế
giới về quyền con người, khẳng định: "Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng
về phẩm giá và các quyền" Ý tưởng về sự bình đẳng này được trích dẫn từ tuyên
ngôn độc lập của Mỹ và Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cáchmạng Pháp Điều đó cho thấy “bình đẳng” là một nguyên lý căn bản cần đượcchấp nhận bởi mọi quốc gia, mọi dân tộc “Bình đẳng” là một khái niệm chungcủa cả nhân loại, nó hướng đến việc khẳng định quyền lợi ngang nhau của mọingười, mọi đối tượng, mọi nhóm người trong xã hội Bình đẳng là mục tiêuphấn đấu của mọi dân tộc, mọi xã hội tiến bộ và là lý tưởng chung của mọi cuộccách mạng trên thế giới
Ở Việt Nam, các quyền bình đẳng của công dân được tôn trọng và bảo vệ
tại Điều 16, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” Quy định này có nghĩa là mọi công dân không phân biệt giới tính,
dân tộc, tuổi tác, thành phần và địa vị xã hội đều được hưởng các quyền nhưnhau và có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật
Trang 8Tóm lại, trước pháp luật mọi công dân đều như nhau không có sự phânbiệt, đều được hưởng các quyền ngang nhau, phải thực hiện các nghĩa vụ nhưnhau và đều có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật
Bình đẳng giới là sự cụ thể hóa quyền bình đẳng trước pháp luật của côngdân giữa nam và nữ Để tiếp cận với khái niệm bình đẳng giới chúng ta nhìnnhận dưới góc độ theo quan niệm xã hội học và theo lĩnh vực khoa học pháp lý.Bình đẳng giới theo quan niệm xã hội học là sự đối xử ngang quyền giữahai giới nam và nữ, cũng như giữa các tầng lớp phụ nữ trong xã hội có xét đếnđặc điểm riêng của nữ giới, được điều chỉnh bởi các chính sách đối với phụ nữmột cách hợp lý Hay nói cách khác, bình đẳng giới là sự thừa nhận và thiết lậpcác cơ hội ngang nhau đối với nữ và nam trong xã hội, có tính đến các đặc thù
về giới
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý thì bình đẳng giới là một dạng của bìnhđẳng xã hội nói chung, nó cũng cần có sự điều chỉnh của pháp luật, nhằm thiếtlập sự bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ Theo Điều 5 khoản 3 Luật Bình đẳng
giới, bình đẳng giới được hiểu là “là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”
Trên cơ sở khái niệm về quyền con người và bình đẳng giới chúng ta nhậnthấy rằng người phụ nữ có các quyền như nam giới và họ được hưởng tất cảnhững quyền mà pháp luật ghi nhận và bảo vệ Tuy nhiên, dưới góc độ tiếp cậnđặc thù về giới của người phụ nữ đó là đặc điểm sinh học và truyền giống củangười phụ nữ khác đàn ông là phải thực hiện chức năng sinh nở, thực hiện chứcnăng làm vợ, làm mẹ Ngoài ra, về đặc điểm thể chất người phụ nữ thường cósức khỏe và sự chịu đựng kém hơn đàn ông Do vậy, với những đặc thù như vậyquyền của người phụ nữ cần được thừa nhận và cần được đảm bảo với nội dung
của bình đẳng giới Với mục tiêu “xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế- xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, cũng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
và gia đình” (Điều 4 Luật bình đẳng giới) Nội dung về quyền bình đẳng giới
của người phụ nữ bao gồm nhiều lĩnh vực như về kinh tế, tài chính, xã hội…
Trang 9Tuy nhiên, nhìn nhận dưới khía cạnh quyền nhân thân của người phụ nữ trongquan hệ giữa vợ và chồng thì quyền bình đẳng giới của người phụ nữ mangnhững nội dung theo quy định tại Điều 18 Luật Bình đẳng giới năm 2006 nhưsau:
“1 Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình
3 Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghĩ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật”
Từ những lập luận ở trên có thể đưa ra khái niệm quyền của người phụ nữnhư sau:
Quyền của người phụ nữ là tập hợp các quyền của con người mà người phụ nữ được hưởng, được tôn trọng, được bảo vệ và bảo đảm thực hiện bằng hệ thống các quy định của pháp luật.
1.1.2 Bảo vệ quyền của người phụ nữ
Việc ghi nhận quyền của người phụ nữ trong pháp luật là điều quan trọngnhưng chưa đủ khi thực tế trong đời sống hôn nhân hiện nay các quyền củangười phụ nữ đã và đang bị xâm phạm nghiêm trọng, chẳng hạn như thực trạngbất bình đẳng trong mọi lĩnh lực về kinh tế, chính trị, tình trạng bạo lực giađình… Vì vậy, điều quan trọng là cần phải bảo vệ và đảm bảo cho nhữngquyền phụ nữ nói chung và quyền nhân thân của phụ nữ nói riêng được thựchiện trong thực tế Có hai phương thức để bảo vệ quyền phụ nữ bao gồmphương thức tự bảo vệ và phương thức yêu cầu cơ quan, tổ chức can thiệp bảo
vệ Theo đó, phương thức tự bảo vệ là một biện pháp dân sự được thực hiện bởichính chủ thể đó, theo đó người phụ nữ có quyền sử dụng các biện pháp tự bảo
vệ, chẳng hạn như biện pháp tự cải chính… để ngăn chặn bất kì các hành vixâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Biện pháp yêu cầu cơ quan, tổ chức can thiệp bảo vệ là một biện phápdân sự do cho chủ thể thực hiện Trên cơ sở pháp luật ghi nhận các quyền nhânthân của của phụ nữ, người phụ nữ được áp dụng biện pháp yêu cầu cơ quan, tổchức bảo vệ để kịp thời xử lý hành vi xâm phạm quyền của người phụ nữ trong
Trang 10quan hệ nhân thân Theo đó, tại khoản 1 điều 5 của Luật phòng chống bạo lựcgia đình quy định:
1 Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo
vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này.
Ví dụ, trường hợp người chồng có hành vi đánh đập người vợ thườngxuyên, gây ảnh hưởng sức khỏe và tinh thần người vợ Trong trường hợp nàyngười vợ có quyền yêu cầu Hội Phụ nữ can thiệp để đảm bảo quyền và lợi íchcủa người mình
Mặt khác, do phụ nữ là phái yếu nên bảo vệ quyền phụ nữ cần được xemxét và ghi nhận dựa trên cơ sở của những yếu tố đặc thù về giới, nghĩa là phápluật phải ghi nhận quyền phụ nữ dựa trên cơ sở của vấn đề bình đẳng giới Việcbảo vệ quyền của người phụ nữ hiện nay đã được ghi nhận trong Hiến pháp vàcác văn bản liên quan
Nội dung bảo vệ quyền của người phụ nữ được thể hiện toàn diện trênmọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục, văn hóa, hôn nhân
- gia đình….được pháp luật ghi nhận và bảo hộ trong toàn bộ hệ thống pháp luậtViệt Nam Trong Hiến pháp vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ luôn được thể hiệnnhất quán, quyền bình đẳng của phụ nữ ngày càng được quy định mở rộng vàhoàn thiện hơn qua các bản Hiến pháp Quy định tại Hiến pháp về bảo vệ quyềncủa người phụ nữ chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc ban hành một loạtcác văn bản pháp luật về quyền của người phụ nữ như Bộ luật dân sự, Bộ luậthình sự, Bộ luật lao động, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới 2006,Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007…Các văn bản pháp luật quy định hệthống các quy phạm pháp luật về quyền của phụ nữ, các thể chế thực hiện cácquyền đó cũng như hệ thống các biện pháp chế tài xử lý các hành vi vi phạmquyền của người phụ nữ
Trang 11Như vậy, bảo vệ quyền của người phụ nữ được hiểu là: hệ thống các biện pháp, cách thức được pháp luật quy định nhằm bảo đảm việc thực thi đầy đủ,
có hiệu quả các quyền con người của phụ nữ trên thực tế cũng như xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền của người phụ nữ.
1.1.3 Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và
chồng
1.1.3.1 Khái niệm
Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với đời sống tinh thầncủa cá nhân được pháp luật thừa nhân và bảo vệ Trong lịch sử lập pháp củanước ta nói chung và pháp luật dân sự nói riêng, thuật ngữ quyền nhân thânđược ra đời khá muộn Bộ luật dân sự Việt Nam 1995 là văn bản pháp lí lần đầutiên đề cập đến quyền nhân thân, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trìnhhiện thực hóa quyền con người Lần đầu tiên pháp luật Việt Nam xác định rằng:
“Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Không ai có thể lạm dụng quyền nhân thân của mình xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”(22)
Bên cạnh đó, lần đầu tiên cá nhân có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền nhânthân của mình không bị người khác vi phạm (Điều 27) Lần đầu tiên quyềnnhân thân của cá nhân được quy định thành một hệ thống các quyền, có 20quyền được quy định chi tiết trong 20 điều luật
Bộ luật dân sự 2005 đã kế thừa những quy định về nhân thân trong BLDS năm
1995 và đã quy định cụ thể về quyền nhân thân tại Điều 24: "Quyền nhân thân được quy định trong Bộ Luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”
Trang 12Từ khái niệm trên đây rút ra một số đặc điểm của quyền nhân thân là
Thứ nhất: Quyền nhân thân của chủ thể không thể chuyển dịch cho chủ thể khác được Nghĩa là: Quyền nhân thân không thể là đối tượng trong giao dịch dân sự (mua, bán, tặng, cho ) Tuy nhiên trong một số trường hợp quyền nhân thân có thể được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật
Ví dụ: Quyền công bố, phổ biến tác phẩm của tác giả, khi tác giả chết thì quyền này có thể chuyển giao cho chủ thể khác hay các quyền khác về tinh thần của tác giả đối với tác phẩm như quyền được tôn trọng tác phẩm.
Hoặc các quyền nhân thân gắn liền với tài sản có thể được phép chuyển giao
Thứ hai: Quyền nhân thân có tính chất phi tài sản
Nếu như nhắc đến quyền tài sản thì chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tính chấttài sản, nó được xác định bằng một giá trị vật chất nhất định, theo nguyên tắcđền bù ngang giá nhưng khi nhắc đến quyền nhân thân là chúng ta sẽ nhắc đếntính chất phi tài sản Vì, xét về bản chất thì quyền nhân thân không bao giờ làtài sản, chỉ có quyền nhân thân gắn với tài sản hoặc không gắn với tài sản và đốitượng nó là những giá trị tinh thần – là các giá trị phi tài sản Do đó, quyền nhânthân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương, không thể trao đổingang giá Từ đó quyết định việc: Quyền nhân thân không thể bị định đoạt hayđem ra chuyển nhượng cho người khác
Ví dụ: Một chủ nợ không thể kê biên quyền nhân thân của con nợ vì quan
hệ nhân thân không thể cụ thể hóa thành tài sản, tiền tệ là điều không thể
Thứ ba: Hành vi xâm phạm quyền nhân thân không nhất thiết phải gây
ra thiệt hại
Một hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân thì có thể gây ra thiệt hạihoặc không gây ra thiệt hại Điều đó có nghĩa là thiệt hại không phải căn cứ bắtbuộc để xác định trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi xâm phạm Trên thực
tế, ngay cả trong trường hợp bị xâm phạm quyền nhân thân không những là
Trang 13không gây thiệt hại gì cho người bị xâm phạm mà thậm chí còn có lợi cho họ.Nhưng về nguyên tắc nếu không có sự đồng ý của cá nhân đó thì đều coi làhành vi vi phạm.
Ví dụ: Một nhiếp ảnh gia sử dụng một bức ảnh một cô nữ sinh trong tà áo
dài truyền thống để dự thi triển lãm ảnh quốc tế mà không có sự đồng ý của côgái Trong trường hợp nhiếp ảnh gia đó được giải thưởng, cô giái đó sẽ đượcnhiều người biết đến và ngưỡng mộ với vẻ đẹp á đông của mình Xong hành vi
sử dụng hình ảnh mà chưa xin phép chủ thể của nhiếp ảnh gia trên đã vi phạmquyền nhân thân của cá nhân về hình ảnh dù bản thân việc sử dụng ảnh khônglàm xấu đi hình ảnh của cô gái, mà còn làm cô đẹp lên trong mắt mọi người
Thứ tư: Thiệt hại về quyền nhân thân không có tiêu chí định lượng
Trên thực tế trong các quyền nhân thân thì quyền nhân thân liên quan tớiđời sống tinh thần của các chủ thể luôn chiếm số lượng lớn:
Quyền nhân thân gắn liền với đời sống tinh thần của cá nhân là toàn thểcác hoạt động nội tâm của con người như: Ý nghĩ, tình cảm
Đối với tổ chức thì danh dự, uy tín của là những yếu tố gắn liền với giátrị tinh thần của tổ chức Danh dự là sự đánh giá của xã hội và sự tín nhiệm củamọi người đối với hoạt động của tổ chức đó, uy tín là những giá trị tốt đẹp mà
tổ chức đó đạt được trong quá trình hoạt động mà được công chúng biết đến
Cả hai phương diện quyền nhân thân của cá nhân và quyền nhân thân của
tổ chức thì đều không có một chuẩn mực chung nào để cụ thể nó ra thành mộtgiá trị Vì thế, thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền nhân thân không được cân,
đo, đong, đếm bằng một đại lượng cụ thể Đặc trưng này không loại trừ nghĩabồi thường thiệt hại khi hành vi bị xâm phạm tới quyền nhân thân Bởi vì, tráchnhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần được xác định là chủ thể thực hiện hành
vi vi phạm phải có nghĩa vụ bù đắp những tổn thất về tinh thần đã gây ra chochủ thể bị thiệt hại, các thiệt hại về tinh thần này thể hiện bằng việc chủ thể bịthiệt hại phải chịu những đau đớn, lo lắng về mặt tinh thần, mà sự đau khổ này
ở mỗi chủ thể là không giống nhau Do đó, không trách nhiệm bồi thường thiệt
Trang 14hại cũng ko cụ thể hóa được bằng một con số cụ thể, đặc điểm này của quyềnnhân thân khác hắn so với quyền tài sản Bởi vì, trách nhiệm pháp lý khi viphạm quyền tài sản được xác định bằng những khối lượng cụ thể Hay nói cáchkhác, tài sản khi bị xâm phạm thiệt hại tới đâu thì người gây ra hành vi vi phạm
sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tới đó
Từ định nghĩa quyền nhân thân nói trên chúng ta có thể hiểu quyền nhânthân giữa vợ và chồng là quyền gắn liền với quan hệ vợ chồng phát sinh trên cơ
sở kết hôn hợp pháp, liên quan đến lợi ích tinh thần của vợ chồng, không địnhgiá được thành tiền và không thể chuyển giao cho người khác
Sự kiện kết hôn làm phát sinh quan hệ phát luật giữa vợ và chồng Nộidung của quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ vềnhân thân và tài sản, trong đó quyền và nghĩa vụ về nhân thân đóng vai trò quantrọng trong đời sống vợ chồng, là cơ sở đảm bảo cho gia đình thực hiện tốt chứcnăng xã hội
Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồnglà một nội dung quan trọng tạo cơ sở để thực hiện quyền bình đẳng giữa vợ vàchồng
Từ khái niệm bảo vệ quyền của người phụ nữ ta có thể hiểu bảo vệ quyềncủa người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng là : Việc pháp luậtghi nhận quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân với người chồng vàbảo đảm cho các quyền này được thực hiện đầy đủ trong thực tế cũng như xử lýmọi hành vi vi phạm quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân.Theo đó, các quyền nhân thân của người phụ nữ cần được bảo vệ như quyềnđược yêu thương, chăm sóc; quyền thực hiện chính sách dân số; quyền đại diện;quyền được lựa chọn nơi cư trú…
Từ khái niệm trên đây rút ra được một số đặc điểm, tính chất của các quyền nhânthân của người phụ nữ đó là:
- Về đặc điểm quyền nhân thân của người phụ nữ mang đặc điểm là không thểchuyển giao cho người khác Đặc điểm trên xuất phát từ những đặc trưng của
Trang 15quyền nhân thân Theo đó, quyền nhân thân của người phụ nữ không thể chuyểngiao cho người khác Các quyền nhân thân giữa vợ và chồng như quyền yêuthương, chung thủy; quyền thực hiện kế hoạch hóa gia đình….là những quyềngắn liền với quan hệ vợ chồng được phát sinh trên cơ sở hôn nhân hợp pháp, liênquan đến lợi ích tinh thần của vợ chồng nên các quyền nhân thân trên không thểchuyển giao cho người khác
- Về tính chất quyền nhân thân của người phụ nữ mang tính chất phi tài sảnDựa trên tính chất của quyền nhân thân nên các quyền nhân thân của người phụ
nữ mang tính chất phi tài sản Có nghĩa là, các quyền nhân thân này không địnhgiá được thành tiền bởi nó là những giá trị tinh thần
Ví dụ: Thiện hại về bạo lực tinh thần từ hành vi như lăng mạ, xúc phạm danh
dự, đe dọa, bỏ rơi của người chồng đối với người vợ thì không thể cân đo đongđếm và không thể xác định cụ thể được của thiện hại
Tóm lại, các quyền nhân thân của người phụ nữ có ý nghĩa quan trọng trongviệc đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ nói chung và quyền của người phụ nữtrong quan hệ nhân thân đối với người chồng nói riêng được bảo vệ một cách hợp
lý, là căn cứ pháp lý xử lý các hành vi xâm phạm đối với người phụ nữ Chính vìvậy, vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân mang ýnghĩa thực tiễn sâu sắc
1.1.3.2 Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân
thân giữa vợ và chồng
Việc bảo vệ quyền của người phụ nữ luôn là mối quan tâm hàng đầu củamọi quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Tại Việt Nam, quyền củangười phụ nữ nói chung đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện của Đảng, phápluật của Nhà nước Vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ nói chung và bảo vệquyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân nói riêng xét trên hai phươngdiện thực tiễn và lý luận có ý nghĩa vô cùng quan trọng Điều này thể hiện ởnhững nội dung sau đây:
Trang 16- Trước hết, cần phải thấy rằng bảo vệ quyền của người phụ nữ cũng chínhlà sự cụ thể hóa đường lối của Đảng về phụ nữ Ngay từ những năm 90 của thế
kỉ trước, Đảng đã ban hành rất nhiều nghị quyết quan trọng về vấn đề giảiphóng phụ nữ, xác định giải phóng phụ nữ là mục tiêu và là nội dung quan trọngcủa công cuộc đổi mới đất nước Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốcĐảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX cũng đã khẳng định: Đối với phụ nữ thựchiện tốt pháp luật và chính sách bình đẳng với nam giới…tạo điều kiện cho cánbộ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lí các cấp,các nghành
- Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ vàchồng góp phần xóa bỏ tư tưởng gia trưởng - phong kiến, quyền áp đặt củangười chồng trong quan hệ nhân thân với người vợ Trong quan hệ nhân thânvới người chồng, người vợ cần đảm bảo các quyền bình đẳng, dân chủ vớingười chồng trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của gia đình
- Bảo vệ quyền nhân thân của người phụ nữ là cơ sở cho việc phòng chốngbạo lực gia đình cũng như để đảm bảo bình đẳng về giới thực chất giữa vợ vàchồng trên thực tế
- Bảo vệ quyền nhân thân của người phụ nữ có tác động to lớn trong việcnâng cao vị thế, vai trò của người vợ trong gia đình và xã hội
Ví dụ, Người phụ nữ sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với tri thức, khoa học,được mở rộng tầm hiểu biết, góp phần sức lực và trí tuệ để làm giàu nhiều hơncho gia đình và xã hội
- Ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan
hệ nhân thân của vợ và chồng thể hiện ở việc xử lý kịp thời các hành vi vi phạmquyền nhân thân của người vợ, qua đó có thể khắc phục thiệt hại đối với ngườiphụ nữ và răn đe đối với những cá nhân liên quan nhằm đảm bảo lợi ích chínhđáng quyền nhân thân của người vợ trên thực tế
- Mặt khác, việc pháp luật công nhận và bảo vệ quyền của người phụ nữ vềnhân thân đảm bảo sự tương đồng hài hòa với pháp luật quốc tế và xu hướng
Trang 17tiến bộ của nhân loại trong việc bảo đảm quyền của người phụ nữ Điều đó phùhợp với những cam kết của Việt Nam với các điều ước quốc tế ký kết như:Công ước ILO, Công ước CEDAW…
1.2 Sự phát triển của quy định về quyền của người phụ nữ và bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng ở Việt Nam
1.2.1 Quyền của phụ nữ trong pháp luật Việt Nam trước cách mạng Tháng
Tám năm 1945
Là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật không chỉ chịu chiphối của cơ sở hạ tầng sinh ra nó, mà bên cạnh đó pháp luật còn chịu ảnh hưởngbởi các yếu tố tâm lý xã hội, phong tục tập quán, truyền thống Bởi vậy, quamỗi thời kì phát triển của xã hội, pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ trongquan hệ nhân thân giữa người vợ và người chồng đều mang những sắc tháiriêng, song điểm chung nhất là vẫn thể hiện những nét độc đáo mang đậm nétViệt Nam
1.2.1.1 Quyền phụ nữ trong cổ luật Việt Nam
Xét ở bình diện chung, dưới chế độ Phong kiến người phụ nữ không thể
có sự bình đẳng với nam giới, biểu hiện của bất bình đẳng đầu tiên chính là sựphân biệt đối xử giữa con trai và con gái Với quan điểm cần có con trai để nốidõi tông đường nên xã hội phong kiến cho rằng “nhất nam viết hữu, thập nữ viếtvô” Quan điểm này chính là khởi điểm cho sự bất bình đẳng mà người phụ nữ
ở chế độ này gánh chịu, tư tưởng đó đã đi vào pháp luật phong kiến, và nguyêntắc bất bình đẳng giữa nam và nữ đã trở thành tư tưởng chỉ đạo trong cả hai vănbản pháp luật được đánh giá là thành tựu lập pháp của Nhà nước phong kiếnViệt Nam là Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long Bộ luật Hồng đức đượcban hành dưới thời nhà Lê - thế kỉ thứ 15, đây có thể coi là một thời kì hưngthịnh của Nhà nước phong kiến Việt Nam nói chung và của các triều đại Lê nóiriêng Bởi vậy, Bộ luật Hồng Đức cũng thể hiện khá nhiều điểm tiến bộ về bảo
vệ quyền phụ nữ Bộ luật Gia Long được ban hành dưới thời Nguyễn - thế kỉ
Trang 18thứ 19, được ban hành sau nhưng Bộ luật này không kế thừa được những điểmtiến bộ của Bộ luật Hồng Đức mà về mặt nội dung dường như sao chép LuậtĐại Thanh Nhìn chung, hai văn bản pháp luật trên các quy định ghi nhận quyềnphụ nữ và bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ vàchồng còn tương đối ít nhưng ta có thể thấy được những điểm tiến bộ mà hai bộluật mang lại trong việc bảo vệ quyền nhân thân của người vợ như sau:
* Quyền nhân thân thể hiện quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng
Pháp luật phong kiến thể hiện sự phân biệt đối xử khá rõ ràng trong các quy
định về nhân thân giữa vợ và chồng như người vợ phải “phục tùng chồng và chịu sự dạy dỗ của người chồng” (Điều 481 Bộ Luật Hồng Đức)… song bên
cạnh đó cũng có những nét riêng ít nhiều bảo vệ quyền nhân thân của người phụ
nữ như “Phàm người chồng bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợ được trình lên quan sở tại và xã quan làm chứng) thì mất vợ Nếu vợ đã có con thì cho hạn 1 năm Vì việc quan phải đi xa không theo luật này” (Điều 308 Bộ Luật Hồng
Đức) Ngoài ra, Bộ Luật Hồng Đức cũng quy định xử nặng đối với trường hợp
xâm phạm thân thể của người phụ nữ Điều 404 nếu “người chồng đánh vợ bị thương thì xử như tội đánh người bị thương nhưng nhẹ hơn 3 bậc” hay trong
Điều 309 buộc người chồng phải tôn trọng thứ bậc của người vợ trong gia đình
“Ai lấy nàng hầu lên làm vợ thì xử tội phạt, vì quá say đắm nàng hầu mà thờ ơ với vợ thì xử tội biếm” Sau này, nhà làm luật triều Nguyễn soạn trong Hội điển điều tương tự: “Phàm kẻ nào đem vợ cả làm vợ lẽ phải phạt 100 trượng Vợ cả còn sống mà đem vợ lẽ làm vợ cả, phải phạt 90 trượng” Quy định này thể hiện
nét nhân văn sâu sắc của Bộ Luật Hồng Đức trong việc bảo vệ người phụ nữ
* Quyền nhân thân của người vợ xét trong mối quan hệ với các con.
Theo lễ giáo phong kiến thì người chồng là người chủ gia đình (người giatrưởng) và trong mối quan hệ với các con về thực chất người chồng chiếm ưuthế hơn người vợ, mọi quyết định trong gia đình đều trên cơ sở ý kiến của ngườigia trưởng (người chồng, người cha trong gia đình) Vì thế, về cơ bản pháp luậtvẫn thể hiện sự phân biệt đối xử đối với người phụ nữ sinh ra là để làm “việc
Trang 19nhà” và phải có nghĩa vụ nuôi dạy con cái, và dường như nghĩa vụ nuôi dạy concái chỉ là nghĩa vụ từ phía của người phụ nữ Chính vì thế, trong mối quan hệđối với các con, quyền của người phụ nữ được thể hiện trong trường hợp khi lyhôn, con cái thường thuộc về chồng, nhưng nếu muốn giữ con, người vợ cóquyền đòi chia một nữ số con Quy định này góp phần đảm bảo cho người phụ
nữ được quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, được thực hiện chức năng cao cảcủa mình
* Quyền xin ly hôn của vợ, chồng.
Có thể nói, các quy định của pháp luật phong kiến liên quan đến quyền lyhôn của vợ chồng phần nào bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong trườnghợp “tam bất khứ” - Nghĩa là khi người vợ phạm vào “thất xuất” nhưng ở batrường hợp sau thì người chồng không được phép ly hôn người vợ:
+ Khi người vợ để tang nhà chồng được ba năm;
+ Khi người vợ, chồng lấy nhau nghèo về sau giàu có;
+ Khi vợ, chồng lấy nhau, vợ còn bà con họ hàng, lúc bỏ nhau vợ không còn bà con nào để trở về
Đây là những quy định mà người phụ nữ đảm bảo được quyền lợi củamình mặc dù pháp luật phong kiến được xây dựng trên nguyên tắc bảo vệ quyềncủa người gia trưởng, đảm bảo quyền lợi của người cha, người chồng trong giađình song ít nhiều đã thể hiện những nét tiến bộ khi ghi nhận những quy địnhpháp lý về bảo vệ quyền nhân thân của người phụ nữ Đó cũng là những giá trịcủa pháp luật thời kì này và cũng là những điểm sáng chỉ có ở pháp luật phongkiến Việt Nam, mang màu sắc Việt Nam, thể hiện truyền thống Việt Nam về ghinhận và bảo vệ quyền nhân thân của người phụ nữ
1.2.1.2 Quyền phụ nữ trong pháp luật Việt Nam thời kì pháp thuộc
Năm 1858, Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam Núp dưới chiêu bài “khaihóa văn minh” cho Việt Nam, nhà cầm quyền Pháp đã lựa chọn nhiều biệnpháp, chiến lược để thực hiện ý đồ chính trị của chúng là biến Việt Nam thànhmột nước thuộc địa Luật pháp cũng là một trong những công cụ hữu hiệu mà
Trang 20thực dân Pháp lựa chọn cho việc thực hiện mưu đồ chính trị này Dưới ách caitrị của thực dân Pháp, đất nước ta bị chia làm ba miền: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam
kỳ và vì vậy mà trong thời kì này, cả ba bộ luật: Bộ dân luật 1931(hay con gọilà bộ dân luật Bắc kỳ), Bộ dân luật 1936 (hay còn gọi là bộ dân luật Trung Kỳ)và Tập giản yếu 1883 về thực chất đều mang “linh hồn” của pháp luật phongkiến Việt Nam Các quy định pháp luật trong các văn bản pháp luật này đềukhông chứa đựng, kế thừa được những nội dung tiến bộ về quyền phụ nữ màpháp luật phong kiến Việt Nam đã ghi nhận, bảo vệ cho người phụ nữ Tuynhiên, ở một chừng mực nhất định thì pháp luật thời kì này cũng có những tiếnbộ mà theo tôi ít nhiều đã thể hiện được quyền của người phụ nữ và bảo vệquyền của người phụ nữ đó là việc ghi nhận các duyên cớ mà theo đó người vợ
có thể xin ly hôn người chồng, đem đến cho người phụ nữ sự bình đẳng nhấtđịnh so với người chồng
+ Chồng không làm những nghĩa vụ đã cam kết khi kết hôn là phải nuôi dưỡng con tùy theo kế sinh nhai;
+ Chồng bỏ nhà đi quá hai năm không có lý do chính đáng và không lo liệu việc nuôi nấng con cái;
+ Không có lý do chính đáng mà chồng đuổi vợ con ra khỏi nhà ( Đ118 Bộ luật Trung Kì 1936)
Xét ở một khía cạnh nhất định, những quy định này bắt đầu thể hiện việc
“cởi trói” cho người phụ nữ, đặc biệt là trong các quy định về duyên cớ ly hôn,lỗi của phía người chồng đều là những căn cứ để một trong hai bên được ly hôn
Tuy nhiên, dưới ảnh dưởng của các quy định này đã bị hạn chế nhiều về
cơ bản chế độ đa thê vẫn được thừa nhận Người đàn ông vẫn là “người nắmquyền hành xử”, người phụ nữ trong gia đình vẫn chỉ là cái bóng của ngườichồng
1.2.2 Quyền phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay
Trang 211.2.2.1 Quyền phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình giai đoạn từ
1945 đến 1954.
Cách mạng Tháng tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủcộng hòa ra đời, chấm dứt sự tồn tại của Nhà nước phong kiến thực dân Ngày9/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta được thông qua Hiến pháp
1946 khẳng định vị thế của một Nhà nước độc lập với bạn bè quốc tế Bản Hiếnpháp này đã mở ra một thời kì mới cho người phụ nữ được bình đẳng trước
pháp luật, Điều 9 Hiến pháp quy định “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” Tuy nhiên, vào thời điểm này chúng ta chưa xây dựng được một
văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình hoàn chỉnh, thể chế hóa một cách đầy
đủ và toàn diện nội dung về bảo đảm quyền bình đẳng của người phụ nữ Trongkhi đó, đất nước vừa độc lập, nhà nước ta đã phải đứng trước bao khó khăn vàthử thách: “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” cùng đe dọa, lại phải tiếp nhậnmột cơ sở kinh tế nghèo nàn lạc hậu từ Nhà nước thực dân phong kiến với baotập quán cổ hủ, bám rễ vào đời sống HN&GĐ, đặc biệt phải kể đến tập quán thểhiện sự phân biệt đối xử với phụ nữ Trước thực tiễn trên, nhà nước Việt NamDân Chủ Cộng Hòa tạm thời ban hành 2 Sắc lệnh để đáp ứng việc giải quyết cácvấn đề về HN&GĐ trong tình hình mới, đó là Sắc lệnh 97 và Sắc lệnh 159
Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 về việc sửa đổi một số quy lệ và chếđịnh trong dân luật được ban hành Sắc lệnh đã cụ thể hóa quyền bình đẳng củangười phụ nữ trong gia đình, xóa bỏ quyền gia trưởng của người chồng, ngườicha Chính vì vậy, vị thế của người vợ trong gia đình được ngang hàng với
người chồng “Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình” (Điều 5) Sắc
lệnh cũng đảm bảo quyền tự do kết hôn cho hai bên nam, nữ, xóa bỏ việc kếthôn trong thời kì tang chế Đây là những quy định mà trong sắc lệnh 97 đã thểhiện một sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ, bởi vì trong chế độ xã hội phongkiến quyền phụ nữ không được bảo vệ, quyền lợi của họ bị xâm phạm Vì thế,việc ghi nhận bằng pháp luật quyền bình đẳng nam nữ đặc biệt là sự bình đẳngtrong gia đình có ý nghĩa rất lớn
Trang 22Sắc lệnh 159/SL được ban hành ngày 17/11/1950 quy định về duyên cớ
ly hôn chung cho cả hai vợ chồng Theo đó, vợ chồng bình đẳng với nhau vềquyền xin ly hôn Quy định này, thể hiện sự “giải phóng” người phụ nữ khỏi sự
“trói buộc” của pháp luật phong kiến về việc hạn chế quyền xin ly hôn của phía
người vợ cụ thể Điều 2 Sắc lệnh số 159/SL quy định: “Vợ, chồng đều có quyền
ly hôn nếu một bên ngoại tình; một bên can án phạt giam; một bên mắc bệnh điên hoặc bệnh khó chữa khỏi; một bên bỏ nhà đí quá hai năm không có duyên
cớ chính đáng; vợ, chồng tình hình không hợp hoặc đối xử với nhau đến nổi không thể chung sống được”
Đặc biệt, Sắc lệnh 159 không chỉ ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ về lyhôn, mà còn thể hiện sự bình đẳng về giới, nghĩa là còn xây dựng quy phạm
“ưu tiên” cho người phụ nữ trên cơ sở xem xét những đặc thù về giới: Điều 5
quy định “Nếu người vợ có thai thì vợ hay chồng có thể xin toà hoãn đến sau kỳ sinh nở mới xử việc ly hôn” Từ quy định trên cho thấy, người phụ nữ xin hoãn
ly thân khi đang mang thai và được chấp nhận lại là điều kiện tốt để bảo vệ bà
mẹ và thai nhi
Như vậy, mặc dù chưa thực sự đầy đủ song ở giai đoạn này pháp luật củanhà nước Việt Nam đã dành cho người phụ nữ một sự quan tâm đặc biệt ấychính là việc bảo vệ quyền phụ nữ nói chung và bảo vệ quyền nhân thân củangười phụ nữ nói riêng bằng pháp luật Đây là những bước đột phá quan trọngcủa cuộc cách mạng, làm thay đổi địa vị của người phụ nữ đặt họ vào vị tríngang hàng với người đàn ông, người chồng Các quy phạm pháp luật này đã đisâu vào thực tế cuộc sống, người phụ nữ đã khẳng định mình trong các phongtrào đấu tranh của dân tộc, người phụ nữ tiên phong trong việc xây dựng nếpsống mới, tham gia lao động, sản xuất và các công việc khác trong xã hội Đâychính là chỗ đứng bình đẳng của người phụ nữ trong cuộc sống
1.2.2.2 Quyền phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam giai đoạn từ 1954 đến 1975
Trang 23Năm 1954, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc hoàn toànđộc lập còn miền Nam tạm thời nằm dưới ách cai trị của đế quốc Mỹ và bè lũtay sai Miền Bắc cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là thực hiệncuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Namtiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, đấu tranh thống nhất nước nhà.
Ở miền Bắc, năm 1957, cuộc cải cách ruộng đất đã căn bản hoàn thành,quan hệ sản xuất phong kiến - cơ sở của chế độ hôn nhân và gia đình phongkiến đã bị xóa bỏ Bước đầu, Nhà nước ta đã tiến hành xây dựng cơ sở vật chấtcủa chế độ xã hội chủ nghĩa, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa Phươngthức sản xuất xã hội chủ nghĩa dần dần được xác lập, không chỉ là tiền đề chochúng ta xây dựng hệ thống pháp luật mới mà còn tạo cơ sở vững chắc để quyđịnh bình đẳng nam nữ được đi vào thực tế Hiến pháp 1959 được ban hành vàthay thế Hiến pháp 1946, tiếp tục ghi nhận sự bình đẳng giữa nam và nữ tại
Điều 24 “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình…”.
Trên cơ sở này, việc ban hành một đạo luật mới về HN&GĐ đã trở thành mộtđòi hỏi cấp bách của toàn xã hội, là một tất yếu khách quan để xây dựng chủnghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta Luật HN&GĐ năm 1959 được Quốc hội khóa
II, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 29/12/1959, có hiệu lực từ ngày 13/01/1960.Đây và văn bản Luật HN&GĐ đầu tiên của Nhà nước ta thể hiện khá đầy đủ cácquyền HN&GĐ của người phụ nữ, là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta bảo
vệ các quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệ giữa vợ và chồng.Nguyên tắc nam nữ bình đẳng là một trong những nguyên tắc chủ đạo xuyênxuốt các quy phạm Pháp luật HN&GĐ Theo đó, người phụ nữ được bình đẳngvới nam giới về các quyền HN&GĐ như bình đẳng trong quyền tự do kết hôn
quy định tại Điều 4 “Con trai và con gái đến tuổi, được hoàn toàn tự nguyện quyết định việc kết hôn của mình; không bên nào được ép buộc bên nào, không một ai được cưỡng ép hoặc cản trở.”; có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong mối quan hệ với các con theo quy định tại Điều 17 “Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái.” và đặc biệt là được ưu tiên bảo vệ xét dưới góc độ đặc thù về giới, chẳng hạn trong ly hôn theo quy định tại Điều 29 “ Khi
ly hôn, việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất.
Khi chia phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái và lợi ích của việc sản xuất”
Có thể nói, Luật HN&GĐ năm 1959 là công cụ hữu hiệu để xóa bỏ mọitàn tích của chế độ HN&GĐ phong kiến, tư sản, đảm bảo quyền bình đẳng cho
Trang 24người phụ nữ, góp phần to lớn vào việc xây dựng chế độ HN&GĐ mới, tựnguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng Đây chính là đóng góp
to lớn của Luật HN&GĐ cho xã hội bởi vì, gia đình có thuận hòa thì lòng ngườimới yên, đất nước mới thanh bình
Ở miền Nam, sau năm 1954, đế quốc Mỹ đã thay chân thực dân Phápthực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tiến hành cuộc chiến tranh xâmlược kiểu mới Chính quyền Sài Gòn đã xây dựng một hệ thống pháp luật riêng
để cũng cố và duy trì địa vị thống trị Các văn bản điều chỉnh vấn đề HN&GĐnhư : Luật Gia đình ngày 02 tháng 01 năm 1959 của chính quyền Ngô ĐìnhDiệm; Sắc lệnh số 15/64 ngày 23 tháng 7 năm 1964 của chính quyền NguyễnKhánh; Bộ Dân luật ngày 20 tháng 12 năm 1972 của chính quyền Nguyễn VănThiệu Nhìn chung, các văn bản pháp luật này vẫn bảo vệ quyền gia trưởng,phân biệt đối xử, bất bình đẳng giới giữa vợ và chồng nhưng ta có thể thấy đượcnhững điểm tiến bộ trong việc bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ nhân thângiữa vợ và chồng trong hệ thống các văn bản trên như sau:
+ Luật gia đình ngày 2/1/1959 (Luật số 1- 59) của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Luật số 1-59 ban hành ngày 02 tháng 01 năm 1959 gồm 135 điều quyđịnh về hôn nhân và gia đình Đây là lần đầu tiên trong nền pháp chế thành vănViệt Nam về hôn nhân bãi bỏ chế độ một chồng nhiều vợ “Chế độ đa thê từ nay
bị bãi bỏ hẳn” Quy định thể hiện sự tiến bộ đáng kể trong việc đảm bảo chế độhôn nhân một vợ một chồng Ngoài ra, các quy định xử phạt hình sự đối vớihành vi ruồng bỏ như hành vi ruồng bỏ vợ hay chồng (không lý do chính đángmà không chịu nhận người chồng hay vợ tại chỗ ở hôn nhân), có thể bị phạt tiềnhay phạt giam tới 1 năm Quy định trên phần nào hạn chế hành vi xúc phạm,ruồng bỏ từ phía người chồng đối với người vợ trong đời sống hôn nhân giađình
+ Sắc lệnh số 15/64 ngày 23/7/1964 về giá thú, tử hệ và tài sản công cộng của chính quyền Nguyễn Khánh
Trang 25Những quy định về các trường hợp được ly hôn trong sắc lệnh số 15/64
của chính quyền Nguyễn Khánh đó là: Vì sự ngoại tình của người phối ngẫu; Vì
sự phối ngẫu bị kết án trọng hình về thường tội; Sự ngược đãi, bạo hành hay ngục mạ, có tính chất thâm từ và thường xuyên làm cho vợ chồng không thể chung sống với nhau được nữa; Vì có án văn xác định sự biệt tích của người phối ngẫu đã thất tung; Vì người phối ngẫu bỏ phế gia đình, sau khi có án văn nhất định xử phạt người phạm tội (Điều 63, Sắc luật số 15/64) Những quy định
ghi nhận duyên cớ cho ly hôn này cho thấy được sự tiến bộ so với quy định của
Luật số 1- 59 của chính quyền Ngô Đình Diệm “Cấm chỉ vợ chồng ruồng bỏ nhau và sự ly hôn” ( Điều 55) Mặc dù, đã có những quy định tiến bộ trong việc
quy định về quyền ly hôn của người phụ nữ nhưng thời kì này nhưng quyềnbình đẳng của người phụ nữ trong quyền nhân thân vẫn chưa được ghi nhậnnhiều và người vợ vẫn chịu sự phụ thuộc vào người chồng, người chồng vẫn làngười có quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong gia đình và thực tế
“Chồng là trưởng trong gia đình và phải hành xử quyền gia trưởng theo quyền lợi của gia đình và con cái” (Điều 41, Sắc luật số 15/64)
+ Bộ Dân luật ngày 20/12/1972 của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.
Bộ Dân luật năm 1972 gồm có 5 quyển trong đó những quy định thể hiện
sự tiến bộ về quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồngđược quy định tại thiên thứ V quyển số 1 gồm những quy định về nghĩa vụ vợchồng và quyền ly thân và ly hôn Theo đó, nghĩa vụ vợ chồng được quy địnhtại Điều 136, Điều 138 và Điều 143 như sau:
“Vợ chồng có nghĩa vụ thủy chung với nhau và giúp đỡ nhau cùng chung lo xây dựng hạnh phúc gia đình và dưỡng dục con cái.”
“Vợ thay chồng giữ quyền gia trưởng trong trường hợp người chồng không thể phát biểu ý kiến vì không có năng lực pháp lý, vì thất tung hay đi xa hoặc vì một duyên cớ nào khác.”
Trang 26“Dưới mọi chế độ, vợ có quyền thay mặt chồng về những nhu cầu gia vụ và dùng tiền bạc của chồng vào những nhu cầu ấy Mọi hành vi của vợ trong phạm
vi này đều có hiệu lực ràng buộc chồng, trừ phi ngừơi chồng đã tước quyền vợ
và ngừơi đệ tam kết ước với người vợ đã biết có sự tước quyền.”
Quyền được ly thân và ly hôn được quy định tại Điều 170 như sau:
“Vợ hay chồng có thể xin ly hôn hoặc ly thân
1 Vì sự ngoại tình của người phối ngẫu;
2 Vì người phối ngẫu bị kết án trọng hình về thường tội;
3 Vì sự ngược đãi, bạo hành hay nhục mạ, có tính chất thậm từ và tái diễn khiến vợ chồng không thể ăn ở với nhau nữa
Ngoài ra, vợ chồng còn có thể xin thuận tình ly hôn nếu hôn thú được lập trên hai năm hoặc không quá hai mươi năm Khi xin thuận tình ly hôn, các đương sự vẫn phải theo đúng thủ tục quy định ở các điều 171 và kế tiếp Các đương sự có thể thỏa hiệp trước bằng văn thư đệ trình tòa về các vấn đề con cái và tài sản hôn nhân Tuy nhiên, về các vấn đề này, tòa có quyền thẩm định.”
Tóm lại, thực tế có thể thấy rằng trong giai đoạn lịch sử từ 1954 đến 1975thì những quy định pháp luật hôn nhân gia đình về quyền của người phụ nữtrong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng của hai miền Bắc, Nam đều mangnhững điểm tiến bộ là đã bãi bỏ chế độ đa thê, xây dựng chế độ hôn nhân một
vợ, một chồng…Tuy nhiên, xét trong hoàn cảnh miền Bắc hoàn toàn độc lậpcòn miền Nam tạm thời nằm dưới ách cai trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sainên quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng tronggiai đoạn này tại miền Nam thì quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhânthân chưa thực sự được giài phóng
1.2.2.3 Quyền phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến nay
* Quyền phụ nữ trong Luật HN&GĐ năm 1986
Trang 27Năm 1980, sau 5 năm đất nước thống nhất, Hiến pháp năm 1980 đượcban hành, đánh dấu một bước phát triển mới của Nhà nước Việt Nam Hiếnpháp 1980 có quy định mới trong việc xây dựng các nguyên tắc của chế độ hôn
nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa, chẳng hạn như “Phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình Nhà nước và xã hội chăm lo nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và nghề nghiệp của phụ nữ, không ngừng phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội.
Nhà nước có chính sách lao động phù hợp với điều kiện của phụ nữ Phụ nữ và nam giới việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau Phụ nữ có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương nếu là công nhân, viên chức, hoặc hưởng phụ cấp sinh đẻ nếu là xã viên hợp tác xã.
Nhà nước và xã hội chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà ăn công cộng và những cơ sở phúc lợi xã hội khác, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập và nghỉ ngơi.” (Điều 63), “Gia đình là
tế bào của xã hội.Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.” (Điều
64)
Cùng với sự ra đời của Hiến pháp 1980, những chuyển biến trong đờisống kinh tế xã hội đã tạo ra những cơ sở thực tiễn cho cuộc đấu tranh giảiphóng phụ nữ Trong bối cảnh đó, Luật HN&GĐ năm 1959 đã bộc lộ nhữnghạn chế Nhiều quy định của Luật HN&GĐ 1959 ở vào thời điểm này khôngcòn phù hợp với thực tiễn xã hội nói chung và thực tiễn quan hệ hôn nhân và giađình nói riêng Vì thế, việc ban hành một văn bản mới thay thế Luật HN&GĐnăm 1959 là yêu cầu khách quan để thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xãhội trong phạm vi cả nước Theo đó, Luật HN&GĐ năm 1986 được Quốc hộikhóa 7 kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 29/12/1986 và có hiệu lực từ ngày03/01/1987 Luật này gồm 10 chương với 57 điều
Có thể nói, từ Luật HN&GĐ năm 1959 đến HN&GĐ năm 1986 chúng ta
đã tiến thêm một bước rất quan trọng trong việc ghi nhận và bảo vệ quyền của
người phụ nữ, chẳng hạn như xây dựng nguyên tắc “Nhà nước và xã hội bảo
vệ bà mẹ và trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ” (Điều 3), và có những quy định đảm bảo quyền tự quyết của người
Trang 28phụ nữ “Tài sản chung được sử dụng để bảo đảm những nhu cầu chung của gia đình.
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung Việc mua bán, đổi, cho, vay, mượn, và những giao dịch khác có quan hệ đến tài sản mà
có giá trị lớn thì phải được sự thoả thuận của vợ, chồng.” ( Điều 15) Những
quy định trên góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ, xây dựng gia đình xãhội chủ nghĩa thật sự dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc và bền vững, thúc đẩy sựnghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
* Quyền phụ nữ trong Luật HN&GĐ năm 2000
Trong công cuộc đổi mới Nhà nước ta đã thu được nhiều thành tựu tácđộng đến muôn mặt của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề HN&GĐ - một vấn
đề hết sức nhạy cảm Hiến pháp 1992, Hiến pháp của Nhà nước đổi mới đượcban hành thay thế Hiến pháp 1980, tiếp tục cụ thể hóa việc bảo vệ các quyềnphụ nữ
Kế thừa những nội dung tiến bộ của hai bản hiến pháp năm 1992 và hiếnpháp năm 1980 Với mục đích nhằm xây dựng và cũng cố gia đình Việt Nam,phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam đồng thời nâng cao tráchnhiệm của nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ quyền của người phụ nữ đặcbiệt là trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng Luật HN&GĐ năm 2000 quyđịnh cụ thể các quyền nhân thân giữa vợ và chồng dựa trên những các nguyêntắc sau:
1 Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng
2 Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình….
Có thể thấy rằng, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 dựa trên các nguyêntắc cơ bản đã có những quy định tiến bộ trong việc bảo vệ quyền của người phụ
nữ trong quan hệ nhân thân, chẳng hạn như quy định về tôn trọng danh dự, nhânphẩm, uy tín của vợ, chồng tại Điều 21 như sau:
1 Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
2 Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
Trang 29Ngoài ra, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng có quy định đảm bảoquyền được đại diện, quyền tự quyết của người phụ nữ trong các giao dịch dân
sự tại Điều 24 của Luật Đây được coi là những cơ sở pháp lý để đảm bảo thựchiện tốt quyền nhân thân của người phụ nữ cũng như ngăn chặn các hành vixâm phạm đến người phụ nữ trong quan hệ nhân thân trên thực tế
Ngoài các văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình mang tính chất nền tảngtrong việc đảm bảo quyền của người phụ nữ thì những quy định trong các vănbản pháp luật liên quan như Luật bình đẳng giới năm 2006
Luật bình đẳng giới được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày29/11/2006 với 6 chương và 44 điều Theo đó, Luật Bình đẳng giới quy định vềnội dung bình đẳng giữa nam và nữ ở mọi lĩnh vực về kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội… Tuy nhiên, xét dưới khía cạnh bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệnhân thân giữa vợ và chồng Luật bình đẳng giới đã có quy định tại Điều 18
1 Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên
quan đến hôn nhân và gia đình.
2 Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
3 Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử
dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
* Quyền phụ nữ trong Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014
Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7thông qua vào ngày 19/6/2014 với 9 chương và 133 điều Luật được xây dựngtrên cơ sở kế thừa các giá trị của Luật HN&GĐ năm 2000 và thể chế hóa đườnglối của Đảng về hôn nhân và gia đình Trong hoàn cảnh mới, Hiến pháp năm
2013 được ban hành là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng cho việc đảm bảoquyền của người phụ nữ dưới góc độ bình đẳng giới Trên cở sở đó, Luật
Trang 30HN&GĐ năm 2014 bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thândựa trên những nguyên tắc sau:
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.Nguyên tắc này thể hiện hôn nhân được xây dựng trên cơ sở tình yêu giữa namvà nữ, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố vật chất và những yếu tố khác Vớinguyên tắc này, địa vị của người phụ phụ nữ được khẳng định, được đảm bảo sựbình đẳng giữa vợ và chồng về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội và gia đình
- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ các bà mẹthực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.Nguyên tắc này thể hiện tư tưởng đảm bảo quyền của người phụ nữ dưới góc độđặc thù về giới
Trên cơ sở các nguyên tắc này, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã
có những quy định tiến bộ hơn quyền của người phụ nữ, chẳng hạn như Luậthôn nhân và gia đình năm 2014 đã dành riêng một mục quy định về quyền vànghĩa vụ nhân thân của vợ và chồng tại mục 1 chương 3 của luật, quy định này
có ý nghĩa là pháp luật nhấn mạnh vai trò của nhóm quyền nhân thân trong thựctiễn quan hệ hôn nhân gia đình Ngoài ra, các quy định mới về bảo vệ quyền vànghĩa vụ nhân thân của vợ, chồng “Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồngquy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôntrọng và bảo vệ” (Điều 18), nghĩa vụ sống chung với nhau ( khoản 2 điều 19)đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh (Điều 25).…Nhìn chung,Luật HN&GĐ năm 2014 mang đến nhiều quy định tiến bộ nhằm bảo vệ tốt hơnquyền của các chủ thể trong quan hệ HN&GĐ nói chung Đây là một bước pháttriển mới của pháp luật về HN&GĐ ở Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc xâydựng, thực hiện các quan hệ HN&GĐ tiến bộ, hạnh phúc
1.3 Pháp luật quốc tế với vấn đề bảo vệ quyền nhân thân của người phụ nữ
Bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền của phụ nữ nói riêngkhông phải là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà là vấn đề chung của toàn nhânloại Xuất phát từ thực tiễn, quyền của người phụ nữ nhất là đối với các quyền
Trang 31nhân thân đang bị vi phạm do sự phân biệt đối xử với phụ nữ diễn ra khắp nơitrên thế giới, cho nên vấn đề cốt lõi trong việc bảo đảm các quyền nhân thâncho phụ nữ chính là bảo đảm các quyền bình đẳng giữa vợ và chồng Về vấn đềnày, pháp luật quốc tế đã sớm cụ thể hóa và ghi nhận bằng trong các Văn kiệnquốc tế về quyền con người cũng như quyền phụ nữ Ngay từ khi mới thành lậpLiên hợp quốc đã xác định rõ mục tiêu của họ là phấn đấu thực hiện việc bảođảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ Điều này thể hiện rõ trong Điều 1, Hiến
chương Liên hợp quốc: “…Khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo” Quyền bình đẳng này tiếp tục được phát
triển và khẳng định trong Điều 2 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948)
“Mọi người đều được hưởng các quyền tự do nêu trong bản Tuyên ngôn này, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng loại, mầu da, giới tính, tôn giáo, chính kiến hay quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, giống nòi hay tình trạng khác” Tiếp đó, các Văn kiện quốc tế về quyền con người khác
trong một chừng mực nhất định đều có sự đề cập đến quyền phụ nữ nói chungvà quyền nhân thân của phụ nữ nói riêng: Công ước quốc tế về các quyền kinh
tế - xã hội - văn hóa; Công ước quốc tế về các quyền dân sự - chính trị đều chỉrõ: Các quốc gia thành viên phải thực hiện cam kết đảm bảo quyền bình đẳnggiữa nam và nữ trên cả hai lĩnh vực dân sự cũng như chính trị, kinh tế, xã hội.Bên cạnh đó, quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân giữa
vợ và chồng cũng có đã được đề cập trong các Văn kiện như :Công ước về cácquyền chính trị của phụ nữ 1952; Công ước về quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn1957; Tuyên ngôn về loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1967;Đặc biệt đáp ứng những yêu cầu khách quan trong việc bảo vệ các quyền nhânthân của người phụ nữ Công ước về việc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xửvới phụ nữ (CEDAW) của Hội đồng Liên hợp quốc đã được thông qua ngày10/12/1979 Công ước đã đề cập một cách khá toàn diện đến các điều kiện đảmbảo thực hiện nam nữ bình đẳng và chỉ ra rằng sự “phân biệt đối xử” chính là
Trang 32nguyên nhân dẫn đến các quyền phụ nữ nói chung và quyền nhân thân củangười phụ nữ nói riêng không được đảm bảo Vì lẽ đó, việc quan trọng mà mỗiquốc gia thành viên cần phải thực hiện là phải loại bỏ sự phân biệt đối xử vớiphụ nữ.
Thuật ngữ “phân biệt đối xử với phụ nữ” theo tinh thần của Công ước CEDAW được hiểu là:“… bất kì sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính có tác dụng hoặc nhằm mục đích làm tổn hại hoặc vô hiệu hóa việc phụ nữ được công nhận, hưởng thụ hay thực hiện các quyền con người và những quyền tự do cơ bản trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự…” (Điều 1, Công ước CEDAW)
Với tinh thần đó, Công ước này đã có một hướng tiếp cận hòa toàn mới,Công ước CEDAW bảo đảm sự bình đẳng cho người phụ nữ bằng cách chỉ ranhững lĩnh vực cụ thể có sự phân biệt đối xử với phụ nữ như lĩnh vực HN&GĐ,dân sự…Đặc biệt trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, do tác động của tôn giáo,phong tục, tập quán nên sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ diễn ra phổ biến ởnhiều quốc gia Công ước CEDAW chỉ rõ cần phải đảm bảo quyền bình đẳngthật sự cho người phụ nữ với phương thức: Bình đẳng nam nữ phải được ghinhận dựa trên cơ sở sự khác biệt về giới và giới tính giữa nam và nữ và đồngthời chú ý đến tác động của tập quán như nguyên nhân cơ bản của tình trạngphân biệt đối xử với phụ nữ Theo đó, các nước tham gia Công ước phải ápdụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ trongtất cả các vấn đề liên quan đến hôn nhân và quan hệ gia đình và đặc biệt, phảiđảm bảo trên cơ sở bình đẳng nam nữ
Trên cơ sở này, Công ước CEDAW xác định những biện pháp phù hợpnhằm xóa bỏ triệt để sự bất bình đẳng với phụ nữ mà nội dung là: Phải cụ thểhóa bằng pháp luật quyền bình đẳng giữa nam và nữ và bảo đảm thực tế bằngpháp luật trên thực tế Thông qua pháp luật và các hình thức khác để trừng phạtnhằm ngăn cấm mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ Công ước CEDAW cũngđặt ra yêu cầu đối với các quốc gia thành viên phải nhận thức đúng sự đóng góp
Trang 33của phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực đồng thời xác định rõ mục tiêu hành độngnhằm thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ Điều đó cũng
có nghĩa, các quốc gia thành viên Công ước phải thực hiện tốt việc “nội luậthóa” để đảm bảo sự bình đẳng giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội
Như vậy, ta thấy được rằng Công ước CEDAW được ban hành với mụcđích nhằm trao cho phụ nữ những quyền con người mà pháp luật quốc tế đãthừa nhận nhưng phụ nữ chưa được hưởng trên thực tế bởi họ phải chịu sự phânbiệt đối xử Chính vì vậy, nội dung quan trọng đầu tiên về quyền con người củangười phụ nữ mà Công ước CEDAW ghi nhận và bảo vệ là quyền không bịphân biệt đối xử Từ đó các quốc gia thành viên phải áp dụng các biện phápthích hợp, và không chậm trễ, để xóa bỏ sự phân biệt đối với phụ nữ
Trên cơ sở này những quy định về quyền nhân thân giữa vợ và chồng là
cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệnhân thân khi bị xâm phạm trên thực tế Do đó, CEDAW còn được gọi là “Côngước về phụ nữ” hay “Điều ước quốc tế về quyền phụ nữ” Thực tế, Công ướcquy định về những vấn đề sau:
- Quyền phụ nữ không chỉ về khía cạnh dân sự và chính trị mà còn về kinh
tế, xã hội, văn hóa, gia đình Người phụ nữ được cung cấp những thông tin riêngcho việc đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc gia đình, kể cả các thông tin về hướngdẫn kế hoạch hóa gia đình; quyền không bị phân biệt đối xử vì các lí do liênquan đến đặc trưng riêng biệt về giới tính; quyền của người phụ nữ có thai đượcbảo vệ đặc biệt; quyền được quan tâm, chăm sóc khi mang thai….( Điều 11,Khoản 2; Điều 12 Khoản 2)
- Người phụ nữ có quyền và trách nhiệm như nhau đối với người chồngtrong mọi vấn đề liên quan đến con cái, trong mọi trường hợp thì lợi ích của concái là điều quan trọng nhất ( Điều 16)
- Người phụ nữ được bình đẳng với người chồng trong việc tham gia bầu
cử, ứng cử và tham gia những chức vụ trong bộ máy nhà nước (Điều 7) được
Trang 34bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý, được quyền ứng cử vào các
vị trí của cơ quan dân cử, được tham gia xây dựng và thực hiện các chính sáchcủa Chính Phủ, tham gia các chức vụ của Nhà nước và thực hiện mọi chức năngcộng đồng ở tất cả các chính quyền
- Người phụ nữ được tạo điều kiện trong nghề nghiệp, tham gia học tậpcũng như được quyền tham gia vào các hoạt động giải trí, thể thao và mọi mặtcủa đời sống…
CEDAW là một văn kiện quốc tế quan trọng về quyền phụ nữ Sớm nhậnthức rõ ý nghĩa quan trọng của Công ước CEDAW ngày 29/7/1980 Việt Namlà nước thứ 6 trên thế giới ký Công ước và là nước thứ 35 phê chuẩn Công ước(19/3/1982) Kể từ khi trở thành thành viên CEDAW, Việt Nam luôn thực hiệnCông ước với tinh thần trách nhiệm cao, thể hiện cụ thể trong việc xây dựngpháp luật và cơ chế thực thi pháp luật, chấp hành cơ chế giám sát quốc tế đảmbảo cho quyền bình đẳng của người phụ nữ càng được đề cao và nhất là bảo vệquyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng góp phần cảithiện vai trò và địa vị của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xãhội Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia đạt được sự thayđổi nhanh chóng nhất về xóa bỏ khoảng cách về giới trong 20 năm qua ở khuvực Đông Nam Á theo báo cáo phát triển con người năm 2009 của Liên hợpquốc
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Chiến lược (giai đoạn2011-2020), Chương trình mục tiêu quốc gia (giai đoạn 2011-2015) về bìnhđẳng giới Đây là hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy việc thực hiện Luật Bìnhđẳng giới và tiếp tục triển khai thực hiện các cam kết của Chính phủ Việt Namvới cộng đồng quốc tế về Công ước CEDAW và Cương lĩnh hành động BắcKinh về phụ nữ Đây là một cơ sở vững chắc để chúng ta bảo vệ được tốt hơnnữa quyền của người phụ nữ nói chung và quyền của người phụ nữ trong quan
hệ nhân thân nói riêng dưới góc độ bình đẳng giới
Trang 35Chương 2: BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
2.1 Cơ sở pháp lý về việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
Như đã trình bày ở chương 1, việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trongquan hệ nhân thân giữa vợ và chồng có cơ sở là quyền con người và quyền bìnhđẳng giới Đây là cơ sở ban đầu cho việc thiết lập cơ sở pháp lý vững chắc vềviệc quy định quyền của người phụ nữ cũng như bảo vệ quyền của người phụ
nữ trong quan hệ nhân thân Trên cơ sở đó, vấn đề bảo vệ quyền của người phụ
nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng được ghi nhận cụ thể trong phápluật nói chung và hệ thống pháp luật hôn nhân gia đình nói riêng
Trong Hiến pháp năm 2013 vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ đượcthể hiện ngay trong quy định mang tính nguyên tắc về chế độ hôn nhân và giađình Cụ thể, Điều 36 quy định:
“1 Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng tôn trọng lẫn nhau.
2 Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hệ quyền lợi của người mẹ
và trẻ em”
Hiến pháp 2013 đã có quy định trong việc bảo vệ quyền lợi của người phụ
nữ đó là sự ghi nhận “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợicủa phụ nữ” Với quy định này thì người phụ nữ cần phải được đảm bảo quyềnlợi của mình trên mọi lĩnh vực, nhất là trong việc đảm bảo quyền của người phụ
nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, nhằm bảo vệ quyền lợi chínhđáng của người phụ nữ và khẳng định vị trí, vai trò của người phụ nữ trong giađình và xã hội
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp thì BLDS năm 2005 đã có sự quy định
về quyền của người phụ nữ tại Điều 40 Mục 2 Quyền nhân thân như sau:
Trang 36“ Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong quan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình no
ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”
Luật HN&GĐ năm 2014 với tư cách là đạo luật quy định trực tiếp, cụ thể
về quan hệ hôn nhân và gia đình đã đưa ra nhiều quy định liên quan đến quyềncủa người phụ nữ cũng như những bảo đảm trong việc thực hiện quyền của họ
Trong các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, Luật quy định: “ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng” ( khoản 1 Điều 2) và “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.” (khoản 4 Điều 2) Các nguyên tắc cơ bản này tạo nền tảng
pháp lý cho việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa
vợ và chồng Trên cơ sở đó, Luật hôn nhân và gia đình năm cụ thể hóa quyềncủa người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng từ Điều 17 đếnđiều 27 của luật
Ngoài ra, các quy định trong các văn bản pháp luật liên quan như Luậtbình đẳng giới năm 2006 đã có những quy định trong việc đảm bảo quyền củangười phụ nữ trong quan hệ nhân thân
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau trong các lĩnh
vực của đời sống xã hội và gia đình, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy nănglực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng nhưnhau về thành quả của sự phát triển đó và không bị phân biệt đối xử về giới.Theo đó, vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồngđược quy định tại Điều 18 như sau:
“1 Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
2 Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
Trang 373 Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn
và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.”
2.2 Nội dung bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
2.2.1 Bảo vệ quyền được thương yêu, chung thủy, chăm sóc và được quý trọng của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
Điều 19 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định:
“1 Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2 Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác”
Đây là sự kế thừa và phát triển quy định tại Điều 11 Luật HN&GĐ năm
1986 và Điều 18 Luật HN&GĐ năm 2000 Theo quy định này, quyền nhân thâncủa người vợ đối với người chồng được thể hiện ở những khía cạnh sau:
2.2.1.1 Quyền được yêu thương, chung thủy
Yêu thương, chung thủy giữa vợ và chồng là cái gốc để duy trì và pháttriển hôn nhân hạnh phúc, tiến bộ và vững mạnh
Trong từ điển Tiếng Việt thì “chung thủy” trong quan hệ vợ chồng là
“Tình cảm trước sau như một, không thay đổi” còn “thương yêu” là “tình cảm gắn bó tha thiết hết lòng quan tâm chăm sóc” Tình yêu thương giữa vợ và
chồng là tình cảm gắn bó giữa hai người khác giới trong đời sống hôn nhân.Tình yêu thương và chung thủy của vợ chồng thường gắn bó và liên quan vớinhau Yêu thương là biểu hiện của lòng chung thủy, vợ chồng có yêu thương
Trang 38nhau thì mới giữ trọn lòng chung thủy với nhau Khoản 1 Điều 19 Luật hônnhân và gia đình năm 2014 quy định về tình nghĩa vợ chồng như sau:
“1.Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.”
Nghĩa vụ chung thủy là yếu tố quan trọng để đảm bảo chế độ hôn nhânmột vợ một chồng Người vợ và người chồng đều phải có nghĩa vụ chung thủy,không có sự phân biệt Người chồng không còn tự do được lấy nhiều vợ, khôngđược chà đạp lên tinh thần và thể chất người vợ như trong pháp luật phong kiếnmà chỉ được quyền lấy một người phụ nữ trên cơ sở hôn nhân tự nguyện, tiến bộbởi mục đích của hôn nhân dưới chế độ XHCN là xây dựng gia đình ấm no,bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững Để đạt được mục đích đó thì điều cơbản là hai người trong quan hệ hôn nhân phải yêu thương và chung thủy vớinhau Ngoài ra, nghĩa vụ chăm sóc, yêu thương giữa vợ và chồng cần bao gồm
về cả mặt vật chất và tinh thần Về phương diện vật chất, vợ chồng có nghĩa vụhợp tác trong việc bảo đảm đáp ứng các yêu cầu sinh hoạt thiết yếu của giađình, của mỗi cá nhân Về phương diện tình cảm, vợ chồng phải dành cho nhau
sự thương yêu, chung thủy, đùm bọc lẫn nhau trong đời sống hàng ngày, đặcbiệt là trong hoàn cảnh đau ốm, gặp khó khăn Nếu một trong hai bên vợ, chồnghoặc cả hai bên lại thể hiện tình yêu với người khác thì đó là biểu hiện của sựkhông chung thủy Tuy nhiên, thực tế vẫn có hành vi vi phạm nghĩa vụ chungthủy đối với người vợ mà khó có thể xác định được “ngưỡng” để áp dụng chếtài xử lý vi phạm, những hành vi đó cần phải được xác định như thế nào để đảmbảo được quyền lợi của người phụ nữ như trường hợp người chồng có quan hệngoài hôn nhân nhưng vẫn thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ với người vợ,với gia đình
Ví dụ, trong thực tế có trường hợp do người vợ bị bệnh liệt giường hoặc
bị bệnh tâm thần, người chồng không muốn li hôn, vẫn tận tình chăm sóc vợ,
Trang 39nhưng lại muốn có một quan hệ ngoài hôn nhân để bù đắp những khoảng trốngcủa mình.
Ở ví dụ trên khó có thể xác định “ngưỡng” để áp dụng chế tài xử lí hành
vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy của người chồng cho dù hành vi có thể côngkhai hoặc bí mật nhưng dù diễn ra công khai hoặc bí mật song kéo dài liên tụcvà gây ra hậu quả nhất định cho người vợ, cho gia đình về vật chất hoặc tinhthần thì được coi là vi phạm nghĩa vụ chung thủy vợ chồng
Tóm lại, thực hiện nghĩa vụ chung thủy là điều cần thiết để xây dựng giađình dân chủ, hòa thuận và hạnh phúc Do đó, các văn bản hướng dẫn cần quyđịnh chi tiết và cụ thể về vấn đề này, xây dựng những cơ chế bảo vệ cần thiết cả
về mặt xã hội và pháp lý nhằm bảo vệ chính đáng cho người phụ nữ
2.2.1.2 Quyền được thương yêu và chăm sóc trong gia đình
Tình yêu là sự kết hợp một cách hài hòa giữa hai phía “cho” và “nhận”.
Để xây dựng một gia đình tiến bộ, hạnh phúc, vững mạnh thì nghĩa vụ yêuthương, chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau giữa hai vợ chồng cần nhìn nhận là mộtnghĩa vụ “bình đẳng” không chỉ dưới góc độ pháp luật mà ở cả khía cạnh đạo
đức Trong chế độ xã hội phong kiến, người chồng luôn luôn trong vai trò “một ông chủ” còn người vợ thì phải chịu “lệ thuộc” vào người chồng Do vậy,
nghĩa vụ quý trọng, chăm sóc cho người chồng là nghĩa vụ của người vợ, cònngười chồng chỉ phải làm tròn trách nhiệm bảo đảm về vật chất cho gia đình vàđiều này làm cho người vợ không có vị trí ngang bằng đối với người chồng
Trong xã hội hiện nay do tư tưởng phong tục, tập quán, sự trọng namkhinh nữ vẫn còn rơi rớt lại, bởi thói gia trưởng của người chồng trong thời kìhiện đại vẫn còn len lỏi trong các gia đình Việt Nam và dựa vào những hậu quảmà người phụ nữ phải gánh chịu từ hành động bạo lực nên chúng ta nhận thấyrằng quyền yêu thương, chăm sóc của người phụ nữ cần được coi trọng
Trang 40Theo quy định khoản 1 Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quyđịnh:
1 Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
Theo quy định trên sự yêu thương, quý trọng, chăm sóc giúp đỡ nhau giữahai vợ chồng thể hiện ở hành vi, cách cư xử và thái độ của họ đối với nhau Đólà sự yêu mến, tôn trọng nhau, giữ gìn danh dự, uy tín, nhân phẩm, lắng nghe ýkiến của nhau, quan tâm, động viên lẫn nhau, tạo điều kiện để vợ và chồng cókhả năng phát huy những điểm mạnh của bản thân Để đảm bảo được điều trênthì những hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm phải được loại bỏ trong đờisống hôn nhân Dưới ảnh hưởng của tư tưởng cũ trong một số gia đình, người
chồng vẫn có hành vi ngược đãi, xúc phạm và nạn“bạo lực” có thể tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là hành vi “đánh đập”
đơn thuần
Bạo lực trong tiếng việt được hiểu là “sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ” Trên thực tế, bên cạnh thuật ngữ bạo lực, người ta còn sử dụng thuật ngữ “bạo hành” như một từ đồng nghĩa Bạo hành được giải thích là
hành động bạo lực tàn ác Như vậy, thuật ngữ bạo hành chỉ mức độ tàn ác củahành vi hơn so với “bạo lực” và không giới hạn phạm vi hiểu trong một lĩnh vựcnào Tuy nhiên, hiện nay với cách nhìn nhận mới về bạo lực gia đình, thuật ngữ
“bạo lực” đã được “luật hóa” và sử dụng rộng rãi thay cho thuật ngữ bạo hành.
Trong Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ, bạo lực được hiểu là
“Bất cứ hành động bạo lực nào liên quan đến giới mà dẫn đến, hoặc có thể dẫn đến tổn hại làm đau đớn về mặt thân thể, tình dục hay tâm lý đối với người phụ nữ”